You are on page 1of 28

M5.R.SH4.

TẾ BÀO GỐC VÀ ỨNG DỤNG TẾ BÀO GỐC TRONG Y HỌC

1. Định nghĩa tế bào gốc?


-Tế bào gốc là những tế bào nguyên thủy chưa biệt hóa, có khả năng tự duy trì và tự tái sinh vô
hạn.
- Trong những điều kiện sinh lý hoặc thực nghiệm nhất định, tế bào gốc có khả năng phân chia và
biệt hóa thành các kiểu tế bào có chức năng chuyên biệt trong cơ thế như: tế bào cơ tim, tế bào tuyến
tụy, tế bào da, tế bào máu,…

2. Phân loại tế bào gốc theo nguồn gốc phân lập?


Dựa theo nguồn gốc thu nhận, có thể xếp tế bào gốc làm bốn loại:
1/Tế bào gốc phôi:
- Là các tế bào gốc vạn năng được lấy từ khối tế bào bên trong phôi nang (ICM)
- Nguồn thu nhận từ:
+ Các phôi tạo nên bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm
+ Các phôi nhân bản tạo nên bằng phân tách phôi bào trong giai đoạn phôi 2-4 tế bào, hoặc bằng
kỹ thuật phân cắt phôi nang
+ Các phôi nhân bản vô tính tạo nên bằng kỹ thuật chuyển nhân tế bào trưởng thành
2/Tế bào mầm phôi
- Là các tế bào mầm nguyên thủy được thu nhận từ rãnh sinh dục, tiền thân của cơ quan sinh dục
sau này; là các tế bào sẽ hình thành nên giao tử trứng và tinh trùng
- Khó duy trì dài hạn trong nuôi cấy nhân tạo do chúng ở giai đoạn biệt hóa cao hơn
- Nguồn thu nhận từ: phôi giai đoạn 5-9 tuần tuổi hoặc từ thai nhi, tổ chức mầm sinh dục thai
3/ Tế bào gốc trưởng thành
- Là các tế bào chưa biệt hóa, được tìm thấy một số lượng ít trong các mô của người trưởng
thành và cũng có thể tìm thấy ở trẻ em, thai nhi
- Vai trò chủ yếu: duy trì và sửa chữa tổ chức có chứa loại tế bào gốc trưởng thành ấy
- Đặc tính: tính đa năng, tính mềm dẻo
- Nguồn thu nhận từ: các tổ chức trưởng thành như máu cuống rốn, trung mô cuống rốn, tủy
xương, máu ngoại vi,…
4/ Tế bào gốc ung thư biểu mô phôi
- Có bản chất giống như các tế bào gốc phôi,
- Nguồn thu nhận từ : các khối u của tinh hoàn, buồng trứng ở một số chủng chuột
3. Phân loại tế bào gốc theo tiềm năng biệt hóa?
Dựa theo tiềm năng biệt hóa, có thể xếp tế bào gốc thành 4 loại:
1/ Tế bào gốc toàn năng
- Là những tế bào có khả năng biệt hóa thành tất cả các loại tế bào cơ thể từ một tế bào ban đầu
- Có khả năng phát triển thành thai nhi, tạo nên một cơ thể sinh vật hoàn chỉnh
- Ví dụ: hợp tử và các tế bào được sinh ra từ những lần phân chia đầu tiên của hợp tử (giai đoạn
2-8 tế bào)
2/ Tế bào gốc vạn năng
- Là những tế bào có khả năng biệt hóa thành tất cả các tế bào của cơ thể có nguồn gốc từ ba lá
mầm phôi gồm lá phôi trong, lá phôi giữa và lá phôi ngoài
- Không thể phát triển thành thai, không tạo nên được một cơ thể sinh vật hoàn chỉnh
- Ví dụ: khối tế bào bên trong của phôi nang
3/ Tế bào gốc đa năng
- Là những tế bào có khả năng biệt hóa thành nhiều loại tế bào của cơ thể nằm trong cùng một
tổ chức mô
- Ví dụ : tế bào gốc tạo máu khi cơ thể cần sẽ biệt hóa tạo nên tất cả các loại tế bào máu (hồng
cầu, tiểu cầu, bạch cầu lympho,…), tế bào gốc thần kinh biệt hóa thành các dòng tế bào thần
kinh ( neuron, tế bào ít nhánh, tế bào hình sao,…)
4/ Tế bào gốc đơn năng
- Là những tế bào gốc chỉ có khả năng biệt hóa theo một dòng
- Ví dụ: tế bào gốc tạo tiểu cầu, tế bào định hướng dòng lympho, tế bào định hướng dòng hồng
cầu,…

4. Phân lập và đặc tính của tế bào gốc phôi?


- Khái niệm: tế bào gốc phôi là các tế bào gốc vạn năng được lấy từ phôi giai đoạn sớm (4-7
ngày tuổi). Ở giai đoạn này, phôi có hình cầu, được gọi là phôi nang. Trong phôi nang có khoảng
30 tế bào vạn năng nằm lệch về một cực gọi là khối tế bào bên trong phôi nang-ICM
- Phân lập: tế bào gốc phôi được lấy từ khối tế bào bên trong của phôi nang (ICM) từ:
+ Các phôi tạo nên bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (IVF)
+ Các phôi nhân bản tạo nên bằng phân tách phôi bào trong giai đoạn phôi 2-4 tế bào, hoặc bằng
kỹ thuật phân cắt phôi nang
+ Các phôi nhân bản vô tính tạo nên bằng kỹ thuật chuyển nhân tế bào trưởng thành
- Đặc tính: tính vạn năng, có khả năng biệt hóa thành tất cả các tế bào của cơ thể có nguồn gốc từ
ba lá mầm phôi gồm lá phôi trong, lá phôi giữa và lá phôi ngoài. Khác với tế bào gốc toàn năng,
tế bào gốc vạn năng không thể phát triển thành thai, không tạo nên được một cơ thể sinh vật
hoàn chỉnh mà tạo nên được nhiều loại tế bào khác
5. Phân lập và đặc tính của tế bào gốc trung mô tủy xương?
- Phân lập: từ phần tủy vàng của tủy xương. Kỹ thuật phân lập tế bào gốc trung mô tủy xương từ
dịch hút tủy xương: Các thành phần trong dịch hút tủy xương có tỷ trọng và độ nhớt khác nhau
nên khi ly tâm sẽ phân tách thành các lớp khác nhau, ly tâm dịch tủy xương để thu nhận lớp có
chứa tế bào gốc và loại bỏ phần lớn hồng cầu, tiểu cầu, plasma, mảnh xương vụn… khỏi dịch hút
tủy xương.
- Đặc tính:
+ tính vạn năng, có khả năng biệt hóa thành tất cả các tế bào của cơ thể có nguồn gốc từ ba lá
mầm phôi gồm lá phôi trong, lá phôi giữa và lá phôi ngoài. Khác với tế bào gốc toàn năng, tế bào
gốc vạn năng không thể phát triển thành thai, không tạo nên được một cơ thể sinh vật hoàn chỉnh mà
tạo nên được nhiều loại tế bào khác
+ Thể hiện đặc điểm kết dính trong điều kiện nuôi cấy thông thường và có hình thái nguyên bào
sợi
+ Biểu hiện một số loại kháng nguyên bề mặt như CD73, CD90, CD105

6. Cách tạo ra và đặc tính của tế bào gốc cảm ứng?


- Cách tạo ra: tạo ra từ các tế bào soma trưởng thành bằng cách tái lập trình di truyền: chèn
bốn gen yếu tố phiên mã mã hóa Oct4, Sox2, Klf4 và c-Myc. Nguồn gen để tái lập trình có thể có từ
nhiều nguồn gốc khác nhau, bao gồm tế bào tiền thân tế bào thần kinh, tế bào gan, tế bào B và
nguyên bào sợi...
- Đặc tính: tính vạn năng, có khả năng biệt hóa thành tất cả các tế bào của cơ thể có nguồn
gốc từ ba lá mầm phôi gồm lá phôi trong, lá phôi giữa và lá phôi ngoài. Khác với tế bào gốc toàn
năng, tế bào gốc vạn năng không thể phát triển thành thai, không tạo nên được một cơ thể sinh vật
hoàn chỉnh mà tạo nên được nhiều loại tế bào khác
M5.R.SH5. MOTOR PROTEIN VÀ SỰ VẬN ĐỘNG CỦA TẾ BÀO

1. Trình bày cấu trúc và chức năng các protein động cơ: myosin, dynein, kinesin.
Myosin Dynein Kinesin
Cấu 1/ Phân tử protein cấu tạo Gồm hai hay ba chuỗi Hầu hết các loại
trúc từ 6 chuỗi polypeptide nặng chứa domain kinesin đều có vùng
-Hai chuỗi nặng xoắn lại động cơ, nhiều loại domain động cơ ở
tạo thành dây xoắn kép. Ở chuỗi trung gian và đầu tận cùng N của
đầu dây (đầu myosin), hai chuỗi nhẹ có thể biến chuỗi nặng:
chuỗi nặng gấp lại tạo đổi. Phần đầu của -Kinesin 1: vùng
thành hai domain hình cầu phân tử dynein lớn giữa hình thành một
là hai vùng vận động, chứa hơn so với myosin và dimer, vùng tận
1 vị trí gắn ATP và 1 vị trí  kinesin: cùng C tạo thành
gắn vào sợi actin. Đuôi 1/ Dynein bào tương: một đuôi 
mysosin là phần kéo dài homodier chuỗi nặng -Kinesin 3: có cấu
của dây xoắn kép với hai domain động trúc monomer
-Bốn chuỗi nhẹ nằm ở cơ lớn ở đầu -Kinesin 5: có cấu
phần đầu của myosin, mỗi 2/Dynein thuộc lông trúc tetramer, có hai
đầu có hai chuỗi nhẹ hay sợi trục: dimer tạo thành đuôi
heterodimer với đầu (cấu trúc lưỡng cực)
2/ Cấu trúc điển hình: chứa hai hay ba vùng
MyosinII-mỗi domain hình domain động cơ
cầu ở đầu N chứa 2000
amino acid

