You are on page 1of 34

ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.

HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT HỌC

MÔN: LUẬT KINH DOANH


BÀI TIỂU LUẬN:

VẤN ĐỀ HÀNG NHÁI, HÀNG GIẢ TRÊN


THỊ TRƯỜNG HIỆN NAY
Giảng viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn thái Bình
Nhóm thực hiện: Nhóm 3

TP. Hồ Chí Minh Ngày 31 tháng 10 năm 2016


Danh sách nhóm 3

STT HỌ VÀ TÊN MSSV

1
Dương Thị Bích Hạnh 14059371

2
Nguyễn Thị Lệ Thu 14095591

3
Phan Trương Lệ Thủy 14065481

4
Văn Thị Mỹ Trang 14060721

5
Nguyễn Thị Thu Thảo 15013891

6
Đoàn Phương Hiếu 14044101

7
Lương Thị Thu Hà 14045761
I. LỜI MỞ ĐẦU
II. NỘI DUNG

1. Định nghĩa hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng trên thị
trường Việt Nam hiện nay

1.1 Hiểu một cạch cụ thể hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng

1.2 Các hình thức hàng giả hàng nhái trên thị trường Việt Nam hiện nay

2. Tác hại của hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng

2.1 Đối với người tiêu dùng

2.2 Đối với doanh nghiệp.

2.3 Đối với nhà nước.


3. Thực trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng ở Việt Nam:
4. Nguyên nhân:
4.1 Do sự bất cập trong cơ chế quản lý.
4.2 Do luật chưa “kín”, chế tài chưa đủ mạnh, chưa có tính răn đe
đối với các trường hợp vi phạm
4.3 Do sự “tiếp tay” của người tiêu dùng
4.4 Do người tiêu dùng ngại động chạm đến việc kiện cáo.

5. Biện Pháp khắc phục:

III. KẾT LUẬN


LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay, thực trạng hàng giả hàng nhái đang có mặt ở rất nhiều phân khúc thị
trường. Nói đến hàng giả và hàng nhái thương hiệu có lẽ không ai trong chúng ta
không biết tới và thậm chí cũng đôi ba lần là nạn nhân của hàng giả và hàng nhái
thương hiệu. Hàng giả, hàng nhái không chỉ có mặt ở trong các cửa hàng tạp hóa nhỏ
mà còn len lỏi vào cả những siêu thị cao cấp ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thành
phồ Chí Minh. Hàng giả, hàng nhái đang là vấn đề bức xúc với các cơ quan nhà
nước, gây rất nhiều bất lợi cho doanh nghiệp sản xuất, thiệt hại cho người tiêu dùng.
Không chỉ xuất hiện ở chợ, tại các thành phố lớn, hàng giả, hàng nhái còn tràn
vào các cửa hàng, thậm chí là các trung tâm thương mại lớn. Với kỹ thuật làm giả,
nhái tinh vi, những sản phẩm nhái giống hệt từ kiểu dáng đến nhãn hiệu.
Hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng có những biểu hiện như đa dạng về
mẫu mã, “linh động” về giá cả và đặc biệt nguy hiểm hơn là còn phong phú cả về
chủng loại. Với hàng giả sản xuất trong nước thì thường được làm giả về nhãn hiệu,
kiểu dáng tương tự, giống hệt thật, hoặc sản xuất hàng giả dùng mác thật có cả chỉ
dẫn địa lý. Điều đáng lo ngại là hầu hết các mặt hàng giả đều là thực phẩm, hàng hoá
tiêu dùng, thuốc men ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và sinh mệnh của người dân.
Bức xúc trước thực trạng báo động này, giám đốc một công ty dược phẩm cho biết:
doanh nghiệp đã phải tốn kém rất nhiều chi phí cũng như thời gian, công sức cho
việc bảo vệ uy tín sản phẩm của mình nhưng vẫn chưa thấm vào đâu; khi thương
hiệu đã có uy tín thì hàng bị làm nhái, làm giả lập tức xuất hiện. Đáng lo ngại là tốc
độ công nghiệp hoá quá nhanh đã đẩy nông dân vào việc mất đất hoặc vào cảnh nông
nhàn nhiều hơn. Từ đó bọn đầu nậu, thương lái đến lôi kéo đội ngũ này đi làm hàng
nhái, hàng giả. Để hiểu rõ hơn về thực trạng, nguyên nhân cho vấn đề hàng giả hàng
nhái nhóm chúng em chọn để tài này để phân tích đánh giá từ đó đưa ra các giải pháp
thiết thực. Bài làm có thể còn nhiều sai sót mong thầy bỏ qua.
Hiện nay, nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng là một trong những vấn
đề nhức nhối của xã hội. Hệ lụy tiêu cực mà nó mang lại cho xã hội là không nhỏ
như ảnh hưởng đến sức khỏe, tài chính của người tiêu dùng, làm suy giảm niềm tin
của người tiêu dùng đến tính minh bạch của thị trường hàng hóa, làm giảm uy tín của
các nhà sản xuất chân chính….
Vậy, thực trạng về nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng hiện nay như
thế nào? Các nguyên nhân làm cho nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng
tồn tại và phát triển ra sao? Cần có những giải pháp gì nhằm hạn chế nạn hàng giả,
hàng nhái, hàng kém chất lượng…?.Đây chính là một số nội dung cơ bản mà nhóm
muốn trao đổi trong đề tài: Vấn đề hàng giả, hàng nhái, trên thị trường Việt Nam
hiện nay. Bài viết có thể còn nhiều sai sót nên nhóm rất nhận được sự góp ý của thầy
để nhóm có thể hoàn thành bài một cách tốt nhất.
NỘI DUNG

1. Định nghĩa hàng giả hàng nhái, hàng kém chất lượng:
Khái niệm hàng giả theo quy định của pháp luật Việt Nam. Theo quy định tại Nghị
định số 185/2013/NĐ-CP, hàng giả gồm các loại sau:
a) Hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng; không đúng với nguồn gốc bản
chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với giá
trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký.
b) Hàng hóa có hàm lượng định lượng chất chính hoặc trong các chất dinh dưỡng
hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản khác chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn
chất lượng hoặc quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn,
bao bì hàng hóa.
c) Thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người, vật nuôi không có dược chất; có dược
chất nhưng không đúng với hàm lượng đã đăng ký; không đủ loại dược chất đã đăng
ký; có dược chất khác với dược chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa.
d) Thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất; hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở
xuống so với tiêu chuẩn chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp
dụng; không đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên
nhãn, bao bì hàng hóa.
đ) Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa giả mạo tên thương nhân, địa chỉ của
thương nhân khác; giả mạo tên thương mại hoặc tên thương phẩm hàng hóa; giả mạo
mã số đăng ký lưu hành, mã vạch hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của thương nhân
khác.
e) Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo về nguồn gốc
hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa.
g) Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ năm
2005.
h) Tem, nhãn, bao bì giả.
Như vậy là khái niệm Hàng giả đã được quy định một cách rõ ràng, là cơ sở để các
cơ quan chức năng thực thi và áp dụng pháp luật một cách hiệu quả trong công cuộc
chống hàng giả.
1.1 Hiểu một cách cụ thể hơn
 Hàng giả là hàng tiêu dùng vi phạm luật bản quyền giả hiệu chính tông với
mẫu mã giống những thương hiệu có tiếng rồi bán ra thị trường để
gạt người tiêu thụ bằng cách bán giá cao để lời to.
 Hàng giả có phẩm chất kém, không bị ràng buộc bởi tiêu chuẩn kiểm soát
về phẩm chất của xí nghiệp hay tiêu chuẩn an toàn của chính phủ. Các loại
mặt hàng được làm giả cũng rất đa dạng. Có những trường hợp hàng giả
gây thiệt mạng như dược phẩm điều trị các căn bệnh nghiêm trọng như ung
thư,phụ tùng an toàn xe hơi,sữa bột cho trẻ em,mỹ phẩm,hàng điện tử,và
thực phẩm.
=> Bản chất của hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng là hành vi cướp đoạt giá
trị vật chất tinh thần của người khác lừa dối lòng tin của người tiêu dùng để thu lại lợi
nhuận bất chính cho mình
1.2 Các hình thức hàng giả

Có hai loại hàng giả: (1) giả về chất lượng và công dụng, (2) giả mạo về sở hữu
trí tuệ gồm( 2.1) các loại tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả(2.2) giả mạo nhãn hiệu
hàng hóa, . Cụ thể là:

- Hàng giả chất lượng và công dụng là hàng hóa không có giá trị sử dụng hoặc
giá trị sử dụng không đúng với nguồn gốc, bản chất tự nhiên, tên gọi và công
dụng của hàng hóa.
- Giả mạo về sở hữu trí tuệ là hàng hóa, bao bì hàng hóa có gắn nhãn hiệu, dấu
hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ
dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu,
của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý hoặc sao chép lậu là bản sao được sản xuất
mà không được phép của chủ thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan.
+Tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả gồm các loại đề can, nhãn hàng hóa, bao
bì hàng hóa, tem chất lượng, tem chống giả, phiếu bảo hành, niêm màng của
hàng hóa có nội dung giả mạo tên, địa chỉ thương nhân, nguồn gốc hàng hóa,
nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa.
+ Hàng giả mạo nhãn hiệu hàng hóa là hàng hóa giả mạo tên, nhãn hiệu địa
chỉ của thương nhân khác trên nhãn hoặc bao bì cùng loại hàng hóa hoặc giả
mạo chỉ dẫn về nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa
trên nhãn hoặc bao bì hàng hóa.

Thông thường, hàng giả có chứa một hoặc nhiều dấu hiệu giả như trên. Ví dụ vừa
giả mạo nhãn hiệu hàng hóa vừa giả chất lượng, công dụng.
2. Tác hại của hàng giả
2.1 Đối với người tiêu dùng.
Người tiêu dùng đang là đối tượng trực tiếp và bị thiệt hại về nhiều mặt từ việc
mua và sử dụng hàng giả, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (thường gọi là
hàng nhái).
 Thiệt hại về kinh tế do mua phải hàng giả, nhái, kém chất lượng
 Làm cho người tiêu dùng mất niềm tin vào sản phẩm vì không tìm
thấy giá trị đích thực mà họ cần.
 Gây thiệt hại về tài sản,sức khỏe và tính mạng của người tiêu dùng khi
mua phải hàng giả,hàng nhái,hàng kém chất lượng. vì đó là những sản
phẩm không an toàn không đảm bảo chất lượng đặc biệt với các mặt
hàng dược phẩm, thực phẩm mỹ phẩm
 Tương lai thế hệ sau này của đất nước suy thía nòi giống ( vô sinh, gây
dị tật…)
2.2 Đối với doanh nghiệp.

Nói về thiệt hại của doanh nghiệp, hàng giả hàng nhái có ưu thế về chi phí sản
xuất thấp, giá rẻ (vì chất lượng nguyên liệu kém, không tốn chi phí nghiên cứu,
marketing…) nên đã lừa được người tiêu dùng bằng giá thấp hơn hoặc chấp nhận
bán với bất cứ giá nào để chiếm thị phần. Theo con số thống kê, tỷ lệ hàng giả, nhái
hiện chiếm 8% thị phần dược phẩm, 25% với rượu mạnh. Riêng về ngành hàng tôn,
dây cáp điện, năm 2014, Tập đoàn Hoa Sen bị thiệt hại 118 tỉ đồng do mất 2,6% thị
phần bởi loại hàng này.
Nói hàng giả, hàng nhái là kẻ thù của người tiêu dùng thì quá rõ, chẳng những bị lừa
mất tiền, mà còn nhiều trường hợp "tiền mất tật mang", còn nguy hại đối với sức
khỏe và tính mạng con người.
Nói hàng giả, hàng nhái là kẻ thù của doanh nghiệp được xét trên ba mặt.
 Một mặt, doanh nghiệp bị mất thị phần tiêu thụ, gây ảnh hưởng rất lớn đến
lợi nhuận của những doanh nghiệp sản xuất., kinh doanh chân chính bởi
hàng giả, hàng nhái đã lừa được người tiêu dùng bằng giá cả thấp hơn (hoặc
giá nào cũng bán).
 Mặt khác, đối với các doanh nghiệp lớn làm ăn chân chính thì mất uy tín
với khách hàng,số lượng bán ra không nhiều gây thất thu lớn đối với doanh
nghiệp.
 Mặt khác nữa là môi trường kinh doanh bị xâm phạm, trong đó cạnh tranh
lành mạnh, bình đẳng là động lực của tăng trưởng; hàng giả, hàng nhái góp
phần tiêu diệt cạnh tranh

2.3 Đối với nhà nước.

