You are on page 1of 11

II.

PHẠM VI HOẠT ĐỘNG CỦA CÁ NHÂN HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI


2.1. Phạm vi về bằng hàng hóa, dịch vụ kinh doanh
2.1.1. Cá nhân hoạt động thương mại được phép kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ theo
quy định của pháp luật, trừ các loại hàng hóa, dịch vụ sau đây:
a.Hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của
pháp luật.
- Theo Điều 6 Luật đầu tư 2020 quy định danh mục hàng hóa, ngành, nghề cấm đầu tư kinh
doanh như sau:
1. Kinh doanh các chất ma túy (theo quy định tại Phụ lục I của Luật đầu tư); 
2. Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật (quy định tại Phụ lục II của Luật đầu tư); 
3. Kinh doanh mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã (quy định tại Phụ lục I của
Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp); mẫu
vật các loại động vật rừng, thực vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý hiếm Nhóm I có
nguồn gốc khai thác từ tự nhiên (quy định tại Phụ lục III của Luật đầu tư);
4. Kinh doanh mại dâm;
5. Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;
6. Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
7. Kinh doanh pháo nổ
8. Kinh doanh dịch vụ đòi nợ 
TT Tên hàng hóa, dịch vụ Đối chiếu ngành nghề tại Luật Đầu tư 2020
A Hàng hóa
Vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài,
phương tiện chuyên dùng quân sự, công an; quân
trang (bao gồm cả phù hiệu, cấp hiệu, quân hiệu của Theo Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu
1 quân đội, công an), quân dụng cho lực lượng vũ tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư
trang; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang 2020, là ngành nghề kinh doanh có điều kiện
thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo
chúng
Theo Điều 6 Luật đầu tư 2020, là ngành nghề
2 Các chất ma túy
cấm đầu tư kinh doanh
- Theo Điều 6 Luật đầu tư 2020, Kinh doanh
hóa chất bị cấm theo Công ước Quốc tế về
cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và
3 Hóa chất bảng 1 (theo Công ước quốc tế) phá hủy vũ khí hóa học là ngành nghề cấm đầu
tư kinh doanh
- Kinh doanh hóa chất khác trừ loại hóa chất
trên là ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Hoạt động của nhà xuất bản; Kinh doanh dịch
vụ in, trừ in bao bì; dịch vụ phát hành xuất bản
Các sản phẩm văn hóa phản động, đồi trụy, mê tín dị
4 phẩm; dịch vụ sản xuất, phát hành và phổ biến
đoan hoặc có hại tới giáo dục thẩm mỹ, nhân cách
phim là ngành nghề kinh doanh có điều kiện
theo quy định tại Phụ lục 4
Theo Điều 6 Luật đầu tư, là ngành nghề cấm
5 Các loại pháo
đầu tư kinh doanh
Đồ chơi nguy hiểm, đồ chơi có hại tới giáo dục nhân Kinh doanh trò chơi trên mạng viễn thông,
cách và sức khỏe của trẻ em hoặc tới an ninh, trật tự, mạng Internet; trò chơi điện tử; Kinh doanh trò
6
an toàn xã hội (bao gồm cả chương trình trò chơi chơi điện tử có thưởng dành cho người nước
điện tử) ngoài là ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Theo Luật Đầu tư, Kinh doanh thuốc thú y,
vắc xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa
Thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cấm hoặc chưa
7 chất dùng trong thú y; Kinh doanh thuốc bảo
được phép sử dụng tại Việt Nam theo quy định
vệ thực vật là là ngành nghề kinh doanh có
điều kiện
Thực vật, động vật hoang dã (bao gồm cả vật sống
và các bộ phận của chúng đó được chế biến)
thuộc danh mục điều ước quốc tế mà Việt Theo Điều 6 Luật đầu tư 2020, đây là ngành
8
Nam là thành viên quy định nghề cấm đầu tư kinh doanh
và các loại thực vật, động vật quý hiếm thuộc danh
mục cấm khai thác và sử dụng
Thủy sản cấm khai thác, thủy sản có dư lượng chất  Theo Điều 6 Luật đầu tư 2020, kinh doanh
9 độc hại vượt quá giới hạn cho phép, thủy sản có độc thủy sản nguy cấp, quý hiếm theo danh mục là
