You are on page 1of 231

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y – DƯỢC ĐÀ NẴNG

HÓA ĐẠI CƯƠNG – VÔ CƠ

CHỦ BIÊN: TS. LÊ THỊ THÚY

ĐÀ NẴNG, 2020
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y – DƯỢC ĐÀ NẴNG

HÓA ĐẠI CƯƠNG – VÔ CƠ


(DÙNG CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC DƯỢC)

TS. LÊ THỊ THÚY (Chủ biên)


ThS. NGUYỄN THỊ NGỌC YẾN
ThS. HOÀNG KIM THÀNH
ThS. NGUYỄN THỊ THU HẰNG

ĐÀ NẴNG, 2020
LỜI NÓI ĐẦU
Giáo trình Hóa học Đại cương – Vô cơ được biên soạn dựa trên chương trình

đào tạo Dược sĩ Đại học. Giáo trình gồm 11 chương, được trình bày có hệ thống và

cô đọng.

Nội dung gồm cấu tạo và tính chất của hệ vật chất (nguyên tử, nguyên tố, phân

tử, phức chất) dựa trên nguyên lý cơ học lượng tử. Liên kết hóa học và cấu trúc phân

tử. Các đại lượng và các nguyên lý, qui luật của nhiệt, động, điện hóa học. Sự hình

thành và tính chất của dung dịch. Giới thiệu các tính chất các nguyên tố và hợp chất

vô cơ có ý nghĩa trong y – dược ... làm nền tảng cho sinh viên nghiên cứu các học

phần chuyên ngành.

Mặc dù đã cố gắng biên soạn, sửa chữa, bổ sung nhưng do biên soạn lần đầu

nên giáo trình vẫn không tránh khỏi thiếu sót. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu giáo

trình này và mong muốn nhận được các ý kiến góp ý của đồng nghiệp và bạn đọc để

giáo trình được hoàn thiện hơn trong lần tái bản sau.

Nhóm biên soạn


MỤC LỤC
Chương 1. NHỮNG KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH LUẬT ............................................... 13

CƠ BẢN TRONG HÓA HỌC .................................................................................. 13

1.1. Các khái niệm cơ bản .................................................................................... 13

1.1.1. Chất ........................................................................................................ 13

1.1.2. Nguyên tố ............................................................................................... 13

1.1.3. Phân tử ................................................................................................... 13

1.2. Đơn vị đo trong hóa học ................................................................................ 14

1.2.1. Đơn vị đo khối lượng ............................................................................. 14

1.2.2. Đương lượng (Đ) .................................................................................... 15

1.3. Một số định luật quan trọng trong hóa học ................................................... 16

1.3.1. Định luật bảo toàn khối lượng (Lavoisier và Lomonosov) .................... 16

1.3.2. Định luật thành phần không đổi (Proust) ............................................... 17

1.3.3. Định luật tỉ lệ bội (John Dalton) ............................................................ 17

1.3.4. Định luật Avogadro ................................................................................ 17

Chương 2. CẤU TẠO NGUYÊN TỬ- HỆ THỐNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN
TỐ HÓA HỌC ........................................................................................................... 18

2.1. Khái niệm nguyên tử ..................................................................................... 19

2.2. Cấu trúc nguyên tử ........................................................................................ 20

2.2.1. Nguyên tử ............................................................................................... 20

2.2.2. Thành phần cấu trúc hạt nhân ................................................................ 21

2.3. Một số mô hình nguyên tử trước cơ học lượng tử ......................................... 23

2.3.1. Mô hình nguyên tử của Rutherford ........................................................ 23

2.3.2. Phổ nguyên tử ........................................................................................ 23

2.3.3. Thuyết lượng tử Planck .......................................................................... 24

2.3.4. Mô hình nguyên tử của Bohr ................................................................. 24

2.3.5. Mô hình nguyên tử của Sommerfeld ...................................................... 26

2.4. Đại cương về cơ học lượng tử ....................................................................... 27

2.4.1. Tính chất sóng - hạt của ánh sáng .......................................................... 27

2.4.2. Nguyên lý bất định Heisenberg .............................................................. 27


2.4.3. Sự khác biệt giữa cơ học lượng tử và cơ học cổ điển ............................ 28

2.5. Cấu hình electron của nguyên tử Hidro và ion giống nguyên tử Hidro ........ 28

2.5.1. Bài toán nguyên tử Hidro và ion giống nguyên tử Hidro ...................... 28

2.5.2. Spin của electron .................................................................................... 30

2.5.3. Hàm spin - obitan ................................................................................... 31

2.5.4. Năng lượng............................................................................................. 31

2.6. Nguyên tử nhiều electron .............................................................................. 31

2.6.1. Phương trình Schrodinger của nguyên tử nhiều electron ...................... 31

2.6.2. Nguyên lý loại trừ Pauli ......................................................................... 32

2.6.3. Các mức năng lượng của nguyên tử nhiều electron ............................... 32

2.6.4. Quy tắc Klechkovski .............................................................................. 32

2.6.5. Quy tắc Hund ......................................................................................... 33

2.6.6. Obitan của nguyên tử nhiều electron, obitan Slater ............................... 33

2.7. Hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học ................................................... 34

2.7.1. Một số khái niệm ................................................................................... 34

2.7.2. Sự biến thiên .......................................................................................... 34

2.7.3. Bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học ................................... 38

Chương 3. LIÊN KẾT HOÁ HỌC VÀ CẤU TẠO PHÂN TỬ ................................ 46

3.1. Một số khái niệm ........................................................................................... 46

3.1.1. Liên kết hóa học ..................................................................................... 46

3.1.2. Độ âm điện ............................................................................................. 46

3.1.3. Một số đặc trưng của liên kết ................................................................. 47

3.2. Liên kết ion .................................................................................................... 49

3.2.1. Định nghĩa .............................................................................................. 49

3.2.2. Điều kiện tạo thành liên kết ion ............................................................. 50

3.2.3. Đặc điểm của liên kết ion ...................................................................... 50

3.3. Liên kết cộng hoá trị ...................................................................................... 50

3.3.1. Thuyết Lewis về liên kết cộng hoá trị ................................................... 50

3.3.2. Quan điểm của cơ học lượng tử về liên kết cộng hoá trị ....................... 51
3.4. Tương tác giữa các phân tử ........................................................................... 65

3.4.1. Liên kết hydro ........................................................................................ 66

3.4.2. Lực Vanderwaals ................................................................................... 67

3.5. Sơ lược về trạng thái tập hợp của các chất .................................................... 67

3.5.1. Trạng thái khí ......................................................................................... 67

3.5.2. Trạng thái lỏng ....................................................................................... 67

3.5.3. Trạng thái rắn ......................................................................................... 68

Chương 4. NHIỆT ĐỘNG HOÁ HỌC ...................................................................... 70

4.1. Áp dụng nguyên lý thứ nhất của nhiệt động học vào hóa học ...................... 71

4.1.1. Một số khái niệm mở đầu ....................................................................... 71

4.1.2. Nguyên lý I áp dụng vào hóa học .......................................................... 73

4.1.3. Nhiệt phản ứng hóa học ......................................................................... 75

4.1.4. Định luật Hess và các hệ quả ................................................................. 77

4.1.5. Sự phụ thuộc hiệu ứng nhiệt vào nhiệt độ. Định luật Kirchoff ............. 77

4.2. Nguyên lý II của nhiệt động học - Chiều và giới hạn tự diễn biến của quá trình
.............................................................................................................................. 79

4.2.1. Nguyên lý II - Hàm Entropy .................................................................. 79

4.2.2. Nguyên lý III của nhiệt động học .......................................................... 81

4.2.3. Hàm thế nhiệt động. Tiêu chuẩn để xét chiều của quá trình .................. 82

Chương 5. TỐC ĐỘ VÀ CƠ CHẾ PHẢN ỨNG CÂN BẰNG HÓA HỌC ............. 88

5.1. Tốc độ và cơ chế phản ứng ............................................................................ 88

5.1.1. Một số khái niệm.................................................................................... 88

5.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng ........................................... 90

5.1.3. Phương trình động học của phản ứng .................................................... 96

5.1.4. Một số phản ứng khác ............................................................................ 99

5.2. Cân bằng hóa học ........................................................................................ 100

5.2.1. Phản ứng thuận nghịch và phản ứng một chiều ................................... 100

5.2.2. Phương trình đẳng nhiệt Van’t Hoff - Hằng số cân bằng K ................ 101

5.2.3. Sự chuyển dịch cân bằng - Nguyên lý Le Chaterlier ........................... 104


Chương 6. SỰ HÌNH THÀNH VÀ CÁC TÍNH CHẤT .......................................... 109

CỦA DUNG DỊCH ................................................................................................. 109

6.1. Các hệ phân tán – Dung dịch ....................................................................... 109

6.1.1. Định nghĩa ............................................................................................ 109

6.1.2. Phân loại............................................................................................... 109

6.2. Quá trình hòa tan chất rắn – hiệu ứng nhiệt quá trình hòa tan .................... 110

6.3. Cách biểu diễn thành phần dung dịch.......................................................... 111

6.3.1. Nồng độ % khối lượng ......................................................................... 111

6.3.2. Nồng độ mol......................................................................................... 111

6.3.3. Nồng độ đương lượng gam. ................................................................. 111

6.3.4. Nồng độ molan. .................................................................................... 111

6.3.5. Nồng độ phần mol. ............................................................................... 111

6.4. Độ tan .......................................................................................................... 111

6.4.1. Dung dịch bão hòa ............................................................................... 111

6.4.2. Độ tan ................................................................................................... 112

6.5. Áp suất thẩm thấu của dung dịch ................................................................ 113

6.5.1. Sự khuếch tán ....................................................................................... 113

6.5.2. Sự thẩm thấu ........................................................................................ 113

6.5.3. Áp suất thẩm thấu ................................................................................ 114

6.6. Áp suất hơi của dung dịch ........................................................................... 115

6.6.1. Áp suất hơi bão hòa của một chất lỏng nguyên chất ........................... 115

6.6.2. Áp suất hơi bão hòa của dung dịch chứa chất tan không bay hơi ........ 115

6.7. Nhiệt độ sôi và nhiệt độ đông đặc ............................................................... 117

6.7.1. Nhiệt độ sôi của một chất lỏng nguyên chất ........................................ 117

6.7.2. Nhiệt độ sôi của dung dịch có chất tan không bay hơi ........................ 117

6.7.3. Nhiệt độ đông đặc của một chất lỏng .................................................. 118

6.7.4. Nhiệt độ đông đặc của dung dịch ......................................................... 118

Chương 7. DUNG DỊCH CHẤT ĐIỆN LY ............................................................ 121

7.1. Tính bất thường của các dung dịch axit, bazơ, muối .................................. 121
7.2. Lý thuyết điện ly .......................................................................................... 121

7.3. Sự phát triển của thuyết điện ly ................................................................... 122

7.4. Cân bằng trong dung dịch chất điện ly yếu ................................................. 124

7.5. Trạng thái của chất điện ly mạnh trong dung dịch ...................................... 125

7.5.1. Một vài tính chất đặc biệt của chất điện ly mạnh ................................ 125

7.5.2. Hoạt độ ................................................................................................. 125

7.6. Khái niệm axit – bazơ .................................................................................. 126

7.6.1. Các luận điểm căn bản ......................................................................... 126

7.6.2. Độ mạnh của axit và của bazơ ............................................................. 129

7.7. Tích số ion của nước.................................................................................... 130

7.8. Liên hệ giữa KA và KB của một cặp axit – bazơ liên hợp............................ 131

7.9. Sự thủy phân của các dung dịch muối ......................................................... 132

7.10. Chất chỉ thị màu ......................................................................................... 133

7.11. Dung dịch đệm ........................................................................................... 134

7.11.1. Định nghĩa, phân loại ......................................................................... 134

7.11.2. Tính ổn định pH của dung dịch đệm .................................................. 134

7.11.3. Ứng dụng của hệ đệm trong y học ..................................................... 135

7.12. Tích số tan ................................................................................................. 136

7.12.1. Định nghĩa .......................................................................................... 136

7.12.2. Mối liên hệ giữa độ tan (S) và tích số tan ......................................... 136

7.12.3. Điều kiện kết tủa của chất điện li ít tan ............................................ 136

7.13. Tính toán chi tiết pH các dung dịch........................................................... 137

7.13.1. pH dung dịch axit mạnh ..................................................................... 137

7.13.2. pH dung dịch bazơ mạnh ................................................................... 138

7.13.3. pH dung dịch đơn axit yếu ................................................................. 138

7.13.4. pH dung dịch đơn bazơ yếu ............................................................... 139

Chương 8. PHẢN ỨNG OXI HÓA KHỬ VÀ DÒNG ĐIỆN ................................. 141

8.1. Phản ứng oxi hoá khử. Cặp oxi hoá - khử ................................................... 142

8.2. Thế oxi hoá khử trong dung dịch. Thế tiêu chuẩn ....................................... 142
8.2.1. Thế điện cực ......................................................................................... 142

8.2.2. Nguyên tố ganvani ............................................................................... 143

8.2.3. Thế điện cực tiêu chuẩn. ...................................................................... 144

8.2.4. Phương trình Nernst ............................................................................. 148

8.2.5. Chiều của phản ứng oxi hoá khử ......................................................... 148

8.2.6. Trạng thái cân bằng các phản ứng oxi hoá khử ................................... 149

8.3. Quá trình biến đổi hoá năng thành điện năng .............................................. 150

8.3.1. Điện phân ............................................................................................. 150

8.3.2. Sự phân cực .......................................................................................... 151

8.3.4. Các trường hợp điện phân .................................................................... 152

8.4. Pin và acquy ................................................................................................ 154

8.4.1. Pin khô ................................................................................................. 155

8.4.2. Pin nhiên liệu ....................................................................................... 155

8.4.3. Acquy chì ............................................................................................. 155

8.4.4. Acquy kiềm .......................................................................................... 156

8.5. Ăn mòn điện hoá và cách chống ăn mòn điện hoá ...................................... 156

Chương 9. CÁC NGUYÊN TỐ NHÓM I, II VÀ III .............................................. 161

9.1. Nhóm IA ...................................................................................................... 161

9.1.1. Tính chất lý học - Trạng thái thiên nhiên - Đồng vị ............................ 161

9.1.2. Tính chất hoá học ................................................................................. 162

9.1.3. Điều chế kim loại kiềm ........................................................................ 163

9.2. Nhóm IB ...................................................................................................... 164

9.2.1. Trạng thái thiên nhiên .......................................................................... 165

9.2.2. Tính chất lý học ................................................................................... 166

9.2.3. Tính chất hoá học ................................................................................. 166

9.3. Nhóm IIA ..................................................................................................... 169

9.3.1. Tính chất lý học - Trạng thái thiên nhiên - Đồng vị ............................ 170

9.3.2. Tính chất hoá học ................................................................................. 171

9.3.3. Điều chế kim loại kiềm thổ .................................................................. 173


9.4. Nhóm IIB ..................................................................................................... 176

9.5. Nhóm IIIA ................................................................................................... 177

9.5.1. Bo ......................................................................................................... 178

9.5.2. Nhôm .................................................................................................... 179

Chương 10. CÁC NGUYÊN TỐ NHÓM IV, V, VI, VII, VIII .............................. 182

10.1. Nhóm IVA ................................................................................................. 182

10.1.1. Cacbon ............................................................................................... 182

10.1.2. Silic .................................................................................................... 185

10.1.3. Phân nhóm GECMAN........................................................................ 187

10.2. Nhóm VA ................................................................................................... 187

10.2.1. Nitơ .................................................................................................... 188

10.2.2. Phốt pho ............................................................................................. 189

10.3. Nhóm VIA ................................................................................................. 192

10.3.1. Oxi ...................................................................................................... 192

10.3.2. Lưu huỳnh .......................................................................................... 197

10.4. Nhóm VIB ................................................................................................. 200

10.4.1. Tính chất lý học ................................................................................. 200

10.4.2. Tính chất hóa học ............................................................................... 200

10.4.3. Điều chế ............................................................................................. 202

10.5. Nhóm VIIA ................................................................................................ 202

10.5.2. Tính chất hoá học ............................................................................... 203

10.5.3. Trạng thái thiên nhiên ........................................................................ 206

10.5.4. Điều chế - Ứng dụng .......................................................................... 206

10.6. Nhóm VIII ................................................................................................. 208

10.6.1. Nhóm VIIIA ....................................................................................... 208

10.6.2. Nhóm VIIIB ....................................................................................... 209

Chương 11. PHỨC CHẤT ...................................................................................... 213

11.1. Một số khái niêm ....................................................................................... 213

11.1.1. Phức chất là gì? .................................................................................. 213


11.1.2. Ion phức ............................................................................................. 213

11.1.3. Ion trung tâm (ký hiệu là M) .............................................................. 214

11.1.4. Phối tử (ký hiệu là L) ......................................................................... 214

11.1.5. Cầu nội - Cầu ngoại ........................................................................... 214

11.1.6. Sự phối trí - Số phối trí - Dung lượng phối trí ................................... 214

11.1.7. Phối tử đơn càng - đa càng................................................................. 215

11.1.8. Phức vòng càng - Phức đa nhân ......................................................... 215

11.1.9. Nội phức ............................................................................................. 216

11.1.10. Danh pháp của phức chất ................................................................. 216

11.2. Liên kết trong phức chất ............................................................................ 217

11.2.1. Thuyết liên kết hoá trị (VB) (Thuyết Pauling) .................................. 217

11.2.2. Thuyết trường tinh thể ....................................................................... 222

11.3. Tính chất của phức chất ............................................................................. 224

11.3.1. Sự phân ly (điện ly) của phức trong dung dịch nước......................... 224

11.3.2. Tính oxy hoá - khử của phức chất. .................................................... 227

11.3.3. Tính axit - bazơ của phức .................................................................. 227

TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 229


Chương 1. NHỮNG KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH LUẬT
CƠ BẢN TRONG HÓA HỌC

Mục tiêu:
1. Trình bày được một số khái niệm và định luật hóa học.
2. Vận dụng các định luật hóa học để giải bài tập liên quan.

1.1. Các khái niệm cơ bản

1.1.1. Chất

Bao quanh chúng ta là thế giới vật chất. Không khí, nước, cây cỏ, động vật, máy

móc, tàu hỏa, tàu thủy… đều được tạo ra từ vật chất.

Mỗi chất hóa học được cấu tạo từ những nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố

hay thuộc các nguyên tố khác nhau. Các nguyên tử liên kết với nhau bằng một loại

lực gọi là liên kết hóa học.

- Đơn chất là chất hóa học được cấu tạo từ những nguyên tử của cùng một

nguyên tố.

- Hợp chất là chất hóa học được cấu tạo từ những nguyên tử của các nguyên tố

khác nhau.

1.1.2. Nguyên tố

Mỗi loại nguyên tử mà hạt nhân có cùng đơn vị điện tích là một nguyên tố hóa

học.

Ví dụ: Nguyên tố oxy có số đơn vị điện tích của hạt nhân nguyên tử bằng 8 (Z

= 8). Trong thực tế có 3 nguyên tử oxy với khối lượng khác nhau là 16; 17; 18 nhưng

đều có số đơn vị điện tích hạt nhân bằng 8 đó là các nguyên tử khác nhau của cùng
16 17 18
một nguyên tố oxy (được viết là: 8O, 8O, 8O).

1.1.3. Phân tử

Phân tử là phần tử (hay hạt) nhỏ nhất của một chất có thể tồn tại độc lập mà vẫn

giữ nguyên tính chất của chất đó.

13
Ví dụ: CO là phân tử cacbon oxit, cháy được (là một thành phần trong khí than

dùng làm chất đốt).


𝑡0
CO + 1/2O2 → CO2; H < 0 (tỏa nhiệt)

CO2 là phân tử cacbon đioxit, không cháy được (dùng để dập tắt các đám cháy

lớn).

Về mặt hóa học, khi đề cập đến một chất tức là đề cập đến phân tử chất đó. Ta

cũng có thể nói ngược lại: Nói đến một phân tử là đề cập đến một chất. Mối liên hệ

đó có thể diễn đạt như sau:

Chất  Phân tử

1.2. Đơn vị đo trong hóa học

1.2.1. Đơn vị đo khối lượng

1.2.1.1. Số Avogadro (N A)

Là số nguyên tử có trong 12g 12C; NA= 6,023.1023

1.2.1.2. Đơn vị khối lượng nguyên tử (u hay đơn vị Cacbon)

Đơn vị khối lượng (u hay đvC) bằng 1/12 khối lượng của một nguyên tử 12C

1u = 1đvC = 1/12 m 12C = 1/12.12 (g)/N A = 1,66056.10 -24 (g)

1.2.1.3. Khối lượng nguyên tử (nguyên tử lượng)

Là khối lượng nguyên tử tính ra đơn vị cacbon. Khối lượng nguyên tử bằng tổng

khối lượng các hạt e, p, n.

1.2.1.4. Khối lượng phân tử (phân tử lượng)

Là khối lượng phân tử tính ra đơn vị cacbon. Khối lượng phân tử bằng tổng khối

lượng các nguyên tử có trong phân tử.

1.2.1.5. Nguyên tử khối - Phân tử khối

- Nguyên tử khối của nguyên tử X hay khối lượng tương đối của nguyên tử X

(AX) cho biết khối lượng của nguyên tử X gấp bao nhiêu lần khối lượng được chọn

làm đơn vị, nghĩa là gấp bao nhiêu lần 1/12 khối lượng của nguyên tử 12C (1đvC).

Nguyên tử khối không có đơn vị

Ví dụ: MH = 1,0079

14
- Phân tử khối của một phân tử bằng tổng số nguyên tử khối của các nguyên tử

tạo thành.

Ví dụ: MH2 = 1,0079.2 = 2,0158

1.2.1.6. Mol

Mol là lượng chất chứa NA hạt vi mô (nguyên tử, phân tử, ion, electron…).

1.2.1.7. Khối lượng mol

Khối lượng mol (ký hiệu M) của một chất là khối lượng của 1 mol phần tử cùng

cấu trúc (nguyên tử, phân tử, ion, đơn vị công thức) của chất đó và có đơn vị là g/mol.

Ví dụ: khối lượng mol của Fe là 55.85 g/mol, của H2O là 18,02 g/mol.

1.2.2. Đương lượng (Đ)

1.2.2.1. Định nghĩa

Đương lượng của một nguyên tố là lượng nguyên tố đó có thể kết hợp hoặc thay

thế 1 mol nguyên tử H trong phản ứng hóa học.

* Quy ước: ĐH = 1, ĐO = 8

Ví dụ 1: H2 + 1/2O2 → H2O

Cứ 2 mol nguyên tử H kết hợp với 16 gam Oxy, vậy 1 mol nguyên tử H kết hợp

với 8 gam Oxy. Từ đó ĐO = 8.

Ví dụ 2: Na + HCl → NaCl + 1/2H2

1 mol Na kết hợp với 1 mol H/HCl. ĐNa = 23

* Đương lượng của một nguyên tố là tỉ số giữa nguyên tử khối của nguyên tố và

hóa trị của nó.

Đ = M/n ; n: hóa trị

* Đương lượng của một chất: Là lượng chất đó có thể kết hợp hoặc thay thế với

1 đương lượng của 1 chất khác

ĐA = MA/n

Cách tính n:

+ Đối với axit: n là số ion H+ mà 1 phân tử axit trao đổi trong phản ứng

Ví dụ: ĐHCl = 36,5/1 = 36,5

ĐH2SO4 = ?

15
2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O  ĐH2SO4 = 98/2 = 49

NaOH + H2SO4 → NaHSO4 + H2O  ĐH2 SO4 = 98/1 = 98

+ Đối với bazơ: n là số ion OH- mà 1 phân tử bazơ trao đổi trong phản ứng

Ví dụ: ĐNaOH = 40/1 = 40

ĐCu(OH)4 =?

Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O  ĐCu(OH)4 = 98/2 = 49

Cu(OH)2 + HCl → Cu(OH)Cl + H2O  ĐCu(OH)4 = 98/1 = 98

+ Đối với muối hay oxit: n là tích số điện tích của cation hay anion với số nguyên

tử của nó trong phân tử.

Ví dụ: ĐAl2 (SO4)3 = M/6, ĐK2O = M/2

+ Đối với phản ứng oxi hóa - khử: n là số e mà 1 phân tử chất đó trao đổi trong

phản ứng.

Ví dụ: KMnO4 + FeSO4 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4 + H2O

Ta có: MnO4- + 5e + 8H+ → Mn2+ + 4H2O  ĐKMnO4 = M/5

Fe2+ → Fe 3+ + 1e  ĐFeSO4 = M/1

1.2.2.2. Định luật đương lượng

Trong các phản ứng hóa học, các chất phản ứng với nhau theo các số đương

lượng bằng nhau

hay: Trong các phản ứng hóa học, các chất phản ứng với nhau theo các khối

lượng tỉ lệ với đương lượng của chúng.

Xét phản ứng: A+B→C

m A ĐA m m
=  A = B
m B ĐB Đ A ĐB

Chú ý: Số đương lượng gam = m/Đ

1.3. Một số định luật quan trọng trong hóa học

1.3.1. Định luật bảo toàn khối lượng (Lavoisier và Lomonosov)

Tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng bằng tổng khối lượng các chất thu

được sau phản ứng.

A+B→C+D
16
Ta có: mA + mB = mC + mD

1.3.2. Định luật thành phần không đổi (Proust)

Một hợp chất hóa học dù được điều chế bằng cách nào cũng đều có thành phần

không đổi.

1.3.3. Định luật tỉ lệ bội (John Dalton)

Nếu hai nguyên tử hóa học tạo với nhau một số hợp chất thì các lượng của một

nguyên tố này kết hợp với cùng một lượng của nguyên tố kia tỉ lệ với nhau như các

số nguyên.

Ví dụ: Hợp chất giữa C và O là CO và CO2

 Tỉ lệ oxi trong 2 phân tử này là: 1:2

1.3.4. Định luật Avogadro

“Ở nhiệt độ giống nhau, áp suất giống nhau, những thể tích bằng nhau của các

chất khí khác nhau đều chứa số lượng phân tử giống nhau”

Bài tập

17
1.1. Tính đương lượng của các chất tham gia phản ứng trong các phản ứng sau:

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3

2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl 2 + 5Cl2 + 8H2O

1.2. Đốt cháy 9,3g Mg thu được 15,42g MgO. Tính đương lượng của Mg tham

gia phản ứng trên

1.3. Tính khối lượng của axit oxalic (đương lượng bằng 45) vừa đủ để làm mất

màu 0,79 g thuốc tím trong môi trường axit.

1.4. Một bình kín dung tích 10 lít chứa chất khí A ở điều kiện 270C và 1,5atm.

Tính số mol khí A trong bình.

1.5. Hòa tan hoàn toàn 10g hỗn hợp 2 muối cacbonat kim loại hóa trị II và hóa

trị III bằng dung dịch HCl thu được dung dịch A và 0,672 lít khí thoát ra (đktc). Tính

khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch A.

1.6. Một dung dịch chứa 0,02mol Cu2+; 0,03mol K+; x mol Cl - và y mol SO42-.

Tổng khối lượng các muối tan có trong dung dịch là 5,435g. Tìm giá trị của x và y.

1.7. Để m gam phôi bào sắt ngoài không khí, sau một thời gian biến thành 12

gam hỗn hợp khí X gồm Fe và các oxit sắt. Cho X tác dụng vừa đủ với 200 ml dung

dịch HNO3 thu được 2,24 lít khí duy nhất NO (đktc). Tính m.

1.8. Hòa tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500ml

dung dịch H2SO4 0,1M vừa đủ. Sau phản ứng, hỗn hợp muối sunfat khan thu được khi

cô cạn dung dịch có khối lượng là bao nhiêu?

1.9. Nung m gam bột sắt trong oxi thu được 3 gam hỗn hợp rắn X. Hòa tan X

trong dung dịch HNO3 dư thấy thoát ra 0,56 lít NO duy nhất ở đktc. Tính m.

Chương 2. CẤU TẠO NGUYÊN TỬ- HỆ THỐNG


TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

18
Mục tiêu:
1. Trình bày được cấu trúc nguyên tử, nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố và
sự biến thiên một số đại lượng trong bảng Hệ thống tuần hoàn.
2. Vận dụng giải bài tập tính năng lượng nguyên tử theo phương pháp Slater,
tìm bộ 4 số lượng tử của electron trong nguyên tử

2.1. Khái niệm nguyên tử

Quan niệm cho rằng toàn bộ thế giới vật chất được hình thành do sự kết hợp của

một số hữu hạn các nguyên tố là một quan niệm duy vật. Một quan niệm như vậy đã

được các nhà triết học cổ Hy Lạp đề xuất từ thế kỷ 6 - 7 trước công nguyên. Thales

cho rằng nguyên tố duy nhất của vật chất là nước, trái lại Heraclit thì cho rằng nguyên

tố đó là lửa. Sang thế kỷ thứ 5 trước công nguyên, Empedocle đưa ra thuyết 4 nguyên

tố. Theo ông thì cơ sở vật chất không phải là một, mà là sự tổ hợp của 4 nguyên tố

đầu tiên là nước, lửa, không khí và đất. Thuyết này được Aristole (thế kỷ 4 trước công

nguyên) phát triển thêm. Theo Aristole thì đất, nước, lửa và không khí xuất hiện do

sự tổ hợp của 4 tính chất cơ bản: nóng, lạnh, khô và ẩm. Cũng trong thời đại đó, ở

phương Đông có quan niệm cho rằng thế giới vật chất được cấu tạo từ các nguyên tố:

kim, mộc, thủy, hỏa, thổ.

Khái niệm nguyên tử lần đầu tiên được Leucippe và Democrite đưa ra từ thế kỷ

4 - 5 trước công nguyên: Nguyên tử là phần tử nhỏ nhất không thể phân chia được của

vật chất. Các nguyên tử phân biệt với nhau bởi độ lớn và hình dạng của chúng. Học

thuyết nguyên tử của Leucippe và Democrite được các nhà triết học khác như Epicure

và Lucrece hưởng ứng. Tuy nhiên, trong suốt thời gian dài quan niệm này bị các quan

niệm duy tâm của Platon chống đối và trấn áp.

Năm 1807, nhà bác học người Anh Dalton đã làm sống lại khái niệm nguyên tử.

Theo ông, nguyên tử là những quả cầu rắn, nhỏ, không thể xuyên qua được. Các định

luật tỉ lệ bội (Dalton), định luật tỉ số đơn giản thể tích các chất khí (Gay- Lussac) và

định luật Avogadro là kết quả sự tìm kiếm các bằng chứng (gián tiếp) cho sự tồn tại

của nguyên tử.

Ngày nay, chúng ta biết rằng nguyên tử không phải là những phần tử nhỏ bé

nhất của vật chất. Bằng các phương pháp vật lý (ví dụ sự bắn phá hạt nhân) có thể
19
phân chia nguyên tử thành các phần tử nhỏ bé hơn, các hạt cơ bản. Có thể chính xác

hóa khái niệm nguyên tử như sau: Nguyên tử là phần tử nhỏ bé nhất của vật chất

không thể phân chia được bằng các phản ứng hóa học.

2.2. Cấu trúc nguyên tử

2.2.1. Nguyên tử

2.2.1.1. Sự phát minh ra tia âm cực

Cuối thế kỷ 19, hai nhà vật lý học là Crookes và Lenard đi sâu nghiên cứu hiện

tượng phóng điện trong khí loãng. Trong nghiên cứu này, người ta dùng ống thủy tinh

kín trong chứa một chất khí, hai đầu có hai điện cực bằng kim loại. Giữa 2 điện cực

người ta đặt một hiệu điện thế tương đối lớn (khoảng vài nghìn vôn). Bằng một máy

bơm, người ta có thể làm giảm dần áp suất bên trong ống.

- Khi p = 6mmHg: xuất hiện dải sáng chạy từ âm cực đến dương cực

- Khi p = 1mmHg: xuất hiện miền sáng tối khác nhau

- Khi p < 0,01mmHg: miền sáng trông thấy biến mất. Tuy nhiên lúc này trên

thành ống thủy tinh đối diện với âm cực có vạch sáng. Điều này chứng tỏ âm cực vẫn

còn phát ra một thứ tia đặc biệt không trông thấy có khả năng gây ra hiện tượng huỳnh

quang ở thành ống đối diện. Lenard gọi là tia âm cực (1894).

- Tia âm cực là thông lượng những hạt vật chất phát ra từ âm cực và chuyển

động với vận tốc lớn, có khả năng làm chuyển động một bánh xe đặt trên đường đi

của nó. Vận tốc những hạt vật chất này phụ thuộc vào thế hiệu giữa 2 điện cực.

- Tia âm cực bị lệch hướng dưới tác động của từ trường  Năm 1895, Perrin

chứng minh rằng tia âm cực mang điện tích âm.

- Thomson gọi tia âm cực là electron (điện tử).

- Các phương pháp xác định điện tích và khối lượng của electron cho kết quả:

qe = -1,602.10-19 Culong

me = 9,1094.10-31 Kg

2.2.1.2. Sự khám phá ra hạt nhân nguyên tử

Sự phát minh ra tia dương cực: Cũng trong thí nghiệm về sự khám phá ra tia âm

cực, người ta còn khám phá ra tia dương cực do Goldstein (Đức- 1886).

20
Từ sự khám phá ra tia dương cực và tính chất trung hòa điện của nguyên tử,

người ta khẳng định rằng: ngoài những điện tử mang điện tích âm, trong nguyên tử

còn có hạt mang điện tích dương.

Lúc đầu người ta cho rằng, những hạt điện tích dương và những hạt điện tử

chiếm toàn bộ thể tích nguyên tử. Nhưng khi nghiên cứu về đường đi của tia anpha

xuyên qua tấm kim loại, Thomson cho rằng các điện tử cũng như các hạt tích điện

dương phân tán đều trong một khối cầu trên các lớp đồng tâm khác nhau.

Rutherford đưa ra các mô hình nguyên tử có nhân (1911).

2.2.2. Thành phần cấu trúc hạt nhân

2.2.2.1. Thành phần của hạt nhân

- Proton: Rutherford phát hiện năm 1911


4
2 He+147N →178 O+11p

mp = 1,6726.10-24 g = 1,00724 u = 1836,1me

qp = +1,602.10 -19 C

- Nơtron: Chadwick phát hiện năm 1932


4
2 He+ 49Be→126C +01n

mn = 1,6748.10-24 g = 1,00865u = 1836,6m e

qn =0

2.2.2.2. Số điện tích và số khối hạt nhân - Nguyên tố hóa học- Đồng vị

- Số điện tích hạt nhân Z:

Z = số điện tích hạt nhân = số proton = số electron

- Số khối hạt nhân: A = P + N

Vì proton và notron đều có khối lượng xấp xỉ 1u và electron có khối lượng rất

nhỏ nên số khối có giá trị gần đúng của nguyên tử khối
A
Ký hiệu nguyên tử: Z X

- Đồng vị: là những nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau về số nơtron,

do đó số khối A của chúng khác nhau.


12
Ví dụ: C, 13C, 14C

21
- Đồng trung: Là các hạt nhân khác nhau có cùng số n

Ví dụ: 40Ca và 39K

- Đồng lượng: Là các hạt nhân khác Z và số n, nhưng có cùng số khối A

Ví dụ: 40Ca và 40Ar

- Đồng gương: Z1 = N2, Z2 = N1


39 39
Ví dụ: 20 Ca và 19 K

2.2.2.3. Cấu trúc hạt nhân

- Mô hình cấu trúc giọt: Theo mô hình này hạt nhân nguyên tử được hình dung

như một giọt chất lỏng hình cầu tạo bởi các hạt nucleon

- Mô hình cấu trúc lớp: Tương tự như lớp vỏ e, trong hạt nhân các nucleon cũng

được sắp xếp trên các lớp ứng với các mức năng lượng đã được lượng tử hóa.

2.2.2.4. Khối lượng và kích thước hạt nhân

R = k.(A)1/3

k = 1,414.10-15m

A: số khối của hạt nhân

Mỗi cm3 hạt nhân có khối lượng khoảng 140 triệu tấn

2.2.2.5. Lực liên kết và năng lượng liên kết hạt nhân

- Lực liên kết hạt nhân:

+ Theo Tam và Ivanenko:


1
0 n11p + e − + 0
1
1 p  01n + e + +  0

e-: negaton

e+: positon

 0: nơtrino (m 0 = 1 me, không mang điện)


500
+ Theo Nikedi Yakawa (1935): Lực giữa các nucleon sinh ra do một quá trình

liên tục hình thành và phân hủy những phần tử có khối lượng xấp xỉ bằng 270 lần khối

lượng điện tử

22
1
1 p  01n +  + ;  +  e + +  0

1
0 n11p +  + ;  −  e − +  0

Tuy nhiên, vấn đề bản chất liên kết hạt nhân hiện nay vẫn còn được các nhà

khoa học quan tâm nghiên cứu.

- Năng lượng liên kết hạt nhân:

Sự hụt khối lượng: m = (m p + mn ) − mnhân

Năng lượng liên kết: E = mc 2


E
Năng lượng liên kết riêng: Er =  Er càng lớn thì hạt nhân càng bền
A
2.3. Một số mô hình nguyên tử trước cơ học lượng tử

2.3.1. Mô hình nguyên tử của Rutherford

Dựa vào kết quả nghiên cứu sự tán xạ hạt  (hạt nhân nguyên tử He) trên màng

mỏng nhiều nguyên tố khác nhau, Rutherford (1911) đưa ra mô hình nguyên tử: giống

như trong một hệ hành tinh, e trong nguyên tử quay xung quanh hạt nhân như những

hành tinh quay xung quanh mặt trời (mô hình hành tinh). Các e chuyển động sao cho

lực ly tâm của chúng cân bằng với lực hút Coulomb giữa hạt nhân và electron. Trong

mô hình này e có thể chuyển động trên quỹ đạo cách hạt nhân một khoảng cách tùy ý,

miễn là có sự cân bằng lực.

Dễ dàng nhận thấy mô hình hành tinh của Rutherford chứa đựng trong nó nhiều

mâu thuẫn. Trước hết theo các định luật của điện động lực học cổ điển, một nguyên

tử được cấu tạo như vậy không thể bền. Khi e chuyển động có gia tốc, nó sẽ phát ra

bức xạ điện từ. Quá trình ấy làm mất năng lượng, e chuyển động theo đường xoắn ốc

rồi cuối cùng rơi vào hạt nhân. Hơn nữa, bức xạ do e phát ra phải tạo thành một phổ

liên tục vì tần số chuyển động của e trên đường xoắn ốc không ngừng tăng lên. Cả hai

điều đó trái với sự thật là nguyên tử là một hệ bền và phổ phát xạ của nguyên tử là

phổ gián đoạn.

2.3.2. Phổ nguyên tử

23
Một trong những yêu cầu đặt ra đối với mọi lý thuyết về nguyên tử là giải thích

được sự xuất hiện phổ vạch của nguyên tử và một số tính chất của chúng.

Khi nung nóng một chất tới một nhiệt độ đủ lớn thì nó phát sáng. Ví dụ cho một

ít NaCl vào ngọn lửa đèn cồn thì ngọn lửa nhuộm màu vàng thẫm, ánh sáng vàng ấy

là do nguyên tử Na phát ra. Phân tích ánh sáng ngọn lửa có chứa hơi Na bằng một

quang phổ kế, người ta thấy bên cạnh phổ liên tục của ánh sáng ngọn lửa là một vạch

đậm màu vàng có bước sóng 5892A0. Phổ xuất hiện như vậy gọi là phổ phát xạ.

