You are on page 1of 85

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ KHÁCH SẠN


ROSAKA BẰNG PHẦN MỀM TRACE700

Họ và tên sinh viên: PHAN LÊ DUY


Ngành: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT NHIỆT
Niên khóa: 2017 - 2021

Tháng 7/2021
THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ KHÁCH SẠN ROSAKA
BẰNG PHẦN MỀM TRACE700

Tác giả

PHAN LÊ DUY

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu


cấp bằng Kỹ sư ngành
Công Nghệ Kỹ Thuật Nhiệt

Giáo viên hướng dẫn:


Tiến sĩ Nguyễn Thanh Hào

Tháng 7 năm 2021


I
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TPHCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA CƠ KHÍ - CÔNG NGHỆ ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC
----------------------------------- --------------------------------
Ngày … tháng …. năm 20
Ngày 01 tháng 03 năm 2021

NHIỆM VỤ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

KHOA: CƠ KHÍ CÔNG NGHỆ


BỘ MÔN: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT NHIỆT
Họ và tên sinh viên: PHAN LÊ DUY , MSSV: 17137016
1. Tên đề tài:
THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ KHÁCH SẠN ROSAKA NHA
TRANG BẰNG PHẦN MỀM TRACE700.
2. Nhiệm vụ giao (ghi rõ nội dung phải thực hiện):
- Khảo sát dự án.
- Tính tải.
- Chọn thiết bị.
- Lập bản vẽ thiết kế.
- Lập dự toán công trình.
3. Ngày giao: 01/3/2021
4. Ngày hoàn thành: 01/6/2021
5. Họ và tên người hướng dẫn: TS. NGUYỄN THANH HÀO
Nội dung hướng dẫn
Nội dung và yêu cầu của khoá luận đã được thông qua Bộ môn.
Ngày … tháng … năm 20…
Trưởng Bộ Môn Người hướng dẫn
Ký tên, ghi rõ họ và tên

PHẦN DÀNH CHO KHOA:


- Người duyệt:
- Ngày bảo vệ:
II
CẢM TẠ

Mở lời, em xin chân thành cảm ơn thầy TS. Nguyễn Thanh Hào đã luôn giúp đỡ,
định hướng và tạo điều kiện tốt nhất để em có cơ hội được học tập, nghiên cứu, trao dồi
những kiến thức cơ sở tạo nền móng vững chắc để em có thể làm đề tài tốt nghiệp ngày
hôm nay.
Em cám ơn thầy chủ nhiệm Ths. Nguyễn Văn Lành đã luôn quan tâm, hỗ trợ lớp
chúng em trong quá trình học tập.
Em chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Cơ Khí Công Nghệ trường Đại học Nông
Lâm TP. Hồ Chí Minh đã truyền đạt những kiến thức quý báu và những kinh nghiệm
thực tiễn cho chúng em trong suốt những năm học vừa qua.
Cảm ơn các bạn lớp DH17NL, những người bạn luôn đoàn kết, giúp đỡ nhau trong
học tập, cùng nhau tiến bộ.
Cuối lời, chúng em xin kính chúc thầy TS. Nguyễn Thanh Hào, Thầy Chủ Nhiệm
ThS. Nguyễn Văn Lành, toàn thể quý thầy cô Khoa Cơ Khí Công Nghệ trường Đại học
Nông Lâm TP Hồ Chí Minh và các bạn lớp DH17NL có nhiều sức khỏe, thành công
trong cuộc sống.
Trong quá trình thực hiện đề tài còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng
góp và ý kiến của quý thầy cô để đề tài được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm
ơn.
Thành phố Thủ Đức, Ngày 1 tháng 7 năm 2021
Sinh viên thực hiện
Phan Lê Duy

III
TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu “Tính toán thiết kế hệ thống điều hòa không khí khách sạn
Rosaka bằng phần mền Trace700” được tiến hành tại Trường Đại học Nông Lâm thành
phố Hồ Chí Minh, bao gồm các nội dung:
 Tìm hiểu về công trình: Vị trí địa lý, điều kiện khí hậu, kiến trúc, đặc điểm, yêu
cầu...
 Tìm hiểu và lựa chọn phương pháp tính toán, thu thập và xử lý số liệu.
 Tính toán các thông số cần thiết cho hệ thống điều hòa.
 Lựa chọn thiết bị phù hợp với các thông số tính toán và yêu cầu của công trình.
 Thực hiện bản vẽ thiết kế.
 Đưa ra kết luận và định hướng phát triển cho đề tài.
Kết quả thu được.
 Bản vẽ thiết kế “Hệ thống điều hòa không khí khách sạn Rosaka”.
 Bản thuyết minh về lý thuyết, quy trình tính toán và phương pháp lựa chọn thiết
bị.
Đề tài “Tính toán thiết kế hệ thống điều hòa không khí khách sạn Rosaka bằng
phần mền Trace700” được thực hiện trong thời gian từ tháng 3/2021 đến 6/2021 nội
dung gồm 5 chương :
 Chương I: Mở đầu.
 Chương II: Tổng quan.
 Chương III: Cơ sở lý thuyết.
 Chương IV: Kết quả và thảo luận.
 Chương V: Kết luận và kiến nghị.

IV
MỤC LỤC

CẢM TẠ ............................................................................................................. iii

TÓM TẮT ........................................................................................................... iv

MỤC LỤC ............................................................................................................v

MỤC LỤC HÌNH ............................................................................................... ix

MỤC LỤC BẢNG .............................................................................................. xi

Chương 1 ..............................................................................................................1

MỞ ĐẦU ..............................................................................................................1

1.1. Đặt vấn đề...................................................................................................1

1.2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................1

1.3. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................1

1.4. Nội dung thực hiện .....................................................................................1

1.5. Giới thiệu công trình ..................................................................................2

1.5.1. Vị trí công trình....................................................................................2

1.5.2. Đặc điểm công trình.............................................................................2

Chương 2 ..............................................................................................................4

TỔNG QUAN .......................................................................................................4

2.1. Tổng quan về điều hòa không khí ..............................................................4

2.1.1. Khái niệm điều hòa không khí .............................................................4

2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của điều hòa không khí ....................4

2.1.3. Tầm quan trọng của điều hòa không khí .............................................5

2.1.4. Ảnh hưởng của trạng thái không khí đến con người ...........................6

2.2. Tổng quan về công trình ............................................................................7

V
2.2.1. Vị trí địa lý công trình .........................................................................7

2.2.2. Quy mô công trình ...............................................................................7

2.3. Lựa chọn cấp điều hòa cho công trình .......................................................9

2.4. Phân tích và lựa chọn hệ thống điều hòa phù hợp ...................................10

2.4.1. Hệ thống điều hòa cục bộ ..................................................................10

2.4.2. Hệ thống điều hòa không khí VRV ...................................................10

2.4.3. Hệ thống điều hòa trung tâm giải nhiệt nước ....................................11

2.4.4. Lựa chọn hệ thống điều hòa cho công trình ......................................12

2.5. Phân tích và lựa chọn các phương pháp tính tải ......................................12

2.5.1. Phương pháp truyền thống .................................................................12

2.5.2. Phương pháp Carrier ..........................................................................13

2.5.3. Phần mềm Trace700 ..........................................................................13

2.5.4. Chọn phương pháp tính tải ................................................................14

2.6. Phân tích và lựa chọn các sơ đồ làm lạnh ................................................14

2.6.1. Sơ đồ thẳng ........................................................................................14

2.6.2. Sơ đồ tuần hoàn không khí một cấp ..................................................14

2.6.3. Sơ đồ tuần hoàn không khí hai cấp ....................................................15

2.6.3. Chọn sơ đồ làm lạnh ..........................................................................15

2.7. Lựa chọn thông số tính toán cho công trình .............................................15

2.7.1. Lựa chọn thông số trong nhà .............................................................15

2.7.2. Lựa chọn thông số ngoài trời .............................................................15

Chương 3 ............................................................................................................17

CƠ SỞ LÝ THUYẾT .........................................................................................17

3.1. Cách sử dụng Trace700 để tính tải ...........................................................17

VI
3.1.1. Cài đặt và nhập thư viện thời tiết cho phần mềm ..............................17

3.1.2. Nhập dữ liệu tính toán cho phần mềm ...............................................20

Chương 4 ............................................................................................................33

KẾT QUẢ THẢO LUẬN...................................................................................33

4.1. Tính tải lạnh .............................................................................................33

4.1.1. Khai báo thông tin dự án....................................................................33

4.1.2. Chọn khu vực thời tiết .......................................................................33

4.1.3. Tạo dựng các mẫu ..............................................................................33

4.1.3. Tạo thông tin cho mỗi phòng (Create rooms) ....................................37

4.1.4. Tạo hệ thống phân phối gió (Create Systems) ...................................38

4.1.5. Chỉ định các phòng vào hệ thống phân phối gió (Assign Rooms to
Systems) ..................................................................................................................38

4.1.6. Tính toán và xem kết quả (Calculate and View Results) ..................38

4.2. Chọn thiết bị .............................................................................................39

4.2.1. Chọn dàn lạnh ....................................................................................39

4.2.2. Chọn dàn nóng ...................................................................................39

4.2.3. Chọn bộ chia ga .................................................................................39

4.2.4. Chọn ống ga .......................................................................................40

4.2.5. Chọn ống nước ngưng .......................................................................40

4.2.6. Tính toán chọn Miệng gió ..................................................................40

4.2.7. Tính toán chọn ống gió. .....................................................................41

4.2.8. Tính toán chọn louver gió tươi ..........................................................41

4.2.9. Tính toán chọn quạt gió .....................................................................41

4.2.7. Chọn bọc cách nhiệt cho ống gas và ống nước ngưng ......................42

4.2.11. Lập dự toán công trình .....................................................................42


VII
CHƯƠNG 5 ........................................................................................................44

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................44

5.1 Kết luận .....................................................................................................44

5.2 Kiến Nghị ..................................................................................................45

TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................46

PHỤ LỤC 1: TẢI LẠNH THEO PHÒNG .........................................................47

PHỤ LỤC 2: CHỌN DÀN LẠNH CHO CÁC PHÒNG ...................................49

PHỤ LỤC 3: THỐNG KÊ DÀN LẠNH CHO CÔNG TRÌNH .........................51

PHỤ LỤC 4: CÁC THÔNG SỐ KẾT CẤU ......................................................52

PHỤ LỤC 5: CÁC THÔNG SỐ ĐÂU VÀO CỦA PHẦN MỀM ( PHẦN 1) ...54

PHỤ LỤC 6: CÁC THÔNG SỐ ĐÂU VÀO CỦA PHẦN MỀM ( PHẦN 2) ...56

PHỤ LỤC 7: CÁC THÔNG SỐ ĐÂU VÀO CỦA PHẦN MỀM ( PHẦN 3) ...58

PHỤ LỤC 8: CHỌN DÀN NÓNG CHO CÔNG TRÌNH .................................60

PHỤ LỤC 9: DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH ..........................................................61

PHỤ LỤC 10: BẢN VẼ THIẾT KẾ ..................................................................73

VIII
MỤC LỤC HÌNH

Hình 1.1: Hình ảnh khách sạn Rosaka Nha Trang ..............................................2
Hình 3.1: Cài đặt trong Trace700 ......................................................................17
Hình 3.2: Lựa chọn trong mục cài đặt ...............................................................18
Hình 3.3: Thư viện thời tiết ...............................................................................18
Hình 3.4: Hộp thoại Weather Library – General Information chọn Import .....19
Hình 3.5: Đổi tên của file ..................................................................................19
Hình 3.6: Tạo thông tin cho khu vực thời tiết ...................................................20
Hình 3.7: Giao diện sau khi khởi động Trace700 ..............................................20
Hình 3.8: Khai báo thông tin dự án ...................................................................21
Hình 3.9: Chọn khu vực thời tiết .......................................................................22
Hình 3.10: Chọn các thông số nguồn nhiệt bên trong .......................................23
Hình 3.11: Chọn Lưu lượng gió ........................................................................23
Hình 3.12: Chọn nhiệt độ thiết kế ......................................................................24
Hình 3.13: Thư viện kết cấu ..............................................................................24
Hình 3.14: Tạo kết cấu.......................................................................................25
Hình 3.15: Chọn kết cấu ....................................................................................25
Hình 3.16: Tạo loại phòng .................................................................................26
Hình 3.17: Tạo thông tin cho mỗi phòng ...........................................................26
Hình 3.18: Nhập số liệu vào tab Rooms ............................................................27
Hình 3.19: Nhập số liệu vào tab Roofs ..............................................................27
Hình 3.20: Nhập số liệu vào tab Walls ..............................................................28
Hình 3.21: Nhập số liệu vào tab Int.Loads ........................................................28
Hình 3.22: Nhập số liệu vào tab Airflows .........................................................29
Hình 3.23: Nhập số liệu vào tab Partn/Floors ...................................................29
Hình 3.24: Tạo hệ thống phân phối gió .............................................................30
Hình 3.25: Chỉ định phòng và hệ thống .............................................................30
Hình 3.26: Lựa chọn các động tác tính toán ......................................................31

IX
Hình 3.27: Xem kết quả .....................................................................................31
Hình 3.28: Bảng kết quả ....................................................................................32
Hình 4.1: Các lớp vậy liệu cấu tạo sàn ..............................................................35
Hình 4.2: Các lớp vật liệu cấu tạo mái ..............................................................35
Hình 4.3: Các lớp vật liệu cấu tạo tường ...........................................................36
Hình 4.4: Các lớp vật liệu cấu vách ngăn ..........................................................36

X
MỤC LỤC BẢNG
Bảng 2.1: Thông số vi khí hậu tiện nghi ứng với trạng thái lao động .................6
Bảng 2.2: Thống kê diện tích sử dụng điều hòa ..................................................7
Bảng 2.3: Thông số tính toán bên ngoài không gian điều hòa. .........................15
Bảng 4.2: Các lớp vật liệu cấu tạo mái ..............................................................35
Bảng 4.4: Các lớp vật liệu cấu tạo vách ngăn ....................................................36
Bảng 4.5: Các bộ chia ga dàn lạnh sử dụng cho công trình ...............................39
Bảng 4.6: Các bộ chia ga dàn nóng sử dụng cho công trình..............................39
Bảng 4.7: Các kích thước ống ga sử dụng cho công trình .................................40
Bảng 4.8: Chọn quạt ..........................................................................................42

XI
Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề


Trong đời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, cùng với sự phát triển kinh
tế thì môi trường sống và làm việc là mối quan tâm hàng đầu.
Ngày nay, khói bụi và hiệu ứng nhà kính làm cho nhiệt độ tăng cao. Vì vậy để
đảm bảo môi trường sống và làm việc thoải mái cho con người thì điều hòa không khí
là hạng mục không thể thiếu trong các tòa nhà, khác sạn, siêu thị, các dịch vụ du lịch,
văn hóa, thể thao…dựa vào yêu cầu và đặt điểm công trình để chọn ra hệ thống phù hợp
đồng nghĩa với việc đảm bảo đạt hiệu quả kinh tế tối ưu khâu đầu tư, lắp đặt, vận hành,
bảo trì và sửa chữa, phát huy tối đa ưu điểm và hạn chế thấp nhất nhược điểm của hệ
thống điều hòa không khí.
Vì vậy, khóa luận làm về đề tài : “Thiết kế hệ thống điều hòa không khí khách
sạn Rosaka bằng phần mềm trace700” để tìm hiểu sâu hơn về việc tính toán thiết kế hệ
thống điều hòa không khí.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Từ những kiến thức đã học và tài liệu liên quan, thiết kế hệ thống điều hòa không
khí đáp ứng được yêu cầu tiện nghi, thoải mái, thẩm mỹ cho khách sạn Rosaka bằng
phần mềm trace700.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Công trình khách sạn Rosaka thuộc công ty cổ phần đầu tư Rosaka NT. Đây là
công trình phục vụ nhu cầu về du lịch nghỉ dưỡng của du khách trong nước và nước
ngoài tại trung tâm thành phố biển Nha Trang.
1.4. Nội dung thực hiện
- Khảo sát dự án khách sạn Rosaka.
- Tín tải công trình.
- Chọn thiết bị.
- Lập bảng vẽ.