Chức 1/Tham gia cấu tạo bên 1/ Dynein bào tương: 1/ Vận chuyển các
năng trong tế bào, gắn với các Vận chuyển các bóng bóng màng, bào
cấu trúc giàu actin ở bộ màng và định vị bộ quan có màng, NST
xương tế bào (myosin I) máy Golgi gần trung di chuyển dọc trên
2/ Tham gia co duỗi cơ, sự tâm tế bào các ống vi thể,
phân bào và vận động của 2/ Dynein thuộc lông hướng về đầu cộng
tế bào (myosin II) hay sợi trục: gây nên của ống vi thể (sự
3/ Vận chuyển các bóng sự trượt của các ống vận động hướng ra
màng và bào quan (myosin vi thể, là cơ chế vận ngoại vi tế bào)
V) động của lông và roi Ví dụ: vận chuyển ti
thể, các túi tiết sơ
cấp của synapse trên
sợi trục thần kinh
2/ Hình thành thoi
phân bào của quá
trình nguyên phân,
giảm phân và phân
ly NST trong quá
trình  phân chia tế
bào

2. Mô tả một số bệnh liên quan đến sự đột biến của protein động cơ.
Bệnh thần kinh Hội Hội chứng Thận đa Bệnh
Charcot-Marie- chứng Kartagener u nang Alzheimer
Tooth type 2 Usher
Nguyên Thiếu hụt Thiếu Khiếm khuyết di Khiếm Bất thường
nhân kinesin: đột hụt truyền ở protein khuyết trong protein
biến ở domain myosin động cơ dynein kinesin thụ thể APP
động cơ -> trong cấu trúc tạo nên gắn kết chuỗi
không vận lông hoặc roi -> các sợi nhẹ của kinesin
chuyển được tinh trùng ở nam lông cảm với màng bào
các bóng màng giới không di giác ở quan ở sợi trục
ở synap -> động được, sợi thận tế bào thần kinh
thoái hóa sợi lông đường hô
trục -> teo cơ hấp bị liệt
ngoại biên

Biểu Teo cơ chân, Nghe Vô sinh ở nam, Suy thận, Đãng trí, trí
hiện  Cong ngón kém, rối nhiễm trùng phổi, tăng nhớ và tư duy
chân, giảm khả loạn thị … huyết áp, bất thường,
năng chạy, lực và tổn thay đổi tính
dáng đi vụng cân bằng thương cách cảm xúc
về van tim,

3.Những đặc điểm chính của cơ chế chuyển động của các protein động cơ myosin,
kinesin, dynein trong tế bào
- Myosin:
+ Phần lớn di chuyển về phía đầu cộng của sợi actin với tốc độ khác nhau, riêng myosin VI di
chuyển về phía đầu trừ của sợi actin
+ Myosin di chuyển từng bước dọc trên sợi actin nhờ sự di chuyển của xoắn alpha (tay đòn) có
cấu trúc ổn định bởi sự gắn kết của các chuỗi nhẹ. Những thay đổi hình thể của myosin tại vùng
domain động cơ do sự thủy phân ATP, giải phóng ADP+Pi nối với thay đổi ở vị trí gắn kết với actin,
cho phép đầu myosin rời và bước trên sợi actin. Phosphate được giải phóng trước và sự di chuyển
vẫn chưa xảy ra cho đến khi ADP tách rời khỏi đầu động cơ
- Kinesin:
+ Phần lớn di chuyển về phía đầu cộng của ống vi thể (sự vận động hướng ra ngoại vi tế bào)
+ Tạo ra lực bằng cách thủy phân ATP, giải phóng ADP+Pi tại vùng domain động cơ (gọi là vị
trí gắn kết và thủy phân ATP) – là vùng kết hợp với ống vi thể, từ đó thay đổi hình thể tại vị trí này
(protein có hai trạng thái lầ gắn kết chặt chẽ với ống vi thể hoặc không gắn kết), tạo sự tương tác
theo chu kỳ với protein kết hợp -> di chuyển theo một hướng nhất định
+ Có sự chuyển động nhỏ của các vòng xoay tại vị trí gắn kết với nucleotide điều hòa của
domain động cơ. Hai đầu của protein động cơ này di chuyển theo cách bước từng bước do chu kỳ
thủy phân ATP ở hai đầu kinesin xảy ra phối hợp với nhau
- Dynein:
+ Thủy phân ATP, thay đổi hình dạng tạo lực di chuyển
+ Ở trạng thái gắn kết với ATP, phần chân dynein tách rời khỏi ống vi thể, nhưng sự thủy phân
ATP giúp cho chân dynein gắn kết với ống vi thể, khi ADP và Pi tạo thành sẽ được giải phóng cùng
lúc, làm thay đổi hình thể dẫn đến sự chuyển động
4.Phân biệt cơ chế chuyển động của lông hoặc roi giữa tế bào Prokaryote và
Eukaryote.
- Tế bào prokaryote:
+ Roi của vi khuẩn vận động do một phức hợp protein vòng, định vị tại một điểm trong màng tế
bào, sự vận động được tạo ra bởi một lực proton do dòng ion H+ qua màng tế bào của vi khuẩn
 Sự vận động của các tế bào prokaryote dựa trên cơ sở chuyển động bằng cách xoay
vòng ở vùng gốc roi
+ Roi vi khuẩn vận động theo kiểu chuyển động xoay quanh, khởi đầu bằng lực vận động khu trú
ở vùng gốc roi rồi lan truyền suốt thân roi. Roi xoay được nhờ được cung cấp năng lượng bởi sự
thấm H+ vào trong tế bào, gradient H+ được duy trì nhờ vào bơm proton có sử dụng ATP
- Tế bào eukaryote:
+ Các ống vi thể trong cấu trúc lông, roi nối với nhau bằng protein dynein giống như hình cánh
tay. Sự chuyển động của lông, roi nhờ sự trượt của các đôi ống vi thể ngoại vi trong sợi trục do
dynein đảm nhận
+ Khi có ATP, dynein gắn với đôi ống bên cạnh và trung tâm hoạt tính ATPase của dynein liên
kết với ATP, thủy phân ATP thành ADP và Pi để giải phóng năng lượng. Các tay dynein kẹp và kéo
bộ đôi ống vi thể bên cạnh làm cho các bộ đôi ống vi thể trượt lên nhau
M5.R.SH6. SỰ VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT QUA MÀNG TẾ BÀO

1.Hoạt động của protein tải glucose (có một chuỗi polypeptide xuyên màng ít nhất 12
lần) ở tế bào gan và nhiều tế bào khác như thế nào?
- Khi môi trường bên ngoài tế bào gan có nồng độ đường cao hơn bên trong tế bào (sau khi ăn),
protein tải biểu hiện hình thể A, lộ các vùng gắn chất tan ra ngoài tế bào; khi protein tải chuyển
sang hình thể B, vùng gắn này lại lộ ra ở phía trong tế bào, phóng thích glucose vào bào tương
- Ngược lại, khi đường trong máu thấp (khi đói), hormone glucagon kích thích tế bào gan phân
giải glycogen thành glucose, làm nồng độ glucose bên trong tế bào cao hơn bên ngoài, nhờ đó
glucose dễ gắn vào protein tải, khi protein tải chuyển đổi hình thể ra ngoài, glucose được vận
chuyển ra khỏi tế bào. Dòng glucose có thể đi ra hoặc đi vào tế bào phụ thuộc vào nồng độ
glucose ở hai bên màng. Các loại protein tải này thực hiện vận chuyển thụ động, vận chuyển chất
tan nhưng không có khả năng định hướng vận chuyển
- Sự vận chuyển của các protein tải có tính chọn lọc rất cao. Ví dụ, các protein tải glucose chỉ
gắn với D-glucose chứ không gắn L-glucose (không dùng được cho đường phân).

2.Khả năng thấm qua lớp đôi phospholipid của các phân tử như thế nào?
-Các phân tử không phân cực kích thước nhỏ: O2 (32 dalton), CO2 (44 dalton) hay các hormone
steroid có thể khuếch tán nhanh qua lớp phospholipid kép
-Các phân tử phân cực nhưng không tích điện (có sự phân bố điện tích không đều) cũng khuếch
tán nhanh qua lớp phospholipid kép nếu có kích thước phù hợp: nước (18 dalton), ethanol (46
dalton) qua màng khá nhanh; glycerol (92 dalton) qua chậm hơn; glucose (180 dalton) hầu như
không qua được
-Ion và các phân tử tích điện: lớp phospholipid kép không thấm với tất cả ion và các phân tử tích
điện. Điện tích của các phân tử và lực hút điện tích của chúng với phân tử nước đã ngăn các ion
đi vào phần hydrocacbon của lớp phospholipid kép.

3. Hoạt động của apuaporin?


-Khái niệm: Aquaporin là kênh dẫn nước nằm trên màng tế bào, có khả năng vận chuyển thụ
động các phân tử nước một cách chọn lọc qua màng và do đó làm tăng tính thấm nước của màng
tế bào
- Phân loại: AQP1 – hồng cầu, AQP2 – mô thận, AQP4 thấm nước mạnh nhất…
- Cấu tạo: cấu tạo bởi nhiều chuỗi alpha xuyên màng nhiều lần
- Hoạt động:
+ Có lỗ hẹp cho phép các phân tử nước đi qua màng nối tiếp nhau nhờ các nguyên tử oxy của
nhóm carbonyl xếp thành hàng ở một mặt của lỗ kênh, mặt còn lại là một hàng các amino acid kỵ
nước. Mỗi phân tử aquaporin có thể vận chuyển khoảng 109 phân tử nước/giây
+ Aquaporin không cho phép các ion như Na+, K+, Cl-,.. đi qua do lỗ kênh rất hẹp và mặt kỵ
nước của lỗ kênh không tương tác với các ion dehydrate để bù vào vị trí phân tử nước bị tách làm
cho năng lượng để hydrate một ion khá lớn. Aquaporin còn ngăn H+ theo dòng nước qua kênh do có
trong cấu trúc có hai phân tử asparagine mang điện tích dương tương tác với nguyên tử oxy của phân
tử nước đi qua, ngăn H+ liên kết với oxy
+ Hiện tượng thẩm thấu: nước khuếch tán qua aquaporin từ nơi có nồng độ chất tan thấp (thế
nước cao) đến nơi có nồng độ chất tan cao (thế nước thấp) nhờ vào sự chênh lệch áp suất nước hai
bên màng (áp suất thẩm thấu)
 Hệ quả:
 Môi trường ưu trương -> nước ra khỏi tế bào -> tế bào thực vật co nguyên sinh (bào
tương co lại, tách khỏi vách tế bào), tế bào động vật (hồng cầu) co lại, nhăn nheo
 Môi trường nhược trương -> nước đi vào tế bào -> tế bào thực vật trương lên nhưng
không bị vỡ do có vách tế bào vững chắc, tế bào động vật trương lên và vỡ ra
 Môi trường đẳng trương -> nước ra và vào tế bào cân bằng