tố tự nhiên gây nguy hiểm đến tính mạng con người ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh
10 Phân bón không có trong Theo Phụ lục 4, Kinh doanh phân bón là
danh mục được phép sản xuất, kinh doanh và sử
ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
dụng tại Việt Nam
Giống cây trồng không có
trong danh mục được phép sản xuất, kinh Theo Phụ lục 4, kinh doanh giống cây trồng là
11
doanh; giống cây trồng gây hại đến sản xuất và ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
sức khỏe con người, môi trường, hệ sinh thái
Giống vật nuôi không có trong danh mục được phép
sản xuất, kinh doanh; giống vật nuôi gây hại cho sức Theo Phụ lục 4, kinh doanh giống vật nuôi là
12
khỏe con người, nguồn gen vật nuôi, môi trường, hệ ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
sinh thái
Theo Phụ lục 4, kinh doanh khoáng sản là
13 Khoáng sản đặc biệt, độc hại
ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
Theo Phụ lục 4, nhập khẩu phế liệu là ngành,
14 Phế liệu nhập khẩu gây ô nhiễm môi trường
nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
Các loại thuốc chữa bệnh cho người, các loại Kinh doanh dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh;
vắc xin, sinh phẩm y tế, mỹ phẩm, hóa chất sản xuất mỹ phẩm; kinh doanh hóa chất, chế
15 và chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn trong lĩnh phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong
vực gia dụng và y tế chưa được phép sử dụng tại lĩnh vực gia dụng y tế là ngành nghề kinh
Việt Nam doanh có điều kiện theo quy định tại Phụ lục 4
Kinh doanh trang thiết bị y tế là ngành nghề
Các loại trang thiết bị y tế chưa được phép sử dụng
16 kinh doanh có điều kiện theo quy định tại Phụ
tại Việt Nam
lục 4
Phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm,
vi chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, Kinh doanh thực phẩm; Kinh doanh sản phẩm
thực phẩm có nguy cơ cao, thực phẩm được bảo biến đổi gen; Kinh doanh dịch vụ tiến hành
17
quản bằng phương pháp chiếu xạ, thực phẩm có gen công việc bức xạ là ngành nghề kinh doanh có
đã bị biến đổi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm điều kiện theo quy định tại Phụ lục 4
quyền cho phép
- Kinh doanh Amiang màu thuộc nhóm
Sản phẩm,
18 Amphibol là ngành nghề cấm đầu tư kinh
vật liệu có chứa amiăng thuộc nhóm amfibole
doanh theo Phụ lục 2
Thuốc lá Kinh doanh sản phẩm thuốc lá, nguyên liệu
19 điếu, xì gà và các dạng thuốc lá thành phẩm thuốc lá là ngành nghề kinh doanh có điều kiện
khác nhập lậu theo quy định tại Phụ lục 4
B Dịch vụ
Kinh doanh mại dâm, tổ chức mại dâm, Theo Điều 6 Luật đầu tư 2020, kinh doanh mại
1
buôn bán phụ nữ, trẻ em dâm là ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh
Kinh doanh casino; Kinh doanh đặt cược;
Kinh doanh trò chơi trên mạng viễn thông,
mạng Internet; Kinh doanh trò chơi điện tử;
2 Tổ chức đánh bạc, gá bạc dưới mọi hình thức
Kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành
cho người nước ngoài là ngành nghề kinh
doanh có điều kiện
Dịch vụ điều tra bí mật xâm phạm lợi ích của Nhà
Kinh doanh dịch vụ bảo vệ là ngành nghề kinh
3 nước, quyền và lợi ích hợp
doanh có điều kiện
pháp của tổ chức, cá nhân
Hoạt động kinh doanh môi giới kết hôn có yếu tố
4 Không quy định
nước ngoài nhằm mục đích kiếm lời
Hoạt động kinh doanh môi giới nhận cha, mẹ, con,
5 nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài nhằm mục đích Không quy định
kiếm lời

b. Hàng lậu, hàng giả, hàng không rõ xuất xứ, hàng quá thời hạn sử dụng, hàng không bảo
đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật, hàng không bao đảm
chất lương, bao gồm hàng mất phẩm chất, hàng kém chất lượng, hàng nhiễm độc và động,
thực vật bị dịch bệnh.
c. Hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh theo quy định
của luật pháp.
