You are on page 1of 9

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG

***

SEMINAR MÔN AN TOÀN SINH HỌC

GM FOOD RISK ASSESSMENT

Người hướng dẫn: TS TRẦN THỊ DUNG

Người thực hiện: Nguyễn Vũ Tố Phương 62101167

Nguyễn Lê Ngọc Bích 62101088

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022


Mụ c Lụ c
1. GM food là gì ?..................................................................................
2. Rủi ro khi sử dụng GM food:...........................................................
a) Ảnh hưởng đến môi trường:.............................................................
b) Ảnh hưởng đến sức khỏe con người:................................................
3. Đánh giá rủi ro:.................................................................................
a) Nguyên tắc khi đánh giá:..................................................................
b) Quy trình đánh giá:...........................................................................
c) Những thông số cần xem xét:...........................................................
d) Đánh giá rủi ro đối với môi trường:.................................................
e) Đánh giá rủi ro đối với sức khỏe con người:....................................
4. Quản lý rủi ro GM food :..................................................................
a) Khái niệm quản lý rủi ro:..................................................................
b) Quản lý rủi ro :.................................................................................
a) GM food là gì ?
- GM food (Genetically Modified food): là những thực phẩm biến đổi gen
được dùng để chỉ các loại thực phẩm có thành phần từ cây trồng biến đổi
gen, động vật biến đổi gen (động vật chuyển gen) – hay còn gọi là thực
phẩm GM, hoặc còn gọi là thực phẩm công nghệ sinh học (CNSH).
- Trong kỹ thuật biến đổi này, người ta có thể thêm hoặc bỏ bớt gen. Nếu
thêm gen vào một sinh vật nào đó, người ta thường chọn gen từ loài khác.
Để làm được việc đó người ta có thể gắn gen ngoại lai vào một virus rồi
đưa vào tế bào vật chủ, hoặc đưa DNA ngoại lai vào nhân của tế bào bằng
ống tiêm. Một số chủng vi khuẩn cũng có thể chuyển gene vào tế bào và
giới khoa học đã tận dụng chúng để tạo ra GMC (genetically modified
crops).
- Thực phẩm biến đổi gen thông dụng hiện nay là cây trồng biến đổi gen là
những cây mà vật liệu di truyền của chúng được biến đổi theo ý muốn
chủ quan của con người nhờ những công nghệ sinh học hiện đại, hay còn
gọi là công nghệ gene. Cây trồng biến đổi gene đã phát triển nhiều năm
trên thế giới và việc sử dụng đang theo xu hướng gia tăng, trong đó có hai
cường quốc nông nghiệp châu Á là Trung Quốc và Ấn Độ.

b) Rủi ro khi sử dụng GM food:


c) Ảnh hưởng đến môi trường:

- Phát tán gene: vấn đề “ô nhiễm gene” là một trong những lo ngại chính
về ảnh hưởng của GMO đối với môi trường. Gió, mưa, côn trùng, thụ
phấn có thể mang những hạt phấn của GMC sang các cánh đồng canh tác
truyền thống bên cạnh và gây ô nhiễm gene do khả năng xảy ra lai chéo
của gene được chuyển trong GMC với các cây họ hàng hoang dại. Nguy
cơ tiềm ẩn này cần được đánh giá trước khi chuyển gene cũng như cần
được kiểm soát sau khi cây trồng được giải phóng vào môi trường.
- Ảnh hưởng đến các loài sinh vật không cần diệt : một số nghiên cứu chỉ
ra rằng các giống cây kháng côn trùng, kháng sâu bệnh cũng gây ảnh
hưởng bất lợi đến các côn trùng có ích và một số loài chim.
VD: Một số nghiên cứu trên tạp chí Nature chứng minh rằng phấn
hoa từ cây ngô biến đổi gen – ngô được ghép gen của vi khuẩn
Bacillus thuringiensis có thể gây chết loài bướm vua. Do phấn hoa
của ngô Bt bị gió cuốn sang cây bông tai mọc ở các cánh đồng gần
đó nên bướm vua ăn vào và sẽ bị tiêu diệt. Theo nghiên cứu của
Cục Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) và một số tổ chức khoa học
phi Chính phủ, các chất độc trong ngô Bt còn có khả năng tiêu diệt
2
ấu trùng của các loài côn trùng khác chứ không chỉ là diệt sâu đục
thân ngô.
- Ảnh hưởng đến vi khuẩn đất và chu trình nito
- Ảnh hưởng gián tiếp đến môi trường : ảnh hưởng phát sinh khi thay đổi
cách quản lí nông nghiệp.
VD: giảm hiệu quả thuốc trừ sâu, tạo ra các “siêu cỏ” có khả năng
kháng thuốc diệt cỏ.