4. Phân biệt nhập bào và xuất bào
Nhập bào Xuất bào
Khái Hiện tượng tế bào eukaryote liên tục Quá trình vận chuyển các chất ra
niệm  lấy dịch lỏng cùng với nhiều phân tử ngoài tế bào nhờ vào các bóng
lớn hay các tế bào đã chuyên hóa tiêu vận chuyển 
thụ thức ăn ngoại bào và cả tế bào khác
Cơ Khi tiếp xúc thức ăn, màng tế bào lõm Bóng vận chuyển mang protein,
chế  vào, tạo thành  các “túi” bao bọc lấy lipid và carbonhydrate hình
thức ăn -> “túi” ngắt ra khỏi màng tạo thành ở lưới nội sinh chất qua bộ
thành bóng vận chuyển rồi đưa đến máy Golgi đến bề mặt tế bào,
lysosome -> thức ăn được enzyme dung hợp với màng sinh chất,
trong lysosome thủy phân thành các màng của bóng trở thành một
chất đơn giản hơn rồi chuyển vào bào phần của màng sinh chất
tương để tế bào sử dụng
Phân 1/ Thực bào 1/ Xuất bào không được điều hòa
loại  -Diễn ra ở các tế bào đã chuyên hóa -Sự xuất bào xảy ra liên tục,
-Tế bào hấp thụ các thành phần lớn cung cấp lipid và protein mới
như vi sinh vật và mảnh vụn tế bào nhờ cho màng sinh chất, tăng diện
các bóng vận chuyển lớn gọi là thể tích màng sinh chất để các tế bào
thực bào (phagosome) có đường kính > lớn lên trước khi phân chia
250 nm 2/ Xuất bào được điều hòa
-Chỉ có ở các tế bào tiết chuyên
2/ Ẩm bào hóa, sản xuất hormone,
-Tế bào hấp thụ dịch lỏng có chứa enzyme,..
phân tử thức ăn qua bóng vận chuyển -Khi có tín hiệu ngoại bào kích
có đường kính < 150 nm thích, các bóng vận chuyển tích
-Ở động vật đa bào, ẩm bào có khả tụ gần màng sinh chất sẽ dung
năng chọn lọc các chất đưa vào tế bào hợp với màng và phóng thích
nhờ các thụ thể chuyên biệt trên màng chất mang vào vùng ngoại bào
sinh chất -> nhập bào qua trung gian Ví dụ: sự tiết insulin của tế bào
thụ thể ( ví dụ: sự hấp thu cholesterol ở đảo tụy khi có tín hiệu từ sự tăng
tế bào động vật nhờ thụ thể LDL trên glucose máu
màng sinh chất)
Vai -Cung cấp dinh dưỡng cho tế bào -Tiết protein ngoại bào để nuôi
trò -Bảo vệ cơ thể ở động vật đa bào (đại dưỡng hoặc để làm tín hiệu cho
thực bào, bạch cầu) tế bào khác
-Dọn dẹp các tế bào già, chết hoặc -Tiết enzyme, hormone, mồ hôi,
mảnh vỡ tế bào …

5.Cơ chế vận chuyển các chất qua màng tế bào trong điều kiện bình thường và bệnh
lý:
1/ Điều kiện bình thường:
- Vận chuyển thụ động: vận chuyển các chất tan qua màng sinh chất theo gradient nồng độ và
không sử dụng năng lượng tế bào, bao gồm:
+ Khuếch tán đơn thuần qua lớp phospholipid kép: sự di chuyển trực tiếp của các phân tử chất
tan qua lớp phospholipid kép từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp tới khi đạt tới trạng thái
cân bằng, không còn gradient nồng độ. Ở trạng thái cân bằng, các phân tử chất tan vẫn di chuyển qua
lại không gian hai bên màng bán thấm, nhưng luôn đảm bảo số phân tử chất tan hai bên màng bằng
nhau
+ Khuếch tán qua trung gian protein:
 Protein vận chuyển thụ động: tốc độ vận chuyển chất tan phụ thuộc vào nồng độ chất
tan, giới hạn về số lượng protein vận chuyển và khả năng hoạt động của chúng là nguyên nhân của
trạng thái bão hòa
 Protein kênh: kênh aquaporin vận chuyển nước, kênh ion
- Vận chuyển tích cực:
+ Vận chuyển tích cực nhờ sự thủy phân ATP: cơ sở hoạt động của các bơm ở màng sinh chất
hay màng các bào quan
Ví dụ: bơm Na+/K+ ATPase – cứ 1 phân tử ATP được thủy phân thì có 3 ion Na+ được bơm ra
và 2 ion K+ được bơm vào tế bào
+ Vận chuyển tích cực nhờ chênh lệch nồng độ ion: sự di chuyển thụ động của chất tan thứ nhất
theo gradient của nó tạo ra thế năng để vận chuyển phân tử thứ hai đi ngược gradient
Ví dụ: protein đồng chuyển glucose-Na+ ở các tế bào biểu mô ruột vận chuyển glucose từ lòng
ruột đi vào nhờ chênh lệch nồng độ Na+ giữa lòng ruột và tế bào biểu mô ruột
2/ Điều kiện bệnh lý:
- Trong các điều kiện bệnh lý, đặc biệt là các bệnh lý di truyền liên quan đến gen mã hóa cho các
protein vận chuyển trên màng sinh chất, cơ chế vận chuyển các chất qua màng tế bào bị rối loạn
vì sự thay đổi trong số lượng cũng như mức độ hoạt động của các protein vận chuyển: các chất
không được vận chuyển qua màng, các chất được vận chuyển ồ ạt qua màng không được kiểm
soát gây mất cân bằng nội môi…
- Ví dụ:
+ Bệnh xơ nang: Các đột biến trên gen CFTR phá vỡ chức năng của các kênh clorua, ngăn chúng
điều chỉnh dòng chảy của các ion clorua và nước qua màng tế bào
+ Bệnh tả: Vibrio cholerae sinh ra ngoại độc tố ruột, gắn vào niêm mạc ruột non của người, hoạt
hóa enzym Adenylcyclase dẫn đến tăng AMP vòng, làm giảm hấp thụ ion Na+, tăng tiết ion Cl- vào
nước gây ra tình trạng tiêu chảy cấp tính
+ Đái tháo nhạt: kênh aquaporin không gắn được lên màng tế bào biểu mô thận hoặc gắn nhưng
không hoạt động, ngăn cản sự tái hấp thu nước -> tiểu nhiều