- Theo quy định tại Phụ lục II Nghị định 59/2006/NĐ-CP và các Nghị định sửa đổi, danh
mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh cụ thể như sau:
TT Tên hàng hóa, dịch vụ Đối chiếu ngành nghề tại Luật Đầu tư 2020
A Hàng hóa
Súng săn và đạn súng săn, Kinh doanh công cụ hỗ trợ (bao gồm cả sửa chữa); Kinh doanh vũ khí
1 vũ khí thể thao, công cụ hỗ quân dụng; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và công nghệ chuyên
trợ dùng chế tạo chúng là ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo Phụ lục
Hàng hóa có chứa chất
Kinh doanh dịch vụ tiến hành công việc bức xạ là ngành nghề kinh
2 phóng xạ, thiết bị phát bức
doanh có điều kiện theo quy định tại Phụ lục 4
xạ hoặc nguồn phóng xạ
- Theo Điều 6 Luật đầu tư 2020, Kinh doanh hóa chất bị cấm theo Công
ước Quốc tế về cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy
Hóa chất bảng 2 và bảng 3 vũ khí hóa học là ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh
4
(theo Công ước quốc tế)
- Kinh doanh hóa chất khác trừ loại hóa chất trên là ngành nghề kinh
doanh có điều kiện theo Phụ lục 4
5 Thực vật, động vật hoang - Nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo các loài động vật,
dã quý hiếm (bao gồm cả thực vật hoang dã theo Phụ lục của Công ước CITES; Nuôi sinh sản,
vật sống và các bộ phận nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang
của chúng đã được chế dã, nguy cấp, quý, hiếm không quy định tại Phụ lục của Công ước
biến) CITES; Nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng động vật hoang dã thông
thường là ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo Phụ lục 4
- Kinh doanh mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã theo quy
định tại Phụ lục 1 của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật,
động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loại động vật, thực vật hoang
dã nguy cấp, quý hiếm Nhóm I có nguồn gốc từ tự nhiên theo quy định
tại Phụ lục 3 là ngành nghề cấm kinh doanh
Thuốc lá điếu, xì gà và các Kinh doanh sản phẩm thuốc lá, nguyên liệu thuốc lá, máy móc, thiết bị
6 dạng thuốc lá thành phẩm thuộc chuyên ngành thuốc lá là ngành nghề kinh doanh có điều kiện
khác theo Phụ lục 4
7 Rượu các loại Kinh doanh rượu là ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo Phụ lục 4
B Dịch vụ
Kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường là ngành nghề kinh doanh có
1 Dịch vụ karaoke, vũ trường
điều kiện theo Phụ lục 4

2.1.2. Trường hợp kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa,dịch vụ
kinh doanh có điều kiện, cá nhân hoạt động thương mại phải tuân thủ các quy định của pháp
luật có liên quan đến việc kinh donah các loại hàng hóa, dịch vụ này.
2.1.3. Cá nhân hoạt động thương mại phải tuân thủ pháp luật về thuế, giá, phí và lệ phí liên
quan đến hàng hóa, dịch vụ kinh doanh. Trường hợp kinh doanh thực phẩm và dịch vụ ăn
uống, cá nhân hoạt động thương mai phải bảo đảm đủ các điều kiện theo quy định của pháp
luật về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với việc kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ này.
2.1.4. Nghiêm cấm cá nhận hoạt động thương mại gian lận trong cân, đong, đo, đếm và cung
cấp các thông tin sai lệch, dối trá hoặc thông tin dễ gây hiểu lầm về chất lượng của hàng hóa,
dịch vụ hoặc bản chất của hoạt động thương mại mà mình thực hiện.