1
- Lập dự toán công trình.
1.5. Giới thiệu công trình
1.5.1. Vị trí công trình
Khách sạn Rosaka Nha Trang tọa lạc tại 107A Nguyễn Thiện Thuật, Lộc Thọ,
Thành phố Nha Trang, Khánh Hòa. Khách sạn nằm ở trung tâm thành phố Nha Trang
rất nổi tiếng với các bãi biển và hoạt động bơi lặn đã trở thành một điểm đến quen thuộc
đối với du khách quốc tế, thu hút một lượng lớn du khách ba lô cũng như nhiều khách
sang trọng trong vành đai các nước Đông Nam Á. Đây cũng là địa điểm rất quen thuộc
với du khách Việt Nam.

Hình 1.1: Hình ảnh khách sạn Rosaka Nha Trang


1.5.2. Đặc điểm công trình
- Diện tích khu đất: 439,45 m2.
- Diện tích xây dựng: hơn 10000 m2.
- Chiều cao công trình: 69,7 m.
Rosaka Nha Trang là khách sạn tiêu chuẩn 4 sao được xây dựng đẹp mắt với thiết
kế lịch lãm cùng với kiến trúc hiện đại. Tọa lạc tại trung tâm thương mại và du lịch,
ngay khu phố Tây nổi tiếng sầm uất của thành phố Nha Trang. Khách sạn chỉ cách bãi
biển Nha Trang 3 phút đi bộ, cách sân bay quốc tế Cam Ranh 45 phút đi xe, cách ga xe
lửa Nha Trang 10 phút và cách trạm xe buýt 5 phút. Khách sạn được thiết kế có 140

2
phòng được trang trí thẩm mỹ, nhiều trang thiết bị cao cấp cùng với các dịch vụ như :
nhà hàng phục vụ các món ẩm thực tuyệt hảo, quầy bar-cafe đầy đủ các món thức uống,
hồ bơi vô cực ngoài trời trên tầng 20 nhìn toàn cảnh tuyệt đẹp vịnh Nha Trang, trung
tâm hội nghị với sức chứa 200 khách cùng các thiết bị hiện đại đáp ứng theo yêu cầu
của từng sự kiện.
Công trình thuộc khu vực phía Nam Trung Bộ, nằm ở trung tâm thành phố biển
có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt, độ ẩm và nhiệt độ rất cao. Nhưng so với
các thành phố khác thì thành phố Nha Trang – Khánh Hòa khí hậu ôn hòa mát mẻ hơn.

3
Chương 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về điều hòa không khí


2.1.1. Khái niệm điều hòa không khí
Điều hòa không khí là quá trình làm thay đổi các thuộc tính của không khí (nhiệt
độ, độ ẩm, vận tốc gió và độ trong sạch của không khí). Nhằm Duy trì trạng thái của
không khí bên trong không gian cần điều hòa. Trạng thái đó phải ít bị ảnh hưởng bởi sự
thay đổi của điều kiện khí hậu bên ngoài, hoặc bởi sự thay đổi của phụ tải ở bên trong.
Điều hòa không khí là bước phát triển nhất của của kỹ thuật thông gió. Nó có thể là hệ
thống tổ hợp hoàn chỉnh để cùng lúc thay đổi và đảm bảo đầy đủ các thông số yêu cầu
của môi trường bên trong hoặc có thể chỉ là bổ phận để sử lý một vài yếu tố, ví dụ chỉ
làm lạnh hoặc sưởi ấm,làm khô hoặc làm ẩm không khí theo yêu cầu.
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của điều hòa không khí
Cuối thế kỷ 19, người ta sử dụng hệ thống làm lạnh từ các đường ống dẫn điều
hòa không khí ẩm đi vòng quanh một tòa nha. Hệ thống này giúp bảo quản thực phẩm,
làm mát bia và một số thức uống.
Ngày 17 tháng 7 năm 1902, Willis Carrier sáng tạo ra chiếc máy điều hòa không
khí đầu tiên chạy bằng điện. Hệ thống điều hòa không khí của Willis Carrier được sử
dụng trong một nhà máy in. Hệ thống này giúp kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm trong nhà
máy. Nguyên lý giữ ẩm cho không khí của carrier khá đơn giản,thay vì đẩy không khí
qua ống nung nóng, dòng không khí khi di chuyển qua ống được làm lạnh bằng
ammoniac hóa lỏng.
Năm 1911, Carrier lần đầu tiên xây đựng ẩm đồ của không khí ẩm và cắt nghĩa
tính chất nhiệt của không khí ẩm và các phương pháp xử lý để đặt được trang thái không
khí yêu cầu, ông là người đi đầu trong việc xây dựng cơ sở lý thuyết cũng như phát
minh, thiết kế chế tạo ra cái thiết bị và hệ thống điều hòa không khí.
Năm 1922, Carrier thay thế chất sinh hàn độc hại ammoniac bằng một hợp chất
an toàn hơn đó là dielene. Năm 1957, kỹ sư người Đức Heinrich Krigar chế tạo thành

4
công máy nén khí ly tâm đầu tiên trên thế giới. Với kỹ thuật này máy điều hòa được sản
xuất với kích thước nhỏ, trọng lượng nhẹ, vận hành êm và đặt hiệu suất cao. Thời gian
san này máy điều hòa được sản suất với nhiều công nghệ mới, vượt trội và ngày càng
than thiện với môi trường.
Hiện nay hầu hết máy lạnh đều sử dụng công nghệ inverter. Công nghệ này sử
dụng máy nén biến tầng để đạt được nhiệt độ mong muốn với tầng số biên độ nhiệu tối
thiểu giúp tiết kiệm năng lượng tiêu thụ. Đây là dòng máy lạnh được sử dụng rộng rãi
nhất hiện nay và được dự đoán sẽ tiếp tục phát triển và phổ biến trong tương lai.
2.1.3. Tầm quan trọng của điều hòa không khí
Ngày nay kỹ thuật điều hòa không khí đã trở thành một ngành khoa học độc lập
phát triển vượt bật và bổ trợ đắc lực cho nhiều ngành khác.
Trong công nghiệp: Điều hòa không khí đã hỗ trợ đắc lực cho nhiều ngành kinh
tế như: công nghiệp dệt, thuốc lá, chè, các nhà máy bột và giấy, xưởng in ấn,… và không
thể thiếu trong các ngành kỹ thuật thông tin, vô tuyến điện tử, vi tính, máy tính, quang
học, cơ khí chính xác, sinh học, vi sinh,… mới đảm bảo được chất lượng sản phẩm. Điều
hòa không khí không chỉ mang lại kết quả cao trong các ngành công nghiệp sản xuất mà
còn tăng năng suất cho ngành chăn nuôi. Người ta đã thí nghiệm và kết luận rằng năng
suất chăn nuôi sẽ tăng lên khoảng 10 - 15% nếu ta điều chỉnh được nhiệt độ và tạo ra
khí hậu thích hợp cho từng loại vật nuôi.
Trong sinh hoạt và đời sống : Điều hòa tiện nghi ngày càng trở nên quen thuộc
đặc biệt trong các ngành y tế, văn hóa, thể duc thể thao, vui chơi giải trí và du lịch….
Hiện nay, ngành điều hòa không khí nói riêng và ngành Lạnh nói chung đã trở thành
một ngành có đóng góp và ý nghĩa hết sức quan trọng trong sự phát triển của nền kinh
tế nước nhà.
Điều hòa không khí là ngành kỹ thuật có khả năng tạo ra bên trong các công trình
kiến trúc một môi trường không khí trong sạch, có nhiệt độ, độ ẩm và vận tốc gió nằm
trong phạm vi ổn định phù hợp với sự thích nghi của cơ thể con người, làm cho con
người cảm thấy dễ chịu, thoải mái không nóng bức vào về mùa hè, không rét buốt về
mùa đông, bảo vệ sức khỏe, phát huy năng suất lao động.

5
Ngoài mục đích tạo điều kiện tiện nghi cho cơ thể con người, điều hòa không khí
còn có tác dụng phục vụ cho nhiều quá trình công nghệ khác nhau mà những quá trình
công nghệ đó chỉ có thể được tiến hành tốt trong môi trường không khí có nhiệt độ và
độ ẩm nằm trong giới hạn nhất định, ngược lại sản lượng cũng như chất lượng sản phẩm
sẽ bị giảm.
2.1.4. Ảnh hưởng của trạng thái không khí đến con người
- Ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm và vận tốc gió:Nhiệt độ là yếu tố gây cảm giác
nóng lạnh đối với con người. Trong quá trình vận động cơ thể con người luôn tỏa
ra một lượng nhiệt. Lượng nhiệt cơ thể tỏa ra phụ thuộc vào cường độ vận động
(cường độ vận động càng cao nhiệt lượng tảo ra càng lớn), giới tính, tuổi tác và
trọng lượng bản thân. Vì vậy để duy trì thân nhiệt cơ thể thường xuyên trao đổi
nhiệt với môi trường xung quanh dưới hai hình thức: truyền nhiệt và tỏa ẩm. Quá
trình trao đổi nhiệt với môi trường chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như tốc độ,
nhiệt độ, độ ẩm không khí xung quanh. Khi các yếu tố môi trường trường không
ổn định gây mất cân bằng sự trao đổi nhiệt gây ra cảm giác khó chịu, đau ôm.
Nhiệt độ, độ ẩm và vận tốc gió thích hợp có thể lấy theo TCVN 5687 - 2010 ta
có thông số vi khí hậu tiện nghi ứng với trạng thái lao động được cho ở bảng 2.1
[1]:
Bảng 2.1: Thông số vi khí hậu tiện nghi ứng với trạng thái lao động
Trạng thái lao Mùa đông Mùa hè
động t°C 𝜑, % 𝜔, m/s t°C 𝜑, % 𝜔, m/s
Nghỉ ngơi 22-24 60-70 0,1-0,2 25-28 60-70 0,5-0,6
Lao động nhẹ 21-23 60-70 0,4-0,5 23-26 60-70 0,8-1,0
Lao động vừa 20-22 60-70 0,8-1,0 22-25 60-70 1,2-1,5
Lao động nặng 18-20 60-70 1,2-1,5 20-23 60-70 2,0-2,5

Do công trình khách sạn Rosaka chủ yếu phục vụ khách du lịch có như cầu nghỉ
ngơi,thư giản. Nên chọn : nhiệt độ 24°C, độ ẩm là 60%, tốc độ gió 0,5 m/s.
- Ảnh hưởng của độ ồn:

6
Độ ồn là tiêu chuẩn quan trọng không thể bỏ qua khi thiết kế điều hòa không khí.
Bởi vì, độ ồn làm ảnh hưởng đến sức khỏe, mức độ tập trung vào công việc cũng như
hiệu quả của công việc. Độ ồn cực đại nên chọn trong khách sạn là 60 dB [2].
2.2. Tổng quan về công trình
2.2.1. Vị trí địa lý công trình
Tên công trình: Khách sạn Rosaka thuộc công ty cổ phần đầu tư Rosaka NT.
Vị trí địa lý: 107A Nguyễn Thiện Thuật, Lộc Thọ, Thành phố Nha Trang, Khánh
Hòa, Việt Nam.
2.2.2. Quy mô công trình
Rosaka là khách sạn 4 sao được thiết kế với 20 tầng trên mặt đất và 1 tầng hầm.
- Tầng hầm gồm khu vựt để xe, khu vực cho nhân viện và kho chứa.
- Tầng 1 gồm sảnh lớn, mini bar và khu vực lễ tân để tiếp khách, khu vực bếp Á-
Âu lớn.
- Tầng 2 là khu vực massage.
- Tầng 3 là khu nhà hang buffet.
- Tầng 4 gồm phòng hội nghị, phòng họp, phòng quản lý, kế toán và khu vực được
thế kế như một căn hộ mini gồm 2 phòng ngủ, phòng khách và bếp ăn.
- Từ tầng 5 đến tầng 19 là khu vực các phòng của khách sạn
- Tầng 20 là khu vực tiện ích vui chơi gồm phòng giặc đồ, phòng gym, bar ngoài
trời, hồ bơi.
Bảng 2.2: Thống kê diện tích sử dụng điều hòa
Tầng Phòng Diện tích (m2) Chiều cao (m)
1 Sảnh chính 95,5 6,05
Sảnh thang 1 34,7 2,95
Phòng IT 6,4 2,95
Phòng bộ phận tiền sảnh 14 2,95
Bếp Á - Âu 83,5 2,95
2 Sảnh thang 2 19,3 2,65
Sảnh chờ 28 2,65

7
Hành lang khu massage 23,6 2,65
Massage 1 16,7 2,65
Massage 2 6,2 2,65
Massage 3 6,8 2,65
Massage 4 6,5 2,65
Massage 5 15,7 2,65
Massage 6 13,3 2,65
3 Sảnh thang 3 23,3 2,95
Khu nhà hàng buffet 252,3 2,95
4 Phòng hội nghị 122 3,75
Phòng họp 22,7 3,75
Phòng ngủ 1 14 3,75
Phòng quản lý 8,7 3,75
Phòng kế toán 11,5 3,75
Phòng khách 24,4 3,75
Phòng ngủ 2 21 3,75
5-7 Phòng 501 25,7 2,65
Phòng 502 28,5 2,65
Phòng 503 40 2,65
Phòng 504 27,4 2,65
Phòng 505 28,7 2,65
Phòng 506 27,8 2,65
Phòng 508 29,8 2,65
Phòng 510 28,2 2,65
Phòng 512 27 2,65
8 Phòng 801 28,1 2,65
Phòng 802 32,3 2,65
Phòng 803 28,5 2,65
Phòng 804 33 2,65