M5.R.SH8. CHU KỲ TẾ BÀO VÀ SỰ KIỂM SOÁT PHÂN BÀO

1. Tìm hiểu trong sinh giới có những hình thức phân chia tế bào nào?
Tế bào tăng trưởng đến một giai đoạn nhất định thì bước vào quá trình phân chia tế bào,
gọi là sự phân bào. Trong sinh giới, có ba hình thức phân chia tế bào:
- Trực phân (amitosis)
- Nguyên phân (mitosis)
- Giảm phân (meiosis)
1.1. Trực phân (amitosis)
Là hình thức phân bào đơn giản, chủ yếu có ở sinh vật bậc thấp như vi khuẩn, động vật
nguyên sinh, giúp gia tăng số lượng tế bào. Trực phân không có sự hình thành thoi phân bào
và nhiễm sắc thể kích thước hiển vi, gồm hai giai đoạn: Phân chia vật chất di truyền và phân
chia bào tương.
Kết quả từ một tế bào mẹ tạo ra hai tế bào con đều mang lượng chất di truyền tương
đương nhau.
Trước khi phân bào, lượng DNA có thể tăng gấp đôi hoặc không tăng. Sự tổng hợp DNA
có thể xảy ra trước và trong cả thời gian phân bào. Ở giai đoạn phân chia bào tương, bào
tương có thể phân chia cùng với nhân hoặc không phân chia tạo thành tế bào có nhiều nhân
gọi là cộng bào
1.2. Nguyên phân (Mitosis)
Nguyên phân là hình thức phân bào phổ biến ở sinh vật đa bào, giúp cơ thể tăng trưởng và
phát triển về sau. Đây là kiểu phân chia tế bào đặc trưng ở các dòng tế bào sinh dưỡng và
dòng tế bào sinh dục sơ khai ở vùng sinh sản của tuyến sinh dục. Các tế bào con được tạo ra
có bộ NST giống nhau và giống tế bào mẹ (2n) ban đầu.
1.3. Giảm phân (Meiosis)
Là kiểu phân chia tế bào đặc trưng chỉ có ở dòng tế bào sinh dục tại vùng chin của tuyến
sinh dục, giúp duy trì nòi giống của các sinh vật. Các tế bào con là các giao tử được tạo ra có
bộ NST giảm đi một nửa (n) so với TB mẹ ban đầu.
2. Trong gian kỳ có 3 pha: G1, S và G2, có loại tế bào nào không trải qua đầy đủ
các pha?
- Trong TB phôi sớm, sự tăng trưởng Tb không diễn ra. Thay vào đó , các TB này phân
chia nhanh chóng thành những TB nhỏ hơn. Chu kỳ TB phôi thai sớm không có pha G1, G2 và sự sao
chép DNA xảy ra nhanh chóng. Chu kỳ TB phôi sớm chỉ có pha S luân phiên nhanh với pha M.
- Các TB neuron thần kinh có thời gian G1 kéo dài suốt đời người.
3. Phân bào nguyên nhiễm và giảm nhiễm trãi qua các kỳ nào và ứng dụng của
quá trình này.
1/ Phân bào nguyên nhiễm: hình thức phân bào phổ biển ở sinh vật đa bào, các tế bào con được
tạo ra có bộ NST giống nhau và giống tế bào mẹ (2n) ban đầu, gồm các kỳ:
- Kỳ đầu:
+ Sợi nhiễm sắc bắt đầu được nén chặt (nhờ protein codensin) thành vòng chromatin (300nm)
nên dày lên và ở trạng thái kép
+ Mỗi NST đã được nhân đôi và xuất hiện dưới dạng hai chromatid dính nhau ở tâm
+ Hai trung thể trưởng thành di chuyển về hai cực đối diện để hình thành thoi phân bào
- Trước kỳ giữa:
+ Vỏ nhân tiêu biến, hạch nhân biến mất
+ Các đơn vị tubulin trong bào tương trùng hợp, hình thành thoi phân bào hoàn chỉnh: ống vi thể
cực, ống vi thể tâm động, ống vi thể sao
- Kỳ giữa:
Các NST kép đóng xoắn tối đa và tập trung thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi
phân bào nhờ protein động cơ kinesin trên các nhánh NST tương tác với ống vi thể cực tạo lực đẩy
các nhánh NST hướng về mặt phẳng xích đạo
- Kỳ sau:
+ Ống vi thể tâm động rút ngắn và các chromatid di chuyển về mỗi cực tế bào do lực kéo của
protein động cơ dynein chủ yếu ở tâm động
+ Hai cực tế bào tách xa nhau, tế bào được kéo dài nhờ cả hai protein động cơ là kinesin và
dynein
- Kỳ cuối:
+ Các NST đơn đã tiến về hai cực tế bào và tháo xoắn dần
+ Thoi phân bào biến mất, vỏ nhân và hạch nhân xuất hiện trở lại
- Phân chia bào tương:
+ Tế bào thực vật: hình thành vách ngăn ở vùng giữa tế bào rồi tăng rộng dần tới màng sinh chất
của tế bào mẹ, dung hợp với màng sinh chất của tế bào mẹ, hình thành màng sinh chất mới bao
quanh các tế bào con
+ Tế bào động vật: hình thành eo thắt ở vùng xích đạo giữa hai nhân con, sự lõm sâu của vòng co
thắt tiến tới cắt đôi bào tương
 Ứng dụng:
+ Giúp cơ thể tăng trưởng và phát triển về sau
+ Trong nông nghiệp: chiết cành, giâm cành, ghép cây,..
+ Trong bảo tồn: nhân giống động-thực vật quý hiếm
+ Trong y tế: nuôi cấy mô, tế bào gốc, ghép mô,…
2/ Phân bào giảm nhiễm: kiểu phân chia tế bào chỉ có ở dòng tế bào sinh dục tại vùng chín của
tuyến sinh dục
*Lần phân bào I: hai tế bào con được tạo thành có số lượng NST là đơn bội (n) ở trạng thái kép
- Kì đầu I: thời kỳ dài nhất, chiếm 90% thời gian cả quá trình giảm phân
+ Các NST xoắn lại, cô đặc và dày lên
+ Các NST tương đồng tiếp hợp (để thực hiện trao đổi chéo) với nhau thành từng cặp tạo nên
NST dạng lưỡng trị
+ Vỏ nhân và hạch nhân tiêu biến, xuất hiện thoi phân bào
- Kì giữa I:
Các cặp NST kép tương đồng đóng xoắn tối đa, có hình dạng và kích thước đặc trưng, xếp ngẫu
nhiên thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
- Kì sau I:
Mỗi NST kép trong cặp NST kép tách nhau ra và được ống vi thể tâm động kéo về mỗi cực của
tế bào nhờ protein động cơ dynein
- Kì cuối I:
+ Các NST kép (n kép) tập trung ở mỗi cực tế bào
+ Các ống vi thể biến mất, màng nhân và nhân con hình thành
*Lần phân bào II: diễn ra các đặc điểm giống quá trình nguyên phân, kết quả là mỗi tế bào đơn
bội (n kép) chia thành hai tế bào đơn bội hoặc hai giao tử (n đơn)
 Ứng dụng:
+ Góp phần với hiện tượng thụ tinh và phân bào nguyên nhiễm của hợp tử để đảm bảo ổn định
bộ NST qua các thế hệ
+ Sự trao đổi chéo giữa hai chromatid không cùng nguồn gốc và sự sắp xếp ngẫu nhiên các cặp
NST kép tương đồng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào tạo ra các biến dị tổ hợp đa dạng và
phong phú ở đời con
+ Cơ sở của hình thức sinh sản hữu tính

4. Trình bày hoạt động của ba điểm kiểm soát trong chu kỳ tế bào.
- Điểm kiểm soát cuối G1 (điểm R, điểm giới hạn):
+ Giúp xác định các điều kiện đang xảy ra trong tế bào có thuận lợi cho quá trình phân bào được
tiến hành hay không: tích lũy đầy đủ các chất dự trữ, các protein cần thiết và kích thước tế bào phải
đủ lớn
+ Kiểm tra tính toàn vẹn của phân tử DNA trong bộ gen
 Nếu một trong các yếu tố nào đó của tế bào không đáp ứng được các yêu cầu của điểm
kiểm soát cuối G1 đưa ra, tế bào không đi tiếp vào giai đoạn S
 Một nhân tố quan trọng trong tế bào là protein p53, quyết định tình trạng của tế bào lúc
này: hoặc dừng lại tại G1 đi vào G0 để sữa chữa các tổn thương DNA hoặc kích hoạt sự chết tế bào
theo chương trình
- Điểm kiểm soát G2/M:
+ Giúp tế bào bước vào thời kỳ M nếu tế bào đáp ứng được tất cả các điều kiện đề ra
+ Kiểm soát kích thước tế bào, dự trữ các protein cần thiết, tổn thương DNA
+ Đảm bảo tất cả các sọi nhiễm sắc trong tế bào đều được sao chép hoàn hảo và không bị lỗi
 Nếu phát hiện bất thường, chu kỳ tế bào lập tức bị dừng lại và nhanh chóng chuyển tế
bào vào giai đoạn G0 để khắc phục lỗi sao chép DNA và sữa chữa các tổn thương, hoặc kích hoạt
apoptosis
+ Kích hoạt các sự kiện diễn ra ngay khi tế bào bước vào thời kỳ M: ngừng phiên mã các gen,
phá hủy vỏ nhân, sự co ngắn các sợi nhiễm sắc, hình thành thoi phân bào
- Điểm kiểm soát M: điểm chuyển tiếp tế bào từ kỳ giữa vào kỳ sau, giúp kiểm soát sự
phân ly của các NST con về mỗi cực tế bào -> hoàn tất quá trình phân chia nhân và phân chia bào
tương để tạo ra hai tế bào con từ tế bào mẹ ban đầu

5. Tóm tắt các dấu hiệu đặc trưng của quá trình apoptosis.
1/ Đây là một dạng chết bình thường và biết trước của các tế bào đã được chương trình hóa ở
mức phân tử
2/ Các sự kiện sinh hóa dẫn đến thay đổi hình thái đặc trưng của tế bào đưa đến cái chết:
- Tế bào co lại và phân đoạn
- Bộ xương tế bào bị sụp đổ
- Chất nhiễm sắc cô đặc, vỏ nhân phân mảnh, từ đó tạo ra các bóng màng nhân và các bào
quan để hình thành các thể apoptotic -> các đại thực bào trong cơ thể nhanh chóng nhận biết, bao bọc
và loại bỏ các thể này
3/ Khi chết đi, các bào quan của tế bào vẫn còn nguyên vẹn, các hoạt động chuyển hóa của chúng
vẫn còn bình thường và cả thành phần bào tương không bị rò rỉ ra khỏi tế bào
4/ Ngược lại với hoại tử, apoptosis không gây đáp ứng viêm và tổn thương cho cơ thể -> giúp cơ
thể phát triển, biệt hóa, tăng sinh, điều hòa nội mô, duy trì cân bằng quần thể tế bào trong các mô cơ
quan, loại bỏ tế bào có hại, ngăn cản tế bào ung thư phát triển
M5.R.SH1. CƠ SỞ HÓA HỌC CỦA SỰ SỐNG

1. Trong cơ thể sống có các loại nguyên tố nào tham gia cấu thành?
- Trong cơ thể sống có 22 nguyên tố tham gia cấu thành
- Dựa vào vai trò tham gia vào chất sống, các nguyên tố được chia làm 3 nhóm:
 Các nguyên tố tham gia cấu tạo chất hữu cơ: N, O, C, H, P, S.
 Các ion: K+, Na+, Mg++, Ca++, Cl-.
 Các nguyên tố chỉ có dấu vết: Fe, Mn, Co, Cu, Zn, B, V, Al, Mo, I, Si
- C, H, O, N chiếm tới hơn 96% thành phần của TB.
- Các nguyên tố khác có dấu vết ít gọi là vi lượng hay vi tố.

2. Các nguyên tố tồn tại trong cơ thể sống gắn kết với nhau như thế nào?
Các nguyên tử kết hợp với nhau một cách chính xác bằng những liên kết hóa học để tạo
nên hợp chất.
- Liên kết hóa học là lực hút gắn 2 nguyên tử với nhau. Mỗi liên kết chứa một thế
năng hóa học nhất định.
- Có 2 loại liên kết hóa học chủ yếu:
 Liên kết cộng hóa trị: Do góp chung điện tử giữa các nguyên tử.
 Liên kết ion: Không góp chung điện tử.
 Khi nguyên tử nhận thêm hoặc mất điện tử nó trở nên tích điện được gọi là ion.
 Các cation và anion kết hợp với nhau tạo liên kết ion
- Trong các hoạt động sống , liên kết quan trọng:
- Liên kết hydro: giữ vai trò rất quan trọng trong hoạt động sống.
 Hình thành giữa nguyên tử có điện âm với nguyên tử hydrogen gắn với Oxy hay
Nitơ.
 Có thể được tạo giữa các phần của một phần tử hay giữa các phân tử.
- Các tương tác yếu (như lực hút van der waals và tương tác kỵ nước).
 Lực hút van der waals: khi các phân tử gần kề nhau do tương tác giữa các đám
mây điện tử
 Tương tác kỵ nước: giữa các nhóm của những phân tử không phân cực.
 Vai trò:
- Liên kết Hydro, ion, lực Vanderwals : Xác định tổ chức của các phân tử khác nhau trong
tế bảo
- Các tương tác yếu: chúng xác định vị trí tương đối giữa các phân tử và định hình những
phân tử mềm dẻo như protein và acid nucleic