Tệ sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng nhái ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường
cạnh tranh lành mạnh và thu hút đầu tư để phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt là thu
hút đầu tư nước ngoài và thực hiện những cam kết song phương hoặc đa phương về
sở hữu trí tuệ.
- Hao hụt ngân sách nhà nước,rối loạn trật tự quản lý kinh tế.
- Kỷ cương, pháp luật không được thực thi nghiêm minh
- Nhà nước thất thu thuế, xã hội mất đi của cải, vật chất
- Môi trường bị xâm hại
 Đó là những tác hại to lớn do tệ sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất
lượng trực tiếp gây ra.
Không chỉ vậy, tệ sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng nhái còn gây nên những
hậu quả phức tạp, nặng nề về đạo đức và xã hội.
- Yếu tố phi pháp làm gia tăng chênh lệch giữa người giàu và người nghèo.
- Lợi nhuận phi pháp từ sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng nhái còn làm cho
đạo đức bị tha hóa từ đồng tiền bất chính thu được, kéo theo đó là nạn cờ bạc,
rượu chè và những tệ nạn xã hội khác có cơ hội phát triển

3. Thực trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng hiện nay.

Thủ đoạn buôn lậu tinh vi

Thời gian gần đây, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, đặc biệt là sản xuất,
buôn bán hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ vẫn diễn biến phức tạp; các loại hàng giả,
hàng nhập lậu, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc vẫn được bày bán
công khai ở nhiều nơi; gian lận về giá, về đo lường với những thủ đoạn tinh vi vẫn
đang diễn ra khá phổ biến. Trước thực trạng này, công tác chống buôn lậu, gian lận
thương mại đang là vấn đề được TP Hà Nội đẩy mạnh đấu tranh và xử lý vi phạm.

Theo số liệu thống kê của Ban Chỉ đạo 389 thành phố Hà Nội, trong quý 1/2016,
các lực lượng chức năng trên địa bàn thành phố đã tổ chức thanh kiểm tra hơn 11.200
vụ, qua đó xử lý 5.415 vụ; đã khởi tố hình sự 80 vụ đối với 103 bị can. Trong đó,
hàng cấm nhập lậu 947 vụ; hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ 332 vụ; gian lận thương
mại 4.136 vụ. Tổng số tiền phạt hành chính, thu ngân sách, tịch thu hàng hóa gần
1.015 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Đắc Lộc, Phó Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) Hà Nội cho rằng,
qua thực tiễn công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm cho thấy tình hình hàng
lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng vẫn đang diễn biến phức tạp và nhức nhối. Các
hoạt động buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng cấm, hàng kém chất
lượng,... ngày càng tinh vi hơn, phạm vi hoạt động rộng hơn ở nhiều lĩnh vực, nhiều
ngành hàng. Hoạt động vận chuyển, buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu tập trung ở
các mặt hàng có giá trị chênh lệch lớn. Các sản phẩm thường xuyên bị làm giả nhiều
nhất là rượu, thuốc lá, mỹ phẩm, hàng điện tử… Trong khi đó, công tác kiểm tra,
kiểm soát và xử lý vi phạm của các lực lượng chức năng vẫn còn nhiều hạn chế. Chế
tài xử lý hành chính về hàng giả còn nhẹ, không đủ sức răn đe. Nhiều loại hàng hóa
liên quan đến an toàn thực phẩm chưa có quy chuẩn nên khó cho công tác quản lý.
Nhiều văn bản quản lý còn chậm ban hành so với yêu cầu, hoặc không ổn định cũng
gây khó khăn cho công tác này.

Qua một số khảo sát cho thấy, hiện nay hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng
có mặt ở rất nhiều phân khúc của thị trường, từ các “mẹt” hàng tạp hóa trên các
phiên chợ vùng sâu, vùng xa đến hè phố các đô thị, thậm chí len lỏi, trà trộn vào cả
những siêu thị cao cấp ở những đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh nhằm
“thử thách” mức độ sành sỏi của khách hàng. Hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất
lượng có những biểu hiện như đa dạng về mẫu mã, “linh động” về giá cả và đặc biệt
nguy hiểm hơn là còn phong phú cả về chủng loại. Sự nguy hiểm thể hiện ở chỗ, bên
cạnh việc gây thiệt hại về kinh tế cho “khổ chủ”, nó còn gây ảnh hưởng nghiêm
trọng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Điển hình là đồ ăn, đồ uống, thuốc chữa
bệnh…giả, kém chất lượng khiến bệnh tật thi nhau “nẩy nở”, phát triển trong cơ thể
những “thượng đế” nhẹ dạ, kém hiểu biết và ham rẻ.
Hiện nay, chưa có đề tài nào nghiên cứu chuyên sâu về “tần suất sử dụng và mức
độ tác động của hàng giả, hàng kém chất lượng đến đời sống xã hội” nên khó có thể
đưa ra kết luận chính xác rằng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng “đáp ứng”
bao nhiêu phần trăm nhu cầu trong cuộc sống của mỗi người dân. Tuy nhiên, trong
thời đại vàng thau lẫn lộn như hiện nay thì hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng
không chừa bất cứ một ai, ngay cả việc người chết vẫn phải dùng quan tài “dởm” là
chuyện đã xảy ra.
Hầu hết các hãng có uy tín, có thương hiệu, được người tiêu dùng ưa chuộng đều
có nguy cơ bị làm giả, làm nhái hàng hóa. Xét về góc độ kinh tế, hàng giả, hàng nhái
gây ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của những doanh nghiệp sản xuất., kinh doanh
chân chính. Tác động tiêu cực đầu tiên là hành vi nêu trên làm mất uy tín của những
doanh nghiệp có sản phẩm bị làm giả, khiến người tiêu dùng hiểu lầm, dẫn đến việc
quay lưng lại với sản phẩm. Mặt khác, vì có lợi thế về giá cả so với với hàng “xịn”
mà hàng giả, hàng nhái khiến những mặt hàng chính hãng, có nguồn gốc xuất xứ rõ
ràng lâm vào tình trạng ế ẩm, suy giảm doanh thu. Thị trường băng đĩa CD, VCD,
DVD ở Việt Nam là một ví dụ điển hình cho hiện tượng này.
Theo khảo sát: Từ đầu năm 2016 đến nay, Chi cục Quản lý thị trường thành phố
Đà Nẵng đã tiến hành kiểm tra, xử lý 57 vụ vi phạm hàng giả, hàng kém chất lượng,
phạt tiền 306.910.050 đồng, tổng trị giá hàng tịch thu gần 2 tỷ đồng.
Buôn lậu, kinh doanh hàng giả, hàng nhái đang là vấn nạn không chỉ riêng ở địa
bàn thành phố Đà Nẵng mà còn ở nhiều địa phương với diễn biến phức tạp, đặc biệt
là trong những dịp Tết đến, Xuân về.
Mặc dù các cơ quan chức năng thường xuyên kiểm tra, kiểm soát, nhưng do thủ
đoạn sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng nhái ngày cành tinh vi,… đã gây thiệt hại
không chỉ đến các doanh nghiệp làm ăn chân chính, mà còn ảnh hưởng đến an ninh
trật tự xã hội.
- Ở thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, đơn cử nhãn hiệu thời trang Valentine được
bán trong các shop sang trọng phần lớn đều là hàng giả.
-Thành phố Hà Nội đã từng phát hiện ngay tại Tràng Tiền Plaza bán túi sách hiệu
L.V giá hàng triệu đồng một chiếc nhưng cũng là hàng giả xuất xứ từ Trung Quốc

Những mặt hàng gia dụng, đồ điện tử bị làm giả đa phần gây thiệt hại cho người
tiêu dùng về mặt kinh tế. Còn với các mặt hàng thực phẩm, thuốc chữa bệnh giả, hậu
quả mang lại là vô cùng nghiêm trọng về mặt sức khỏe, thậm chí là tính mạng của
người tiêu dùng. Có thể thấy, trong suốt nhiều năm gần đây, lượng hàng giả hàng
nhái trên thị trường ngày càng nhiều và có dấu hiệu gia tăng mạnh mẽ. Theo Cục
quản lý thị trường – Bộ Công Thương cho biết, hàng năm lực lượng quản lý thị
trường kiểm tra và xử lý hàng trăm ngàn vụ hàng giả, hàng nhái. Các sản phẩm này
đang gây nguy hại đến người tiêu dùng về nhiều mặt.

Ngoài những thiệt hại về kinh tế, hàng giả hàng nhái còn gây ảnh hưởng nghiêm
trọng đến sức khỏe, thậm chí tính mạng của người tiêu dùng. Với một số loại hàng
hóa, hàng gia dụng như bếp gas, quạt máy, nồi cơm điện… Khi người tiêu dùng mua
phải các loại hàng hóa giả này, trước tiên sẽ chịu tổn thất về mặt kinh tế. Các sản
phẩm này khi đem về sử dụng chỉ hoạt động được trong một thời gian ngắn.

Anh Nguyễn Hoàng Tuấn, ngụ quận Phú Nhuận cho biết, vài tháng trước anh có
mua chiếc quạt nhãn hiệu Sanyo tại một cửa hàng trên đường Lê Văn Sỹ với giá
450.000 đồng. Tuy nhiên, khi đem về dùng được một thời gian ngắn, chỉ cần bật quạt
lên 15 phút là bầu quạt đã nóng ran. Đem đến cửa hàng bảo hành thì anh chỉ được
“bảo hành” của cửa hàng chứ không được bảo hành chính hãng.

Còn với các loại bếp gas giả, sản phẩm này như một trái bom nổ chậm trong nhà.
Theo một chuyên viên kỹ thuật về bếp gas, việc sử dụng bếp gas giả với các bộ phận
đi kèm không đảm bảo chất lượng sẽ gây hậu quả khôn lường. Bếp giả này có thể
phát nổ bất cứ lúc nào gây đe dọa đến tính mạng của người dùng nó. Đặc biệt, bếp
gas giả sẽ hen gỉ, gas bị xì hoặc bốc mùi khó chịu chỉ sau một thời gian ngắn sử
dụng.

Hình thức của những chiếc bếp gas giả này rất đẹp nhưng thiết kế bên trong lại
hết sức cẩu thả. Nhiều tính năng, thiết bị quan trọng của bếp gas như thiết bị ngắt gas
tự động, bộ phận cảm ứng nhiệt bị xem nhẹ hoặc chỉ lắp đặt cho có. Chưa kể đến sự
cẩu thả khi lắp ráp các bộ phận, linh kiện. Bếp gas giả mẫu mã càng đẹp, giá thành
càng rẻ thì nguy cơ mất an toàn càng cao đối với người sử dụng.

Đó là những nguy hại khi người tiêu dùng sử dụng các mặt hàng điện tử, hàng gia
dụng giả. Còn với các mặt hàng thực phẩm, đồ uống, thuốc chữa bệnh thì hậu quả về
mặt sức khỏe và tính mạng là không thể lường trước được. Theo thống kê, đây là
nhóm mặt hàng bị làm giả nhiều nhất.