8
Phòng 805 29 2,65
Phòng 806 29,8 2,65
Phòng 808 28,5 2,65
Phòng 810 27,6 2,65
9 - 19 Phòng 901 28,1 2,65
Phòng 902 32,3 2,65
Phòng 903 28,5 2,65
Phòng 904 33 2,65
Phòng 905 29 2,65
Phòng 906 29,8 2,65
Phòng 908 28,5 2,65
Phòng 910 27,6 2,65
20 Phòng gym 60,6 3,5

2.3. Lựa chọn cấp điều hòa cho công trình


Theo mức độ quan trọng của các hệ thống điều hòa, người ta chia ra thành ba cấp
như sau:
- Hệ thống điều hòa không khí cấp I: là hệ thống điều hòa có khả năng duy trì các
thông số vi khí hậu trong nhà với mọi phạm vi thông số ngoài trời, ngay cả những
thời điểm khắc nghiệt nhất trong năm về mùa hè lẫn mùa đông.
- Hệ thống điều hòa không khí cấp II: là hệ thống điều hòa có khả năng duy trì các
thông số vi khí hậu trong nhà với sai số không quá 200 giờ trong 1 năm. Điều đó
có nghĩa trong một năm ở những ngày khắc nghiệt nhất về mùa hè và mùa đông
hệ thống có thể có những sai số nhất định.
- Hệ thống điều hòa không khí cấp III: là hệ thống điều hòa có khả năng duy trì
các thông số vi khí hậu trong nhà với sai số không quá 400 giờ trong 1 năm.
Điều hòa không khí cấp I là hệ thống điều hòa có độ tin cậy cao nhất nhưng có
giá thành rất cao chỉ sử dụng cho các công trình đặt biệt quan trọng. Điều hòa không khí
cấp II được sử dụng phổ biến ở các khách sạn, văn phòng, bệnh viện,… Điều hòa không

9
khí cấp III sử dụng ở nơi không có yêu câu cao về chế độ nhiệt và độ ẩm như nhà ở,
căn hộ, phân xưởng…
Công trình khách sạn Rosaka là khách sạn chuẩn 4 sao nên yêu cầu điều hòa
không khí mang lại sự thoải mái nhất cho du khách, nhưng không quá khắc khe về nhiệt
và độ ẩm phải được kiểm soát chính xác 100% trong tất cả các mùa. Nên chọn hệ thống
điều hòa không khí cấp II để tối ưu về mặt kinh tế và hiệu quả của công trình.
2.4. Phân tích và lựa chọn hệ thống điều hòa phù hợp
Hiện nay có rất nhiều loại hệ thống điều hòa không khí như: hệ thống điều hòa
cục bộ, hệ thống điều hòa không khí VRV, hệ thống điều hòa trung tâm giải nhiệt nước.
Để chọn được hệ thống phù hợp với công trình cần hiểu rõ được nguyên lý hoạt
động và ưu nhược điểm của từng hệ thống để đưa ra phương án tối ưu về kinh tế, lắp
đặt, vận hành và mỹ quan công trình.
2.4.1. Hệ thống điều hòa cục bộ
Là dạng máy điều hòa gồm 2 cụm, cụm trong nhà là dàn lạnh, bộ điều khiển và
quạt ngang dòng. Cụm ngoài trời gồm máy nén, động cơ và quạt hướng trục. Hai cụm
được nối với nhau bằng các đường ống gas đi và về. Ống xả nước ngưng từ dàn bay hơi
ra và đường dây điện đôi khi được bố trí dọc theo hai đường ống thành một búi ống.
- Ưu điểm:
+ Dễ lắp đặt, dễ bố trí dàn lạnh và dàn nóng, ít phụ thuộc vào kết cấu nhà,
đỡ tốn diện tích lắp đặt.
+ Giá thành rẽ.
- Nhược điểm:
+ Mất mỹ quan công trình do lắp đặt các dàn nóng ngoài nhà gây ra.
+ Không thích hợp với các công trình qui mô lớn.
+ Hạn chế về chiều dài ống gas, cũng như chênh lệch chiều cao giữa dàn
nóng và dàn lạnh.
2.4.2. Hệ thống điều hòa không khí VRV
VRV (Variable Refrigerant Volume) là hệ thống điều hòa không khí có lưu lượng
môi chất thay đổi được để đáp ứng với những phụ tải thay đổi.

10
Máy có cấu tạo khá giống với loại tách rời hai cụm, cụm trong và ngoài nhà, sự
khác nhau nằm ở chỗ VRV có thể kết nối với nhiều dàn lạnh từ một cục nóng, tỉ lệ kết
nối lên đến 130%, chiều cao giữa các dàn lạnh tối đa 15 m, chiều cao tối đa cho phép
giữa dàn nóng và dàn lạnh là 100 m , do đó cụm ngoài nhà có thể đặt trên sân thượng để
tiết kiệm được không gian cũng như giải nhiệt dàn ngưng hiệu quả hơn.
- Ưu điểm:
+ Một dàn nóng có thể lắp được nhiều dàn lạnh với nhiều công suất và kiểu
dáng khác nhau.
+ Hệ thống đường ống môi chất nhỏ đảm bảo mỹ quan cũng như thích hợp
lắp đặt cho các tòa nhà cao tầng có không gian hẹp.
+ Thay đổi công suất dễ dàng nhờ vào lượng môi chất thay đổi.
+ Phạm vi nhiệt độ nằm trong giới hạn rộng.
+ Vận hành đơn giản.
- Nhược điểm:
+ Sử dụng môi chất lạnh nên khả năng an toàn không cao.
+ Khó kiểm soát được rò rỉ môi chất do hệ thống đường ống dài.
+ Do hạn chế chiều cao nên không được dùng cho các tòa nhà quá cao.
+ Thích hợp cho các hệ thống vừa do hạn chế về số dàn lạnh.
+ Giá thành đầu tư cao
2.4.3. Hệ thống điều hòa trung tâm giải nhiệt nước
Hệ thống điều hòa trung tâm giải nhiệt nước là hệ thống sử dụng nước lạnh để làm
lạnh không khí qua các dàn trao đổi nhiệt FCU và AHU. Hệ điều hòa trung tâm nước
chủ yếu gồm: dàn lạnh hay máy sản xuất nước lạnh, tháp giải nhiệt, hệ thống ống dẫn
nước lạnh, các dàn trao đổi nhiệt để làm lạnh không khí bằng FCU hoặc AHU.
- Ưu điểm:
+ Vòng tuần hoàn an toàn là nước nên không sợ ngộ độc hoặc tai nạn do rò
rỉ môi chất lạnh ra ngoài, vì nước hoàn toàn không độc hại.
+ Có thể khống chế nhiệt ẩm trong không gian điều hòa theo từng phòng
riêng lẻ, ổn định và duy trì các điều kiện vi khí hậu tốt.

11
+ Thích hợp cho các tòa nhà như khách sạn, văn phòng với mọi chiều cao
và mọi kiểu kiến trúc, không phá vỡ cảnh quan.
+ Có khả năng xử lý độ sạch không khí cao
+ Năng suất lạnh gần như không bị hạn chế.
+ Vòng tuần hoàn môi chất lạnh đơn giản, rất dễ kiểm soát.
- Nhược điểm:
+ Vì dùng nước làm chất tải lạnh nên tổn thất năng lượng.
+ Lắp đặt khó khăn.
+ Đòi hỏi công nhân vận hành lành nghề.
+ Cần định kỳ sửa chữa bảo dưỡng máy lạnh và các FCU.
+ Chi phí đầu tư cao.
2.4.4. Lựa chọn hệ thống điều hòa cho công trình
Qua việc khảo sát các đặt điểm, cấu trúc mặt bằng tổng thể của công trình khách
sạn Rosaka. Nhận thấy công trình có kiến trúc không quá phức tạp, không có không gian
lắp đặt phòng máy chiller, chiều cao không quá 100 m. Vì vậy hệ thống điều hòa VRV
là thích hợp cho công trình.
2.5. Phân tích và lựa chọn các phương pháp tính tải
Hiện nay, khoa học kỹ thuật phát triển, công việc tính phụ tải lạnh cho các công
trình điều hòa không khí rất đa dạng về phương pháp, thuật toán tính toán và các phần
mềm hỗ trợ tính toán phụ tải lạnh ngày một nhanh và chính xác hơn như: phương pháp
truyền thống, phương pháp Carrier, phần mềm Trace700.
2.5.1. Phương pháp truyền thống
Các bước tính toán của phương pháp tính tải lạnh truyền thống gồm 6 bước chủ
yếu như sau:
- Xác định các nguồn nhiệt tỏa vào phòng từ các nguồn khác nhau như do người,
máy móc, chiếu sáng, rò lọt không khí, bức xạ mặt trời, thẩm thấu qua kết cấu
bao che…
- Các nguồn ẩm thừa trong không gian điều hòa.

12
- Xác định sơ đồ điều hòa không khí với các thông số trạng thái không khí trong
nhà, ngoài nhà, hòa trộn và thổi vào như enthanpy, nhiệt độ, lưu lượng không
khí, khối lượng riêng, độ chứa hơi.
- Lưu lượng gió của hệ thống.
- Năng suất lạnh của hệ thống điều hòa không khí.
- Tính lượng ẩm ngưng tụ trên dàn bay hơi.
Phương pháp này có nhược điểm là phải dùng tới đồ thị t – d của không khí ẩm,
cùng sự biểu diễn các trạng thái không khí của quá trình điều hòa mới xác định được tải
lạnh để chọn công suất của máy điều hòa. Công việc này sẽ mất nhiều thời gian nếu
công trình cần điều hòa gồm nhiều phòng như khách sạn, khu nghỉ dưỡng…
2.5.2. Phương pháp Carrier
Phương pháp tính tải lạnh Carrier chỉ khác phương pháp truyền thống ở cách xác
định năng suất lạnh Q bằng cách tính riêng tổng nhiệt hiện thừa Q và nhiệt ẩn thừa Q
0 ht ât

của mọi nguồn nhiệt tỏa và thẩm thấu tác động vào không gian điều hòa.
Q = ƩQ + ƩQ , W
0 ht ât

Khi tính tổng nhiệt ta tính cả lượng nhiệt của không khí từ ngoài trời mang vào
phòng nên tổng nhiệt này chính là công suất lạnh của không gian cần điều hòa.
Ưu điểm của phương pháp này là việc tính nhiệt bức xạ qua kính và mái đơn giản.
Khi xác định năng suất lạnh của máy điều hòa ta không cần dùng tới đồ thị không khí
ẩm (I – d hay t – d) giúp rút ngắn thời gian khi tính cho công trình có nhiều không gian
cần điều hòa.
2.5.3. Phần mềm Trace700
Trace700 là phần mềm giúp người thiết kế tính được chính xác các thông số
chuyên ngành được phát triển bởi hãng Trane (chuyên sản xuất các thiết bị điều hòa
không khí). Phần mềm có một số tính năng như:
- Tính toán tải lạnh cho các công trình điều hòa không khí.
- Tính toán, phân tích năng lượng tiêu thụ và chi phí tốn kém cho hoạt động công
trình cũng như các thông số liên quan đến kinh tế của công trình.
- Bảng thông số kết quả xuất dữ liệu ra nhiều thông số phù hợp với nhu cầu của
người sử dụng để dễ dàng lựa chọn thiết bị cho phù hợp với yêu cầu mỗi người.
13
- Phần tính toán giá thành đưa ra việc liên quan đến mật độ người sử dụng công
trình theo thời gian biểu đặt trung trong ngày.
- Có thể dễ dàng tạo ra nhiều phương án khác nhau để so sánh tính kinh tế và kỹ
thuật của các giải pháp nhờ đó người sử dụng dễ dàng chọn được phương án tối
ưu nhờ vào các kết quả tính toán phân tích có từ phần mềm.
Phần mềm Trace700 đã đươc đánh giá và kiểm chứng theo các tiêu chuẩn quốc
tế như:
- ANSI/ASHRAE 90-2004 và được kiểm chứng theo Std.140-2004 (kiểm tra đánh
giá chương trình máy tính phân tích năng lượng vad kinh tế công trình).
- Phương pháp hồi quy bằng cách sử dụng số lượng lớn các số liệu có sẵn và đưa
vào chạy chương trình kiểm tra.
- Nghiên cứu so sánh kết quả của công trình với số liệu theo dõi từ thực tế của
Iowa State University và Arizona State University.
2.5.4. Chọn phương pháp tính tải
Thông qua sự phân tích trên, sư dụng phần mềm Trace700 để tính tải đem lại
nhiều thuận lợi, tính tải nhanh, dễ dàng quản lý số liệu. Do đó, Phần mềm Trace700 sẽ
đước sử dụng để tính toán cho công trình.
2.6. Phân tích và lựa chọn các sơ đồ làm lạnh
2.6.1. Sơ đồ thẳng
Sơ đồ thẳng là sơ đồ không sử dụng không khí tái tuần hoàn mà 100 % không khí
vào thiết bị xử lý không khí đều là không khí tươi.
- Ưu điểm: phù hợp với không gian phát sinh nhiều chất độc hại.
- Nhược điểm: tiêu tốn nhiều năng lượng vì cần phải khử nhiệt ẩm cho toàn bộ
lượng không khí đi vào.
2.6.2. Sơ đồ tuần hoàn không khí một cấp
Không khí lấy ra từ không gian điều hòa được hòa trộn với không khí tươi sau đó
qua thiết bị xử lý không khí và thổi vào phòng.
- Ưu điểm: do không khí được hòa trộn có nhiệt độ thấp (nhiệt độ phòng) nên tải
lạnh được giảm đáng kể so với sơ đồ thẳng.

