You are on page 1of 10

CHƯƠNG I: NHIỆT ĐỘNG HỌC VÀ CÁC HỆ SINH VẬT

- Nhiệt động học ( nhiệt động lực học) nghiên cứu sự chuyển hóa lẫn nhau
giữa nhiệt lượng và các dạng năng lượng khác. Nhiệt động học được xây dựng trên
hai nguyên lý là nguyên lý I và nguyên lý II
- Đối tượng: Các hệ nhiệt động
- Hệ nhiệt động là một vật thể hay một hệ vật thể có thể được chia cách với
môi trường xung quanh
Hệ cô lập: không trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường
3 loại : Hệ kín : có trao đổi năng lượng, không trao đổi vật chất.
Hệ mở: có trao đổi vật chất và năng lượng.
Chú ý: Hệ thống sống ( hệ sinh vật) luôn là hệ thống mở , luôn luôn trao đổi
năng lượng và vật chất với môi trường xung quanh.
1.1 Nguyên lý I:
Nghiên cứu mối quan hệ định lượng giữa ∆U, Q và A. Xét một khối khí tồn
tại ở một nhiệt độ và áp suất nào đó trong một xylanh đóng kín với một pittong

x1 Δx

x2
Truyền cho hệ nhiệt lượng Q nội năng từ giá trị U₁  U₂. ∆ U = U₂ - U₁.
Công giãn nở A
Theo nguyên lý bảo toàn năng lượng: Q = ∆U + A
Xét một yếu tố vô cùng nhỏ của quá trình
Biểu thức của nguyên lý I: dQ = dU + dA
Viết dưới dạng đại số: dU =dQ + dA

1
Qui ước: nhận nhiệt Q > 0 - thải nhiệt Q < 0
Nhận công A > 0 - sinh công A < 0
Sự thay đổi nội năng bằng tổng đại số của nhiệt lượng trao đổi và công sinh
ra đối với môi trường bên ngoài .
(dA= PSdx = pdV)
Ta nghiên cứu các dạng công và nhiệt trong cơ thể sống:

1.1.1 Các dạng công trong cơ thể sống


Công là độ đo của chuyển hóa năng lượng A = ∆W
Trong cơ thể sống có 4 dạng công cơ bản:
+ Công hóa học: là công sinh ra khi tổng hợp các chất cao phân tử từ các
phân tử có (trọng lượng) phân tử lượng thấp hoặc khi thực hiện các phản ứng hóa
học xác định.
+ Công cơ học: là công sinh ra khi dịch chuyển các bộ phận của cơ thể, các
cơ quan hay toàn bộ cơ thể nhờ các lực cơ học.
+ Công thẩm thấu: là công vận chuyển các chất khác nhau qua màng, từ nơi
có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao ( vận chuyển tích cực).
+ Công điện: là công vận chuyển các điện tích trong điện trường tạo nên các
hiệu điện thế và dòng điện.
Nguồn năng lượng để thực hiện tất cả các dạng công là năng lượng hóa học
của thức ăn ( protit, lipit, glucid) tỏa ra khi bị oxy hóa. Đối với thực vật, nguồn
năng lượng tương ứng là năng lượng mặt trời dự trữ trong quá trình quang hợp.
Năng lượng này cũng được động vật sử dụng khi ăn thực vật. Đầu tiên , năng
lượng mặt trời và thức ăn được chuyển hóa thành các liên kết cao năng mà chủ yếu
là ATP. Sau đó ATP phân hủy trong các tổ chức tương ứng của tế bào và giải
phóng năng lượng cần thiết để sinh công
ATP + H₂O  ADP + H₃PO₄ + ( 7.0 ÷ 8.5 ) Kcal.