Viện Kiểm nghiệm, Bộ Y tế cho biết thuốc giả xuất hiện trên thị trường rơi vào
những nhóm "đặc chủng" như thuốc kháng sinh, thuốc trợ tim, thuốc tăng cường sinh
lý, thuốc cảm cúm… Còn với các loại thực phẩm, đồ uống giả thường rơi vào các
sản phẩm như nước mắm, trứng, thịt các loại, rượu, bia, nước giải khát… Các loại
thực phẩm giả này được sản xuất bằng các hóa chất cấm như dùng đường saccarin,
cyclamete, phẩm màu công nghiệp dùng sản xuất các loại rượu, nước giải khát, bánh
kẹo…

Khi sử dụng các loại sản phẩm này, độc dược từ thuốc và thực phẩm giả vào cơ
có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như sốc thuốc, tổn thương hệ thần kinh,
nhiễm độc, ung thư hoặc tử vong… Theo cảnh báo của Tổ chức Y tế thế giới, một
năm có hơn 200.000 người trên toàn cầu chết vì thuốc giả. Còn tại Việt Nam, số vụ
ngộ độc thuốc do sử dụng thuốc giả cũng gia tăng.

Người tiêu dùng chỉ nên mua hàng hóa có xuất xứ rõ ràng hoặc với một số loại
sản phẩm đặc biệt chỉ nên mua khi có tem chống hàng giả.

Có thể thấy, nguy cơ từ việc sử dụng các loại hàng giả hàng nhái là rất lớn. Do
vậy người tiêu dùng cần phải biết cách tự bảo vệ mình trước những sản phẩm độc hại
tràn lan trên thị trường. Chỉ nên mua hàng tại những địa chỉ quen thuộc, đáng tin cậy,
hàng hóa có xuất xứ rõ ràng. Khi mua hàng, cần đọc kỹ các thông tin ghi trên nhãn
hàng hóa hoặc với một số loại sản phẩm đặc biệt, chỉ mua khi có tem chống hàng
giả.

Tại chợ sỉ Kim Biên (quận 5), không thiếu một loại mỹ phẩm nào, từ hàng trong
nước đến hàng ngoại nhập, bày bán tràn lan tại chợ với mức giá rẻ bèo. Vẫn là các
loại mỹ phẩm tuy nhiên, mỗi chợ giá tùy thuộc vào "thương hiệu” chợ. Đơn cử, chợ
Tân Bình (quận Tân Bình), giá "đội” lên 2-3 lần, chợ An Đông (quận 5) cao hơn 3-4
lần... Mặc dù mỗi chợ mỗi giá nhưng điểm chung của các loại mỹ phẩm này chính là
không có hạn sử dụng, không ghi thành phần, không công bố chất lượng sản phẩm.

Chi cục Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh cho biết, trên 90% mỹ phẩm tại các chợ
đều là hàng nhái thương hiệu. Thực tế, thời gian qua lực lượng quản lý thị trường đã
kiểm tra và thu giữ số lượng mỹ phẩm giả, không rõ nguồn gốc vô cùng lớn. Chỉ
trong 6 tháng đầu năm 2013, Chi cục đã phát hiện 48 vụ vận chuyển, kinh doanh và
chứa trữ các loại mỹ phẩm "dỏm”. Mới đây nhất, qua quá trình theo dõi, Đội Quản lý
thị trường huyện Bình Chánh phát hiện 2 "kho” mỹ phẩm tại khu dân cư Bình Hưng,
xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh. Hai kho hàng này đang cất giữ hơn 20.000 mỹ
phẩm "hàng hiệu” các loại do nước ngoài sản xuất. Tại thời điểm lực lượng quản lý
thị trường TP. Hồ Chí Minh kiểm tra, chủ hàng không có giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh, toàn bộ hàng hoá không nhãn hàng hoá và không có số đăng ký theo quy
định.

Nạn hàng giả, hàng kém chất lượng vẫn diễn biến phức tạp, mặt hàng vi phạm
ngày càng đa dạng. Một số cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ, thậm chí không ít DN
"ăn theo” các thương hiệu nổi tiếng, làm cho thị trường hàng hóa ngày càng rối loạn,
gây tổn hại đến uy tín, thương hiệu, ảnh hưởng đến sự phát triển, làm thiệt hại về tài
sản và tinh thần của nhiều doanh nghiệp làm ăn chân chính và đánh lừa người tiêu
dùng. Thực tế đó đòi hỏi quyết tâm cao của cơ quan chức năng, nếu không muốn để
tình hình xấu thêm.

UBND TP.Hà Nội đã xử phạt Công ty TNHH SASA Hà Nội 180 triệu đồng vì sử
dụng chất phụ gia, hương liệu, chất tạo màu không rõ nguồn gốc

Ngày 17/10, Phòng An ninh kinh tế, Công an TP.Hà Nội đã phối hợp cùng Đội
Quản lý thị trường số 13 phát hiện, thu giữ 6 tấn phụ gia để sản xuất bim bim không
rõ nguồn gốc tại Công ty TNHH SASA Hà Nội, xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức, TP
Hà Nội. UBND TP.Hà Nội đã ra quyết định xử phạt số tiền 180 triệu đồng đối với
Công ty TNHH SASA Hà Nội do sử dụng chất phụ gia, hương liệu, chất tạo màu có
nguồn gốc nước ngoài chưa có kiểm định chất lượng.

Tại thời điểm kiểm tra xưởng sản xuất, kinh doanh của công ty này, Giám đốc đang
du học tại Trung Quốc và ủy quyền cho bà Đặng Thị Thu Hương, Phó Giám đốc phụ
trách. Đoàn kiểm tra đã phát hiện có các loại bim bim nhãn hiệu Snack 3K gồm: Gậy
như ý; Đôi đũa thần; Hạt thơm ngon; Hình khoai tây chiên xù; Hương bò thơm cay;
Mỳ xé; Bánh ma thuật với tổng số lượng 1383 thùng. Trong số bim bim này có 2
thùng Bánh ma thuật, Công ty không xuất trình được xác nhận công bố phù hợp quy
định an toàn thực phẩm và hóa đơn, nguồn gốc, nguyên liệu sản xuất.
Bim bim 3K thành phẩm của công ty TNHH SASA Hà Nội

Đoàn tiếp tục kiểm tra một nhà kho khác thuộc công ty cách trụ sở khoảng 50m,
nhà kho này là nơi chứa tập kết nguyên liệu, phụ gia thực phẩm phục vụ cho việc sản
xuất. Tại đây, đoàn kiểm tra liên ngành phát hiện công ty đang lưu giữ một số hàng
hóa là nguyên liệu, phụ gia thực phẩm gồm rong biển, bột khoáng tẩy nấm mốc, bột
nêm, chất tạo màu, chất tạo ngọt, chất chống ẩm, hương liệu, hương vị gà, hương vị
bò. Toàn bộ số hàng hóa này công ty không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng
minh nguồn gốc, xuất xứ và xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.

Các loại phụ gia không rõ nguồn gốc xuất xứ sẽ gây hậu quả khôn lường cho người
sử dựng

Qua thẩm định xác định, toàn bộ số hàng hóa nguyên liệu trên đều có nguồn gốc
từ Trung Quốc và có giá trị hơn 900 triệu đồng. Khi mua đủ số lượng, bà Hương thuê
xe tải chở số hàng này về kho để lưu giữ, dùng để sản xuất thử nghiệm bánh ma thuật
và bán cho các cơ sở kinh doanh khác khi có nhu cầu. Đây không phải lần đầu tiên
Công ty TNHH SASA Hà Nội bị mắc lỗi về VSATTP. Vào năm 2012 và 2013, công
ty này đã bị xử phạt hành chính hàng chục triệu đồng vì sử dụng phụ gia không cho
phép, không có xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm. Gần đây
nhất, vào năm 2014, công ty bị phạt 6 triệu đồng vì không tuân thủ quy định về kiến
thức an toàn thực phẩm cho công nhân.

Hiệu ứng giả dược trong y học nó là công cụ thay thế hay chữa bệnh bằng tác
động “ảo”, “đánh lừa” con người, nghĩa là không hề chữa trị thực sự về mặt lâm
sàng nhưng lại được bác sĩ kê đơn dưới danh nghĩa thuốc hay trị liệu tương ứng.
Hiệu ứng giả dược trong y học nó là công cụ thay thế hay chữa bệnh bằng tác
động “ảo”, “đánh lừa” con người, nghĩa là không hề chữa trị thực sự về mặt lâm sàng
nhưng lại được bác sĩ kê đơn dưới danh nghĩa thuốc hay trị liệu tương ứng. Lịch sử
xoay quanh đề tài này quả là mới mẻ và đầy thú vị, “vô bổ” nhưng thực tế lại rất hữu
ích trong một số trường hợp dưới đây.

Hiệu ứng giả dược "thống trị" trong ngành y

Hiệu ứng giả dược đã từng tồn tại hàng trăm năm nay. Sở dĩ hiệu ứng giả dược
còn chỗ đứng là vì nó mang tính xã hội, con người đặt niềm tin quá lớn vào các
chuyên gia y tế. Điều này cũng dễ hiểu, khi các công nghệ y học ra đời, tỷ lệ tử vong,
số người mắc bệnh giảm hẳn thì hiệu ứng giả dược lại càng được củng cố và trở nên
có uy tín hơn. Cũng phải nói thêm rằng, từ xa xưa mỗi khi ốm đau người ta lại đến
khám bác sĩ, kê đơn, dùng thuốc và chỉ cần những niềm tin này người ta cũng đủ
chữa bệnh, còn thực tế ra sao thì họ lại ít quan tâm, thậm chí có những loại thuốc "lợi
bất cập hại" nhiều hơn là trị bệnh, song người bệnh vẫn tin dùng và khoa học càng
phát triển thì hiệu ứng giả dược lại càng có thêm uy lực.

Phẫu thuật giả dược

Phẫu thuật giả dược hay phẫu thuật vờ đôi khi cũng chữa được bệnh bởi con người
có niềm tin quá lớn, cho rằng bệnh của họ nhất thiết phải phẫu thuật mới khỏi. Để
thỏa lòng mong muốn và cũng là cách chữa bệnh, bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật
nhưng kỳ thực chẳng can thiệp gì cả, chẳng nối xương hay gỡ bỏ xương hỏng mà
đơn giản chỉ là thủ tục vờ và một thời gian sau người bệnh cảm thấy không còn bệnh.
Điều này cho thấy những ca phẫu thuật vờ cũng phát huy tác dụng không kém gì
những ca phẫu thuật phức tạp.

Những viên thuốc màu

Những viên thuốc có màu hay những viên giả dược được nhuộm màu không khác gì
những viên thuốc thật về hình thức bên ngoài, nhưng thành phần thì "vô bổ". Với
màu sắc "giả như thật" đã đánh lừa nhận thức của con người và cuối cùng phát huy
tác dụng. Ví dụ, những viên thuốc dùng chữa trầm cảm có thể là những viên giả dược
nhưng nó lại phát huy tác dụng cao nhất, trong đó những viên có màu đỏ dễ làm cho
bệnh nhân nghi ngờ, những viên màu xanh lại giảm sự "băn khoăn". Đặc biệt, những
viên màu trắng lại phát huy tác dụng cao nhất ở nhóm người mắc bệnh dạ dày. Theo
nghiên cứu thì tần suất dùng nhiều lần trong ngày tốt hơn so với dùng ít lần. Ví dụ,
dùng 4 lần tốt hơn 2 lần vì nó củng cố niềm tin của con người nên nhanh bình phục.
Ngoài ra, yếu tố nhãn mác cũng góp phần quan trọng, càng nổi tiếng thì bệnh càng
chóng khỏi cho dù là giả dược, ngược lại nếu nghiền nhỏ hoặc không nhãn mác dễ bị
nghi ngờ, hiệu quả kém hơn.
Những viên thuốc màu thường có tác dụng đánh lừa người sử dung.

Trị bệnh nhiễm khuẩn

Theo nhiều nghiên cứu thì hiệu ứng giả dược còn vượt quá khả năng mong đợi của
con người, trong đó có các tác dụng điều trị bệnh viêm nhiễm. Một nhóm người mắc
bệnh hen bởi giun móc được chia làm 2 tốp, một bị nhiễm giun móc thực sự, nhóm
còn lại được xem là nhiễm giun móc trong "ý nghĩ". Kết quả sau khi dùng giả dược,
nhóm bị nhiễm giun móc thật lại giảm được các triệu chứng do bệnh gây ra và nhóm
hai cũng giảm bệnh nhưng kết quả không bằng nhóm một. Như vậy, giả dược đã phát
huy được tác dụng trị được cả bệnh viêm nhiễm do ký sinh trùng gây ra.