14
- Nhược điểm: hệ thống phức tạp hơn sơ đồ thẳng, nhiệt độ không khí sau khi qua
thiết bị xử lý có thể thấp hơn nhiệt độ phòng nên phải thêm thiết bị sấy không
khí.
2.6.3. Sơ đồ tuần hoàn không khí hai cấp
Gần giống với sơ đồ tuần hoàn một cấp nhưng ở đây không khí sau khi ra khỏi
thiết bị xử lý có nhiệt độ thấp được tiếp tục hòa trộn với lượng không khí hồi tại buồng
hòa trộn 2 để đảm bảo thông số trước khi thổi vào phòng.
- Ưu điểm: có khả năng đảm bảo tốt các yêu cầu điều kiện vệ sinh.
- Nhược điểm: hệ thống trích gió hồi cung cấp cho hai quá trình hòa trộn trước và
sau thiết bị xử lý nhiệt ẩm làm tăng chi phí đầu tư, vận hành.
2.6.3. Chọn sơ đồ làm lạnh
Công trình khách sạn Rosaka không phát sinh nhiều chất độc hại cũng không yêu
cầu chính xác tuyệt đối về nhiệt độ không khí. Vì vậy để đảm bảo hiệu quả của công
trình và tiết kiệm chi phí đầu tư ta chọn sơ đồ tuần hoàn không khí một cấp.
2.7. Lựa chọn thông số tính toán cho công trình
2.7.1. Lựa chọn thông số trong nhà
Theo mục 2.1.4 chọn:
- Nhiệt độ là 24°C.
- Độ ẩm là 60%.
2.7.2. Lựa chọn thông số ngoài trời
Ta lựa chọn thông số tính toán ngoài trời, bên ngoài không gian điều hòa như
bảng 2.3 [3]:
Bảng 2.3: Thông số tính toán bên ngoài không gian điều hòa.
Mùa hè
Cấp điều hòa không khí
t ( C)
o
φ (%)
Cấp I tmax
Cấp II 0,5(tmax+ttbmax) φ13÷15 (của tháng nóng nhất)
Cấp III ttbmax

15
Công trình khách sạn Rosaka ở Nha Trang và chọn hệ thống điều hòa không khí
cấp II. Theo QCVN02 : 2009/BXD [4] chọn thông số nhiệt độ và độ ẩm ngoài trời như
sau:
- Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất: ttbmax = 32,5°C.
- Nhiệt độ cao nhất: tmax = 39,5°C.
- Chọn nhiệt độ ngoài trời tN = 0,5(tmax+ttbmax) = 36°C.
- Độ ẩm tương đối lúc 13 giờ đến 15 giờ của tháng nóng nhất : φ = φ13÷15 = 66,7%.

16
Chương 3
CƠ SỞ LÝ THUYẾT

3.1. Cách sử dụng Trace700 để tính tải


3.1.1. Cài đặt và nhập thư viện thời tiết cho phần mềm
Sau khi đã hoàn tất cài đặt phần mềm vào máy.
- Vào file/ customized setting…/
+ Trong mục Units chọn “metric”.
+ Trong mục Default map chọn “Word”.

Hình 3.1: Cài đặt trong Trace700

17
Hình 3.2: Lựa chọn trong mục cài đặt
Để nhập thư viện thời tiết phải có các file thư viện thời tiết và các bước cài đặt
thư viện như sau:
- Mở chương trình lên/chọn open/ Trace700.trc.
- Vào Libraries/ weather. Xuất hiện hộp thoại Weather Library – General
Information chọn Import.

Hình 3.3: Thư viện thời tiết

18
Hình 3.4: Hộp thoại Weather Library – General Information chọn Import
Đổi tên đuôi của file để có thể mở được file thời tiết Nhatrang.tm2 như hình 3.5.

Hình 3.5: Đổi tên của file


Chọn vị trí cho khu vực Nha Trang là Asia/Other Asia/Location. Trong mục
location gõ vào địa danh Nha Trang như hình 3.6.

19
Hình 3.6: Tạo thông tin cho khu vực thời tiết
3.1.2. Nhập dữ liệu tính toán cho phần mềm
Sau khi khởi đông phần mềm Trace700 sẽ hiện giao diện mặc định của Trace700
như hình 3.7.

Hình 3.7: Giao diện sau khi khởi động Trace700


Trong giao diện này gồm các mục sau:

Khai báo thông tin dự án.

Chọn khu vực thời tiết.

Tạo dựng các mẫu .

Nhập số liệu tạo các phòng.

20
Tạo hệ thống phân phối gió.

Chỉ định các phòng vào hệ thống phân phối gió.

Tạo hệ thống thiết bị.

Chỉ định hệ thống gió vào hệ thống thiết bị.

Xác lập các thông tin kinh tế.

Tính toán và xem kết quả.


Với khóa luận này chỉ dùng Trace700 để tính tải lạnh cho công trình nên không
quan tâm 3 mục: tạo hệ thống thiết bị, chỉ định hệ thống gió vào hệ thống thiết bị, xác
lập các thông tin kinh tế.
Bắt đầu nhập dữ liệu tính toán cho phần mềm, thực hiện các mục trong giao diện
chính theo thứ tự từ trên xuống.
a) Khai báo thông tin dự án
Khai báo thông tin dự án để dễ quản lý sau này như hình 3.8.

Hình 3.8: Khai báo thông tin dự án

21
b) Chọn khu vực thời tiết
Chọn thời tiết Nha Trang ở khu vực Asia (Châu Á) như hình 3.9.

Hình 3.9: Chọn khu vực thời tiết

c) Tạo dựng các mẫu (Templates)


Tạo dựng các mẫu thông tin để gán vào các phòng trong công trình. Gồm các 5
mục chính:
- Các nguồn nhiệt bên trong (Internal loads) như: người, chiếu sáng, thiết bị. Với
các nguồn nhiệt này phần mềm đã cho sẵn các mẫu theo tiêu chuẩn ASHRAE,
nên có thể sử dụng theo mẫu hoặc cũng có thể chỉnh sửa theo yêu cầu công trình
như bảng 3.10.

22
Hình 3.10: Chọn các thông số nguồn nhiệt bên trong
- Lưu lượng gió (Airflows):
+ Lưu lượng gió cấp vào không gian điều hòa (Ventilation) có thể lấy theo
tiêu chuẩn ASHRAE[5].
+ Lượng gió rò lọt (Infiltration) chỉ tính kỹ cho nhà máy dược phẩm còn
không gian bình thường thì để trống.
+ VAV Minimum là thông số chỉ sử dụng khi mình sử dụng có các thiết bị
là VAV Box, còn lại thì bỏ trống.
+ Lượng gió cấp chính (Main Supply) và lượng gió cấp phụ trợ (Auxiliary),
với điều hoà khu văn phòng thì bỏ trống.

Hình 3.11: Chọn Lưu lượng gió


23
- Nhiệt độ (Thermostat): Phần này chỉ định các thông số về nhiệt độ thiết kế trong
phòng như hình 3.12.

Hình 3.12: Chọn nhiệt độ thiết kế


- Kết cấu (Construction): thiết lập các thông số kết cấu sàn, trần, tường bao, vách
ngăn, loại kính sử dụng, chiều cao... Có thể lấy các giá trị mặt định của phần mềm
hoặc có thể hoàn toàn tạo thêm kết cấu mới (sàn, trần,tường bao, vách ngăn,…)
bằng cách vào Libraries/Construction Types và khởi tạo kết cấu như hình 3.13 và
3.14 để phù hợp với công trình.

Hình 3.13: Thư viện kết cấu

24
Hình 3.14: Tạo kết cấu

Hình 3.15: Chọn kết cấu


- Loại phòng (Room): phần này tổng là nơi tổng hợp các templates đã tạo trước đó
theo đặt tính của từng loại phòng có trong công trình.

25
Hình 3.16: Tạo loại phòng
d) Tạo thông tin cho mỗi phòng (Create rooms)
Để nhập số liệu cho các phòng. Trước tiên phải khai báo tên của mỗi phòng và
chọn mẫu (templates) thích hợp cho không gian này như 3.17. Sau đó nhập số liệu cho
các mục chính tiếp theo như: Rooms, Roofs, Wall, Int.Loads, Airflows, Part/Floor theo
thứ tự từ trái sang phải ( hình 3.18 đến hình 3.23).
Trong đó các thông số được khai báo ở phần tạo dựng các mẫu (Templates) sẽ
được tự động cập nhật ở phần này. Tường (wall), mái (roof) là các bề mặt bao che tiếp
xúc trực tiếp với không gian bên ngoài. Vách ngăn (partition) là vách bên trong ngăn
giữa không gian điều hòa và không gian không có điều hòa.

Hình 3.17: Tạo thông tin cho mỗi phòng

26
Hình 3.18: Nhập số liệu vào tab Rooms

Hình 3.19: Nhập số liệu vào tab Roofs

27
Hình 3.20: Nhập số liệu vào tab Walls

Hình 3.21: Nhập số liệu vào tab Int.Loads

28
Hình 3.22: Nhập số liệu vào tab Airflows

Hình 3.23: Nhập số liệu vào tab Partn/Floors


e) Tạo hệ thống phân phối gió (Create Systems)
- Phần System category thường chọn Constant Volume – Non-mixing nghĩa là lưu
lượng gió cấp ổn định không thay đổi vì hầu hết các hệ thống dùng FCU, AHU
hiện nay đều là loại này, loại trừ một số hệ thống như VAV Box để thay đổi lưu
lượng gió, dùng VSD cho quạt AHU thì khi ấy cần chọn loại hệ thống là Mixing.
- Phần System type có thể chọn 2 hệ thống phổ biến hiện nay như: Fan Coil (FCU)
và Variable Temperature Constant Volume (AHU).

29
Hình 3.24: Tạo hệ thống phân phối gió
f) Chỉ định các phòng vào hệ thống phân phối gió (Assign Rooms to Systems)
Để chỉ định phòng nào vào hệ thống hoặc khu vực mong muốn, ta dung động lác
kéo thả phòng mong muốn bên cửa sổ trái vào hệ thống hoặc khu vực bên cửa sổ bên
phải như hình 3.25.

Hình 3.25: Chỉ định phòng và hệ thống


g) Tính toán và xem kết quả (Calculate and View Results)
Chọn vào nút của mục Design và System để tính tải lạnh cho công trình. Sau đó
chọn Calculate để bắt đầu tính toán.
30
Hình 3.26: Lựa chọn các động tác tính toán

Hình 3.27: Xem kết quả

31
Hình 3.28: Bảng kết quả

32
Chương 4
KẾT QUẢ THẢO LUẬN

4.1. Tính tải lạnh


Khách sạn Rosaka là công trình có diện tích thi công lớn với đa số các phòng là
phòng ngủ, còn lại chỉ có môt số khu vực là sảnh, nhà hàng, và các khu vực thư giản
giải trí. Do công trình có quy mô lớn trên 170 phòng và khu vực điều hòa, nên trong
khóa luận này chỉ chọn không gian phòng ngủ làm đại điện để trình bài tính tải theo
phần mềm Trace700.
4.1.1. Khai báo thông tin dự án
Theo hình 3.8 khai báo các mục như sau:
- Mô tả (Description): Thiết kế điều hòa không khí khách sạn.
- Dự án (Project): Khách sạn Rosaka.
- Vị trí (Location): TP. Nha Trang.
- Chủ sở hữu (Bulding owner): công ty cổ phần đầu tư Rosaka NT.
4.1.2. Chọn khu vực thời tiết
Chọn Nha Trang thuộc khu vực châu Á như hình 3.9.
4.1.3. Tạo dựng các mẫu
- Nhập các thông số nguồn nhiệt bên trong (Internal Load) theo hình 3.10:
+ Mô tả (Description): phòng ngủ.
Xác định các nguồn sinh nhiệt theo tiêu chuẩn ASHRAE [5] cho không gian
phòng ngủ khách sạn vào các mục sau:
 Người (People):
 Loại (Type): Không gian phòng khách sạn (Hotel/Motel room).
 Mật độ (Density): 2 người.
 Nhiệt hiện (Sensible): 0,07 kW.
 Nhiệt ẩn (Latent): 0,045 kW.
 Lịch trình làm việc (Schedule): People - Hotel rooms.

33
+ Khu vực làm việc (Workstation):
 Mật độ (Density): 1 khu vực làm việc/người.
+ Chiếu sáng (Lighting):
 Loại (Type): Đèn huỳnh quang, không thông khí, 80% truyền tải trong
không gian (Recessed fluorescent, not vented, 80% load to space).
 Nhiệt sinh ra (Heat gain): 11,5 W/m2.
 Lịch trình làm việc (Schedule): Lights – Hotel rooms.
+ Các nguồn nhiệt khác (Miscellaneous loads):
 Loại (Type): None.
 Năng lượng sinh ra (Energy): ở khu vực phòng ngủ gồm các thiết bị cơ
bản như tủ lạnh có công suất (387 W), màng hình tivi (58 W), sạc điện
thoại (5 w), 2 người sử dụng 2 điện thoại (18 w) vậy tổng năng lượng cần
nhập là 468 W
 Loại năng lượng (Energy meter): Electricity.
 Lịch làm việc (Schedule): Cooling only (Design).
- Nhập các thông số thông gió (Airflow) theo hình 3.11:
+ Mô tả (Description): phòng ngủ.
Theo tiêu chuẩn ASHRAE [5] nhập các thông số sau:
 Thông gió (Ventilation):
 Loại (Type): Không gian phòng khách sạn (Hotel/Motel room).
 Làm mát (Cooling): 5,5 L/s/person.
 Lịch trình làm việc (Schedule): Vent – Hotel.
- Nhập các thông số nhiệt độ (Thermostat) theo hình 3.12:
+ Mô tả (Description): phòng ngủ.
+ Cài đặt các thông số nhiệt độ mong muốn (Thermostat setting). Theo các
thông số đã chọn ở mục 2.7.1 ta nhập các thông số như sau:
 Nhiệt độ làm mát yêu cầu (Cooling dry bulb): 24°C.
 Độ ẩm (Relative humidity): 60%.
 Giới hạn nhiệt độ cao nhất trong phòng (Cooling driftpoint): 27°C.

34
- Tạo và nhập các thông số kết cấu (Construction) như hình 3.14 và 3.15 theo tiêu
chuẫn ASHRAE [5]:
+ Mô tả (Description): phòng ngủ
+ Kết cấu (Construction):
 Sàn (Slab): hệ số dẫn nhiệt (U-factor) 2,888 W/m2.độ. Gồm các lớp vật
liệu như hình 4.1, các thông số thi tiết xem ở phục lục 4.

Hình 4.1: Các lớp vậy liệu cấu tạo sàn


 Mái (Roof): hệ số dẫn nhiệt (U-factor) 2,85 W/m2.độ. Gồm các lớp vật
liệu như hình 4.2, các thông số thi tiết xem ở phục lục 4.
Bảng 4.2: Các lớp vật liệu cấu tạo mái

Hình 4.2: Các lớp vật liệu cấu tạo mái


 Tường (Wall): hệ số dẫn nhiệt (U-factor) 2,49 W/m2.độ. Gồm các lớp vật
liệu như hình 4.3, các thông số thi tiết xem ở phục lục 4.

