You are on page 1of 2

ÔN TẬP ĐẦU NĂM HỌC 2021

Câu 1: Phản ứng este hóa giữa ancol etylic và axit axetic tạo thành sản phẩm có tên gọi là gì
A. axyl etylat. B. axetyl etylat. C. metyl axetat. D. etyl axetat.
Câu 2: Cho các chất sau: axetilen, fomanđehit, phenyl fomat, glucozơ, anđehit axetic, metyl axetat,
saccarozơ, anbumin, natri fomat, axeton, but-1-in. Số chất có thể tạo kết tủa khi tác dụng với dung dịch
AgNO3 trong NH3 là
A. 7. B. 5. C. 8. D. 6.
Câu 3: Chất nào sau đây có tới 40% trong mật ong?
A. Glucozơ. B. Fructozơ. C. Amilopectin. D. Saccarozơ.
Câu 4: Cho các mệnh đề sau:
(a) Thủy phân este trong môi trường kiềm được gọi là phản ứng xà phòng hóa.
(b) Trimetyl amin là một amin bậc ba.
(c) Có thể dùng Cu(OH)2 để phân biệt Ala-Ala và Ala-Ala-Ala.
(e) Chất béo lỏng khó bị oxi hóa bởi oxi không khí hơn chất béo rắn.
(f) Cao su là loại vật liệu polime có tính đàn hồi.
Số mệnh đề đúng là
A. 3. B. 4. C. 6. D. 5.
Câu 5. Công thức của triolein là
A. (C17H33COO)3C3H5. B. (HCOO)3C3H5. C. (C2H5COO)3C3H5. D. (CH3COO)3C3H5.
Câu 6. Công thức của tristearin là
A. (C2H5COO)3C3H5. B. (C17H35COO)3C3H5. C. (CH3COO)3C3H5. D. (HCOO)3C3H5.
Câu 7. Tổng số hợp chất hữu cơ no, đơn chức, mạch hở, có cùng công thức phân tử C5H10O2, phản ứng được
với dung dịch NaOH nhưng không có phản ứng tráng bạc là
A. 4. B. 5. C. 8. D. 9.
Câu 8. Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển màu xanh?
A. Phenylamoni clorua. B. Anilin. C. Glyxin. D. Etylamin.
Câu 9. Ancol và amin nào sau đây cùng bậc?
A. (CH3)3COH và (CH3)3CNH2. B. (C6H5)2NH và C6H5CH2OH.
C. (CH3)2CHOH và (CH3)2CHNH2. D. C6H5NHCH3 và C6H5CH(OH)CH3.
Câu 10. Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc một?
A. (CH3)3N. B. CH3NHCH3. C. CH3NH2. D. CH3CH2NHCH3.
Câu 11. Cho dãy các chất: C6H5NH2 (1), C2H5NH2 (2), (C6H5)2NH (3), (C2H5)2NH (4), NH3 (5) (C6H5- là gốc
phenyl). Dãy các chất sắp xếp theo thứ tự lực bazơ giảm dần là
A. (3), (1), (5), (2), (4). B. (4), (1), (5), (2), (3).
C. (4), (2), (3), (1), (5). D. (4), (2), (5), (1), (3).
Câu 12. Hợp chất H2NCH2COOH có tên là
A. valin. B. lysin. C. alalin. D. glyxin.
Câu 13. Số nhóm cacboxyl (COOH) trong phân tử alanin là
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
Câu 14. Số nhóm amino (NH2) trong phân tử alanin là
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.
Câu 15. Saccarozơ là một loại đisaccarit có nhiều trong cây mía, hoa thốt nốt, củ cải đường. Công thức phân
tử của saccarozơ là
A. C6H12O6. B. (C6H10O5)n. C. C12H22O11. D. C2H4O2.
Câu 16. Xenlulozơ thuộc loại polisaccarit, là thành phần chính tạo nên màng tế bào thực vật, có nhiều trong
gỗ, bông nõn. Công thức của xenlulozơ là
A. (C6H10O5)n. B. C12H22O11. C. C6H12O6. D. C2H4O2.
Câu 17. Chất nào sau đây thuộc loại đisaccarit?
A. Glucozơ. B. Tinh bột. C. Fructozơ. D. Saccarozơ.
Câu 18: E là một chất béo được tạo bởi hai axit béo X, Y (có cùng số C, trong phân tử có không quá ba liên
kết π, , số mol Y nhỏ hơn số mol X) và glixerol. Xà phòng hóa hoàn toàn 7,98 gam E bằng KOH
vừa đủ thu được 8,74 gam hỗn hợp hai muối. Mặt khác, nếu đem đốt cháy hoàn toàn 7,98 gam E thu được
0,51 mol khí CO2 và 0,45 mol nước. Khối lượng mol phân tử của X gần nhất với ?