Trái lại, nếu chiếu ánh sáng trắng qua hơi Na thì trên phổ liên tục, ở vị trí tương

ứng với vạch vàng Na là một vật tối. Đó là phổ hấp thụ của Na. Nguyên tử có khả

năng hấp thụ ánh sáng có tần số đúng bằng tần số ánh sáng phát xạ của nó.

Phổ nguyên tử H ở vùng thấy được có cấu trúc đặc biệt đơn giản. Balmer tìm

thấy các phổ vạch nguyên tử H có bước sóng tuân theo công thức đơn giản:
km 2
= ; k = 3645,6.10-7 (mm) và m = 3, 4, 5, …
m2 − 22
Công thức Balmer được Rydberg (1896) và Ritz (1908) khái quát hóa:

1 1
 = RH ( 2
− 2)
n1 n2

4
Với RH = : hằng số Rydberg
k
2.3.3. Thuyết lượng tử Planck

Một dao động tử dao động với tần số  chỉ có thể phát ra hay hấp thụ năng

lượng từng đơn vị gián đoạn, từng lượng nhỏ một nguyên vẹn, gọi là lượng tử năng

lượng ε. Lượng tử năng lượng này tỉ lệ với tần số  của dao động tử.

ε = h

h = 6,625.10 -34 Js: hằng số Planck

Ý nghĩa quan trọng của thuyết lượng tử Planck là đã phát hiện ra tính chất gián

đoạn hay tính chất lượng tử của năng lượng trong các hệ vi mô. Năng lượng của

electron trong nguyên tử, năng lượng quay, năng lượng dao động của các nguyên tử

hay nhóm nguyên tử trong phân tử…đều nhận những giá trị gián đoạn xác định.

2.3.4. Mô hình nguyên tử của Bohr

24
2.3.4.1. Các tiên đề của Bohr

Tiên đề 1. Trong nguyên tử electron không chuyển động trên những quỹ đạo bất

kỳ mà chỉ được phép chuyển động trên những quỹ đạo sao cho xung lượng quay
h
(momen xung lượng) của nó bằng số nguyên lần đại lượng  = (điều kiện lượng
2
tử hóa xung lượng quay)

L = n
hay mvr = n ; với n = 1, 2, 3,…

Người ta gọi n là số lượng tử

Tiên đề 2. Khi chuyển động trên những quỹ đạo được lượng tử hóa nói trên,

electron không phát ra bức xạ nghĩa là không mất năng lượng.

Quỹ đạo hay trạng thái trên đó năng lượng của e có một giá trị xác định, không

đổi gọi là quỹ đạo dừng hay trạng thái dừng.

Tiên đề 3. Electron chỉ phát xạ hay hấp thụ bức xạ khi chuyển từ trạng thái dừng

này sang trạng thái dừng khác.

Năng lượng của bức xạ được phát ra hay hấp thụ đúng bằng hiệu số năng lượng

của 2 trạng thái đó.

E = En2 − En1 = h

Trong đó:

E n2 : trạng thái có năng lượng cao

En1 : trạng thái có năng lượng thấp

2.3.4.2. Mô hình Bohr đối với nguyên tử H và ion giống H

Các ion giống H (He+, Li2+, Be3+, …) có điện tích hạt nhân +Ze và có khối lượng

M. Electron có khối lượng m và điện tích -e. Dưới tác dụng của lực Coulomb, electron

chuyển động trên các quỹ đạo tròn quanh hạt nhân. Vì khối lượng hạt nhân rất lớn so

với khối lượng electron, nên hạt nhân coi như đứng yên. Để quỹ đạo electron là bền

25
phải có sự cân bằng giữa lực hút Coulomb với lực ly tâm xuất hiện do chuyển động

quay của electron:


1 Ze 2 mv 2
= (1)
4 r 2 r
Theo điều kiện lượng tử hóa xung lượng quay:
n
v= (2)
mr
n 2 2
Từ (1), (2)  r = 4
mZe 2
Ta thấy bán kính quỹ đạo tỉ lệ thuận với bình phương số lượng tử

Đối với nguyên tử H, nếu thay các giá trị của h, e, m vào công thức trên thì bán

kính Bohr thứ nhất (n=1) có giá trị: r1= 0,53.10-10 m = 0,53 A0

Trong tính toán đối với hệ nguyên tử, phân tử người ta thường dùng bán kính

Bohr thứ nhất của nguyên tử H làm đơn vị đo chiều dài và kí hiệu là a0

 rn = n 2 a0

Electron trên quỹ đạo thứ nhất có năng lượng cực tiểu. Có thể xem a0 là bán

kính nguyên tử H ở trạng thái bình thường.

Năng lượng: E = Eđ + Et
1 Ze 2
Eđ =
4 2r
− Ze 2
Et =
4r 2
n 2 2
r = 4
mZe 2
− mZ 2 e 4 1
E=
(4 ) 2 2 2 n 2

Như vậy điều kiện lượng tử xung lượng quay đã dẫn đến sự lượng tử hóa năng

lượng.

2.3.5. Mô hình nguyên tử của Sommerfeld

Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trong việc tìm ra e và xác định

bán kính nguyên tử, mô hình Bohr không thể giải thích được phổ của các nguyên tử

này, tức là hiện tượng mỗi vạch phổ nguyên tử trên thực tế bao gồm một số vạch đứng

26
sát nhau. Để khắc phục, Sommerfeld (1916) tìm cách cải tiến mô hình của Bohr bằng

cách đưa vào quỹ đạo elip.

Tuy nhiên thuyết Bohr - Sommerfeld không phải là một lý thuyết hoàn chỉnh và

nhất quán. Nó chỉ được coi là một giai đoạn quá độ để đi đến một lý thuyết hoàn

chỉnh: Cơ học lượng tử

2.4. Đại cương về cơ học lượng tử

2.4.1. Tính chất sóng - hạt của ánh sáng

Vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, có nhiều bằng chứng thực nghiệm chứng tỏ

ánh sáng có lưỡng tính sóng - hạt.

- Bản chất hạt của ánh sáng thể hiện ở hiệu ứng quang điện và hiệu ứng compton.

Trong các hiệu ứng này, ánh sáng thể hiện tính chất như các dòng hạt có khối lượng

và xung lượng xác định với động năng tính bằng công thức:

 = mc 2 (2.1)

m: khối lượng hạt ánh sáng

c: vận tốc ánh sáng

- Bản chất sóng của ánh sáng thể hiện trong các hiện tượng nhiễu xạ và giao

thoa; trong đó ánh sáng thể hiện tính chất như những sóng truyền đi trong không gian

với vận tốc c, bước sóng  và tần số 

c =  (2.2)

Từ (2.1), (2.2)   = mc = h


h
=
mc
 Tính chất sóng - hạt của vật chất

Năm 1924, nhà vật lý Pháp Louis De Brogli cho rằng các vi hạt cũng có lưỡng

tính sóng - hạt


E h h
= ;  = = (*)
h mv p
Biểu thức (*) gọi là biểu thức De Broglie hay phương trình cơ bản của sóng vật

chất De Broglie

2.4.2. Nguyên lý bất định Heisenberg

27
Từ tính chất sóng của các hạt vi mô, năm 1927 nhà vật lý Đức Heisenberg chứng

minh được nguyên lý bất định: “Về nguyên tắc không thể xác định đồng thời chính

xác cả tọa độ và vận tốc của hạt, do đó không thể vẽ chính xác quỹ đạo chuyển động

của hạt”

Biểu thức: x.p x  

x : độ bất định của tọa độ

p x : độ bất định của động lượng

p x = m.v x
Biết: 
 x.v x 
m
Từ hai tính chất vật lý của hạt vật chất có thể rút ra tính chất đặc trưng của hệ

vi mô:

- Các đại lượng vật lý của hạt vi mô đều gián đoạn.

- Tọa độ x và động lượng của hạt là không thể xác định đồng thời.

- Chuyển động của hạt vi mô không có quỹ đạo.

2.4.3. Sự khác biệt giữa cơ học lượng tử và cơ học cổ điển


Cơ học cổ điển Cơ học lượng tử
- Chuyển động của hạt có quỷ đạo - Chuyển động của hạt không có quỷ đạo
- Các đại lượng vật lý (năng lượng, động - Các đại lượng vật lý chỉ có thể nhận
lượng, mômen động lượng …) có thể những giá trị gián đoạn hay lượng tử hóa
nhận bất cứ giá trị nào - Tọa độ và động lượng là không thể
- Các đại lượng cơ học đều có thể xác đồng thời xác định
định được đồng thời

2.5. Cấu hình electron của nguyên tử Hidro và ion giống nguyên tử Hidro

2.5.1. Bài toán nguyên tử Hidro và ion giống nguyên tử Hidro

Phương trình Schrodinger của nguyên tử Hidro:


1  2  1 2m
(r ) + 2   + 2 ( E − U ) = 0
r r
2
r r 
Việc giải phương trình Schrodinger chính là đi tìm giá trị E và hàm 

28
− Z 2 me4
Ta được kết quả: E =
2n 2  2
 n,l ,m (r , ,  ) = Rn (r ).Yl ,m ( ,  )

Giải hàm góc Y(θ,φ) làm xuất hiện các số lượng tử:

Mỗi Orbital nguyên tử được đặc trưng bằng ba giá trị ứng với ba số lượng tử n,

l, m:

n – số lượng tử chính

l – số lượng tử orbital (số lượng tử phụ).

m – số lượng tử từ.

Các số lượng tử này là những tham số trong các nghiệm của phương trình sóng

Schrodinger và chính là orbital.

a. Số lượng tử chính

Năng lượng En tương ứng với nghiệm n của phương trình sóng Schrodinger

của nguyên tử hyđro có dạng:


2 m e 4 1
En = − 2 2
= − 2 13,6eV
n h n
trong đó m – khối lượng điện tử

e - điện tích của điện tử

n – số nguyên bất kỳ từ 1 đến  được gọi là số lượng tử chính và được

ký hiệu thành các lớp tương ứng:

Số lượng tử chính n: 1 2 3 4...

Lớp: K L M N ...

Như vậy, số lượng tử chính n xác định năng lượng của các lớp điện tử. Trạng

thái lượng tử của nguyên tử hidro có mức năng lượng thấp nhất E1 (tương ứng với lớp

n = 1) được gọi là trạng thái cơ bản. Các trạng thái lượng tử của nguyên tử có mức

năng lượng cao hơn E2, E3, ... được gọi là các trạng thái kích thích.

b. Số lượng tử orbital:

29
Số lượng tử orbital l (số lượng tử phụ) là tham số đặc trưng cho hình dạng của

các orbital tức là hình dạng của các đám mây điện tử có giá trị:

l = 0, 1, 2, 3, ..., (n - 1).

Số lượng tử orbital có ý nghĩa xác định độ lớn momen động lượng chuyển động

orbital  M  của điện tử:



⃗⃗⃗ | = √1(𝑙 + 1).
|M
2𝜋
Số lượng tử orbital thường được ký hiệu bằng các chữ cái gọi là các phân lớp:

Số lượng tử orbital l: 0 1 2 3 4 5 ....

Phân lớp: s p d f g h ...

Từ số lượng tử chính sẽ suy ra số lượng tử phụ và các phân lớp như sau: ứng

với một giá trị của n sẽ có n giá trị của l.

c. Số lượng tử từ

Số lượng tử từ (m) là số lượng tử đặc trưng cho sự phân bố các orbital trong

không gian, ứng với một giá trị của l có (2l + 1) giá trị của m. Nó có các giá trị:

m = 0, ±1, ±2, ±3, ..., ±l

Số lượng tử từ xác định giá trị độ lớn hình chiếu của momen động lượng MZ

trên trục z.

Tuy nhiên việc giải phương trình Schrodinger chỉ thu được 3 số lượng tử: n, l,

m là chưa đủ để đặc trưng trạng thái của electron.

2.5.2. Spin của electron

Khi cho 1 chùm nguyên tử H đi qua một từ trường không đều thì chùm H chia

làm 2 phần theo 2 hướng ngược nhau. Ta đã biết với nguyên tử H: n = 1, l =0,

M = l (l + 1) = 0  H không có momen động lượng, nên phải đi thẳng qua từ

trường, điều này mâu thuẫn với thực tế.

Ngoài ra, khi nghiên cứu chi tiết về phổ phát xạ của nguyên tử H và kim loại

kiềm năm 1925, hai nhà bác học người Hà Lan Uhlenbeck và Gouldsmit đã đưa ra giả

thuyết về spin. Theo hai nhà bác học này thì ngoài momen động lượng xác định bằng

số lượng tử phụ l, electron còn có momen phụ thêm, được gọi là momen động lượng

30
riêng hay momen spin. Uhlenbeck và Gouldsmit giải thích sự tồn tại của momen spin

bằng sự chuyển động tự quay của electron chung quanh trục riêng của nó (trong tiếng

Anh, spin có nghĩa là quay).

Tuy nhiên, sự tự quay của electron chỉ là một cách diễn tả hình tượng.

Năm 1928, Dirac (Anh) đã dựa vào thuyết tương đối Einstein để hiệu chỉnh khối

lượng electron và giải phương trình Schrodinger thì thu được số lượng tử thứ 4 là số

lượng tử spin, kí hiệu S; S = 1/2.


1
Ứng với mỗi giá trị của S có (2S + 1) giá trị khác nhau của mS; m s = 
2
ms: số lượng tử spin của electron (thường được gọi tắt là spin).

2.5.3. Hàm spin - obitan

Hàm AO  n,l ,m (r , ,  ) là hàm chỉ các tọa độ không gian của một electron trong

nguyên tử và đặc trưng bằng 3 số lượng tử n, l, m. Để đặc trưng đầy đủ trạng thái của

electron trong nguyên tử cần spin vào. Khi đó hàm sóng đầy đủ của nguyên tử phải

chứa cả tọa độ spin  của electron, gọi là hàm spin - obital.

 n,l ,m,m (r , ,  ,  ) =  n,l ,m (r , ,  ). ( )


s

(Hàm toàn phần) (Hàm vị trí) (Hàm spin)

2.5.4. Năng lượng

Năng lượng của nguyên tử Hidro và ion giống với H được tính theo công thức

sau đây:
Z2
E = −13,6 (eV )
n2
2.6. Nguyên tử nhiều electron

2.6.1. Phương trình Schrodinger của nguyên tử nhiều electron

Trong nguyên tử H, phương trình Schrodinger có dạng: Hψ = Eψ


2
H = T+U = −  +U
2m
Đối với nguyên tử He có 2 e, ta có phương trình Schrodinger: Hψ = Eψ

H = T1 + T2 + U

31
Ze 2 Ze 2 Ze 2
Với U = − − +
r1 r2 r1 r2

2 2
T1 = − 1 T2 = − 2
2m 2m
Như vậy toán tử H trong nguyên tử He phức tạp hơn nhiều so với trong nguyên

tử H, nên phương trình Schrodinger trong trường hợp He không giải được một cách

chính xác. Để giải bài toán về hệ điện tử nhiều electron người ta phải xây dựng những

phương pháp gần đúng.

2.6.2. Nguyên lý loại trừ Pauli

“Trong nguyên tử không thể có hai hay nhiều electron ở cùng một trạng thái như

nhau, nghĩa là có cùng 4 số lượng tử n, l, ml, ms như nhau”.

Hệ quả:

- Số e tối đa trong một obitan: 2 electron (nghĩa là n, l, m khác nhau thì m s phải

khác nhau)

- Số e tối đa trong một phân lớp: mỗi phân lớp (n và l xác định) có tối đa là (2l

+ 1) AO ứng với (2l + 1) trị số của m. Vì mỗi AO có tối đa 2 e, nên mỗi phân lớp có

tối đa 2(2l + 1) e

- Số e tối đa trong một lớp: một lớp có n phân lớp, ứng với giá trị của l từ 0 đến

(n-1), mỗi phân lớp chứa tối đa 2(2l + 1) e. Vậy số e tối đa trong một lớp là:
l = n −1

 2(2l + 1) = 2(1 + 3 + 5 + 7 + ... + (2n − 1) = 2n


l =0
2

2.6.3. Các mức năng lượng của nguyên tử nhiều electron

Trong nguyên tử nhiều electron, các electron chuyển động trong trường thế U,

không phải là trường Coulomb, nên năng lượng của chúng không những phụ thuộc

vào số lượng tử chính n, mà còn phụ thuộc vào số lượng tử phụ l.

Các mức năng lượng được sắp xếp theo trật tự tăng dần như sau (nguyên lý vững

bền):

1s,2s,2p,3s,3p,4s,3d,4p,5s,4d,5p,6s,4f,5d,6p,7s,…

2.6.4. Quy tắc Klechkovski

Khi điện tích hạt nhân tăng, các electron sẽ chiếm các mức năng lượng có tổng
32
số (n+l) lớn dần.

Đối với các phân lớp có tổng (n + l) bằng nhau thì electron được điền vào phân

lớp có giá trị n nhỏ trước, rồi mới tới phân lớp có n lớn hơn.

2.6.5. Quy tắc Hund

Trong một phân lớp ứng với một giá trị của l, các electron sẽ phân bố thế nào

để tổng số spin của chúng là cực đại.

Nghĩa là: các e sắp xếp trên các phân lớp sao cho số e độc thân là lớn nhất.

Một số ngoại lệ: Cr: 3d54s1, Cu: 3d104s1, La: 6s25d1 (chứ không phải 6s24f1).

2.6.6. Obitan của nguyên tử nhiều electron, obitan Slater

Qua tính toán, Slater đã đưa ra được biểu thức tính năng lượng như sau:

( Z − b) 2 e 2 ( Z − b) 2
 n ,l = − = −13,6. (eV )
2n *2 a 0 n *2

Trong đó: Z là số điện tích hạt nhân, n* là số lượng tử hiệu dụng, b là hằng số

chắn (n* và b là các hằng số kinh nghiệm)

Năng lượng toàn phần bằng tổng năng lượng các obitan chứa điện tử:

E=  n ,l (i )

Các hằng số n* và b được xác định theo một số quy tắc sau (quy tắc Slater):

Sự phụ thuộc của n* vào n:

n 1 2 3 4 5 6

n* 1 2 3 3,7 4 4,2

Để xác định b, các obitan được chia thành các nhóm (1s); (2s,2p); (3s,3p); (3d);

(4s,4p); (4d); (4f); (5s,5p);…

Hằng số chắn đối với mỗi nhóm được tính bằng tổng số các thành phần sau:

+ Các e ở ngoài obitan đang xét góp một hợp phần bằng 0

+ Mỗi e trên các obitan cùng nhóm với obitan đang xét góp một hợp phần bằng

0,35. Riêng đối với nhóm (1s) góp một hợp phần bằng 0,3

+ Nếu e đang xét ở trên obitan s hay p, thì mỗi e trên các lớp kề trong (có số

lượng tử chính n nhỏ hơn lớp đang xét 1 đơn vị) góp một hợp phần bằng 0,85. Mỗi e

trên các lớp sâu hơn góp một hợp phần bằng 1
33
+ Nếu e đang xét ở trên obitan d hay f, thì mỗi e trong các nhóm phía trong

nhóm đang xét đóng góp một hợp phần bằng 1.

2.7. Hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học

2.7.1. Một số khái niệm

- Lớp electron: Khái niệm lớp electron liên quan đến khái niệm không gian xa
và gần hạt nhân. Do đó, lớp là tập hợp các electron có cùng số lượng tử chính n.

- Phân lớp electron: Tập hợp các electron có cùng số lượng tử l (tất nhiên cùng
n).

Ta có các vỏ s, p, d, f,…

Vỏ kín: Là vỏ có số electron bão hòa. Số electron tạo thành tối đa của vỏ bão

hòa là 2(2l+1): ns2, np6, nd10, nf14,…

Vỏ hở: Có số e chưa bão hòa

- Chu kỳ: Tập hợp tất cả các nguyên tố mà trong cấu hình electron nguyên tử
có số lớp electron giống nhau.

- Nhóm: Tập hợp tất cả các nguyên tố mà trong cấu hình electron của nó có số
electron ở lớp ngoài cùng giống nhau.

Phân nhóm chính (phân nhóm A): Là tập hợp những nguyên tố mà trong cấu

hình electron nguyên tử của nó, electron cuối cùng điền vào obitan s hoặc p.

Phân nhóm phụ (phân nhóm B): Là tập hợp những nguyên tố mà trong cấu hình

electron nguyên tử của nó, electron cuối cùng điền vào obitan d hoặc f.

Đối với các nguyên tố thuộc phân nhóm chính thì số nhóm bằng tổng số electron

của lớp ngoài cùng.

Đối với các nguyên tố thuộc phân nhóm phụ: (n-1)dansb

- a + b < 8: nguyên tố thuộc phân nhóm (a + b)

- 8 ≤ a + b ≤ 10: nguyên tố thuộc phân nhóm 8

- a + b > 10: nguyên tố thuộc phân nhóm (a + b) - 10

2.7.2. Sự biến thiên

34
Cấu tạo nguyên tử của các nguyên tố hoá học biến thiên tuần hoàn theo quy luật:

Cứ sau sự sắp xếp một lớp điện tử thì lại bắt đầu hình thành một lớp điện tử mới, tức

là sự hình thành đó xảy ra có tính chu kỳ.

2.7.2.1. Chu kỳ 1

Theo công thức tính số điện tử của mỗi lớp N = n2, chu kỳ 1 (n = 1) có 2 nguyên

tố hyđro và heli:
z

1s2 y
2He 1s2
n=1
x
s

y
1s1 1s1
1H

n=1
x
s

2.7.2.2. Chu kỳ 2

Ở chu kỳ này đang xảy ra sự phân bố điện tử của lớp L (n = 2). Do vậy, chu kỳ

này có 8 nguyên tố (từ Li đến Ne) với các phân lớp 2s và 2p. Dưới đây là công thức

điện tử và hình dạng orbital của một số nguyên tố:

35
z

5B 1s22s22p1
2s2 y
n=2 p x
n=1
s
2p1
z

7N 1s22s22p3
2s2 y
n=2 p x
n=1 2px1
2py1
s
2pz1
z

8O 1s22s22p4
2s2 y
n=2 p x
n=1 2px1
2py1
s
2pz2

2.7.2.3. Chu kỳ 3

Ở chu kỳ 3 đang xảy ra sự phân bố điện tử của lớp M (n = 3) gồm 8 nguyên tố (từ Na

đến Ar) với 3 phân lớp 3s, 3p và 3d:

11Na [1s22s22p6]3s1
3d
3p
3s

15P [1s22s22p6]3s23p3 3d
3s 3p

18Ar [1s22s22p6]3s23p6
3d
3s 3p

Khác với chu kỳ 2, phân lớp 3d của chu kỳ này hoàn toàn không có điện tử.

2.7.2.4. Chu kỳ 4

Ở chu kỳ 4 đang xảy ra sự phân bố điện tử của lớp N (n = 4) gồm 18 nguyên tố

(từ Z =19 đến Z = 36). Những chu kỳ có từ 18 nguyên tố trở lên được gọi là chu kỳ

lớn.

36
Ở 2 nguyên tố đầu của chu kỳ này đang xảy ra sự sắp xếp điện tử vào phân lớp

4s, trong khi đó phân lớp 3d còn hoàn toàn chưa có điện tử:
19
K 1s22s22p63s23p64s1
20
Ca 1s22s22p63s23p64s2

Từ nguyên tố Z = 21 (Sc - Scandi) bắt đầu phân bố điện tử trên phân lớp 3d cho

đến Z = 30 (Zn - Kẽm):


21
Sc 1s22s22p63s23p6 3d14s2
26
Fe 1s22s22p63s23p6 3d64s2
30
Zn 1s22s22p63s23p6 3d104s2
Từ nguyên tố Z = 31 (Ga - Gali) bắt đầu phân bố điện tử trên phân lớp 4p cho

đến Z = 36 (Kr - Kripton).

Các nguyên tố từ Sc đến Zn gọi là nguyên tố chuyển tiếp. Nguyên tố chuyển

tiếp là những nguyên tố mà ở đó xảy ra sự phân bố điện tử ở phân lớp d hoặc f nằm

bên trong một hoặc nhiều phân lớp bên ngoài đã được làm đầy (bão hoà). Các nguyên

tố chuyển tiếp được chia thành 3 nhóm:

- Nhóm cơ bản hay còn gọi là nhóm d gồm có 3 dãy với mỗi dãy 10 nguyên tố:

- Dãy 3d: 21
Sc (Scandi) → 30
Zn (Kẽm)

- Dãy 4d: 39
Y (Ytri) → 48
Cd (Cadimi)

- Dãy 5d: 57
La (Lantan) → 80
Hg (Thuỷ ngân)

- Nhóm Lantanoit gồm 14 nguyên tố 4f: 59


Ce (Ceri) → 71
Lu (Lutexi)

- Nhóm Actinoit gồm 14 nguyên tố 5f: 90


Th (Thori) → 103Lr (Lorenxi)

2.7.2.5. Chu kỳ 5

Ở chu kỳ 5 đang xảy ra sự phân bố điện tử của lớp O (n = 5) gồm có 18 nguyên

tố (chu kỳ lớn). Sự phân bố điện tử ở các lớp và phân lớp của chu kỳ này xảy ra tương

tự như chu kỳ 4: hai nguyên tố đầu (37Rb - Rubidi, 38Sr - Stroni) điện tử phân bố trên

5s; sáu nguyên tố cuối (49In - Indi → 54Xe - Xenon) trên 5p. Giữa các nguyên tố s và

p này các nguyên tố chuyển tiếp dãy 4d: 39


Y (Ytri) →48Cd (Cadimi).

2.7.2.6. Chu kỳ 6

37
Ở chu kỳ 6 đang xảy ra sự phân bố điện tử của lớp P (n = 6) gồm có 32 nguyên

tố (chu kỳ lớn). Sự phân bố điện tử ở các lớp và phân lớp của chu kỳ này bắt đầu từ

phân lớp 6s của hai nguyên tố (55Cs - Cezi, 56Ca - Canxi), tiếp theo 10 nguyên tố dãy

5d(57La - Lantan → 80Hg - Thuỷ ngân), 14 nguyên tố nhóm Lantanoit 4f: (59Ce - Ceri

→ 71Lu -Lutexi) và cuối cùng là sáu nguyên tố của phân lớp 6p (81Tl - Tali → 86Rn -

Radon).

2.7.2.7. Chu kỳ 7

Ở chu kỳ 7 đang xảy ra sự phân bố điện tử của lớp Q (n = 7) chu kỳ lớn. Chu kỳ

7 được bắt đầu bằng hai nguyên tố s (88Fr - Franxi, 89


Ra - Radi), tiếp theo nguyên tố

d (89Ac - Actini), 14 nguyên tố f nhóm Actinoit ( 90Th - Thori →103Lr - Lorenxi), sau

đó lại trở về các nguyên tố d (104Rf - Rutefodi, 105


Db - Dubni, 106
Sg - Seabrgi). Chu

kỳ này đến nay vẫn còn chưa hoàn thành.

2.7.2.8. Nhận xét

Qua sự phân bố điện tử trên các lớp và phân lớp trong nguyên tử của các nguyên

tố có thể rút ra một số nhận xét sau:

- Sự hình thành vỏ điện tử của các nguyên tố có tính chất tuần hoàn: cứ sau một

dãy nguyên tố lại bắt đầu hình thành một lớp điện tử mới. Dãy nguyên tố trong đó

đang xảy ra sự hình thành một lớp điện tử mới được gọi là chu kỳ. Sự phân bố điện

tử của chu kỳ n được bắt đầu từ nguyên tố đầu tiên trên phân lớp ns và kết thúc ở

nguyên tố cuối cùng với phân lớp bão hoà np.

- Sự sắp xếp điện tử trong nguyên tử của các nguyên tố nhìn chung tuân theo

quy tắc năng lượng Klexcopxki nhưng có một số trường hợp ngoại lệ.

* (n-1)d9ns2 thì lại phân bố (n-1)d10ns1

* (n-1)d4ns2 thì lại phân bố (n-1)d5ns1

Ví dụ, trong nguyên tử 29Cu, thay vì phân bố điện tử vào phân lớp 3d, 4s là

(3d94s2) thì lại phân bố 3d104s1:

29Cu: 1s22s22p63s23p63d104s1

Sự sắp xếp có tính ngoại lệ này xảy ra tương tự ở 24Cr, 42Mo, 47Ag, 79Au...

2.7.3. Bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học

38
2.7.3.1. Định luật tuần hoàn D.I.Mendeleep và nguyên tắc sắp xếp

* Định luật:

Tính chất của các nguyên tố và tính chất của các đơn chất, hợp chất của các

nguyên tố phụ thuộc tuần hoàn vào điện tích hạt nhân.

* Nguyên tắc sắp xếp:

Menđeleep đã sắp xếp bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học theo 3

nguyên tắc sau:

- Các nguyên tố được xếp theo chiều tăng của điện tích hạt nhân Z.

- Các nguyên tố thuộc cùng một chu kỳ được xếp theo hàng ngang.

- Các nguyên tố có tính chất giống nhau được xếp theo hàng dọc (nhóm).

Ngày nay, dưới ánh sáng của thuyết cơ học lượng tử có thể rút ra một số nhận

xét về sự sắp xếp các nguyên tố hoá học của bảng tuần hoàn Menđeleep như sau:

+ Điện tích hạt nhân nguyên tử Z là đặc tính cơ bản nhất xác định bản chất của

nguyên tố.

+ Số chỉ giá trị điện tích hạt nhân trùng với số thứ tự của nguyên tố trong bảng

tuần hoàn D.I.Mendeleep.

+ Điện tích hạt nhân chính bằng tổng số hạt proton của nguyên tử. Khi số lượng

hạt proton thay đổi thì tính chất của nguyên tử cũng thay đổi, số thứ tự của nguyên tử

thay đổi.

+ Số điện tử trong một nguyên tử trung hoà điện tích bằng số điện tích hạt nhân

(thứ tự Z). Thay đổi số điện tử không làm thay đổi giá trị Z (không làm thay đổi bản

chất nguyên tố), nhưng làm thay đổi trạng thái điện tích của nguyên tử.

+ Tính chất hoá học, vật lý của nguyên tử không phải được xác định bởi số
lượng điện tử trong nguyên tử mà bởi cấu hình lớp vỏ của các điện tử.

+ Số chu kỳ mà nguyên tố đó được sắp xếp chính bằng số lớp điện tử của nguyên
tố đó (trừ paladi).

+ Số nhóm mà nguyên tố đó được sắp xếp chính bằng hoá trị cao nhất của nguyên

tố đó. Các nguyên tố s và p là những nguyên tố thuộc nhóm chính (nhóm A), các

nguyên tố d và f thuộc nguyên tố nhóm phụ (nhóm B).

39
2.7.3.2. Sự biến thiên tuần hoàn tính chất của các nguyên tố

* Năng lượng ion hoá


Năng lượng ion hoá I là năng lượng cần thiết để tách một điện tử ra khỏi nguyên

tử nằm ở trạng thái cơ bản:

Z → Z+ + e

Năng lượng ion hoá có giá trị dương. Đối với nguyên tử có nhiều điện tử, năng

lượng ion hoá lần lượt có các giá trị I1, I2, I3,... tương ứng với điện tử thứ nhất, thứ

hai, thứ ba ... trong đó I1 < I2 < I3... Năng lượng ion hoá biến đổi có tính chu kỳ và

nhìn chung theo quy luật: các nguyên tố đầu chu kỳ có năng lượng ion hoá thấp, cuối

chu kỳ có năng lượng cao (hình 2.1).

I, eV
He
25

Ne

20

F
N Ar
15

C Cl
H O
Be P
10 Kr
Mg Zn As Br
S
Si Ca Ti Co Cu
B V Mn Ge Se
Sc Fe Ni
5 Cr
Al Ga
Li Na K Rb

0
1 3 5 7 9 11 13 15 17 19 21 23 25 27 29 31 33 35 37 Z

Hình 2.1. Sự phụ thuộc I vào số thứ tự Z

* Ái lực với điện tử


Ái lực với điện tử e là năng lượng toả ra hay thu vào khi một nguyên tử nhận

một electron: Z + e → Z-

Ái lực với điện tử có giá trị bằng năng lượng ion hoá nhưng khác dấu (dấu âm).

Ái lực với điện tử biến đổi có tính chất tuần hoàn.

Nhìn chung các nguyên tố á kim mạnh có trị số ái lực với electron lớn. Tất cả

các nguyên tố thuộc chu kỳ 2 có ái lực với e nhỏ hơn các nguyên tố cùng nhóm thuộc

chu kỳ 3. Điều này khác với dự đoán, nguyên nhân là do nguyên tử của các nguyên tố

40
đầu nhóm có kích thước nhỏ nên mật độ với electron lớn. Vì vậy việc kết hợp thêm

electron không thuận lợi bằng các nguyên tố thuộc chu kỳ sau.

* Độ âm điện
Hiện tại có khá nhiều thang đo độ âm điện khác nhau (khoảng 20 thang đo)

nhưng thang đo theo Flo ( = 4) thường hay được sử dụng. Sự biến đổi độ âm điện

của các nguyên tố theo thang đo này (độ âm điện theo Pauling) được trình bày trên

hình 2.2.
CHU KYÌ H
1
Li Be B C N O F
2 1,0 1,5 2,0 2,5 3,0 3,5 4,0
Na Mg Al Si P S Cl
3 0,9 1,2 1,5 1,8 2,1 2,5 3,0

4
K Ca Sc Ti Ge As Se Br
0,81,0 1,31,6 1,7 2,0 2,4 2,8
Rb Sr Y Zr Sn Sb Te I
5 0,81,0 1,31,6 1,8 2,1 2,6
1,7
Cs Ba
6 0,7 0,9

1,0 2,0 3,0 4,0

Hình 2.2. Sự biến đổi độ âm điện theo Pauling

Độ âm điện của các nguyên tố tăng từ trái sang phải theo chu kỳ và nhìn chung

tăng từ dưới lên trên theo phân nhóm. Các nguyên tố s của nhóm I có độ âm điện nhỏ

nhất, các nguyên tố p của nhóm VII có độ âm điện lớn nhất.

* Bán kính nguyên tử và bán kính ion


Sự thay đổi bán kính nguyên tử và bán kính ion (rZ) của các nguyên tố theo số

thứ tự Z có tính chất tuần hoàn: tăng từ trên xuống dưới theo phân nhóm và giảm từ

trái sang phải theo chu kỳ.

41
Cs Fr
Rb
K

7S
5S
Ba
Ce Ra
Na Ca Sr Nd Ac Pa
Li Y LaSm Eu 7S
Sc ThU PuAm
Te Nb Dy Np
3S Ti Cr In
Zr Mn Gd Er Yb Cm
Ga Ru Cf Md
Al
V Mn Fe
K Te Ag Lu
Rh Hf

42
Mg Cu
Co 4P
Zn Cd Sn Ta W Ti
Si Ni Ge
Be Sb
Re OsPt Pb
IrAu
P As HgBi Po
Te I
S
SeBr Al
B Rn
Cl Xe
Kr
C Al
H
N
F O
K Ne

5 10 15 20 25 30 40 50 60 70 80 90 100 Z

Hình 2.3. Sự phụ thuộc bán kính nguyên tử các nguyên tố vào điện tích hạt nhân
Bài tập
2.1. Cho hai nguyên tố A (Z = 8) và B (Z = 24). Viết cấu hình điện tử của A và

B. Cho biết vị trí của chúng trong bảng hệ thống tuần hoàn và phản ứng hoá học xảy

ra giữa chúng.

2.2. Hãy xác định bốn số lượng tử tương ứng với electron cuối của của nguyên

tố có Z = 20. Cho biết vị trí trong bảng hệ thống tuần hoàn (chu kỳ, nhóm). Tính chất

đặc trưng.

2.3. Electron ngoài cùng của một nguyên tử X có:

n = 3, l = 2, m = 1, m s = -1/2.

Hãy viết cấu hình electron và cho biết điện tích hạt nhân Z của nguyên tử X.

2.4. Tính độ dài sóng Dơbrơi:

a) Của chiếc xe nặng 1 tấn, chuyển động với vận tốc 100 km/h.

b) Của một proton có khối lượng là 1,67.10 -24g và động năng E = 1000eV. Biết

1eV = 1,67.10 -19J.

Có kết luận gì về tính sóng hạt của hai vật trên.

2.5. Cấu hình electron của phân lớp ngoài cùng của B là 3p3. Cho điện tích hạt

nhân của Si, P, S, Cl, As lần lượt là 14, 15, 16, 17, 33. B là nguyên tố nào?

2.6. Electron cuối cùng của A có các số lượng tử sau: n = 4, l = 0, m = 0, m s = -

1/2. Xác định số thứ tự của nguyên tố đó?

2.7. Xác định ví trí (Z, chu kỳ, phân nhóm), họ và tên nguyên tố, các mức oxy

hoá dương và âm cao nhất của nguyên tố có công thức electron nguyên tử như sau:

- 1s22s22p63s23p63d54s2

- 1s22s22p63s23p63d54s24p64d105s25p3

- 1s22s22p63s23p63d54s24p64d105s25p65d106s1

2.8. Viết cấu hình electron nguyên tử dưới dạng chữ của các nguyên tố có

Z = 25, 30, 35 và 37 và xác định:

- Chu kỳ, phân nhóm của chúng.

- Nguyên tố kim loại, phi kim.

43
- Số oxi hoá thấp nhất là âm (nếu có) và số oxi hoá dương cao nhất của từng

nguyên tố.

- Cation hay anion nào dễ được tạo thành nhất khi các nguyên tố có Z = 35 và

37 tham gia phản ứng oxi hoá khử ? Hãy viết cấu hình electron của các ion đó.

2.9. Nguyên tố X ở chu kỳ 4 tạo được oxit X2O7 trong đó X có số oxi hoá dương

cao nhất, nguyên tử của nó có 4 lớp electron. Xác định chu kỳ, phân nhóm và viết cấu

hình electron nguyên tử của nó.

2.10. Ion X3+ có phân lớp electron ngoài cùng là 3d 2:

- Viết cấu hình electron của nguyên tử X và ion X3+.

- Xác định điện tích hạt nhân của X3+.

- Xác định chu kỳ, phân nhóm của X.

- Hai electron 3d với những giá trị nào của số lượng tử chính n và số lượng tử

phụ l.

2.11. Ion X2- có phân lớp electron ngoài cùng là 3p 6. Hãy:

- Xác định điện tích hạt nhân Z của nó.

- Xác định chu kỳ, phân nhóm của X.

- Viết công thức oxit ứng với số oxi hoá dương cao nhất của X, công thức phân

tử với H ứng với số oxi hoá thấp nhất là âm của X.

2.12. Nguyên tử của nguyên tố X có 5 electron ở lớp ngoài cùng và thuộc chu

kỳ 4:

- Xác định phân nhóm của X.

- Viết cấu hình electron nguyên tử của R cùng chu kỳ và cùng nhóm (nhưng

khác phân nhóm) với X.

2.13. Electron cuối cùng của nguyên tố X (Z = 20) có các số lượng tử sau:

a) n = 4; l = 0; m = 0; s = 1-/2 b) n = 3; l = 0; m = 0; s = 1/2

c) n = 3; l = 0; m = 0; s = -1/2 d) n = 4; l = 0; m = 0; s = -1/2

e) n = 4; l = 1; m = 0; s = -1/2.