35
Hình 4.3: Các lớp vật liệu cấu tạo tường
 Vách ngăn (Partition): hệ số dẫn nhiệt (U-factor) 7,6 W/m2.độ. Gồm các
lớp vật liệu như hình 4.4, các thông số thi tiết xem ở phục lục 4.
Bảng 4.4: Các lớp vật liệu cấu tạo vách ngăn

Hình 4.4: Các lớp vật liệu cấu vách ngăn


+ Loại kính (Glass type):
 Cửa sổ (Window): Kính đơn trong suốt 10mm (Single clear 3/8”). Hệ số
dẫn nhiệt (U-factor) 5,9 W/m2 độ.
 Giếng trời (Skylight): Kính đơn trong suốt 10mm (Single clear 3/8”). Hệ
số dẫn nhiệt (U-factor) 5,9 W/m2 độ.
36
 Cửa chính (Door): Cửa tiêu chuẩn (Standard door). Hệ số dẫn nhiệt (U-
factor) 1,14 W/m2 độ.
+ Chiều cao (Height):
 Tường (Wall): 2,65 m.
 Từ nền đến nền (Flr to flr): 3,2 m.
 Trần giả (Plenum): 0,4 m.
- Tạo loại phòng (Room):
+ Mô tả (Description): phòng ngủ.
+ Các nguồn nhiệt bên trong (Internal load): phòng ngủ.
+ Lưu lượng gió (Airflows): phòng ngủ.
+ Nhiệt độ (Thermostat): phòng ngủ.
+ Kết cấu (Construction): phòng ngủ.
4.1.3. Tạo thông tin cho mỗi phòng (Create rooms)
- Nhập thông tin cho phòng (Single sheet):
+ Tạo tên phòng (Room description): phòng 501.
 Chọn các mẫu đã tạo cho phòng (Templates):
 Loại phòng (Room): phòng ngu.
 Các nguồn nhiệt bên trong (Internal): phòng ngủ.
 Lưu lượng gió (Airflow): phòng ngủ.
 Nhiệt độ (Tstat): phòng ngủ.
 Kết cấu (Constr): phòng ngủ.
+ Sàn (Floor): dựa vào bảng 2.2 ta có thông số diện tích của phòng, nhưng
phần mềm yêu cầu nhập chiều dài (Length) và chiều rộng (Width). Nên
nhập chiều dài bằng diện tích phòng và chiều rộng bằng 1.
 Chiều dài (Length): 25,7 m.
 Chiều rộng (Width): 1 m.
+ Mái (Roof): phòng 501 không có mái tiếp xúc trực tiếp với không gian
bên ngoài.
 Chiều dài (Length): 0 m.

37
 Chiều rộng (Width): 0 m.
+ Tường (Wall):
 Mô tả tường (Description): wall1.
 Chiều dài ( Length): 3,95 m.
 Chiều cao (Height): 2,65 m.
 Hướng (Direction): 256.
 Phần trăm kính trên tường (% Glass): 63%.
- Nhập thông số vách ngăn (Partn/Floor)
+ Vách ngăn (Partition):
 Chiều dài (Length): 6,45 m.
 Chiều cao (Height): 2,65 m.
4.1.4. Tạo hệ thống phân phối gió (Create Systems)
Tạo hệ thống phân phối gió như hình 3.24:
- Đặt tên hệ thống (System description): he thong 1.
- Kiểu hệ thống (System category): lưu lượng không thay đổi – không hòa trộn
(Constant Volume – Non-mixing).
- Loại hệ thống (System type): FCU (Fan coil).
4.1.5. Chỉ định các phòng vào hệ thống phân phối gió (Assign Rooms to Systems)
Chỉ định các phòng đã tạo vào hệ thống bằng cách kéo thả các phòng đã tạo ở
bên trái vào hệ thống bên phải như hình 3.25.
4.1.6. Tính toán và xem kết quả (Calculate and View Results)
Tính toán và xem kết quả bằng cách thực hiện các bước như hình 3.26 đến 3.28.
Kết quả tính toán tải cần thiết cho phòng 501 của công trình khách sạn Rosaka là: 6,3kW.
Thực hiện các bước như trên để tính tải cho các phòng, khu vực còn lại của công
trình được ta sẽ suất được bảng kết quả. Sau khi chọn các số liệu cần thiết cho tính toán
ta được bản kết quả như phụ lục 1 . Các thông số đầu vào của phần mềm xem ở phụ lục
5, 6, 7.

38
4.2. Chọn thiết bị
4.2.1. Chọn dàn lạnh
Công trình khách sạn Rosaka là hệ thống điều hòa không khí kiểu VRV. Với công
suất lạnh đã tính toán ở mục 4.1 và kết cấu kiến trúc của công trình, kết hợp với catalogue
Daikin VRV IV [6] ta chọn loại dàn lạnh kiểu giấu trần nối ống gió để đảm bảo tính
thẩm mỹ cho công trình và tổng tải lạnh của các dàn lạnh lớn hơn, ít chênh lệch nhất so
với số liệu đã tính và phù hợp với không gian lắp đặt. Các dàn lạnh sử dụng cho công
trình được trình bài ở phụ lục 2 và phụ lục 3.
Ví dụ: Chọn dàn lạnh cho phòng 501 ở tầng 5 với diện tích 25,7 m2, tải lạnh tính
toán được là 6,3kW, tra catalogue Daikin VRV IV [6] ta chon được dàn lạnh có tên
FXSQ63PVE với công suất lạnh là 7,1kW.
4.2.2. Chọn dàn nóng
Từ các dàn lạnh đã chọn, sử dụng phần mềm VRV Xpress của Daikin ta có được
dàn nóng các loại với thông số kỹ thuật ở phục lục 4.
4.2.3. Chọn bộ chia ga
Từ bản vẽ công trình kết hợp phần mềm VRV Xpress ta có được các bộ chia ga
của dàn lạnh và dàn nóng như bảng 4.5 và bảng 4.6.
Bảng 4.5: Các bộ chia ga dàn lạnh sử dụng cho công trình
Tên bộ chia ga dàn lạnh số lượng
KHRP26A22T 39
KHRP26A33T 70
KHRP26A72T 33
KHRP26A73T +
KHRP26M73TP 13

Bảng 4.6: Các bộ chia ga dàn nóng sử dụng cho công trình
Tên bộ chia ga dàn nóng số lượng
BHFP22P151 9
BHFP22P100 2

39
4.2.4. Chọn ống ga
Từ bản vẽ công trình kết hợp phần mềm VRV Xpress ta có được các kích thước
ống ga được sử dụng như bảng 4.7.
Bảng 4.7: Các kích thước ống ga sử dụng cho công trình
Đường kính ngoài, mm
Ống hơi Ống lỏng
∅12,7 ∅6,4
∅15,9 ∅9,5
∅19,1 ∅12,7
∅22,2 ∅15,9
∅28,6 ∅19,1
∅31,8 ∅22,2
∅34,1
∅38,1
∅41,3

4.2.5. Chọn ống nước ngưng


Chọn ống nước ngưng là ống nhựa uPVC Bình Minh, theo catalogue Daikin VRV
IV [6] đường kính qua 1 dàn lạnh là Ø 25, qua 4 dàn lạnh đường ống nước ngưng tăng
lên 1 cấp.
4.2.6. Tính toán chọn Miệng gió
Dưa vào catalogue Daikin VRV ta có lưu lượng gió qua dàn lạnh. Từ đó ta tính
toán và chọn miệng gió cấp hoặc gió hồi theo công thức:
Q
A= , m2
v. α. n
Trong đó:
Q – lưu lượng gió qua một dàn lạnh, m3/s.
v – vận tốc gió tại miệng gió, m/s [7].
α – hệ số hiệu chỉnh [7].
n – số miệng gió.
40
A – tiết diện miệng gió thực tế, m2.
4.2.7. Tính toán chọn ống gió.
Tiết diện ống gió được tính dược vào công thức:
Q
A= , m2
v
Trong đó:
Q - Lưu lượng gió đi qua ống, m3/s.
v - vận tốc gió trong ống, m/s [5].
A – tiết diện ống gió, m2.
4.2.8. Tính toán chọn louver gió tươi
Tiết diện louver tại 1 nhánh:
Llouver
Flouver = , m2
vlouver . α
trong đó:
Flouver – tiết diện louver
Llouver – lưu lượng gió của louver, m3/s.
vlouver – vận tốc gió tại louver, m/s [7].
α – hệ số hiệu chỉnh [7].
4.2.9. Tính toán chọn quạt gió
Để chọn quạt gió ta phải tính toán được hai thông số là lưu lượng và cột áp. Lưu
lượng thì ta lấy tổng lưu lượng của các nhánh đi qua quạt đó. Cột áp ta phải tính tổng
tổn thất cột áp của hệ thống. Khi chọn quạt thì cột áp của quạt phải lớn hơn
hoặc bằng giá trị thông số quạt của nhà sản xuất.
Có nhiều phương pháp tính tổn thất cột áp Δpi trên đường ống gió nhưng để đơn
giản ta sẽ tính theo phương pháp ma sát đồng đều tức là xem tổn thất cột áp theo đơn vị
chiều dài ống gió là như nhau và theo [4] giá trị này là : Δpo = 1Pa/m.
Như vậy, tổng tổn thất trên đường ống được tính bằng công thức:
Δp = Δpo. l, Pa
Trong đó:
l là chiều dài nhánh dài nhất, m.

41
Δpo là tổn thất ma sát đồng đều, Pa/m.
Ngoài ra để tính cột áp của quạt ta cần tính thêm phần tổn thất cột áp do không
khí đi qua miệng gió Δpg, qua tổn thất qua quạt Δpq, qua louver Δpl. Đối với một hệ
thống thông thường ta lấy Δpg = 20 Pa, Δpq = 20 Pa, Δpl = 20 Pa.
Cột áp để chọn quạt bằng tổng các tổn thất nói trên bằng công thức:
Δptt = Δpl + Δpg + Δpq + Δp, Pa
Bảng 4.8: Chọn quạt
Tầng Kí hiệu Model Số Lưu Cột áp Điện Công
lượng lượng (Pa) áp suất
(m3/s) (kW)
1 OAF 1-1 MTP252 1 0,156 59 0,11
2 OAF 2-1 MTP252 1 0.23 65 0,11
3 OAF 3-1 SCEEC25 1 0,42 73 0,23
4 OAF 4-1 SCEEC25 1 0,35 74 0,23
OAF 5-1
5-7 đến MTS252 3 0,26 70 0,11
OAF 7-1
OAF 8-1
8-19 đến MTP252 12 0,21 70 0,11
OAF 19-1
20 OAF 20-1 MTP252 1 0,17 50 0,11

4.2.7. Chọn bọc cách nhiệt cho ống gas và ống nước ngưng
Các ống gas đều phải được bọc cách nhiệt Insuflex dày 19 mm. Còn các ống nước
ngưng được bọc cách nhiệt dày 10 mm.
4.2.11. Lập dự toán công trình
Dự toán công trình là dự kiến tính toán giá trị công trình trước khi thi công, được
xác định trên cơ sở thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công. Việc lập dự toán giúp

42
nhà đầu tư có thể tính toán những chi phí và dễ dàng lựa chọn ra nhà thầu phù hợp nhất,
đồng thời tiết kiệm được chi phí cho các hoạt động thực hiện kế hoạch.
Trong phạm vi khóa luận này ta chỉ tiến hành tính toán chi phí cho các thiết bị
được sử dụng cho hệ thống điều hòa không khí VRV được trình bày ở phụ lục 5. Dựa
vào giá tham khảo ở tải liệu thâm khảo [8], [9], [10], [11], [12], [13] ta tính được tổng
số tiền dự kiến cần đầu tư cho công trình khách sạn Rosaka sau thuế là 11.558.304.598
vnđ.

43
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận
Trong khuôn khổ của một khóa luận tốt nghiệp, việc tính toán thiết kế hệ thống
điều hòa không khí chủ yếu dựa trên cơ sở lý thuyết, chưa có kinh nghiệm thực tế. Để
đảm bảo kết quả tính toán thiết kế chính xác hơn, đòi hỏi bản thân mỗi sinh viên cần
phải tìm hiểu, trao dồi thêm kiến thức thực tế chuyên ngành của mình.
Sau thời gian tìm hiểu và hoàn thành đề tài, chúng em rút ra được các bước tiến
hành một đề tài về điều hòa không khí theo trình tự:
Tìm hiểu, phân tích kiến trúc công trình từ đó lựa chọn được thông số tính toán
ban đầu cũng như hệ thống điều hòa thích hợp.
Nhập dữ liệu cho phần mềm TRACE700 để tiến hành tính tải cho công trình.
Chọn dàn lạnh, dàn nóng và các thiết bị phụ trợ.
Cuối cùng ta tiến hành thiết kế bản vẽ dựa trên những lựa chọn và tính toán trước
đó.
Công trình được thiết kế với hệ thống điều hòa không khí cấp II kiểu VRV giấu
trần nối ống gió. Đây là hệ thống điều hòa không khí phù hợp với cấu trúc công trình.
Qua đó, không chỉ đảm bảo về mặt kinh tế mà còn đảm bảo về kỹ thuật, tiện ích và thẩm
mỹ.
Trong quá trình lựa chọn thiết bị dựa trên việc tính tải trước đó thì phần công suất
lạnh của công trình đã được hiệu chỉnh bằng hoặc lớn hơn nhằm để cho thiết bị hoạt
động hiểu quả hơn.
Do đây là lần đầu làm đề tài thực tế, việc tính toán chỉ dựa vào cơ sở lý thuyết đã
được học trên ghế nhà trường và các tài liệu chuyên ngành liên quan. Bên cạnh đó chúng
em cũng đã tham khảo ý kiến của thầy TS. Nguyễn Thanh Hào nhằm đảm bảo số liệu
tính toán hoàn toàn có cơ sở thực tế, phù hợp với công trình và tính khả thi cao.

