You are on page 1of 3

ĐỀ HSG 9 - 1

Lịch sử nhiều quốc gia, nhiều đất nước từ lâu đã được viết không chỉ bằng máu, mà còn
bằng mực, bằng bút viết trên giấy.
(Raxun Gamzatop)
Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên? Qua bài thơ Đồng chí của Chính Hữu và Bài
thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật hãy làm sáng tỏ.

YÊU CẦU
I. Về hình thức
Biết cách làm bài nghị luận văn học, sử dụng kết hợp các thao tác lập luận giải quyết một vấn đề
lý luận theo định hướng yêu cầu của đề bài. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi
chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
II. Về nội dung
Có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo rõ các ý sau:
1. Giới thiệu vấn đề nghị luận, trích dẫn nguyên văn nhận định của Raxun Gamdatop
2. Giải thích
-“Lịch sử”: trong nhận định của Gamzatop chỉ hiện thực đời sống.
-“Máu”: biểu tượng cho sự anh dũng kiên cường, xả thân để bảo vệ Tổ quốc
- “Bút”, “mực viết trên giấy”: biểu tượng cho tác phẩm văn học, cho nghệ thuật ngôn từ
-> Nhận định của Raxun Gamzatop khẳng định một chân lí nghệ thuật: văn học gắn liền với đời
sống, phản ánh đời sống một cách chân xác và sinh động.
3. Bàn luận, lí giải: Ý kiến của nhà thơ Raxun Gamzatop là hoàn toàn xác đáng, bởi vì:
- Xuất phát từ đặc trưng của văn học: “Văn học và cuộc sống là hai vòng tròn đồng tâm, mà tâm
điểm là con người” (Nguyễn Minh Châu). Hiện thực đã cung cấp đề tài, môi trường thể nghiệm,
cảm hứng và ngôn ngữ cho người nghệ sĩ chắp bút sáng tạo. Do đó, tất yếu hiện thực sẽ đổ bóng
lên trang viết rất đậm nét và “lịch sử nhiều quốc gia, nhiều đất nước” “được viết bằng mực, bằng
bút viết trên giấy”.
- Nhà văn là “người thư kí trung thành của thời đại” (Banzac). Bằng cảm quan hiện thực sắc sảo,
người nghệ sĩ ghi lại bao bộn bề của cuộc sống một cách chân thực, khách quan.
- Trước khi là một nghệ sĩ, người cầm bút đã là một công dân có ý thức trách nhiệm với cộng
đồng, dân tộc. Họ thực hiện sứ mệnh công dân bằng ngòi bút nên đã ghi lại lịch sử đất nước mình
một cách sinh động trong các tác phẩm văn học.
- Mục đích tối hậu của văn học là cuộc đời, cuộc đời là nơi đi đến của văn học. Vì thế càng bám
sát hiện thực (dù là những rung chuyển dữ dội hay những lát cắt bình yên của lịch sử) thì văn học
càng trở thành những thước phim quý giá. Lịch sử của nhiều đất nước đã đi vào văn học chính là
bởi lẽ đó.