Xác định số thứ tự của nguyên tố đó.

44
2.14. Viết cấu hình electron và vẽ các orbital nguyên tử lớp ngoài cùng của Si

(Z = 14), Fe (Z = 26), Ag (Z = 47), At (Z = 85).

2.15. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học gồm bao nhiêu chu kỳ, bao nhiêu

nhóm A, B? Dựa vào cấu hình electron nguyên tử làm thế nào để biết được một nguyên

tố thuộc chu kỳ nào, nhóm nào, nhóm A hay B?

2.16. Trong số những nguyên tố có số thứ tự sau, những nguyên tố nào ở cùng

một phân nhóm: Z = 10, 14, 18, 19, 20, 26, 28, 30, 32, 37. Xác định phân nhóm của

chúng.

45
Chương 3. LIÊN KẾT HOÁ HỌC
VÀ CẤU TẠO PHÂN TỬ

Mục tiêu:
1. Áp dụng được thuyết VB (Valence Bond) và thuyết MO (Molecular Orbital)
vào việc giải thích sự hình thành liên kết hóa học và viết cấu hình electron
phân tử một số hợp chất hóa học cơ bản.
2. Giải thích được sự lai hóa trong một số hợp chất hóa học cơ bản.

3.1. Một số khái niệm

3.1.1. Liên kết hóa học

Liên kết hóa học là một trong những vấn đề cơ bản của hóa học. Liên kết hóa

học đã được xét đến trong các thuyết đơn giản, thô sơ thời cổ đại cho tới các thuyết

hiện đại ngày nay.

Ở mức độ đại cương ta xét một số vấn đề chủ yếu về liên kết hóa học.

3.1.2. Độ âm điện

Độ âm điện của một nguyên tố là đại lượng đặc trưng cho khả năng của nguyên

tử của nguyên tố đó trong phân tử hút cặp electron dùng chung về phía mình.

Độ âm điện của nguyên tố càng lớn thì khả năng hút cặp electron càng mạnh,

tính phi kim của nguyên tố càng mạnh.

Ví dụ: Trong phân tử HCl: giữa hidro và clo có một cặp electron dùng chung,

chúng bị lệch về phía nguyên tử clo vì clo có độ âm điện lớn hơn hydro nên trong

phân tử HCl, hydro mang điện dương và Clo mang điện tích âm (Hδ+ Clδ-).

Người ta đã xây dựng được thang độ âm điện của các nguyên tố trong đó hydro

có độ âm điện bằng 2,1 và F có độ âm điện cao nhất là 4.

Độ âm điện của một số nguyên tố theo Pauling:

Bảng 3.1 Giá trị độ âm điện của nguyên tử một số nguyên tố nhóm A theo Pau-

linh

46
3.1.3. Một số đặc trưng của liên kết

3.1.3.1. Năng lượng liên kết

Khái niệm: Năng lượng của một liên kết hoá học là năng lượng cần thiết vừa đủ

để phá vỡ liên kết hóa học trong phân tử đó thành nguyên tử ở thể khí.

Ví dụ: Năng lượng của liên kết (H-H) trong phân tử H2 chính là hiệu ứng nhiệt

của quá trình: H2 (k) → H (k) + H (k); H = 104,2 kcal/mol

Năng lượng liên kết đặc trưng cho độ bền của liên kết, năng lượng liên kết càng

lớn thì liên kết càng bền.

Năng lượng liên kết trung bình:

Trong hóa học có nhiều trường hợp một phân tử có đồng thời nhiều liên kết,

chẳng hạn CH4 có 4 liên kết C – H.

Thực nghiệm cho biết, năng lượng liên kết C – H ở mỗi liên kết trong CH4 như

sau:

CH4 ⎯→ CH3 + H ; EH3 C − H = 101 kcal.mol -1

CH3 ⎯→ CH2 + H ; EH2 C − H = 88 kcal.mol -1

CH2 ⎯→ CH + H ; EH C − H = 123 kcal.mol -1

CH ⎯→ C + H; EC − H = 80 kcal.mol -1

47
Năng lượng nguyên tử hóa của CH4 (392 kcal.mol -1), chỉ cho biết tổng năng

lượng phân ly của các liên kết trên.

Từ năng lượng nguyên tử hóa của CH4 ta dễ dàng tính ra năng lượng phân ly

trung bình cho một liên kết C – H


EA
̅C – H =
E = 98 kcal.mol-1
4

Trong trường hợp chung, đối với phân tử ABn ta có


EA
̅A – B =
E
n
̅A – B đáng lẽ được gọi là năng lượng phân ly liên kết trung bình
Năng lượng E

của liên kết A – B người ta còn gọi vắng tắt là năng lượng liên kết A – B trung bình.

3.1.3.2. Góc liên kết

Góc liên kết là góc tạo bởi 2 nửa đường thẳng xuất phát từ hạt nhân của một

nguyên tử và đi qua hạt nhân của 2 nguyên tử khác liên kết trực tiếp với nguyên tử

trên.

Ví dụ: Trong phân tử nước, góc liên kết HOH = 104030'.

3.1.3.3. Độ dài liên kết

Độ dài liên kết được xác định bởi khoảng cách giữa 2 hạt nhân của hai nguyên

tử tham gia liên kết, nếu các nguyên tử tham gia liên kết như nhau, thì liên kết càng

bền khi độ dài liên kết càng nhỏ.

Ví dụ: Phân tử F2 Cl2 Br2 I2

Độ dài liên kết X - X (A0) 1,42 1,99 2,28 2,68

3.1.3.4. Mômen lưỡng cực của phân tử

Trong nguyên tử, các electron bao quanh hạt nhân được phân bố hoàn toàn đối

xứng khắp mọi phía nên trọng tâm của các điện tích trùng với tâm của hạt nhân (trọng

tâm của điện tích dương).

Trong phân tử, trọng tâm của các điện tích âm và dương có thể trùng nhau hoặc

không trùng nhau.

48
- Nếu trọng tâm điện tích âm và trọng tâm điện tích dương trong phân tử trùng

nhau ta có phân tử không phân cực.

Ví dụ: Phân tử H2, N2, F2 …

- Nếu trọng tâm điện tích âm và dương không trùng nhau thì ta có phân tử phân

cực. Lúc này phân tử có một mômen lưỡng cực, ký hiệu là µ, có đơn vị đo là Debye

(D).

l: độ dài lưỡng cực

µ: được tính theo công thức µ = δ.l

Nếu δ = e = 4.8.10 -10(đvtd CGS) và l = 1A0 (10-8cm).

Thì µ = 4,8.10-18 (đvtd.cm)

Thông thường µ có giá trị từ 0 đến 10.10-18 đvtd cm nên người ta chọn 1.10-18

đvtd cm làm đơn vị của µ và được gọi là Debye. Mômen lưỡng cực của phân tử được

xác định bằng thực nghiệm. Mômen lưỡng cực của phân tử cộng hoá trị nằm trong

khoảng 0 - 4D và của các phân tử ion nằm trong khoảng 4 - 11D.

Mômen lưỡng cực của một số phân tử:

Phân tử: KCl KBr KI HCl HBr HI

µ(D): 0,8 8,2 9,2 1,07 0,79 0,38

3.2. Liên kết ion

Nhà vật lý học người Đức Kossel nhận thấy rằng trong nhiều hợp chất các

nguyên tử có xu hướng mất đi hay nhận thêm một hoặc vài electron để có cấu hình

bền của khí hiếm ngay trước hay sau chúng trong bảng hệ thống tuần hoàn. Từ đó ông

cho rằng có một loại liên kết hoá học được hình thành trong phân tử gọi là liên kết

ion.

3.2.1. Định nghĩa

Liên kết ion là liên kết được hình thành do lực hút tĩnh điện giữa các ion mang

điện tích trái dấu.

Ví dụ: Na + Cl → Na + + Cl- → NaCl

Những hợp chất tạo nên bằng cách này gọi là hợp chất ion.

49
3.2.2. Điều kiện tạo thành liên kết ion

Độ âm điện của 2 nguyên tử tham gia liên kết phải khác nhau nhiều (hiệu số độ

âm điện ≥ 1,7).

3.2.3. Đặc điểm của liên kết ion

- Liên kết ion không có tính định hướng.

- Liên kết ion không có tính bão hoà.

Do hai tính chất này mà các phân tử hợp chất ion có khuynh hướng tự kết hợp

lại mạnh mẽ, các phân tử ion riêng lẻ chỉ tồn tại ở nhiệt độ cao. Còn ở nhiệt độ thường,

mọi hợp chất ion đều tồn tại ở trạng thái rắn, có cấu trúc tinh thể và toàn bộ tinh thể

được xem như một phân tử khổng lồ.

Ví dụ: muối, oxit kim loại, hidroxit kim loại thường là các hợp chất ion.

3.3. Liên kết cộng hoá trị

Trong 2 kiểu liên kết chính của phân tử, liên kết ion được giải thích bằng thuyết

tĩnh điện của Kossel còn liên kết cộng hoá trị đã là đối tượng nghiên cứu của nhiều

nhà khoa học suốt từ thế kỷ 19 đến nay. Trong số các thuyết này có thể kể đến 2 quan

điểm chủ yếu là quan điểm của Lewis và quan điểm của cơ học lượng tử.

3.3.1. Thuyết Lewis về liên kết cộng hoá trị

Theo Lewis khi nguyên tử của 2 nguyên tố có độ âm điện xấp xỉ nhau tham gia

liên kết, chúng sẽ góp chung các electron làm thành cặp electron dùng chung cho cả

2 nguyên tử, khi đó chúng cũng có được cấu hình bền vững của khí hiếm, liên kết này

gọi là liên kết cộng hoá trị. Mỗi cặp electron dùng chung tạo thành một liên kết.

Ví dụ:

Mỗi cặp electron dùng chung được kí hiệu bằng một vạch ngang gọi là vạch hoá

trị.

- Nếu độ âm điện của 2 nguyên tử tạo liên kết bằng nhau, cặp electron dùng

chung được phân bố đều giữa 2 nguyên tử, ta có liên kết cộng hoá trị không phân cực

(H2, Cl2 …)

50
- Nếu độ âm điện của hai nguyên tử tạo liên kết hơi khác nhau, cặp electron

dùng chung sẽ bị lệch về phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn, ta có liên kết cộng

hoá trị phân cực (HCl).

* Hoá trị của một nguyên tố trong liên kết cộng hoá trị: là số liên kết hình thành

giữa một nguyên tử của nguyên tố đó với các nguyên tử khác trong phân tử.

Ví dụ: Trong CO2, NH3, HCl

Clo và hydro có hoá trị 1, oxi có hoá trị 2, nitơ có hoá trị 3 và cacbon có hoá trị

4.

Thuyết Lewis đã giải thích khá đơn giản, dễ hiểu về sự tạo thành liên kết giữa

các nguyên tử trong phân tử, giải thích được các trạng thái hoá trị của nguyên tố trong

các hợp chất. Tuy nhiên thuyết này cũng gặp một số hạn chế và không giải thích được

từ tính của một số chất.

3.3.2. Quan điểm của cơ học lượng tử về liên kết cộng hoá trị

Hai thuyết gần đúng của cơ học lượng tử được sử dụng rộng rãi để giải thích

bản chất của liên kết cộng hoá trị là thuyết liên kết hoá trị, viết tắt là V.B (Valence

Bond) và thuyết orbital phân tử, viết tắt là M.O (Molecular orbital).

3.3.2.1. Thuyết liên kết hoá trị (V.B)

Thuyết VB dùng sự xen phủ của các orbital nguyên tử (AO) để mô tả sự tạo

thành các liên kết. Tùy theo tính đối xứng của vùng xen phủ giữa các AO tham gia

liên kết đối với trục liên kết (trục nối với tâm 2 hạt nhân), người ta phân biệt liên kết

xích ma (σ) và liên kết (π).

Hình 3.1. Sự xen phủ tạo thành liên kết 

* Liên kết σ: Nếu sự xen phủ các AO xảy ra trên trục liên kết thì liên kết này

gọi là liên kết σ. Khi đó phần xen phủ trong liên kết σ sẽ nhận trục nối giữa 2 hạt nhân

làm trục liên kết.

51
* Liên kết π: Nếu giữa 2 nguyên tử xuất hiện liên kết đôi hoặc liên kết 3, thì các

liên kết thứ 2, 3 do các đám mây p còn lại định hướng theo phương vuông góc với

trục nối giữa 2 hạt nhân nguyên tử, các đám mây xen phủ ở 2 bên trục liên kết gọi là

liên kết π.

Ví dụ: phân tử nitơ (N2) có một mối liên kết σ và 2 mối liên kết π.

Hình 3.2. Sự xen phủ tạo thành liên kết  và n

Vậy liên kết π được tạo thành do sự xen phủ các AO hoá trị ở 2 phía trục liên

kết.

Giữa 2 nguyên tử liên kết với nhau trong phân tử bao giờ cũng chỉ tồn tại một

liên kết σ và số liên kết π có thể có là 0, 1, 2.

* Luận điểm cơ bản của thuyết VB:

- Bài toán phân tử hydro:

Khi áp dụng cơ học lượng tử để giải quyết vấn đề bản chất của liên kết hoá học,

năm 1927 hai nhà bác học W.Heiler và F. London đã giải bài toán tính năng lượng

liên kết trong phân tử hydro H2.

Kết quả việc giải bài toán này cho thấy: Liên kết giữa 2 nguyên tử hydro được

hình thành khi 2 electron của 2 nguyên tử hydro có spin ngược chiều nhau ghép đôi

với nhau. Khi đó năng lượng của phân tử hydro thấp hơn năng lượng của hai nguyên

tử hydro cô lập và mức năng lượng của hai phân tử thấp nhất khi khoảng cách giữa 2

tâm của hai nguyên tử hydro là 0,74A0. Khi hình thành liên kết, mật độ mây electron

ở khu vực không gian giữa hai hạt nhân tăng lên giống như hai đám mây xen phủ lên

nhau, do đó mật độ điện tích âm của khu vực đó tăng lên, nên hút hai hạt nhân lại với

nhau và liên kết chúng lại, tức là xuất hiện liên kết giữa 2 nguyên tử hydro để tạo

thành phân tử hydro (H2).

52
Từ các kết quả này đã rút ra được luận điểm cơ bản của thuyết VB như sau:

- Hóa trị của nguyên tố theo phương pháp cặp electron liên kết

Hóa trị của một nguyên tố có thể có bằng số electron độc thân trong nguyên tử

của nó.

Ví dụ: N (Z = 7): 1s22s22p3:

N có 3e độc thân ở trạng thái cơ bản, nên nó có hóa trị 3.

S (N = 16): 1s22s22p63s23p4. S ở trạng thái cơ bản có 2e độc thân ở 3p:

, vậy nó có hóa trị 2, chẳng hạn trong phân tử H2S.

S còn thể hiện hóa trị 4 (chẳng hạn trong SF4) và hóa trị 6 (SF6). Các trường hợp

này được giải thích như sau: Ở lớp ngoài cùng (lớp M ứng với n = 3) nguyên tử S còn

5 AO3d trống, các electron đã ghép đôi ở các AO trong cùng một lớp đó khi bị kích

thích có thể nhảy ra AO3d làm số electron độc thân tăng lên. Năng lượng gây ra sự

kích thích này được bù bằng năng lượng tạo liên kết hóa học. S có hai trạng thái kích

thích như sau:

S*: : 4e độc thân  hóa trị 4

S**: : 6e độc thân  hóa trị 6.

Cần nhớ rằng sự kích thích này chỉ xảy ra trong cùng một lớp, vì electron nhảy

từ lớp trong ra lớp ngoài đòi hỏi năng lượng quá lớn không được đền bù bằng sự tạo

thành liên kết.

Ví dụ: N đã xét ở trên chỉ có hóa trị 3, chẳng hạn trong phân tử NCl3 electron ở

2s không thể nhảy ra lớp thứ 3 để tạo ra 5e độc thân được, nên ta không gặp phân tử

NCl5. Trong khi đó P cùng nhóm với N lại tạo ra được các phân tử PCl3 và PCl5.

Từ sự khảo sát trên ta thấy rằng số liên kết cộng hóa trị của một nguyên tố là có

hạn và người ta nói rằng liên kết công hóa trị có tính bão hòa.

- Tính định hướng của liên kết cộng hóa trị:

Các nguyên tử trong phân tử liên kết với nhau theo hướng có sự xen phủ các AO

hóa trị là rất lớn. Đó là tính định hướng của liên kết cộng hóa trị. Từ tính định hướng

này ta có thể dự đoán được cấu trúc hình học của một số phân tử.

53
Ví dụ: H2S, S có hai electron độc thân ở 3p4, hai electron này tạo thành hai liên

kết với nguyên tử hidro theo hướng các trục tọa độ, ở đó sự xen phủ là lớn nhất.

Như vậy phân tử H2S có hình góc và góc liên kết các liên kết HSH gần bằng 900.

+ Liên kết cho – nhận:

Là liên kết cộng hóa trị nhưng cặp electron liên kết chỉ do một nguyên tử cung

cấp. Để có thể tạo được liên kết này một nguyên tử (hoặc ion) phải có cặp electron

hóa trị chưa tham gia liên kết, còn nguyên tử (hoặc ion) kia còn AO hóa trị trống.

Ví dụ:

⎯→

Liên kết cho – nhận được biểu diễn bằng mũi tên, mũi tên hướng từ N sang H+

vì N là phần tử cho, còn H+ là phần tử nhận cặp electron để tạo liên kết. Một ví dụ

khác: Ví dụ:

⎯→

Trong trường hợp này F- là phần tử cho, B là phần tử nhận cặp electron.

Liên kết cho – nhận được hình thành đôi khi do sự sắp xếp lại các electron của

phần tử nhận để tạo ra AO hóa trị trống.

Ví dụ:

⎯→

Ở đây trong nguyên tử O có sự sắp xếp lại electron để tạo ra một AO hóa trị

trống tạo điều kiện cho việc nhận cặp electron liên kết.

⎯→

Năng lượng dùng cho sự sắp xếp lại này được bù bằng năng lượng tạo liên kết.

- Hóa trị và cộng hóa trị của nguyên tố

54
Như đã xét ở trên, hóa trị của một nguyên tố có thể có được tính bằng số electron

độc thân trong nguyên tử của nó ở trạng thái cơ bản và trạng thái kích thích có thể xảy

ra. Nhưng sự tạo liên kết cho – nhận đã làm tăng hóa trị của nguyên tố lên.

Ví dụ: Xét theo số electron độc thân, N chỉ có hóa trị 3, chẳng hạn trong NH3,

nhưng trong NH4+ nitơ có hóa trị 4. Để phân biệt hai trường hợp này người ta nói rằng

N có hóa trị 3, nhưng có cộng hóa trị là 4.

Tương tự, B có hóa trị 3 (trong BF3) nhưng có cộng hóa trị 4 (trong BF4-).

- Cộng hóa trị lớn nhất của các nguyên tố

- Trong các ion NH4+ và BF4- đã xét ở trên, N và B đều có cộng hóa trị bằng 4.

Đó là cộng hóa trị cao nhất của chúng, vì N và B đều ở chu kỳ 2, đều có 4 AO hóa trị

(1 AO 2s và 3 AO 2p), mỗi AO hóa trị chỉ có thể tạo được một liên kết cộng hóa trị.

Vậy các nguyên tố ở chu kỳ 2 không thể tạo được số liên kết cộng hóa trị lớn hơn 4.

- Từ chu kỳ 3 trở đi, số AO hóa trị của các nguyên tử nhiều hơn nên cộng hóa

trị của các nguyên tố cũng tăng lên.

Ví dụ: Trong SiF62- có sáu liên kết cộng hóa trị (trong đó có hai liên kết cho –

nhận). Trong PF6- cũng có sáu liên kết cộng hóa trị (trong đó có một liên kết cho –

nhận).

* Thuyết lai hoá orbital:

Khái niệm lai hoá được Pauling đưa ra trong khuôn khổ thuyết VB để giải thích

sự hình thành liên kết trong phân tử CH4, BeF2 … và các hợp chất tương tự.

Theo Pauling khi tham gia liên kết các AO hoá trị của các nguyên tử tham gia

đồng thời bằng cách trộn lẫn với nhau trước khi đi vào liên kết. Hay nói cách khác là

các AO tổ hợp với nhau thành các tổ hợp tốt nhất để tạo liên kết bền nhất. Các tổ hợp

đó là các hàm sóng tương đương nhau, có năng lượng và hình dạng giống nhau và

được định hướng rõ rệt trong không gian.

Điều kiện để các AO lai hoá bền là:

- Năng lượng của các AO tham gia lai hoá phải xấp xỉ nhau.

- Năng lượng của các AO tham gia lai hoá thấp.

55
- Độ xen phủ các AO lai hoá với các AO của các nguyên tử khác tham gia liên

kết phải lớn.

Các kiểu lai hoá giữa các AO ns và np.

- Lai hoá sp (lai hóa đường thẳng): đó là sự tổ hợp giữa một AOs và một AOp

thuộc cùng một lớp nguyên tử, tạo thành 2 orbital lai hoá sp có năng lượng tương

đương và hình dạng giống nhau, trục đối xứng của 2 AO lai hoá này tạo với nhau một

góc 1800.

Trường hợp lai hoá này thường xảy ra trong nguyên tử khi tạo thành các hợp

chất có dạng đường thẳng như BeF2, BeH2, BeCl2, CO2, C2H2 …

Ví dụ:

Xét sự tạo thành liên kết trong phân tử BeF2.

Be (Z = 4): 1s2 2s2

Trạng thái cơ bản

Trạng thái kích thích

Hai AO lai hoá sp tạo thành của Be sẽ xen phủ với 2 AO hoá trị của 2 nguyên

tử F (2py) để tạo thành 2 liên kết Be - F với góc liên kết FBeF = 1800.

F:

Hình 3.3. Sự lai hóa Sp và sự hình thành liên kết trong phân tử BeF2

- Lai hoá sp2 (Lai hoá tam giác):

56
Là sự lai hoá giữa 1AOs với 2AOp tạo ra 3AO lai hoá sp2 nằm trong cùng một

mặt phẳng, trục đối xứng của chúng tạo với nhau một góc là 1200 hướng về 3 đỉnh

của một tam giác đều.

Lai hoá sp2 được dùng để giải thích cấu trúc hình học của các phân tử BH3, BF3,

BCl3, SO2, SO3 và giải thích liên kết đôi của các nguyên tử C trong các hợp chất hữu

cơ.

Ví dụ: Xét sự tạo thành liên kết trong phân tử C2H4

C (Z = 6)

Trạng thái cơ bản

Trạng thái kích thích

Hình 3.4. Sự lai hóa Sp2 và sự hình thành liên kết trong phân tử C2H4

Mỗi nguyên tử C tham gia lai hoá tạo ra 3AO lai hoá sp2. Giữa 2 nguyên tử C

liên kết với nhau bằng sự xen phủ của 2AO lai hoá sp2 tạo ra liên kết σC-C, sau đó

2AO sp2 của mỗi nguyên tử C sẽ tạo 2 liên kết σC-H với các AO1s của 2 nguyên tử

hydro dọc theo trục liên kết tạo ra bộ khung của phân tử. Ở mỗi nguyên tử C còn lại

1AOp chưa lai hoá (có chứa 1 electron độc thân). Vì vậy tạo được một liên kết π với

nhau theo phương vuông góc với trục liên kết có góc hoá trị là 1200.

- Lai hoá sp3 (lai hoá tứ diện)

Đó là sự lai hoá giữa 1AOs và 3AOp tạo ra 4AO lai hoá sp 3 hoàn toàn giống

nhau tạo thành phân tử có cấu trúc tứ diện hoặc gần tứ diện như CH4, CCl4, SiCl4,

H2O, NH3 … với góc hoá trị là 109028' hoặc gần với góc đó.

57
Hình 3.5. Sự lai hóa Sp3

Ví dụ: Xét sự tạo thành liên kết trong phân tử CH4

C (Z = 6)

Trạng thái cơ bản

Trạng thái kích thích

Trong phân tử CH4, nguyên tử C liên kết với 4 nguyên tử H bằng sự xen phủ

giữa 4AO lai hoá sp3 của C với các AO 1s của hydrô tạo ra các liên kết σ C-H, phân

tử CH4 có dạng tứ diện đều với tâm là C và 4 nguyên tử H ở 4 đỉnh, góc liên kết H-C-

H = 109028'.

Hình 3.6. Sự hình thành liên kết trong phân tử CH4

3.3.2.2. Thuyết orbital phân tử (MO)

a. Luận điểm cơ bản của phương pháp MO:

Mỗi electron trong phân tử được coi như chuyển động trong một điện trường do

các hạt nhân nguyên tử và các electron còn lại gây ra. Trạng thái của mỗi electron

58
được mô tả bằng hàm sóng gọi là orbital phân tử (MO). Trạng thái của toàn bộ phân

tử được xác định bởi hàm sóng toàn phần của phân tử.

Bài toán phân tử qui về việc xác định các MO và các mức năng lượng tương ứng

của chúng, xây dựng giản đồ mức năng lượng của các MO, sau đó sắp xếp electron

vào các MO theo những qui tắc thích hợp để thu được cấu hình electron của phân tử.

Trong phép gần đúng thứ nhất (gần đúng Born – Oppen – Heimer) người ta coi

các hạt nhân là đứng yên và giải phương trình Schrodinger:

H = E

H là toán tử Hamilton, E là trị riêng của năng lượng,  là hàm số riêng mô tả

trạng thái 1 electron. Ta sẽ lần lượt khảo sát các phân tử từ đơn giản đến phức tạp.

b. Phân tử 2 nguyên tử có hạt nhân giống nhau (phân tử đồng hạch):

Ví dụ phân tử H2+. Ta có thể giải thích chính xác bài toán cơ học lượng tử cho

phân tử này.

Từ hình (3.7) ta viết được biểu thức của toán tử Hamilton:

h2 e2  1 1 1 
H= –  − − + 
4 0  r1 r2 r 
+
2m
động năng thế năng

Phương trình Schrodinger: Hình 3.7. Phân tử H2+

H = E

Để lập MO người ta dùng phương pháp tổ hợp tuyến tính các orbital nguyên tử

(AO) dựa trên quan niệm sau: Trong phân tử hạt nhân 1 và hạt nhân 2 nằm cách nhau

một khoảng cách r xác định. Khi electron chuyển động gần hạt nhân 1, nó chịu tác

động chủ yếu của hạt nhân 1 và trạng thái electron được mô tả bởi hàm sóng 1 của

nguyên tử thứ 1 (1 là hàm sóng 1s của nguyên tử 1) nhưng chịu một nhiễu loạn nào

đó gây ra bởi hạt nhân thứ 2, nên phải có một số hạng bổ sung vào biểu thức của MO.

Tương tự như vậy, khi electron chuyển động gần hạt nhân thứ 2 trạng thái của nó được

mô tả bởi hàm 2 của nguyên tử thứ 2 (là hàm sóng 1s của nguyên tử thứ 2) có bổ

sung một số hạng biểu thị sự nhiễu loạn gây ra bởi hạt nhân thứ 1. Từ đó ta có thể

xem MO  như tổ hợp tuyến tính của các AO 1 và 2.

59
 = a1 1 + a 2 2
2 2
Các hệ số a1 và a2 là trọng lượng thống kê của 1 và 2. a 1 và a2 là xác suất

để electron trong phân tử được mô tả bởi 1 hay 2. Vì 2 hạt nhân 1 và 2 giống nhau

nên:

a 12 = a 22 hay a1 =  a2
Ta ký hiệu

+ = a1(1 + 2), – = a1(1 – 2)

với:

1 1 1 1
1 = . 3 / 2 e − r1 / a , 2 = . 3 / 2 e − r2 / a
 a  a

1, 2 được gọi là các AO hoá trị, đó là các AO có mức năng lượng cao nên

electron tại đó liên kết yếu với hạt nhân, dễ tham gia các mối liên kết hoá học.

Xét các hàm sóng. Do điều kiện chuẩn hoá:

  d
2 2 2
= a1 + a2 + 2a1a2S = 1

Cuối cùng ta tìm được biểu thức của 2 hàm sóng MO:

1  +
+ = (1 + 2) ứng với E+ =
2(1 + S) 1+ S

1 − 
+ = (1 – 2) ứng với E– =
2(1 − S) 1+ S

Nếu bỏ qua tích phân xen phủ S, ta được biểu thức:

1
+ = (1 + 2) E+ =  + 
2

1
– = (1 – 2) E– =  – 
2

Việc nghiên cứu lí thuyết cho thấy  = 2S, S dương, ,  âm.

* MO liên kết và MO phản liên kết:

Khi đã biết các AO  1 và 2, có thể tính các tích phân ,  và S. Những tích

phân này thụ thuộc vào khoảng cách r giữa 2 hạt nhân. Khi đó có thể vẽ đồ thị biểu

60
diễn sự phụ thuộc của E+ và E– vào r (E+ và E– là hàm của r). Khi r → thì → 0, S

→ 0 nên E+ và E– bằng 0)

E+ đi qua cực tiểu tại một giá trị ro của r, chứng tỏ có sự tồn tại phân tử bền H2+.

E
E

E r
r

E
Hình 3.8. Kết quả tính toán năng lượng đối với hàm + và -

Ngược lại E– không có một cực tiểu nào và luôn luôn > 0.

Người ta gọi làm sóng MO + (tương ứng với năng lượng E+) là orbital phân tử

liên kết. Hàm – (tương ứng với E–) là MO phản liên kết.

Giản đồ các MO: biểu diễn sự tổ hợp 2 AO 1s thành 2 MO s* và s với các mức

năng lượng của 2 MO là mức  -  và mức  + 

Hình 3.9. Giản đồ năng lượng các MO

Sự phân bố electron vào các MO: cũng tuân theo những qui tắc như trong nguyên

tử:

- Nguyên lý Pauli: Trong một MO chỉ có thể có tối đa 2 electron có spin đối

song với nhau. (ms = +1/2 và m s = -1/2)

- Nguyên lí vững bền: Các electron lần lượt xếp vào các MO có mức năng lượng

từ thấp tới cao.

- Qui tắc Hund: Khi electron xếp vào các MO có cùng mức năng lượng thì có

khuynh hướng chiếm một số lớn MO sao cho số electron độc thân cực đại.

Các đặc trưng của liên kết cộng hoá trị trong phương pháp MO:

61
- Chỉ số liên kết hay độ bội của liên kết (N).

1
N= (n – n*)
2
n: tổng số các electron trên các MO liên kết.

n*: tổng số các electron trên các MO phản liên kết.

N = 0 thì liên kết không tồn tại nghĩa là không có chất đó.

Nlk ≤ 0; liên kết không hình thành, hệ không tồn tại.

Nlk > 0; liên kết hình thành, hệ tồn tại.

Nlk = 1 ⎯→ có thể coi là có liên kết đơn.

Nlk = 2 ⎯→ có thể coi là có liên kết đôi.

Nlk = 3 ⎯→ có thể coi là có liên kết ba.

* Luận điểm cơ bản của thuyết MO:

- Trong phân tử các electron chuyển động trên các hàm sóng chung của phân tử

gọi là các MO.

- Các MO được thành lập từ sự tổ hợp các AO của hai nguyên tử trong phân tử

- Các AO tham gia tổ hợp phải phù hợp nhau về mặt tính đối xứng và có mức

năng lượng xấp xỉ nhau, khi tham gia tổ hợp chúng phải xen phủ nhau rõ rệt.

- Số MO thu được bằng số AO tham gia tổ hợp các MO thu được sắp xếp theo

thứ tự tăng dần mức năng lượng.

Từ đó ta xây dựng được giản đồ mức năng lượng và viết được cấu hình electron

của phân tử.

Như vậy theo thuyết này, bài toán phân tử qui về việc xác định các MO và các

mức năng lượng tương ứng của chúng.

* Bài toán ion phân tử H2+

Ion phân tử H2+ là đối tượng nghiên cứu cơ bản và đơn giản nhất của thuyết MO.

Vì hai nguyên tử trong phân tử giống nhau nên các AO hoá trị của chúng đều giống

nhau, nghĩa là chúng có cùng tính chất đối xứng. Trong trường hợp này sự tổ hợp

nAO sẽ cho ra n/2 MO liên kết có năng lượng thấp hơn, và n/2 MO phản liên kết có

năng lượng cao hơn năng lượng của các AO nguyên tử trong tổ hợp.

62
Giải phương trình Schrodinger đối với hàm này người ta đã tìm được hai nghiệm

là:

+ MO phản liên kết σ*s ứng với năng lượng cao hơn (có mật độ electron ở

khoảng giữa 2 hạt nhân nhỏ).

+ MO liên kết σs ứng với năng lượng thấp hơn khi ở trạng thái nguyên tử (có sự

tập trung mật độ e ở khoảng giữa 2 hạt nhân cao).

Sự tổ hợp các AO tạo thành các MO thường được biểu diễn trên giản đồ gọi là

giản đồ năng lượng các MO.

Hình 3.10. Cấu hình điện tử của H2

Ta có giản đồ mức năng lượng theo thuyết MO của ion phân tử H2+ như sau:

Ta thấy trên giản đồ khi tạo thành phân tử H2+ năng lượng của hệ có giảm hơn

năng lượng của các nguyên tử và ion riêng lẻ nghĩa là hệ H2+ bền hơn hệ H và H+

riêng lẻ.

Từ đó ta có thể viết được cấu hình electron của H2+ là σs1

* Thuyết MO và phân tử hai nguyên tử đồng hạch thuộc chu kỳ 2

Đối với nguyên tố chu kỳ 2, có các AO hoá trị là ns và np.

- Giản đồ các MO:

Giản đồ 1: Đối với các nguyên tố cuối chu kỳ 2 từ O đến Ne.

63
Hình 3.11. Giản đồ năng lượng các MO (O đến Ne)

Thứ tự mức năng lượng của phân tử A2 các nguyên tử cuối chu kỳ 2 từ O đến

Ne tương ứng với giản đồ 1:



σ1s σ1s σ2s σ∗2s σz πx =πy π∗x =π∗y σ∗z

Giản đồ 2: Đối với các nguyên tố đầu chu kỳ (từ Li đến N):

64
Hình 3.12. Giản đồ năng lượng các MO (Li đến N)

Thứ tự mức năng lượng của phân tử A2 các nguyên tử đầu chu kỳ 2 (Li đến N)

tương ứng với giản đồ 2:



σ1s σ1s σ2s σ∗2s πx =πy σz π∗x =π∗y σ∗z

* Tính chất từ của phân tử: Về mặt từ tính người ta phân biệt chất thuận từ và

chất nghịch từ:

- Những chất có chứa electron độc thân trong phân tử gọi là các chất thuận từ.

- Những chất không có chứa electron độc thân trong phân tử gọi là chất nghịch

từ.

Từ cấu hình electron của phân tử ta có thể dự đoán tính chất từ của chúng.

*Liên kết phối trí: Là liên kết cộng hoá trị mà cặp electron dùng chung chỉ do

một nguyên tử đưa ra, nguyên tử này gọi là nguyên tử cho. Ở đây có sự chuyển cặp

electron tự do của nguyên tử cho và orbital trống của nguyên tử nhận. Liên kết phối

trí được kí hiệu bằng một mũi tên hướng từ nguyên tử cho sang nguyên tử nhận.

Ví dụ: H3 N: + H + = [H3 N ∶ H]+ 

3.4. Tương tác giữa các phân tử

Ngoài các liên kết chính đã xét như liên kết ion, liên kết cộng hoá trị; còn có các

tương tác giữa các phân tử như liên kết hydro, lực Vanderwaals.

65
3.4.1. Liên kết hydro

Nguyên tử hydro ngoài khả năng tham gia liên kết cộng hoá trị thông thường,

còn có khả năng tạo một mối liên kết thứ hai với một nguyên tử khác có độ âm điện

lớn và kích thước nhỏ. Mối liên kết thứ hai này kém bền hơn nhiều so với liên kết

cộng hoá trị thông thường và được gọi là liên kết hydro, kí hiệu bằng dấu ba chấm

(…)

Ví dụ:

- Liên kết hydro liên phân tử

Trong phân tử HF, nguyên tử H sau khi liên kết với nguyên tử F bằng một liên

kết cộng hoá trị còn hình thành mối liên kết thứ hai (liên kết hydro) với nguyên tử F

của phân tử HF khác tạo nên phân tử liên hợp (HF)n.

- Liên kết hydro nội phân tử

* Ảnh hưởng của liên kết hydro đến tính chất của các chất

- Làm tăng nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các chất do liên kết hydro tạo

nên lực hút giữa các phân tử, gây nên sự trùng hợp phân tử làm phân tử lượng trung

bình của các chất tăng nên nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các chất tăng.

Ví dụ: Chất M T 0nc (0C) T0s (0C)

HF 20 -83 19,5

HCl 36,5 -112 -84,9

- Làm giảm độ điện li, giảm tính axit của các chất.

66
Ví dụ: Trong dãy HX các axit HCl, HBr, HI là các axit mạnh nhưng do trong

các phân tử HF có liên kết hydro liên phân tử nên HF là chất điện li yếu và có tính

axit trung bình.

- Làm tăng độ tan của các chất: liên kết hydro giữa các phân tử chất tan và dung

môi làm độ tan của các chất tăng do dễ hình thành solvat.

Ví dụ: Giữa rượu và nước có liên kết hydro nên rượu tan vô hạn trong nước,

trong khi ete (ROR) không tan trong nước do giữa ete và nước không có liên kết hidro.

Sự hình thành liên kết hydro liên phân tử cho phép giải thích tính dễ hoà tan của các

hợp chất có nhóm phân cực trong những dung môi phân cực như nước, rượu,…

Ngoài ra liên kết hydro liên phân tử còn làm giảm tính bazơ của các chất và gây

nên sự biến đổi bất thường về khối lượng riêng.

3.4.2. Lực Vanderwaals

Là lực tương tác giữa các phân tử, nó có bản chất tĩnh điện. Lực Vanderwaals

càng lớn thì mômen lưỡng cực của phân tử, kích thước và khối lượng của phân tử

càng lớn. Lực Vanderwaals bé hơn với năng lượng của liên kết ion và liên kết cộng

hoá trị nên nó chỉ có ảnh hưởng chủ yếu đến một số tính chất lý học của các chất.

Ví dụ: Theo dãy F2, Cl2, Br2, I2 thì kích thước và khối lượng tăng từ đầu đến

cuối dãy nên lực vaderwaals tăng dần do đó nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy của

các chất này tăng dần.

3.5. Sơ lược về trạng thái tập hợp của các chất

Các chất tồn tại ở ba trạng thái thông thường là: rắn, lỏng, khí

3.5.1. Trạng thái khí

Đặc trưng bởi khoảng cách giữa các phân tử lớn, các phân tử ở xa nhau, chúng

chuyển động tự do hỗn loạn theo đủ mọi phương và có thể nén chúng để đưa các phân

tử này lại gần nhau. Vì vậy các chất khí có thể giãn nở và cũng có thể bị nén nên

chúng gây ra áp suất lên bình vật chứa. Trạng thái và tính chất vật lý của các chất khí

tuân theo các định luật riêng về chất khí.