44
5.2 Kiến Nghị
Tính toán thiết kế hệ thống điều hòa không khí cần kết hợp giữa lý thuyết và thực
tiễn, nhằm tăng hiệu quả kinh tế, đảm bảo bảo vệ sinh môi trường và sức khỏe người sử
dụng.
Hiện tượng nóng lên cục bộ do dàn nóng thải ra môi trường cần có phương pháp
xử lý cũng như tận dụng nguồn nhiệt thải trên để làm những việc khác.
Các hệ thống ĐHKK chủ yếu hoạt động bằng năng lượng điện, gây ra gánh nặng
cho mạng lưới điện quốc gia cũng như gây biến đổi khí hậu. Xu hướng hiện nay là sử
dụng nguồn nhiên liệu sạch mà vẫn đảm bảo hiệu suất cao như là năng lượng mặt trời,
năng lượng gió, năng lượng sinh khối…

45
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Theo TCVN 5687 – 2010
[2] Theo QCVN 26:2010/BTNMT QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ
TIẾNG ỒN.
[3] Theo PGS – TS Nguyễn Đức Lợi (2005), Hướng dẫn thiết kế hệ thống điều
hòa không khí.
[4] Theo QCVN02 : 2009/BXD.
[5] Theo ASHRAE – Standard - 90.1-2007 – Energy – Standard – for – Buildings
– Except - Low- Rise – Residential – Buildings – SI – Edition.
[6] Catalogues Daikin VRV IV - TAY - PCVMT 1613 (2017)
[7] Theo TS Nguyễn Thanh Hào, Thiết kế hệ thống thông gió và điều hòa không
khí.
[8] https://daikinco.vn/
[9] http://ongnhuatienphongvn.com/
[10] http://onggiohaianh.com.vn/
[11] https://hadra.com.vn/
[12] http://vattudienlanhhanoi.com/
[13] https://thelightingoutlet.co.nz/

46
PHỤ LỤC 1: TẢI LẠNH THEO PHÒNG
Mật độ công
Diện tích Tải lạnh
Tầng STT Tên phòng suất lạnh
phòng (m2) (kW)
(W/m2)
1 Sảnh chính 95,5 61,4 642,1
2 Sảnh thang 1 34,7 10,2 293,1
1 3 Phòng IT 6,4 1,3 202,1
4 Phòng bộ phận tiền sảnh 14,0 3,0 210,4
5 Bếp Á-Âu 83,5 35,4 423,7
6 Sảnh thang 2 19,3 5,1 262,8
7 Sảnh chờ 28 6,5 339,0
8 Hành lang khu Massage 23,6 7,8 330,2
9 Massage 1 16,7 7,7 462,6
2 10 Massage 2 6,2 3,8 615,2
11 Massage 3 6,8 1,9 278,2
12 Massage 4 6,5 1,9 290,1
13 Massage 5 15,7 9,8 622,7
14 Massage 6 13,3 6,5 489,6
15 sanh thang 3 23,3 5,9 253,0
3
16 Nhà hàng buffet 252,3 105,9 419,6
17 Phòng hội nghị 122 44,3 362,9
18 Phòng họp 22,7 6,9 305,7
19 Phòn quản lý 8,7 2,8 324,3
4 20 Phòng kế toán 11,5 2,9 306,5
21 Phòng khách 24,4 6,7 273,2
22 Phòng ngủ 1 14 4,3 304,4
23 Phòng ngủ 2 21 9,9 471,1
24 Phòng 501 25,7 6,3 243,6
25 Phòng 502 28,5 7,3 255,6
26 Phòng 503 40 9,7 242,6
27 Phòng 504 27,4 4,5 164,2
5-7 28 Phòng 505 28,7 8,2 285,4
29 Phòng 506 27,8 4,1 148,4
30 Phòng 508 29,8 5,1 172,1
31 Phòng 510 28,2 4,9 172,6
32 Phòng 512 27 8,0 296,0
33 Phòng 801 28,1 7,0 249,1
8-18 34 Phòng 802 32,3 7,6 233,9
35 Phòng 803 28,5 7,6 266,0
47
36 Phòng 804 33 4,0 121,9
37 Phòng 805 29 8,2 282,5
38 Phòng 806 29,8 4,7 159,1
39 Phòng 808 28,5 5,0 176,1
40 Phòng 810 27,6 8,0 289,7
41 Phòng 901 28,1 7,0 249,1
42 Phòng 902 32,3 7,6 233,9
43 Phòng 903 28,5 8,7 304,9
44 Phòng 904 33 4,0 121,9
19
45 Phòng 905 29 8,2 282,5
46 Phòng 906 29,8 4,7 159,1
47 Phòng 908 28,5 8,6 302,5
48 Phòng 910 27,6 8,0 289,7
20 49 Phòng gym 60,6 48,6 802,1

48
PHỤ LỤC 2: CHỌN DÀN LẠNH CHO CÁC PHÒNG
Tải lạnh
Tải lạnh tính Số dang
Model dàn của dàn
Tầng STT Tên phòng toán của lạnh của
lạnh lạnh
phòng (kW) mỗi phòng
(kW)
1 Sảnh chính 61,4 FXSQ140PVE 16,0 4
2 Sảnh thang 1 10,2 FXSQ50PVE 5,6 2
3 Phòng IT 1,3 FXSQ20PVE 2,2 1
1
Phòng bộ phận
4 3,0 FXSQ32PVE 3,6 1
tiền sảnh
5 Bếp Á-Âu 35,4 FXSQ80PVE 9,0 4
6 Sảnh thang 2 5,1 FXSQ50PVE 5,6 1
7 Sảnh chờ 6,5 FXSQ63PVE 7,1 1
Hành lang khu
8 7,8 FXSQ40PVE 4,5 2
Massage
9 Massage 1 7,7 FXSQ80PVE 9,0 1
2
10 Massage 2 3,8 FXSQ40PVE 4,5 1
11 Massage 3 1,9 FXSQ20PVE 2,2 1
12 Massage 4 1,9 FXSQ20PVE 2,2 1
13 Massage 5 9,8 FXSQ100PVE 11,2 1
14 Massage 6 6,5 FXSQ63PVE 7,1 1
15 sanh thang 3 5,9 FXSQ63PVE 7,1 1
3 Nhà hàng FXSQ140PVE 16,0 4
16 105,9
buffet FXSQ80PVE 9 5
17 Phòng hội nghị 44,3 FXSQ100PVE 11,2 4
18 Phòng họp 6,9 FXSQ63PVE 7,1 1
19 Phòn quản lý 2,8 FXSQ32PVE 3,6 1
4 20 Phòng kế toán 2,9 FXSQ32PVE 3,6 1
21 Phòng khách 6,7 FXSQ63PVE 7,1 1
22 Phòng ngủ 1 4,3 FXSQ40PVE 4,5 1
23 Phòng ngủ 2 9,9 FXSQ100PVE 11,2 1
24 Phòng 501 6,3 FXSQ63PVE 7,1 1
25 Phòng 502 7,3 FXSQ80PVE 9,0 1
26 Phòng 503 9,7 FXSQ100PVE 11,2 1
27 Phòng 504 4,5 FXSQ40PVE 4,5 1
5-7
28 Phòng 505 8,2 FXSQ80PVE 9,0 1
29 Phòng 506 4,1 FXSQ40PVE 4,5 1
30 Phòng 508 5,1 FXSQ50PVE 5,6 1
31 Phòng 510 4,9 FXSQ50PVE 5,6 1

49
32 Phòng 512 8,0 FXSQ80PVE 9,0 1
33 Phòng 801 7,0 FXSQ63PVE 7,1 1
34 Phòng 802 7,6 FXSQ80PVE 9,0 1
35 Phòng 803 7,6 FXSQ80PVE 9,0 1
36 Phòng 804 4,0 FXSQ40PVE 4,5 1
8-18
37 Phòng 805 8,2 FXSQ80PVE 9,0 1
38 Phòng 806 4,7 FXSQ50PVE 5,6 1
39 Phòng 808 5,0 FXSQ50PVE 5,6 1
40 Phòng 810 8,0 FXSQ80PVE 9,0 1
41 Phòng 1901 7,0 FXSQ63PVE 7,1 1
42 Phòng 1902 7,6 FXSQ80PVE 9,0 1
43 Phòng 1903 8,7 FXSQ80PVE 9,0 1
44 Phòng 1904 4,0 FXSQ40PVE 4,5 1
19
45 Phòng 1905 8,2 FXSQ80PVE 9,0 1
46 Phòng 1906 4,7 FXSQ50PVE 5,6 1
47 Phòng 1908 8,6 FXSQ80PVE 9,0 1
48 Phòng 1910 8,0 FXSQ80PVE 9,0 1
20 49 Phòng gym 48,6 FXSQ140PVE 16,0 3

50
PHỤ LỤC 3: THỐNG KÊ DÀN LẠNH CHO CÔNG TRÌNH
Tầng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 tổng số dàn lạnh
Model
FXSQ20PVE 1 2 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 3
FXSQ32PVE 1 0 0 2 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 3
FXSQ40PVE 0 3 0 1 2 2 2 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 0 22
FXSQ50PVE 2 1 0 0 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 1 0 32
FXSQ63PVE 0 3 1 2 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 0 21
FXSQ80PVE 4 1 5 0 3 3 3 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 5 0 68
FXSQ100PVE 0 1 0 5 1 1 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 9
FXSQ140PVE 4 0 4 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 3 11

51
PHỤ LỤC 4: CÁC THÔNG SỐ KẾT CẤU
Vật liệu Độ dày Hệ số Khối Nhiệt dung
(mm) dẫn nhiệt lượng riêng (kJ/kg.°C)
(W/m.°C) riêng
(Kg/m3)
Các lớp cấu tạo sàn
Gạch lát sàn 12 3,17 1256 0,79
Vữa 35 0,72 1856 0,84
Bê tông 100 1,95 2240 0,9
Lớp không khí 400 Có hệ số trở nhiệt 0,18 m2.độ/W
Thạch cao 10 0,16 800 1,09
Các lớp cấu tạo tường
Lớp sơn ngoài Có hệ số trở nhiệt 0,04 m2.độ/W
Vữa 15 0,72 1856 0,84
Gạch 80 0,89 1920 0,79
Lớp không khí 10 Có hệ số trở nhiệt 0,18 m2.độ/W
Gạch 80 0,89 1920 0,79
Vữa 15 0,72 1856 0,84
Giấy dán tường 1 0,23 1000 1,47
Các lớp cấu tạo mái
Gạch lát sàn 15 1,8 1256 0,79
Vữa 35 0,72 1856 0,84
Bê tông 100 1,95 2240 0,9
Lớp không khí 400 Có hệ số trở nhiệt 0,18 m2.độ/W
Thạch cao 10 0,16 800 1,09
Các lớp cấu tạo vách ngăn
Giấy dán tường 1 0,23 1000 1,47
Vữa 15 0,72 1856 0,84

52
Gạch 80 0,89 1920 0,79
Vữa 15 0,72 1856 0,84
Giấy dán tường 1 0,23 1000 1,47

53
PHỤ LỤC 5: CÁC THÔNG SỐ ĐÂU VÀO CỦA PHẦN
MỀM ( PHẦN 1)
nhiệt tỏa ra do
người Mật độ các nguồn
diện diện
Tên phòng số người nhiệt nhiệt
STT tích tích nhiệt
khu vực nhiệt trong phòng do đèn thiết bị
sàn mái hiện
ẩn(kW) (w/m2) khác
(kW)
1 Sảnh chính 95,5 0,075 0,055 3,3 m2/người 11,5 750
2 Sảnh thang 1 34,7 0,075 0,045 3,3 m2/người 7
3 Phòng IT 6,4 0,075 0,045 2 người 4,6 12,3 w/m2
Phòng bộ
4 phận tiền 14 0,075 0,045 4 người 11,5 300
sảnh
5 Bếp Á - Âu 83,5 5 m2/người 13,1 2228
6 Sảnh thang 2 19,3 0,075 0,045 3,3 m2/người 7
7 Sảnh chờ 28 0,075 0,045 3,3 m2/người 10 100
Hành lang
8 23,6 0,075 0,045 3,3 m2/người 7
khu massage
9 Massage 1 16,7 0,075 0,055 8 người 10 600
10 Massage 2 6,2 0,075 0,055 2 người 10 600
11 Massage 3 6,8 0,075 0,055 2 người 10 600
12 Massage 4 6,5 0,075 0,055 2 người 10 600
13 Massage 5 15,7 0,075 0,055 4 người 10 600
14 Massage 6 13,3 0,075 0,055 4 người 10 600
15 Sảnh thang 3 23,3 0,075 0,045 3,3 m2/người 7
Khu nhà
16 252,3 0,08 0,08 1,3 m2/người 9,6 2000
hàng buffet
Phòng hội
17 122 0,075 0,045 2 m2/người
nghị
18 Phòng họp 22,7 0,075 0,045 3 m2/người 11,5 468
19 Phòng ngủ 1 14 0,07 0,045 2 người 11,5 468
Phòng quản
20 8,7 0,07 0,045 1 người 11,5 468

Phòng kế
21 11,5 0,07 0,045 2 người 11,5 468
toán
22 Phòng khách 24,4 0,07 0,045 4 người 11,5 468
23 Phòng ngủ 2 21 0,07 0,045 2 người 11,5 468
54
24 Phòng 501 25,7 0,07 0,045 2 người 11,5 468
25 Phòng 502 28,5 0,07 0,045 2 người 11,5 468
26 Phòng 503 40 0,07 0,045 2 người 11,5 468
27 Phòng 504 27,4 0,07 0,045 2 người 11,5 468
28 Phòng 505 28,7 0,07 0,045 2 người 11,5 468
29 Phòng 506 27,8 0,07 0,045 2 người 11,5 468
30 Phòng 508 29,8 0,07 0,045 2 người 11,5 468
31 Phòng 510 28,2 0,07 0,045 2 người 11,5 468
32 Phòng 512 27 0,07 0,045 2 người 11,5 468
33 Phòng 801 28,1 0,07 0,045 2 người 11,5 468
34 Phòng 802 32,3 0,07 0,045 2 người 11,5 468
35 Phòng 803 28,5 0,07 0,045 2 người 11,5 468
36 Phòng 804 33 0,07 0,045 2 người 11,5 468
37 Phòng 805 29 0,07 0,045 2 người 11,5 468
38 Phòng 806 29,8 0,07 0,045 2 người 11,5 468
39 Phòng 808 28,5 0,07 0,045 2 người 11,5 468
40 Phòng 810 27,6 0,07 0,045 2 người 11,5 468
41 Phòng 1901 28,1 0,07 0,045 2 người 11,5 468
42 Phòng 1902 32,3 0,07 0,045 2 người 11,5 468
43 Phòng 1903 28,5 0,07 0,045 2 người 11,5 468
44 Phòng 1904 33 0,07 0,045 2 người 11,5 468
45 Phòng 1905 29 0,07 0,045 2 người 11,5 468
46 Phòng 1906 29,8 0,07 0,045 2 người 11,5 468
47 Phòng 1908 28,5 28.5 0,07 0,045 2 người 11,5 468
48 Phòng 1910 27,6 0,07 0,045 2 người 11,5 468
49 Phòng gym 60,6 60,6 0,21 0,315 3,3 m2/người 7,8 100