3. Phân biệt các chất vô cơ và hữu cơ phân tử nhỏ trong cơ thể sống
- Chất vô cơ: chiếm tỉ lệ nhiều hơn các chất hữu cơ, gồm có:
+ Nước: phân tử phân cực gồm một nguyên tử oxy và hai nguyên tử hydro, hai phân tử
nước ở kề nhau có thể hình thành liên kết hydro
 Vai trò rất quan trọng:
 Là thành phần cấu tạo nên tế bào.
 Là dung môi hoà tan nhiều chất cần thiết cho các hoạt động sống của tế bào
 Là môi trường của các phản ứng sinh hoá trong tế bào, giúp cho quá trình trao đổi
chất trong tế bào diễn ra bình thường, đảm bảo độ nhớt của chất nguyên sinh
 Điều hòa nhiệt độ cơ thể
+ Các chất vô cơ khác (acid, base, muối vô cơ, các nguyên tố kim loại) : Tính chất điện
phân cho ra các cation và anion, từ đó chúng kết hợp với ion H+ và OH- để làm thay đổi pH
môi trường
 Vai trò:
 Các kim loại giữ vai trò trọng yếu trong các chất hữu cơ: Fe trong Heme của
Hemoglobin trong máu
 Muối: giúp các hoạt động sinh lý trong cơ thể diễn ra bình thường
 Acid: tham gia hoạt động tiêu hóa, sát khuẩn cơ thể
 Acid, base: cân bằng nội môi cơ thể
- Chất hữu cơ phân tử nhỏ:
+ Là những chất đặc trưng của cơ thể sinh vật
+ Có số lượng rất lớn, rất đa dạng nhưng được tạo nên theo những nguyên tắc chung cho
cả thế giới sinh vật
+ Trọng lượng phân tử trong khoảng 100-1000 và chứa đến 30 nguyên tử C
+ Gồm:
 Hydrocarbon: cấu tạo từ 2 nguyên tố là C và H
 Carbonhydrate (glucid): các nguyên tố tạo thành gồm C, H và O, tỉ lệ H:O luôn
bằng 2:1; có 3 nhóm chính là đường đơn, đường đôi và đường đa -> chức năng cấu trúc, cung
cấp năng lượng, bảo vệ
 Lipid: tạo thành từ C, H và O, có thể có P hay N, tỉ lệ O ít hơn carbonhydrate; có
2 nhóm chính: nhóm có nhân glycerol và nhóm có nhân strerol -> chức năng cấu trúc, dự trữ,
cách nhiệt
 Amino acid, nucleotide cùng các dẫn xuất
4. Giải thích vai trò của chaperon trong sự gấp cuộn protein (TN)
- Khái niệm: Chaperon là những protein thấp cuộn của các protein sau khi dịch mã, gắn với
chuỗi polypeptide mới sinh tổng hợp từ ribosome, tồn tại ở mọi sinh vật từ vi khuẩn đến con người.
- Vai trò:
+ Giúp protein gấp cuộn nhanh và hiệu quả hơn
+ Ngăn chặn gấp cuộn sai của protein. Nếu thiếu chaperone -> TB sẽ tạo nhiều protein gấp cuộn
sai -> phải phá hủy chúng để ngăn ngừa sự tích tụ gây rối loạn chức năng của tế bào -> gây lãng phí
rất nhiều năng lượng
+ Giúp protein chưa gấp cuộn không bị kết cụm và protein mới sinh tổng hợp có đủ thời gian để
gấp cuộn chính xác. Các protein chưa gấp cuộn hoặc mới gấp cuộn một phần có các mạch bên kỵ
nước chưa được vùi vào lõi của pretein mà nằm lộ ra ngoài -> gây ra hiệu ứng kỵ nước -> protein kết
cụm -> khó tách ra để gấp cuộn thành cầu hình chính xác.
 Chaperone phân tử sẽ gắn với polypeptide đích hoặc tách nó khỏi các protein chưa được gấp
cuộn hoặc chưa gấp cuộn xong

5. Mô tả một số biến đổi của protein như sự phân cắt protein, sự glycosyl hóa
protein và sự gắn kết với lipid.
1. Biến đổi protein
1/ Sự phân cắt protein
-Các protein bị phân cắt bởi các hydroxylase đặc hiệu đối với liên kết peptide gọi là các
peptidase, gồm hai nhóm chính:
+ Endopeptidase (protease): phân cắt các liên kết peptide ở trong chuỗi polypeptide giải phóng
các mảnh peptide lớn, có tác dụng đặc hiệu đối với vị trí của liên kết peptide và bản chất của gốc R
của các acid amin tham gia tạo thành liên kết peptide đó. Ví dụ: pepsin, trypsin, chymotripsin
+ Exopeptidase: xúc tác sự thủy phân các liên kết peptide ở hai đầu của chuỗi polypetide, giải
phóng các acid amin tự do.Có 3 loại: aminopeptidase cắt các liên kết peptide ở đầu N tận,
cacboxypeptidase cắt các liên kết peptide ở đầu C tận, dipeptidase thủy phân các dipeptide
2/ Sự glycosyl hóa protein: là một sửa đổi sau dịch mã bao gồm việc bổ sung các chuỗi
oligosaccaride tuyến tính hoặc phân nhánh vào protein. Các glycoprotein thu được nói chung là
protein bề mặt và protein của con đường bài tiết. Phổ biến nhất là N-glycosyl hóa. Quá trình gắn kết
giữa oligosaccaride và protein diễn ra trong bộ máy Golgi.
3/ Sự gắn với lipid của protein
Tất cả lipid đều có tính kị nước và hầu như không hòa tan trong máu, do đó chúng cần vận
chuyển trong các cấu trúc hình cầu và ái nước, gọi là lipoprotein, chúng có chứa các protein bề mặt
(apoprotein hoặc apolipoprotein) là các đồng phân và gắn các enzyme chuyển hóa lipid. Sau khi kết
hợp với protein, phần kị nước của lipid cuộn vào trong, phần apoprotein tạo thành lớp vỏ bọc xung
quanh, do đó nó có thể được vận chuyển trong môi trường dịch thể, ví dụ như máu.

6. Giải thích nguyên nhân các bệnh thái hóa do protein gấp cuộn sai.
- Mỗi loại protein thường gấp cuộn thành một loại cấu hình duy nhất và có lợi về
mặt năng lượng dựa trên trình tự amino acid đặc hiệu. Do đột biến, biến đổi cộng hóa trị
không thích hợp sau khi tổng hợp, hoặc các lý do khác chưa biết tới (còn gọi là sự gấp cuộn
sai)
-> protein mất chức năng thông thường và ảnh hưởng tới quá trình phân hủy protein
- Nếu quá trình phân hủy không xảy ra hoặc xảy ra không hoàn toàn -> tích lũy vào
một số bệnh thoái hóa được đặc trưng bởi sự có mặt của các màng protein. Rất nhiều các
bệnh di truyền người (hồng cầu hình liềm, bệnh khí phế thũng) xuất phát từ các protein đột
biến thoát ra khỏi sự điều khiến chất lượng của tế bảo, gấp bất thường và kết cụm lại.
 Hậu quả :
- Hư hại năng tế bào hoặc làm chết tế bào.
- Sự kết cụm protein là nguyên nhân chủ yếu gây các bệnh thoái hoa thần kinh như bệnh
Huntington và Alzheimer
7. Trình bày cấu trúc và chức năng của phân tử DNA. So sánh cấu trúc DNA trong tế bào
Prokaryote và Eukaryote?
+Cấu trúc:
- Là một chuỗi xoắn kép gồm hai sợi đơn. Mỗi sợi đơn là một chuỗi nucleotide. Mỗi nucleotide
gồm: nhóm phosphate, đường desoxyribose và một trong bốn base (adenine, cytosine, guanine
và thymine).
- Hai sợi đơn kết hợp nhau nhờ các liên kết hydrogen giữa các base bổ sung nằm trên hai sợi: 2
liên kết H giữa A và T, 3 liên kết H giữa G và C
- Mỗi sợi đơn có một trình tự định hướng với một đầu 5'phosphate tự do, đầu kia là 3’ hydroxyl
tự do (quy ước là 5’ – 3’). Hướng của hai sợi đơn trong chuỗi xoắn kép ngược nhau.
Có 3 dạng xoắn:
- Dạng A (xoắn nhiều).
- Dạng B(xoắn ít): có thể chuyển sang dạng A hoặc Z
- Dạng Z (xoắn trái).
+ Chức năng:
- Nơi lưu giữ các thông tin di truyền - cơ sở di truyền ở mức phân tử -> tham gia vào cấu trúc
của nhiễm sắc thể.
- Truyền đạt thông tin di truyền cho các thế hệ thông qua sự sao chép (tái bản).
- Phiên mã cho ra các RNA -> dịch mã tạo nên protein đặc thù -> tính đa dạng của sinh vật.
*So sánh cấu trúc DNA trong tế bào Prokaryote và Eukaryote
- Giống:
+ có cấu trúc xoắn kép.
+ bao gồm deoxyribonucleotide.
+ chứa bốn loại bazơ nitơ (A, T, C và G).
+ đều chứa mã / thông tin di truyền để tổng hợp protein.
+ đều có thể tự sao chép.
- Khác:
DNA Prokaryote DNA Eukaryote
Trình tự mã hóa Toàn bộ phân tử DNA prokaryote Gồm cả những trình tự mã hoá (các
đều mang thông tin mã hóa cho exon) xen kẽ với những trình tự
các protein không mã hoá (intron)
Vị trí Tế bào chất Nhân
Số lượng NST 1 NST Nhiều NST

Số lượng gen trên Ít hơn Nhiều hơn


DNA
Hàm lượng DNA Ít hơn Nhiều hơn
trong tế bào
Cấu trúc Dạng vòng, không liên kết với Dạng thẳng, liên kết chặt chẽ với
protein histone protein histone

M5.R.SH2. GIỚI THIỆU VỀ SINH HỌC TẾ BÀO

1. Học thuyết tế bào được xây dựng như thế nào


Xây dựng học thuyết tế bào:
- Năm 1838-1839, các nhà sinh học người Đức là Matthias Jakob Schleiden và Theodor
Schwann đã trình bày rõ ràng hơn thuật ngữ “cellula” trước đó của Robert Hook (khi ông lần đầu
tiên mô tả được tế bào) thông qua Thuyết tế bào: “Tất cả các sinh vật do một hay nhiều tế bào
tạo thành, nói một cách khác, tế bào là đơn vị sống cơ bản”
- Năm 1858, Thuyết tế bào được mở rộng thêm do một bác sĩ người Đức là Rudolph Virchow:
“Tất cả các tế bào đều bắt nguồn từ những tế bào có trước và không có sự hình thành tế bào ngẫu
nhiên từ các chất vô sinh”. Năm 1862, Louis Pasteur bằng thực nghiệm chứng minh: “Sự sống
không tự ngẫu nhiên sinh ra”, tuyên bố này là nền tảng cho học thuyết tế bào
- Ngày nay, Thuyết tế bào hiện đại khẳng định rằng: “Tất cả các sinh vật đều cấu tạo nên từ tế
bào và các sản phẩm của tế bào. Những tế bào mới được tạo nên từ sự phân chia của các tế bào
trước nó, có sự giống nhau cơ bản về thành phần hóa học và các hoạt tính của các đơn vị tế bào
độc lập”