3.5.2. Trạng thái lỏng

67
Đặc trưng bởi khoảng cách giữa các phân tử nhỏ hơn, các phân tử có thể chuyển

động tự do nhưng không thể nén ép cơ học để giảm thể tích của chúng. Trạng thái

lỏng linh động, không có hình dạng riêng, dưới tác dụng của nhiệt, các phân tử chất

lỏng có thể rời khỏi trạng thái lỏng và chuyển thành hơi (gọi là sự bay hơi). Ngược

lại cũng bằng tác dụng đó có thể cố định các phân tử và chuyển chất lỏng thành trạng

thái rắn.

3.5.3. Trạng thái rắn

Ngay ở điều kiện thường nhiều chất tồn tại ở trạng thái rắn. Đặc trưng của trạng

thái này là các phân tử ở gần nhau đến mức không thể chuyển động tự do, chúng chỉ

dao động quanh một vị trí cân bằng nào đó vì vậy chất rắn có khả năng giữ được hình

dạng của nó. Về mặt cấu trúc chất rắn gồm 2 dạng là chất rắn tinh thể và chất rắn vô

định hình.

* Chất rắn tinh thể: trong tinh thể, các hạt (nguyên tử, phân tử, ion, nhóm nguyên

tử …) được sắp xếp theo một trật tự hoàn toàn xác định, chúng hầu như không chuyển

dịch tịnh tiến mà chỉ dao động chung quanh vị trí cân bằng. Chất rắn tinh thể có nhiệt

độ nóng chảy xác định.

* Chất rắn vô định hình: là chất rắn mà phân tử sắp xếp hỗn độn gần với trạng

thái lỏng, tuy vậy nó cũng khác với trạng thái lỏng là hạt của chất vô định hình không

có chuyển động tịnh tiến và chuyển động quay. Chất vô định hình không có nhiệt độ

nóng chảy xác định khi bị đun nóng nó mềm ra, nhão dần rồi hoá lỏng, dưới tác dụng

của các lực bên ngoài chất vô định hình có thể bị biến dạng.

Bài tập

68
3.1. Độ âm điện của nguyên tố? Biến thiên độ âm điện trong chu kỳ, nhóm?

3.2. Xét liên kết ion trong phân tử FeCl3, quá trình hình thành liên kết? Bản chất

của liên kết ion là gì?

4.3. Sự định hướng của các obital trong các kiểu lai hóa sp, sp2 và sp3.

3.4. Xét sự hình thành các liên kết trong phân tử etan, eten và etin.

3.5. Các nguyên tử trung tâm S, P và C trong các phân tử: SCl2, PCl3 và CCl4

đều có sự lai hóa sp3. Xét quá trình hình thành liên kết, cấu hình hình học của các

phân tử này như thế nào.

3.6. Xét sự hình thành liên kết theo MO các phân tử He2, Li2 và N2. Độ bền liên

kết?

3.7. Hãy giải thích tính thuận từ của các phân tử B2 và O2. Phương pháp VB có

giải thích được tính chất này của chúng hay không?

3.8. Tại sao phương pháp cặp electron không giải thích được sự tồn tại của ion

H2+? Hãy giải thích sự hình thành phân tử này theo phương pháp obital phân tử?

3.9. Viết cấu hình electron của các ion và phân tử sau theo phương pháp MO:

O2, O2+, O2-, O22-.

Tính bậc liên kết, tính độ dài liên kết và độ bền liên kết? Phân tử nào có tính

chất từ tính?

3.10. Phân tử NH3 có góc liên kết 1070. Trình bày sự hình thành phân tử NH3

theo thuyết lai hoá, cấu hình lập thể của NH3. Cho ZN = 7.

3.11. Hãy lập giản đồ MO cho phân tử F2. Khi phân tử này mất 1 electron thì

khoảng cách giữa hai nguyên tử trong phân tử biến đổi ra sao? Cho Flo có Z = 9.

3.12. Vẽ giản đồ năng lượng của N2 và N +2 theo thuyết MO. So sánh độ bền của

N2 và N +2 . Cho Zn = 7.

3.13. Phân tử SO3 có cấu hình phẳng, giải thích cấu tạo của phân tử SO3 theo

thuyết lai hoá. Cho ZS = 16 và ZO = 8.

3.14. Cho biết kiểu lai hoá của nguyên tử N và O trong phân tử NH3 và H2O?

Giải thích sự khác nhau về độ lớn góc hoá trị của HNH và HOH.

69
Chương 4. NHIỆT ĐỘNG HOÁ HỌC

70
Mục tiêu:
1. Trình bày được một số khái niệm liên quan đến nhiệt động học.
2. Áp dụng được nguyên lý I và nguyên lý II vào các bài toán nhiệt động hóa
học.
3. Xét chiều của một số phản ứng hóa học.

4.1. Áp dụng nguyên lý thứ nhất của nhiệt động học vào hóa học

4.1.1. Một số khái niệm mở đầu

4.1.1.1. Khí lý tưởng

Chất khí được coi là lý tưởng khi mà khoảng cách giữa các phân tử khí xa nhau,

có thể bỏ qua sự tương tác giữa chúng và coi thể tích riêng của các phân tử khí là

không đáng kể (khí có áp suất thấp).

Phương trình trạng thái của khí lý tưởng: nếu có n mol khí ở áp suất P, nhiệt độ

T và chiếm thể tích V thì: PV = nRT = (m/M)RT

R: Hằng số khí lý tưởng.

Nếu trong bình có một hỗn hợp khí thì mỗi khí gây nên một áp suất gọi là áp

suất riêng phần của khí đó và được kí hiệu là Pi. Tổng tất cả các áp suất riêng phần

bằng áp suất chung P của hỗn hợp.

4.1.1.2. Hệ và môi trường

Hệ là đối tượng cần nghiên cứu các tính chất nhiệt động học. Đi kèm với khái

niệm hệ là khái niệm môi trường xung quanh, là toàn bộ phần còn lại của vũ trụ bao

quanh hệ.

Hệ được phân cách với môi trường xung quanh bằng một mặt thực hay tưởng

tượng.

Có 4 loại hệ:

+ Hệ cô lập: là hệ không trao đổi chất và năng lượng với môi trường ngoài và

có thể tích không đổi

+ Hệ mở: là hệ trao đổi chất và năng lượng với môi trường, thể tích không đổi

+ Hệ kín là hệ chỉ trao đổi năng lượng với môi trường, thể tích thay đổi.

71
+ Hệ không trao đổi nhiệt với môi trường được gọi là hệ đoạn nhiệt.

4.1.1.3. Quy ước về dấu trong quá trình trao đổi năng lượng

Năng lượng trao đổi giữa hệ và môi trường có thể là công, nhiệt, năng lượng

điện ...

- Hệ nhận năng lượng: dấu (+)

- Hệ nhường năng lượng: dấu (–)

4.1.1.4. Trạng thái của hệ và các thông số trạng thái

Trạng thái vĩ mô của một hệ được đặc trưng bằng những đại lượng xác định như:

t0C, P,V, C...Các thông số này có thể đo được, gọi là các thông số trạng thái.

Ví dụ: giữa số mol khí n, nhiệt độ T và áp suất P của một hệ khí (giả sử là khí

lý tưởng) có mối quan hệ chặt chẽ, được biểu diễn bằng phương trình trạng thái của

khí lý tưởng: PV = nRT.

Có hai loại thông số trạng thái: dung độ và cường độ

+ Thông số trạng thái dung độ là những thông số trạng thái tỉ lệ với lượng chất,

ví dụ: như thể tích, khối lượng.

+ Thông số trạng thái cường độ không tỉ lệ với lượng chất, ví dụ: như nhiệt độ

áp suất, nồng độ, độ nhớt.

4.1.1.5. Trạng thái cân bằng của hệ

Là trạng thái tại đó các thông số trạng thái của hệ không đổi theo thời gian.

4.1.1.6. Biến đổi thuận nghịch và biến đổi bất thuận nghịch

Nếu hệ chuyển từ một trạng thái cân bằng này sang một trạng thái cân bằng khác

vô cùng chậm qua liên tiếp các trạng thái cân bằng thì sự biến đổi được gọi là thuận

nghịch. Đây là sự biến đổi lý tưởng không có trong thực tế.

Khác với sự biến đổi thuận nghịch là sự biến đổi bất thuận nghịch. Đó là những

biến đổi được tiến hành với vận tốc đáng kể. Những biến đổi xảy ra trong thực tế đều

là bất thuận nghịch.

4.1.1.7. Hàm trạng thái

Một hàm F (P,V,T...) được gọi là hàm trạng thái nếu giá trị của nó chỉ phụ thuộc

vào các thông số trạng thái của hệ mà không phụ thuộc vào cách biến đổi của hệ.

72
Ví dụ: n mol khí lý tưởng:

+ Ở trạng thái 1 được đặc trưng bằng P1V1 = nRT1

+ Ở trạng thái 1 được đặc trưng bằng P2V2 = nRT2

PV là một hàm trạng thái, nó không phụ thuộc vào cách biến đổi từ trạng thái 1

sang trạng thái 2.

4.1.1.8. Công và nhiệt

Là hai hình thức trao đổi năng lượng: Công W (J, kJ); Nhiệt Q (J, kJ)

Công và nhiệt nói chung không phải là những hàm trạng thái vì giá trị của chúng

phụ thuộc vào cách biến đổi.

* Công giãn nở (công chuyển dịch)

δW = - Pngoài .dV = -Pn dV

 W phụ thuộc vào Pn (vì hệ sinh công nên có dấu -).


2
Nếu quá trình là hữu hạn  W = − 1
Pn dV

Nếu giãn nở trong chân không  Pn = 0  W = 0.

Nếu giãn nở bất thuận nghịch: giãn nở chống lại Pn không đổi:

Pn = const ( Pn = Pkq)  Wbtn = -Pn ( V2-V1)

Nếu giãn nở thuận nghịch: tức là Pn = Phệ


V2
Wtn− Pn dV
V1

Nếu khí là lý tưởng và giãn nở đẳng nhiệt có:

Pn = Phệ = nRT/V

 WTN = -nRT.ln(V2/V1) = -nRT ln(P1/P2)

4.1.2. Nguyên lý I áp dụng vào hóa học

4.1.2.1. Khái niệm nội năng (U)

Năng lượng của hệ gồm 3 phần:

- Động năng chuyển động của toàn hệ

- Thế năng của hệ do hệ nằm trong trường ngoài

- Nội năng của hệ

Trong nhiệt động hoá học nghiên cứu chủ yếu nội năng.

73
Nội năng của hệ gồm:

- Động năng chuyển động của các phân tử, nguyên tử, hạt nhân và electron (tịnh

tiến, quay..)

- Thế năng tương tác (hút và đẩy) của các phân tử, nguyên tử, hạt nhân và

electron.

Như thế nội năng (U) của hệ là một đại lượng dung độ, giá trị của nó chỉ phụ

thuộc vào trạng thái vật lý mà không phụ thuộc vào cách chuyển chất tới trạng thái

đó. Nó là một hàm trạng thái.

Nội năng của hệ phụ thuộc vào bản chất, lượng của nó, áp suất, nhiệt độ, thể

tích và thành phần.

Đối với khí lý tưởng nội năng của hệ chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ.

4.1.2.2. Phát biểu nguyên lý I của nhiệt động học

Nguyên lý I của nhiệt động học về thực chất là định luật bảo toàn năng lượng:

Năng lượng của một hệ cô lập luôn luôn bảo toàn.

Tồn tại một hàm trạng thái U gọi là nội năng, dU là một vi phân toàn phần.

Sự biến đổi nội năng ΔU của hệ kín chuyển từ trạng thái 1 sang trạng thái 2 bằng

tổng đại số của tất cả các năng lượng trao đổi với môi trường trong quá trình biến đổi

này (dù là biến đổi thuận nghịch hay bất thuận nghịch).

ΔU = U2 - U1 = WA + QA = WB + QB = ... = const

trong đó W và Q là công và nhiệt lượng mà hệ trao đổi với môi trường.

Đối với một biến đổi vô cùng nhỏ: dU = δW + δQ

dU: vi phân toàn phần

δW và δQ: không phải là vi phân toàn phần.


2
Đối với một biến đổi hữu hạn: U =  dU = W + Q
1

Nếu: + Trạng thái đầu và cuối như nhau: ΔU =  dU = 0  W + Q = 0

+ Hệ cô lập: W = Q = 0  ΔU = 0

4.1.2.3. Nhiệt đẳng tích, nhiệt đẳng áp

* Nhiệt đẳng tích (V = const)


74
Xét 1 hệ kín, cả T, V = const, hệ chỉ sinh công cơ học: δW = − pdV

vì V = const  δW = − pdV = 0

Theo nguyên lý I: dU = δW + δQ

Do đó: dU = δQ và ΔU = Qv

Qv là nhiệt đẳng tích, giá trị của nó chỉ phụ thuộc vào trạng thái đầu và cuối của

hệ.

* Nhiệt đẳng áp (P = const)

Xét hệ kín, thực hiện ở cả T, P = const, hệ chỉ sinh công cơ học:


2
W = -  pdV = −P (V2−V1)
1

ΔU = U2 - U1 = W + Q

U2 - U1 = Qp - P(V2 - V1) hay Qp = (U2 + PV2) – (U1 + PV1)

QP: nhiệt đẳng áp

Đặt H = U + PV

Ta có: Qp = H2 - H1 = ΔH

H được gọi là entanpi, nó là hàm trạng thái vì U và PV đều là những hàm trạng

thái.

4.1.3. Nhiệt phản ứng hóa học

4.1.3.1. Nhiệt phản ứng

Là nhiệt lượng thoát ra hay thu vào khi phản ứng xảy ra theo đúng hệ số tỷ

lượng, chất tham gia và sản phẩm ở cùng một nhiệt độ T.

Để có thể so sánh nhiệt của các phản ứng cần chỉ rõ điều kiện phản ứng xảy ra:

- Lượng các chất tham gia và sản phẩm tạo thành theo hệ số tỷ lượng.

- Trạng thái vật lý của các chất

Với mục đích này người ta đưa ra khái niệm trạng thái chuẩn. Trạng thái chuẩn

của một chất nguyên chất là trạng thái lý học dưới áp suất 101,325kPa (1atm) và nhiệt

độ khảo sát nó bền nhất.

75
Ví dụ: Cacbon tồn tại ở hai dạng thù hình là graphit và kim cương. Ở 298K và

dưới áp suất 101,325kPa, graphit là biến đổi thù hình bền nhất do đó trạng thái chuẩn

ở 2980K của cacbon là graphit.

- Nếu phản ứng được thực hiện ở P = const thì nhiệt phản ứng được gọi là nhiệt

phản ứng đẳng áp Qp = ΔH .

- Nếu phản ứng được được thực hiện ở V = const thì nhiệt phản ứng được gọi là

nhiệt phản ứng đẳng tích Qv = ΔU.

• Phản ứng tỏa nhiệt và phản ứng thu nhiệt

- Phản ứng tỏa nhiệt: là phản ứng nhường nhiệt lượng cho môi trường. Khi đó

ΔH = Qp < 0 hoặc VΔU = Q < 0. Ví dụ phản ứng tôi vôi……

- Phản ứng thu nhiệt: là phản ứng nhận nhiệt lượng từ môi trường. Khi đó

ΔH = Qp > 0 hoặc VΔU = Q > 0. Ví dụ: phản ứng nung vôi..

• Quan hệ giữa nhiệt đẳng tích và nhiệt đẳng áp:

ΔH = Δ(U + pV)p = ΔU + pΔV

Qp = Qv + ΔnRT

Trong đó: Δn = số mol sản phẩm khí – số mol chất khí tham gia phản ứng.

R = 8,314 J/mol.K: hằng số khí lý tưởng

Ví dụ: C6H6 (l) + 15/2 O2(k) = 6CO2(k) + 3H2O(l)

Δn = 6-7,5 = -1,5.

C(r) + O2(k) = CO2(k)

Δn = 1 – 1 = 0

4.1.3.2. Nhiệt sinh chuẩn của một chất

Là nhiệt của phản ứng tạo thành 1 mol chất đó từ các đơn chất bền ở điều kiện

chuẩn (chất sản phẩm và chất phản ứng phải là các chất nguyên chất ở 1atm và giữ P,

T = const, các số liệu nhiệt động chuẩn trong các tài liệu thường được xác định ở nhiệt

độ T = 298K).

Kí hiệu: H T0,s (kJ.mol-1)

Từ định nghĩa trên ta suy ra nhiệt sinh chuẩn của đơn chất bền bằng không.

4.1.3.3. Nhiệt cháy chuẩn của một chất


76
Là nhiệt của quá trình đốt cháy hoàn toàn 1 mol chất đó bằng O2 tạo thành các

oxit bền nhất (với hóa trị cao nhất của các nguyên tố), khi các chất trong phản ứng

đều nguyên chất ở P = 1atm và giữ T, P không đổi (thường T = 2980K).

Ký hiệu H Tc0 (kJ.mol-1)

Tất cả các oxit bền với hóa trị cao nhất của các nguyên tố đều không có nhiệt

cháy.

4.1.4. Định luật Hess và các hệ quả

4.1.4.1. Phát biểu

Hiệu ứng nhiệt của một phản ứng chỉ phụ thuộc vào trạng thái đầu và trạng thái

cuối của các chất tham gia và các chất tạo thành chứ không phụ thuộc vào các giai

đoạn trung gian, nếu không thực hiện công nào khác ngoài công giãn nở.

4.1.4.2. Các hệ quả

Hệ quả 1: Hiệu ứng nhiệt của phản ứng thuận bằng hiệu ứng nhiệt của phản ứng

nghịch nhưng ngược dấu. ΔH.t = −ΔH.n

Hệ quả 2: Hiệu ứng nhiệt của một phản ứng bằng tổng nhiệt sinh của các chất

cuối trừ đi tổng nhiệt sinh của các chất đầu.

Từ định nghĩa này suy ra: nhiệt sinh của một đơn chất bền vững ở điều kiện

chuẩn bằng không.

Hệ quả 3: Hiệu ứng nhiệt của một phản ứng bằng tổng nhiệt cháy của các chất

đầu trừ đi tổng nhiệt cháy của các chất cuối.

4.1.4.3. Ứng dụng

* Định luật Hess và các hệ quả của nó có một ứng dụng rất lớn trong hoá học,

nó cho phép tính hiệu ứng nhiệt của nhiều phản ứng trong thực tế không thể đo được.

4.1.5. Sự phụ thuộc hiệu ứng nhiệt vào nhiệt độ. Định luật Kirchoff

4.1.5.1. Nhiệt dung mol của 1 chất

Là nhiệt lượng cần thiết để nâng nhiệt độ của 1 mol chất lên 10K và trong suốt

quá trình này không có sự biến đổi trạng thái (nóng chảy, sôi, biến đổi thù hình...)

- Đơn vị thường dùng của C là: J.K-1mol-1


77
- Nhiệt dung mol đẳng áp. Quá trình được thực hiện ở P = const.
2
H =  CpdT
1

- Nhiệt dung mol đẳng tích. Quá trình được thực hiện ở V = const.
2
U =  CvdT
1

4.1.5.2. Nhiệt chuyển pha

- Chuyển pha: bay hơi, nóng chảy, đông đặc, thăng hoa...

- ΔHcp là nhiệt lượng trao đổi với môi trường khi 1 mol chất chuyển pha. Ở p =

const, khi một chất nguyên chất chuyển pha thì trong suốt quá trình chuyển pha, nhiệt

độ không thay đổi.

4.1.5.3. Định luật Kirchhoff

Xét 1 hệ kín, P = const. Xét phản ứng sau thực hiện bằng hai con đường:

n1 A + n 2 B ⎯⎯ ⎯⎯→ n3C + n4D


H 2 ,T 2

n1 A + n 2 B ⎯⎯ ⎯→
H 1,T 1
n3 C + n 4 D

Theo định luật Hess ta có ΔH2 = ΔH1+ ΔHa + ΔHb


T2
 HT2 = HT1 + CpdT  Công thức định luật Kirchhoff
T1

4.1.5.4. Mối quan hệ giữa năng lượng liên kết và nhiệt phản ứng

Có thể quy uớc năng lượng liên kết (Elk) tương ứng với năng lượng phá vỡ liên

kết hoặc hình thành liên kết.

Ở đây ta qui ước Elk ứng với quá trình phá vỡ liên kết. Năng lượng liên kết là

năng lượng ứng với quá trình phá vỡ liên kết do đó năng lượng liên kết càng lớn thì

liên kết càng bền.

Một phản ứng hoá học bất kì về bản chất là phá vỡ liên kết cũ và hình thành các

liên kết mới do đó ΔH phản ứng có thể được tính qua Elk của các liên kết hoá học.

Ví dụ: Phá vỡ 1 mol thành các nguyên tử cô lập:

H2(k,cb) → H(k,cb) + H (k,cb)


78
Ở 2980 K, p = 1atm  EH-H = +432kJ.mol -1 = ΔH298

Trong trường hợp này Elk coi như hiệu ứng nhiệt của quá trình.

4.2. Nguyên lý II của nhiệt động học - Chiều và giới hạn tự diễn biến của quá

trình

4.2.1. Nguyên lý II - Hàm Entropy

4.2.1.1. Nguyên lý II (Tiêu chuẩn để xét chiều của quá trình)

Tồn tại một hàm trạng thái gọi là entropy (S).

Ở nhiệt độ T không đổi, trong sự biến đổi vô cùng nhỏ, hệ trao đổi với môi

trường một nhiệt lượng δQ thì biến thiên entropy của quá trình được xác định:

• Nếu là biến đổi thuận nghịch:


QTN
dS =
T
• Nếu là biến đổi bất thuận nghịch:
Q BTN
dS >
T
Q
Tổng quát dS ≥
T
Dấu “ > ”: quá trình bất thuận nghịch

Dấu “ = ”: quá trình thuận nghịch

* Chú ý:

Vì S là hàm trạng thái  ΔS chỉ phụ thuộc vào trạng thái đầu và trạng thái cuối,
2
QTN
tức là: ΔBTN = ΔTN = 
1
T

2
Q BTN
ΔBTN = ΔTN > 
1
T

 QTN > QBTN: Nhiệt quá trình thuận nghịch lớn hơn nhiệt quá trình bất thuận

nghịch.

+ Để xác định ΔSbtn, trước hết hình dung một quá trình thuận nghịch có cùng

trạng thái đầu và trạng thái cuối với quá trình bất thuận nghịch, sau đó tính ΔS theo
2
QTN
công thức: ΔTN = 
1
T

79
4.2.1.2. Nguyên lý II áp dụng trong hệ cô lập

Đối với hệ cô lập:

Qtn = 0 → ΔS = 0

Qbtn = 0 → ΔS > 0

Như vậy đối với hệ cô lập:

- Trong quá trình thuận nghịch (cân bằng), entropy của hệ là không đổi.

- Trong quá trình bất thuận nghịch nghĩa là tự xảy ra, entropy của hệ tăng. Điều

này có nghĩa rằng trong các hệ cô lập, entropy của hệ tăng cho tới khi đạt tới giá trị

cực đại thì hệ đạt tới trạng thái cân bằng. Đảo lại ta có thể nói:

Trong hệ cô lập:

- Nếu dS > 0 (S tăng) hệ tự diễn biến

- Nếu dS = 0, d2S < 0 (S max) hệ ở trạng thái cân bằng.

4.2.1.3. Ý nghĩa hàm entropy

Entropy là thước đo độ hỗn độn của hệ

Xét 1 hệ cô lập ở T = const, hệ gồm 2 bình có thể tích bằng nhau, đựng 2 khí lý

tưởng A và B có pA = pB đều thấp. Hai bình được nối với nhau bằng một dây dẫn có

khoá K. Mở K→ 2 khí khuếch tán vào nhau cho đến khi có sự phân bố đồng đều trong

toàn bộ thể tích của 2 bình.

Sự khuếch tán các khí lý tưởng vào nhau là quá trình có T = const (Q = 0)  ΔS

> 0 (S2 > S1)  độ hỗn độn của trạng thái cuối (hỗn hợp 2 khí) đặc trưng bằng S2 lớn

hơn độ hỗn độn của trạng thái đầu (mỗi khí ở 1 bình riêng biệt) đặc trưng bằng

S1.

Vậy trong hệ cô lập, quá trình tự xảy ra theo chiều tăng độ hỗn độn của hệ (tăng

entropy, ΔS > 0). Quá trình ngược lại: Mỗi khí tự tách ra khỏi hỗn hợp khí để trở lại

trạng thái đầu không thể tự xảy ra.

* Kết luận:

- Entropy đặc trưng cho độ hỗn độn: độ hỗn độn của hệ càng lớn thì S càng lớn.

- Nếu số hạt trong hệ càng lớn → độ hỗn độn càng lớn → Slớn

- Liên kết giữa các hạt trong hệ càng yếu → độ hỗn độn càng lớn → S lớn.

80
Ví dụ: SH2O(r) < SH2O(l) < SH2O(s) .

- S là hàm trạng thái và là đại lượng dung độ.

Ý nghĩa thống kê của S

Trạng thái của một tập hợp bất kì có thể được đặc trưng bằng 2 cách:

- Bằng giá trị của các tính chất đo được: T, P, C ... → được gọi là các thông số

trạng thái vĩ mô.

- Những đặc trưng nhất thời của các phần tử tạo nên hệ được gọi là các thông số

vi mô.

* Số thông số trạng thái vi mô ứng với một trạng thái vĩ mô được gọi là xác suất

nhiệt động Ω

Nếu số phần tử trong hệ tăng thì S tăng → Ω tăng. Giữa S và Ω có quan hệ với

nhau thông qua hệ thức Boltzmann.

Hệ thức Boltzmann (là cơ sở của nguyên lý III)

S = k.lnΩ

k: hằng số Boltzmann

Nhận xét: Trong hệ cô lập, quá trình tự diễn biến theo chiều tăng xác suất nhiệt

động Ω.

4.2.2. Nguyên lý III của nhiệt động học

Ở dạng tinh thể hoàn hảo của một chất nguyên chất ở 00K ứng với 1 trạng thái

vĩ mô chỉ có 1 trạng thái vi mô → ở 00K thì Ω = 1

4.2.2.1. Nguyên lý III (tiên đề Nernst)

Entropy của một chất nguyên chất dưới dạng tinh thể hoàn hảo ở O0K bằng

không: S(00K) = 0 = k.lnΩ (Ω =1)

4.2.2.2. Biến thiên entropy của các phản ứng hoá học

Vì S là hàm trạng thái và là đại lượng dung độ nên:

Δ = Σ S(sp) − Σ S(tg) (ở T, P = const)

Vì Skhí >> Slỏng, Srắn  có thể căn cứ vào số mol khí ở 2 vế của phản ứng để

đánh giá độ lớn cũng như là dấu của ΔS của phản ứng.

Δn = 0  ΔS nhỏ

81
Δn > 0  ΔS > 0  phản ứng tăng S

Δn < 0  ΔS nhỏ  phản ứng giảm S

Ví dụ: SO2(k) + 1/2 O 2(k) → SO3(k) có Δn < 0  ΔS < 0

C(gr) + O2(k) → CO2(k) có Δn = 0  ΔS ≈ 0

4.2.3. Hàm thế nhiệt động. Tiêu chuẩn để xét chiều của quá trình

- Hệ cô lập: ΔS ≥ 0 → tiêu chuẩn tự diễn biến và giới hạn của quá trình

- Hệ không cô lập: gồm hệ + Môi trường → Đưa về 1 hệ cô lập mới bằng cách

gộp hệ và môi trường thành 1 hệ cô lập.

 tiêu chuẩn tự diễn biến và giới hạn của hệ mới là: ΔS + ΔSmt ≥ 0

ΔSmt chưa xác định nhưng có thể đưa về các thông số của hệ bằng cách tìm 1

hàm thay thế cho cả (ΔSmt + ΔS), hàm thay thế này gọi là hàm thế nhiệt động. Thường

gặp hệ:

+ Đẳng nhiệt, đẳng áp  có hàm thế đẳng nhiệt đẳng áp

+ Đẳng nhiệt, đẳng tích  có hàm thế đẳng nhiệt đẳng tích

4.2.3.1. Hàm thế đẳng nhiệt đẳng áp

Xét 1 hệ: T, P = const

Hệ thực hiện một biến đổi nào đó


H mt H
S + Smt = S + = S -
T T
 tiêu chuẩn tự diễn biến và giới hạn của quá trình là:

ΔS + ΔSmt ≥ 0
H
 S - ≥0
T
 ΔH − TΔS ≤ 0

 Δ(H − TS) ≤ 0 Đặt: H - TS = G  G là hàm trạng thái.

 ΔG ≤ 0

ΔG = ΔH − TΔS ≤ 0: ở P, T = const  quá trình tự xảy ra theo chiều thuận.

ΔG < 0 và đạt cân bằng khi ΔG = 0

G được gọi là: Năng lượng Gibbs, Entanpy tự do hay thế đẳng áp.

* Ý nghĩa vật lý của ΔG:

82
G = H – TS = U +PV – TS

dG = dU + pdV + VdP - TdS – SdT

Nguyên lý I  dU = δQ + δW, mà dW = −pdV + δW' (δW': công hữu ích)

 dG = δQ − PdV + δW' + VdP + PdV − TdS − SdT

dG = δQ + δW' + VdP − TdS − SdT

Nguyên lý II  δQ ≤ TdS ; dU ≤ TdS − PdV +δW'

 dG ≤ TdS + δW' + VdP − TdS − SdT

hay: dG ≤ δW' + VdP − SdT

Đó là phương trình cơ bản của nhiệt động học.

- Nếu quá trình là thuận nghịch  công là lớn nhất  dấu “=”

dG = W + VdP − SdT max δ'

- ở T và P = const  dT = 0 và dP = 0 có:

dGT,P = δW’max

GT,P = W’max

ΔG biểu thị công hữu ích của quá trình thuận nghịch đẳng nhiệt đẳng áp.

4.2.3.2. Hàm thế đẳng nhiệt đẳng tích (làm tương tự ΔG)

Xét 1 hệ ở T, V = const, hệ thực hiện 1 biến đổi nào đó

 ΔU − TΔS ≤ 0

 Δ(U − TS) ≤ 0 Đặt U - TS = A  A là thế đẳng tích (năng lượng

Helmholtz).

 ΔA ≤ 0

*Ý nghĩa ΔA
A = U – TS

dA = dU - TdS – SdT ; dU = δQ + δW = δQ − PdV + δW'

δQ ≤ TdS  dA ≤ TdS − PdV + δW' − TdS − SdT

 dA ≤ δW' − PdV − SdT

- Nếu quá trình là thuận nghịch  công là lớn nhất  dấu “=”

dA = δWmax' − PdV − SdT

- T và V = const  dT = 0 và dV = 0 có:

83
dA = δW'max

ΔA = W'max

Biến thiên thế đẳng tích ΔA biểu thị công có ích của quá trình thuận nghịch đẳng

nhiệt đẳng tích.

• Tóm lại tiêu chuẩn tự diễn biến và giới hạn của quá trình là

T, P = const  dG ≤ 0

T, V = const  dA ≤ 0

• Mối liên hệ giữa G và A

G = H - TS – U + PV – TS = (U - TS) + PV = A + PV

Vậy G = A + PV

4.2.3.3. Biến thiên thế đẳng áp và chiều của phản ứng hóa học

dG ≤ δW' + VdP − SdT

dG ≤ 0  điều kiện tự diễn biến và giới hạn

 Quá trình tự diễn biến theo chiều làm giảm G cho tới khi đạt giá trị

Gmin: dG = 0; (G’ = 0); d2G > 0 (G’’ > 0)

Thế đẳng áp sinh chuẩn của 1 chất ở nhiệt độ T: Là sự biến thiên thế đẳng áp

của phản ứng tạo thành 1 mol chất đó từ các đơn chất bền ở điều kiện chuẩn và nhiệt

độ T của phản ứng.


0
Kí hiệu: ΔG T ,S (J.mol-1 hoặc kJ.mol-1)

Thường T = 2980K  ΔG 298 , S


0

 có bảng thế đẳng áp sinh chuẩn của các chất ở 250C.

- Từ định nghĩa  ΔG T ,S (đơn chất) = 0


0

Tính biến thiên thế đẳng áp của phản ứng hoá học

Vì G là hàm trạng thái và là đại lượng dung độ nên có:

ΔG = ΣΔG(sp) – ΣΔG(sp)

ΔGthuận = -ΔGnghịch

ΔG < 0: phản ứng xảy ra theo chiều thuận

ΔG = 0: quá trình cân bằng

84
ΔG > 0; phản ứng xảy ra theo chiều nghịch

* Mối quan hệ giữa dấu ΔG và độ lớn ΔH, ΔS và T:

T = const  ΔG = ΔH − T.ΔS

ΔG < 0: Quá trình tự xảy ra

 ΔH < 0: chiều tăng độ bền liên kết

ΔS > 0: chiều tăng độ hỗn loạn

Ví dụ:

- phản ứng: CaCO3(r)  CaO(r) + CO2 (k)

ΔS > 0 → phản ứng chỉ xảy ra ở nhiệt độ cao

- phản ứng: SO2(k) + 1/2 O2 (k) → SO3(k)

ΔS < 0 → phản ứng xảy ra ở nhiệt độ thấp, nhưng nếu thấp quá thì vận

tốc không đủ lớn → phản ứng không xảy ra ngay được.

 điều kiện: nhiệt độ không quá thấp

85
Bài tập

4.1. Trình bày khái niệm nội năng? Phát biểu nội dung nguyên lý I, biểu thức

của nguyên lý?

4.2. Nhiệt sinh, nhiệt cháy là gì? Dựa vào nhiệt sinh, nhiệt cháy để tính hiệu ứng

nhiệt phản ứng như thế nào?

4.3. Định luật Hess và hệ quả của định luật Hess?

4.4. Entropy là gì, ý nghĩa của entropy? Phát biểu nội dung của nguyên lý II?

4.5. Cho các giá trị nhiệt động trong các phản ứng sau:
CuO(r) + C(r) → Cu(r) + CO(k)
 H0 298,s(Kcal/mol) -37,1 -26,4
 G0 298,s(KCal/mol) -30,4 -32,8

Xác định nhiệt phản ứng và biến thiên thế đẳng áp của phản ứng trên? Viết

phương trình nhiệt hóa của phản ứng, nhận xét kết quả thu được?

4.6. Cho các giá trị nhiệt động trong các phản ứng sau:
C2H4(k) + H2O(h) C2H5OH(h)

 G0 298,s(KJ/mol) 68,12 -228,59 -168,6
S0 298(J/mol.K) 219,45 188,72 ← 282,0

Xác định chiều của phản ứng ở điều kiện chuẩn? Xác định nhiệt phản ứng và

viết phương trình nhiệt hóa của phản ứng?

4.7. Cho phản ứng sau thực hiện ở điều kiện V = const với các số liệu nhiệt động:
NH4COONH2(r) CO2(k) + 2NH3(k)
 G0 298,s(KCal/mol) -458,0 -394,4 -16,64
 H0 298,s(KCal/mol) -645,2 →-393,5 -46,2

Xác định chiều của phản ứng ở điều kiện chuẩn và ở 300C?

Cho biến thiên entropy và nhiệt phản ứng không đổi theo nhiệt độ, hỏi bắt

đầu từ nhiệt độ nào thì phản ứng xảy ra theo chiều ngược với chiều ở 600C?

4.8. Cho các giá trị nhiệt động trong các phản ứng sau:
Fe2O3(r) + 3H2(k) 2Fe(r) + 3H2O(h)

 H0298, s(KCal/mol) -16930 -57800

S0 298,(Cal/mol.K) 20,9 31,2 6,5 45,1

Xác định chiều phản ứng ở điều kiện chuẩn?

86
Xác định nhiệt độ để phản ứng xảy ra trái chiều so với ở điều kiện chuẩn?

87
Chương 5. TỐC ĐỘ VÀ CƠ CHẾ PHẢN ỨNG
CÂN BẰNG HÓA HỌC

Mục tiêu:

1. Trình bày được tốc độ phản ứng và các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản
ứng.
2. Trình bày được cân bằng hóa học và các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch
cân bằng.
3. Vận dụng giải được bài tập liên quan đến động hóa học đơn giản.

5.1. Tốc độ và cơ chế phản ứng

5.1.1. Một số khái niệm

5.1.1.1. Tốc độ phản ứng

Để biểu thị mức độ nhanh hay chậm của một phản ứng người ta dùng khái niệm

tốc độ phản ứng.

Tốc độ của một phản ứng hoá học được xác định bằng độ biến thiên nồng độ

của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thời gian.

Ví dụ: Xét phản ứng A + B → C + D

Nếu phản ứng thực hiện ở nhiệt độ và thể tích không đổi, tại các điểm t1 và t2,

ta lấy nồng độ chất A tương ứng là C1 và C2 thì tốc độ trung bình của các phản ứng

trên trong khoảng thời gian (t2 -t1) là:


C2 − C1 ∆C
v̅ = − = −
t 2 − t1 ∆t
Để chính xác hơn người ta sử dụng tốc độ tức thời của phản ứng (nghĩa là tốc

độ tại thời điểm t xác định). Lúc đó tốc độ tức thời của phản ứng được tính bằng đạo

hàm bậc nhất của nồng độ theo thời gian.


𝑑𝐶
𝑣= ±
𝑑𝑡
Ở đây nếu C là nồng độ chất tham gia phản ứng ta phải đặt thêm dấu (-), nếu C

là nồng độ sản phẩm thì lấy dấu (+) để đảm bảo tốc độ phản ứng là một đại lượng luôn

luôn dương.

88
5.1.1.2. Phản ứng đơn giản và phản ứng phức tạp

- Phản ứng đơn giản: là phản ứng chỉ diễn ra qua một giai đoạn.

Ví dụ: H2 + I2 → 2HI

NO + O3 → NO2 + O2

- Phản ứng phức tạp: là phản ứng xảy ra qua nhiều giai đoạn

Ví dụ: 2N2O5 → 4NO2 + O2 là phản ứng phức tạp vì gồm 2 giai đoạn nối tiếp

nhau: N2O5 → N2O3 + O2 (giai đoạn 1)

N2O3 + N2O5 → 4NO2 (giai đoạn 2)

5.1.1.3. Phân tử số và bậc phản ứng

Để tìm ra các qui luật chung về tốc độ phản ứng, người ta phân loại phản ứng

dựa theo bậc và phân tử số.

* Phân tử số: Là số tiểu phân (phân tử, nguyên tử hay ion) đồng thời tương tác

với nhau trong một giai đoạn của phản ứng. Vì vậy phân tử số là một số nguyên.

Ví dụ: CH3 - N = N - CH3 → CH3 - CH3 + N2 tham gia vào tương tác chỉ có một

phân tử. Vì vậy phân tử số là một và được gọi là phản ứng đơn phân tử.

Nếu sự tương tác xảy ra khi có sự tham gia của 2, 3 phân tử thì được gọi là phản

ứng lưỡng phân tử, tam phân tử.

Ví dụ: H2 + I2 → 2HI (phản ứng lưỡng phân tử)

2NO + H2 → N2O + H2O (phản ứng tam phân tử)

Phản ứng 4 phân tử trở lên thường không gặp trong thực tế vì muốn có xảy ra

phản ứng các phân tử phải va chạm nhau và xác suất va chạm của 4 phân tử trở lên

thường rất hiếm nên đại đa số phản ứng hoá học là đơn hoặc lưỡng phân tử.