2.2. Phạm vi về địa điểm kinh doanh của cá nhân hoạt động thương mại
2.2.1. Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, nghiêm cấm cá nhân thực hiện các hoạt
động thương mại tại các khu vực, tuyến đường, địa điểm sau:
Khoản 1 Điều 6 Nghị định này cũng có quy định về những khu vực, tuyến đường, địa điểm
nghiêm cấm cá nhân hoạt động thương mại hay nói cách khác là nghiêm cấm buôn bán hàng
rong bao gồm:
- Khu vực thuộc các di tích lịch sử, văn hóa đã được xếp hạng, các danh lam thắng cảnh khác;
- Khu vực các cơ quan nhà nước, cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế;
- Khu vực thuộc vành đai an toàn kho đạn dược, vật liệu nổ, nhà máy sản xuất đạn dược, vật
liệu nổ, doanh trại Quân đội nhân dân Việt Nam;
- Khu vực thuộc cảng hàng không, cảng biển, cửa khẩu quốc tế, sân ga, bến tầu, bến xe, bến
phà, bến đò và trên các phương tiện vận chuyển;
- Khu vực các trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng;
- Nơi tạm dừng, đỗ của phương tiện giao thông đang tham gia lưu thông, bao gồm cả đường
bộ và đường thủy;
- Phần đường bộ bao gồm lối ra vào khu chung cư hoặc khu tập thể; ngõ hẻm; vỉa hè, lòng đ-
ường, lề đường của đường đô thị, đường huyện, đường tỉnh và quốc lộ dành cho người và
phương tiện tham gia giao thông, trừ các khu vực, tuyến đường hoặc phần vỉa hè đường bộ đ-
ược cơ quan có thẩm quyền quy hoạch hoặc cho phép sử dụng tạm thời để thực hiện các hoạt
động thương mại;
- Các tuyến đường, khu vực (kể cả khu du lịch) do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương (gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) hoặc cơ quan được Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh ủy quyền quy định và có biển cấm cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại;
- Khu vực thuộc quyền sử dụng của tổ chức, cá nhân tuy không phải là khu vực, tuyến đường,
địa điểm cấm sử dụng làm địa điểm kinh doanh theo quy định từ điểm a đến điểm h khoản 1
Điều 6 Nghị định 39/2007/NĐ-CP nhưng không được sự đồng ý của tổ chức, cá nhân đó hoặc
khu vực đó có biển cấm cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại.
2.2.2. Nghiêm cấm cá nhân hoạt động thương mại chiếm dụng trái phép, tự ý xây dựng, lắp
đặt cơ sở, thiết bị, dụng cụ thực hiện các hoạt động thương mại và trưng bày hàng hóa ở bất
kỳ địa điểm nào trên đường giao thông và nơi công cộng, lối ra vào, lối thoát hiểm hoặc bất
kỳ khu vực nào làm cản trở giao thông, gây bất tiện cho cộng đồng và làm mất mỹ quan
chung.
3. Trường hợp tiến hành hoạt động thương mại ở các khu vực, tuyến đường hoặc phần vỉa hè
đường bộ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy hoạch hoặc cho phép sử dụng tạm thời
thì ngoài việc tuân thủ quy định của Nghị định này, cá nhân hoạt động thương mại phải bảo
đảm thực hiện theo đúng quy hoạch và sự cho phép đó .
4. Cá nhân hoạt động thương mại phải tuân thủ mệnh lệnh hợp pháp của người thi hành công
vụ trong trường hợp được yêu cầu di chuyển hàng hóa; phương tiện, thiết bị, dụng cụ thực
hiện các hoạt động thương mại để tránh làm cản trở hoặc tắc nghẽn giao thông trong trường
hợp khẩn cấp hoặc vì lý do an ninh và các hoạt động xã hội khác theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Bảo đảm an ninh, trật tự, vệ sinh, an toàn trong hoạt động của cá nhân hoạt động
thương mại
1. Trong hoạt động thương mại, cá nhân hoạt động thương mại phải tuân thủ các quy định
của pháp luật về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội (bao gồm cả các quy định về thực
hiện nếp sống văn minh), vệ sinh phòng bệnh, môi trường, phòng cháy, chữa cháy, phòng,
chống thiên tai và giao thông vận tải. Nghiêm cấm cá nhân hoạt động thương mại:
a) Thực hiện các hoạt động thương mại bất hợp pháp hoặc theo cách thức gây rối trật tự ảnh
hưởng xấu đến môi trường, sức khoẻ, an toàn và phúc lợi chung của cộng đồng;
b) Sử dụng các phương tiện điện tử để thực hiện các hoạt động thương mại và hoạt động có
liên quan đến thương mại xâm phạm lợi ích của người tiêu dùng, xâm phạm quyền sở hữu trí
tuệ hoặc làm ảnh hưởng đến quyền bảo mật thông tin cá nhân.