2. Tại sao các tế bào thường có kích thước nhỏ? (yB)


- Do kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên giúp tế bào dễ dàng thích nghi với điều kiện
sống
- Tế bào có kích thước nhỏ có tỷ lệ S/V lớn nên tốc độ trao đổi chất với môi trường diễn ra
nhanh hơn, tích lũy chất dinh dưỡng mạnh hơn và thời gian cần phải tích lũy ít hơn -> tốc độ sinh
trưởng nhanh hơn
- Tế bào có kích thước nhỏ sinh trưởng nhanh nên cũng sinh sản, phân chia nhanh làm
tăng số lượng tế bào
- Tế bào nhỏ giúp quá trình vận chuyển nội bào diễn ra nhanh hơn, tế bào mau chóng đáp
ứng với các tín hiệu của môi trường hơn

3. Phân biệt các loại tế bào (TN)


Căn cứ vào các đặc điểm cấu trúc, phân loại tế bào thành 2 nhóm:
 Tế bào Prokarote (tế bào tiền nhân)
 Tế bào Eurokaryote (tế bào nhân thật)
Tế bào Prokarote Tế bào Eurokaryote
Sinh vật Vi khuẩn Nấm, thực vật, động vật
điển hình
Hìn Hình cầu, hình que, hình phẩy Nhiều hình dạng
h dạng và hình xoắn
Kích thước lớn khoảng 10 lần và thể tích
Kích
Nhỏ, chỉ 1-10 μm lớn hơn khoảng 1000 lần tế bào
thước
Prokaryote
Rất đơn giản. Tế bào cấu trúc phức tạp
Gồm: màng tế bào, khối TB Hệ thống bào quan biệt hóa trong TBC
Cấu tạo chất chứa các bào quan không đảm nhiệm chức năng riêng.
có màng bao bọc và các thể ẩn Nhiều loại bào quan có màng bao.
nhập. Nhân TB với hệ thống màng riêng
Dạng nhân nguyên thủy Đã hình thành nhân rõ rệt
Nhân Chưa có màng nhân Ngăn cách với tế bào chất bằng hệ thống
Chỉ có vùng nhân vô định màng riêng để bảo vệ DNA.
-Chỉ có một NST duy nhất
(thường dạng vòng) chứa một -NST trong nhân lớn hơn 1.
sợi DNA xoắn kép. -Một hoặc một vài phân tử DNA dạng
DNA/
-DNA trần không liên kết với thẳng được bao bọc bởi các protein histon
Nhiễm sắc
protein histon. trong cấu trúc NST.
thể
-Có DNA xoắn kép dạng vòng -Có các DNA xoắn kép dạng vòng ở
khép kín ở ngoài NST trong ti thể 
(plasmid)
Đơn giản, ít bào quan, không
Phức tạp, có bộ khung xương tế bào và
Cấu trúc có ty thể và lục lạp nhiều bào quan có màng, có ty thể, các tế
nội bào bào có khả năng quang hợp còn có thêm
lục lạp
Ribose Kích thước nhỏ hơn (50S+30S) Kích thước lớn hơn (60S+40S)
Vận động Bằng tiên mao (được tạo thành Bằng tiên mao và tiêm mao cấu tạo
tế bào từ các hạt flagellin) từ tubulin
Phân bào Phân cắt trực phân Nguyên phân, giảm phân
Vị trí
phiên mã Phiên mã ở nhân
Đều ở tế bào chất
và dịch Dịch mã ở tế bào chất

Mức độ tổ Thường là đơn bào Đơn bào, tập đoàn, các cơ thể đa bào với
chức cơ các TB đã được biệt hóa riêng biệt
thể

4. Trong tự nhiên có những dạng sống cơ bản nào?


*Sinh giới được phân thành:
1/ Prokaryote: chưa có cấu trúc nhân, sống tự dưỡng, ký sinh, hoại sinh hoặc các kiểu chuyển
hóa khác, bao gồm:
- Cổ khuẩn: có khả năng tồn tại trong các điều kiện khắc nghiệt, vách tế bào không chứa
peptidoglycan, gen có nhiều điểm tương đồng với eukaryote
- Vi khuẩn: vách tế bào peptidoglycan, màng tế bào có thể gấp nếp tạo thể mesosome, phân tử
DNA dạng vòng, sinh sản theo kiểu phân đôi...Ví dụ: vi khuẩn lam
2/ Eukaryote
- Nguyên sinh vật: sinh vật có nhân, đơn bào hoặc đa bào đơn giản, sống độc lập hay thành tập
đoàn, phân bố ở các sinh cảnh thủy vực và nơi ẩm ướt; sống tự dưỡng, dị dưỡng và ký sinh. Ví
dụ: nấm nước,tảo silic,trùng lông bơi,...
- Nấm: sống dị dưỡng, không chứa diệp lục, sống ký sinh hoặc hoại sinh, vách tế bào cấu tạo từ
chitin. Ví dụ: nấm mốc trắng
- Thực vật: cơ thể đa bào, có nhân thật, có vách tế bào bằng cellulose, trong tế bào có chứa diệp
lục tố giúp thực vật có khả năng quang hợp tạo nên chất dinh dưỡng -> khả năng tự dưỡng. Ví
dụ: rêu, dương xỉ,cây bàng, cây phượng,...
- Động vật: cơ thể đa bào, có nhân thật, không có vách tế bào, sống dị dưỡng. Ví dụ: thủy tức,
giun, ốc, nhện, cá, hổ,..
*Một số dạng sống đặc biệt:
- Prion: cấu tạo bới một protein nhỏ, không có nucleic acid hoặc có nhưng không đủ tạo protein
- Virus: chứa một acid nucleic (DNA hoặc RNA), dạng trần hoặc có vỏ (vỏ capsid hoặc lớp vỏ
lipid)

M5.R.SH3. CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG TẾ BÀO

1. Thế nào là màng sinh chất tế bào?


- Tất cả các tế bào động vật và thực vật đều được bao bọc bởi màng sinh chất. Dưới kính
hiển vi điện tử, màng sinh chất là một màng mỏng từ 70A0 -100A0 , gồm hai lớp sẫm song song kèm
giữa là một lớp nhạt. Mỗi lớp dày khoảng 25-30A0
- Lớp nhạt là phần kị nước của lớp lipid kép, còn hai lớp sẫm gồm đầu ưa nước của các
phân tử protein và đầu ưa nước của các phân tử phospholipid
- Tất cả các màng sinh chất bao bọc tế bào và các bào quan (thuộc hệ thống nội màng) đều
có thành phần cơ bản gồm lipid, protein và carbonhydrate
- Là màng thể khảm lỏng. Gọi là thể khảm vì khung phospholipid căn bản được gắn hay
khảm các phân tử protein. Gọi là lỏng vì các phân tử phospholipid và protein của màng không ngừng
cử động mặc dù khung phospholipid căn bản luôn luôn được giữ nguyên vẹn

2. Mô hình màng khảm lỏng linh động có ý nghĩa như thế nào?
- Khái niệm: màng sinh chất cũng như tất cả các màng khác của tế bào đều là màng thể
khảm lỏng, chứa phospholipid và protein. Gọi là thể khảm vì khung phospholipid căn bản được gắn
hay khảm các phân tử protein. Gọi là lỏng vì các phân tử phospholipid và protein của màng không
ngừng cử động mặc dù khung phospholipid căn bản luôn luôn được giữ nguyên vẹn
- Ý nghĩa:
+ Các protein được gắn hay khảm vào khung phospholipid giúp màng sinh chất thực hiện các
chức năng quan trọng như: vận chuyển các chất, thụ thể tiếp nhận tín hiệu từ môi trường, protein
enzyme, nhận biết tế bào,…
+ Tính lỏng của màng giúp cho màng có những tính chất sau:
 Màng có tính mềm dẻo, đàn hồi và bền vững
 Có thể biến dạng trong các chuyển động
 Có thể tự tổng hợp và thực hiện các quá trình hợp màng

3. So sánh tế bào Prokaryote và tế bào Eukaryote


- Giống: đều có cấu trúc cơ bản của tế bào gồm: màng sinh chất, tế bào chất và nhân
( vùng nhân ở prokaryote)
- Khác: câu 3 SH2