d) Ảnh hưởng đến sức khỏe con người:

- Kháng kháng sinh: Do các loại gen kháng kháng sinh được sử dụng để
đưa vào các giống ngô và đậu nành (nhằm mục đích nông nghiệp) nên có
những mối lo ngại rằng đây có thể liên quan đến tình trạng kháng kháng
sinh trên người. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có nghiên cứu xác nhận điều
này.
- Có khả năng gây bệnh: Một số nhà nghiên cứu cho rằng ăn thực phẩm
GMO có thể góp phần vào sự phát triển của bệnh ung thư. Họ cho rằng
đột biến DNA trong biến đổi gen khiến việc đưa các gen mới vào cơ thể
rất nguy hiểm. Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS) đã nói rằng không có
bằng chứng cho điều này. Tuy nhiên, họ lưu ý rằng không có bằng chứng
về tác hại không có nghĩa là có bằng chứng về sự an toàn.
- Gây ra các triệu chứng dị ứng: theo Trung tâm thống kê y tế quốc gia Hoa
Kỳ, tình trạng dị ứng thực phẩm ở trẻ em dưới 18 tuổi đã tăng từ 3,4%
vào năm 1997 – 1999 lên tới 5,1% vào năm 2009-2011. Chưa có những
bằng chứng khoa học cụ thể đề cập rằng tình trạng dị ứng thực phẩm có
liên quan tới thực phẩm biến đổi gen, tuy nhiên cần thêm những nghiên
cứu để làm sáng tỏ mối quan hệ trên. Theo đánh giá của FAO và WHO
về khả năng gây dị ứng của các loại thực phẩm biến đổi gen trên thị
trường thì hiện nay, chưa tìm thấy một phản ứng dị ứng nào có liên quan
đến thực phẩm biến đổi gen.

e) Đánh giá rủi ro:


- Đánh giá rủi ro là quá trình đánh giá khoa học nhằm xem xét các khả
năng trước mắt hoặc lâu dài, xảy ra các rủi ro (ảnh hưởng không có lợi)
đối với sức khoẻ con người và môi trường sinh thái tự nhiên khi sử dụng
các đối tượng GMO cụ thể.
a) Nguyên tắc khi đánh giá:
- Đánh giá rủi ro phải minh bạch và được tiến hành trên cơ sở khoa học của
các kỹ thuật đánh giá rủi ro đã được công nhận, trong đó có quan tâm đến
các hướng dẫn và tư vấn do các tổ chức quốc tế liên quan xây dựng.

3
- Thiếu kiến thức khoa học hoặc không có đủ dữ liệu khoa học thì không
nên khẳng định cấp độ rủi ro là đặc biệt, không có rủi ro hoặc rủi ro có
thể chấp nhận được.
- Các rủi ro liên quan với GMO hoặc sản phẩm của chúng cần được xem
xét trong bối cảnh rủi ro gây ra bởi các sinh vật nhận không biến đổi gen
hoặc các sinh vật bố mẹ trong môi trường nhận tiềm tàng.
- Đánh giá rủi ro nên tiến hành theo từng trường hợp cụ thể.
b) Quy trình đánh giá:

Gồm có 5 bước:
- Xác định các nguy cơ rủi ro đối với sức khoẻ con người cũng như đối với
môi trường.
- Ước tính khả năng xảy ra các ảnh hưởng có hại của các nguy cơ này.
- Đánh giá rủi ro phát sinh từ các ảnh hưởng có hại.
- Đưa ra các biện pháp thích hợp để quản lý rủi ro.
- Ước tính các ảnh hưởng tổng thể đến môi trường, bao gồm cả các tác
động có tính tích cực đối với môi trường và sức khoẻ con người.
c) Những thông số cần xem xét:

- Các đặc tính sinh học của sinh vật bố mẹ, sinh vật nhận và sinh vật biến
đổi gen.
- Phương pháp biến đổi gen, sự bền vững của tính trạng mới tạo được,
nguyên liệu sử dụng để biểu hiện, mục đích sử dụng GMO và đặc điểm
của môi trường tiếp nhận.
- Ngoài ra cần xem xét:
+ Môi trường sống tự nhiên
+ Lịch sử ứng dụng các GMOs đó
+ Sự truyền gen
+ Sự ổn định về di truyền
+ Tiềm năng gây bệnh.
+ Đặc tính và bằng chứng về sự biểu hiện protein mong đợi trong sản
phẩm có chứa ADN ngoại lai.
+ Các tác động lên hệ miễn dịch.
+ Những tác động của quá trình sản xuất, chế biến và bảo quản tới vi
sinh vật biến đổi gen.
d) Đánh giá rủi ro đối với môi trường:

- Đa số các thí nghiệm khoa học trong vấn đề này đều chưa mang lại kết
luận cuối cùng. Rất nhiều thí nghiệm đã được thực hiện, nhưng chúng
không cho kết quả đồng nhất, và vì thế mỗi phía đều dùng những số liệu
có lợi cho mình. Ngay cả khi những tiêu cực của việc sử dụng cây trồng

4
biến đổi gien đã được phát hiện, thì cũng luôn có những biện pháp có thể
được thực hiện nhằm giảm thiểu những tác động này. Sau đây là những
tác hại có thể có đến môi trường của GM food:
+ Những tác động không lường trước của cây biến đổi gien đối
với các sinh vật khác vốn không phải là đối tượng chính của
nó: vấn đề này cũng đã được nghiên cứu và các báo cáo đều không
cho một đáp số chung Một nghiên cứu công bố năm 1999 đã cho
thấy phấn hoa của ngô Bt vốn để ngăn ngừa sâu cắn lá lại làm tăng
tỉ lệ chết của sâu của loài bướm bông tai D. plexippus. Thức ăn
chính của loài sâu này là cây cỏ sữa A. syriaca chứ không phải là
ngô. Tuy nhiên, tỉ lệ tử vong của sâu của loài bướm bông tai ở
xung quanh khu vực trồng ngô Bt cao hơn so với ở khu vực trồng
ngô không biến đổi gien đối chứng đã khiến nhóm nghiên cứu nói
trên đưa ra giả định là phấn hoa của ngô Bt bị phát tán theo gió,
bay lên và đậu trên cây cỏ sữa và gây ngộ độc cho sâu của loài
bướm D. plexippus. Tuy nhiên những báo cáo sau này đều cho thấy
sự tăng trưởng và phát triển của loài bướm nói trên cũng như cộng
đồng vi sinh vật có trong môi trường gần nơi trồng ngô Bt là không
có sự khác biệt so với nơi trồng các loại ngô không biến đổi gene.
+ Giảm hiệu quả của việc dùng thuốc trừ sâu: các nhà khoa học lo
ngại rằng việc sử dụng cây trồng có chất Bt sẽ góp phần tạo ra loại
côn trùng kháng lại chất Bt và điều này đã được ghi nhận bởi một
số công trình nghiên cứu gần đây.
+ Tạo ra loại cỏ kháng thuốc diệt cỏ: có thể các loại cỏ sẽ lai tạo
chéo với các giống cây biến đổi gien và kháng lại thuốc diệt cỏ.
Một vài loại cỏ kháng thuốc diệt cỏ đã được phát hiện tại bang
Georgia, Mĩ. Nguyên nhân của việc này được cho rằng khi người
nông dân dùng một lúc nhiều loại thuốc diệt cỏ có độc tính cao
cùng với các phương pháp diệt trừ cơ học (nhổ, cuốc) dẫn đến việc
phát triển gien kháng thuốc trên cỏ chậm lại. Khi dùng cây biến đổi
gien, do chỉ cần dùng một loại thuốc diệt cỏ là glyphosate (một loại
thuốc không có tính độc hại cao bằng các loại thuốc khác) mà
không dùng thêm các phương pháp cơ học đã tạo cơ hội để cỏ dại
phát triển tính kháng rất nhanh đối với thuốc diệt cỏ.
+ Gene được chuyển vào cây biến đổi gien sẽ phát tán và nhiễm
tạp các cây dại trong tự nhiên. Vào năm 2001, có một báo cáo
khoa học cho thấy gien chuyển vào ngô Bt đã được phát hiện ở một
số loại ngô dại ở Mexico, nơi có số lượng cây ngô dại đa dạng nhất
trên thế giới. Tuy nhiên, những khe hở trong phương pháp và kết
quả của nghiên cứu này đã được phân tích và các thí nghiệm sau đó
đều không tìm thấy gene được chuyển vào ngô Bt trong ngô dại 22.
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy các cây trồng có khả năng phát tán
5
hạt phấn và lai tạo tự nhiên với cây khác cùng loài. Do đó, gien
được chuyển vào trong cây biến đổi gien đã được tìm thấy trong
cây dại trong tự nhiên trong bán kính từ 10 m đến 3,8 km. Tuy
nhiên, khả năng này phụ thuộc vào từng loại cây, điều kiện môi
trường và đặc điểm của hạt phấn của từng loại cây.
e) Đánh giá rủi ro đối với sức khỏe con người:

- Mối lo ngại lớn nhất đối với GMO nói chung và GMF nói riêng là những
protein mới tạo ra có thể gây độc hoặc gây dị ứng. Ngoài ra còn có các
nguy cơ khác như giảm nồng độ một số chất dinh dưỡng trong khi lại
tăng nồng độ một số chất khác.
- Vì GMF là thực phẩm được thay đổi cấu trúc gen nhờ sự tác động của
con người nhằm mục đích nâng cao năng suất, sản lượng nên nhiều người
lo ngại rằng nó có thể gây bệnh cho người. Các nghiên cứu gần đây đã
chứng minh: biến đổi gene và các hóa chất được sử dụng để phát triển
GMF có tác động đến khối u làm chúng lớn lên nhanh chóng, có thể gây
nên ung thư.

f) Quản lý rủi ro GM food :


a) Khái niệm quản lý rủi ro:
- Quản lý rủi ro là các biện pháp nhằm giảm thiểu các rủi ro xuống mức
thấp nhất hay mức có thể chấp nhận được. Vấn đề quản lý rủi ro trong
CNSH là việc áp dụng các quy trình và phương pháp để làm giảm các tác
động có hại của một rủi ro xuống mức có thể chấp nhận được.
- Quản lý rủi ro cần được quan tâm ngay giai đoạn tiến hành thực nghiệm
trước khi tạo ra sản phẩm cuối cùng. Trong thực tế, khả năng kiểm soát
được các rủi ro tiềm tàng hoặc đã xác định có thể áp dụng ngay từ quá
trình tạo và thử nghiệm GMO.
b) Quản lý rủi ro :

 Phòng thí nghiệm:


- Tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình thí nghiệm và tiêu chuẩn an toàn sinh
học.
- Lưu ý đặc biệt về việc thu nhặt các hạt để loại bỏ hoặc sử dụng trong
nghiên cứu tiếp theo.
- Dán nhãn cẩn thận và chi tiết để hạn chế nhầm lẫn.
- Đối với các vật liệu cần loại bỏ phải tuân theo quy trình loại thải
- Khử trùng bằng áp suất và các dung dịch tẩy rửa có thành phần thích hợp.
 Quy mô nhà kính:
- Thiết kế để giữ cây trồng ở bên trong cách ly với côn trùng, động vật và
thực vật bên ngoài.
6
- Tăng cường các thiết bị điều khiển và lọc luồng khí đi vào đi ra, khử
trùng tại chỗ các vật liệu thực vật cần loại bỏ và những thiết bị sau khi thí
nghiệm.
- Hạn chế người ra vào khu vực nhà kính.
- Các biện pháp phòng ngừa sự phát tán GMO cũng cần được quan tâm
trong quá trình vận chuyển GMO vào hoặc ra nhà kính, giám sát sự phát
tán GMO trong và sau khi tiến hành thí nghiệm.
 Quy mô đồng ruộng:
- Cách ly vật lý: cách ly vật lý được triển khai nhờ sử dụng trang thiết bị
chuyên dụng.
- Cách ly sinh học:
+ Đối với thực vật:
 Trồng cây biến đổi gen ở khu vực không có các loài sinh sản
hữu tính tương thích
 Loại bỏ toàn bộ các loài hoang dại hoặc các loài sinh sản
hữu tính tương thích
 Bao hoặc gói hoa để ngăn tiếp xúc với côn trùng thụ phấn
hoặc ngăn cản quá trình thụ phấn nhờ gió
+ Đối với côn trùng:
 Chọn các chủng không bay, tạo ra các chủng có chức năng
bay bị hạn chế, hoặc các chủng không sinh sản được
 Chọn thời gian thí nghiệm phù hợp trong năm
 Xử lý độ ẩm
 Tránh sử dụng côn trùng có kích thước nhỏ
 Hủy các côn trùng trong lồng kính sau khi thí nghiệm thụ
phấn.

7
TÀI LIỆU THAM KHẢO:

http://vjsonline.org/sites/default/files/c05145-Tech%20and%20App-GMO.pdf

https://arieco.com.vn/thuc-pham-bien-doi-gen-loi-hay-hai/

http://antoansinhhoc.vn/wp-content/uploads/2016/07/DanhgiaquanlyGMO.pdf

https://en.wikipedia.org/wiki/Genetically_modified_food

Metz, M. & Futterer, J. Biodiversity (Communications arising): Suspect


evidence of transgenic contamination (see editorial footnote). Nature 416, 600-
601 (2002).

Ortiz-García, S. et al. Absence of detectable transgenes in local landraces of


maize in Oaxaca, Mexico (2003–2004). Proceedings of the National Academy
of Sciences of the United States of America 102, 12338-12343 (2005).

Reichman, J.R. et al. Establishment of transgenic herbicide-resistant creeping


bentgrass (Agrostis stolonifera L.) in nonagronomic habitats. Molecular
Ecology 15, 4243-4255 (2006).

Lemaux, P.G. Genetically Engineered Plants and Foods: A Scientist's Analysis


of the Issues (Part II). Annual Review of Plant Biology 60, 511-559 (2009).

You might also like