2. Khi kinh doanh lưu động, cá nhân hoạt động thương mại phải đặt, để các phương tiện di
chuyển, thiết bị, dụng cụ bán hàng và hàng hóa ngăn nắp, trật tự; phải có dụng cụ đựng rác và
chất thải phù hợp. Nghiêm cấm cá nhân hoạt động thương mại thực hiện các hành vi sau đây
trong hoạt động kinh doanh lưu động:
a) Đeo bám, nài ép, chèo kéo, tranh giành, gây phiền hà cho khách và có lời nói hoặc cử chỉ
thô tục, bất lịch sự với khách;
b) Tụ tập đông người hoặc dùng loa phóng thanh, chiêng, trống, còi, kèn và các phương tiện
tăng âm khác cổ động, quảng cáo cho hoạt động kinh doanh lưu động mà chưa cam kết với
chính quyền địa phương nơi tiến hành các hoạt động này về việc sử dụng đúng mục đích và
bảo đảm trật tự và an toàn xã hội;
c) Rao bán rong, rao làm dịch vụ lưu động gây ồn tại nơi công cộng và ảnh hưởng đến sự yên
tĩnh chung trong khoảng thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ sáng hôm sau;
d) In, vẽ, viết lên tường; treo (chăng, dựng) cờ, băng rôn, pa nô, áp phích, biển hiệu, biển
quảng cáo trái quy định của pháp luật, không phù hợp với thuần phong mỹ tục và ảnh hưởng
xấu đến mỹ quan chung;
đ) Sử dụng các phương tiện di chuyển, thiết bị, dụng cụ thực hiện các hoạt động thương mại
không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn, vệ sinh, ảnh hướng xấu đến mỹ quan chung;
e) Đổ chất thải, phóng uế bừa bãi; vứt hoặc để các phương tiện di chuyển, thiết bị, dụng cụ
thực hiện các hoạt động thương mại, bao bì và dụng cụ gói, đựng hàng khác, giấy, 5 rác, hàng
hóa, chất béo, mỡ động vật và các đồ vật khác ra đường giao thông, xuống sông, cống rãnh
hoặc bất kỳ khu vực nào gây ô nhiễm môi trường, làm cản trở lưu thông, gây bất tiện cho
cộng đồng;
g) Nấu ăn, ngủ, nghỉ ở phần đường bộ dành cho người và phương tiện tham gia giao thông;
lối đi, chiếu nghỉ cầu thang nhà chung cư; nhà chờ xe buýt; nơi hoạt động văn hóa, giải trí,
vui chơi công cộng làm ảnh hường xấu đến mỹ quan chung và trật tự, an toàn xã hội; h) Lợi
dụng trẻ em, người tàn tật để thực hiện các hoạt động thương mại
h) Lợi dụng trẻ em, người tàn tật để thực hiện các hoạt động thương mại.

III. TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
CỦA CÁ NHÂN HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI
3.1. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã trong quản lý nhà nước đối với cá nhân hoạt
động thương mại
Giao Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã) chịu trách
nhiệm trực tiếp quản lý các hoạt động thương mại của cá nhân hoạt động thương mai trên địa
bàn theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan. Cụ thể bao gồm cấc công
việc sau:
1. Lập sổ theo dõi cá nhân hoạt động thương mại trên địa bàn quản lý (bao gồm cá nhân
hoạt động thương mại cư trú trên địa bàn và cá nhân ở nơi khác thường xuyên địa bàn
quản lý hoạt động thương mại) và tình hình hoạt động, chấp hành pháp luật của các
đối tượng này.
2. Tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách và quy định pháp luật liên quan về
quản lý cá nhân hoạt động thương mại tới đối tượng trực tiếp thực hiện, cán bộ quản
lý và toàn thể nhân dân trên địa bàn.
3. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý, các tổ chức và cá nhân có thẩm quyền và
trách nhiệm trong việc quản lý cá nhân hoạt động thương mại trên địa bàn.
4. Triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch và phân công trách nhiệm quản lý hoạt
động thương mại cụ thể của cá nhân hoạt động thương mại trên địa bàn theo hướng
dẫn và phân cấp của cơ quản lý nhà nước cấp trên.