Vẫn có tác dụng khi là giả dược

Nhiều người cho rằng, khi đã biết giả dược thì hiệu ứng giả dược không còn tác
dụng, song điều này lại trái ngược với giả thiết nói trên. Bằng chứng là nhiều nghiên
cứu cho thấy, bệnh nhân được cấp giả dược, và bác sĩ cũng cho họ biết điều này,
nhưng theo một số bệnh nhân thì nó không có tác dụng ngay mà lại phát huy tác
dụng vào "cuối tuần" và như vậy rất nhiều người "nghiện", mong tiếp tục được kê
đơn dùng giả dược. Ví dụ, những viên thuốc chỉ có chứa đường nhưng nhiều người
lại thích dùng nó hơn là thuốc thật.

Giả dược trị bệnh trầm cảm

Về cơ bản, thuốc trị bệnh trầm cảm thường là giả dược, bởi đây là căn bệnh chứa
đựng nhiều bí ẩn đến nay hoa học chưa hiểu hết, và nó lại liên quan đến những loại
hóa chất có trong não. Vởi vậy những năm gần đây, người ta thường dùng giả dược
để điều trị căn bệnh này và nó có tác dụng không kém gì thuốc thật, trong khi đó tác
dụng phụ lại rất thấp so với dùng thuốc thật. Hiện tượng này có thể làm giảm hàng tỷ
đôla doanh thu cho các hãng sản xuất và kinh doanh thuốc trầm cảm, nhưng đây lại
là thông tin tốt lành cho người bệnh bởi nó mang lại nhiều cái lợi, giảm được hiện
tượng tích độc trong cơ thể, nhất là trong não và làm cho bệnh tình thêm trầm trọng.

Sầu riêng ngâm hóa chất bán tràn lan=> sản phẩm kém chất lượng

Hiện nay có khá nhiều tiểu thương từ Tây Nguyên xuống để bán sầu riêng được
tiêm thuốc để ép chín. Điều đáng nói là những quả sầu riêng này được bán tràn lan,
người bán ngang nhiên bán mà không hề lo lắng đến chuyện kiểm tra của các cơ
quan chức năng. Vì có giá cả khá rẻ và nhìn bắt mắt, nên những trái sầu riêng này rất
thu hút người mua. Những quả sầu riêng này có bề ngoài khá đẹp, vỏ vàng đều, gai
đều, to. Tuy nhiên, sau khi mua về, hầu hết những quả sầu riêng này đều bị nhũn và
thối bên trong, thậm chí vẫn còn nguyên mùi thuốc, mùi hóa chất. Ngay lúc đó người
tiêu dùng kiểm tra kỹ phần vỏ thì sẽ thấy có nhiều vết châm như vết kim tiêm, phần
cuống cũng bị đục lỗ.

Nói về việc tại sao sầu riêng ngày nay được ngâm hóa chất ngày càng nhiều và tràn
lan như vậy. Một người nhiều năm kinh doanh sầu riêng cho biết là hiện nay các lái
buôn muốn mua sầu riêng là phải mua cả vườn, đến vụ là phải mua như vậy mới có
lợi nhuận nhiều, mua như vậy nên có cả quả xanh lẫn quả chín. Quả chín thì không
nói, nhưng những quả còn xanh thì phải chờ rất lâu mới chín nên những quả này
thường được sử dụng thuốc để ép chín đồng loạt để cung cấp ra thị trường. Loại
dung dịch được các lái buôn sử dụng để nhúng sầu riêng vào được pha chế từ hóa
chất kích thích và bột nghệ. Sau khi nhúng hóa chất khoảng 2 đến 3 ngày, sầu riêng
sẽ chín đều và đưa ra thị trường tiêu thụ hoặc được công nhân tách các múi bán cho
các lò chế biến trái cây sấy khô.

Những hóa chất này cực độc, không hề có tên trong danh mục thuốc bảo vệ thực
vật, và bị cấm sử dụng. Theo các chuyên gia nông nghiệp, hiện nay thương lái
thường ủ chín trái cây bằng hóa chất có tên là Tebuconazole và Carbendazim. Đây là
loại hóa chất diệt nấm theo phương thức lưu dẫn, thuộc nhóm cực độc, phân hủy
chậm và có nguy cơ gây ung thư, quái thai, vô sinh. Người tiếp xúc với những chất
này có thể bị hại gan, nguy hiểm khi chúng dính vào miệng và mắt. Tebuconazole đã
bị Cơ quan Quản lý Dược và Thực phẩm Hoa Kỳ đưa vào danh sách chất gây ung
thư thuộc nhóm cực độc và đã bị loại khỏi thị trường từ lâu, nhưng vì lợi nhuận mà
không ít lái thương vẫn sử dụng mà không màng đến sức khỏe của người tiêu dùng.

Các nhận diện sầu riêng ép chín bằng... hóa chất

Trước tình trạng kể trên, đòi hỏi người tiêu dùng cần phải cẩn trọng hơn trong
việc lựa chọn mua sầu riêng. Để mua đươc trái sầu riêng chín tự nhiên, an toàn cho
sức khỏe, người mua có thể tham khảo một vài lưu ý sau đây:

Về gai và cuống: Sầu riêng chín ép bằng thuốc thì cuống héo cũ, gai bị bầm dập
và màu sạm đi. Trong khi đó, sầu riêng chín cây có gai và cuống trông tươi mới,
xanh cứng.

Về múi sầu riêng: Với sầu riêng chín tự nhiên, bạn sẽ dễ dàng tách rời được các
múi, các mùi màu vàng óng, béo ngậy và cơm sầu riêng rất dẻo mịn. Ngược lại, sầu
riêng chín ép bằng hóa chất rất khó để tách múi, múi màu vàng nhợt, ăn rất nhạt,
đồng thời cơm cũng bị sượng hơn.

Về mùi vị: Sầu riêng bị ngâm hóa chất, khi chín không có mùi hương nồng đặc
trưng, đôi khi không có mùi. Trái sầu riêng chín cây tự nhiên thì có hương thơm
lừng, đi từ xa vẫn có thể ngửi thấy được.

Ngoài ra, với những quả có khe nứt, khi ấn tay vào, bạn thấy thịt quả cứng như đá
và tay sẽ có màu vàng như vừa sờ vào thuốc nhuộm thì không nên mua. Đó thường
là những quả còn non hoặc bị sượng. Bên cạnh đó, để chọn sầu riêng ngon, bạn nên
chọn quả có gai nở to đều, cứng chắc và ít nhọn. Khi bóp 2 gai gần nhau lại với
nhau, quả non thì gai sẽ mềm, quả già thì gai cứng

Ngày 4/9, công an huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) phát hiện, bắt quả tang một cơ
sở dùng hóa chất lạ mang nhãn mác Trung Quốc để ngâm chuối bán ra thị trường.

Cơ sở này được ông Hoàng Phú Tới (1953, trú xã Cao Nhân, H. Thủy Nguyên,
TP Hải Phòng) thuê lại của bà Lê Thị Trang tại xã Tịnh Hà, H. Sơn Tịnh, Quảng
Ngãi cách đây khoảng 1 tuần.

Tại đây, lực lượng CA phát hiện ông Tới đang sử dụng 184 lọ hóa chất mang
nhãn mác Trung Quốc dùng để ngâm chuối. Ông Hoàng Phú Tới cho biết: Số h óa chất
này mua tại Cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn với giá 5 triệu đồng/thùng (40 lọ).

Số chuối được ngâm hóa chất.

Theo ông, loại hóa chất này có tác dụng dùng để kích thích cho trái chuối tươi và
xanh lâu hơn. Lực lượng công an cũng thu giữ toàn bộ số hóa chất và 292 thùng
chuối đã ngâm qua hóa chất chuẩn bị đưa ra thị trường. Loại hóa chất này không có
tem công nhận được sử dụng tại Việt Nam và ông Tới thừa nhận dùng chất để ngâm
chuối đã hơn 10 năm nay.

Thịt heo giả thịt bò

Hàng chục năm nay, các lò mổ đã dùng thủ đoạn tinh vi để hô “biến thịt lợn thành
thịt bò”. Với mánh khóe đó, một số người người tiêu dùng hàng ngày khi mua phải
loại thịt này vẫn tưởng ăn thịt bò mà không hề hay biết được đó chỉ là những miếng
thịt được làm giả từ thịt lợn… Các lò mổ và thương lái đã tạo thành một chuỗi liên
kết tinh vi hòng bắt tay nhau để lừa đảo, móc túi người tiêu dùng. Để tìm hiểu rõ
thực hư câu chuyện này, nhóm PV báo Đời sống và Pháp luật đã có cuộc điều tra để
lật tẩy thủ đoạn kiếm lời bất chính… biến thịt lợn thành thịt bò”.

Giật mình trước mánh khóe tinh vi “biến thịt lợn thành thịt bò” - Ảnh 1

Những miếng thịt bò này không chừng được "hô biến" từ lợn quá date.

Kỳ 1: Muốn mua bao nhiêu cũng có!

Trong một lần tôi ngồi quán bia hơi vỉa hè với mấy ông bạn, tình cờ tôi được nghe
câu chuyện về một nơi chuyên sản xuất thịt “bò giả” tiêu thụ vào Hà Nội của một
tiểu thương. Khi đó, ở bàn kế bên có ông gọi một đĩa thịt bò xào nhưng đã bị ông bạn
ngồi cạnh can ngăn. Họ tranh luận qua lại mấy lần thì tôi mới hiểu họ đang nói tới
một loại thịt bò giả. Giật mình sửng sốt, tôi với cốc bia sang ngồi “hóng” chuyện.
Trước đây, tôi chỉ nghe bà vợ ở nhà tôi hay kêu ca là đi chợ mua phải thịt bò tiêm
nước, giờ thì lại là chuyện thịt bò giả hẳn. Theo như lời kể của ông bạn đó thì, loại
“thịt bò” này được làm giả từ thịt lợn được đưa vào các quán ăn phở bò, quán ăn hay
trà trộn với thịt bò bày bán ở chợ. Với chiêu trò dùng loại thịt “bò giả” này thì lợi
nhuận sẽ tăng gấp đôi mà người dùng không thể biết được. Vậy loại thịt bò giả này
có xuất xứ từ đâu? Nó được tuồn vào Hà Nội thế nào? Trong vai một khách lái buôn
mới vào nghề, chúng tôi đã dần bóc mẽ ra chân tướng của sự việc…

Truy tìm nguồn gốc thịt bò giả

Từ câu chuyện kể của ông bạn (thực chất là một tay “đồ tể” chính hiệu) thì loại
thịt bò này có được xuất phát từ huyện Mỹ Hào của tỉnh Hưng Yên. Nó được làm giả
rất nhiều, cả một làng chuyên làm giả chứ không riêng gì vài cơ sở nhỏ lẻ. Cuộc
hành trình đầy bí mật của nhóm phóng viên về huyện Mỹ Hào để truy tìm nguồn gốc
loại thịt bò giả này.