2
ATP
Công hóa học

Nguồn năng lượng

Q1
Q Q1
1

Q2 Q2

ADP + D Q

Sơ đồ chuyển hóa năng lượng trong cơ thể sống


Q₁: nhiệt sơ cấp
Q₂: nhiệt thứ cấp
(1 cal = 4.19 J)

1.1.2 Nhiệt sơ cấp Q₁ và nhiệt thứ cấp Q₂


Sự sống luôn gắn liền với các quá trình trao đổi chất và năng lượng ( hệ mở)
Trao đổi nhiệt lượng cũng là một trong các quá trình đó
Qui ước chia nhiệt lượng làm 2 loại: nhiệt sơ cấp ( cơ bản) và nhiệt thứ cấp ( hoạt
động)
+ Nhiệt sơ cấp Q₁: là kết quả tất yếu của sự tán xạ nhiệt trong các quá trình
trao đổi chất quy định bởi tính chất thuận nghịch của quá trình. Khi thực hiện một
dạng công bất kỳ không phải tất cả năng lượng giải phóng ra đó được sử dụng để
sinh công hữu ích. Hiệu suất (HS) của các quá trình xảy ra trong cơ thể sống
HS <1.
Tạo nhiệt sơ cấp Q₁ tỷ lệ thuận với cường độ quá trình trao đổi chất và tỉ lệ
nghịch với HS của quá trình đó.

3
+ Nhiệt thứ cấp Q₂: năng lượng hữu ích sử dụng trong quá trình sinh công
khác nhau trong cơ thể cuối cùng cũng chuyển thành nhiệt.
Quá trình sinh nhiệt không phải hoàn toàn là có ích. Đối với động vật máu
nóng cần một nhiệt lượng đáng kể để duy trì nhiệt độ cơ thể.
Có hai cách để tăng nhiệt cơ thể là tăng Q₁ ( con đường kém kinh tế) và tăng
Q₂ ( tăng hoạt dộng : rung cơ).

1.1.3 Bảo toàn năng lượng trong cơ thể sống:


Theo nguyên lý I phải chứng minh hai điều:
- Cơ thể sống không phải là nguồn năng lượng mới.
- Sự oxy hóa thức ăn đưa vào cơ thể, giải phóng trong cơ thể một năng
lượng bằng công sinh ra bởi cơ thể đó.
* TN của Etuvato: Đặt người trong một buồng cô lập, đo toàn bộ nhiệt lượng thải
ra khỏi cơ thể đó ( đo nhiệt trực tiếp), đồng thời đo lượng oxy hấp thụ, cacbonic,
nito, ure thải ra. Trên cơ sở đó tính ra lượng protid, glucid, lipit đã được oxy hóa
trong cơ thể. Cho rằng oxy hóa đến khí carbonic và nước 1g lipid giải phóng 9.3
Kcal, 1g Glucid giải phóng 4.2 Kcal và oxy hóa đến Ure: 1g protid giải phóng 4.2
Kcal. Sẽ tính ra được năng lượng toàn phần đưa vào cơ thể, đo nhiệt gián tiếp. Kết
quả tính được năng lượng đưa vào và thải ra , cân bằng năng lượng của người
trong 1 ngày đêm (24h)
Năng lượng đưa vào (Kcal) Năng Lượng thải ra (Kcal)
Thức ăn Nhiệt thải qua da 1374
56.8 g protid 237 Khí thở ra 43
140 g lipid 1307 Phân, nước tiểu 23
79.9 g glucid 335 Bay hơi qua đường hô hấp 181
Bay hơi qua da 227
Bổ chính 11
Tổng số : 1879 Tổng số: 1859

4
 Nguyên lý I hoàn toàn áp dụng được cho hệ thống sống và có thể phát
biểu dưới dạng : “Tất cả các dạng công trong cơ thể được thực hiện nhờ một năng
lượng tương đương năng lượng giải phóng ra khi oxy hóa thức ăn”.
1.2. Nguyên lý II
- Nghiên cứ chiều hướng và giới hạn của các quá trình nhiệt động. Chiều
hướng tự nhiên trong các quá trình biến đổi năng lượng: các dạng năng lượng khác
có thể biến đổi hoàn toàn thành nhiệt còn quá trình ngược lại là không có.
- Trong tự nhiên bao giờ cũng có một chiều hướng ưu tiên.
- Quá trình nhiệt động: 2 loại
+ Quá trình thuận nghịch
+ Quá trình không thuận nghịch ( bất thuận nghịch)
VD: Con lắc lý tưởng : QTTN ( không có W  Q)
Con lắc vật lý: QTKTN ( luôn có W  Q)
Tham số cho quá trình
+ Xác suất nhiệt động ω
+ Entropi S
Định nghĩa xác suất nhiệt động (XSND ): XSND của một trạng thái vĩ mô đã cho
là số các trạng thái vi mô tương ứng với trạng thái vĩ mô đó.
+ XSND của một trạng thái đặc trưng cho mức độ hỗn loạn của 1 trạng thái
vĩ mô.
+ Minh họa: xét 1 bình kín chia làm hai phần , trong đó có 6 phân tử khí
được đánh số 1,2,.....,6. Lúc đầu 6 phân tử khí ở bên trái , sau đó bỏ màng ngăn
cách và xét xác suất phân bố các phân tử khí ở 2 nửa bình