4. Phân biệt các thành phần cấu trúc của tế bào và giải thích cơ chế hoạt động của
chúng (TT)
*Thành phần cấu trúc cơ bản của tế bào bao gồm: màng sinh chất, tế bào chất và nhân
1/ Màng sinh chất
- Cấu trúc:
+ Màng mỏng từ 70-100 A0, gồm hai lớp sẫm song song kèm giữa là một lớp nhạt. Mỗi lớp dày
khoảng 25-30A0 . Lớp nhạt là phần kị nước của lớp lipid kép, còn hai lớp sẫm gồm đầu ưa nước của
các phân tử protein và đầu ưa nước của các phân tử phospholipid
+ Có mô hình màng thể khảm lỏng: gọi là thể khảm vì khung phospholipid được gắn hay khảm
các phân tử protein, gọi là lỏng vì các phân tử phospholipid và protein của màng không ngừng cử
động mặc dù khung phospholipid căn bản luôn luôn được giữ nguyên vẹn
+ Thành phần của màng:
 Lipid: phospholipid, cholesterol và glycolipid
 Protein: protein xuyên màng và protein ngoại vi
 Carbonhydrate: chiếm 2-10% tổng khối lượng màng , tồn tại dưới dạng các
oligosaccharide, liên kết vs hầu hết các đầu ưu nước ở mặt ngoài màng tb
- Tính chất:
+ Tính lỏng của màng do sự chuyển động của các phân tử phospholipid và phân tử protein gây
nên
+ Tính không cân xứng: thể hiện ở sự khác biệt hai bên bề mặt màng tế bào
+ Tính thấm chọn lọc: cho phép một số chất ra hay vào tế bào dễ dàng hơn những chất khác và
cản sự di chuyển qua màng của một số chất
- Chức năng:
+ Bao bọc tế bào, ngăn cách tế bào với môi trường bên ngoài
+ Thực hiện trao đổi nước và vật chất giữa tế bào với môi trường
+ Tiếp nhận tín hiệu từ môi trường và truyền vào trong tế bào, gây nên những biến đổi bên trong
tế bào -> giúp cơ thể tồn tại và phát triển
+ Phát đi và thu nhận thông tin giữa tế bào với tế bào hay giữa các thành phần nội màng tế bào
+ Nơi bám dính của các cấu trúc bên trong tế bào
2/ Tế bào chất
- Cấu trúc:
+ Là tất cả khối nguyên sinh chất thuộc tế bào được giới hạn bởi màng tế bào phía bên ngoài ,
bào tương gồm dịch bào tương, bào quan, thể vùi
+ Dịch bào tương là thể keo, trong suốt, luôn chuyển động nên còn được gọi là thể trong suốt
+ Thể vùi là những điểm tập trung các chất dự trữ của tb
+ Các bào quan là những bộ phận quan trọng trong tế bào chất, mỗi bào quan có cấu trúc đặc
trưng đảm nhận 1 vài chức năng của tế bào
+ Có sự phân hóa thành 2 lớp: lớp ngoại chất và lớp nội chất
- Chức năng:
+ Nơi thực hiện các phản ứng trao đổi của tế bào, là nơi gặp nhau của chuỗi phản ứng trao đổi
chất
+ Nơi thực hiện 1 số quá trình điều hòa hoạt động của các chất
+ Nơi chứa vật liệu dùng cho các quá trình tổng hợp các đại phân tử sinh học
+ Mọi hoạt động sống của tế bào đều xảy ra trong tế bào chất và do các bào quan riêng biệt phụ
trách và được phối hợp điều hòa 1 cách nhịp nhàng
3/ Nhân
- Cấu trúc:
+ Nhiều hình dạng tùy vào từng loại tế bào hoặc trạng thái, chức năng, giai đoạn phát triển của tế
bào
+ Mỗi tế bào thường có 1 nhân, đôi khi nhiều nhân hoặc không có nhân
+ Kích thước thay đổi nhưng mỗi loại tế bào đều có tỷ lệ giữa nhân và tế bào nhất nhất định
+ Vị trí nhân cũng thay đổi: trong các tế bào phôi, nhân thường ở trung tân, trong các tế bào biệt
hóa nhân thường thay đổi vị trí trong tế bào tùy theo sự hình thành sản phẩm và chất dự trữ trong bào
tương
+ Thành phần cấu tạo:
. Màng nhân: phân chia rõ giới hạn giữa nhân và bào tương
. Hạnh nhân: là các thể hình cầu không có màng bao bọc, có đặc tính nhuộm màu kiềm do sự tập
trung cao nhất ribonucleoprotein ở hạnh nhân
. Dịch nhân: là chất không nhuộm màu hoặc nhuộm màu hồng( đỏ) nhạt
. Chất nhiễm sắc: là những cấu trúc hạt, sợi hoặc búi rất mảnh được đặc trưng bởi chất
deoxyribonucleoprotein
-Chức năng:
+ Nơi chứa NST, mang toàn bộ thông tin di truyền của toàn bộ cơ thể sinh vật và điều khiển hoạt
động sống của tế bào, đảm bảo tính tồn tại của hệ thống trong điều kiện sống nhất định
+ Nơi diễn ra quá trình tái bản, phiên mã

5. Nêu mối quan hệ về cấu trúc và chức năng của các bào quan trong tế bào (TT)
1. Ribosome
- Cấu trúc:
+ Không có màng bao bọc, tồn tại ở cả tế bào nhân sơ và nhân thực
+ Gồm 2 tiểu phần : bé và lớn, bình thường tồn tại độc lập, khi ribosome thực hiện chức năng thì
kết hợp lại
+ Có 2 trạng thái tồn tại trong tế bào: dạng tự do phân bố trong bào tương hoặc dạng kết hợp ở
mặt ngoài của màng (lưới nội chất hạt, màng nhân)
- Chức năng:
+ Nơi diễn ra quá trình giải mã, hình thành chuỗi polypeptide
+ Ribosome tự do: sản xuất các protein hòa tan
Ribosome bám trên hệ thống màng: tham gia sản xuất protein tiết đóng gói trong các túi vận
chuyển

2. Lưới nội sinh chất


*) Lưới nội sinh chất hạt
- Cấu trúc:
+ Hệ thống các túi dẹt, bao bọc bởi 1 lớp màng, nối thông với nhau
+ Trên bề mặt có các hạt ribosome đính vào
+ Phân bố gần nhân và có 1 phần nối liền với màng nhân
+ Rất phất triển ở tế bào tuyến nội tiết và ngoại tiết
- Chức năng: Tổng hợp protein màng hay protein tiết
*) Lưới nội sinh chất trơn
- Cấu trúc:
+ Là hệ thống các ống phân nhánh với nhiều kích thước được nối thông với hệ thống lưới nội
sinh chất hạt
+ Trên bề mặt ko có các hạt ribosome đính vào
+ Mật độ phụ thuộc vào từng loại tế bào và trạng thái hoạt động của tế bào
+ Không thông với khoảng quanh nhân nhưng liên kết mật thiết với bộ máy golgi
- Chức năng:
+ Như xưởng chế tạo, enzim của chúng xúc tác tổng hợp photpholipid và cholesterol-> màng
mới
+ Có nhiều ở tế bào gan do chứa các enzim có khả năng giải độc thuốc hoặc các hợp chất độc hại
do chuyển hóa tạo nên

3. Bộ máy golgi
- Cấu trúc:
+ Một thể gồm những túi dẹt, cong cong hình bán nguyệt, có màng bao bọc và xếp gần như song
song nhau
+ Mỗi túi dẹt gọi là thể golgi
+ Hệ thống lưới nội sinh chất và bộ máy golgi có quan hệ mật thiết vs nhau
- Chức năng:
+ Tiếp nhận protein và glycolipid, carbohidrat từ mạng lưới nội sinh chất đưa tới, thuần thục hóa
chúng, bao gói chúng lại rồi phân phát đúng địa chỉ tiếp nhận: có thể là bào quan, phía ngoài tế
bào, .. gọi chung là chất tiết

4. Tiêu thể (lysosome)


- Cấu trúc:
+ Là các túi tương đối lớn do phức hệ golgi tạo thành, chứa các enzim thủy phân và có thể phá
hủy tế bào
+ Được coi là bộ máy tiêu hóa chính của tế bào vs các dạng tồn tại: tiêu thể sơ cấp, tiêu thể thứ
cấp, túi thải cặn bã
+ Tiêu thể sơ cấp: là túi cầu nhỏ, được bao bọc bới 1 màng đơn , bên trong có các enzim thủy
phân hoạt động tối ưu ở pH axit, màng đơn giúp ổn định pH thấp nhờ hệ thống bơm proton H+ từ
bào tương vào
+ Enzyme ở trong tồn tại ở 2 trạng thái: nghỉ và hoạt động
- Chức năng:
+ có khả năng tiêu hóa mọi chất hữu cơ của tb, tiêu hóa xong sẽ cho lại tbc các đường đơn,
aa,nucleotit nhờ vào pro vận chuyển trên màng tiêu thể
+ tiêu hủy các dị vật xâm nhập vào tế bào, tiêu hóa các bào quan già không còn hoạt động được
nữa, đôi khi còn tiêu hủy ngay bản thân tế bào (sự tự tiêu)
5. Peroxisome
- Cấu trúc:
+ Là bào quan hình cầu đc bao bọc trong 1 lớp màng
+ Thường nằm gần lưới nội chất trơn or phần chuyển tiếp giữa 2 loại lưới nội chất
+ Chứa các enzim oxh D amino ax oxidase, ureate oxidase, catalase, hđ tối ưu ở đk pH kiềm nhẹ
- Chức năng:
+ Giải độc tb, chúng hđ tương tự lysosome nhưng ko phải do phức hợp golgi tạo thành mà đc
tổng hợp bơi rbx tự do trong bào tương
+ Có khả năng tự nhân đôi giống ti thể
+ Giúp cơ thể tránh khỏi td của các chất độc như H2O2 ( liên quan đến pu tổng hợp và phân tích
or các chất chuyển hóa khác
6. Không bào
- Cấu trúc:
+bào quan có lớp màng đơn bao bọc
+ thường rất phát triển ở tb thực vật
+ở tb động vật, ko bào ít và nhỏ hơn
+ rất phong phú về hình dạng
- Chức năng:
+ chủ yếu : tham gia quá trình trao đổi nước tạo áp suất thẩm thấu
+ tích lũy nhiều chất dự trữ cũng các chất độc và chất thải của tb
+ tạo sức trương, độ rắn cho vách tb
+ chứa sắc tố màu trong cành, hoa trái -> yếu tố thu hút côn trùng, góp phần thụ phấn hay phát
tán hạt phấn

7. Ty thể
-Cấu trúc:
+ hình dạng và kth ko cố định, thay đổi tùy loại và tùy trạng thái hđ của tb
+ gồm 2 lớp màng lipoprotein, ở giữa là khoảng gian màng
 màng ngoài: là màng sinh chất bao bọc bên ngoài ty thể, chứa nhiều pro vận tải tạo thành
hệ thống kênh xuyên qua lớp lipid kép
 khoảng gian màng: môi trường ở đây cân bằng và tương tự vs bào tương
 màng trong: đa phần gấp thành nếp xen vào trong long ty thể, các nếp gọi là mào, các
mào thường xếp song song và vuông góc vs nhau , sự gia tăng mào làm tăng diện tích làm việc của
màng trong
+ lòng ty thể: chứa nhiều loại khác nhau phần lớn là enzim-pro do ty thể tự tổng hợp nhờ DNA
của mình và pro từ bào tương vào
-Chức năng:
+ đảm nhận chức năng hô hấp của tb. Hô hấp là quá trình phân giải các chất hữu cơ và giải
phóng năng lượng lk photphat cao năng ATP