* Bậc phản ứng: Là tổng các số mũ của nồng độ viết trong biểu thức của định

luật tác dụng khối lượng của một phương trình động học thực nghiệm (yếu tố nồng độ

thực sự quyết định tốc độ của một phản ứng).

* Chú ý:

Đối với phản ứng đơn giản, bậc phản ứng trùng với phân tử số, đối với phản ứng

phức tạp bậc phản ứng được xác định dựa trên giai đoạn nào xảy ra chậm nhất, lúc đó

có thể bậc phản ứng không trùng với phân tử số của phản ứng.

89
Ví dụ: 2N2O5 → 4NO2 + O2 là phản ứng bậc 1 mặc dù có phân tử số là 2 vì bậc

phản ứng này được xác định đưa vào giai đoạn 1 là giai đoạn xảy ra chậm hơn.

Ngoài ra khi nồng độ của các chất rất khác nhau thì bậc của chúng cũng không

trùng với hệ số tỷ lượng của các chất phản ứng.

Ví dụ: phản ứng thuỷ phân đường saccarozo: C12H22O11 + H2O → C6H12O6 +

C6H12O6 là phản ứng bậc 1 vì lượng nước thuỷ phân rất lớn, nên ảnh hưởng của nước

đến quá trình hầu như không đổi nên không cần chú ý đến.

5.1.1.4. Phản ứng đồng thể và phản ứng dị thể

* Phản ứng đồng thể: là phản ứng xảy ra trong hệ đồng thể.

Ví dụ: N2 (k) + 3H2 (k) → 2NH3 (k)

* Phản ứng dị thể: là phản ứng xảy ra trong hệ dị thể.

VD: C (r) + H2O (h) → CO (k) + H2 (k)

Phản ứng dị thể xảy ra phức tạp hơn phản ứng đồng thể vì ngoài quá trình chuyển

hoá học còn phải tính đến quá trình chuyển vật thể đến biên giới tiếp xúc giữa hai pha

và ngược lại.

5.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng

5.1.2.1. Ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng

*Định luật tác dụng khối lượng

Một phản ứng hoá học muốn xảy ra, các chất tham gia phản ứng va chạm nhau,

những va chạm dẫn đến xảy ra phản ứng gọi là các va chạm có hiệu quả. Khi nồng độ

các chất tăng, số va chạm có hiệu quả cũng tăng dần nên phản ứng xảy ra nhanh hơn.

Năm 1867 Gulberg và Waager đã đưa định luật tác dụng khối lượng nêu lên ảnh

hưởng của nồng độ đến tốc độ của phản ứng có nội dung sau:

"Ở nhiệt độ xác định, tốc độ phản ứng tỷ lệ thuận với tích số nồng độ của các

chất tham gia phản ứng, mỗi nồng độ có số mũ là hệ số tỷ lượng của các chất đó trong

phương trình phản ứng".

Ví dụ: Với phản ứng tổng quát: aA + bB → cC + dD

Theo định luật này ta có: v = k[A] a.[B]b

Trong đó:

90
- k: hằng số tốc độ, nó phụ thuộc vào bản chất của chất phản ứng và nhiệt độ.

- CA, CB: nồng độ của các chất tham gia phản ứng tính theo đơn vị mol/l

- Nếu CA = CB = 1 thì lúc đó v = k. Lúc này k được gọi là vận tốc riêng của phản

ứng.

* Chú ý:

- Đối với phản ứng phức tạp, bậc của phản ứng được xác định dựa vào giai đoạn

nào xảy ra chậm nhất do đó vận tốc của phản ứng sẽ được xác định bằng vận tốc của

giai đoạn chậm nhất. Nghĩa là: v = k[A] m[B]n

Các luỹ thừa m, n sẽ được xác định bằng con đường thực nghiệm cho giai đoạn

chậm nhất, còn trong trường hợp phản ứng đơn giản thì nó trùng với hệ số a và b của

[A] và [B] trong phương trình phản ứng.

- Đối với phản ứng thuận nghịch: aA + bB  cC + dD

Tốc độ phản ứng tại 1 thời điểm nhất định bằng hiệu số các tốc độ của phản ứng

thuận nghịch. v = vt - vn

Tại thời điểm cân bằng thì: vt = vn → vận tốc phản ứng = 0

5.1.2.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến vận tốc phản ứng

Nói chung tốc độ của các phản ứng hoá học thường tăng lên khi nhiệt độ tăng.

Qui tắc Van't Hoff:

- Khi nhiệt độ của phản ứng tăng lên 100C thì hằng số tốc độ của phản ứng (hay

là tốc độphản ứng) tăng lên từ 2 đến 4 lần.


𝑘𝑡+10
𝛾= = 2−4
𝑘𝑡
Với: kt+10: hằng số tốc độ ở nhiệt độ t + 100C

kt: hằng số tốc độ ở nhiệt độ t

γ: hệ số nhiệt độ của phản ứng

Trong trường hợp tổng quát, biểu thức của định luật Van't Hoff có dạng:
𝑘𝑡 + 𝑛10
𝛾𝑛 =
𝑘𝑡

Biểu thức Arrhénius:

91
Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng được biểu thị chính xác hơn và áp

dụng được trong một khoảng nhiệt độ rộng hơn qua biểu thức Arrhénius:
−E∗⁄
k = A. e RT

Với: R: hằng số khí lí tưởng

A: hằng số

E*: hằng số đối với một phản ứng xác định còn được gọi là năng lượng hoạt hoá

của phản ứng, nó phụ thuộc vào bản chất của chất phản ứng.

Từ biểu thức này ta thấy khi nhiệt độ tăng, tốc độ phản ứng tăng và phản ứng có

năng lượng hoạt hoá càng bé thì phản ứng càng dễ dàng xảy ra.

Thuyết hoạt hoá (thuyết va chạm hoạt động) và năng lượng hoạt hoá:

Theo thuyết này, không phải tất cả mọi va chạm đều xảy ra phản ứng mà chỉ có

những va chạm của các nguyên tử hay phân tử hoạt động mới dẫn đến phản ứng.

Các nguyên tử hay phân tử hoạt động là các nguyên tử hay phân tử có một năng

lượng dư đủ lớn so với năng lượng trung bình của chúng.

Vậy: "năng lượng hoạt hoá của một phản ứng là năng lượng tối thiểu mà một

mol chất phản ứng phải có để chuyển phân tử của chúng từ trạng thái bình thường

sang trạng thái hoạt động".

Như vậy, để có thể phản ứng được với nhau, phân tử các chất phản ứng phải

vượt qua một hàng rào năng lượng, đó chính là năng lượng hoạt hoá của phản ứng.

Nếu năng lượng hoạt hoá càng nhỏ thì tốc độ phản ứng sẽ càng lớn. Vì vậy khi xét

khả năng phản ứng người ta thường dùng đại lượng này để so sánh.

Đơn vị năng lượng hoạt hoá là kcal/mol hoặc kJ/mol.

5.1.2.3. Ảnh hưởng của các chất xúc tác đến vận tốc phản ứng

Xúc tác là hiện tượng làm thay đổi tốc độ của các phản ứng hoá học được thực

hiện bởi một số chất đặc biệt gọi là chất xúc tác, các chất này sau khi phản ứng xảy

ra nó được hoàn trả lại về lượng và chất.

Thông thường "chất xúc tác" được dùng để chỉ các chất làm tăng tốc độ phản

ứng (gọi là chất xúc tác dương).

Ví dụ: H2 + 1/2O2 → H2O (xt: bột Pt)


92
2KClO3 → 2KCl + 3O2 (MnO2)

Chất xúc tác làm giảm tốc độ phản ứng gọi là chất xúc tác âm (hay chất ức chế).

Ví dụ: Na2SO3 để lâu trong không khí dễ bị ôxi hoá theo phản ứng.

2Na2SO3 + O2 = 2Na2SO4

Nhưng nếu cho đường hoặc SnCl4 thì sẽ làm giảm vận tốc của phản ứng này rất

nhiều.

Tuy nhiên khi nói đến sự xúc tác, chủ yếu người ta vẫn quan tâm đến các chất

xúc tác dương.

* Xúc tác đồng thể: Chất xúc tác và chất phản ứng ở cùng một pha (lỏng hoặc

khí) phản ứng xảy ra trong toàn bộ thể tích của hệ phản ứng nghĩa là trong không gian

ba chiều.

Ví dụ: SO2 + O2 → SO3 (xt: NO- đồng pha khí)

* Xúc tác dị thể: Chất xúc tác và chất phản ứng ở các pha khác nhau.

Thường thường chất xúc tác ở pha rắn còn các chất phản ứng ở pha lỏng hoặc

khí. Phản ứng chỉ xảy ra trong không gian hai chiều, trên bề mặt của chất xúc tác. Tốc

độ phản ứng tỷ lệ thuận với bề mặt chất xúc tác.

Ví dụ: 2H2O2 (l) → 2H2O(l) + O2 (k) (xt: MnO2 -dị thể lỏng - rắn)

Đặc điểm của chất xúc tác:

- Lượng chất xúc tác sử dụng rất bé so với lượng chất phản ứng.

- Chất xúc tác không gây ra được phản ứng hoá học. Nghĩa là đối với những

phản ứng không có khả năng xảy ra về mặt nhiệt động học thì không thể dùng chất

xúc tác nào để làm cho phản ứng xảy ra được.

- Trong phản ứng thuận nghịch, chất xúc tác làm biến đổi tốc độ phản ứng thuận

và phản ứng nghịch một số lần như nhau nên nó chỉ làm cho quá trình mau đạt đến

trạng thái cân bằng.

- Chất xúc tác có tính chọn lọc. Một chất xúc tác thường chỉ có thể xúc tác cho

một phản ứng hoặc một loại phản ứng nhất định. .

Cơ chế xúc tác:

a) Cơ chế xúc tác đồng thể

93
Vai trò của chất xúc tác là làm giảm năng lượng hoạt hoá của phản ứng hoá học,

khi các phản ứng xúc tác xảy ra, các chất xúc tác tham gia tạo các hợp chất trung gian

với các chất phản ứng, sau đó các hợp chất trung gian sẽ phản ứng tiếp với các chất

còn lại hoặc tự phân huỷ để tạo nên sản phẩm. Mặc dù phản ứng có xúc tác đồng thể

xảy ra theo nhiều giai đoạn hơn, nhưng mỗi giai đoạn lại có năng lượng hoạt hoá bé

nên vận tốc chung của phản ứng tăng.

Ví dụ:

Hình 5.1. Giản đồ năng lượng của các phản ứng có xúc tác dương

Xét phản ứng A + B → AB

* Khi chưa có xúc tác

A + B → [A … B] → AB ; E1* (đường 1)

* Khi có mặt xúc tác K, quá trình xảy ra qua nhiều giai đoạn

A + K → [A ... K] → AK E2*

AK + B → [AK ... B] → AB + K, E3* (đường 2)

Các đại lượng E2, E3 đều rất nhỏ so với E1* nên các phản ứng này xảy ra nhanh

hơn do đó tốc độ phản ứng tăng (sản phẩm cuối cùng vẫn là AB, còn chất xúc tác K

được khôi phục như cũ).

Điều này được mô tả qua giản đồ năng lượng như trên

b) Cơ chế xúc tác dị thể

94
Cơ chế xúc tác dị thể phức tạp hơn và có nhiều thuyết để giải thích, trong đó

thuyết hấp phụ là dễ dàng hơn cả. Ta biết bề mặt chất xúc tác có khả năng hấp phụ

các chất phản ứng, làm cho các chất phản ứng tiến lại gần nhau và dưới trường lực

các tiểu phân ở bề mặt xúc tác, hoạt tính hoá học của các phân tử tăng lên, làm cho

năng lượng hoạt hoá của phản ứng giảm xuống. Kết quả là phản ứng xảy ra trên bề

mặt chất xúc tác với vận tốc lớn hơn rất nhiều so với khi không có xúc tác.

Không phải tất cả các phần trên bề mặt chất xúc tác đều có khả năng làm cho

các phân tử chất phản ứng trở nên hoạt động mà chỉ có một số trung tâm hoạt động ở

bề mặt xúc tác tạo được hợp chất trung gian hoạt động giữa chất xúc tác và chất phản

ứng, các hợp chất này sẽ phản ứng với các chất còn lại để tạo nên sản phẩm. Để tăng

thêm số trung tâm hoạt động, người ta tăng diện tích bề mặt của chất xúc tác bằng

cách nghiền nhỏ xúc tác, hoặc cho xúc tác ở dạng xốp hoặc kéo sợi rất mảnh.

Cơ chế xúc tác dị thể gồm các giai đoạn sau:

- Các chất phản ứng khuyếch tán đến bề mặt chất xúc tác sẽ hấp phụ một trong

các chất phản ứng để tăng hoạt tính của chất phản ứng.

- Phản ứng xảy ra trên bề mặt chất xúc tác.

- Các sản phẩm phản ứng tạo thành và tách khỏi bề mặt chất xúc tác và đi vào

trong hệ.

Xúc tác enzym (xúc tác men):

Các phản ứng hoá học xảy ra trong cơ thể sống thường có sự tham gia của các

chất xúc tác, đó là các men hay enzym gọi là xúc tác men. Enzym là chất xúc tác sinh

học, có bản chất protein. Trong xúc tác enzym các chất phản ứng được gọi là cơ chất.

Phản ứng giữa enzym và cơ chất được thực hiện ở các trung tâm hoạt động của chất

xúc tác.

Xúc tác enzym có một số đặc điểm sau:

- Khả năng xúc tác của enzym không xảy ra trên toàn bộ phân tử mà xảy ra ở

các trung tâm hoạt động đặc biệt. Những trung tâm có tính xúc tác thường chứa các

nhóm hoạt động như: -SH, -OH, -NH2, -NH- ... hoặc các nguyên tố chuyển tiếp như

95
Co, Mn, Mo, Fe ... Số trung tâm hoạt động càng tăng, khả năng xúc tác của enzym

càng lớn.

- Sự tồn tại và khả năng hoạt động của men phụ thuộc vào nhiệt độ, độ pH của

môi trường, sự có mặt của các chất xạ ... ở 1000C hầu hết các men đều bị phân huỷ.

- Một phản ứng xảy ra trong sinh học thường có một xúc tác men riêng nên việc

tìm ra các enzym đặc hiệu thúc đẩy các quá trình sinh học theo hướng có lợi là một

trong những mục tiêu của công nghệ sinh học vì vậy xúc tác men có tính chọn lọc cao.

Ví dụ: Men ureaza xúc tác cho phản ứng thuỷ phân ure

Co(NH2)2 + H2O → CO2 + 2NH3

- Xúc tác enzym xảy ra ở nhiệt độ và áp suất bình thường với hiệu suất phản ứng

rất cao. Nếu sử dụng chúng trong sản xuất, hiệu quả kinh tế sẽ rất lớn.

5.1.3. Phương trình động học của phản ứng

Phương trình động học mô tả quan hệ định lượng giữa nồng độ của các chất

phản ứng và thời gian. Dựa vào phương trình này ta có thể xác định được một số thông

số quan trọng của phản ứng như hằng số tốc độ, bậc phản ứng, chu kỳ bán huỷ của

phản ứng …

5.1.3.1. Phản ứng bậc một

Phản ứng bậc một có dạng tổng quát: A → sản phẩm

Theo định khối lượng ta có:


𝑑[𝐴]
𝑣= − = 𝑘𝑡 [𝐴]
𝑑𝑡
Từ đó ta có:
𝑑[𝐴]
− = 𝑘𝑡 𝑑𝑡
𝑑𝑡
Giải phương trình vi phân này ta được

- ln[A] + ln[A0] = kt hay ln[A] = k t + ln[A0]

hay có thể viết dưới dạng:


1 [𝐴0 ]
𝑘𝑡 = 𝑙𝑛
𝑇 [𝐴]
Trong đó

[A]: nồng độ chất A tại thời điểm t

96
[A0]: nồng độ chất A khi t = 0

Đồ thị ln[A] = f(t) là một đường thẳng mà hệ số góc sẽ cho biết giá trị của hằng

số tốc độ k của phản ứng. Hằng số tốc độ của phản ứng tốc độ có thứ nguyên là 1/t.

Phản ứng bậc 1 thường là phản ứng phân huỷ các chất.

Ví dụ: C2H6 → C2H4 + H2

Khi nghiên cứu các phản ứng bậc 1 người ta thường chú ý đến đại lượng chu kỳ

bán hủy của phản ứng là thời gian mà một nửa lượng ban đầu của chất phản ứng đã bị

tiêu thụ.

Gọi t1/2 là thời gian để nồng độ ban đầu còn lại một nửa.

[A] = 1/2[A0] thay vào phương trình trên

ta có:

[A0 ]
ln = = kt 1⁄ = ln2
1⁄ [A ] 2
2 0

hay
ln2 0,693
t 1⁄ = =
2 k k
Nghĩa là thời gian bán huỷ của phản ứng bậc 1 không phụ thuộc vào nồng độ

ban đầu mà phụ thuộc vào bản chất phản ứng.

5.1.3.2. Phản ứng bậc 2

Phản ứng bậc 2 có các dạng: 2A → sản phẩm

A + B → sản phẩm

* Dạng 2A k2 → sản phẩm


𝑑[𝐴] 𝑑[𝐴]
𝑣= − = 𝑘2 [𝐴]2 → − = 𝑘2 𝑑𝑡
𝑑𝑡 [𝐴]2
Giải phương trình vi phân trên ta được:
1 1
= 𝑘2 𝑡 +
[𝐴] [𝐴0 ]

Hay

97
1 1 1
𝑘2 = ( − )
𝑡 [𝐴] [𝐴0 ]
hằng số tốc độ của phản ứng bậc 2 có thứ nguyên

khi t = t1/2 ta có:


1
𝑡1⁄ =
2 𝑘2 [𝐴0 ]
Vậy thời gian bán huỷ của phản ứng bậc 2 phụ thuộc vào nồng độ đầu của chất

phản ứng.

* Dạng A + B → sản phẩm

Nếu [Ao] = [Bo] thì tại mọi thời điểm [A] = [B] vì vậy
d[A]
v= − = k 2 [A][B] = k 2 [A]2
dt
Nếu [A] = [B] thì

d[A] d[A]
v= − = k 2 [A][B] → − = k 2 dt
dt [A][B]
Giải phương trình vi phân này ta được
1 [B0 ][A]
k2 t = ln
[A0 ] − [B0 ] [A0 ][B]
5.1.3.3. Phản ứng bậc 3
Các phản ứng bậc 3 có dạng 3A k3 → sản phẩm

2A + B → sản phẩm

A + B + C → sản phẩm

Xét trường hợp đơn giản nhất: 3A → sản phẩm


d[A] d[A]
𝑣= − = k 3 [A]3 → − − 3 = k 3 dt
dt [A ]
Giải phương trình vi phân trên ta được
1 1
= 2k 3 t +
[A]2 [A0 ]2
5.1.3.4. Phản ứng bậc 0
A → sản phẩm

Tốc độ phản ứng không phụ thuộc vào nồng độ của chất phản ứng
d[A]
𝑣= − = k 0 [A0 ] = k 0 dt
dt

98
Giải phương trình trên ta được

[A] = -k0t + [A0]

5.1.4. Một số phản ứng khác

5.1.4.1. Phản ứng quang hoá

Định nghĩa: Phản ứng quang hoá là phản ứng hoá học xảy ra dưới tác dụng của

ánh sáng.

Ánh sáng ở đây có thể là ánh sáng trông thấy, bức xạ hồng ngoại và bức xạ tử

ngoại. Bức xạ có bước sóng càng ngắn có năng lượng càng lớn thì sẽ có tác dụng

mạnh đến các chất phản ứng. Trong vùng quang phổ nhìn thấy, bức xạ đỏ có tác dụng

yếu nhất, bức xạ tím có tác dụng mạnh nhất, bức xạ tử ngoại có tác dụng mạnh hơn

nhiều.

Ví dụ: AgBr → Ag + 1/2Br 2

H2 + Cl2 → 2HCl

Định luật đương lượng quang hoá:

Quan hệ giữa năng lượng ánh sáng được hấp phụ và lượng chất phản ứng được

mô tả theo định luật đương lượng quang hoá của Einstein đưa ra vào năm 1912: "Một

phân tử chất phản ứng có thể được hoạt hoá và trở nên có khả năng phản ứng do hấp

phụ một lượng tử năng lượng của ánh sáng".

e = hν

Từ đây ta tính được năng lượng E cần thiết mà một mol chất phản ứng đã hấp

phụ từ một bức xạ nào đó.

𝐸 = 𝑁 0 ℎ𝑣

Từ đây ta thấy:

- Dựa vào bức xạ đã hấp thụ ta tính được năng lượng cần thiết để một phân tử

gam chất tham gia phản ứng.

- Mỗi phản ứng xảy ra cần có một năng lượng xác định nên phản ứng quang hoá

có tính chọn lọc.

- Khối lượng chất phản ứng tỷ lệ thuận với năng lượng bức xạ bị hấp thụ.

5.1.4.2. Phản ứng cảm quang, sự tăng nhạy

99
Một số phản ứng quang hoá chỉ xảy ra khi trong hệ có mặt một chất khác, chất

này có vai trò giúp cho chất tham gia phản ứng hấp thụ năng lượng của bức xạ. Chất

này được gọi là chất tăng nhạy. Phản ứng quang hoá có chất tăng nhạy gọi là phản

ứng cảm quang.

5.1.4.3. Phản ứng dây chuyền

Phản ứng dây chuyền có liên quan đến sự xuất hiện các gốc tự do. Vì vậy người

ta còn gọi là phản ứng gốc tự do.

5.1.4.4. Phản ứng nối tiếp

Là phản ứng diễn ra theo nhiều giai đoạn nối tiếp nhau. Tốc độ của phản ứng

nối tiếp là tốc độ của giai đoạn nào chậm nhất trong các phản ứng thành phần.

5.1.4.5. Phản ứng song song

Từ những chất ban đầu phản ứng diễn ra theo một số hướng để tạo ra các sản

phẩm khác nhau.

5.2. Cân bằng hóa học

5.2.1. Phản ứng thuận nghịch và phản ứng một chiều

5.2.1.1. Phản ứng thuận nghịch

Là phản ứng xảy ra theo hai chiều trái ngược nhau trong cùng một điều kiện.

Đặc điểm của phản ứng thuận nghịch: không tiến hành đến cùng mà dẫn đến cân bằng

Ví dụ: N2O4(k)  2NO2(k)

Khi lấy khí NO2 (hoặc N2O4) nghiên cứu → luôn thu được đồng thời cả khí N2O4

(hoặc NO2) trong bình ngay ở nhiệt độ thường do tồn tại sự chuyển hoá giữa hai khí

trên → gọi phản ứng trên là phản ứng thuận nghịch.

5.2.1.2. Phản ứng bất thuận nghịch

Là phản ứng chỉ xảy ra theo một chiều xác định

Ví dụ: Phản ứng phân huỷ KClO3 (xúc tác MnO 2): KClO3 → KCl + 3/2O2

Đặc điểm: tiến hành tới cùng.

5.2.1.3. Trạng thái cân bằng hoá học

Một phản ứng khi đạt trạng thái cân bằng thì:

100
- Xét về mặt động học: vt = vn

- Xét về mặt nhiệt động: ΔGpư = 0

* Vậy trạng thái cân bằng hoá học: Là trạng thái của phản ứng thuận nghịch khi

tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch (hoặc khi biến thiên thế đẳng áp

bằng không).

* Đặc điểm của trạng thái cân bằng hoá học:

- Là cân bằng động (phản ứng vẫn xảy ra theo 2 chiều ngược nhau nhưng vt =

vn).

- Tại trạng thái cân bằng thành phần của các chất không thay đổi: chất tham gia

phản ứng mất đi bao nhiêu theo phản ứng thuận thì lại được sinh ra bấy nhiêu theo

phản ứng nghịch.

- Trạng thái cân bằng chỉ tồn tại khi các điều kiện thực hiện phản ứng (C, t0,p)

không đổi.

5.2.2. Phương trình đẳng nhiệt Van’t Hoff - Hằng số cân bằng K

5.2.2.1. Thiết lập phương trình đẳng nhiệt Van’t Hoff

Xét phản ứng: aA + bB  cC + dD

ở T = const và A,B,C,D là các khí lý tưởng

Ta có: ∆GT = ∑ μi (sp) − ∑ μi (tg) = (cμc + dμd ) − (aμA + bμB )

Mà: μi(T) = μ0i(T) + RTlnPi (đối với 1 mol)

 cμc(T) = cμ0c(T) + cRTlnPc = cμ0c(T) + RTlnPCc (cho c mol)

Tương tự: bμB(T) = bμ0B(T) + RTlnPBb

dμD(T) = dμ0D(T) + RTlnPDd

aμA(T) = aμ0A(T) + RTlnPAa

 ∆GT = [(cμ0c(T) + RTlnPCc ) + (dμ0D(T) + RTlnPDd )] − [( aμ0A(T) + RTlnPAa ) +

(bμ0B(T) + RTlnPBb )]

PCc . PDd
∆GT = [(cμ0T (C) + dμ0T (D)) − (aμ0T (A) + bμ0T (B))] + RTln ( )
PAa . PBd bd

101
PCc . PDd
∆GT = ∆GT0 + RTln ( a d )
PA . PB bd

Đặt:

PCc . PDd
( ) = πp
PAa . PBd bd

 ∆GT = ∆GT0 + RTlnπp (*)

Tại trạng thái cân bằng:

PCc . PDd
⟹ ∆GT = 0 → ∆GT0 = −RTln ( )
PAa . PBd cb

Đặt

PCc . PDd
( ) = K p = const
PAa . PBd cb

 ∆GT0 = −RTlnK P (**)


π
Và ∆GT = RTln KP (***)
P

Các phương trình (*) (**) và (***) được gọi là các dạng khác nhau của phương

trình đẳng nhiệt Van’t Hoff

5.2.2.2. Phương trình hằng số cân bằng K

 pCc p Dd 
Hằng số cân bằng Kp: Kp =  a b 
 p A p B  cb

- Pi: áp suất các khí ở trạng thái CB

- KP không có đơn vị.

- Kp chỉ phụ thuộc vào bản chất phản ứng và nhiệt độ.

- Đối với 1 phản ứng xác định, T = const → Kp = const → gọi là hằng số cân

bằng của phản ứng.

 CCc C Dd 
Hằng số cân bằng KC:KC =  a b 
 C AC B  cb

- Ci: nồng độ mol/lit các chất ở trạng thái cân bằng

- Kc phụ thuộc vào bản chất phản ứng và nhiệt độ.

- Đối với 1 phản ứng xác định  KC = f(T): KC chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ
102
 nCc nDd 
Hằng số cân bằng Kn: Kn =  a b 
 n A nB  cb

- ni: số mol khí i ở trạng thái cân bằng

- Kn phụ thuộc vào bản chất các chất, T và P chung của hệ khi cân bằng và tổng

số mol khí của hệ khi cân bằng

 N Cc N Dd 
Hằng số cân bằng KN: KN =  a b 
 NANB  cb

Ni: nồng độ phần mol của khí i

KN phụ thuộc vào bản chất các chất, T và P chung của hệ khi cân bằng

Mối quan hệ giữa các hằng số cân bằng:

Kp = Kc(RT)n
n
Kp = KNP cb

 p  n
Kp = Kn  
 ni cb

*Nhận xét:

- Khi Δn = 0 (tổng số mol khí ở 2 vế phản ứng bằng nhau)

 Kp= KC = Kn = KN = K = f(T)

- Đối với 1 phản ứng đã cho thì:

+ Kp, KC chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ

+ KN phụ thuộc vào nhiệt độ, P chung của hệ khi cân bằng

+ Kn phụ thuộc vào T, P chung của hệ khi cân bằng, tổng số mol khí của hệ khi

cân bằng.

* Chú ý:

- Giá trị hằng số cân bằng K của phản ứng đều phải gắn với 1 phản ứng cụ thể

nào đó.

- Nếu K có giá trị khá lớn  coi phản ứng xảy ra hoàn toàn, K nhỏ  phản ứng

thuận nghịch.

- Nếu phản ứng có chất rắn hoặc chất lỏng tham gia và không tan lẫn vào các

chất khác thì chúng đều không có mặt trong phương trình hằng số cân bằng.
103
5.2.2.3. Các phương pháp xác định hằng số cân bằng

- Xác định theo thành phần các chất tại thời điểm cân bằng

- Xác định thông qua 1 số đại lượng nhiệt động

- Xác định theo phương pháp gián tiếp: Phân tích quá trình theo 1 chu trình kín

5.2.3. Sự chuyển dịch cân bằng - Nguyên lý Le Chaterlier

5.2.3.1. Sự chuyển dịch cân bằng

- Xét về mặt nhiệt động, khi phản ứng đạt trạng thái cân bằng (ΔG = 0). Khi hệ

đang ở trạng thái cân bằng nếu ta thay đổi một trong các thông số trạng thái (P,T,C)

của hệ ΔG ≠ 0  cân bằng bị phá vỡ, quá trình sẽ tiến hành theo chiều ΔG < 0 để

đạt tới trạng thái cân bằng mới ứng với các thông số mới (P,T,C).

- Xét về mặt động học, khi phản ứng đạt trạng thái cân bằng  vt = vn

 Δv = 0. Khi hệ đạt trạng thái cân bằng, ta thay đổi 1 trong các thông số trạng thái

(P,C,T)  vt ≠ vn  quá trình tiến hành theo chiều Δv > 0 để đạt trạng thái cân bằng

mới ứng với các thông số mới.

 gọi là sự chuyển dịch cân bằng.

*Định nghĩa: Sự chuyển dịch cân bằng là sự chuyển từ trạng thái cân bằng này

sang trạng thái cân bằng khác dưới ảnh hưởng của các tác động bên ngoài (P,T,C) lên

hệ.

Ảnh hưởng của nhiệt độ tới sự chuyển dịch cân bằng. Phương trình đẳng áp

Van’t Hoff

Xét phản ứng: aA + bB  cC + dD ở P = const


GT0
Ta có: lnKp = -
RT
  GT0  H 0
Mặt khác:   = − 2T
T  T  p T

  ln Kp  H T 0
do đó:   =− : phương trình đẳng áp Van’t Hoff
 T  p RT 2

- Nếu ΔHoT > 0 (phản ứng thu nhiệt)  hàm đồng biến

+ Khi nhiệt độ tăng  Kp tăng  cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận (chiều

thu nhiệt)
104
+ Nếu T giảm  Kp giảm  cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch (chiều toả

nhiệt)

- Nếu ΔH0 T < 0 (phản ứng toả nhiệt)  hàm nghịch biến

+ Khi nhiệt độ tăng  Kp giảm  cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch

(chiều thu nhiệt)

+ Nếu T giảm  Kp giảm  cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận (chiều toả

nhiệt)

* Nhận xét: Kết quả của sự chuyển dịch cân bằng là chống lại sự thay đổi bên

ngoài:

+ Khi nhiệt độ tăng thì cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm nhiệt độ của

hệ là chiều thu nhiệt có ΔHT > 0

+ Khi nhiệt độ giảm thì cân bằng chuyển dịch theo chiều làm tăng nhiệt độ của

hệ là chiều toả nhiệt có ΔHT < 0

* Từ phương trình Van’t Hoff suy ra:

Nếu trong khoảng nhiệt độ T1  T2 hẹp  có thể coi ΔH0 = const thì:

Kp 2 H 0  1 1 
ln =  − 
Kp1 R  T1 T 2 

Ảnh hưởng của áp suất đến sự chuyển dịch cân bằng

Ta có: Kp = KN Pcbn

Vì Kp không phụ thuộc vào P  thay đổi P thì Kp = const nên:

- Nếu Δn > 0: khi tăng P  KN giảm (để giữ Kp = const)  chuyển dịch cân

bằng theo chiều nghịch (làm giảm số mol khí) và ngược lại

- Nếu Δn < 0: khi tăng P  KN tăng (để giữ Kp = const)  chuyển dịch cân

bằng theo chiều thuận (làm giảm số mol khí) và ngược lại khi P giảm  KN giảm 

cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch (làm tăng số mol khí)

- Nếu Δn = 0  P không ảnh hưởng tới sự chuyển dịch cân bằng

* Nhận xét: Kết quả của sự chuyển dịch cân bằng là chống lại sự thay đổi bên

ngoài:

105
- Nếu P tăng  cân bằng chuyển dịch theo chiều P giảm (giảm số mol khí: Δn

< 0)

- Nếu P giảm  cân bằng chuyển dịch theo chiều tăng P (tăng số mol khí: Δn >

0)

Ảnh hưởng của nồng độ

Xét phản ứng: aA + bB  cC + dD có KC = const ở T = const

- Nếu tăng CA, CB  cân bằng chuyển dịch theo chiều tăng CC, CD (để giữ KC

= const)  cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận làm giảm CA, CB

- Nếu giảm CA, CB  cân bằng chuyển dịch theo chiều giảm CC, CD (để giữ KC

= const)  cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch làm tăng C A, CB

* Nhận xét: Kết quả của sự chuyển dịch cân bằng là chống lại thay đổi bên ngoài.

Nếu tăng Ci thì cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm Ci và ngược lại.

5.2.3.2. Nguyên lý chuyển dịch cân bằng Le Chatelier

Khi một hệ đang ở trạng thái cân bằng, nếu ta thay đổi một trong các thông số

trạng thái của hệ (T, P hoặc C) thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều chống lại sự

thay đổi đó.

106
Bài tập

5.1. Thế nào là phản ứng một chiều, hai chiều? Trong quá trình phản ứng, hàm

G biến đổi như thế nào? Tại sao?

5.2. Dựa vào đâu có thể thiết lập được phương trình đẳng nhiệt Van’t Hoff đối

với phản ứng giữa các khí lý tưởng?

5.3. Thế nào là phương trình hằng số cân bằng? Ý nghĩa của mổi đại lượng trong

phương trình hằng số cân bằng?

5.4. Các hằng số cân bằng Kp, KN, Kn, Kc liên hệ với nhau như thế nào? Tại sao?

5.5. Có gì cần chú ý khi viết phương trình hằng số cân bằng? Tại sao?

5.6. Các phương pháp xác định hằng số cân bằng?

5.7. Tại sao nếu trong phản ứng có chất rắn tham gia thì nồng độ của nó không

có mặt trong phương trình hằng số cân bằng?

5.8. Thế nào là sự chuyển dịch cân bằng? Ảnh hưởng của áp suất, nhiệt độ và

nồng độ lên sự chuyển dịch cân bằng? Cho ví dụ? Phát biểu nguyên lý Le Chatelier

và cho ví dụ? Tại sao có thể nói nguyên lý Le Chatelier đúng cho mọi quá trình bất

kỳ? Cho vài ví dụ?

5.9. Dựa vào đâu có thể rút ra được phương trình đẳng áp Van’t Hoff ?

5.10. Hãy thiết lập phương trình biểu thị ảnh hưởng của nhiệt độ lên hằng số cân

bằng Kp khi biết giá trị của KP, ∆H0 của phản ứng ở một nhiệt độ nào đó và giá trị CP

của các chất.

5.11. Hệ số nhiệt độ của phản ứng bằng 3, hỏi phải tăng nhiệt độ lên bao nhiêu

để tốc độ phản ứng tăng 243 lần?

5.12. Tại nhiệt độ 100C, phản ứng kết thúc sau 195 giây. Tại nhiệt độ 200C, phản

ứng kết thúc sau 60 giây. Tính năng lượng hoạt hóa của phản ứng biết hằng số tốc độ

phản ứng tỉ lệ nghịch với thời gian.

5.13. Có phản ứng bậc 1 sau:

CCl3COOH (k) → CHCl3(k) + CO2(k)

Hằng số tốc độ phản ứng ở 440C là 2,19.10 -7 s-1 và ở 1000C là 1,32.10 -3 s-1. Viết

phương trình động học của phản ứng và tính hệ số nhiệt độ của vận tốc phản ứng.

107
5.14. Xét ảnh hưởng của áp suất và nhiệt độ lên các cân bằng sau:

2CO (k) → C (r) + CO2(k) + ΔH

2SO2 (k) + O2(k) → 2SO3 (k) – 198 KJ

108
Chương 6. SỰ HÌNH THÀNH VÀ CÁC TÍNH CHẤT
CỦA DUNG DỊCH

Mục tiêu:

1. Trình bày được một số loại dung dịch và nồng độ dung dịch.
2. Áp dụng định luật Raoult I, Raoult II để giải các bài tập liên quan

6.1. Các hệ phân tán – Dung dịch

6.1.1. Định nghĩa

Một hệ gồm hai hay nhiều chất, trong đó một hay nhiều chất ở dạng các hạt kích

thước nhỏ phân bố vào trong chất kia thì hệ đó được gọi là hệ phân tán. Chất được

phân bố là pha phân tán. Chất trong đó có pha phân tán phân bố là môi trường phân

tán.

Ví dụ: Lấy đất sét nghiền mịn rồi trộn đều vào nước, ta được hệ phân tán nước

– đất sét. Các hạt đất sét là pha phân tán, nước là môi trường phân tán.

6.1.2. Phân loại

Căn cứ vào các trạng thái pha của các thành phần ta có 9 hệ phân tán:
Loại hệ phân tán Ví dụ
Khí – khí Không khí
Khí – lỏng Không khí trong nước
Khí – rắn Hiđro trong Pt (hoặc Pd…)
Lỏng – lỏng Xăng
Lỏng - khí Nước trong không khí
Lỏng – rắn Thủy ngân trong vàng
Rắn – lỏng Nước đường
Rắn – rắn Kẽm trong đồng
Rắn – khí Naptalen trong không khí

Tính chất của hệ phân tán (đặc biệt là tính bền) phụ thuộc vào kích thước của

pha phân tán. Khi các hạt của pha phân tán càng lớn thì pha phân tán càng dễ lắng

xuống và như thế hệ càng không bền.

Dựa vào kích thước ta chia hệ phân tán thành 3 loại:


109
- Hệ phân tán thô (hay hệ lơ lửng): Là hệ phân tán kém bền, gồm các hạt phân

tán có kích thước tương đối lớn cỡ 10-5 – 10-2 cm, có thể thấy được bằng kính hiển vi

hoặc bằng mắt thường. Được chia làm hai loại:

+ Huyền phù: Pha phân tán là chất rắn, môi trường phân tán là chất lỏng.

Ví dụ: Phù sa ở các sông.

+ Nhũ tương: pha phân tán và môi trường phân tán đều là chất lỏng.

Ví dụ: Các hạt mỡ lơ lửng trong sữa

 Hệ phân tán này thường không bền và theo thời gian sẽ tách lớp.

- Hệ keo (hay dung dịch keo): Là hệ phân tán trung gian gồm các hạt phân tán

có kích thước 10-7 – 10-5 cm, có thể thấy được bằng kính siêu hiển vi.

Ví dụ: sương mù (hệ phân tán lỏng – khí), khói (hệ phân tán rắn – khí)

- Dung dịch thực: Đây là hệ rất bền, gồm các hạt có kích thước phân tử hoặc ion

(cỡ 10-8 cm). Giữa pha phân tán và môi trường phân tán không có bề mặt phân chia,

toàn bộ dung dịch là một pha, như vậy dung dịch thực là một hệ đồng thể. Chất phân

tán được gọi là chất tan, môi trường được gọi là dung môi.