Nhóm phóng viên chúng tôi xuất phát từ trung tâm Thủ đô Hà Nội đi tới Mỹ
Hoà… Vừa đặt chân đến địa bàn được cho là “thủ phủ” của làng thịt bò giả này,
chúng tôi rẽ vào một quán nước ven đường thuộc thị trấn Mỹ Hào dò hỏi chuyện về
nơi nơi “sản xuất” ra loại thịt bò giả. Theo quan sát ban đầu của PV thì những người
bán quán nước cũng rất tỉnh táo đề phòng. Nhưng khi chúng tôi nói là những anh lái
buôn mới vào nghề lại có ít vốn muốn kiếm ăn nhanh, tạo được niềm tin ban đầu họ
mới dần hé lộ. Theo chủ một quán nước thuộc xã Phan Đình Phùng thì: “Thịt bò giả
chỉ có ở thôn Lọ (Lỗ Xá), thuộc xã Nhân Hòa bên cạnh. Ở đó thấy nói là làm giả thịt
bò nhiều năm nay rồi, nghe đâu là toàn từ thịt lợn, trước kia họ cũng có bày bán loại
thịt này ở gần đây nhưng giờ không thấy bán nữa”.
Trong vai một người đi tìm “nguồn hàng thịt bò”, khi ghé vào một quán ăn ngay
cạnh chợ Dầm thuộc làng Lỗ Xá, sau một hồi ngỏ ý muốn mua loại thịt “bò giả” này
để bán và nhập cho các quán ăn, chủ quán tên Hương, còn khá trẻ hồ hởi nói: “Chú
muốn mua giả bò ( thịt lợn giả bò-PV) thì tôi giới thiệu cho, cậu em chồng nhà tôi
chuyên về loại “giả bò”, nó tên Hiến toàn đi giao loại thịt này mấy năm nay rồi”.

Giật mình trước mánh khóe tinh vi “biến thịt lợn thành thịt bò” - Ảnh 2

Các loại lợn sề được tập trung về Lỗ Xá để chế biến thành thịt bò giả.

Như là có mối thân quen với tôi từ trước rồi đó, chị ta còn thuyết minh về loại thị
bò giả liền một mạch mà không mảy may nghi ngờ: “Chú không biết đấy thôi, ở đây
nhiều người làm thịt lợn giả bò lắm, cả làng này sống về nghề mổ lợn mà. Thịt bò giả
chủ yếu là lấy trực tiếp ở các lò mổ thôi, còn ở chợ này thì sáng ra chỉ có một của
hàng bán nhưng chợ họp sớm lắm, từ 4 rưỡi đến 5 giờ sáng là hết thịt rồi. Chú muốn
mua “giả bò” cũng không có mà mua ở chợ đâu, mà phải điện đặt hàng trước thì mới
mua được”.

Anh cứ yên tâm nó giống y như thật!

Trong lúc đang trò chuyện với chủ quán tên Hương về loại thịt bò giả này thì
Hiến, một thanh niên còn khá trẻ chính là đầu mối “thịt bò giả” được chủ quán giới
thiệu lúc nãy đi đến. Không giống như bà chị của mình. Sau một hồi dò xét kỹ lưỡng
“tại sao anh lại biết đến đây để mua thịt bò giả”, khi chắc chắn là khách muốn mua
thật thì Hiến mới hết cảnh giác.

Theo lời Hiến bao biện thì “thịt bò giả này không phải là thịt lợn mà là thịt bò
lai”. Nhưng khi thấy khách đã biết được mánh khóe thì Hiến mới thành thực: “Nếu
anh đã biết rồi thì em cũng không giấu làm gì. Loại “thịt bò” này được làm từ những
con lợn sề nuôi lâu năm đã hết “date” (lợn sề nuôi già, không còn khả năng sinh sản
nữa)”. Về chất lượng thịt thì có nhiều loại theo Hiến nói: “Với những loại thịt giả bò
“tuyển” nhìn giống như đúc, nếu trong nghề mà không bảo trước thì cũng không thể
phát hiện được giá loại này từ 125-135 kg. Còn những loại giá rẻ hơn cũng có và tùy
theo chất lượng từng loại thịt”.

Khi tôi hỏi Hiến về một số đầu mối giao thịt bò giả này ở Thủ đô thì anh ta cho
biết: “Em giao rất nhiều ở trong khu vực nội thành cho các quán phở, quán ăn từ mấy
năm nay, nhiều nhất là trong nội thành Hà Nội. Loại thịt này anh cứ yên tâm là mùi
vị và độ dai của thịt không khác thịt bò này là bao, ở đây người ta vẫn ăn hằng
ngày”. Và để phụ họa cho “chất lượng” của loại thị bò giả này chủ quán Hương nói:
“Em cứ yên tâm, gia đình chị ăn suốt mà, không thể nào biết được vì nó ăn ngon, vị
đậm đà như thịt bò, không chê vào đâu được”.

Hiến còn “cẩn thận” hỏi: “Anh lấy về bán hay về để nhập cho các nhà hàng? Dù anh
bán hay giao cho các nhà hàng cũng cứ yên tâm vì nó giống như thật ấy mà”. Và
Hiến cũng cho biết thêm là ở các đám cưới xin, ma chay loại thịt này được dùng
nhiều nhất. Có đám đầu mối còn dùng nguyên loại thịt bò giả này để làm thực phẩm
kiếm lời.

Lấy lý do là muốn thử loại thịt bò này trước một ít xem chất lượng thế nào, Hiến nói:
“Bây giờ không có thịt, em sẽ để cho anh nửa cân vào sáng mai anh cứ mang về
dùng thử và bán thử đi, sẽ ổn thôi rồi anh muốn đặt bao nhiêu em cũng có. Kể cả anh
muốn lấy vài chục cân hay vài tạ em cũng đáp ứng được, chỉ cần anh điện cho em
vào tối hôm trước là em sẽ chuẩn bị đầy đủ “hàng” cho anh không thiếu một cân.
Nếu anh lấy từ chục cân trở lên thì em sẽ cho người tìm đến nhà anh trước, sau đó
anh cứ đặt hàng là nhân viên sẽ mang đến tận nhà giao cho anh. Lên đó em cũng sẽ
tìm thêm mối giao để tiện chuyến luôn”.

Sau khi hứa hẹn “lấy nửa cân dùng thử trước” và muốn tham khảo giá loại “thịt bò”
này nữa nên phóng viên hẹn Hiến, trao đổi số điện thoại và nói là là sẽ liên lạc lại
sau.

Cảm giác chưa yên tâm với đầu mối này, PV tiếp tục dò hỏi và được vợ chồng chủ
một chủ cây xăng ở làng Lỗ Xá cho biết: “Chú muốn lấy giả bò chứ gì, tôi cho chú
số điện thoại của chủ lò mổ ở đây, muốn lấy bao nhiêu cũng có, vài tạ cũng không
khó…”. Một bí mật mới lại được phóng viên tiếp cận…

Phân bón bị làm giả

TTO - Tối 6-10, cơ quan chức năng huyê ̣n Bảo Lâm (Lâm Đồng) cho biết đã bắt
quả tang mô ̣t cơ sở sản xuất phân bón trái phép, thu giữ 200 bao phân bón giả thành phẩm
(tổng trọng lượng trên 10 tấn).

Hiê ̣n trường vụ thuê người canh giữ 24/24 giờ, mô ̣t cơ sở sản xuất phân bón
trái phép vẫn bị đô ̣t kích tại huyê ̣n Bảo Lâm - Ảnh: CTV
Cơ sở đang sản xuất phân bón trái phép nằm trên địa bàn thôn 13, xã Lộc
Thành, huyê ̣n Bảo Lâm, do bà Hồ Thanh Trang (42 tuổi, ngụ phường Lộc
Phát, TP Bảo Lộc) làm chủ.

Quá trình làm viê ̣c với cơ quan chức năng, bà Trang không xuất trình được các giấy
tờ hợp pháp liên quan đến việc sản xuất phân bón. Bà Trang khai nhận đã mua
nguyên liê ̣u, chế biến thành phân bón giả rồi gắn nhãn hiệu của một công ty có trụ sở
đóng tại Q,Bình Thạnh, TP.HCM đem đi tiêu thụ. Ngay sau khi phát hiê ̣n số lượng
phân bón giả trên, cơ quan chức năng đã lâ ̣p biên bản niêm phong, thu giữ để điều tra
làm rõ. Trước đó, tối 21-9 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, Đội cảnh sát kinh tế, Công an
TP Bảo Lộc cũng bắt quả tang cơ sở kinh doanh phân bón Kim Mây (đóng tại số
684 thôn Ánh Mai 1, xã Lộc Châu) do bà Lê Thị Kim Mây (56 tuổi) làm chủ
đang sản xuất phân bón trái phép . Tại hiê ̣n trường, Công an TP Bảo Lộc thu giữ 400
bao phân bón hóa học đơn (loại 25 - 50kg) các loại như urê, kali, SA, magiê, lân từ
Đài Loan, Trung Quốc, phân lân Lâm Thao… với tổng trọng lượng khoảng 10 tấn.

Đồ chơi trẻ em bị làm giả

Thực trạng đồ chơi trẻ em giả, đồ chơi nhái nhãn hiệu nổi tiếng được làm từ chất
liệu không đảm bảo an toàn, chất lượng.. đã khiến cho nhiều bậc phụ huynh phải lo
lắng cho sức khoẻ con em mình.

Đồ chơi trẻ em là một trong những công cụ hiệu quả giúp các bé có thể dễ dàng
phát triển các nhận thức, suy nghĩ của mình, thậm chí nếu được sử dụng một cách
khéo léo còn có thể bổ trợ giúp các bé có thể phát triển trí não và trở nên thông minh
hơn. Thế nhưng trước tình trạng hàng hóa nhái giả tràn lan như hiện nay thì đây là
cảnh báo khá lớn đối với các bậc phụ huynh trong việc lựa chọn đồ chơi cho con em
của mình.

Đồ chơi giả và những mối nguy cơ tiềm ẩn.

Trẻ nhỏ thường có những hành động vô thức như cắn, ngậm đồ chơi trong miệng và
đó chính là một nguy cơ tiềm ẩn vô cùng to lớn. Nếu như các đồ chơi trẻ em mà
chúng ta mua là hàng nhái, hàng giả, vốn được làm từ các nguyên liệu chất lượng
kém, không đảm bảo độ an toàn cho người dùng, và việc các bé tiếp xúc trực tiếp với
những đồ chơi này sẽ khiến cho các chất độc hại có nguy cơ đi vào bên trong cơ thể
gây ra nhiều bệnh không mong muốn. Cách đây không lâu nhiều bài báo đã đưa tin
về tình trạng môi của một bé gái đã bị biến dạng do ngậm đồ chơi Trung Quốc trong
miệng. Theo như anh Tuấn (Biên Hòa, Đồng Nai)  cha của cháu Yến cho biết  thì
nhân dịp lễ thiếu nhi anh Tuấn đã mua một bộ đồ chơi tên kitchen để làm quà cho
con gái, anh mua bộ đồ chơi này ở một cửa hàng ven đường với giá chưa đến
100.000 đồng
.
Môi của bé gái bị biến dạng do ngậm đồ chơi Trung Quốc trong miệng

Sau khi gia đình phát hiện môi của bé bị sung bất bình thường đã đưa bé vào viện
và kết quả cho thấy bé đã bị dị ứng bởi chất lạ trong đồ chơi. Theo nhiều nguồn
thông tin cho biết đồ chơi Trung Quốc nhập về thị trường Việt Nam khá nhiều và
được bày bán ở nhiều khu vực cửa hàng, những loại đồ chơi này có màu sắc rực rỡ
và thậm chí được bán ở các trung tâm mua sắm hay siêu thị,v..v.. Chỉ cần không để ý
hay sơ xuất bất kỳ ai trong chúng ta đều có thể bị lừa bởi ngoại hình xinh xắn của
chúng. Hiện tại do tâm lý của người dùng Việt Nam lo sợ về các hàng hóa đến từ
Trung Quốc, nhiều nơi đã không ngại “hô biến” các sản phẩm này đến từ Mỹ, Anh,
Pháp..

Nhái nhiều thương hiệu đồ chơi nổi tiếng

Thời gian vừa qua, một trong những thương hiệu đồ chơi nổi tiếng dành cho các
bé, LEGO đã buộc phải lên tiếng về việc nhãn hiệu của họ bị xâm phạm nghiêm
trọng tại Việt Nam. LEGO là một thương hiệu đồ chơi nước ngoài và nổi tiếng trên
khắp thể giới, tại Việt Nam, đại diện cho thương hiệu LEGO cũng đã được chứng
nhận phân phối chính thức, song tình trạng nhái thương hiệu vẫn cứ diễn ra thường
xuyên. Điều đáng nói ở đây đó là các đồ chơi giả này có chất lượng không được bảo
đảm rất không an toàn cho sức khỏe của các bé.