2 1 1
2 1 2

1 4 3 4
3 4 3
5 6
5 6
5 6

5
Số khả năng sắp xếp ứng với các trạng thái vĩ mô tương ứng
Số phân tử Số khả năng sắp xếp Xác suất
Bên Trái Bên Phải (XS Nhiệt động) Toán học
6 0 1 1/64
5 1 6 6/64
4 2 15 15/64
3 3 20 20/64
2 4 15 15/64
1 5 6
6/64
0 6 1 1/64
Ʃ= 64 Ʃ= 1
Phân biệt XSND và XS toán học: XSND ≥ 1
Phát biểu nguyên lý II của nhiệt động học:
- Truyền thống ( Claudiut): “ Nhiệt không thể tự nó truyền từ nơi có nhiệt độ
thấp tới nơi có nhiệt độ cao”.
- Cách phát biểu của Bônxoman ( Boltzman): “ Tự nhiên có xu hướng đi từ các
trạng thái có xác suất nhỏ đến những trạng thái có xác suất cao hơn “
- Qua ngôn ngữ Entropy:
Hàm số S= klnω k: hằng số Boltzman (k = 1.38.10⁻²³ J/K)
được gọi là Entropy của hệ
+ ”Đối với hệ cô lập trong một quá trình bất kỳ, entropy hoặc tăng hoặc không đổi”
dS ≥ 0 dấu “=” ứng với 1 quá trình thuận nghịch
dấu “>” ứng với 1 quá trình không thuận nghịch
+ Khái niệm nhiệt rút gọn:
Xét hệ thu nhiệt lượng dQ trong QTTN và nhiệt độ của hệ là T thì độ biến
thiên Entropy là:
dQ
dS =
T
6
Đơn vị đo của S: J/K ( Cal/độ)

1.2.1 Entropi và năng dượng tự do:


Ta có dQ = T.dS thay vào biểu thức nguyên lý I: dU = dA + TdS
dA là công sinh ra và được gọi là sự thay đổi của năng lượng tự do dF
Ta có: dU = dF + TdS viết dưới dạng tuyệt đối U = F + TS
F: năng lượng tự do
TS: năng lượng liên kết
- Năng lượng tự do F là phần nội năng của hệ có thể sử dụng để sinh công, còn
năng lượng liên kết TS là phần nội năng không dùng để sinh công mà sẽ phân tán
dưới dạng nhiệt.
- Năng lượng liên kết TS được xác định bới Entropy nếu quá trình xảy ra ở nhiệt
độ không đổi . S càng lớn thì TS càng lớn và sự phân tán năng lượng dưới dạng
nhiệt càng mạnh và tính bất thuận nghịch của quá trình càng lớn. Vậy entropy là độ
đo của sự phân tán năng lượng và cũng là độ đo tính bất thuận nghịch của quá trình
nhiệt động. Nếu hệ sinh công A trong quá trình thuận nghịch thì nó bằng sự thay
đổi của năng lượng tự do F.
A= dF = dU – TdS
- Trong các quá trình bất TN A< dF vì có sự phân tán nhiệt . Hiệu suất của quá
trình nhiệt động
A
HS= dF ≤1 Dấu “=” ứng với quá trình thuận nghịch

Dấu “<” ứng với quá trình bất thuận nghịch


- Quá trình oxy hóa thức ăn trong cơ thể dẫn đến hình thành các hợp chất cao năng,
nhờ đó cơ thể tàng trữ năng lượng tự do. Sau đó năng lượng ATP được sử dụng để
sinh công.
- Năng lượng thủy phân ATP:
+ Trực tiếp sinh công
+ Tạo nên nhiều loại gradient khác nhau

7
- Sự tồn tại các gradient là một đặc trưng điển hình của cơ thể sống.