6.2. Quá trình hòa tan chất rắn – hiệu ứng nhiệt quá trình hòa tan

Quá trình hòa tan chất rắn vào chất lỏng xảy ra theo hai giai đoạn:

- Các phân tử (phân tử, nguyên tử hoặc ion) trên bề mặt chất rắn, do dao động

không ngừng và dưới tác dụng lôi kéo của các phân tử dung môi có cực, dần dần bị

tách ra khỏi mạng lưới tinh thể. Quá trình lý học này cần tiêu tốn năng lượng để phá

vỡ mạng lưới tinh thể. Quá trình lí học này chính là quá trình biến đổi trạng thái tập

hợp của chất và nhiệt của quá trình lý học là nhiệt chuyển pha (  Hcp)

- Các phân tử chất tan kết hợp với các phân tử dung môi có cực tạo nên hợp chất

có tên là sonvat (nếu dung môi là H2O thì gọi là hyđrat). Quá trình hóa học này tỏa ra

một nhiệt lượng gọi là nhiệt sonvat hóa (  Hs)

Hiệu ứng nhiệt Q của quá trình hòa tan bằng tổng hiệu ứng nhiệt của hai quá

trình:

Q =  Hcp +  Hs (> 0, < 0)

110
Nếu nhiệt sonvat hóa  Hs lớn hơn nhiệt phát vỡ mạng lưới tinh thể thì Q > 0;
quá trình hòa tan phát nhiệt. Trường hợp ngược lại quá trình hòa tan sẽ thu nhiệt.

Ví dụ: Hòa tan 1 mol NH4NO3 vào nước thu một nhiệt lượng 6,32 kcal.

Nhiệt lượng thoát ra hay thu vào khi hòa tan 1 mol chất được gọi là nhiệt

hòatan của chất đó.

Ví dụ: Nhiệt hòa tan của CaCl2 là: +17,4 kcal; của NH4NO3 là: - 6,32 kcal

6.3. Cách biểu diễn thành phần dung dịch

6.3.1. Nồng độ % khối lượng

Cho biết số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch
Số gam chất tan (m)
C% = x100%
Số gam dung dịch (m′)
6.3.2. Nồng độ mol

Cho biết số mol chất tan có trong một lít dung dịch
Số mol chất tan (n)
CM =
Số lít dung dịch

6.3.3. Nồng độ đương lượng gam.

Cho biết số đương lượng gam chất tan có trong 1 lít dung dịch
Số đương lượng chất tan
CN =
Số lít dung dịch
6.3.4. Nồng độ molan.

Cho biết số mol chất tan có trong 1 kilogam dung môi.


Số mol chất tan
Cm =
Số kilogam dung môi
6.3.5. Nồng độ phần mol.

Nồng độ phần mol của một chất là tỷ số giữa số mol của cấu tử chia cho tổng số

mol chất có trong dung dịch


Số mol chất A
NA =
Tổng số mol chất

6.4. Độ tan

6.4.1. Dung dịch bão hòa

111
6.4.1.1. Định nghĩa
Hòa tan là một quá trình thuận nghịch. Đầu tiên chất tan chuyển vào dung dịch.

Khi thêm dần chất tan, chất tan trong dung dịch kết tinh lại và chuyển thành pha rắn.

Tới một lúc quá trình hòa tan và kết tinh đạt trạng thái cân bằng: trong một đơn vị

thời gian lượng chất chuyển vào dung dịch cân bằng lượng chất từ dung dịch chuyển

vào pha rắn. Dung dịch ứng với trạng thái này gọi là dung dịch bão hòa.

Dung dịch có lượng chất tan thấp hơn lượng chất tan chứa trong dung dịch bão

hòa của một số chất như Na2S2O3, Na2B4O7 … lượng chất tan có dư không kết tinh

ngay, các dung dịch như thế được gọi là quá bão hòa.

6.4.1.2. Tính chất


Dung dịch bão hòa là một hệ bền: dung dịch có thể tồn tại bao lâu tùy ý mà nồng

độ vẫn không đổi (miễn là nhiệt độ và áp suất của hệ được duy trì không đổi). Dung

dịch quá bão hòa là một hệ không bền, chỉ cần khuấy trộn dung dịch hoặc thêm một

vài tinh thể nhỏ chất tan vào thì lượng chất có dư bắt đầu kết tinh lại (pha rắn xuất

hiện), quá trình này tiếp tục cho đến khi nồng độ của dung dịch đạt nồng độ bão hòa

ở nhiệt độ đó.

6.4.2. Độ tan

6.4.2.1. Định nghĩa


Nồng độ chất tan trong dung dịch bão hòa ở những điều kiện xác định được gọi

là độ tan của chất đó.

6.4.2.2. Ký hiệu
Độ tan (kí hiệu S) bằng số gam chất tan có trong 100 gam dung môi (của dung

dịch bão hòa). Độ tan là đại lượng đặc trưng cho khả năng hòa tan của các chất trong

dung môi nào đó. Thông thường những chất có:

S > 10 được gọi là dễ tan

S < 1: là khó tan

S < 0,01: là hầu như không tan

6.4.2.3. Tính chất


Độ tan của một chất phụ thuộc vào:

112
- Bản chất chất tan và dung môi

- Nhiệt độ và áp suất (chủ yếu cho chất khí)

Ví dụ: Thực nghiệm cho thấy rằng phân tử lưu huỳnh không có cực nên lưu

huỳnh tan tốt trong benzen (dung môi không có cực) và không tan trong nước (dung

môi phân cực). Trái lại phân tử muối ăn phân cực mạnh nên muối ăn tan trong nước

và không tan trong benzen.

Độ tan của hầu hết chất rắn tăng khi nhiệt độ tăng. Áp suất ít ảnh hưởng đến độ

tan chất rắn. Trong đa số trường hợp, khi nhiệt độ tăng thì độ tan của chất lỏng tăng;

độ tan của chất khí trong chất lỏng tăng lên khi tăng áp suất.

Vì quá trình hòa tan của chất khí trong chất lỏng dẫn đến sự giảm áp suất của

khí cho nên theo nguyên lý Le Chaterlier, độ tan của khí tăng lên khi áp suất tăng.

Điều này thể hiện trong định luật Henry: «Độ tan của khí ở một nhiệt độ không đổi tỉ

lệ với áp suất»

* Cần chú ý rằng định luật Henry chỉ đúng với các dung dịch tương đối loãng,

khi áp suất không cao và khi không có tương tác hóa học xảy ra giữa chất tan và dung

môi.

6.5. Áp suất thẩm thấu của dung dịch

6.5.1. Sự khuếch tán

Khi cho một dung dịch tiếp xúc nước nguyên chất ta quan sát thấy chất tan

khuếch tán từ dung dịch qua nước, kết quả dẫn đến sự phân bố đồng đều chất tan trong

toàn bộ thể tích của hệ. Sự khuếch tán cũng xảy ra khi cho tiếp xúc hai dung dịch cùng

chất tan có nồng độ khác nhau mà kết quả là có sự san bằng nồng độ trong toàn bộ hệ.

6.5.2. Sự thẩm thấu

Nếu cho dung dịch và nước tiếp xúc với nhau qua một màng đặc biệt, màng này

chỉ cho phép các phân tử nước (dung môi) đi qua thì sự khuếch tán xảy ra một chiều:

dung dịch bị pha loãng và thể tích tăng lên, còn thể tích dung môi giảm đi. Màng đặc

113
biệt tạo ra sự khuếch tán một chiều được gọi là màng bán thấm. Hiện tượng khuếch

tán một chiều của dung môi qua màng bán thấm được gọi là sự thẩm thấu.

6.5.3. Áp suất thẩm thấu

6.5.3.1. Thí nghiệm


Lấy một xilanh, trong đó có một pitông di động. Đáy pitông là một màng bán

thẩm. Giả thiết lực ma sát giữa pitông và xilanh là không đáng kể. Phần xilanh ở phía

dưới pitông đựng dung dịch, còn phần xilanh ở phía trên pitông đựng dung môi tinh

khiết.

Vì nồng độ của dung môi trong dung môi tinh khiết lớn hơn so với trong dung

dịch cho nên trong cùng một đơn vị thời gian, số phân tử dung môi từ phía trên pitông

đi xuống. Do đó thể tích của dung dịch tăng lên và pitông được nâng lên. Muốn giữ

cho pitông đứng nguyên chỗ cũ, cần đặt lên pitông những tải trọng P nào đó.

6.5.3.2. Định nghĩa


Lực cần phải tác dụng lên 1cm2 màng bán thẩm để ngăn không cho dung môi đi

qua nó, nghĩa là làm cho hiện tượng thẩm thấu ngừng lại, được gọi là áp suất thẩm

thấu

6.5.3.3. Biểu thức


Nghiên cứu áp suất thẩm thấu của dung dịch loãng, người ta nhận thấy áp suất

thẩm thấu không phụ thuộc vào bản chất của chất tan mà tỉ lệ với nồng độ của dung

dịch và nhiệt độ tuyệt đối: π = CRT

Với: : áp suất thẩm thấu, C là nồng độ mol/l của dung dịch

R: hằng số khí

T: nhiệt độ tuyệt đối.

n
Nếu thay C = , n là số mol chất tan có trong thể tích V lit của dung dịch, ta
V

có: πV= nRT

Phương trình này giống với phương trình của khí lí tưởng đã xét trước đây và

đã cho phép Van’t Hoff phát biểu (năm 1887):

114
“Áp suất thẩm thấu của chất tan trong dung dịch loãng bằng áp suất gây nên bởi

chất đó nếu như ở trạng thái khí và ở cùng nhiệt độ nó chiếm cùng một thể tích như

dung dịch”

6.6. Áp suất hơi của dung dịch

6.6.1. Áp suất hơi bão hòa của một chất lỏng nguyên chất

Các chất lỏng ít nhiều đều bay hơi. Nếu bình chất lỏng để ngỏ thì chất lỏng bay

hơi dần cho tới hết. Nếu chất lỏng được giữ trong một bình kín thì sự bay hơi và ngưng

tụ là hai chiều của một quá trình thuận nghịch: khi tốc độ bay hơi bằng tốc độ ngưng

tụ, cân bằng động được thiết lập.

Bay hơi H  0
Chất lỏng Chất hơi
Ngưng tụ H  0

Hơi cân bằng động với chất lỏng của nó được gọi là hơi bão hòa . Áp suất do

hơi bão hòa gây ra trên bề mặt chất lỏng gọi là áp suất hơi bão hòa. Vì quá trình bay

hơi thu nhiệt, nên khi tăng nhiệt độ thì sự bay hơi tăng cường, do đó áp suất hơi bão

hòa tăng.

Ví dụ: Sự phụ thuộc của áp suất hơi nước bão hòa vào nhiệt độ là như sau:
Nhiệt độ(00C) 0 20 40 60 80 100
Áp suất hơi bão
4,6 17,4 55,3 149,2 355,5 760
hòa(mmHg)

 Vậy áp suất hơi bão hòa là đại lượng đặc trưng cho sự bay hơi các chất lỏng.

Ở cùng nhiệt độ, chất nào dễ bay hơi sẽ có áp suất hơi bão hòa lớn.

6.6.2. Áp suất hơi bão hòa của dung dịch chứa chất tan không bay hơi

Khi hòa tan một chất tan không bay hơi vào trong một dung môi, áp suất hơi

bão hòa của dung môi ở trên dung dịch, hay

gọi tắt là áp suất hơi của dung dịch, giảm

xuống. Nhìn vào hình bên chúng ta có thể

hiểu được lý do của sự giảm áp suất hơi bão


115
hòa đó. Mặt thoáng của dung môi tinh khiết chỉ gồm những phân tử dung môi còn mặt

thoáng của dung dịch gồm những hạt chất tan xen kẽ với những phân tử dung môi.

Vì vậy trong cùng một đơn vị thời gian, ở một nhiệt độ nhất định, số phân tử bay hơi

từ dung dịch bé hơn số phân tử bay hơi từ dung môi tinh khiết. Do đó trong trường

hợp của dung dịch, trạng thái cân bằng được thiết lập ở áp suất thấp hơn so với trường

hợp của dung môi. Đó là nguyên nhân gây nên sự giảm áp suất hơi bão hòa của dung

môi trên dung dịch.

Ở cùng nhiệt độ, áp suất hơi bão hòa của dung dịch (P1) luôn luôn thấp hơn áp

suất hơi bão hòa của dung môi nguyên chất. Rõ ràng nồng độ dung dịch càng lớn, áp

suất hơi bão hòa của dung dịch càng nhỏ, nghĩa là áp suất hơi của dung dịch phải tỷ

lệ thuận với nồng độ phần mol của dung môi:

P1 = K.N1

Khi dung dịch loãng:

N1 → 1

P1 → P0 và K = P1 = Po
N1

Do đó: P1 = P0.N1

Nếu phần mol chất tan trong dung dịch là N2 thì N1 = 1 – N2

Do đó: P 1 = P0(1-N2)

P0 − P1 P
⇒ N2 = =
P0 P0

P1: áp suất hơi bão hòa của dung dịch

P0: áp suất hơi bão hòa của dung môi nguyên chất

N2: Phần mol chất tan trong dung dịch

* Định luât Raoult I: Độ giảm tương đối áp suất hơi bão hòa của dung dịch

bằng phần mol chất tan trong dung dịch.

Lưu ý: Định luật Raoult chỉ nghiệm đúng với dung dịch loãng và chất tan không

điện ly.

 Với dung dịch rất loãng ta có:

116
n2 n P n2
 2 Do đó 
n1 + n 2 n1 Po n1

n2
⇒ P = P0 
n1

Với n2: số mol chất tan

n1: số mol dung môi

6.7. Nhiệt độ sôi và nhiệt độ đông đặc

6.7.1. Nhiệt độ sôi của một chất lỏng nguyên chất

Nhiệt độ sôi của một chất lỏng là nhiệt độ tại đó áp suất hơi bão hòa của nó bằng

áp suất ngoài.

Ví dụ: Nhiệt độ sôi của nước:


P ngoài (mmHg) 730 760 760,2 760,4
Đs của nước (00C) 98,9 100 120 143

Chính vì vậy ở áp suất thấp hay trong chân không các chất lỏng có nhiệt độ sôi

thấp hơn và ngược lại ở áp suất cao chất lỏng có nhiệt độ sôi cao.

Khi sôi, những bọt hơi sinh ra trong khắp chất lỏng, nghĩa là sự bay hơi xảy ra

trong toàn thể tích chất lỏng chứ không phải chỉ ở trên bề mặt.

6.7.2. Nhiệt độ sôi của dung dịch có chất tan không bay hơi

Dung dịch có áp suất hơi bão hòa nhỏ hơn dung môi nguyên chất. Muốn dung

dịch sôi cần tăng nhiệt độ dung dịch lên để làm cho áp suất hơi bão hòa của nó bằng

áp suất ngoài, tức là dung dịch có nhiệt độ sôi cao hơn dung môi nguyên chất. Nồng

độ dung dịch càng lớn, nhiệt độ sôi của nó càng cao.

* Định luật Raoult II: Độ tăng nhiệt độ sôi của dung dịch loãng chất tan không

điện ly tỷ lệ thuận với nồng độ molan chất tan trong dung dịch.

Ts = Ks.Cm

Với Ts : độ tăng nhiệt độ sôi

Cm: nồng độ molan của chất tan trong dung dịch

Ks: hằng số nghiệm sôi của dung môi

117
Nhiệt độ sôi của dung dịch là nhiệt độ ứng với trạng thái cân bằng của dung dịch

với bọt hơi thứ nhất, nghĩa là nhiệt độ bắt đầu sôi.

Khi dung dịch sôi, dung môi thoát ra khỏi dung dịch, do đó nồng độ dung dịch

tăng lên và như thế nhiệt độ dung dịch tiếp tục tăng. Vậy khác với dung môi nguyên

chất, trong quá trình sôi, nhiệt độ dung dịch tiếp tục tăng. Tuy nhiên nhiệt độ dung

dịch không tiếp tục tăng mãi mà tới một giới hạn nào đó sẽ dừng lại. Tại nhiệt độ giới

hạn này bắt đầu xuất hiện tinh thể chất tan làm cho nồng độ dung dịch không đổi và

dung dịch tiếp tục sôi ở nhiệt độ này.

6.7.3. Nhiệt độ đông đặc của một chất lỏng

Nhiệt độ đông đặc của một chất lỏng là nhiệt độ tại đó áp suất hơi trên mặt pha

lỏng bằng áp suất hơi trên mặt pha rắn.

Ví dụ: Ở 00 áp suất hơi bão hòa của H2O lỏng bằng 4,6mmHg và bằng áp suất

hơi bão của nước đá, do đó nước bắt đầu đông đặc.

6.7.4. Nhiệt độ đông đặc của dung dịch

Vì áp suất hơi bão hòa của dung dịch nhỏ hơn áp suất hơi bão hòa của dung môi

nên ở 00C áp suất hơi bão hòa của dung dịch nước nhỏ hơn 4,6mmHg, do đó nước

trong dung dịch chưa thể đông đặc. Muốn cho dung dịch đông đặc phải hạ nhiệt độ.

Vậy dung dịch đông đặc ở nhiệt độ thấp hơn so với dung môi nguyên chất. Nồng độ

dung dịch càng lớn nhiệt độ đông đặc của nó càng thấp.

*Định luật Raoult II: Độ hạ nhiệt độ đông đặc của dung dịch loãng chất tan

không điện ly tỷ lệ thuận với nồng độ molan chất tan trong dung dịch.

Tđ = Kđ.Cm

Với Kđ: hằng số nghiệm đông của dung môi.

Các hằng số nghiệm sôi và hằng số nghiệm lạnh không phụ thuộc vào bản

chất của chất tan mà chỉ phụ thuộc vào bản chất của dung môi.

Khi dung dịch đông đặc, dung môi thoát khỏi dung dịch do đó nồng độ tăng lên

và như thế trong quá trình đông đặc, nhiệt độ dung dịch tiếp tục giảm. Tuy nhiên,

nhiệt độ đông đặc của dung dịch không giảm mãi mà tới một giới hạn nào đó sẽ dừng

lại. Tại nhiệt độ giới hạn này, đồng thời với tinh thể của dung môi còn xuất hiện tinh

118
thể chất tan. Lúc này thành phần dung dịch không đổi nữa, nhiệt độ dung dịch giữ

nguyên cho tới khi toàn bộ dung dịch đông đặc thành một hỗn hợp rắn. Hỗn hợp gồm

có tinh thể chất tan và tinh thể dung môi như thế gọi là hỗn hợp ơtecti.

Bài tập

6.1. Thế nào là hệ thống phân tán, huyền phù, nhũ tương, dung dịch keo, dung

dịch thật, chất hoà tan, dung môi?

6.2. Giữa dung dịch thật, hợp chất hoá học, hỗn hợp có gì giống nhau và khác

nhau?

6.3. Quá trình hoà tan xảy ra như thế nào? Thế nào là dung dịch bão hoà?

6.4. Tại sao có quá trình hoà tan thu nhiệt và có quá trình hoà tan phát nhiệt?

119
6.5. Các phương pháp biểu diễn nồng độ và ứng dụng của chúng?

6.6. Độ hoà tan của một chất phụ thuộc vào những yếu tố nào? Tại sao? Thế nào

là dung dịch quá bão hoà? Tính chất của dung dịch quá bão hoà?

6.7. Tính chất của dung dịch và tính chất của dung môi nguyờn chất khác nhau

như thế nào? Tại sao?

6.8. Độ giảm áp suất hơi bão hoà tương đối, độ tăng nhiệt độ sôi, độ giảm nhiệt

độ đông đăc của dung dịch chứa chất hoà tan không bay hơi phụ thuộc vào những yếu

tố nào? Tại sao? Ý nghĩa của mỗi đại lượng trong biểu thức của hai định luật Raoult?

6.9. Thế nào là sự thẩm thấu, áp suất thẩm thấu?

6.10. Nhiệt độ, nồng độ ion đồng loại ảnh hưởng lên sự chuyển dịch cân bằng

ion như thế nào? Hãy dùng nguyên lý Le Chatelier giải thích tại sao khi pha loãng

dung dịch thì độ điện ly của chất điện ly yếu lại tăng?

6.11. Thế nào là dung dịch keo? Các phương pháp điều chế dung dịch keo?

6.12. Thế nào là keo ưa lỏng, keo kị lỏng? Cho ví dụ?

6.13. Dung dịch keo về mặt nhiệt động là không bền nhưng tại sao thực tế lại

bền?

6.14. Thế nào là keo thuận nghịch và keo bất thuận nghịch?

120
Chương 7. DUNG DỊCH CHẤT ĐIỆN LY

Mục tiêu:
1. Trình bày 3 thuyết axit – bazơ, lập biểu thức tính pH của một số dung dịch
2. Trình bày khái niệm về tích số tan, cách tính tích số tan, dung dịch đệm.

7.1. Tính bất thường của các dung dịch axit, bazơ, muối

Khi nghiên cứu tính chất của axit, bazơ, muối, người ta thấy chúng có đặc điểm

khác với dung dịch các chất tan tồn tại dưới dạng phân tử (đường, rượu….): Ở cùng

điều kiện nồng độ và nhiệt độ, dung dịch axit, bazơ và muối có áp suất hơi bão hòa

nhỏ hơn và do đó có độ hạ điểm đông đặc và độ tăng điểm sôi, độ tăng áp suất thẩm

thấu lớn hơn.

Để áp dụng được các định luật Raoult và định luật áp suất thẩm thấu, Van’tHoff

phải đưa thêm hệ số điều chỉnh i (gọi là hệ số đẳng trương) với i > 1

Hệ số i về sau được gọi là hệ số Van’t Hoff.

- Đối với dung dịch loãng của các chất không điện li: i = 1

- Đối với dung dịch loãng của axit, bazơ hay muối: i > 1.

Hệ số i có thể xác định được bằng thực nghiệm dựa vào những hệ thức sau:
P' T' '
i= = =
P T 
P' , T' , ' :là độ giảm tương đối áp suất hơi, độ tăng nhiệt độ sôi hay độ

giảm nhiệt độ hóa rắn và áp suất thẩm thấu của dung dịch đo được bằng thực

nghiệm.

 P,  T và  : là độ giảm tương đối áp suất hơi, độ tăng nhiệt độ sôi


hay độ giảm nhiệt độ hóa rắn và áp suất thẩm thấu của dung dịch tính bằng lý

thuyết theo các định luật Raoult và Van’tHoff.

7.2. Lý thuyết điện ly

Để giải thích các tính chất đặc biệt trên, năm 1887, Arhenius đề ra thuyết điện

ly mà nội dung chủ yếu như sau: khi hòa tan vào nước, axit, bazơ và muối phân li

121
thành các phần tử nhỏ hơn gọi là ion mang điện trái dấu; ion dương (cation) và ion

âm (anion). Quá trình phân tử phân li thành ion được gọi là sự điện ly, còn chất phân

li thành ion trong dung dịch (hoặc khi đun nóng chảy) được gọi là chất điện ly.

Theo Arhenius:

- Axit điện ly cho cation H+ (proton) và anion gốc axit:

HCl → H+ + Cl-

- Bazơ điện ly cho cation kim loại và anion OH -:

NaOH → Na+ + OH-

- Muối điện ly cho cation kim loại và anion gốc axit:

NaCl → Na+ + Cl-

Do sự điện ly mà số tiểu phân có trong dung dịch tăng lên với số phân tử hòa

tan, do đó làm giảm áp suất hơi bão hòa nhiều hơn, làm tăng điểm sôi và làm hạ điểm

đông đặc nhiều hơn.

Cũng do sự có mặt của các ion trái dấu mà khi đặt dung dịch vào điện trường thì

các ion chuyển dời có hướng về các điện cực, vì vậy dung dịch điện ly có khả năng

dẫn điện.

Ví dụ: Các dung dịch KCl 0,2N và Ca(NO 3)2 0,2N trong nước có i tương ứng

1,81 và 2,48. Khi pha loãng các dung dịch nói trên thì giá trị i xấp xỉ tương ứng 2 và

3.
Số tiểu phân thực tế có mặt trong dung dịch
như vậy 𝑖 = Số phân tử hòa tan

7.3. Sự phát triển của thuyết điện ly

Nhà hóa học Kablukov chỉ rõ nguyên nhân của sự điện ly là quá trình sonvat

hóa (nếu dung môi là nước: hyđrat hóa)

Khi bỏ một hợp chất ion vào nước, những ion ở trên bề mặt của tinh thể làm cho

những phân tử nước xoay hướng như thế nào để các đầu của lưỡng ở gần những ion

ngược dấu. Kết quả là có các phân tử nước bao quanh các ion. Do đó lực tương tác

giữa các ion bị suy yếu đi đến mức năng lượng chuyển động phân tử ở trong dung

dịch cũng đủ làm cho các ion tách rời nhau và đi vào dung dịch.

122
Ví dụ: Dưới tác động của các phân tử H2O có cực, các ion Na+ và Cl- bứt ra khỏi

mạng lưới tinh thể NaCl và đi vào dung dịch dưới dạng ion hyđrat hóa:

NaCl(r) + (m + n)H2O → Na+.mH2O + Cl -.nH2O

- Quá trình hyđrat hóa phát ra lượng nhiệt đủ để bù lại năng lượng cần tiêu tốn

để phá vỡ mạng lưới tinh thể NaCl.

- Với những phân tử có cực như H-Cl, dưới tác động của các phân tử H2O có

cực, liên kết cộng hóa trị chuyển dần thành liên kết ion cuối cùng phân tử HCl phân

li thành ion:

H-Cl + (m+n)H2O  H+.mH2O + Cl-.nH2O

Tóm lại sự điện ly gắn liền với tương tác giữa các ion và dung môi. Kết quả của

sự điện ly tạo thành không phải các ion tự do mà là các ion hyđrat hóa.

Người ta còn phân biệt chất điện ly mạnh với chất điện ly yếu.

+ Chất điện ly mạnh: khi hòa tan vào nước tất cả các phân tử của chúng phân ly

hoàn toàn thành ion. Các axit mạnh, các bazơ mạnh và đại đa số muối trung tính là

chất điện ly mạnh.

Ví dụ: HNO3 → H+ + NO3-

KOH → K+ + OH-

NH4Cl → NH4+ + Cl-

+ Chất điện ly yếu: khi hòa tan vào nước chỉ có một số nào đó các phân tử phân

li thành ion. Sự điện ly của các chất điện ly yếu là thuận nghịch.

Các axit hữu cơ, axit vô cơ yếu (HCN, H2CO3…) các bazơ vô cơ yếu (NH4OH),

bazơ hữu cơ (amin..), một số muối axit và muối bazơ (NaHCO3, Cu(OH)Cl…) là

những chất điện ly yếu:

Ví dụ: CH3COOH  CH3COO- + H+

NH4OH  NH4+ + OH-

* Độ điện ly 

Định nghĩa: Là đại lượng đặc trưng cho mức độ điện ly của một chất. Độ điện

ly  là tỷ số giữa số mol chất điện ly (n) với tổng số mol chất hòa tan (n o):

 = n/n0

123
Ví dụ: Axit axetic (CH3COOH) ở nhiệt độ phòng có = 0,014 = 1,4%

Phân loại:

Chất điện ly mạnh: ≃ 1

Chất điện ly yếu: < 1

Tính chất:

Độ điện ly phụ thuộc vào:

- Bản chất chất tan

- Bản chất dung môi

- Nồng độ và nhiệt độ

Phân tử dung môi càng phân cực, tác dụng ion hóa của nó càng lớn. Trong những

dung môi thường dùng, có tác dụng ion hóa lớn nhất là nước và kém nhất là benzen.

Sự phân li sẽ xảy ra trước hết ở liên kết ion rồi đến liên kết có cực có khả năng

chuyển thành liên kết ion và không xảy ra ở liên kết có cực yếu hoặc không có cực.

Độ điện ly một chất tăng khi nồng độ của nó trong dung dịch giảm và ngược

lại.

Ví dụ: Độ điện ly của axit axetic thay đổi theo nồng độ CN như sau:
CN 0,1 0,01 0,001
 0,014 0,042 0,124

Trong nhiều trường hợp và trong những khoảng nhiệt độ nhất định, độ điện ly

tăng lên khi nhiệt độ tăng

7.4. Cân bằng trong dung dịch chất điện ly yếu

Hòa tan chất điện ly yếu AmBn vào nước ta có cân bằng:

AmBn  mAn+ + nBm-

Áp dụng định luật tác dụng khối lượng ta có:

K=
A  B 
n+ m m− n

A m B n 

Hằng số cân bằng K được gọi là hằng số điện ly (còn gọi là hằng số ion hóa).

Giá trị của nó chỉ phụ thuộc vào bản chất chất điện ly, dung môi và nhiệt độ.

124
Đối với cùng một dung môi và ở nhiệt độ xác định, chất điện ly có hằng số K

càng nhỏ thì nó càng kém điện ly.

Hằng số điện ly K và độ điện ly  có mối liên hệ sau:

AB  A+ + B-

C C C

C(1-  ) C C

n
Ta có: =
n0
Mà trong cùng thể tích V nên tỷ lệ số mol cũng là tỷ lệ nồng độ

  = A  = B 
+ −

C C

Với C: nồng độ của AB ban đầu

K=
A B 
+ −
=
(C )2
AB C (1 −  )
2
 K= C
1−

K
Nếu  << 1 ta có 1 -  ≃ 1 thì: K = C. 2  =
C

Dung dịch càng loãng độ điện ly càng lớn.

7.5. Trạng thái của chất điện ly mạnh trong dung dịch

7.5.1. Một vài tính chất đặc biệt của chất điện ly mạnh

Việc nghiên cứu bằng quang phổ cho biết trong dung dịch chất điện ly mạnh

không tồn tại, các phân tử trung hòa không điện ly. Ngoài ra, nhiều chất điện ly mạnh

(ví dụ KCl, NaCl…) ở ngay trạng thái rắn đã tồn tại dưới dạng ion. Vậy khi hòa tan

chúng vào nước thì tất cả tồn tại dưới dạng ion (nghĩa là  = 1). Thực tế khi xác định

độ điện ly  chất điện ly mạnh (bằng phương pháp đo độ dẫn điện, cũng như phương

pháp hệ số đẳng trương) người ta thấy  luôn nhỏ hơn 1, chỉ khi dung dịch rất loãng

 mới dần tới 1.

7.5.2. Hoạt độ

125
Trong dung dịch chất điện ly mạnh dù với nồng độ thấp, số ion vẫn có nhiều,

tác dụng của khí quyển ion là đáng kể nên dung dịch thể hiện tính chất sút kém đi tựa

như nồng độ của ion ở trong dung dịch bé hơn nồng độ thực của chúng. Nồng độ mới

này là nồng độ có hiệu lực thật sự của ion và được gọi là hoạt độ. Hoạt độ thường

được kí hiệu là a và được đo bằng đơn vị dùng để đo nồng độ. Nó liên hệ với nồng độ

thực C bởi hệ thức: a = fC.

Trong đó: f là hệ số hoạt độ, nó xác định mức độ ảnh hưởng của tương tác giữa

các ion với nhau.

Trong dung dịch loãng của chất điện ly yếu, tương tác đó không đáng kể, hệ số

hoạt độ f = 1 và hoạt độ bằng nồng độ (a = C).

Trong dung dịch của chất điện ly mạnh và trong dung dịch đậm đặc của chất

điện ly yếu, tương tác đó đáng kể, hệ số hoạt độ f < 1 và hoạt độ bé hơn nồng độ (a <

C)

* Cách tính hệ số f:
Hệ số f phụ thuộc vào lực ion  biểu thị tương tác điện giữa các ion trong dung
dịch:

1
( )
1 n
 = C1Z1 + C 2 Z 2 +    =  Ci Zi2
2
2 2
2 i=1

Trong đó C i là nồng độ thứ i và Zi là điện tích của nó.


Biết lực ion  ta có thể tính được f

 ≃ 0 dung dịch rất loãng, có thể bỏ qua các tương tác ion

 khi đó f = 1 và a = C

Nếu 0 <  < 0,02 thì lg f = −0,5Z 2 

 < 0,2 thì lg f = − 0,5Z 


2
Nếu 0,02 <
1+ 

7.6. Khái niệm axit – bazơ

7.6.1. Các luận điểm căn bản

126
7.6.1.1. Thuyết điện ly

Theo Arrhenius:

- Axit là những chất trong nước điện ly cho cation H + và anion gốc axit

- Bazơ là những chất điện ly cho anion gốc hyđroxyl OH- và cation gốc bazơ

- Phản ứng trung hòa của axit với bazơ cho muối và nước.

Ví du: HCl = H + + Cl-

NaOH = Na+ + OH-

HCl + NaOH = NaCl + H 2O

- Các muối điện ly cho anion gốc axit và cation gốc bazơ:

Ví dụ: Na2SO4 = 2Na+ + SO42-

Hạn chế:

Thuyết axit – bazơ của Arrhenius áp dụng đúng cho trường hợp dung môi là

nước nhưng không áp dụng được cho các dung môi khác. Mặt khác có nhiều phản ứng

tạo nên muối giống như phản ứng trung hòa nhưng trong đó không có sự tham gia của

ion H+ và ion OH-. Ví dụ: Khí amoniac tác dụng với khí HCl tạo thành muối NH4Cl

theo phản ứng:

NH3(k) + HCl(k) = NH4Cl(r)

7.6.1.2. Thuyết proton

Năm 1923 gần như đồng thời với nhau nhà hóa học Đan Mạch là Bronsted

(1879-1947) và nhà hóa học người Anh là Lowry (1874-1936) đã đưa ra một định

nghĩa rộng hơn về axit và bazơ: Axit là chất có thể cho proton và bazơ là chất có thể

nhận proton. Bởi vậy thuyết axit-bazơ của Bronsted và Lowry được gọi là thuyết

proton. Khi cho proton, axit A biến thành bazơ B:

A  B + H+

Mỗi axit A tương ứng với một bazơ liên hợp B và mỗi bazơ B tương ứng với

một axit liên hợp A.

Ví dụ 1: Axit  Bazơ liên hợp (hiệp)

CH3COOH - H+  CH3COO-

NH4+ - H+  NH3

127
Ví dụ 2: Bazơ  Axit liên hợp

OH- + H+  H2 O

HCO3- + H+  CO2 + H2 O

Ví dụ 3: CH 3COOH + NH3  CH3COO- + NH4+

Axit bazơ

 CH3COOH/CH3COO- là một cặp axit – bazơ liên hợp

NH4+/NH3 là một cặp axit – bazơ liên hợp khác

Như vậy khác với thuyết axit – bazơ của Arrênuyt chỉ áp dụng được cho môi

trường nước, thuyết của Bronsted-Loury có thể áp dụng cho bất kỳ môi trường nào và

cả khi không có môi trường.

7.6.1.3. Thuyết electron

Thuyết proton của Bronsted – Lowry đã được các nhà hóa học coi là hoàn hảo

nhất trong lý thuyết axit – bazơ. Tuy nhiên thuyết đó chỉ đúng cho những phản ứng

axit – bazơ, trong đó tính chất axit – bazơ là thực tế gây nên bởi proton. Có những

chất cũng thể hiện mạnh tính axit, tính bazơ nhưng không phải là axit, bazơ theo

thuyết proton vì rằng trong đó không có mặt proton. Bởi vậy, đồng thời với thuyết

proton, thuyết electron của Lewis ra đời (năm 1923).

Theo Lewis:

- Bazơ là chất cho cặp electron để tạo thành liên kết cộng hóa trị

- Axit là chất nhận cặp electron.

- Như vậy tương tác axit-bazơ là sự tạo thành liên kết cộng hóa trị kiểu cho –

nhận:

Ví dụ 1:
+
H H -
H N + H Cl = H N H Cl
H H

Bazơ axit

128
Ví dụ 2:

-
+
H O + H = H O H

Bazơ axit

Ví dụ 3:

H F H F
H N + B F = H N B F
H F H F

Bazơ axit

Ví dụ 4:

NH3
4NH3 + Cu2+ = H3N Cu NH3
NH3

Bazơ axit

Trong các ví dụ 1 và 2, những axit (H+, HCl) và bazơ (NH3, OH-) theo thuyết

electron cũng là những axit và bazơ theo thuyết proton. Những chất chỉ là axit hay

bazơ theo thuyết electron được gọi là axit Lewis hay bazơ Lewis.

7.6.2. Độ mạnh của axit và của bazơ

Theo Bronsted – Lowry, độ mạnh của một axit thể hiện khả năng cho proton,

còn độ mạnh của một bazơ thể hiện khả năng nhận proton. Phản ứng HCl + H2O 

H3O+ + Cl- xảy ra hoàn toàn: HCl là axit mạnh hơn H3O+ và H2O là bazơ mạnh hơn

Cl-. Nói chung axit càng mạnh bao nhiêu, bazơ liên hợp với nó càng yếu bấy nhiêu và

ngược lại.

* Axit A + H 2O  B + H3O+

Áp dụng định luật tác dụng khối lượng:

Hằng số cân bằng: K = B  H 3O


+
 
A  H 2 O

 K  H 2 O =
BH 3O +  . Đây là một hằng số gọi là hằng số axit, ký hiệu là
A
KA
129
[ B][ H 3O + ]
 KA =
[ A]

Đặt: pKA = -lgKA - được gọi là chỉ số axit.

Hằng số axit KA càng lớn (tức chỉ số axit pKA càng nhỏ) thì lực axit càng mạnh.

Ví dụ: Axit CH3COOH (KA = 1,86.10-5, pKA = 4,73) mạnh hơn axit HCN (KA

= 7,2.10-10, pKA = 9,14)

Với axit đa chức, sự điện ly xảy ra qua nhiều giai đoạn:

Ví dụ: H3PO4 + H2O  H2PO4- + H3O+ K1 = 7,51  10-2, pK1 = 1,12

H2PO4- + H2O  HPO42- + H3O+ K2 = 6,23  10-8, pK2 = 7,21

HPO42- + H2O  PO43- + H3O+ K3 = 2,20  10-13, pK3 = 12,66

* Bazơ B + H 2O  A + OH-

[ A][OH − ]
Hằng số bazơ KB =
[ B]

Chỉ số bazơ: pKB = -lgKB

Hằng số bazơ KB càng lớn (tức chỉ số bazơ pKB càng nhỏ) thì lực bazơ càng

mạnh.

Ví dụ: Amoniac (K NH3 = 1,79  10-5, pKNH3 = 4,75) là bazơ mạnh hơn Anilin (

K C6H5NH2 = 410  10-10, pKB = 9,4)

7.7. Tích số ion của nước

* Chứng minh

H2 O + H 2O  H3 O+ + OH–

Bazơ axit 2 axit 1 bazơ 2

hay 2H2O  H3 O + + OH–



KH2O = [H3O ][OH ] và gọi KH2O là tính số ion của nước.
+

KH2O = 10 (M), ở 25 C.
-14 0

Người ta định nghĩa pH là logarit thập phân hoạt độ proton hyđrat hóa.

Nếu [H3O+] << 1M ta có:

pH = –lg[H3O+]

130
Đối với nước nguyên chất [H3O+] = [OH–] = KH2O = 10 (ở đktc)
-7

Suy ra: pH = 7 môi trường trung tính;

pH < 7 môi trường là axit;

pH > 7 môi trường là bazơ.