8. Lạp thể (lục lạp)


- Cấu trúc:
+ Có hai màng mỏng bao bọc, giữa hai lớp màng là khoảng gian màng. Màng ngoài cho các chất
thấm qua dễ dàng, màng trong các chất thấm qua khó hơn, trên màng có một số protein vận tải
+ Chất nền chứa nhiều enzyme trao đổi chất, các DNA dạng vòng, ribosome, các hạt dự trữ,...
+ Hệ thống màng thứ ba là màng thylakoid chứa các chuỗi vận chuyển điện tử, hệ thống bắt giữ
ánh sáng và ATP synthase
- Chức năng: thực hiện quá trình quang hợp nhờ diệp lục tố -> tổng hợp nên các chất hữu cơ cần
thiết cho cơ thể từ những chất vô cơ

9. Proteasome
- Cấu trúc:
+ Là 1 phân tử 2,4 MDa, chiếm 2% tổng lượng pro của tb
+ là protease đa xúc giác có cấu thành gồm 1 lõi 20S và đc giới hạn bởi một hoặc cả hai đầu điều
hòa 19S
- Chức năng:
+ tiêu hủy các pro ko cần thiết hoặc bị hư hỏng (không bình thường, gấp cuộn sai) qua quá trình
phân giải pro
+ tham gia điều hòa chu trình tế bào do hoạt động phân cắt cyclin, điều hòa tính ổn định của các
enzim photphatase trong chu trình tb
+ tham gia vào quá trình biệt hóa tb, liên quan đến đáp ứng stress của tb bằng cách phân hủy các
pro điều hòa

10. Trung thể


- Cấu trúc:
+ bao gồm trung cầu và 2 trung tử
+ thường trung thể nằm gần nhân tb, đôi khi kề vs golgi, ở 1 số tb biểu mô, trung thể ko nằm
cạnh nhân và golgi mà ở sát màng tb
- Chức năng:
+ làm mốc cho thoi vô sắc để đảm bảo chia đôi bộ NST đúng số lượng và đúng hướng
+ thể gốc của các loài có lông hay roi để bơi lội
6. Những yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của tế bào? Giải
thích?
1/ Yếu tố vật lý:
- Làm mất nước: Nước cần thiết cho hoạt động sống của tế bào, làm mất nước thì tế bào sẽ
chết
- Độ pH: độ pH của môi trường có ảnh hưởng đến họat động sống của tế bào do làm thay
đổi sự cân bằng về trao đổi chất giữa môi trường và tế bào. Mỗi loại tế bào chỉ thích hợp với một giới
hạn pH nhất định (từ 5,5 đến 8,5), đa số là ở pH trung tính (pH=7), bởi vì pH nội bào của tế bào sống
là trung tính
- Áp suất thẩm thấu: Áp suất thẩm thấu của môi trường xung quanh có tác động mạnh đến
tế bào do tính thẩm thấu của màng sinh chất. Đa số các tế bào phát triển thích hợp khi môi trường có
áp suất thẩm thấu bằng 7 atm (dung dịch NaCl 0,9%).Trong dung dịch nhược trương, do áp suất
thẩm thấu bên trong tế bào cao hơn môi trường nên nước bị hút vào tế bào làm tế bào phình to lên và
vỡ.Trong dung dịch ưu trương, áp suất thẩm thấu ở môi trường cao nên nước bị hút ra môi trường
làm tế bào bị teo lại
- Nhiệt độ: Nhiệt độ là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của tế bào. Ở nhiệt độ
thấp các phản ứng chuyển hóa của tế bào bị giảm đi, có thể bị ngừng lại. Ở nhiệt độ cao: Protein bị
đông đặc, enzyme bị phá hủy, tổn thương màng sinh chất làm thay đổi tính thẩm thấu
2/ Yếu tố hóa học
- Axit và bazơ: có khả năng phân li thành ion H+ và OH- rất mạnh, làm cho pH của môi
trường thay đổi và ức chế sự phát triển của tế bào
- Thuốc kháng sinh: tế bào ngưng phát triển do thuốc kháng sinh ức chế sự tổng hợp
protein của ty thể, bào quan này không phát triển được và không cung cấp đủ năng lượng cho tế bào
7. Phân tích vai trò của từng bộ phận cấu thành nên tế bào trong điều kiện bình
thường và bệnh lý (ví dụ: bệnh liên quan đến Lysosome, bệnh liên quan đến
Mitochondria...)
- Điều kiện bình thường:
+ Vai trò lysosome:
 có khả năng tiêu hóa mọi chất hữu cơ của tb, tiêu hóa xong sẽ cho lại tbc các đường đơn,
aa,nucleotit nhờ vào pro vận chuyển trên màng tiêu thể
 tiêu hủy các dị vật xâm nhập vào tế bào, tiêu hóa các bào quan già không còn hoạt động
được nữa, đôi khi còn tiêu hủy ngay bản thân tế bào (sự tự tiêu)
+ Vai trò ty thể: đảm nhận chức năng hô hấp của tb. Hô hấp là quá trình phân giải các chất hữu
cơ và giải phóng năng lượng lk photphat cao năng ATP
- Điều kiện bệnh lý:
+ Bệnh liên quan đến lysosome:
 đb những gen mã hóa cho các enzim thủy phân thuộc lysosome gây nên “ bệnh dtr tích
lũy thuộc lysosome”
 tiêu thể thiếu hụt 1 số enzim nào đó -> tích lũy cơ chất trong lysosome -> bệnh lí nặng nề
và thường ảnh hưởng hệ thần kinh
 Ví dụ:
1/ HERLER: thiếu enzim iduronidase -> tích lũy mucopolysaccharide -> xương bị biến dạng,
khuôn mặt to và thô, chi ngắn, cử động hạn chế
2/ TAY-SACHS: thiếu enzim hesosaminidase -> tích lũy lipid -> hư hại tb tkinh
3/ GAUCHER: thiếu enzim glucocerebrosidase -> gan, lách to, xương bị thoái hóa, tb tkinh bị
hủy hoại
+ Bệnh liên quan đến ty thể:
 DNA ty thể bị đột biến -> các thành phần trong ty thể tham gia vào quá trình hô hấp tế
bào không được tổng hợp hoặc sai hỏng về cấu trúc -> ty thể không thực hiện được quá trình hô hấp
tế bào để giải phóng năng lượng
 Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng ty thể
 Ảnh hưởng lớn đến các tế bào cần nhiều năng lượng như tế bào cơ, não và thần kinh
 Trong chu kỳ tế bào, các DNA ty thể nhân lên không giống nhau, có DNA nhân lên vài
lần, có DNA không nhân lên. Do đó nếu xảy ra đột biến trên DNA ty thể -> không đồng nhất về tỷ lệ
DNA đột biến so với DNA bình thường giữa các tế bào noãn -> đa dạng về kiểu biểu hiện của các
bệnh lý liên quan đến ty thể
 Ví dụ:
1/ Hội chứng Leigh: nồng độ lactase trong ty thể tăng cao -> rối loạn qtr hình thành phức hợp
lapyruvate dehydrogenase enzim gắn với màng trong ty thể -> bất thường trong chuyển hóa oxy và
gây thiếu hụt ATP
2/ Bệnh di truyền thị giác LEBER (LHON): đột biển DNA ty thể làm ảnh hưởng đến các phức
hợp enzyme hô hấp như NADH dehydrogenase, cytochrome -> ảnh hưởng đến khả năng tạo ATP

M5.R.SH7. SỰ TRUYỀN THÔNG TIN GIỮA CÁC TẾ BÀO


1. Các đơn vị cấu thành các tổ chức sống có mối liên hệ nào để đảm bảo các tổ chức sống
toàn vẹn thống nhất về cấu trúc và hoạt động chức năng?
2. Các tế bào có mối liên hệ nào để để đảm bảo thông tin được truyền trong tế bào và giữa
các tế bào với nhau?
3. Chất có đặc tính thế nào thì truyền tín hiệu thông qua liên kết với thụ thể màng?

3. Phân tử lớn hoặc ưa nước không qua được màng tế bào, chúng gắn vào các thụ thể trên màng
tế bào đích để truyền thông tin qua màng. Phân tử tín hiệu ngoại bào gọi là “tín hiệu thông tin
thứ nhất”, ví dụ như: adrenaline, acetylcholine, prolactin,...Quá trình dẫn truyền thông tin cần
qua trung gian ‘tín hiệu thông tin thứ hai” ở nội bào (như cAMP)
1,2. Thiệt sự là câu hỏi mơ hồ ghê zậy đó, cầu mong là đừng có ra hai cái câu xàm xí ni
- Sự truyền thông tin đặc biệt quan trọng đối với cá thể sống, quá trình truyền tin giúp các
tế bào giao tiếp với nhau hay với môi trường. Trong quá trình truyền tin, các phân tử tín hiệu được
nhận diện bởi protein thụ thể trên tế bào đích. Kết quả của quá trình đáp ứng với phân tử tín hiệu là
làm thay đổi hành vi của tế bào đích.
- Các tế bào trong sinh vật đa bào sử dụng hàng trăm loại phân tử ngoại bào để truyền tín
hiệu cho nhau. Các phân tử tín hiệu có thể là: peptide, amino acid, nucleotide, steroid, dẫn xuất của
acid béo hoặc chất khí hòa tan
- Có 4 kiểu truyền tín hiệu cơ bản:
+ Tín hiệu nội tiết: tín hiệu được tiết ra từ các tuyến chuyên biệt, đi vào máu và được dẫn truyền
khắp cơ thể, tác động đến tế bào đích ở xa nơi tín hiệu được tiết
+ Tín hiệu cận tiết: các phân tử tín hiệu tín hiệu khuếch tán cục bộ thông qua dịch ngoại bào, tác
động lên các tế bào kế cận. Trong một số trường hợp, các tế bào có thể phản ứng với chất do chính
chúng tiết ra, gọi là tự tiết
+ Tín hiệu thần kinh: truyền tín hiệu thông qua dẫn truyền thần kinh từ neuron tới neuron
+ Tín hiệu phụ thuộc tiếp xúc: thông qua trung gian tiếp xúc giữa tế bào với tế bào, khoảng cách
dẫn truyền ngắn, không cần tạo ra một phân tử tiết. Các tế bào tiếp xúc vật lý trực tiếp thông qua các
phân tử tín hiệu nằm trên màng tế bào tín hiệu và protein thụ thể màng của tế bào đích

You might also like