You are on page 1of 2

Vấn đề lạm phát:

Lượng tiền cần thiết cho lưu thông này tính cho một thời kỳ nhất định, cho nên khi ứng
dụng công thức này cần lưu ý một số điểm sau:
- Trong tính tổng giá cả phải loại bỏ những hàng hóa không được đưa ra lưu thông trong
thời kỳ đó như: Hàng hóa dự trữ hay tồn kho không được đem ra bán hoặc để bán trong
thời kỳ sau; hàng hóa bán (mua) chịu đến thời kỳ sau mới cần thanh toán bằng tiền; hàng
hóa dùng để trao đổi trực tiếp với hàng hóa khác; hàng hóa được mua (bán) bằng hình
thức thanh toán không dùng tiền mặt như ký sổ, chuyển khoản,…
- Phải cộng thêm vào lượng tiền cần thiết cho lưu thông lượng tiền dùng để ứng trước, để
đặt hàng trong thời kỳ này nhưng lại chỉ nhận hàng trong thời kỳ sau và lượng tiền mua
(bán) hàng hoá chịu đã đến kỳ thanh toán. Khi vàng và bạc được dùng làm tiền thì số
lượng tiền vàng hay bạc làm phương tiện lưu thông được hình thành một cách tự phát.
Bởi vì, tiền vàng hay tiền bạc (hoặc các của cải bằng vàng, bạc) thực hiện được chức
năng là phương tiện cất trữ. Nếu như số lượng tiền vàng hay tiền bạc lớn hơn số lượng
tiền cần thiết cho lưu thông hàng hóa thì việc tích trữ tiền tăng lên và ngược lại. Chẳng
hạn, khi sản xuất giảm sút, số lượng hàng hóa đem ra lưu thông ít đi, do đó số lượng tiền
đang trong lưu thông trở nên lớn hơn số lượng tiền cần thiết cho lưu thông, khi đó việc
tích trữ tiền sẽ tăng lên.
- Nguyên nhân: Lưu thông tiền tệ lớn hơn lưu thông hàng hóa dẫn đến Lạm phát.
- Biểu hiện và hậu quả: Ngoài ra, khi phát hành tiền giấy khiến cho tình hình khác đi.
Tiền giấy chỉ là ký hiệu của giá trị, thay thế tiền vàng hay bạc trong chức năng làm
phương tiện lưu thông, bản thân tiền giấy không có giá trị thực. Trong chế độ tiền giấy
bản vị vàng, một đồng tiền giấy chỉ là ký hiệu của một lượng vàng nhất định dự trữ trong
quỹ dự trữ của nhà nước hoặc ngân hàng. Về nguyên tắc, bất kỳ lúc nào đồng tiền giấy
cũng được đổi sang lượng vàng mà nó ấn định. Trong trường hợp này lượng tiền cần thiết
cho lưu thông cũng tự điều tiết giống như trong chế độ tiền vàng. Tuy nhiên, thực tế
không diễn ra đúng như vậy, nhìn chung lượng vàng dự trữ không đủ bảo đảm cho lượng
tiền giấy đã được phát hành, khi đó lạm phát xảy ra. Hơn nữa, do chế độ bảo đảm bằng
vàng đã không được thực hiện nghiêm túc, cuối cùng đã bị bãi bỏ, chuyển sang chế độ
tiền giấy do nhà nước ấn định giá trị phát hành ban đầu không có vàng đứng đằng sau bảo
đảm.
Thực chất: Đồng tiền được tung vào lưu thông và giá trị của nó thường xuyên bị biến đổi
phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau trong nền kinh tế, đặc biệt là yếu tố phát hành
tiền: lượng tiền phát hành không phù hợp với lượng tiền cần thiết cho lưu thông. Đồng
thời, lượng tiền cần thiết cho lưu thông cũng thường xuyên biến đổi do giá trị của một
đơn vị tiền tệ thường xuyên thay đổi.
Giải pháp khắc khục:
+ Các biện pháp tình thế được Chính phủ các nước áp dụng, trước hết là phải giảm lượng
tiền giấy trong nền kinh tế như ngừng phát hành tiền và lưu thông.
+ Thực thi chính sách “Tài chính thắt chặt” như cắt giảm những khoản chi chưa cần thiết
trong nền kinh tế, cân đối lại ngân sách và cắt giảm chi tiêu đến mức có thể được.
+ Tăng quỹ hàng hoá tiêu dùng để cân đối với số lượng tiền có trong lưu thông bằng cách
khuyến khích tự do mậu dịch, giảm nhẹ thuế quan và các biện pháp cần thiết khác để thu
hút hàng hoá từ nước ngoài vào.
+ Thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hoá và mở rộng lưu thông hàng hoá..
+ Cải cách tiền tệ. Đây là biện pháp cuối cùng phải xử lý khi tỷ lệ lạm phát quá cao mà
các biện pháp trên đây chưa mang lại hiệu quả mong muốn.

You might also like