Định nghĩa gradient G


∆ϕ
G= ∆ϕ = ϕ₂ - ϕ₁ tham số nào đó tại 2 vị trí cách nhau khoảng ∆x
∆x

Mối quan hệ giữa năng lượng tự do và gradient


ϕ1
F = RT.ln
ϕ2
R: hằng số khí

( R=8,31.10³ J/Kmol.K)

1.2.2 Nguyên lý II và các hệ thống mở:


- Hệ sinh vật là các hệ mở luôn có sự trao đổi chất và năng lượng với môi trường.
Sự thay đổi năng lượng tự do dF và entropi dS được chia làm 2 thành phần: dFᵢ và
dSᵢ ứng với các quá trình xảy ra trong hệ.
- dFe và dSe ứng với tương tác của hệ với môi trường vì các quá trình là bất thuận
nghịch nên dFᵢ<0 và dSᵢ>0 và trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường nên
dFₑ >0 và dSₑ <0. ( năng lượng tự do của hệ luôn được bổ sung, còn entropi sản
sinh trong cơ thể thải ra môi trường- thức ăn đưa vào, chất cặn bã và nhiệt thải ra).
- có 3TH: -dSₑ = dSᵢ dS = 0
-dSₑ > dSᵢ dS <0
-dSₑ < dSᵢ dS>0
Biểu thức toán học của nguyên ký II đối với hệ thống sống
dS dSi dSe
= +
dt dt dt

Tốc độ thay đổi entropi trong cơ thể bằng tổng đại số tốc độ Entropi xảy ra trong
hệ và tốc độ thâm nhập dòng entropi từ môi trường vào cơ thể.
1.2.3 Các trạng thái dừng
Hệ thống sống tồn tại ở các trạng thái dừng. Trạng thái dừng được đặc trưng bởi
các giá trị không đổi của các gradient nồng độ, điện, thẩm thấu cũng như các chỉ
tiêu hóa lý khác
8
Về mặt toán học, trạng thái dừng của hệ thống sống ứng với trường hợp:
dSi -dSe dFi -dFe dS dF
= , = , =0 , =0 S= const, F = const
dt dt dt dt dt dt

Cân bằng dừng của hệ mở về nguyên tắc khác với cân bằng nhiệt động của
hệ cô lập.
So sánh giữa cân bằng nhiệt động và cân bằng dừng
Cân bằng nhiệt động Cân bằng dừng
-Không có dòng vật chất ra vào môi trường - Có dòng vật chất không đổi vào
hệ và ra khỏi hệ
-Không cần tiêu phí năng lượng tự do để - Cần liên tục năng lượng tự do
duy trì cân bằng để duy trì cân bằng
-Năng lượng tụ do và khả năng sinh công - Năng lượng tự do và khả năng
của hệ bằng 0 sinh công của hệ không đổi,
và không đạt giá trị cực đại
-entropy của hệ có giá trị cực đại - entropi của hệ ko có giá trị cực
đại
- Không có các gradient trong hệ - có gradient không đổi trong hệ
dSi
Ở trạng thái dừng luôn xảy ra các quá trình bất thuận nghịch nên dt >0

Nguyên lý Priogine: “Trong trạng thái dừng tốc độ tăng entropi quy định bởi các
quá trình bất thuận nghịch là dương và nhận các giá trị nhỏ nhất trong các giá trị
có thể.
Để duy trì trạng thái dừng cần làm duy trì giá trị cực tiểu trong tập hợp các giá trị
khả dĩ của dòng năng lượng tự do.
Khi có sự thay đổi điều kiện sống quá lớn, cơ thể sẽ chuyển sang một trạng thái
dừng mới phù hợp với môi trường.
Có 3 phương thức chuyển trạng thái dừng:
X b
Trạng thái cuối

-Chuyển đạo hàm mũ (a)


9
-Chuyển với độ lệch dư (b)

-Chuyển với xuất phát giả


(c)
a
c

X: tham số trạng thái nào đó


t: thời gian
Tóm lại :quy luật của cơ thể sống:” Sinh , trưởng, hóa, thâu, tàn” hoàn toàn phù
hợp với nguyên lý II của Nhiệt động học.

10

You might also like