5. Thông báo công khai, rộng rãi các khu vực, tuyến đường, địa điểm cấm hoặc cho
phép cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại. Đây chủ yếu là các khu vực cần
đảm bảo mỹ quan, các khu có cơ quan nhà nước, các đại sự quán, các tuyến đường
thường xuyên tắc đường,…
6. Triển khai thực hiện các giải pháp tổ chức hoạt động thương mại và hình thức quản
lý phù hợp, bảo đảm hoạt động bình thường của các khu vực, tuyến đường, địa điểm
cấm hoặc cho phép cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại; bảo đảm an ninh, an
toàn cho các hoạt động hợp pháp của cá nhân hoạt động thương mại trên địa bàn quản
lý. Quy định này nhằm đảm bảo sự thống nhất trong công tác quản lý, đảm bảo trật tự
an toàn xã hội.
7. Thực hiện các giải pháp tổ chức, quản lý bảo đảm cho cá nhân hoạt động thương mại
tuân thủ đúng các quy định về phạm vi hoạt động được quy định trong Nghị định
39/2007/NĐ-CP; không tự ý bố trí sắp xếp và để cho cá nhân thực hiện các hoạt động
thương mại tại các khu vực, tuyến đường, địa điểm bị cấm theo quy định của Nghị
định này. Trách nhiệm này gắn với các trách nhiệm khác một cách chặt chẽ.
8. Thực hiện các quy định của pháp luật về thuế, phí và lệ phí đối với cá nhân hoạt động
thương mại trên địa bàn quản lý. Nếu cá nhân hoạt động thương mại có thu nhập chịu
thuế, thì ủy ban nhân dân phải tiến hành thực hiện các nghĩa vụ này giúp cho cá nhân.
9. Kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân hoạt động thương mại theo
thẩm quyền. Đó là việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính phù hợp với hành vi.
10. Định kỳ hoặc đột xuất tổng hợp, báo cáo theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước
cấp trên về tình hình phát triển, tổ chức, quản lý và hoạt động của cá nhân hoạt động
thương mại trên địa bàn và kiến nghị các vấn đề liên quan đến việc quản lý hoạt động
của các đối tượng này. Đây là căn cứ để cơ quan cấp trên quản lý thống nhất và đồng
bộ.

3.2. Trách nhiệm của các Bộ, ngành và Ủy ban nhân cấp tỉnh, cấp huyện trong quản lý nhà
nước đối với cá nhân hoạt động thương mại

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP về cá nhân hoạt động thương
mại cụ thể như sau:
- Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc
toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và
các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh
doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân”
theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động
thương mại sau đây:
+ Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua
rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí,
văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định
của pháp luật để bán rong;
+ Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố
định;
+ Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có
địa điểm cố định;
+ Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người
mua buôn hoặc người bán lẻ;
+ Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe,
cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
+ Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh
khác.
Căn cứ tại Điều 8 Nghị định 39/2007/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:
Giao Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã) chịu trách
nhiệm trực tiếp quản lý các hoạt động thương mại của cá nhân hoạt động thương mại trên địa
bàn theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan. Cụ thể bao gồm các công
việc sau đây:
- Lập sổ theo dõi cá nhân hoạt động thương mại trên địa bàn quản lý (bao gồm cá nhân hoạt
động thương mại cư trú trên địa bàn và cá nhân ở nơi khác thường xuyên đến địa bàn quản lý
hoạt động thương mại) và tình hình hoạt động, chấp hành pháp luật của các đối tượng này.
- Tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách và quy định pháp luật liên quan về quản lý
cá nhân hoạt động thương mại tới đối tượng trực tiếp thực hiện, cán bộ quản lý và toàn thể
nhân dân trên địa bàn.
- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý, các tổ chức và cá nhân có thẩm quyền và trách
nhiệm trong việc quản lý cá nhân hoạt động thương mại trên địa bàn.
- Triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch và phân công trách nhiệm quản lý hoạt động
thương mại cụ thể của cá nhân hoạt động thương mại trên địa bàn theo hướng dẫn và phân
cấp của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên.
- Thông báo công khai, rộng rãi các khu vực, tuyến đường, địa điểm cấm hoặc cho phép cá
nhân thực hiện các hoạt động thương mại.