Đồ chơi Lego bị nhái bán tràn làn trên thị trường.

Trước tình trạng “vàng thau lẫn lộn như hiện nay” thì việc có thể chọn mua được
sản phẩm chính hãng, chất lượng là một bài toán khó đối với người dùng.

Chia sẻ về vấn đề này Ths Luâ ̣t Nguyễn Thị Sinh, GĐ Trung tâm TVPT Thương
hiê ̣u và Chất lượng, thị trường đồ chơi trẻ em còn khá nhiếu vấn đề nan giải, 90% đồ
chơi trẻ em được bán trên thị trường đều là từ Trung Quốc, sử dụng tem lụi hay
không dán tem. Theo quy chuẩn quốc gia về an toàn ĐCTE, tất cả sản phẩm sản xuất
trong nước cũng như xuất khẩu phải được kiểm định chất lượng, gắn dấu hợp quy
CR. Nhưng hiện nay nhiều cơ sở sản xuất đã tự in tem CR và sao đó giao bán cho
các nơi phân phối đồ chơi, khiến cho các sản phẩm hiện nay trở nên nhập nhằng,
không rõ ràng giữa các sản phẩm đã kiểm định chất lượng hay chưa. Đây là một vấn
nạn lớn đối với toàn xã hội và có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe trẻ em và
người dùng.

Thị trường đồ chơi trẻ em vẫn chưa được an toàn.

Các chọn đồ chơi an toàn cho các bé

-Hiện nay để có thể bảo đảm an toàn sức khỏe của con em mình, các bậc phụ huynh
nên chọn các địa điểm mua đồ chơi uy tín( không nên mua hàng đổ đống tràn lan ven
đường).

-Nên chọn mua các sản phẩm có tem chống giả uy tín( tem chống giả là loại tem đặc
biệt có sử dụng công nghệ chống giả, dễ dàng kiểm chứng và không bị giả mạo dưới
mọi hình thức, người dùng có thể thử bằng nhiều cách như: sử dụng nước, nhiệt,
SMS ,v.v… để biết được chính xác sản phẩm mình sử dụng có phải chính hãng hay
không).

-Nên so sánh giá trước khi mua, để tránh việc mua nhầm hàng rẻ kém chất lượng.

4. Nguyên nhân tồn tại và phát triển của hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất
lượng.
4.1 Do sự bất cập trong cơ chế quản lý.
Lý giải về tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng hiện nay, nhiều ý
kiến cho rằng nguyên nhân quan trọng nhất là do cơ chế phối hợp và chế tài xử lý đối
với hành vi vi phạm còn nhẹ. Hiện nay, có tới năm cơ quan hành chính có chức năng
và thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính về sở hữu trí tuệ gồm cơ quan quản lý thị
trường, thanh tra chuyên ngành Khoa học – Công nghệ, Văn hóa, Thể thao và Du
lịch, công an kinh tế, UBND các cấp cùng cơ quan hải quan kiểm soát hàng nhập
khẩu. Lực lượng quản lý, kiểm tra này tuy đông nhưng không mạnh. Do hoạt động
rời rạc, thiếu sự đồng bộ về chất lượng cũng như số lượng, chức năng nhiệm vụ giữa
các cơ quan lại chồng chéo nên dù chịu sự kiểm tra của năm cơ quan nêu trên nhưng
nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng vẫn tràn ngập trên thị trường.
Lâu nay, hoạt động kiểm tra chất lượng hàng ngoại nhập trên thị trường bị xem
nhẹ, chỉ sau khi có thông tin liên quan đến hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng
mới bắt tay vào làm. Chính vì vậy, hiệu quả không cao và hàng giả, hàng nhái, hàng
kém chất lượng vẫn có cơ hội đến tay người tiêu dùng. Khâu giám định, tưởng như
chỉ là một thủ tục song lại làm “tắc” không ít vụ xử lý hàng giả, hàng nhái.
Phát hiện hàng giả, hàng nhái trên thị trường không khó vì chúng được bày bán
khá công khai tại những nơi công cộng, nhiều loại chỉ cần nhìn mắt thường cũng biết
là hàng giả, nhưng để khẳng định đó là hàng giả trước khi xử lý lại không dễ chút
nào. Theo quy định của pháp luật, để xử lý được hàng giả thì bắt buộc phải có giám
định kết luận hàng giả. Nhiều mặt hàng giả, hàng kém chất lượng, chi phí giám định
rất đắt, khi đưa đi giám định buộc lực lượng thực thi phải tạm ứng kinh phí giám
định, nếu đúng là hàng giả thì phải tiêu hủy. Theo quy định của pháp luật thì chính
đương sự vi phạm phải nộp khoản tiền giám định đó nhưng hầu như không có đương
sự nào tự nguyệt chịu nộp và việc cưỡng chế thi hành cũng khó khăn.
Mặt khác, muốn giám định hàng giả, hàng nhái, lực lượng quản lý phải có yêu
cầu từ chủ sở hữu thương hiệu bị làm giả, làm nhái. Tuy nhiên, rất nhiều vụ vi phạm
khi bị phát hiện, lại không thể giám định được vì hàng hóa có nguồn gốc từ các nước
không đăng ký chất lượng tại Việt Nam, hàng hóa không có ai xác nhận là hàng giả
vì không có cơ quan đại diện của nhà sản xuất tại Việt Nam. Chưa kể, không ít
doanh nghiệp lại e ngại thương hiệu bị ảnh hưởng vì liên quan đến việc làm giả nên
khi được mời đến cơ quan chức năng để xác nhận hàng giả thì từ chối.
Các cơ quan quản lý nhà nước, tuy đã có Luật Sở hữu trí tuệ (có hiệu lực thi hành
từ tháng 6.2006), nhưng việc hướng dẫn thi hành còn quá chậm, việc thực thi của các
ngành, các cấp còn chưa được quan tâm. Trong điều kiện mở cửa, hội nhập, việc vi
phạm sở hữu trí tuệ là vi phạm vào điều cấm của luật pháp quốc tế, ảnh hưởng đến
uy tín của hàng Việt Nam. Việt Nam vẫn còn bị xếp vào danh sách những nước có
mức độ vi phạm nhiều nhất, sẽ phải đứng trước các vụ kiện vi phạm sở hữu trí tuệ
của khách hàng và các tổ chức quốc tế. Việc xử lý vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ còn
quá nhẹ, chưa đủ tính răn đe nếu so với lợi ích thu được của những kẻ làm hàng giả,
hàng nhái.

4.2 Do luật chưa “kín”, chế tài chưa đủ mạnh, chưa có tính răn đe đối với các
trường hợp vi phạm.
Hiện nay, việc phải đội mũ bảo hiểm là bắt buộc đối với người ngồi trên mô tô, xe
máy khi lưu thông trên đường, quy định này nhằm bảo đảm an toàn cho người sử
dụng khi gặp tai nạn. Tuy nhiên, nhiều người không hiểu, hoặc cố tình không hiểu
tác dụng thực sự của chiếc mũ bảo hiểm nên sử dụng nó chỉ để đối phó với quy định
của pháp luật và qua đó tạo điều kiện cho mũ bảo hiểm “rởm” có cơ hội phát triển,
phản lại tác dụng, ý nghĩa tích cực của việc đội mũ bảo hiểm. Chiếc mũ bảo hiểm
quan trọng là vậy, việc quy định đội mũ bảo hiểm là cần thiết như thế nhưng cho đến
thời điểm hiện tại các cơ quan chức năng vẫn còn lúng túng trong việc tìm phương
pháp để xử lý những đối tượng sản xuất, buôn bán mũ bảo hiểm giả, kém chất lượng.
Có thể thấy rằng luật của chúng ta còn khá nhiều kẽ hở để những đối tượng cơ
hội, làm ăn chụp giật lách luật thậm chí là “xé rào” để làm hàng giả, hàng nhái, hàng
kém chất lượng. Ví dụ như sản xuất mũ bảo hiểm giả, kém chất lượng thì bảo là sản
xuất mũ… thời trang cho người đi bộ, đi xe đạp. Đối với người bán họ chưng biển
“mũ bảo hiểm siêu rẻ” và toàn bán cho người đi mô tô, xe máy, nếu bị sờ gáy thì họ
cũng cứ ung dung đáp “bán mũ bảo hiểm dành cho người đi xe đạp, đi bộ; còn người
mua sử dụng vào mục đích gì thì tôi… không biết”.
Do luật pháp còn mâu thuẫn, chồng chéo, chế tài chưa đủ mạnh nên nhiều công
ty, doanh nghiệp sẵn sàng vi phạm để tìm kiếm lợi nhuận trái luật, nếu bị phát hiện
thì họ sẵn sàng nộp phạt. Ví dụ như sau khi xử lý xong vụ phân bón giả, kém chất
lượng ở Đồng Tháp hồi năm 2008 Ông Võ Hoàng Ly, Chánh Thanh tra Sở
NN&PTNT Đồng Tháp,
bức xúc: “Mức phạt hành chính cao nhất của ngành nông nghiệp trong lĩnh vực
phân bón kém chất lượng chỉ 12 triệu đồng. Con số này chỉ bằng đầu móng tay so
với những thiệt hại mà người nông dân phải gánh chịu. Số tiền phạt cũng chỉ là hạt
cát so với lợi nhuận mang về cho nhà sản xuất và nhà kinh doanh. Do đó, phạt
không đủ sức răn đe mà còn gây khó khăn trong việc lập lại trật tự trên lĩnh vực
này”
4.3 Do sự “tiếp tay” của người tiêu dùng
Có rất nhiều nguyên nhân khiến hàng giả tung hoành. Và giá rẻ chính là một trong
những nguyên nhân khiến người dân dễ dàng mua loại hàng này. Bên cạnh đó, tâm lý
người Việt Nam rất thích hàng ngoại, thích hàng mẫu mã đẹp nhưng không quan tâm
đến chất lượng hàng hóa.
Bên cạnh một số người mua lầm phải hàng giả do khó phân biệt được đâu là hàng
thật, đâu là hàng giả thì vẫn có không ít người tiêu dùng biết mình đang mua bán
hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng nhưng vẫn chấp nhận bởi loại hàng hóa
này phù hợp với túi tiền của họ.
Khi bình luận về vấn đề này ở một bài báo trên trang http://nld.com.vn do một
độc giả viết “Có những món hàng tui biết đó là hàng giả tui vẫn mua vì giá quá rẻ,
mua 1 món hàng thật bằng mua 3 cái hàng giả. Luật pháp còn nhẹ tay với hàng giả
thì tui vẫn xài hàng giả hoài vì tui không có nhiều tiền để mua hàng thật”.
Với cách nghĩ như vậy, nhiều người đã gián tiếp tiếp tay cho hàng giả, hàng nhái
trong việc phân phối và tiêu thụ để rồi ngày càng chiếm thị phần trên thị trường.
4.4 Do người tiêu dùng ngại động chạm đến việc kiện cáo.
Thứ nhất:  Do thói quen sử dụng tình cảm, niềm tin trong giao dịch nên phần lớn
người dân Việt Nam đều tiến hành giao mua bán hàng hóa theo kiểu thấy ưng là mặc
cả, mặc cả xong là mua. Mua xong là… xong. Với phương thức giao dịch kiểu “tiền
trao – cháo múc” trên, người tiêu dùng hầu như không có bất kỳ giấy tờ, hóa đơn nào
để chứng minh quá trình giao dịch. Nếu có đi chăng nữa (ví dụ như mua hàng ở siêu
thị) thì họ cũng chỉ coi tờ hóa đơn là tờ giấy liệt kê hàng hóa, giá cả và thường bỏ đi
trước khi sử dụng hàng hóa. Do thói quen đó nên khi “có chuyện gì” họ cũng chỉ biết
“rút kinh nghiệm” vì không có cơ sở để “bắt đền” hay kiện tụng.
Thứ hai: Do xuất phát từ gốc của nền văn minh nông nghiệp và văn hóa trọng tình
truyền thống nên người Việt Nam có quan niệm “Một bồ cái lý không bằng một tý
cái tình”. Bởi vậy mà ngay cả những người “cầm cân nảy mực” ở nhiều nơi vẫn có tư
tưởng thiên về khuyến khích các đương sự “tự dàn xếp”. Và cuối cùng họ tự giải
quyết mâu thuẫn trong hòa bình bằng cách “tự thỏa thuận, hòa giải”.
Thứ ba: Do vẫn mang nặng tâm lý tiểu nông chỉ thấy lợi ích trước mắt, không
thấy lợi ích lâu dài. Chỉ thấy lợi ích cá nhân, không thấy lợi ích tập thể, cộng
đồng nên người tiêu dùng rất dễ bị “bịt miệng” bằng vật chất, bằng vũ lực của những
kẻ sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Chính điều này gây
khó khăn rất lớn trong quá trình xử lý hành vi vi phạm của những đối tượng sản xuất,
buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.
Thứ tư: Do phần đông người dân hiểu và nắm luật rất hạn chế nên có muốn kiện
họ cũng không biết nên bắt đầu từ đâu, thủ tục thế nào, cộng thêm quan niệm sai lầm
“vô phúc đáo tụng đình” nên nếu có mua dính phải hàng “dởm” nhiều người chỉ
“ngậm bồ hòn làm ngọt” bụng bảo dạ “lần sau chừa cái mặt nó ra” chứ rỗi hơi mà đi
“kiện củ khoai” vừa mất thời gian, tiền bạc, không khéo lại… vác họa vào thân.
Thứ năm: Đi khiếu nại đồng nghĩa với mất công, mất buổi, mất chi phí đi lại,
công việc tồn đọng… Do đó, đối với những mặt hàng có giá trị không lớn (vài trăm
ngàn) thì dù có thắng kiện đi chăng nữa có khi vẫn… lỗ.
Thứ sáu: Những người thực sự có tâm huyết, muốn “chiến đấu” đến cùng với vấn
nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng thì bị cản trở rất nhiều bởi nạn tham ô,
tham nhũng; từ các thế lực của “xã hội đen” đe dọa và đặc biệt là từ sự khó khăn về
nguồn tài chính để thuê các dịch vụ pháp lý, thuê luật sư, theo đuổi vụ kiện…