1
4. Chứng minh
- Phân tích theo đặc trưng thể loại thơ trữ tình; gắn với hoàn cảnh ra đời, thời đại văn học,.... Chú
ý phân tích định hướng để làm sáng tỏ vấn đề cần nghị luận: Văn học phản ánh hiện thực cuộc
sống. Cụ thể:
+ Qua hình tượng người lính trong bài thơ “Đồng chí”, Chính Hữu đã khắc họa rõ rét hiện thực
của đất nước ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp trường kì 1946-1954. Dân tộc ta đã tiến hành
kháng chiến với bao gian khổ, thiếu thốn (qua các hình ảnh cụ thể, sinh động: áo rách, quần vá,
chân không giày, sốt run người, đêm rét chung chăn, rừng hoang sương muối,...). Lực lượng
chính là người lính nông dân từ những vùng quê nghèo khó (nước mặn đồng chua, đất cày lên sỏi
đá), hội tụ về thành đồng chí, đồng đội, đồng chí hướng, đồng nhiệm vụ cầm súng bảo vệ độc lập
tự do cho dân tộc. Từ buổi đầu xa lạ, họ đã thành “đồng chí” tri âm, tri kỉ, “thương nhau tay nắm
lấy bàn tay” vượt lên tất cả, với niềm lạc quan tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng (đầu súng trăng
treo).
+ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” vừa mang thanh khí của thời đại, vừa mang tầm vóc của
lịch sử. Đó là tiếng nói của hiện thực hào hùng, oanh liệt thời chống Mĩ, kết tinh qua hình tượng
những chiếc xe không kính và người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn ác liệt.
• Dưới mưa bom bão đạn của kẻ thù, những chiếc xe đã biến thành dị dạng: không kính, không
đèn, không mui... song chẳng kẻ thù nào có thể ngăn nổi. Những chiếc xe vẫn ngày đêm băng qua
đạn bom, thẳng tiến ra mặt trận. Hình ảnh trần trụi, nhưng độc đáo, sáng tạo này đã trở thành biểu
tượng của một dân tộc anh hùng, phản ánh đúng tính chất khốc liệt của chiến tranh.
• Hình tượng những người lính lái xe với tư thế ung dung, tinh thần lạc quan, yêu đời, thái độ coi
thường hiểm nguy, trẻ trung, hồn nhiên, ấm áp trong tình đồng đội, đồng chí, quyết tâm giải
phóng miền Nam... đã trở thành biểu tượng đẹp của tuổi trẻ Việt Nam thời chống Mĩ: hào hùng,
hào hoa, bi tráng.
-> Với tư cách là hai nhà thơ - chiến sĩ, Chính Hữu và Phạm Tiến Duật đã “hát đúng giai
điệu về thời đại mình và miêu tả nó một cách trung thực bằng hình ảnh hấp dẫn, không chút giả
tạo”. Quả đúng là “Lịch sử nhiều quốc gia, nhiều đất nước từ lâu đã được viết không chỉ bằng
máu, mà còn bằng mực, bằng bút viết trên giấy”.
5. Bàn luận, mở rộng, nâng cao, rút ra bài học cho người sáng tạo và tiếp nhận
- Nhận định rất sâu sắc, được rút ra từ chính sự trăn trở của Raxun Gamzatop trong suốt cuộc đời
cầm bút.
- Raxun Gamzatop đã có sự gặp gỡ với quan niệm tiến bộ của rất nhiều nhà nhà văn, nhà thơ lớn
(mở rộng các ý kiến tương đồng).
- Văn học phản ánh cuộc sống nhưng không sao chép y nguyên, mà đó là “hiện thực bậc hai”
được lắng lọc qua lăng kính chủ quan của nghệ sĩ. Đồng thời, bức tranh hiện thực ấy được thể
hiện thông qua những đặc trưng riêng của nghệ thuật ngôn từ (ngôn ngữ văn học có tính hình

2
tượng, biểu cảm, cá thể hóa, phi vật thể về không gian, thời gian,…), nên vừa chân xác, vừa có
sức lay động sâu xa.
- Yêu cầu đối với người sáng tạo: để có thể phản ánh đời sống một cách khái quát và bản chất
nhất, người viết cần phải có cảm quan hiện thực sắc sảo, gắn bó máu thịt với cuộc đời. Đặc biệt,
người viết cần phải có tài năng để sáng tạo những hình tượng nghệ thuật độc đáo, mang âm vang
của thời đại.
- Yêu cầu đối với người tiếp nhận: Để có thể lĩnh hội trọn vẹn bức thông điệp thẩm mĩ trong tác
phẩm, người đọc cần tiếp nhận tác phẩm trong mối liên hệ với thời đại mà nó ra đời, không ngừng
học tập, tích lũy vốn sống, nâng cao năng lực cảm thụ, để có thể tri âm, đồng sáng tạo với tác giả.
6. Khái quát vấn đề nghị luận: khẳng định tính đúng đắn và ý nghĩa của nhận định.

………………….Hết…………………..

You might also like