You are on page 1of 4

I.

Khái niệm kinh tế chia sẻ

-Kinh tế chia sẻ là “một hệ thống kinh tế mà ở đó, tài sản và dịch vụ được chia sẻ
cho nhiều người sử dụng trên thị trường thong qua việc sử dụng các nền tảng số”
(Bộ Kế hoạch & Đầu tư).

-John Magne Skjelvik, Anne Maren Erlandsen và Oscar Haavardsholm (2017),


khái niệm “kinh tế chia sẻ” thể hiện sự kết nối giữa những cá nhân/ hoặc pháp nhân
chia sẻ dịch vụ, hàng hóa, tài sản, tài nguyên, năng lực hoặc vốn thông qua nền
tảng kỹ thuật số.

-PwC Hungary (2015), mô hình kinh tế chia sẻ được định nghĩa bằng các đặc trưng
như: người dùng chia sẻ tài nguyên chưa sử dụng, tài nguyên chia sẻ theo yêu cầu,
dựa trên cơ sở tin cậy và kinh nghiệm cộng đồng, hướng tới sự bền vững.

-Hoàng Văn Cương (2020) đã định nghĩa kinh tế chia sẻ là một mô hình kinh
doanh mới của kinh doanh ngang hàng, tận dụng lợi thế của phát triển công nghệ
số, giúp tiết kiệm chi phí giao dịch và tiếp cận một số lượng lớn khách hàng thông
qua các nền tảng số.

II. Sự khác biệt giữa nền kinh tế chia sẻ và nền kinh tế truyền thống

Nền kinh tế chia sẻ Nền kinh tế truyền thống


Mô hình kinh tế chia sẻ là một hệ thống Kinh tế truyền thông là mô hình kinh tế
kinh tế mà ở đó tài sản hoặc dịch vụ tự nhiên mà ở đó việc sản xuất cái gì,
được chia sẻ dùng chung giữa các cá sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai là
nhân, phải trả tiền hoặc không phải trả hoàn toàn theo tập quán được truyền lại
tiền hoặc không trả một khoản phí, với từ trước. Kinh tế kiểu tự cấp, tự túc khác
tính chất điển hình là thông qua các đều là những biểu hiện của mô hình
công cụ internet. kinh tế tự nhiên.

Ứng dụng CNTT qua các thiết bị di Dựa trên công nghệ lạc hậu, lao động
động và dịch vụ điện tử làm cho việc sử thủ công, sản xuất nông nghiệp, đánh cá
dụng, chia sẻ hàng hóa và dịch vụ trở và săn bắt.
nên thuận tiện hơn với phạm vi rộng lớn
hơn.

Nền kinh tế chia sẻ tạo ra cơ hội để


Nền kinh tế truyền thống thậm chí
người tham gia có thể làm việc toàn thời
không thể có một loại tiền tệ chính
gian, bán thời gian hoặc làm việc tự do,
từ đó đem lại thu nhập tăng thêm bên thức và làm việc thông qua trao đổi.
cạnh công việc hiện có của người tham
gia.

Mô hình KTCS có tiềm năng đáng kể Một nền kinh tế truyền thống tồn tại
trong việc giảm tác động môi trường do trong một thợ săn-thu thập và xã hội du
tăng cường sử dụng sản phẩm hiện có mục. Những xã hội này bao gồm các
và giảm nhu cầu sản xuất thêm, do đó khu vực rộng lớn để tìm đủ thực phẩm
làm giảm nhu cầu tiêu thụ tài nguyên để hỗ trợ họ. Họ theo dõi các đàn gia
thiên nhiên. súc nuôi nhốt chúng, di chuyển theo
mùa. Những người săn bắt thợ săn du
mục này thường cạnh tranh với các
nhóm khác để tìm nguồn tài nguyên
thiên nhiên khan hiếm.
Dịch vụ vận tải trực tuyến, với hàng
chục ngàn phương tiện tham gia, có thể Nền kinh tế truyền thống ít có những
làm tăng lượng thải ắc quy, dầu nhớt, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, do
săm lốp, phương tiện giao thông, và làm đó nó rất là bền vững.
gia tăng ô nhiễm không khí ở đô thị.
Tương tự, phát triển dịch vụ chia sẻ
phòng ở có thể khiến nhu cầu cải tạo,
xây dựng nhà ở của người dân tăng lên,
dẫn đến tăng tốc độ phát sinh chất thải
rắn (CTR) xây dựng và mức độ ô nhiễm
không khí.