A. 281. B. 250. C. 282. D. 253.
Câu 19: X là hợp chất mạch hở (chứa C,H,O) có phân tử khối bằng 90. Cho X tác dụng với Na dư thu được
số mol H2 bằng số mol X phản ứng. Mặt khác, X có khả năng phản ứng với NaHCO 3. Số công thức cấu tạo
của X có thể là.
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 20. Xà phòng hóa 8,8 gam etyl axetat bằng 200 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra
hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là
A. 8,56 gam. B. 3,28 gam. C. 10,4 gam. D. 8,2 gam.
Câu 21. Cho 5,9 gam amin đơn chức X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, sau khi phản ứng xảy ra hoàn
toàn thu được dung dịch Y. Làm bay hơi dung dịch Y được 9,55 gam muối khan. Số công thức cấu tạo ứng
với công thức phân tử của X là
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 22. Cho 0,76 gam hỗn hợp X gồm hai amin đơn chức, có số mol bằng nhau, phản ứng hoàn toàn với
dung dịch HCl dư, thu được 1,49 gam muối. Khối lượng của amin có phân tử khối nhỏ hơn trong 0,76 gam
X là
A. 0,58 gam. B. 0,31 gam. C. 0,45 gam. D. 0,38 gam.
Câu 23. Đốt cháy hoàn toàn amin đơn chức X bằng O2, thu được 1,12 lít N2, 8,96 lít CO2 (các khí đo ở đktc)
và 8,1 gam H2O. Công thức phân tử của X là
A. C3H9N. B. C4H11N. C. C4H9N. D. C3H7N.
Câu 24. Cho hỗn hợp E gồm ba chất X, Y và ancol propylic. X, Y là hai amin kế tiếp
trong cùng dãy đồng đẳng, phân tử X, Y đều có hai nhóm NH2 và gốc hiđrocacbon không no, MX < MY.
Khi đốt cháy hết 0,5 mol E cần vừa đủ 2,755 mol O2, thu được H2O, N2 và 1,77 mol CO2. Phần trăm
khối lượng của X trong E là
A. 19,35%. B. 52,34%. C. 49,75%. D. 30,90%.
Câu 25. Cho 21 gam hỗn hợp gồm glyxin và axit axetic tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH, thu được
dung dịch X chứa 32,4 gam muối. Cho X tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được dung dịch chứa m gam
muối. Giá trị của m là
A. 44,65. B. 50,65. C. 22,35. D. 33,50.
Câu 26. Cho 19,1 gam hỗn hợp CH3COOC2H5 và H2NCH2COOC2H5 tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch
NaOH 1M, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 16,6. B. 17,9. C. 19,4. D. 9,2.
Câu 27. Cho 7,3 gam lysin và 15 gam glyxin vào dung dịch chứa 0,3 mol KOH, thu được dung dịch Y. Cho
Y tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 55,600. B. 53,775. C. 61,000. D. 33,250.
Câu 28. Hợp chất X mạch hở có công thức phân tử là C4H9NO2. Cho 10,3 gam X phản ứng vừa đủ với
dung dịch NaOH sinh ra một chất khí Y và dung dịch Z. Khí Y nặng hơn không khí, làm giấy quỳ tím ẩm
chuyển màu xanh. Dung dịch Z có khả năng làm mất màu nước brom. Cô cạn dung dịch Z thu được m gam
muối khan. Giá trị của m là
A. 10,8. B. 9,4. C. 8,2. D. 9,6.
Câu 29. Cho 0,9 gam glucozơ (C6H12O6) tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được
m gam Ag. Giá trị của m là
A. 0,54. B. 1,08. C. 2,16. D. 1,62.
Câu 30. Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ phản ứng giữa axit nitric với xenlulozơ (hiệu suất phản ứng
60% tính theo xenlulozơ). Nếu dùng 2 tấn xenlulozơ thì khối lượng xenlulozơ trinitrat điều chế được là
A. 2,20 tấn. B. 1,10 tấn. C. 2,97 tấn. D. 3,67 tấn.

You might also like