55
PHỤ LỤC 6: CÁC THÔNG SỐ ĐÂU VÀO CỦA PHẦN
MỀM ( PHẦN 2)

các thông số chiều cao


Lưu lượng Nhiệt chiều cao
Tên phòng Độ ẩm chiều
STT khí tươi độ từ chiều cao
khu vực phòng cao
(L/s/person) phòng sàn đến trần
tường
sàn
1 Sảnh chính 24 60 6,05 6,45 0,4
2 Sảnh thang 1 24 60 2,95 3,35 0,4
3 Phòng IT 10 24 60 2,95 3,35 0,4
Phòng bộ
4 phận tiền 5,5 24 60 2,95 3,35 0,4
sảnh
5 Bếp Á - Âu 7 24 60 2,95 3,35 0,4
6 Sảnh thang 2 24 60 2,65 3,05 0,4
7 Sảnh chờ 5,5 24 60 2,65 3,05 0,4
Hành lang
8 24 60 2,65 3,05 0,4
khu massage
9 Massage 1 5,5 24 60 2,65 3,05 0,4
10 Massage 2 5,5 24 60 2,65 3,05 0,4
11 Massage 3 5,5 24 60 2,65 3,05 0,4
12 Massage 4 5,5 24 60 2,65 3,05 0,4
13 Massage 5 5,5 24 60 2,65 3,05 0,4
14 Massage 6 5,5 24 60 2,65 3,05 0,4
15 Sảnh thang 3 24 60 2,95 3,35 0,4
Khu nhà
16 5,1 24 60 2,95 3,35 0,4
hàng buffet
Phòng hội
17 3,1 24 60 3,75 4,15 0,4
nghị
18 Phòng họp 3,1 24 60 3,75 4,15 0,4
19 Phòng ngủ 1 5,5 24 60 3,75 4,15 0,4
Phòng quản
20 5,5 24 60 3,75 4,15 0,4

Phòng kế
21 5,5 24 60 3,75 4,15 0,4
toán
22 Phòng khách 5,5 24 60 3,75 4,15 0,4
56
23 Phòng ngủ 2 5,5 24 60 3,75 4,15 0,4
24 Phòng 501 5,5 24 60 2,65 3,05 0,4
25 Phòng 502 5,5 24 60 2,65 3,05 0,4
26 Phòng 503 5,5 24 60 2,65 3,05 0,4
27 Phòng 504 5,5 24 60 2,65 3,05 0,4
28 Phòng 505 5,5 24 60 2,65 3,05 0,4
29 Phòng 506 5,5 24 60 2,65 3,05 0,4
30 Phòng 508 5,5 24 60 2,65 3,05 0,4
31 Phòng 510 5,5 24 60 2,65 3,05 0,4
32 Phòng 512 5,5 24 60 2,65 3,05 0,4
33 Phòng 801 5,5 24 60 2,65 3,05 0,4
34 Phòng 802 5,5 24 60 2,65 3,05 0,4
35 Phòng 803 5,5 24 60 2,65 3,05 0,4
36 Phòng 804 5,5 24 60 2,65 3,05 0,4
37 Phòng 805 5,5 24 60 2,65 3,05 0,4
38 Phòng 806 5,5 24 60 2,65 3,05 0,4
39 Phòng 808 5,5 24 60 2,65 3,05 0,4
40 Phòng 810 5,5 24 60 2,65 3,05 0,4
41 Phòng 1901 5,5 24 60 2,65 3,05 0,4
42 Phòng 1902 5,5 24 60 2,65 3,05 0,4
43 Phòng 1903 5,5 24 60 2,65 3,05 0,4
44 Phòng 1904 5,5 24 60 2,65 3,05 0,4
45 Phòng 1905 5,5 24 60 2,65 3,05 0,4
46 Phòng 1906 5,5 24 60 2,65 3,05 0,4
47 Phòng 1908 5,5 24 60 2,65 3,05 0,4
48 Phòng 1910 5,5 24 60 2,65 3,05 0,4
49 Phòng gym 1,5 (l/s/m2) 24 60 3,5 3,9 0,4

57
PHỤ LỤC 7: CÁC THÔNG SỐ ĐÂU VÀO CỦA PHẦN
MỀM ( PHẦN 3)
Phần trăm kính trên
Chiều dài tường các
Tên phòng tường các chiều dài
STT hướng (m)
khu vực hướng(%) vách ngăn
79 166 256 346 79 166 256 346
1 Sảnh chính 7,5 11,4 4,43 100 8,3
2 Sảnh thang 1 19
3 Phòng IT
Phòng bộ
4 phận tiền 2,5 2,15
sảnh
5 Bếp Á - Âu 3,7 12 85 12,3
6 Sảnh thang 2 9,8
7 Sảnh chờ 2,9 2,3
Hành lang
8 17,55
khu massage
9 Massage 1 9
10 Massage 2 1,2 4,5
11 Massage 3 2,6
12 Massage 4 2,6
13 Massage 5 3,7 4,35 75
14 Massage 6 8,3
15 Sảnh thang 3 10,6
Khu nhà
16 3,7 30 11,8 10,15 85 80 18,55
hàng buffet
Phòng hội
17 9,35 8
nghị
18 Phòng họp 7,2
19 Phòng ngủ 1 4,75
Phòng quản
20 5,55

Phòng kế
21 2,8
toán
22 Phòng khách 7
23 Phòng ngủ 2 9
24 Phòng 501 3,95 1,1 63 3,05
58
25 Phòng 502 7,1 3,4 75 3,8
26 Phòng 503 3,9 10,15 75 9,7
27 Phòng 504 2,8 9,25
28 Phòng 505 3,55 5,45 50 14,8
29 Phòng 506 4,3 7,3
30 Phòng 508 2,4 11,5
31 Phòng 510 2,75 10,5
32 Phòng 512 3,7 4,4 85 9,25
33 Phòng 801 1 3,95 1,3 63 4,8
34 Phòng 802 6,9 3,8 75 3,3
35 Phòng 803 3,45 7,15 75 6,2
36 Phòng 804 4,7 6,65
37 Phòng 805 3,55 5,45 50 14,8
38 Phòng 806 2,4 10,2
39 Phòng 808 2,75 11
40 Phòng 810 3,7 4,4 85 9,25
41 Phòng 1901 1 3,95 1,3 63 4,8
42 Phòng 1902 6,9 3,8 75 3,3
43 Phòng 1903 3,45 7,15 75 6,2
44 Phòng 1904 4,7 6,65
45 Phòng 1905 3,55 5,45 50 14,8
46 Phòng 1906 2,4 10,2
47 Phòng 1908 2,75 11
48 Phòng 1910 3,7 4,4 85 9,25
49 Phòng gym 9,9 6,2 80 16,2

59
PHỤ LỤC 8: CHỌN DÀN NÓNG CHO CÔNG TRÌNH
Model dàn nóng Các dàn nóng thành phần số lượng
RXQ14TAYM RXQ14TAYM 1
RXQ16TAYM RXQ16TAYM 1
RXQ20TNAYM RXQ14TAYM x RXQ8TAYM 1
RXQ26TANYM RXQ14TAYM x RXQ12TAYM 1
RXQ36TANYM RXQ12TAYM x RXQ12TAYM x RXQ12TAYM 6
RXQ40TANYM RXQ16TAYM x RXQ12TAYM x RXQ12TAYM 2
RXQ42TANYM RXQ16TAYM x RXQ14TAYM x RXQ12TAYM 1

60
PHỤ LỤC 9: DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH
Số Đơn giá (VNĐ) Thành tiền (VNĐ)
Chủng loại Xuất xứ Đơn vị
STT lượng Nhân
Vật liệu Vật liệu Nhân công
công
Dàn lạnh kiểu giấu trần
1 nối ống gió FXSQ20PVE Daikin Bộ 3,0 11.320.000 650.000 33.960.000 1.950.000
Công suất 2,2 kW
Dàn lạnh kiểu giấu trần
2 nối ống gió FXSQ32PVE Daikin Bộ 3,0 12.908.000 650.000 38.724.000 1.950.000
Công suất 3,6 kW
Dàn lạnh kiểu giấu trần
3 nối ống gió FXSQ40PVE Daikin Bộ 22,0 13.256.000 650.000 291.632.000 14.300.000
Công suất 4,5 kW
Dàn lạnh kiểu giấu trần
4 nối ống gió FXSQ50PVE Daikin Bộ 32,0 14.095.000 650.000 451.040.000 20.800.000
Công suất 5,6 kW
Dàn lạnh kiểu giấu trần
5 nối ống gió FXSQ63PVE Daikin Bộ 21,0 15.259.000 650.000 320.439.000 13.650.000
Công suất 7,1 kW
Dàn lạnh kiểu giấu trần
6 nối ống gió FXSQ80PVE Daikin Bộ 68,0 17.760.000 650.000 1.207.680.000 44.200.000
Công suất 9 kW
Dàn lạnh kiểu giấu trần
nối ống gió
7 Daikin Bộ 9,0 19.051.000 650.000 171.459.000 5.850.000
FXSQ100PVE
Công suất 11,2 kW
Dàn lạnh kiểu giấu trần
8 Daikin Bộ 11,0 23.165.000 650.000 254.815.000 7.150.000
nối ống gió
61
FXSQ140PVE
Công suất 16 kW
Bộ chia gas dàn lạnh
9 Daikin Bộ 39,0 1.230.000 99.750 47.970.000 3.890.250
model KHRP26A22T
Bộ chia gas dàn lạnh
10 Daikin Bộ 70,0 1.449.000 99.750 101.430.000 6.982.500
model KHRP26A33T
Bộ chia gas dàn lạnh
11 Daikin Bộ 33,0 1.890.000 99.750 62.370.000 3.291.750
model KHRP26A72T
Bộ chia gas dàn lạnh
12 model KHRP26A72T + Daikin Bộ 13,0 2.961.000 99.750 38.493.000 1.296.750
KHRP26M72TP
Dàn nóng VRV model
13 RXQ14TAYM có công Daikin Bộ 1,0 181.000.000 5.956.000 181.000.000 5.956.000
suất lạnh 40 kW
Dàn nóng VRV model
14 RXQ16TAYM có công Daikin Bộ 1,0 206.000.000 7.463.000 206.000.000 7.463.000
suất lạnh 45 kW
Dàn nóng VRV model
cụm
RXQ20TAYM có công
15 suất lạnh 55,9 kW (gồm Daikin Cụm 1,0 277.200.000 9.560.000 277.200.000 9.560.000
tổ hợp máy
RXQ14TAYM +
RXQ8TAYM)
Dàn nóng VRV model
cụm
16 RXQ26TAYM có công Daikin Cụm 1,0 340.200.000 11.786.000 340.200.000 11.786.000
suất lạnh 73,5 kW (gồm
tổ hợp máy
62
RXQ14TAYM +
RXQ12TAYM)

Dàn nóng VRV model


cụm
RXQ36TAYM có công
17 suất lạnh 101 kW (gồm tổ Daikin Cụm 6,0 474.200.000 15.732.000 2.845.200.000 94.392.000
hợp máy RXQ12TAYM
+ RXQ12TAYM +
RXQ12TAYM)
Dàn nóng VRV model
cụm
RXQ40TAYM có công
18 suất lạnh 112 kW (gồm tổ Daikin Cụm 2,0 572.000.000 17.120.000 1.144.000.000 34.240.000
hợp máy RXQ16TAYM
+ RXQ12TAYM +
RXQ12TAYM)
Dàn nóng VRV model
cụm
RXQ42TAYM có công
19 suất lạnh 119 kW (gồm tổ Daikin Cụm 1,0 597.000.000 18.180.000 597.000.000 18.180.000
hợp máy RXQ16TAYM
+ RXQ14TAYM +
RXQ12TAYM)
Bộ chia gas dàn nóng
20 Daikin bộ 9,0 4.400.000 99.750 39.600.000 897.750
model BHFP22P151
Bộ chia gas dàn nóng
21 Daikin bộ 2,0 2.500.000 99.750 5.000.000 199.500
model BHFP22P100

63
Ống dẫn gas đường kình Toàn
22 100 m 1,5 2.229.342 35.000 3.321.720 52.150
6,4 mm Phát
Ống dẫn gas đường kình Toàn
23 100 m 7,2 3.518.781 35.000 25.370.411 252.350
9,5 mm Phát
Ống dẫn gas đường kình Toàn
24 100 m 2,2 4.787.590 35.000 10.628.450 77.700
12,7 mm Phát
Ống dẫn gas đường kình Toàn
25 100 m 6,4 6.076.371 35.000 38.645.720 222.600
15,9 mm Phát
Ống dẫn gas đường kình Toàn
26 100 m 2,7 8.974.032 35.000 23.960.665 93.450
19,1 mm Phát
Ống dẫn gas đường kình Toàn
27 100 m 4,9 10.523.112 35.000 51.352.787 170.800
22,2 mm Phát
Ống dẫn gas đường kình Toàn
28 100 m 2,3 16.319.589 35.000 37.698.251 80.850
28,6 mm Phát
Ống dẫn gas đường kình Toàn
29 100 m 1,5 18.542.571 35.000 28.184.708 53.200
31,8 mm Phát
Ống dẫn gas đường kình Toàn
30 100 m 0,1 20.101.118 35.000 1.809.101 3.150
34,9 mm Phát
Ống dẫn gas đường kình Toàn
31 100 m 4,3 27.693.595 35.000 119.636.330 151.200
41,3 mm Phát
Bảo ôn cách nhiệt ống
32 đồng đường kính 6,4 mm Insuflex 100 m 1,5 2.060.456 200.000 3.070.079 298.000
dày 19 mm
Bảo ôn cách nhiệt ống
33 đồng đường kính 9,5 mm Insuflex 100 m 7,2 2.219.322 200.000 16.001.312 1.442.000
dày 19 mm
Bảo ôn cách nhiệt ống
34 đồng đường kính 12,7 Insuflex 100 m 2,2 2.551.005 200.000 5.663.231 444.000
mm dày 19 mm
64
Bảo ôn cách nhiệt ống
35 đồng đường kính 15,9 Insuflex 100 m 6,4 2.822.382 200.000 17.950.350 1.272.000
mm dày 19 mm
Bảo ôn cách nhiệt ống
36 đồng đường kính 19,1 Insuflex 100 m 2,7 3.154.065 200.000 8.421.354 534.000
mm dày 19 mm
Bảo ôn cách nhiệt ống
37 đồng đường kính 22,2 Insuflex 100 m 4,9 3.433.543 200.000 16.755.690 976.000
mm dày 19 mm
Bảo ôn cách nhiệt ống
38 đồng đường kính 28,6 Insuflex 100 m 2,3 6.720.222 200.000 15.523.713 462.000
mm dày 19 mm
Bảo ôn cách nhiệt ống
39 đồng đường kính 31,8 Insuflex 100 m 1,5 7.020.235 200.000 10.670.757 304.000
mm dày 19 mm
Bảo ôn cách nhiệt ống
40 đồng đường kính 34,9 Insuflex 100 m 0,1 7.642.964 200.000 687.867 18.000
mm dày 19 mm
Bảo ôn cách nhiệt ống
41 đồng đường kính 41,3 Insuflex 100 m 4,3 8.839.034 200.000 38.184.627 864.000
mm dày 19 mm
Ống nước UPVC Ø27 dày Tiền
42 m 674,7 12.000 22.000 8.096.400 14.843.400
1,6 mm Phong
Ống nước UPVC Ø34 dày Tiền
43 m 210,4 18.364 28.000 3.863.786 5.891.200
2,0 mm Phong
Ống nước UPVC Ø42 dày Tiền
44 m 28,1 23.545 35.000 661.615 983.500
2,0 mm Phong
Ống nước UPVC Ø48 dày Tiền
45 m 12,8 28.364 38.000 363.059 486.400
2,3 mm Phong