Người tiêu dùng khi bị lừa xong mới biết là hàng giả, hàng nhái thì kẻ làm hàng
giả, hàng nhái đã lừa được rồi; khi phát hiện được thì đã không tìm ra được người
bán, chưa nói là tìm ra được kẻ sản xuất, đành "ngậm bồ hòn làm ngọt".

Ngay cả ác doanh nghiệp có sản phẩm bị làm giả, làm nhái trong nhiều trường
hợp đã không muốn, không dám công bố ồn ào, do sợ nếu công bố thì sản phẩm của
mình cũng sẽ không tiêu thụ được, thà rằng "chung sống với lũ", rồi dò tìm tự phát
hiện.
5. Một số giải pháp nhằm hạn chế nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất
lượng.
5.1 Đối với những doanh nghiệp, cơ quan tổ chức
Hiện nay, trên thị trường có loại đồ uống đã được gắn tem chống hàng giả trên
cổ chai với công nghệ chống giả hiện đại nhất của Singapore. Trên một tem được
tích hợp đến 5 cách để nhận biết tem thật. Tem phản ứng với nước, khi dùng nước
thấm lên vùng phản ứng, tên thương hiệu sẽ chìm và mất hẳn, sau khi nước khô tên
thương hiệu sẽ hiện lại như ban đầu. Tem cũng phản ứng với bút dạ quang và đèn
cực tím, dùng bút dạ quang tô lên hoặc đèn cực tím chiếu vào vùng phản ứng tên
thương hiệu sẽ hiện ra. Ngoài ra trên tem còn có ô chữ nhật với lớp nhựa trong suốt
được in bằng lớp nhựa chống giả và tên thương hiệu được in chìm trên khu vực trắng
trên tem. Qua đó, người tiêu dùng có thể dựa vào 5 cách phân biệt tem này để mua
được hàng thật, đúng chất lượng. Tránh được những tình huống đáng tiếc xảy ra khi
sử dụng đồ giả. Tem chống hàng giả trên thực tế đã chứng minh hiệu quả trong việc
ngăn chặn nạn hàng giả, hàng nhái, giúp dễ dàng phân biệt hàng giả, hàng thật nhanh
chóng cũng như bảo vệ uy tín thương hiệu doanh nghiệp.
=> Tem chống hàng giả có nhiều lợi ích, giúp NTD phân biệt hàng thật, hàng giả
nhanh chóng và đơn giản.

Lợi ích từ việc sử dụng tem chống giả


Tem chống hàng giả, như tên gọi của nó, là tem dán lên các sản phẩm, hàng hoá
và giúp chống hàng giả, hàng nhái. Một sản phẩm thật và gỉa có thể có nhiều dấu
hiệu để phân biệt, nhưng người tiêu dùng đôi khi không thể nào nhớ hết, và các dấu
hiệu phân biệt hàng thật luôn bị các đối tượng làm giả sao chép để đánh lừa người
tiêu dùng. Tem chống hàng giả ngăn chặn việc đó bằng cách giúp người tiêu dùng
thông qua tem chống giả có thể phân biệt hàng thật với hàng giả nhanh chóng, dễ
nhớ. Đặc biệt, những con tem chống hàng giả luôn được áp dụng một nhiều công
nghệ chống giả lên đó, khiến các đối tượng làm giả không thể sao chép và bắt chước.

In tem chống hàng giả ở đâu?

Theo thống kê, ở TPHCM hiện nay chỉ có 6 doanh nghiệp, đơn vị được cấp giấy
phép in tem chống hàng giả, nhưng trên mạng internet, khi gõ từ khoá "in tem chống
hàng giả ở TPHCM" có thể thấy hàng ngàn kết quả khác nhau. Nhiều DN in ấn nhãn
mác thông thường cũng cung cấp luôn dịch vụ làm tem chống giả, dù không có giấy
phép. 

Một mẫu tem chống hàng giả áp dụng công nghệ cao của Vina CHG.

Vì vậy, khi có nhu cầu in tem chống giả, các DN nên kiểm tra kỹ lưỡng về tính
pháp lý của đơn vị in tem chống hàng giả. "Hiện chỉ có 6 DN, đơn vị ở TPHCM
được Chính phủ cấp phép in tem chống giả. Nếu DN in tem chống giả ở những nơi
không có giấy phép, khi xảy ra các sự cố liên quan đến hàng giả, hàng nhái, quyền
lợi của DN sẽ không được đảm bảo!", ông Nguyễn Viết Hồng, TGĐ Vina CHG, một
trong 6 DN, tổ chức được cấp phép in tem chống giả ở TPHCM cho biết.

Để chống lại nạn hàng giả, hàng nhái, nhiều DN đã tìm nơi cung cấp tem chống
hàng giả để dán lên sản phẩm. Việc dán tem chống gỉa lên sản phẩm không chỉ giúp
NTD và DN chống hàng giả, bảo vệ thương hiệu mà còn hỗ trợ các cơ quan quản lý
nhà nước trong công tác phát hiện, điều tra và xử lý hàng giả. Tuy nhiên, để những
lợi ích của tem chống hàng gỉa trên thật sự được đảm bảo, các DN hãy tìm và in tem
chống giả ở đúng những đơn vị, DN được cấp phép theo quy định của Nhà nước.

Theo kinh nghiệm từ các nước cho thấy vai trò tham gia của doanh nghiệp – chủ
sở hữu quyền sở hữu trí tuệ trong thực thi là rất quan trọng. Luật Sở hữu trí tuệ của
Việt Nam cũng đã quy định đây không chỉ là quyền mà còn là trách nhiệm của các
doanh nghiệp trong công tác phối hợp và hợp tác với các cơ quan thực thi pháp luật.
Sự liên minh giữa các nhà sản xuất trong đấu tranh chống hàng giả cần tích cực hơn
nữa. Doanh nghiệp không được buông lỏng trong quản lý, giám sát tiêu thụ hàng hoá
của mình, không nên coi việc chống hàng giả là của các cơ quan thực thi pháp luật.
Khi bị xâm phạm nhãn hiệu, chủ sở hữu cần chủ động gửi đơn khiếu nại hoặc thông
qua văn phòng luật sư để khiếu nại lên Cục Sở hữu Trí tuệ.
Sớm hoàn thiện các quy định về thực thi quyền Sở hữu Trí tuệ. Các điều quy định
trong Luật phải được hướng dẫn cụ thể để các cơ quan thực thi pháp luật có thế áp
dụng một cách thống nhất. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh sự phối hợp chặt chẽ giữa các
ngành, cơ quan có liên quan với bộ phận quản lý thị trường đồng thời tăng cường số
lượng và chất lượng cán bộ đủ năng lực, trình độ cho bộ phận này cũng như tăng
cường các phương tiện cần thiết cho việc giám định, kiểm tra để xử lý kịp thời, chính
xác các hành vi vi phạm. Mức độ xử phạt cũng cần được xem xét lại sao cho có đủ
sức răn đe đối với các hành vi vi phạm. Theo Số: 185/2013/NĐ-CP quy định cụ thể
từ điều 11 đến điều 14 về các biê ̣n pháp xử lý vi phạm hành chính.

Trong tình hình các thủ đoạn làm nhái các thương hiệu nổi tiếng, làm giả các mặt
hàng quan trọng đang diễn biến phức tạp và gây ra rất nhiều hệ lụy cho cộng đồng
doanh nghiệp, nhà nước, xã hội thì công tác quan trọng nhất vẫn là nâng cao thêm
hiểu biết cho người tiêu dùng, biến họ thành những người tiêu dùng thông thái.
Để làm được điều này, các doanh nghiệp bị làm giả sản phẩm hãy mạnh dạn lên
tiếng, kết hợp cùng cơ quan chức năng xử lý hành vi vi phạm thì cũng phải đề cao
công tác tuyên truyền về nhận dạng sản phẩm của mình đến người tiêu dùng, nâng
cao công tác hậu mãi, bảo hành để người tiêu dùng tin tưởng hơn. Thiết lập đường
dây nóng tương tác với khách hàng, nâng cao bảo mật thương hiệu, mẫu mã…
“Chúng tôi sẽ thưởng những cá nhân, tổ chức nếu có phát hiện ra hành vi sản xuất và
tiêu thụ hàng giả, hàng nhái và các sản phẩm của tập đoàn chúng tôi” – đại diện
Cadivi cam kết.
Cần chống buôn lậu trên mọi mặt
Để phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại đạt hiệu quả trên địa bàn Hà Nội,
rất cần sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa các lực lượng chức năng, nhất là
việc phát hiện, bám nắm từ xa, xử lý tận gốc. Xác định mặt hàng, ngành hàng trọng
tâm, địa bàn trọng điểm, để có phương án tập trung lực lượng theo dõi, xử lý dứt
điểm. Trong đó có những thay đổi về mặt hàng, xuất xứ, cửa khẩu, vùng, miền nhập
lậu.
 