III. Thực trạng của kinh tế chia sẻ tại Việt Nam

Kinh tế chia sẻ ở Việt Nam đã hình thành từ khá lâu, khi nó gắn liền với lối sống
văn hóa của người Việt và quá trình phát triển kinh tế – xã hội. Trong xã hội những
hình ảnh như chia sẻ điếu thuốc, xe ôm, xây nhà cho thuê, những quán ăn do tư
nhân mở ra cũng là nguồn cung tiềm năng cho nền kinh tế chia sẻ…. Trong lĩnh
vực vận tải ở Việt Nam, với sự phát triển của loại hình dịch vụ vận tải trực tuyến
(Grab, Uber, Go-Viet, Be, MyGo…) đã huy động được một lượng khá lớn lao
động, ô tô, xe máy của cá nhân, đơn vị kinh doanh tham gia vào cung cấp dịch vụ
vận tải. Theo bộ Giao thông vận tải, tính đến năm 2017, cả nước có 866 đơn vị vận
tải với 36.809 phương tiện tham gia thí điểm vận hành theo cách thức của mô hình
kinh tế chia sẻ. Trong đó, trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh có 506 đơn vị vận tải, 3
nhà cung cấp phần mềm, 21.600 xe tham gia thí điểm; tại TP. Hà Nội có 354 đơn
vị vận tải, 7 nhà cung cấp phần mềm, 15.046 xe.

Thị phần xe công nghệ tại Việt Nam năm 2020

Grab
GoViet (Gojek)
Be
Khác

Nguồn: ABI research


Bên cạnh đó, dịch vụ chia sẻ phòng ở là loại hình tương đối mới nhưng đã giúp cho
người đặt phòng và người có phòng trống kết nối với nhau thông qua ứng dụng đặt
phòng trực tuyến. Các công ty cung cấp ứng dụng nền tảng lĩnh vực này là Airbnb,
Expedia, Gotadi…Airbnb đã mở rộng quy mô thị trường từ 1.000 phòng cho thuê
vào năm 2015 và chỉ tập trung ở các thành phố lớn lên 40.800 phòng vào tháng
1/2019 ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Theo ước tính, đến cuối 2017 có khoảng
hơn 6.500 cơ sở tham gia Airbnb ở Việt Nam cùng với đó còn có nhiều cơ sở kinh
doanh chia sẻ phòng đăng ký ở các ứng dụng khác.

Trong lĩnh vực hỗ trợ gia đình, Rada là một ứng dụng kết nối người dùng với các
nhà cung cấp dịch vụ về dọn dẹp vệ sinh, sửa chữa các thiết bị gia đình… Sau năm
đầu hoạt động (4/2016-4/2017), Rada đã có hơn 20.000 giao dịch được hình thành
với 56.000 khách hàng, hơn 1.000 nhà cung cấp và 3.500 thợ/đơn vị cung cấp….
Theo khảo sát giữa Facebook và Morning Consult tại Việt Nam, cho thấy 77%
doanh nghiệp vừa và nhỏ trên Facebook cho biết họ đã tăng doanh số bán hàng nhờ
vào nền tảng này; 76% doanh nghiệp vừa và nhỏ trên Facebook cho biết họ có thể
tuyển dụng thêm nhân viên do có sự tăng trưởng nhu cầu kể từ khi gia nhập nền
tảng này.

Bên cạnh những thành tựu to lớn, kinh tế chia sẻ tại Việt Nam hiện nay cũng bộc lộ
những hạn chế công tác quản lý nhà nước, khiến các cơ quan này khá lúng túng
trong việc xác định bản chất và cách thức vận hành, quản lý. Hiện nay ở nước ta
vẫn chưa có đầy đủ quy định pháp lý đối với mô hình kinh tế chia sẻ, khung pháp
lý về hoạt động kinh doanh vẫn là các quy định đối với các mô hình kinh doanh
truyền thống, chưa điều chỉnh về cơ bản các hoạt động kinh tế chia sẻ. Một vài
trường hợp cụ thể như việc cấp giấy phép kinh doanh còn gặp vướng mắc do hoạt
động này vẫn chưa có trong danh mục ngành nghề kinh doanh. Cùng với đó, tình
trạng cạnh tranh không công bằng do xung đột lợi ích giữa doanh nghiệp kinh
doanh theo mô hình kinh tế chia sẻ và doanh nghiệp kinh doanh theo phương thức
truyền thống cũng đã xảy ra. Mô hình kinh tế chia sẻ đã tạo ra áp lực cạnh tranh rất
lớn đối với các công ty kinh doanh dịch vụ truyền thống…Mặt khác, mô hình kinh
tế chia sẻ là một mô hình kinh doanh mới, chính vì thế, để quản lý thuế đối với loại
hình kinh doanh này có hiệu quả đòi hỏi các cơ quan Thuế cần có những chính
sách linh hoạt và điều chỉnh kịp thời. Tuy nhiên, hiện vẫn có những dịch vụ mà cơ
quan quản lý còn lúng túng trong việc thu thuế bởi vì sự phức tạp và tinh vi trong
cách thức tiến hành kinh doanh của nó.

You might also like