65
Ống nước UPVC Ø60 dày Tiền
46 m 19,2 40.636 34.000 780.211 652.800
2,3 mm Phong
Ống nước UPVC Ø90 dày Tiền
47 m 42,5 63.364 50.000 2.692.970 2.125.000
2,7 mm Phong
Bảo ôn ống nước ngưng
48 Insuflex 100 m 6,77 3.911.077 200.000 26.466.258 1.353.400
Ø27 dày 13 mm
Bảo ôn ống nước ngưng
49 Insuflex 100 m 2,12 4.283.299 200.000 9.097.727 424.800
Ø34 dày 13 mm
Bảo ôn ống nước ngưng
50 Insuflex 100 m 0,30 5.135.130 200.000 1.545.674 60.200
Ø42 dày 13 mm
Bảo ôn ống nước ngưng
51 Insuflex 100 m 0,15 5.641.636 200.000 834.962 29.600
Ø48 dày 13 mm
Bảo ôn ống nước ngưng
52 Insuflex 100 m 0,21 6.493.877 200.000 1.376.702 42.400
Ø60 dày 13 mm
Bảo ôn ống nước ngưng
53 Insuflex 100 m 0,45 8.976.684 200.000 3.994.624 89.000
Ø90 dày 13 mm
Tiền
54 Co 45 độ Ø27 cái 392,0 1.818 3.200 712.656 1.254.400
Phong
Tiền
55 Co 45 độ Ø34 cái 115,0 2.636 3.200 303.140 368.000
Phong
Tiền
56 Co 45 độ Ø42 cái 6,0 4.000 3.200 24.000 19.200
Phong
Tiền
57 Co 45 độ Ø90 cái 6,0 33.091 3.200 198.546 19.200
Phong
Tiền
58 Ba chạc 45 độ Ø27 cái 80,0 5.636 3.200 450.880 256.000
Phong
Tiền
59 Ba chạc 45 độ Ø34 cái 69,0 5.818 3.200 401.442 220.800
Phong

66
Tiền
60 Ba chạc 45 độ Ø42 cái 6,0 7.818 3.200 46.908 19.200
Phong
Tiền
61 Ba chạc 45 độ Ø48 cái 4,0 15.091 3.200 60.364 12.800
Phong
Tiền
62 Ba chạc 45 độ Ø60 cái 6,0 20.273 3.200 121.638 19.200
Phong
Tiền
63 Ba chạc 45 độ Ø90 cái 12,0 47.727 3.200 572.724 38.400
Phong
Đầu nối chuyển bật Ø34- Tiền
64 cái 17,0 2.273 3.200 38.641 54.400
Ø27 Phong
Đầu nối chuyển bật Ø42- Tiền
65 cái 1,0 2.818 3.200 2.818 3.200
Ø27 Phong
Đầu nối chuyển bật Ø42- Tiền
66 cái 11,0 3.000 3.200 33.000 35.200
Ø34 Phong
Đầu nối chuyển bật Ø48- Tiền
67 cái 4,0 3.909 3.200 15.636 12.800
Ø34 Phong
Đầu nối chuyển bật Ø60- Tiền
68 cái 1,0 8.273 3.200 8.273 3.200
Ø48 Phong
Đầu nối chuyển bật Ø60- Tiền
69 cái 6,0 7.818 3.200 46.908 19.200
Ø34 Phong
Đầu nối chuyển bật Ø90- Tiền
70 cái 1,0 20.545 3.200 20.545 3.200
Ø60 Phong
Đầu nối chuyển bật Ø90- Tiền
71 cái 6,0 21.182 3.200 127.092 19.200
Ø34 Phong
Đầu nối chuyển bật Ø90- Tiền
72 cái 6,0 18.273 3.200 109.638 19.200
Ø42 Phong
Ống vuông tôn mạ kẽm
73 Hải Anh m 176,8 73.000 36.500 12.903.115 6.451.558
100x100

67
Ống vuông tôn mạ kẽm
74 Hải Anh m 193,4 87.000 43.500 16.825.800 8.412.900
150x100
Ống vuông tôn mạ kẽm
75 Hải Anh m 65,8 101.000 50.500 6.645.800 3.322.900
200x100
Ống vuông tôn mạ kẽm
76 Hải Anh m 54,3 115.000 57.500 6.244.500 3.122.250
250x100
Ống vuông tôn mạ kẽm
77 Hải Anh m 7,0 129.000 64.500 903.000 451.500
300x100
Ống vuông tôn mạ kẽm
78 Hải Anh m 7,7 143.000 71.500 1.101.100 550.550
350x100
Ống vuông tôn mạ kẽm
79 Hải Anh m 3,1 157.000 78.500 486.700 243.350
400x100
Ống vuông tôn mạ kẽm
80 Hải Anh m 1,6 171.000 85.500 273.600 136.800
450x100
Ống vuông tôn mạ kẽm
81 Hải Anh m 11,7 115.000 57.500 1.345.500 672.750
200x150
Ống vuông tôn mạ kẽm
82 Hải Anh m 7,3 143.000 71.500 1.043.900 521.950
300x150
Ống vuông tôn mạ kẽm
83 Hải Anh m 4,1 157.000 78.500 643.700 321.850
350x150
84 Van gió tròn Ø100 Hải Anh m 110 245.000 11.000 26.950.000 1.210.000
Ống gió mềm không bảo
85 Hadra 8m 19,0 62.000 64.000 1.178.000 1.216.000
ôn Ø100
Ống gió mềm có bảo ôn
86 Hadra 8m 17,0 162.000 95.200 2.754.000 1.618.400
Ø150
Ống gió mềm có bảo ôn
87 Hadra 8m 506,2 207.000 119.000 104.784.694 60.238.544
Ø200
Ống gió mềm có bảo ôn
88 Hadra 8m 21,2 243.000 141440 5.145.525 2.994.992
Ø250
68
Chân rẽ ống gió vuông
89 Hải Anh cái 45,0 105.000 52.500 4.725.000 2.362.500
tròn Ø100 L100
Chân rẽ ống gió vuông
90 Hải Anh cái 99,0 105.000 52.500 10.395.000 5.197.500
100x100 L100
Chân rẽ ống gió vuông
91 Hải Anh cái 3,0 120.000 60.000 360.000 180.000
100x150 L150
Côn thu
92 Hải Anh cái 17,0 80.000 40.000 1.360.000 680.000
150x100/100x100
Côn thu
93 Hải Anh cái 18,0 97.000 48.500 1.746.000 873.000
200x100/150x100
Côn thu
94 Hải Anh cái 17,0 110.000 55.000 1.870.000 935.000
250x100/200x100
Côn thu
95 Hải Anh cái 2,0 125.000 62.500 250.000 125.000
300x100/250x100
Côn thu
96 Hải Anh cái 1,0 155.000 77.500 155.000 77.500
350x100/300x100
Côn thu
97 Hải Anh cái 3,0 140.000 70.000 420.000 210.000
350x100/250x100
Côn thu
98 Hải Anh cái 1,0 170.000 85.000 170.000 85.000
400x100/350x100
Côn thu
99 Hải Anh cái 1,0 185.000 92.500 185.000 92.500
450x100/400x100
Côn thu
100 Hải Anh cái 1,0 140.000 70.000 140.000 70.000
300x150/200x150
Côn thu
101 Hải Anh cái 1,0 170.000 85.000 170.000 85.000
350x150/300x150
Côn thu vuông tròn
102 Hải Anh cái 12,0 80.000 40.000 960.000 480.000
150x100/Ø100

69
Côn thu vuông tròn
103 Hải Anh cái 3,0 155.000 77.500 465.000 232.500
350x100/Ø260
Côn thu vuông tròn
104 Hải Anh cái 12,0 110.000 55.000 1.320.000 660.000
250x100/Ø240
Côn thu vuông tròn
105 Hải Anh cái 1,0 125.000 62.500 125.000 62.500
300x100/Ø240
Côn thu vuông tròn
106 Hải Anh cái 2,0 97.000 48.500 194.000 97.000
200x100/Ø240
Côn thu vuông tròn
107 Hải Anh cái 2,0 140.000 70.000 280.000 140.000
350x150/Ø280
Côn thu vuông tròn
108 Hải Anh cái 2,0 170.000 85.000 340.000 170.000
450x100/Ø280
109 Cút vuông 90 độ 100x100 Hải Anh cái 1,0 105.000 52.500 105.000 52.500
110 Cút vuông 90 độ 200x100 Hải Anh cái 2,0 120.000 60.000 240.000 120.000
111 Cút vuông 90 độ 200x150 Hải Anh cái 2,0 135.000 67.500 270.000 135.000
112 Cút vuông 90 độ 250x100 Hải Anh cái 25,0 135.000 67.500 3.375.000 1.687.500
113 Cút vuông 90 độ 300x100 Hải Anh cái 2,0 150.000 75.000 300.000 150.000
114 Cút vuông 90 độ 350x100 Hải Anh cái 6,0 173.000 86.500 1.038.000 519.000
115 Cút vuông 90 độ 350x150 Hải Anh cái 2,0 195.000 97.500 390.000 195.000
116 Cút vuông 90 độ 450x100 Hải Anh cái 2,0 220.000 110.000 440.000 220.000
117 Hộp gió 450x300x200 Hải Anh cái 6,0 180.000 90.000 1080.000 540.000
118 Hộp gió 550x300x200 Hải Anh cái 22,0 220.000 110.000 4.840.000 2.420.000
119 Hộp gió 900x300x200 Hải Anh cái 121,0 390.000 195.000 47.190.000 23.595.000
120 Hộp gió 1300x300x200 Hải Anh cái 9,0 450.000 225.000 4.050.000 2.025.000
121 Hộp gió 1450x300x200 Hải Anh cái 20,0 484.000 242.000 9.680.000 4.840.000
122 Hộp gió 600x300x200 Hải Anh cái 6,0 260.000 130.000 1.560.000 780.000
123 Hộp gió 750x300x200 Hải Anh cái 22,0 295.000 147.500 6.490.000 3.245.000
124 Hộp gió 1050x300x200 Hải Anh cái 121,0 295.000 147.500 35.695.000 17.847.500
70
125 Hộp gió 1650x300x200 Hải Anh cái 11,0 692.000 346.000 7.612.000 3.806.000
126 Hộp gió 300x250x400 Hải Anh cái 1,0 193.000 96.500 193000 96.500
127 Hộp gió 450x250x400 Hải Anh cái 2,0 260.000 130.000 520.000 260.000
128 Hộp gió 400x250x400 Hải Anh cái 12,0 240.000 120.000 2.880.000 1.440.000
129 Hộp gió 500x250x400 Hải Anh cái 3,0 283.000 141.500 849.000 424.500
130 Hộp gió 700x250x400 Hải Anh cái 1,0 355.000 177.500 355.000 177.500
131 Hộp gió 800x250x400 Hải Anh cái 1,0 422.000 211.000 422.000 211.000
132 Hộp gió 600x200x200 Hải Anh cái 49,0 200.000 100.000 9.800.000 4.900.000
133 Hộp gió 800x200x200 Hải Anh cái 93,0 255.000 127.500 23.715.000 11.857.500
134 Hộp gió 1100x200x250 Hải Anh cái 17,0 295.000 147.500 5.015.000 2.507.500
135 Hộp gió 1350x200x250 Hải Anh cái 22,0 450.000 225.000 9.900.000 4.950.000
136 Hộp gió 500x150x200 Hải Anh cái 4,0 130.000 65.000 520.000 260.000
137 Hộp gió 400x400x200 Hải Anh cái 89,0 200.000 100.000 17.800.000 8.900.000
138 Hộp gió 350x350x200 Hải Anh cái 24,0 160.000 80.000 3.840.000 1.920.000
139 Hộp gió 250x250x200 Hải Anh cái 8,0 120.000 60.000 960.000 480.000
140 Hộp gió 300x250x400 Hải Anh cái 1,0 193.000 96.500 193.000 96.500
141 Louver 450x250 Hadra cái 2,0 136.000 68.000 272.000 136.000
142 Louver 400x250 Hadra cái 12,0 122.000 61.000 1.464.000 732.000
143 Louver 500x250 Hadra cái 3,0 157.000 78.500 471.000 235.500
144 Louver 700x250 Hadra cái 1,0 200.000 100.000 200.000 100.000
145 Louver 800x250 Hadra cái 1,0 223.000 111.500 223.000 111.500
146 Miệng gió nan T 600x200 Hadra cái 49,0 150.000 75.000 7.350.000 3.675.000
147 Miệng gió nan T 800x200 Hadra cái 89,0 255.000 127.500 22.695.000 11.347.500
Miệng gió nan T
148 Hadra cái 17,0 275.000 137.500 4.675.000 2.337.500
1100x200
Miệng gió nan T
149 Hadra cái 22,0 325.000 162.500 7.150.000 3.575.000
1350x200
71
150 Miệng gió nan T 500x150 Hadra cái 4,0 95.000 47.500 380000 190.000
Miệng gió khuếch tán
151 Hadra cái 6,0 257.000 128500 1542000 771.000
400x400
Miệng gió nan thẳng
152 Hadra cái 83,0 257.000 128500 21331000 10.665.500
400x400
Miệng gió khuếch tán
153 Hadra cái 5,0 191.000 95500 955000 477.500
350x350
Miệng gió khuếch tán
154 Hadra cái 19,0 191.000 95.500 3629000 1.814.500
350x350
Miệng gió khuếch tán
155 Hadra cái 4,0 147.000 735.00 588.000 294.000
250x250
Miệng gió nan thẳng
156 Hadra cái 4,0 147.000 73.500 588.000 294.000
250x250
157 Quạ gió MTS 252 Fantech cái 3,0 14.152.000 700.000 42.456.000 2.100.000
158 Quạt gió MTP 252 Fantech cái 15,0 9.617.000 700.000 144.255.000 10.500.000
159 Quạt gió SCEEC25 Fantech cái 2,0 19.240.000 700.000 38.480.000 1.400.000
Tổng thành tiền (chưa thuế VAT 10%)(VNĐ) 10.507.549.634
Tổng thành tiền sau thuế VAT (VNĐ) 11.558.304.598

72
PHỤ LỤC 10: BẢN VẼ THIẾT KẾ

73

You might also like