Một cách tương tự, người ta định nghĩa:

pOH = - lg[OH–]

Vì [H3O+][OH–] = KH2O

Suy ra pH + pOH = p KH2O = 14

Chú ý:

- Cân bằng điện ly của nước luôn tồn tại trong nước nguyên chất cũng như trong

dung dịch nước. Điều quan trọng là trong nước nguyên chất (tinh khiết), nồng độ của

H3O+ và OH- bằng nhau còn trong dung dịch nước, các nồng độ đó có thể không bằng

nhau nhưng tích các nồng độ đó luôn luôn là hằng số.

- Các giá trị hằng số cân bằng thường được xác định ở nhiệt độ 250C

Như vậy ta có thể dựa vào nồng độ ion H3O+ hay ion OH- để biết tính chất môi

trường của một dung dịch. Tuy nhiên để biểu thị môi trường một cách tiện lợi hơn,

người ta sử dụng đại lượng chỉ số hiđro pH (hoặc chỉ số hiđroxyl pOH) với: pH +

pOH = 14

7.8. Liên hệ giữa K A và KB của một cặp axit – bazơ liên hợp

Ta có: K = BH 3O 
+

A
A

KB =
AOH − 
B
 KA  KB = [H3O+][OH-] = KW

Vậy: pKA + pKB = 14

 Axit càng mạnh thì bazơ liên hợp càng yếu

131
7.9. Sự thủy phân của các dung dịch muối

Muối là hợp chất được tạo thành từ cation kim loại hoặc ion amoni NH +4 và

anion gốc axít.

Nghiên cứu tính chất của muối người ta nhận thấy rằng một trong những tính

chất hoá học chung của chúng là sự thuỷ phân - tức là phản ứng giữa các ion muối với

nước. Trong phản ứng này có thể một loại ion của muối (cation hoặc anion) có khả

năng kết hợp mạnh hơn với ion H3O+ hoặc HO- của nước làm cho cân bằng:

2H2O  H3 O+ + HO-

chuyển dịch về bên phải. Kết quả là sản phẩm của sự thuỷ phân có thể có tính

axít hoặc bazơ dẫn đến sự thay đổi pH của dung dịch. Trong thực tế thường gặp ba

trường hợp muối bị thuỷ phân sau:

1. Nếu muối được tạo thành bởi bazơ mạnh và axít yếu như Na2CO3, K2CO3,

CH3COONa, KCN... thì khi thuỷ phân dung dịch muối sẽ có pH > 7.

Ví dụ: CH 3COONa → Na+ + CH3COO-

2H2O  H3O+ +HO-

CH3COO- + H3O+  CH3COOH + H2O

Sự kết hợp CH3COO- với H3O+ tạo thành chất điện li yếu CH3COOH làm chuyển

dịch cân bằng điện li của nước, tức là làm tăng HO -. Do vậy dung dịch có tính bazơ

(pH > 7). Trong trường hợp này, để tránh thuỷ phân cần phải cho thêm kiềm. pH của

dung dịch muối loại này được tính như cách tính pH của dung dịch bazơ yếu

2. Nếu muối được tạo thành bởi bazơ yếu và axít mạnh như NH4Cl, NH4NO3,

AlCl3, CuSO4... thì khi thuỷ phân dung dịch muối sẽ có pH < 7.

Ví dụ: NH4Cl  NH +4 + Cl-

2H2O  HO- + H3O+

NH +4 + HO 
-
NH4OH

Sự kết hợp NH +4 với HO- tạo thành chất điện li yếu NH4OH làm chuyển dịch

cân bằng của nước về bên phải làm tăng ion H3O+, do vậy dung dịch có tính axít (pH

132
< 7). Trong trường hợp này, để tránh thủy phân thì cần phải cho thêm axít. pH của

dung dịch muối loại này được tính theo công thức tính pH của axít yếu.

3. Nếu muối được tạo thành bởi một bazơ yếu và một axít yếu như NH4CN,

(NH4)2S, Al2S3, (CH3COO)3Fe... thì khi thuỷ phân dung dịch muối sẽ có 7  pH 14

tuỳ thuộc vào mối tương quan giữa độ mạnh yếu của các axít - bazơ được tạo thành

trong dung dịch.

Ví dụ: CH3COONH4 + H2O  CH3COOH + NH4OH

K 1,76.10-5 1,79.10-5

Hằng số điện li của CH3COOH và NH4OH gần như nhau nên dung dịch

CH3COONH4 có pH = 7.

7.10. Chất chỉ thị màu

Để xác định chính xác độ pH của dung dịch điện li người ta sử dụng phương

pháp pH met. Tuy nhiên khi không cần một độ chính xác cao lắm và cần phải xác định

nhanh độ pH người ta dùng chất chỉ thị màu (Ctm)

Chất chỉ thị màu là chất mà màu của nó biến đổi theo độ pH. Chất chỉ thị màu

có thể là một axít hoặc bazơ hữu cơ yếu, nhưng thường dùng axít yếu.

Ví dụ, phản ứng phân ly của phẩm màu axit:

HCtm + H2 O  H3O+ + Ct −m

màu axít màu bazơ


+ −
Ka = [H 3O ][Ct m ]
[HCt m ]

Suy ra: [H3O+] = Ka. [HCt− m ]


[Ct m ]

hay pH = pKa + lg [Ct m ]
[HCt m ]

Nếu [HCtm] = [ Ct −m ] (cân bằng nồng độ của 2 dạng màu)

Suy ra: pH = pKa đó là màu nhạy cảm

Nếu dạng màu axít chiếm ưu thế [HCtm] >> [ Ct −m ] thì thực nghiệm cho thấy

điều đó xảy ra khi [HCt m]  10 [ Ct −m ], hay pH  pKa - 1

133
Nếu dạng màu bazơ chiếm ưu thế [ Ct −m ]  10 [HCtm] hay

pH  pKa + 1

Miền pH nằm giữa

pKa - 1  pH  pKa + 1

gọi là miền đổi màu (khoảng chuyển màu). Đối với mỗi chất chỉ thị màu (pKa

có một giá trị hoàn toàn xác định) có một khoảng chuyển màu hoàn toàn xác định

pKa = const; khi pH tăng thì tỷ lệ Ctm  thay đổi, dạng nào chiếm ưu thế sẽ

HCtm 
quyết định màu của dung dịch.

Khi nồng độ dạng tồn tại này gấp 10 lần dạng tồn tại kia thì màu đó chiếm ưu

thế cho nên khoảng chuyển màu:

1 [𝐻𝐶𝑡𝑚]
< < 10
10 [𝐶𝑡𝑚]

7.11. Dung dịch đệm

7.11.1. Định nghĩa, phân loại

Dung dịch đệm là dung dịch có pH thay đổi không đáng kể khi thêm vào đó một

ít axit yếu, bazơ yếu hay khi pha loãng chúng.

Một số loại dung dịch đệm:

- Hỗn hợp axit yếu và muối của nó, loại này giữ môi trường pH < 7.

Ví dụ: CH3COOH + CH3COONa; H2CrO4 + Na2CrO4; HCN + NaCN…

- Hỗn hợp bazơ yếu và muối của nó, loại này giữ môi trường pH > 7.

Ví dụ: NH4OH + NH4Cl; NH3 + NH4Cl…

- Hỗn hợp đệm gồm các axit amin; tính axit yếu và bazơ yếu.

7.11.2. Tính ổn định pH của dung dịch đệm

* Dung dịch đệm tạo bởi axit yếu và muối của nó:

Ví dụ: Hệ đệm CH3COOH/CH3COONa

Trong nước: CH3COOH + H2O  H3O+ + CH3COO–

CH3COONa + aq  Na+.aq + CH3COO–.aq

Ta có: Ka = [H3O+][CH3COO– ] / [CH3COOH]

134
Từ đó: [H3O+] = Ka.[CH3COOH] / [CH3COO–]

Lấy logarit hai vế ta được: pH = pKa – lgCa/Cm = pKa + lgCm/Ca

Ta dễ dàng nhận thấy pH chỉ phụ thuộc tỉ số nồng độ muối và axit.

Dựa vào phương trình này, người ta pha dung dịch đệm có pH theo ý muốn.

* Dung dịch đệm tạo bởi bazơ yếu và muối của nó:

Ví dụ: Hệ đệm NH3 / NH4Cl

NH3 + H2O  NH4+ + OH–

NH4Cl + aq  NH4+.aq + Cl–.aq

Tương tự: pOH = pKb – lgCb/Cm

pH = 14 – pKb + lgCb/Cm

Ta dễ dàng nhận thấy pH chỉ phụ thuộc tỉ số nồng độ muối và bazơ.

Ví dụ 1: Tính pH của dung dịch đệm khi trộn 50ml dung dịch CH3COOH 0,2M

với 100ml dung dịch muối CH3COONa 0,1M. Cho pK CH3COOH = 4,75.

Giải:

Áp dụng công thức: pH = pKa – lgCa/Cm

Cm = 0,1.100/(50 + 100) = 1/15 mol/l

Ca = 0,2.50/(50 + 100) = 1/15 mol/l

 pH = 4,75 – lg(1/15)/(1/15) = 4,75

Ví dụ 2: Hoà tan 5,345g NH4Cl trong 500 ml dung dịch NH3 0,1M. Tính pH của

dung dịch thu được. Cho pKNH3 = 4,76

Giải: Áp dụng công thức: pH = 14 – pKb + lgCb/Cm

Cm = 5,345/(53,5.0,5)

Cb = 0,1 mol/l

 pH = 14 – 4,76 + lg0,1/0,2 = 8,94

7.11.3. Ứng dụng của hệ đệm trong y học

Dung dịch đệm có vai trò rất lớn trong đời sống và kỹ thuật. Các dung dịch của

cơ thể người và các vi sinh vật khác có giá trị pH xác định để thực hiện chức năng

sinh lí của nó, do đó pH chỉ được phép dao động trong khoảng rất hẹp.

135
Dịch dạ dày có pH từ 1,6 đến 1,8. Máu người có pH từ 7,35 đến 7,45. Nếu pH

của máu thấp hơn 7 hay cao hơn 8 con người sẽ chết.

Trong cơ thể động vật, hai hệ đệm H2CO3/Na2CO3 và NaH2PO4/Na2HPO4 có

nhiệm vụ duy trì pH không biến đổi. Các men tiêu hoá, thức ăn hoạt động mạnh nhất

ở pH xác định. Nhiều phản ứng hoá học, phản ứng sinh hoá được tiến hành ở pH xác

định nhờ dung dịch đệm.

Do trong các dung dịch nước pH dễ thay đổi như gặp CO2, các khí khác… Muốn

giữ pH của máu thật ổn định, phải có những hệ đệm. Những hệ đệm chủ yếu trong

máu là:

- Hemoglobin, các chất đạm…

- Hệ đệm photphat: H2PO4–  H+ + HPO42–

- Hệ đệm bicacbonat (chiếm phần lớn): H2CO3  H+ + HCO3–

CO2phế nang  CO2hoà tan + H2O  H2CO3  H+ + HCO3–

Nên pH của máu có thể tính gần đúng theo công thức Hendecxon–Haxenbal:

pH = pKa - lg[H2CO3]/[HCO3–]

Nếu tính được tỉ số [H2CO3] / [HCO3–] trong máu, người ta có thể chuẩn đoán

bệnh.

pH > 7,40 bệnh thừa kiềm.

pH < 7,36 bệnh thừa axit.

7.12. Tích số tan

7.12.1. Định nghĩa

Tích số tan là tích nồng độ các ion trong dung dịch bão hòa của chất điện ly ít

tan với số mũ thích hợp.

AmBn(r)  AmBn(dd)  mAn+ + nBm-

TtAmBn = [An+]m[Bm-]n

7.12.2. Mối liên hệ giữa độ tan (S) và tích số tan

TtAmBn = mmnnSm+n

7.12.3. Điều kiện kết tủa của chất điện li ít tan

136
Chất điện li ít tan sẽ xuất hiện dưới dạng kết tủa khi: Tích số nồng độ các ion

với số mũ thích hợp vượt quá giá trị tích số tan ở nhiệt độ đã cho

AmBn(r)  AmBn(dd)  mAn+ + nBm-

Q = [An+]m[Bm-]n ≥ TtAmBn

Chất điện li ít tan sẽ tan vào dung dịch khi: Tích nồng độ các ion nhỏ hơn giá trị

tích số tan tại nhiệt độ đó.

Q = [An+]m[Bm-]n ≤ TtAmBn

7.13. Tính toán chi tiết pH các dung dịch

7.13.1. pH dung dịch axit mạnh

Giả sử có dung dịch đơn axit mạnh HA nồng độ đầu CA:

HA + H2O = H3O+ + A-

H2O + H2O = H3O+ + OH-

Có thể viết đơn giản:

HA = H+ + A-

H2O = H+ + OH-

Định luật bảo toàn nồng độ đầu:

[A-] = CA

Định luật trung hòa điện:

Kw
[H+] = [A-] + [OH-] = CA +
 
H+

⇒ [H+]2 - CA[H+] - KW = 0 (1)

*CA<<10-7: có thể bỏ qua nồng độ H+ do axit điện ly, vì vậy:

 
[H+]2 = KW⇒ H + = Kw

⇒ pH = -lg[H+] = -lg K w

⇒ pH = 7

*CA ≃ 10-7: Giải phương trình bậc hai (1)

*CA >> 10-7: Có thể bỏ qua H+ do nước điện ly, vì thế:

137
[H+] = CA ⇒ pH = pCA

7.13.2. pH dung dịch bazơ mạnh

Giả sử có dung dịch đơn bazơ mạnh B nồng độ CB

B + H2O = HB+ + OH-

H2O + H2O = H3O+ + OH-

Định luật bảo toàn nồng độ đầu:

[HB+] = CB

Định luật trung hòa điện:

[OH-] = [HB +] + [H+]


⇒ K w = CB + [H+]
 
H+

⇒ [H+]2 - CB[H+] - KW = 0 (2)

*CB<<10-7: Bỏ qua sự phân ly của bazơ

   
⇒ H + = OH − = K w

⇒ pH = 7

*CB≃10-7: Giải phương trình bậc hai (2)

*CB>>10-7: Có thể bỏ qua sự điện ly của nước


⇒ [OH-] = CB ⇒ [H+] = K w
CB

⇒ pH = pKW + lgCB

⇒ pH = 14+ lgCB

7.13.3. pH dung dịch đơn axit yếu

Giả sử có dung dịch đơn axit yếu HA nồng độ C0; C0 >> 10-7 ⇒ Bỏ qua quá trình

ion hóa của nước

HA + H2O = H3 O+ + A -

Ban đầu C0

Phản ứng x x x

Còn lại (C0 – x) x x


138
x2
⇒ KA =
C0 − x

Nếu C0 >> x  KAC0 = x2  K A C 0 = [H3O+]

 pH = 1/2 (pK A + pC0)

7.13.4. pH dung dịch đơn bazơ yếu

Giả sử có dung dịch đơn bazơ mạnh B nồng độ C0; C0 >> 10-7 ⇒ Bỏ qua quá

trình ion hóa của nước

B + H2O = HB+ + OH-

Ban đầu C0

Phản ứng x x x

Còn lại (C0 – x) x x

x2
⇒ Kb =
C0 − x

Nếu C0 >> x ⇒ KAC0= x2 ⇒ K B C 0 = [OH-]

1
⇒ pOH = (pKB + pC0)
2

⇒ pH = 14- 1/2 (pKB + pC0)

Bài tập

7.1. Dựa vào những dữ kiện thực nghiệm nào, Arrhenius đề ra thuyết điện ly?

Ưu và khuyết điểm của thuyết này?

139
7.2. Nội dung của thuyết điện ly hiện đại? Thế nào là chất điện ly mạnh, chất

điện ly yếu? Trong dung dịch nước, những chất nào là chất điện ly mạnh, chất điện ly

yếu ? Tại sao?

7.3. Thế nào là độ điện ly, hằng số điện ly phụ thuộc vào những yếu tố nào? Tại

sao? Sự liên hệ giữa hằng số điện ly và độ điện ly? Khi pha loãng dung dịch thì độ

điện ly tăng hay giảm? Tại sao?

7.4. Biết nhiệt độ đông đặc của dung dịch điện ly có thể xác định được độ điện

ly hay không?Hãy thiết lập mối quan hệ này?

7.5. Tính thể tích H2SO4 1N để trung hòa 50 ml dung dịch Ba(OH)2 0,15M.

7.6. Tính thể tích dung dịch HCl 16% (d = 1,36g/cm 3) để điều chế 500 ml dung

dịch HCl 5% (d = 1,15g/cm 3). Tính CM và CN của dung dịch thu được.

7.7. Một dung dịch chứa 17,1g chất tan trong 500 g nước đông đặc ở -0,1860C.

Cho hằng số nghiệm đông kđ = 1,86 và ks = 0,52. Tính khối lượng mol phân tử chất

tan đó và nhiệt độ sôi của dung dịch.

7.8. Dung dịch chứa 0,217 g lưu huỳnh trong 19,31 g CS 2 sôi ở 319,3040K. CS2

nguyên chất sôi ở 319,20K. Biết ks(CS2)= 2,37. Tính số nguyên tử lưu huỳnh trong

một phân tử lưu huỳnh khi tan trong CS 2.

7.9. Tính pH của các dung dịch:

- 0,365 g dung dịch HCl trong 50 ml dung dịch.

- 4,8 g NaOH trong 50 ml dung dịch.

7.10. Tính pH của dung dịch CH3COOH trong hai trường hợp:

a. Nồng độ 1M.

b. Nồng độ 10-4 M.Biết Ka= 1,8.10-5.

7.11. Dung dịch acid fomic 0,092 % có khối lượng riêng 1 g/ml. Độ điện ly của

acid fomic trong dung dịch là 5 %. Tính pH của dung dịch.

7.12. Cho phản ứng: (CH3)2NH + H2O → (CH3)2NH2+ + OH- ; Kb =

5,9.10-4

Tính pH của dung dịch biết nồng độ đầu của dung dịch (CH3)2NH là 1,5 M.

140
7.13. Tính pH của dung dịch HCN 0,1 N khi thêm 0,1 mol KCN vào 1 lít dung

dịch đó. Biết muối điện ly hoàn toàn và hằng số điện ly acid là 7,2.10 -10.

7.14. Hằng số điện ly của acid CH3COOH 0,3 M là 1,8.10 -5. Xác định nồng độ

ion H+ và độ điện ly của acid. Xác định pH của dung dịch khi thêm 0,2 mol

CH3COONa vào 1 lít dung dịch. Biết độ điện ly của CH3COONa là 90 %.

Chương 8. PHẢN ỨNG OXI HÓA KHỬ VÀ DÒNG ĐIỆN

141
Mục tiêu:

1. Trình bày được một số vấn đề về phản ứng oxy hóa khử, phương trình
Nersnt về thế oxy hóa khử.
2. Trình bày được cấu tạo và họat động của một số loại pin.
3. Giải các bài tập điện hóa liên quan.

8.1. Phản ứng oxi hoá khử. Cặp oxi hoá - khử

Phản ứng oxi hoá - khử là loại phản ứng xảy ra cùng với sự thay đổi số oxi hoá

của các nguyên tử có mặt trong thành phần của hợp chất tham gia phản ứng.

Trong phản ứng oxi hoá khử đồng thời xảy ra hai quá trình: sự oxi hoá và sự

khử.

Sự oxi hoá một chất là làm cho chất đó mất electron. Chất mất electron gọi là

chất khử. Các chất khử quan trọng như kim loại (đặc biệt là kim loại kiềm và kiểm

thổ), các chất khí như H 2, CO và các ion như I-, S-, H-...

Sự khử một chất là làm cho chất đó nhận electron. Chất nhận electron là chất

oxi hoá. Các chất oxi hoá quan trọng thường gặp như: các hợp chất đơn giản (F2, Cl2,

Br2, I2, O2, S...), các axít (H2SO4), HNO3, HClO, HClO3, HClO4...), các muối

(KMnO4, K2Cr2O7, KClO3...), các anhyđrit, oxit và peoxit (CrO3, Mn2O7, PbO2,

MnO2, H2O2, Na2O2...) và các ion kim loại chuyển tiếp Fe3+, Au3+, Cu2+...

8.2. Thế oxi hoá khử trong dung dịch. Thế tiêu chuẩn

Thực tế cho thấy rằng khả năng oxi hoá của các chất oxi hoá và khả năng khử

của các chất khử là rất khác nhau. Một hợp chất hoá học có thể dễ dàng bị oxi hoá bởi

chất oxi hoá này nhưng hoàn toàn không bị ôxi bởi chất khác. Điều này được giải

thích bởi sự khác nhau về khả năng cho hoặc nhận electron của chất khử hoặc chất

oxi hoá. Để định lượng khả năng cho hoặc nhận electron của chất khử hoặc oxi hoá

người ta dùng thể tiêu chuẩn oxi hoá khử.

8.2.1. Thế điện cực

Nếu ta nhúng một thanh kim loại (ví dụ Zn) vào nước sạch thì các ion trên bề

mặt kim loại sẽ bị hyđrat hoá và đi vào nước. Kim loại bị hoà tan:

142
M + mH2O = Mn+ .mH2O + ne

Kết quả là electron chứa trong kim loại dư (kim loại tích điện âm), nước chứa

cation kim loại (tích điện dương) và do đó làm xuất hiện một lực hút tĩnh điện trên

ranh giới giữa kim loại và chất lỏng (hình 8.1). Người ta nói ở đây xuất hiện một lớp

điện tích kép và hiệu điện thế trên bề mặt này được gọi là thế điện cực.

Zn H2O

Hình 8.1. Sơ đồ hoà tan ion kim loại bằng sự hyđrat hoá (a) à sự xuất hiện thế điện tích kép

(b)

8.2.2. Nguyên tố ganvani

Sự chuyển hoá năng lượng hoá học thành điện năng được thực hiện trong nguyên

tố ganvani bằng phản ứng ôxi hoá khử điện cực. Ở đây để thu được dòng điện thì cần

phải tiến hành quá trình oxi hóa và quá trình khử trên hai điện cực riêng biệt nhằm

tạo ra một sự chênh lệch điện thế giữa hai điện cực.

Ví dụ: Nguyên tố ganvani đồng - kẽm (pin Đanien - Jacobi có sơ đồ cấu tạo như

sau: (hình 8.2)

Hình 8.2. Sơ đồ cấu tạo pin Đanien -Jacobi

143
Hai điện cực kẽm và đồng được nhúng vào 2 dung dịch muối ZnSO4 và CuSO4

tương ứng. Nối hai dung dịch bằng một ống chứa chất điện li bảo hoà (KCl, NaCl...).

Khi nối hai điện cực bằng một dây dẫn kim loại thì do thế điện cực giữa hai cực khác

nhau nên dòng electron sẽ chuyển dịch từ anot (cực kẽm cho electron) sang catot (cực

đồng nhận electron).

Vậy điều kiện cần thiết để cho một nguyên tố ganvani hoạt động là hiệu điện thế

giữa hai điện cực. Hiệu điện thế này được gọi là suất điện động (SĐĐ).

Một nguyên tố ganvani được kí hiệu:

(-) ZnZn2+ Cu2+Cu(+)

Trong đó vạch đơn biểu thị ranh giới phân cách giữa điện cực với dung dịch,

vạch kép ⎯ ranh giới giữa các dung dịch, (-) và (+) là dấu của các điện cực.

8.2.3. Thế điện cực tiêu chuẩn.

Thế điện cực của từng điện cực riêng biệt gọi là thế điện cực tuyệt đối. Thế điện

cực này rất khó xác định nên trên thực tế người ta thường dùng thế điện cực tương

đối.

Thế điện cực tương đối được tính bằng cách so sánh thế điện cực tuyệt đối của

một điện cực cần xác định với một điện cực chuẩn có thế điện cực qui ước bằng không.

Thế điện cực chuẩn được sử dụng để so sánh là thế điện cực hydro, có cấu tạo trên

hình 9.3 (phần bên trái). Đó là một cái bình có hình dạng đặc thù chứa dung dịch

H2SO4 với nồng độ [H3O+] = 1 g-ion / lit. Một thanh platin phủ muội platin được

nhúng vào dung dịch và thổi hydro đi qua bình. Trên ranh giới phân cách Pt, H2H3O+

xuất hiện một hiệu điện thế xác định được qui ước bằng 0 (ở điều kiện 250C, và 1atm).

Pt

H2

-
H+2 SO4

144
Hình 8.3. Điện cực Hyđrô

Dòng electron
Pt Cu
H2

H2SO4 CuSO4

KCl

H2

Hình 8.4. Sơ đồ lắp ghép để xác định thế điện cực chuẩn của đồng

Để xác định thế điện cực tương đối của một điện cực thì ta lắp ráp theo sơ đồ

(hình 8.3 và 8.4)

Thế điện cực tương đối đo được trong trường hợp này gọi là thế điện cực tiêu

chuẩn của kim loại, kí hiệu o.

Thế điện cực tiêu chuẩn kim loại là suất điện động của pin tạo bởi điện cực

hydro chuẩn ghi bên trái và điện cực kim loại nhúng vào dung dịch muối của nó có

hoạt độ ion kim loại bằng 1 ghi ở bên phải.

o = phải -  h + / H '
2 ( tra i )

Suất điện động của pin được coi là dương nếu dòng điện trong pin đi từ trái qua

phải (dòng electron ngược lại đi từ phải sang trái), ngược lại sẽ là âm.

Ví dụ: Trên sơ đồ hình 8.3 của pin

(-)Pt, H2  H3O+ Cu2+ Cu (+)

Với phản ứng tạo dòng là:

Cu2+ + H2 + 2H2O = Cu + 2H3O+

Thực nghiệm đo được SĐĐ là 0,337V có dòng điện đi từ trái qua phải nên:

 oCu2 + / Cu = + 0,337 V

145
Ngược lại trên sơ đồ hình 8.4 của pin

(+) PT, H2H3O+ Zn2+ Zn (-)

Với phản ứng tạo dòng:

Zn + 2H3O+ = Zn2+ + H2 + H2O

có dòng điện đi từ phải qua trái, suy ra:

 oZn2 + / Zn = -0,763V

Theo công ước quốc tế Stockholm 1968, phản ứng điện cực là phản ứng khử:

Mn+ + ne = M

hay dạng oxi hoá + ne = dạng khử

Thế điện cực cân bằng theo công ước này là thế khử. Trong bảng 9.1 dưới

đây cho biết phản ứng điện cực, kí hiệu điện cực và giá trị thế điện cực tiêu

chuẩn của một số chất.

Bảng 8.1. Thế chuẩn của một số phản ứng điện cực trong môi trường
nước ở 250C
Kí hiệu điện cực Phản ứng điện cực  0 (vôn)
Li+ /Li Li+ + e  Li -3,045
K+ /K K+ + e  K -2,925
Rb+ /Rb Rb+ + e  Rb -2,925
Cs+ /Cs Cs+ + e  Cs -2,923
Ca2+ /Ca Ca2+ + 2e  Ca -2,870
Na+ /Na Na+ + e  Na -2,714
Mg2+ /Mg Mg2+ + 2e  Mg -2,370
Be2+ / Be Be2+ + 2e  Be -1,850
Al3+ / Al Al3+ + 3e  Al -1,660
Mn2+ / Mn Mn2+ + 2e  Mn -1,180
Zn2+ /Zn Zn2+ + 2e  Zn -0,763
Cr3+ /Cr Cr3+ + 3e  Cr -0,740
Fe2+ /Fe Fe2+ + 2e  Fe -0,440
Cr3+,Cr2+ / Pt Cr3+ + e  Cr2+ -0,410
PbSO4 /Pb PbSO4 + 2e  Pb + SO42- -0,356
Co2+ / Co Co2+ + 2e  Co -0,277

146
Ni2+ /Ni Ni2+ + 2e  Ni -0,250
Sn2+ /Sn Sn2+ + 2e  Sn -0,136
Pb2+ /Pb Pb2+ + 2e  Pb -0,126
H3O+ / H2,Pt 2H3O+ + 2e  H2 + 2H2O 0(qui ước)
Cu2+,Cu+ / Pt Cu2+ + e  Cu+ +0,153
Cu2+ /Cu Cu2+ + 2e  Cu +0,337
OH- /O2, Pt 1/2O2 + H2O +2e = 2OH - +0,401
Cu+ /Cu Cu+ + e  Cu+ +0,52
I- /I2, Pt I2 + 2e  2 I- +0,536
Fe3+, Fe2+/ Pt Fe3+ + e  Fe2+ +0,771
Hg2+ /Hg Hg2+ + 2e  2Hg +0,798
Ag+ / Ag Ag+ + e  Ag +0,799
Hg2+ / Hg Hg2+ + 2e  Hg2+ +0,854
Hg2+, Hg22+ / Pt 2Hg2+ + 2e  Hg22+ +0,91
Br- /Br2, Pt Br2 + 2e  2Br- +1,066
Mn2+, H3O+/MnO2, Pt MnO2 + 4H+ +2e  Mn2+ + 2H2O +1,236
Cr2O72-, Cr3+ /Pt Cr2O7- + 14H+ +6e  2Cr3+ +7H2O +1,33
Cl- /Cl2, Pt Cl2 + 2e  2Cl- +1,359
Pb2+/ PbO2, Pb PbO2 + 4H+ +2e  Pb2+ + 2H2O +1,455
Au3+ / Au Au3+ + 3e  Au +1,50
MnO4-, H3O, Mn2+/Pt MnO4- + 4H+ +3e  Mn2+ +2H2O +1,51
Ce4+, Ce3+/Pt Ce4+ + e  Ce3+ +1,61
Au+/Au Au+ + e  Au +1,70
F- / F2, Pt F2 + 2e  2F- +2,87

Qua bảng giá trị của thế điện cực tiêu chuẩn trên (sắp xếp theo thứ tự o tăng

dần) có thể rút ra một số nhận xét sau:

1. Thế điện cực tiêu chuẩn của điện cực nào càng nhỏ (trị số đại số) thì dạng

khử của nó hoạt động càng mạnh, còn dạng oxi hoá của nó hoạt động càng yếu và

ngược lại.

Ví dụ:  oNa + / Na = -2,714V nên

Dạng khử Na - e → Na+ hoạt động rất mạnh

Dạng oxi hoá Na + + e → Na rất khó


147
Trái lại cặp MnO-4 Mn2+ có thế điện cực tiêu chuẩn rất lớn

 MnO
o
4
Mn 2 + , Pt
= +1,507V
4

nên dạng oxi hoá MnO -4 hoạt động rất mạnh còn dạng khử Mn2+ hoạt động yếu.

2. Cặp oxi hoá khử nào có thế điện cực tiêu chuẩn lớn thì dạng oxi hoá của nó

có thể oxi hoá được dạng khử của cặp có thế điện cực tiêu chuẩn nhỏ hơn.

Ví dụ:  oZn2 + / Zn = -0,763V và  oAg+ / Ag = + 0,799V

nên phản ứng xảy ra là:

Zn + 2Ag+ → Zn2+ + 2Ag

Qua nhận xét này suy ra chỉ những kim loại nào có thế điện cực tiêu chuẩn nhỏ

hơn không mới đẩy được hyđro ra khỏi dung dịch axít loãng.

8.2.4. Phương trình Nernst

Một trong những ảnh hưởng lớn đến giá trị thế điện cực là nồng độ của ion kim

loại làm điện cực. Sự phụ thuộc đó được tính bằng công thức Nernst
RT
M n+ / M = oM n+ / M + ln[M n + ]
nF
Nếu thay các giá trị R, F và T = 298K rồi tính theo lôgarit thập phân, ta có:
0,059
M n+ / M = oM n+ / M + lg[M n + ]
n

Trong đó: M n+ / M thế điện cực tiêu chuẩn của kim loại

n: Số electron trao đổi trong phản ứng điện cực

[Mn+]: nồng độ mol của ion kim loại

Trong trường hợp trường hợp tổng quát đối với một điện cực bất kỳ:

0,059 [𝑜𝑥ℎ]
𝜀𝑖 = 𝜀𝑖0 + 𝑙𝑔 [𝑘ℎ]
𝑛

8.2.5. Chiều của phản ứng oxi hoá khử

Nhiệt động hoá học đã xác định mối liên hệ quan trọng giữa G và SĐĐ của các

cặp ôxi hoá khử.

GT = - nFE

ở nhiệt độ T = 298oK:
148
 G o298 = -nFEo

Như vậy phản ứng oxi hoá khử chỉ có thể tự xảy ra khi E > 0 - tức là GT <0

(điều kiện tự diễn biến của quá trình). Suất điện động được tính bằng công thức:

SĐĐ = l - b = E

Trong đó: l - thế điện cực cặp oxi hoá khử dương hơn

b - thế điện cực cặp oxi hoá khử âm hơn

Trường hợp phản ứng điện cực xảy ra trong môi trường axít hoặc bazơ thì trong

phương trình Nernst sẽ có mặt của [H3O+] hoặc [HO-]

Ví dụ: Đối với phản ứng: MnO-4 + 5e + 8H3O+ → Mn2+ + 12H2O

0,059 [MnO −4 ][H 3O + ]8


Ta có:  MnO− ,H O+ ,M2 + / Pt =  oMnO− ,H O+ ,M2 + + lg
4 3 n 4 3 n / Pt
5 [M 2n+ ]

Với điện cực khí HO-/O2, Pt


1
O2 + H2O + 2e → 2HO-
2
1/ 2
0,059 PO 2
Ta có:  HO− / O = o
HO − / O 2 , pt
+ lg
2 , Pt
2 [HO − ]2

Ví dụ: Xét chiều của phản ứng oxi hoá khử trong pin Đanien- Iacobi:

(-) ZnZn2+ Cu2+ Cu(+)

Với  oZn2 + / Zn = -0,763V;  oCu2 + / Cu = + 0,337V

Ta có các phản ứng điện cực:

Cu2+ + 2e → Cu ;  oCu2 + / Cu = +0,337V (1)

Zn2+ + 2e → Zn ;  oZn2 + / Zn = -0,763 (2)

Phản ứng (2) chỉ tự xảy ra theo chiều ngược lại vì có o< 0 nên ta có thể viết:

Cu2+ + 2e → Cu o = +0,337 V

Zn → Zn2+ + 2e o = + 0,763V

Chiều phản ứng: Cu2+ + Zn → Cu + Zn2+ E = 1,10V

8.2.6. Trạng thái cân bằng các phản ứng oxi hoá khử

Khi cân bằng của phản ứng được thiết lập ta có: GoT = -nFEo = 0

149
Mặt khác: GoT = -RTlnK = -nFEo

nFE o nE o
Suy ra: lnK = hay lgK =
RT 0,059

Trong đó: Eo: thế điện cực tiêu chuẩn

n: số electron trao đổi trong phản ứng.

8.3. Quá trình biến đổi hoá năng thành điện năng

8.3.1. Điện phân

Trong các phần trên đây chúng ta chỉ chú ý khảo sát trạng thái cân bằng giữa

điện cực và dung dịch khi không có sự lưu thông dòng điện trong hệ điện hoá. Nếu

trong trường hợp các phản ứng trên điện cực được gây ra bằng một nguồn điện bên

ngoài (trong hệ điện hoá có sự lưu thông dòng điện) thì đó là sự điện phân.

Vậy sự điện phân là quá trình oxi hoá và khử xảy ra ở điện cực khi cho dòng

điện một chiều đi qua chất điện li nóng chảy hoặc dung dịch chất điện li.

Các phản ứng xảy ra trên điện cực là thế năng lượng điện năng; trong đó catot -

chất khử vì nó cho cation electron, anot - chất oxi hoá vì nó nhận electron.

Ví dụ: Sự điện phân muối NaCl nóng chảy trên hình 9.5

e- - + e-
Doìng electron
ANOT KATOT
e

Na+
e-

S Cl- S

Nao Clo
K' A'

Hình 8.5. Sơ đồ điện phân nóng chảy muối Natri clorua

Trên catot xảy ra quá trình khử cation Na+ bằng electron của nguồn điện:

Na+ + e → Na

Đồng thời trên anot xảy ra phản ứng oxi hoá ion Cl - bằng năng lượng của nguồn

điện:

150
2Cl- → Cl2+ 2e

Để hiểu được rõ hơn các quy luật xảy ra trên catot và anot, cần làm quen với các

khái niệm sự phân cực điện cực, thế phân huỷ và quá thế.

8.3.2. Sự phân cực

Khi dòng điện đi qua ranh giới phân chia điện cực - dung dịch thì làm cho trạng

thái điện của điện cực thay đổi. Hiện tượng đó gọi là sự phân cực điện cực. nếu sự

thay đổi thế điện cực dịch chuyển về phía dương hơn so với thế cân bằng thì gọi là sự

phân cực anot và ngược lại là sự phân cực catot.

Sự phân cực điện cực được chia thành các loại như: phân cực nồng độ, phân cực

hoá học, phân cực điện hoá.

Sự phân cực nồng độ sinh ra bởi sự biến đổi nồng độ còn ở lớp gần bề mặt điện

cực khi có mặt của dòng điện đi qua. Trong trường hợp này thế của điện cực anot tăng

(trở thành dương hơn) do nồng độ của ion kim loại hoà tan tăng lên, trái lại thế điện

cực catot giảm (trở thành âm hơn) do nồng độ ion trên bề mặt của nó giảm.

Sự phân cực hoá học sinh ra do phản ứng giữa môi trường hoặc chất điện li với

vật liệu làm điện cực khi có dòng điện đi qua làm biến đổi tính chất của bề mặt điện

cực dẫn đến sự thay đổi thế.

Sự phân cực điện hoá được sinh ra do dòng electron (đến catot nối với cực âm

và rời anot nối với cực dương của nguồn điện) không đi qua được dung dịch điện li

khi có điện áp giữa 2 cực chưa đạt được một giá trị cần thiết làm xuất hiện một hiệu

điện thế ngược chiều với chiều của nguồn điện ngoài.

8.3.3. Quá thế


Hai quá trình điện hoá (một xảy ra trong nguyên tố ganvani và một trong điện

phân) đều có chung một bản chất. Đó là phản ứng oxi hoá điện cực. Điểm khác nhau

của hai quá trình này là chúng xảy ra theo hướng khác nhau. Do vậy để cho sự điện

phân bắt đầu xảy ra, về mặt lý thuyết chỉ cần đặt một điện áp có giá trị bằng SĐĐ của

nguyên tố ganvani tương ứng nhưng ngược chiều.

Ví dụ: SĐĐ của nguyên tố ganvani:

(-) Ni Ni+2 2Cl- Cl2 (+)

151
Với  oNi 2 + / Ni = -0,250V;  o2 Cl − / Cl2 = + 1,359V suy ra

E = 1,359 - (-0,250) = 1,609 (V)

Vậy về lý thuyết chỉ cần đặt một điện áp 1,609V ngược chiều là sự điện phân

dung dịch NiCl2 sẽ xảy ra. Trên thực tế, giá trị thực nghiệm cần thiết ở bảng 9.2 là ph

= 1,850V. Hiệu số giữa thế phân huỷ và SĐĐ của pin gọi là quá thế:

qt = ph - E

Trong ví dụ trên:

qt = 1,850 - 1,609 = 0,241 (V).

