You are on page 1of 5

BÀI TẬP PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ TÀI: HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ

1. Lý do chọn đề tài

Hoạt động xã hội là những hành động được thực hiện nhằm đem lại quyền
và lợi ích hợp pháp cho cộng đồng, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của xã hội,
đem lại cho con người cuộc sống hạnh phúc, tốt đẹp hơn. Sau khi tham gia chương
trình người tham gia sẽ nhận được chứng chỉ chứng thực đã tham gia hoạt động.
Ngoài ra, còn rất nhiều giá trị, lợi ích mà các chương trình đó đem lại ( cải thiện kĩ
năng mềm: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng cơ bản mà nhân viên văn phòng đều phải có:
word, excel, powerpoint, … ).

Các hoạt động xã hội thường là giúp đỡ những người cần đến sự trợ giúp từ
xã hội. Ví dụ trẻ em, người già, người khuyết tật, cộng đồng học ngoại ngữ, cộng
đồng những người yêu sách, cộng đồng học nấu ăn … Thậm chí là các hoạt động
bảo vệ động vật, bảo tồn di tích mang tính lịch sử hay truyền tải niềm đam mê văn
hóa nghệ thuật nước nhà tới những bạn trẻ trong và ngoài nước …

Trường đại học Nội Vụ với bề dày 50 năm xây dựng và phát triển, trường đã
đào tạo trên 50.000 người, bồi dưỡng trên 100.000 người, trong đó đào tạo, bồi
dưỡng 220 người cho nước bạn Lào và Campuchia. Tại đây, các thầy cô luôn tạo
điều kiện tốt nhất cho sinh viên phát triển toàn diện về mặt chuyên môn cũng như
các kĩ năng mềm mà mỗi sinh viên cần phải có ( kĩ năng thuyết trình, kĩ năng phản
biện, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng nói trước đám đông,…). Điều này được thể
hiện rõ ở các hoạt động do sinh viên Đoàn trường đề ra luôn được thầy cô và bạn
bè trong trường hưởng ứng một cách nhiệt tình. Những hoạt động điển hình của
trường cũng như là các câu lạc bộ trong trường đó là chương trình “ Trung thu cho
em 2018 ” tại địa bàn xã Phúc Lộc, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn hay phát động “
Chiến dịch 10K – Gây quỹ thiện nguyện ” nhằm gây quỹ cho chương trình “ Mùa
hè xanh 2021 ” để có thể trao tặng cho những học sinh nghèo vượt khó, những gia
đình có hoàn cảnh khó khăn những phần quà có giá trị nhất do câu lạc bộ Thiện
Nguyện Sắc Màu Nội Vụ Hà Nội tổ chức …

Hiện nay, để có thể bắt kịp xu thế tuyển dụng của các cơ quan, tổ chức cũng
như các nhà tuyển dụng trong và ngoài nước ( các nhà tuyển dụng không chỉ đòi
hỏi kiến thức chuyên môn mà còn là những kĩ năng mềm: kĩ năng giao tiếp, kĩ
năng làm việc nhóm …thậm chí họ còn đề cao việc cải thiện sức khỏe hay tình
trạng sức khỏe của nhân viên cũng như người ứng tuyển ) các trường đại học trên
Việt Nam nói chung và trường Đại học Nội Vụ nói riêng đã đẩy mạnh các hoạt
động xã hội để có thể vừa cung cấp đầy đủ những kiến thức chuyên ngành và vừa
đẩy mạnh phát triển những kĩ năng mềm mà mỗi sinh viên cần phải có khi ra
trường.

Bởi vì những lí do trên nên em muốn tìm hiểu về “ Hoạt động ngoại khóa
của sinh viên trường Đại học Nội Vụ ”

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước

+ Nghiên cứu khoa học “ Hoạt động ngoại khóa của sinh viên trường Đại học Nội
Vụ Hà Nội – thực trạng và giải pháp ” của Đỗ Mạnh Hà

2.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước

+ “ Effects of Extracurricular Activities on Students ” được viết bởi Najum Ul


Saqib, Musab Abdul Raheem, Mobeen Iqbal, Muhammad Salman, Tayyab
Shahzad.
+ “ The Impact of Extracurricular Activities on Student Achievement at the High
School Level ” của Steven Wesley Craft - University of Southern Mississippi

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục tiêu nghiên cứu

- Tìm hiểu vai trò và ý nghĩa của hoạt động xã hội của sinh viên trường đại
học Nội Vụ

- Khảo sát thực trạng tham gia hoạt động xã hội của sinh viên trường Đại
học Nội Vụ nhằm chỉ ra những ưu điểm và hạn chế khi tham gia hoạt động xã hội.

- Đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm khắc phục hạn chế và nâng cao hiệu
quả hoạt động xã hội của sinh viên trường Đại học Nội Vụ

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để có thể làm rõ mục đích nghiên cứu về đề tài “Hoạt động xã hội của sinh
viên trường Đại học Nội Vụ ” em hướng tới những nhiệm vụ sau:

- Làm rõ những khái niệm liên quan đến đề tài “ Hoạt động xã hội của sinh
viên trường Đại học Nội Vụ ”

- Khái quát và đi sâu vào thực trạng hoạt động xã hội của sinh viên trường
Đại học Nội Vụ. Qua đó, có thể nhìn nhận một cách chính xác và khách quan nhất
về những ưu điểm, nguyên nhân gây ra sự hạn chế của vấn đề.

- Dựa trên cơ sở thực trạng của hoạt động xã hội của sinh viên trường Đại
học Nội Vụ nhằm đưa ra những giải pháp tối ưu để khắc phục những hạn chế còn
tồn tại của vấn đề.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng: Hoạt động xã hội của sinh viên trường đại học Nội Vụ

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi vấn đề nghiên cứu: Hoạt động xã hội của sinh viên trường Đại học
Nội Vụ

- Phạm vi không gian: Trường đại học Nội Vụ

- Phạm vi thời gian: 2017 - 2021

8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Ý nghĩa khoa học:

Đề tài đã hệ thống hóa những vấn đề lí luận liên quan đến hoạt động xã hội
của sinh viên nói chung và sinh viên Đại học Nội Vụ nói riêng

Ý nghĩa thực tiễn:

Những giải pháp được đề xuất trong đề tài có thể ứng dụng vào thực tiễn
hoạt động xã hội một cách hiệu quả của sinh viên nói chung và của sinh viên
trường Đại học Nội Vụ nói riêng.

Đề tài có thể trở thành tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu về công tác
xã hội của tuổi trẻ.

Tài liệu tham khảo

https://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/9-ky-nang-can-thiet-voi-sinh-vien-151633.html
https://www.youtube.com/watch?v=98ndr5zIrvY&t=619s&ab_channel=VTV7

( Trường Teen 2020 tập 1 )

https://svvn.tienphong.vn/sinh-vien-thay-doi-tich-cuc-trong-qua-trinh-tham-gia-
hoat-dong-xa-hoi-post1269257.tpo

https://kenh14.vn/hoc-duong/hoat-dong-tinh-nguyen-dang-dan-xa-la-voi-sinh-vien-
20121221042250202.chn

https://www.crimsoneducation.org/vn/blog/extracurriculars/benefits-of-
extracurricular-activities/

You might also like