Theo đó, Ban chỉ đạo 389 Thành phố yêu cầu các sở, ngành thành viên, BCĐ 389
các quận, huyện, thị xã thời gian tới tiếp tục thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ
đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo 389 Quốc gia, các bộ, ngành, Trung
ương, UBND thành phố; tiếp tục làm tốt công tác điều tra cơ bản, nắm tình hình thị
trường; tăng cường kiểm tra, kiểm soát chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng
giả;
Các cấp ủy, chính quyền cần quan tâm thường xuyên công tác củng cố, xây dựng,
làm trong sạch lực lượng chức năng, trực tiếp đấu tranh với các hoạt động buôn lậu,
gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái, vi phạm sở hữu trí tuệ; bảo đảm thực hiện
cơ chế kiểm tra, giám sát để nâng cao trách nhiệm thi hành công vụ, hạn chế, loại trừ
những biểu hiện, hành vi tiêu cực.
Bên cạnh đó, cơ quan Thường trực BCĐ 389 Thành phố dự báo tình hình, tổng hợp
thông tin, báo cáo, đề xuất kịp thời các biện pháp, phương án về công tác chống buôn
lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Tiếp tục triển khai kế hoạch kiểm tra hoạt động
sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh phân bón, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản,
thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn thành phố…
Tăng cường công tác tuyên truyền trên các cơ quan báo chí, truyền hình trung ương
và địa phương về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa
bàn thành phố. Tổ chức cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh ký cam kết không vận
chuyển, tàng trữ, kinh doanh hàng lậu, hàng cấm, sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng
kém chất lượng, hàng vi phạm an toàn thực phẩm và gian lận thương mại…
Đối với người tiêu dùng
Đối với người tiêu dùng, cần nâng cao tinh thần cảnh giác khi mua hàng và phải
nhận thức rõ nhiệm vụ của mình trong việc chống hàng nhái, hàng giả, hàng kém
chất lượng. Việc này không chỉ là bảo vệ quyền lợi của mình mà còn chống lại hành
vi phá hoại sản xuất, kìm hãm sự phát triển nền kinh tế đất nước. Việt Nam hiện nay
cần phải thiết lập một cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Theo đó, nhà
sản xuất cần bỏ kinh phí để thông báo đến người tiêu dùng nhằm phân biệt hàng thật
của mình với hàng giả và có chính sách khen thưởng kịp thời cho những người tiêu
dùng phát hiện ra hàng nhái, hàng giả. Hơn nữa, cũng nên có một hành lang pháp lý
do Hội bảo vệ người tiêu dùng lập ra để bảo vệ người tiêu dùng sau khi mua hàng.

Khi mua phải hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ người tiêu dùng nên
làm gì?

Bạn nên giữ nguyên hiện trạng của hàng hóa và các chứng cứ liên quan (như hóa
đơn, bao bì, hướng dẫn sử dụng, phiếu bảo hành,…). Bạn có thể liên hệ với người đã
bán hàng cho mình để yêu cầu đổi hàng hoặc hoàn trả tiền, bồi thường đồng thời bạn
cũng nên thông báo cho cơ quan Quản lý thị trường nơi gần nhất.

Trường hợp người bán hàng không đổi hàng hoặc bồi thường hay không hoàn trả
tiền thỏa đáng cho bạn, bạn nên làm đơn tố cáo và chuyển toàn bộ tang vật và chứng
từ liên quan của hàng hóa đó cho cơ quan Quản lý thị trường nơi gần nhất (Đội Quản
lý thị trường hoặc Chi cục Quản lý thị trường) để cơ quan này tiến hành lập hồ sơ xử
lý vụ việc theo thủ tục quy định tại điểm b khoản I mục II Thông tư số 12/2008/TT-
BCT nếu hàng hóa vi phạm là hàng giả mạo sở hữu trí tuệ hoặc hàng xâm phạm
quyền sở hữu trí tuệ.

Trường hợp hàng giả về chất lượng, công dụng hoặc giả về bao bì, nhãn hàng hóa,
Cơ quan Quản lý thị trường sẽ tiến hành xử lý vi phạm theo quy định tại Nghị định
số 06/2008/NĐ- CP và các quy định hiện hành khác có liên quan. Sau khi kết quả
kiểm tra, xử lý vụ việc, nếu có hành vi buôn bán hàng giả, bạn có thể yêu cầu bồi
thường thiệt hại hoặc hoàn trả tiền mua hàng theo quy định của pháp luật về bảo vệ
người tiêu dùng

Điều 11. Hành vi buôn bán hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng
1. Đối với hành vi buôn bán hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng quy định
tại điểm a, b, c và d khoản 8 Điều 3 Nghị định này, mức phạt tiền như sau:
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương
đương với số lượng của hàng thật có giá trị dưới 1.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương
đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 3.000.000
đồng;
c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương
đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000
đồng;
d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương
đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000
đồng;
đ) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả
tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới
20.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả
tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới
30.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả
tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên mà
không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt quy định tại khoản 1 Điều này đối với hành
vi nhập khẩu hàng giả hoặc hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh cho người mà
không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Là thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây
trồng, giống vật nuôi mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Là phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm,
thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, chất tẩy rửa, diệt côn trùng, trang thiết bị y tế, xi
măng, sắt thép xây dựng, mũ bảo hiểm.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 06 tháng đến 12 tháng đối
với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc
tái phạm.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc tái xuất hàng giả đối với hành vi nhập
khẩu hàng giả quy định tại Điều này;
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định
tại Điều này;
d) Buộc thu hồi tiêu hủy hàng giả đang lưu thông trên thị trường đối với hành vi vi
phạm quy định tại Điều này.
Điều 12. Hành vi sản xuất hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng
1. Đối với hành vi sản xuất hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng quy định tại
điểm a, b, c và d khoản 8 Điều 3 Nghị định này, mức phạt tiền như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương
đương với số lượng của hàng thật có giá trị dưới 3.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương
đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000
đồng;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả
tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới
10.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả
tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới
20.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả
tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới
30.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả
tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên mà
không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt quy định tại khoản 1 Điều này đối với một
trong các trường hợp hàng giả sau đây:
a) Là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh cho người mà
không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Là thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây
trồng, giống vật nuôi mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Là phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm,
thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, chất tẩy rửa, diệt côn trùng, trang thiết bị y tế, xi
măng, sắt thép xây dựng, mũ bảo hiểm.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
b) Tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc và vật khác được sử dụng để sản xuất
hàng giả đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 12 tháng đến 24 tháng đối
với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc
tái phạm;
d) Đình chỉ hoạt động một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất vi phạm từ 12 tháng
đến 24 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc tiêu hủy tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định
tại Điều này;
c) Buộc thu hồi tiêu hủy hàng giả đang lưu thông trên thị trường đối với hành vi vi
phạm quy định tại Điều này.
Điều 13. Hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa
1. Đối với hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa quy định
tại điểm đ và e khoản 8 Điều 3 Nghị định này, mức phạt tiền như sau:
a) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương
đương với số lượng của hàng thật có giá trị dưới 1.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương
đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 3.000.000
đồng;
c) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương
đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000
đồng;
d) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương
đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000
đồng;
đ) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương
đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000
đồng;
e) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả
tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới
30.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả
tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên mà
không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt quy định tại khoản 1 Điều này đối với hành
vi nhập khẩu hàng giả hoặc hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh cho người mà
không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Là thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây
trồng, giống vật nuôi mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Là phụ gia thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm,
thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, chất tẩy rửa, diệt côn trùng, trang thiết bị y tế, xi
măng, sắt thép xây dựng, mũ bảo hiểm.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 01 tháng đến 03 tháng đối
với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc
tái phạm.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng giả đối với hành vi vi Phạm
quy định tại Điều này;
b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa giả mạo đối với
hành vi nhập khẩu hàng giả quy định tại Điều này;

c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định
tại Điều này;
d) Buộc thu hồi loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng giả đang lưu thông trên
thị trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Điều 14. Hành vi sản xuất hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa
1. Đối với hành vi sản xuất hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa quy định tại
điểm đ và e khoản 8 Điều 3 Nghị định này, mức phạt tiền như sau:

a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương
đương với số lượng của hàng thật có giá trị dưới 3.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa giả
tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới
5.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương
đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000
đồng;
d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả
tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới
20.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả
tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới
30.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả
tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên mà
không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt quy định tại khoản 1 Điều này đối với một
trong các trường hợp hàng giả sau đây:
a) Là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh cho người mà
không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Là thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây
trồng, giống vật nuôi mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Là phụ gia thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm,
thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, chất tẩy rửa, diệt côn trùng, trang thiết bị y tế, xi
măng, sắt thép xây dựng, mũ bảo hiểm.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
b) Tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc và vật khác được sử dụng để sản xuất
hàng giả đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 03 tháng đến 06 tháng đối
với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc
tái phạm;
d) Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất vi phạm từ 03 tháng đến 06
tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng giả đối với hành vi vi phạm
quy định tại Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định
tại Điều này;
c) Buộc thu hồi loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng giả đang lưu thông trên
thị trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Hy vọng, Nghị định 185 là cơ sở và hành lang pháp lý hiê ̣u quả cho các cơ quan
chức năng và chủ thể quyền chống lại viê ̣c buôn bán và sản xuất hàng giả hiê ̣n nay.
KẾT LUẬN

Hàng giả theo quy định của pháp luật hiện nay là một trong những điều kiện tiên
quyết để nâng cao hiệu quả của công tác bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và chống hàng
giả. Dưới góc độ pháp lý, điều này không chỉ có ý nghĩa xác định giới hạn, phạm vi
của hoạt động chống hàng giả, mà còn có ý nghĩa trong việc huy động, phát huy vai
trò của các chủ thể tham gia vào cuộc chiến chống hàng giả, bao gồm cả các lực
lượng chống hàng giả là các cơ quan nhà nước lẫn các doanh nghiệp, các cá nhân.
Thực tế áp dụng pháp luật hiện nay cho thấy khái niệm hàng giả trong pháp luật
Việt Nam còn cần được hoàn thiện. Khái niệm hàng giả hiện được hiểu rất rộng, có
những khác biệt với thông lệ quốc tế. Đặc biệt, trong nhiều trường hợp có những khó
khăn trong việc phân biệt hành vi sản xuất buôn bán hành giả với các hành vi vi
phạm pháp luật khác, khó khăn trong việc phân biệt các loại hàng giả với nhau.
Những khó khăn này thực tế tạo ra những lực cản, hạn chế hiệu quả của công tác đầu
tranh phòng và chống hàng giả.
Như ai trong mỗi chúng ta cũng có thể thấy sự xuất hiện của hàng giả, hàng nhái
trên thị trường hiện nay nhưng tác hại đằng sau những sản phẩm, hàng hóa kém chất
lượng đôi khi còn là độc hại đó không chỉ là những căn bệnh, những người mất mạng
ở hiện tại mà là cả một thế hệ tương lai sau này. Từ trẻ em đến người già không phân
biệt nam hay nữ tất cả đều có nguy cơ bị nhiểm bệnh, có những căn bệnh có thể mất
mạng ngay nhưng cũng có những căn bệnh ung thư mà đến những giai đoạn cuối
người ta mới phát hiện ra. Một lời cảnh tỉnh cho mỗi cá nhân mỗi người công dân
của Việt Nam, đừng vì cái lợi ở trước mắt mà đánh mất đi cả một thế hệ tương lai
sau này. Việc ngăn chặn hàng giả hàng nhái không chỉ nằm ở các cơ quan tổ chức,
những bộ luật chỉ trên sổ sách ngay những quy định chỉ được thực hiện một cách
lỏng lẻo. Điều cần thiết bây giờ là những luật lệ nghiêm ngặt có người kiểm tra kĩ
lưỡng và quan trọng nhất chính là đạo đức của mỗi cá nhân mỗi người công nhân
Việt Nam. Và đây vẫn là một câu hỏi nằm trong tiềm thức của mỗi con người.
Là một sinh viên cũng là một công dân của nước Việt Nam này mỗi người cần có
ý thức nhiều hơn nữa về vấn đề hàng giả hàng nhái, không chỉ để bảo vệ lợi ích của
chính bản thân mình, mà còn là lợi ích của toàn xã hội. Một đất nước, một xã hội văn
minh có đạo đức khi mỗi cá nhân có ý thức có đạo đức nói không với hàng giả hàng
nhái.

Tóm lại,cuộc đấu tranh đối với vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng là
công việc không chỉ của riêng một tổ chức hay cá nhân mà phải là công việc của toàn
xã hội mà trước hết là cần hoàn thiện các quy định của pháp luật, phối kết hợp chặt
chẽ hơn nữa giữa các cơ quan thực thi pháp luật, nâng cao ý thức của tổ chức và cá
nhân. Có làm được như vậy thì mới từng bước đẩy lùi được vấn nạn hàng giả, hàng
nhái, hàng kém chất lượng đang tràn lan hiện nay.

You might also like