- Triển khai thực hiện các giải pháp tổ chức hoạt động thương mại và hình thức quản lý phù
hợp, bảo đảm hoạt động bình thường của các khu vực, tuyến đường, địa điểm cấm hoặc cho
phép cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại; bảo đảm an ninh, an toàn cho các hoạt
động hợp pháp của cá nhân hoạt động thương mại trên địa bàn quản lý.
- Thực hiện các giải pháp tổ chức, quản lý bảo đảm cho cá nhân hoạt động thương mại tuân
thủ đúng các quy định về phạm vi hoạt động được quy định trong Nghị định này; không tự ý
bố trí sắp xếp và để cho cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại tại các khu vực, tuyến
đường, địa điểm bị cấm theo quy định của Nghị định này.
- Thực hiện các quy định của pháp luật về thuế, phí và lệ phí đối với cá nhân hoạt động
thương mại trên địa bàn quản lý.
- Kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân hoạt động thương mại theo thẩm
quyền.
- Định kỳ hoặc đột xuất tổng hợp, báo cáo theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước cấp
trên về tình hình phát triển, tổ chức, quản lý và hoạt động của cá nhân hoạt động thương mại
trên địa bàn và kiến nghị các vấn đề liên quan đến việc quản lý hoạt động của các đối tượng
này.
Trách nhiệm của các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện trong quản lý
nhà nước đối với cá nhân hoạt động thương mại được quy định ra sao?
Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 39/2007/NĐ-CP có nội dung cụ thể như sau:
- Các Bộ, ngành trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm hướng dẫn cụ
thể việc thực hiện quản lý nhà nước về các hoạt động thương mại của cá nhân hoạt động
thương mại theo quy định của Nghị định này.
- Bộ Thương mại có trách nhiệm theo dõi, giám sát việc thực hiện Nghị định này.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi
tắt là Ủy ban nhân dân cấp huyện) thực hiện việc quản lý nhà nước về các hoạt động thương
mại của cá nhân hoạt động thương mại tại địa phương theo hướng dẫn và phân cấp của cơ
quan quản lý nhà nước cấp trên. Cụ thể bao gồm các công việc sau đây:
+ Chỉ đạo, hướng dẫn và đôn đốc, kiểm tra Ủy ban nhân dân cấp dưới trong việc thực hiện
các quy định về quản lý hoạt động thương mại của cá nhân hoạt động thương mại trên địa
bàn;
+ Xây dựng quy hoạch và kế hoạch, phân công trách nhiệm, phân cấp quản lý hoạt động
thương mại của cá nhân hoạt động thương mại trên địa bàn;
+ Kịp thời đưa ra các giải pháp tổ chức hoạt động thương mại và hình thức quản lý phù hợp,
bảo đảm hoạt động bình thường của các khu vực, tuyến đường, địa điểm cấm hoặc cho phép
cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại;
+ Xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân hoạt động thương mại vượt thẩm quyền
của Ủy ban nhân dân cấp dưới;
+ Định kỳ hoặc đột xuất tổng hợp, báo cáo theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước cấp
trên về tình hình phát triển, tổ chức, quản lý và hoạt động của cá nhân hoạt động thương mại
tại địa phương; kiến nghị các vấn đề liên quan đến việc quản lý hoạt động của các đối tượng
này.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền quy định
thời gian và chỉ đạo việc lắp đặt biển cấm cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại tại các
khu vực, tuyến đường theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 6 Nghị định này.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể việc quy hoạch và cho phép cá nhân sử dụng tạm
thời các khu vực, tuyến đường và phần vỉa hè đường bộ trên địa bàn để thực hiện các hoạt
động thương mại phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương nhưng không được làm ảnh
hưởng đến trật tự, an toàn giao thông.
Trên đây là những quy định của pháp luật về thương mại hiện hành liên quan đến trách nhiệm
của cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động của cá nhân hoạt động thương mại.

IV. XỬ LÝ VI PHẠM VÀ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH


4.1. Xử lý vi phạm
- Cá nhân hoạt động thương mại có hành vi vi phạm các quy định tại Nghị định này thì tùy
theo tính chất, mức dộ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm
hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
- Cán bộ công chức có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái các quy định của
Nghị định này và pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ
luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải
bồi thưởng theo quy định của pháp luật.
4.2. Hiệu lực thi hành
- Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.
4.3. Trách nhiệm thi hành
- Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị
định này.

You might also like