8.3.4. Các trường hợp điện phân

8.3.4.1. Điện phân nóng chảy


Điện phân nóng chảy thường được sử dụng để điều chế các kim loại hoạt động

như liti, natri, canxi... từ các muối clorua tương ứng. Các muối này có nhiệt độ nóng

chảy thấp hơn các muối khác. Đại đa số các muối này ở trạng thái nóng chảy tồn tại

dưới dạng ion có khả năng di chuyển tương tự như ion của các dung dịch. Ví dụ dưới

đây là sơ đồ điện phân nóng chảy canxi clorua:

CaCl2 → Ca2+ + 2Cl-

(-) Katôt: Ca2+ + 2e → Ca

(+) Anôt: 2Cl - → Cl2 + 2e

8.3.4.2. Điện phân dung dịch


Trong dung dịch nước ngoài ion các chất điện li còn có các ion phân li của nước

là H3O+ và HO-. Do vậy khi thiết lập một điện áp giữa hai điện cực thì ion H3O+ cùng

với cation kim loại sẽ đi về catot còn ion HO- với anion sẽ đi về anot. Do vậy trên các

điện cực sẽ xảy ra các phản ứng cạnh tranh giữa các ion của nước với các ion của chất

điện li.

* Trên điện cực catot:

Nếu thế phóng điện của cation dương hơn thế phóng điện của H3O+ thì sẽ xảy

ra sự khử kim loại:

Mn+ + ne → M (1)

Trường hợp ngược lại thì H3O+ sẽ bị khử


152
H3 O+ + e → H+ + H2 O

2H → H2

nhưng nồng độ H3O+ rất nhỏ (10-7M) nên người ta coi như H2O bị khử

2H2O + 2e → H2 + 2HO- (2)

Như vậy trên điện cực catot có thể xảy ra ba trường hợp

1. Những ion kim loại có thế điện cực tiêu chuẩn nhỏ (từ Li+ đến Al3+) không bị

khử trên catot mà chỉ H2O bị khử (phản ứng 2)

2. Những ion kim loại có thế điện cực tiêu chuẩn nhỏ hơn hiđro nhưng lớn hơn

nhôm (từ Al3+ đến H3O+) bị khử cùng với H2O trên điện cực (phản ứng1và 2)

3. Những ion kim loại có thế điện cực lớn hơn hidro (từ Cu2+ đến Au3+) bị khử

hoàn toàn trên điện cực (phản ứng 1)

Vậy khi điện phân dung dịch nước, chỉ những kim loại nào đứng sau nhôm và

không kể nhôm mới thoát ra trên điện cực.

Nếu dung dịch chứa các ion kim loại khác nhau thì phản ứng khử sẽ xảy ra theo

hướng giảm dần thế điện cực tiêu chuẩn tương ứng với kim loại.

Ví dụ đối với hỗn hợp Ag+, Cu2+, Fe2+ thì Ag+ bị khử trước (  oAg + / Ag = +0,779V)

tiếp đến Cu2+ (  Cu2+ / Cu = + 0,337V) và cuối cùng là Fe2+ (  Fe2+ / Fe = - 0,440V)
o o

* Trên điện cực anot:

Các phản ứng xảy ra trên anot ngoài sự phụ thuộc vào sự có mặt của H2O còn

phụ thuộc vào vật liệu làm điện cực: anot tan và không tan.

1. Nếu sử dụng anot tan như Cu, Ag, Zn, Cd, Ni, Fe... thì phản ứng trên điện cực

là phản ứng hoà tan anot: M - ne → Mn+ chứ không phải anion dung dịch bị oxi hoá.

2. Nếu sử dụng anot không tan (anot trơ) như than, graphit, Pt thì trên điện cực

có thể anion dung dịch hoặc ion HO- bị ôxi hoá:

- Nếu anion dung dịch là những ion không chứa oxi (Cl-, Br-, I-, S2-, CN-...) thì

chúng sẽ bị oxi hoá trên anot.

Ví dụ: 2Cl - → 2Cl + 2e

2Cl → Cl2

153
Nếu anion dung dịch là những ion có chứa oxi (NO3-, SO42-, PO43-...) thì chúng

sẽ không bị oxi hoá trên anot mà chỉ có HO- bị oxi hoá:

HO- → H+ + O + 2e

2O → O2

Nhưng do nồng độ HO- rất nhỏ (10-7M) nên người ta coi như phân tử H2O bị oxi

hoá:

2H2O → 4H+ + O2 + 4e

Nếu dung dịch chứa các anion khác nhau thì phản ứng oxi hoá trên anot sẽ xảy

ra theo thứ tự: đầu tiên là các anion không chứa oxi, tiếp đến HO- và cuối cùng là các

anion chứa oxi.

Ví dụ: Sơ đồ điện phân dung dịch CuCl2 với điện cực graphit như sau:

Catot: Cu2+ + 2e → Cu

Anot: 2Cl - → Cl2 +2e

Cu2+ + 2Cl- → Cu + Cl2

Hay CuCl2 → Cu + Cl2

Sơ đồ điện phân dung dịch K2SO4 với điện cực trơ

Catot: 2H2O + 2e → H2 + 2HO-

Anot: 2H2O → O2 + 4H++ 4e

6H2O → 2H2 + O2 + 4HO- + 4H+

Như vậy ở vùng gần catot tạo thành kiềm, ở vùng gần anot tạo thành axít. Nếu

điện phân không có màng ngăn thì ion H + và HO- tác dụng với nhau tạo H2O nên phản

ứng cuối cùng của sự điện phân K2SO4 là:

2H2O → 2H2 + O2

8.4. Pin và acquy

Như đã khảo sát trên đây ở phần nguyên tố ganvani, điện năng có thể sản xuất

trực tiếp từ năng lượng của các phản ứng hoá học xảy ra trong các nguyên tố điện hoá.

Trên cơ sở các hệ oxi hoá khử khác nhau, về nguyên tắc có thể thiết lập được rất nhiều

các nguyên tố điện hoá cho phép biến đổi hoá năng thành điện năng. Tuy nhiên trong

thực tế chỉ có rất ít một số hệ điện hoá sinh ra dòng điện được ứng dụng.

154
8.4.1. Pin khô

Pin là một loại nguồn điện sơ cấp được chế tạo trên cơ sở các phản ứng không

thuận nghịch khiến cho việc tái tích điện không thực hiện được và mỗi khi phản ứng

trong pin đã kết thúc thì pin được bỏ đi.

Ví dụ, loại pin Le Clanche hay còn gọi là pin "khô" đang được dùng phổ biến

hiện nay có sơ đồ mạch như sau:

(-) Zn NH4Cl(20%) ZnCl 2 MnO2, C (+)

Các phản ứng cơ bản xảy ra khi có sự phóng điện trong pin như sau:

- Tại cực âm:

2Zn → 2Zn2+ + 4e

2Zn2+ + 4NH4Cl → [Zn(NH3)4]Cl2 + ZnCl2 + 4H+

- Tại cực dương:

2MnO2 + 4H+ + 4e → 2MnO(OH)2

Loại pin này có SĐĐ khoảng từ 1 - 1,5V

8.4.2. Pin nhiên liệu

Pin nhiên liệu hay còn gọi là máy phát điện hoá là một thiết bị trực tiếp biến hoá

năng thành điện năng bỏ qua giai đoạn tích tụ năng lượng như đối với các nguồn điện

hoá học khác (pin khô, acquy)

Về nguyên tắc, để chế tạo pin nguyên liệu, người ta sử dụng oxi không khí hay

oxi tinh khiết làm chất oxi hoá, còn nhiên liệu thì dùng hydro, metanol, axít focmic...

Khi pin làm việc:

- Tại cực âm xảy ra phản ứng điện cực: 2H2 + 4HO- → 4H2O + 4e

- Tại cực dương: O2 + 2H2O + 4e → 4HO-

2H2 + O2 → 2H2O

Loại pin này cho dòng điện một chiều có điện áp 0,7 - 0,9V

8.4.3. Acquy chì

Acquy là loại nguyên tố ganvani chế tạo trên cơ sở các quá trình điện cực hầu

như thuận nghịch. Mọi quá trình xảy ra trong sự phóng điện có thể đảo ngược lại trong

sự tích điện.

155
Một trong những acquy cổ điển nhất và cũng là phổ biến nhất là acquy chì có sơ

đồ sau:

(-) Pb  H2SO4(32 - 34%)  PbO2, Pb (+)

Quá trình tích điện và phóng điện xảy ra theo phương trình
𝑝ℎó𝑛𝑔 đ𝑖ệ𝑛
Pb + PbO2 + 2H2SO4 ⇔ 2PbSO4 + 2H2O

Suất điện động của loại acquy này có thể đạt tới 2,1V. Đây là trị số SĐĐ cao
tích điện
nhất của các nguồn điện hoá học dùng dung dịch nước các chất điện li. Tuy nhiên

acquy chì có nhược điểm cơ bản là dung lượng riêng nhỏ và thời gian sử dụng tương

đối ngắn do quá trình tự phóng điện khi acquy ở trạng thái không sử dụng tạo ra chì

sunfat theo phản ứng:

Trên cực Pb: Pb + SO42-→ PbSO4 + 2e

2H3O+ + 2e → 2H2O + H2

Trên cực PbO2: PbO2 + 2H2SO4 + 2e → PbSO4 + 2H2O + SO42-

Pb + SO42-→ PbSO4 + 2e

8.4.4. Acquy kiềm

Acquy kiềm cũng là một loại acquy khá phổ biến được sử dụng trên thực tế.

Ví dụ acquy kiềm niken - sắt có sơ đồ:

(-) Fe  KOH (20%)  NiOOH, Ni (+) có SĐĐ khoảng 1,4V

Quá trình tích điện và phóng điện xảy ra theo phương trình:
𝑝ℎó𝑛𝑔 đ𝑖ệ𝑛 𝑡𝑖𝑐ℎ
2Ni(OH)2 + Fe(OH)2 ⇔ 2NiOOH + Fe + 2H2O

Ngoài ra người ta cũng sử dụng tương đối rộng rãi các loại acquy kiềm như:

niken - cadimi, niken - kẽm, bạc - kẽm.

8.5. Ăn mòn điện hoá và cách chống ăn mòn điện hoá

Ăn mòn kim loại và hợp kim là quá trình tự phá huỷ cấu trúc kim loại và hợp

kim dưới tác dụng của môi trường xung quanh. Tuỳ theo cơ chế phá huỷ kim loại mà

người ta phân biệt sự ăn mòn hoá học, ăn mòn sinh học và ăn mòn điện hoá.

156
Sự ăn mòn điện hoá rất phổ biến trong tự nhiên khi kim loại hay hợp kim tiếp

xúc với dung dịch điện phân (ăn mòn trong chất lỏng), tiếp xúc với không khí (ăn mòn

trong khí quyển) và tiếp xúc với đất (ăn mòn trong đất)

Để chống ăn mòn kim loại hoặc hợp kim ngày nay người ta sử dụng nhiều

phương pháp khác nhau, chủ yếu là:

- Tạo ra trên bề mặt kim loại cần bảo vệ một lớp phủ là kim loại, phi kim loại,

oxit... (cách li kim loại với môi trường). Trong sự che phủ anot, kim loại che phủ cần

phải có thế cân bằng o âm hơn thế cân bằng của kim loại nền. Ví dụ để bảo vệ sắt

người ta dùng kẽm làm lớp che phủ. Ngược lại trong sự che phủ catot, kim loại chọn

che phải cần có thế cân bằng dương hơn kim loại nền. Ví dụ để bảo vệ sắt có thể dùng

đồng, kẽm làm hoá chất che phủ.

Quan trọng và đơn giản nhất của phương pháp này là dùng một lớp bảo vệ bằng

những hợp chất hữu cơ như dầu, mở, vazơlin, parapin... Thường trong các chất trên

người ta còn cho thêm các hợp chất ức chế ăn mòn kim loại. Người ta cũng sử dụng

các hợp chất vô cơ như men, sứ... để tạo lớp phủ bề mặt kim loại. Kim loại cũng có

thể được bảo vệ bởi các phản ứng hoá học (điện hoá học) giữa kim loại với môi trường

tạo thành các oxit kim loại.

Ví dụ, có thể nhúng các vật liệu sắt, thép cần bảo vệ vào dung dịch kiềm đặc để

tạo lớp bảo vệ Fe3O4 hoặc FeO hoặc tạo lớp oxit Al2O3 để bảo vệ nhôm bằng phản

ứng oxi hoá...

- Xử lý và thay đổi thành phần môi trường, hoặc thay đổi thành phần kim loại

(hợp kim) Trong một số điều kiện thích hợp có thể bảo vệ kim loại bằng cách thay đổi

môi trường ăn mòn: giảm hàm lượng chất khử hoặc dùng các chất ức chế. Để giảm

hàm lượng chất khử ta có thể: hoặc làm cho môi trường bớt axít để tránh ăn mòn bởi

sự khử phân cực hydro hoặc loại oxi hoá tan vào môi trường xâm thực để tránh ăn

mòn bởi sự khử phân cực oxi. Việc sử dụng chất ức chế thường căn cứ vào điều kiện

xử lý vật liệu và môi trường. Nói chung các chất ức chế được dùng hoặc có tác dụng

làm giảm tốc độ hoà tan anot kim loại hoặc làm giảm tốc độ giải phóng hydro trên

catot. Ví dụ, để bảo vệ gang, thép trong nước hoặc trong các dung dịch muối người ta

157
dùng NaNO2; để bảo vệ các thiết bị làm lạnh thì dùng K2Cr2O7, K2CrO4. Ngoài các

hợp chất vô cơ, một số hợp chất ức chế thường được dùng là các amin hữu cơ.

- Bảo vệ điện hoá (bảo vệ catot và anot): Việc bảo vệ điện hoá kim loại có thể

thực hiện bằng hai phương pháp: phương pháp bảo vệ catot và phương pháp bảo vệ

anot

- Phương pháp bảo vệ catot được thực hiện khi thế của kim loại chuyển dịch về

phía âm hơn giá trị thế catot làm cho tốc độ hoà tan của kim loại giảm đồng thời làm

tăng tốc độ giải phóng hydro. Sự phân cực catot có thể thực hiện nhờ một nguồn điện

ngoài hoặc một điện cực "hi sinh"

158
Bài tập

8.1.Vẽ cấu tạo và giải thích hoạt động của pin Danien-Jacobi ?
8.2. Xác định chiều của các phản ứng sau ở điều kiện chuẩn:

KI + H2O → I2 + KOH

FeSO4 + CuSO4 → Cu + Fe2(SO4)3

Cl2 + 2KI → 2KCl + I2

 0I  0H 2 O 2 / H 2 O ;  0Fe3+ / Fe2+ ;  Cu 2+ / Cu và  Cl
0 0
Biết / 2I− ; / 2 Cl − lần lượt là: 0,54
2 2

V; 1,78 V; 0,77 V; 0,34 V và 1,36 V.

8.3. Viết sơ đồ cấu tạo của nguyên tố Ganvani trong đó xảy ra phản ứng:

Fe3+ + Zn → Fe2+ + Zn2+

Fe + 2H+ → Fe2+ + H2

8.4. Tính sức điện động của nguyên tố Ganvani ở 250C:

a. Pb | Pb2+ 0,01 M || Cu 2+ 0,01 M | Cu

b. Cr | Cr3+ 0,05 M || Ni2+ 0,01 M | Ni

c. (Pt) | Cr3+, Cr2+ || Fe3+, Fe2+ | (Pt)

Biết  0Pb2+ / Pb ;  0Cr 3+ / Cr ;  0Cr 3+ / Cr 2+ và 0Ni2+ / Ni lần lượt là: - 0,13 V; -0,74 V;

-0,41 V và - 0,25 V.

8.5. Cho phản ứng oxi hoá khử sau:

KMnO4 + H2C2O4 + H2SO4 → K2SO4 + MnSO4 + CO2 + H2O

Cân bằng phản ứng trên bằng phương pháp ion - điện tử. Viết phương trình

Nernst của các cặp oxi hoá khử.

8.6. Ở 250C hệ điện hoá sau đây có sức điện động là 0,057V

(-)HgHg2Cl2,Cl-Cu2+Cu(+)

Biết: 2Hg + 2Cl - = Hg2Cl2 + 2e; E0 = -0,280V.

Tìm thế điện cực của đồng.

8.7. Một pin gồm điện cực bạc nhúng vào dung dịch AgNO3 1M và một điện

cực đồng nhúng vào dung dịch Cu(NO3)2 1M. Viết kí hiệu của pin trên? Cho biết sức

điện động là -0,442V.

159
Viết phương trình của phản ứng xảy ra khi pin làm việc.

8.8. Một pin gồm một điện cực hydro tiêu chuẩn và một điện cực niken nhúng

vào dung dịch NiSO4 0,01M có sức điện động là -0,309V. Tính thế khử tiêu chuẩn

của niken.

8.9. Tích số hoà tan của AgI bằng 10-16.

a. Tính thế khử của điện cực bạc nhúng vào dung dịch bão hoà AgI.

b. Bạc có thể đẩy được H2 ra khỏi dung dịch HI 1M không?

8.10. Điện phân vừa hết 0,1mol dung dịch Cu(NO3)2 với điện cực trơ, có màng

ngăn, thì sau khi điện phân khối lượng dung dịch giảm bao nhiêu gam(Cu = 64; O =

16; N = 14):

8.11. Cho suất điện động chuẩn của các pin điện hóa: Zn-Cu là 1,1V; Cu-Ag là

0,46V. Biết thế điện cực chuẩn E 0 + = +0,8V. Tính thế điện cực chuẩn E 0 2+
Ag / Ag Zn / Zn

và E 0 2+
Cu / Cu

8.12. Cho biết phản ứng oxi hoá khử xảy ra trong pin điện hoá Fe-Cu là:

Fe + Cu2+→ Fe2+ + Cu ; E0 (Fe2+/Fe) = -0,44V, E0 (Cu2+/Cu) = +0,34V.

Tính suất điện động chuẩn của pin điện hoá Fe-Cu.

160
Chương 9. CÁC NGUYÊN TỐ NHÓM I, II VÀ III

Mục tiêu:
1. Trình bày được cấu tạo của các nguyên tố nhóm I, II và III.
2. Trình bày được tính chất của các nguyên tố nhóm I, II và III.

9.1. Nhóm IA

Các kim loại kiềm thuộc nhóm IA của bảng hệ thống tuần hoàn, bao gồm:

liti(Li), natri(Na), kali(K), rubiđi(Rb), xesi(Cs) và franxi(Fr). Chúng được gọi là kim

loại kiềm vì hiđroxit của chúng là chất kiềm mạnh. Trong đó có franxi là nguyên tố

phóng xạ tự nhiên.

- Do có 1 electron ở lớp ngoài cùng, ngoài cấu hình bền của khí hiếm nên các

nguyên tử kim loại kiềm dễ nhường electron hoá trị, tạo thành ion dương M +, thể hiện

tính khử mạnh, tính chất của kim loại điển hình. Vì vậy năng lượng ion hoá I 1 rất thấp.

- Nhóm kim loại kiềm có nhiều tính chất giống nhau và biến đổi đều đặn từ Li

đến Fr. Tuy nhiên, ở trong đó Li có nhiều khác biệt hơn so với trong nhóm. Ví dụ: Li

có E0 âm hơn các kim loại kiềm khác, một số hợp chất của Li ít tan hơn so với hợp

chất của các kim loại kiềm khác.

- Các kim loại kiềm chủ yếu tạo hợp chất ion với số oxi hoá duy nhất là +1.

9.1.1. Tính chất lý học - Trạng thái thiên nhiên - Đồng vị

* Tính chất lý học

- Kim loại kiềm có mạng tinh thể lập phương tâm khối, màu trắng bạc và có ánh

kim, ánh kim này bị mờ nhanh chóng trong không khí.

+ Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp, giảm dần từ Li đến Cs do liên kết

kim loại yếu và càng yếu dần khi kích thước nguyên tử tăng.

+ Các kim loại kiềm đều nhẹ, Li nổi lên trên dầu hoả, Na và K nổi trên nước.

Các kim loại kiềm đều mềm, có thể cắt bằng dao. Tính mềm của kim loại kiềm có liên

quan với liên kết yếu ở trong mạng lưới tinh thể của kim loại.

161
- Kim loại kiềm có độ dẫn điện cao, do có vùng s chỉ mới bị chiếm một nửa số

electron.

- Kim loại kiềm ở trạng thái tự do hay hợp chất dễ bay hơi của chúng khi đưa

vào ngọn lửa không màu làm cho ngọn lửa có màu đặc trưng như: Li cho màu đỏ tía,

Na màu vàng, K màu tím, Rb màu tím hồng, Cs màu xanh lam ... Hiện tượng này được

giải thích như sau: ở trong ngọn lửa, các electron của nguyên tử và ion kim loại kiềm

được kích thích nhảy lên những mức năng lượng cao hơn. Khi nhảy về mức năng

lượng ban đầu, những electron đó trả lại năng lượng đã hấp thụ dưới dạng những bức

xạ vùng trông thấy được.

- Dưới tác dụng của tia tử ngoại, kim loại kiềm phóng ra electron, cường độ của

dòng electron được phóng ra tỷ lệ với cường độ của ánh sáng được hấp thụ. Do vậy,

người ta dùng kim loại kiềm (đặc biệt là Rb và Cs) để làm tế bào quang điện.

- Các kim loại kiềm có thể hoà tan lẫn nhau và đều dễ tan trong Hg tạo hỗn hống

và tan được trong amoniac lỏng. Các hỗn hống được dùng làm chất khử mạnh.

* Trạng thái thiên nhiên và đồng vị

- Vì có hoạt tính cao, các kim loại kiềm không tồn tại trong thiên nhiên ở dạng

kim loại tự do mà thường tồn tại ở dạng hợp chất. Trong đó, Na và K là những nguyên

tố phổ biến nhất trong vỏ Trái đất.

Na chiếm 1,32% ; K: 1,5%; Li: 0,11%; Rb: 0,002%; Cs: 0,00015% tổng số

nguyên tử .

- Na, K phổ biến dưới dạng muối mỏ (NaCl), criolit (Na 3AlF6), xinvinit

(NaCl.KCl), cacnalit (KCl.MgCl 2.6H2O) ...

- Tất cả các kim loại kiềm (trừ Na, Cs) đều có đồng vị. Trong đó có một số đồng

vị phóng xạ như 40
19 K, 87
37 Rb, 223
87 Fr.

9.1.2. Tính chất hoá học

* Các kim loại kiềm rất hoạt động về mặt hoá học, chúng thể hiện tính khử mạnh

và tính khử đó tăng đều đặn từ Li đến Cs.

162
- Các kim loại kiềm tự bốc cháy trong khí quyển F 2, Cl2 tạo các halogenua. Với

brôm lỏng thì K, Rb, Cs gây nổ mạnh còn Li và Na chỉ tương tác ở trên bề mặt. Với

iot, kim loại kiềm chỉ tương tác khi đun nóng.

- Ở điều kiện thường và trong không khí khô, các kim loại kiềm bị oxi hoá thành

Li2O, Na2O2, KO2, RbO2 và CsO2, ngoài ra còn có một ít Li 3N, Na2O, K2O. Trong

không khí ẩm, các oxit của kim loại kiềm kết hợp với hơi nước tạo hiđroxit, rồi

hiđroxit kết hợp với CO 2 biến thành muối cacbonat. Do vậy, các kim loại kiềm được

bảo quản trong bình rất kín hoặc ngâm trong dầu hoả.

- Khi đun nóng, các kim loại kiềm phản ứng với H 2 tạo nên hiđrua ion: Li phản

ứng ở 600-7000C, các kim loại kiềm khác phản ứng ở 350-4000C.

2M + H2 ⎯⎯→
0
t
2MH

- Khi nghiền kim loại kiềm với bột S, xảy ra phản ứng nổ

⎯130
⎯⎯ → M 2S
0
C
2M + S

- Khi đun nóng với N2, C, Si, chỉ có Li có thể tương tác trực tiếp tạo nên Li 3N,

Li2C2, Li6Si2.

⎯−⎯
6Li + N2 ⎯200 ⎯→ 2Li3N
0
250 C

- Các kim loại kiềm phản ứng mãnh liệt với nước do có thế điện cực rất thấp: Li

không cho ngọn lửa; Na nóng chảy thành hạt tròn, nổi và chạy trên mặt nước, hạt lớn

có thể bốc cháy; K bốc cháy ngay, còn Rb và Cs gây nổ.

2M + 2H2O → 2MOH + H2

- Khi đun nóng chảy trong khí NH 3, các kim loại kiềm dễ tạo amiđua

2Na + NH 3 ⎯350
⎯⎯ → 2NaNH2 + H2
0
Ví dụ: C

9.1.3. Điều chế kim loại kiềm

- Na, K có thể điều chế bằng cách điện phân nóng chảy muối clorua hay hiđroxit

trong điều kiện không cho sản phẩm tiếp xúc không khí.

+ Với Na, người ta dùng thùng điện phân bằng thép, bên trong lót gạch chịu lửa,

anôt bằng than chì, catôt bằng sắt, giữa 2 cực có màng ngăn. Chất điện phân là hỗn

hợp gồm NaCl với 25%NaF và 12%KCl, điện phân ở 610-6500C.


163
* Vai trò và ứng dụng trong Y-Dược:

- Lithi carbonat, Li2CO3 = 73,89, dung làm thuốc chống loạn tâm thần. Điều

trị và phòng bệnh hưng cảm – trầm cảm. Trong điều trị, phải giám sát chặt chẽ nồng

độ Li trong máu vì cation Li + có độc tính. Lithi citrate cũng đã được ghi trong Dược

điển Mỹ.

- Natri clorid, NaCl = 58,44, làm thuốc cung cấp chất điện giải. Dung dịch NaCl

gần giống dịch ngoại bào của cơ thể hơn là dung dịch các muối khác, vì hơn 90%

cation dịch ngoại bào là Na+ (aq) và hơn 60% anion dịch ngoại bào là Cl- (aq). Sử

dụng dung dịch NaCl 0,9% đẳng trương với dịch của cơ thể để tiêm truyền tĩnh mạch,

cung cấp bổ sung nước và chất điện giải trong trường hợp ỉa chảy, sốt cao, sau phẩu

thuật, mất máu và các trường hợp mất máu khác. Dung dịch NaCl 0,9% còn dùng để

tưới, rửa, thụt các mô bị thương.

Na+ thường là cation được lựa chọn để tối ưu hóa tác dụng hóa học của các thuốc

hữu cơ, như Na-phenobarbital (thuốc an thần, gây ngủ, giản cơ); Nasulfamid (thuốc

kháng khuẩn).

Tuy nhiên, do khuynh hướng giữ nước trong mô gây nên phù nên muối Na+ cần

được sử dụng thận trọng trong các điều trị các bệnh tim mạch và thận.

- Kali clorid, KCl = 74,6, chất điện giải dùng để điều trị giảm Kali máu, K+ chủ

yếu ở trong tế bào để duy trì độ đẳng trương và tham gia hệ thống đệm điều hòa pH

bên trong tế bào. Chênh lệch nồng độ K+ trong và ngoài tế bào khi đổi chỗ cho Na+

qua các kênh ion tạo ra dẫn truyền xung động thần kinh ở các mô tim, não, cơ xương.

Khi Kali máu giảm, xuất hiện triệu chứng mệt mỏi, yếu hoặc liệt cơ, rối loạn co bóp

tim… Tuy nhiên, nếu thừa Kali có thể gây biến loạn cử động, mê man, thay đổi nhịp

tim, ngừng tim.

- Rubudu và Cesi cho đến nay chưa có ứng dụng trong Y – Dược, mặc dù cation

Rb+ có tính chất giống K+

9.2. Nhóm IB

- Nhóm IB bao gồm: đồng (Cu), bạc (Ag), vàng (Au), cả 3 nguyên tố đều đã

được biết từ thời kỳ cổ đại, trong đó vàng là một nguyên tố hiếm.

164
- Về cấu trúc electron ở trạng thái cơ bản, thì đáng lẽ cấu trúc ở 2 lớp ngoài cùng

của các nguyên tố nhóm IB phải là (n-1)d9ns2, nhưng ở lớp (n-1)d đã gần bão hoà nên

việc chuyển 1e- ở phân lớp ns2 sang phân lớp (n-1)d sẽ thuận lợi hơn về mặt năng

lượng, do đó cấu trúc các lớp electron ngoài cùng của 3 nguyên tố Cu, Ag, Au sẽ là

(n-1)d10ns1.

- Đặc điểm cấu trúc nguyên tố của Cu, Ag, Au quyết định tính chất khác biệt

của chúng, đặc biệt là tính trơ về mặt hoá học của kim loại, do lớp vỏ có 18e- chắn

electron s với hạt nhân kém hiệu quả hơn so với lớp vỏ 8e- bền của khí hiếm, làm tăng

mạnh năng lượng ion hoá thứ nhất của nguyên tử các nguyên tố nhóm IB so với các

nguyên tố nhóm IA.

- Sự giảm năng lượng I1 từ Cu đến Ag có liên quan đến sự tăng bán kính nguyên

tử và sự tăng I1 từ Ag đến Au liên quan đến sự tăng mạnh điện tích hạt nhân nguyên

tử trong khi bán kính nguyên tử không đổi.

- Mặc dù phân lớp d đã được điền đầy đủ, nhưng cấu trúc chưa phải đã hoàn

toàn bền vững, do đó nguyên tử các nguyên tố nhóm IB có thể bị kích thích chuyển

thành trạng thái (n - 1)d9ns1p1, tạo ra 3e- độc thân:

- Do vậy các nguyên tố nhóm IB có các mức hoá +1, +2, +3. Trạng thái oxi hoá

đặc trưng của Cu là +2 và của Ag là +1 và của Au là +3. Tính bền vững của trạng thái

+1 ở Ag là do cấu hình 4d10 có tính bền vững tương đối, cấu hình này đã được hình

thành nguyên tố đứng trước đó là Pd: 4d105s0

9.2.1. Trạng thái thiên nhiên

- Trong vỏ Trái đất, Cu chiếm 3,6.10-3% tổng số nguyên tử, Ag chiếm 1,6.10- 6

% và Au chiếm 5.10-8 %.

- Người ta thường gặp Cu chủ yếu ở dạng hợp chất sunfua lẫn với các kim loại

khác, những khoáng vật chính là cancozin(Cu 2S) chứa 79,8%Cu, cuprit (Cu2O) chứa

88,8% Cu, covelin (CuS) chứa 66,5% Cu, cancopirit (CuFeS 2) chứa 34,57% Cu,

malachit (CuCO3.Cu(OH)2).

165
- Với Ag, thường gặp ở dạng khoáng chất acgentit (Ag2S) chứa 87,1% Ag

thường lẫn trong các quặng đa kim chứa Cu, Pb, Zn, ngoài ra còn có các loại quặng

như naumanic (Ag2Se), prustit (Ag3AsS3).

- Ngoài dạng tự do, Au còn ở dạng hợp chất như vàng telurua (AuTe2) trong

khoáng chất calaverit hay các khoáng như sinvanit (AgAuTe 4), petxit (Ag3AuTe2).

- Vàng tự do thường xen lẫn trong đá thạch anh, cát, nham thạch. Cũng như

vàng, trong thiên nhiên người ta cũng gặp đồng và bạc ở trạng thái tự do.

9.2.2. Tính chất lý học

- Các kim loại nhóm IB có dạng tinh thể lập phương tâm diện. Chúng là những

kim loại nặng, mềm, có ánh kim và có màu: Cu - đỏ, Ag- trắng, Au - vàng chói

- Các kim loại nhóm IB có t0nc, t0s cao hơn nhiều so với kim loại kiềm vì tham

gia trong liên kết kim loại không chỉ có electron s mà còn có cả electron d.

- Độ cứng thấp nên rất dễ dát mỏng và kéo thành sợi, nhất là vàng: 1g Au có thể

kéo thành sợi dài 3km, lá vàng có thể dát mỏng tới 0,0001mm.

- Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, đặc biệt là Ag và Au có khả năng dẫn điện lớn nhất.

- Dễ tạo hợp kim với nhau và với các kim loại khác, dễ tạo nên hỗn hống với

thuỷ ngân. Một số hợp kim quan trọng của đồng là bronzơ hay còn gọi là đồng thiếc

(10%Sn), đồng thau (18-40%Zn), menchio (29-33 %Ni) ...

9.2.3. Tính chất hoá học

Hoạt tính hoá học tương đối kém và giảm nhanh từ Cu đến Au.

- Với O2 không khí, chỉ Cu tác dụng, còn Ag và Au không tương tác kể cả khi

đun nóng nên Ag và Au là kim loại quý điển hình.

+ Ở nhiệt độ thường, trong không khí Cu bị bao phủ một lớp màng màu đỏ gồm

Cu và Cu2O do:

+ Nếu trong không khí có CO 2 thì Cu bị bao phủ một lớp màu lục gồm

Cu2(OH)2CO3: cacbonat bzơ (còn gọi là xỉ đồng hay tanh đồng).

+ Khi nung nóng trong không khí ở 1300C, Cu tạo màng Cu2O trên bề mặt, ở

2000C tạo lớp hỗn hợp gồm Cu2O và CuO, ở nhiệt độ nóng đỏ Cu cháy tạo CuO với

ngọn lửa màu xanh lục.

166
+ Trong không khí, Ag trơ hơn Cu nhưng nếu lẫn một ít khí H2S thì Ag dần dần

trở thành xám vì tạo màng Ag2S.

- Với H2, cả 3 kim loại đều không phản ứng ngay cả ở nhiệt độ cao, tuy nhiên

khí H2 có khả năng hoà tan trong Cu, Ag nóng chảy ở áp suất cao. H0 nguyên tử tác

dụng với Ag tạo AgH (bền) và với Au tạo AuH kém bền hơn.

- Với halogen, Cu,Ag, Au phản ứng dễ hơn với các nguyên tố khác.

+ Cu không tác dụng với F2 vì tạo màng CuF2 trên bề mặt rất bền sẽ bảo vệ Cu.

Ag cũng phản ứng trực tiếp với F2 nhưng chậm hơn, còn Au chỉ tác dụng ở nhiệt độ

cao, sản phẩm tương ứng là AgF, AuF3.

+ Khi đun nóng, cả 3 kim loại tác dụng với khí Cl2 tạo muối clorua: CuCl2,

AgCl, AuCl3. Trong dung dịch nước clo, Au tan dễ dàng hơn nhưng với Ag thì phản

ứng chậm lại vì có lớp AgCl che phủ.

- Khi đun nóng, Cu và Ag tác dụng với S, C và cả 3 kim loại tác dụng với P, As

...

- Cu và Ag không phản ứng với kiềm, ngay cả với kiềm nóng chảy, còn Au bị

kiềm nóng chảy ăn mòn.

- Cả 3 kim loại không tác dụng với axit không oxi hoá (trừ HI tạo CuI và AgI),

nhưng tác dụng với dung dịch HCN đậm đặc, giải phóng H2 nhờ tạo phức bền

[M(CN)2]-

Ví dụ: 2Cu + 4HCN = 2H[Cu(CN) 2] + H2 

- Cu và Ag dễ tan trong axit có tính oxi hoá như HNO 3, H2SO4 đặc

3Ag + 4HNO3 loãng = 3AgNO3 + NO + 2H2O

- Au chỉ tan trong axit có tính oxi hoá mãnh liệt như H2SeO4 khan nóng, hoặc

chỉ tan trong dung dịch cường thuỷ, dung dịch HCl có mặt khí Cl2.

- Khi có mặt O2 không khí, Cu có thể tan trong dung dịch HCl và dung dịch NH3

đặc, Cu, Ag, Au có thể tan trong dung dịch kiềm xianua.

* Vai trò và ứng dụng trong Y-Dược


- Đồng: Là nguyên tố vi lượng thiết yếu, người lớn cần 1,5 -2 mg/ngày. Tổng

lượng đồng trong cơ thể ~100mg tích lũy chủ yếu ở gan và não. 60% lượng Đồng

167
trong máu liên kết bền vũng với Ceruloplasmin – một protein vận chuyển Đồng; lượng

Đồng còn lại liên kết lỏng với albumin hoặc tạo phức hợp với Histidin.

Đồng thúc đẩy sự tạo máu, làm cho hồng cầu non mau trưởng thành, tăng cường

tác dụng sinh lý của Fe. Đồng có mặt trong sắc tố hô hấp, trong nhiều Enzym và phân

bố rộng rãi trong cơ thể để điều chỉnh chuyển hóa Protid, Lipid, Glucid. Đồng cũng

điều chỉnh sự hấp thụ và phân bố các Vitamin C, A, E, P, do đó tăng sức đề kháng cơ

thể chống nhiễm độc, nhiễm trùng…[Wilsson là một bệnh di truyền hiếm gặp, tỉ lệ

mắc phải ~1/130.000, cơ chế bệnh sinh là: do không đào thải được đồng qua mật nên

đồng tích tụ lại trong gan và não gây ngộ độc, phát sinh các bệnh gan, thần kinh, tâm

thần và dẫn đến tử vong].

- Hợp chất của đồng có nhiều ứng dụng trong y học, đồng gluconat, CuCl 2.2H2O

và CuSO4.5H2O được ghi chính thức trong các chuyên luận về thuốc.

Đồng vị phóng các 64Cu dùng trong nhiều nghiên cứu chuyển hóa chất khoán.

Các hợp chất của đồng còn dùng làm thuốc diệt nấm, côn trùng, và đặc biệt tốt

trong diệt tảo.

- Để định lượng glucose trong nước tiểu của những người mắc bệnh đái tháo

đường, người ta dùng thuốc thử Fehling gồm đồng sulfat và muối Kali Natri tartrat

(KNaC4H4O6) trong NaOH 10% để tạo thành dung dịch ion phức [Cu(C4H4O6)2]2-

màu chàm đậm. Đường glucose trong nước tiểu sẽ khử Cu2+ trong ion phức màu chàm

thành Cu2O tủa màu đỏ khi đun nóng:

2Na2[Cu(C4H4O6)2] + (C5H11O5)CHO + NaOH + H2O  Cu2O(r) +

(C5H11O5)COONa + 2H 2C4H4O6 + 2Na2C4H4O6

- Bạc: Ion Ag+có tác dụng tiệt trùng ngay ở nồng độ rất nhỏ, chỉ khoảng 10-10M.

Nồng độ này có thể đạt được bằng cách để kim loại bạc tiếp xúc với nước sau một

thời gian.

- Do có thể kết tủa protein và clorid trong mô bị tổn thương, cùng với tính oxy hóa

của Ag+, các hợp chất của bạc,ví dụ như AgNO3, có tác dụng diệt mầm bệnh tại chỗ

(chẳng hạn, dùng AgNO 3 đốt các ổ nhiễm khuẩn trong viêm họng hạt).

168
- Để làm thuốc diệt khuẩn dùng ngoài, ngưởi ta tạo ra các chế phẩm chứa bạc hoặc

kết họp chất của nó có tác dụng kéo dài. Ví dụ:

Bạc sulfadiazan (C10H9AgN4O2S = 357,13) dùng phòng và chữa nhiễm khuẩn các

vết thương, vết bỏng. Bạc trong chế phẩm được giải phóng từ từ và sát khuẩn trong

thời gian dài.

Bạc vitelinat hay Argyrol là hợp chất của bạc với vitelin (phosphoprotein) chứa ít

nhất 20% Ag, dùng làm thuốc nhỏ mắt.

Các chế phẩm chứa Ag+ còn dùng làm các loại băng dính cầm máu, chống nhiễm

trùng.

Các chế phẩm dược dụng của bạc nhạy cảm với ánh sang, dễ chuyển ion Ag+ thành

Ag màu đen nên gây ra các vấn đề về thẩm mỹ trong sử dụng, hoặc phải bảo quản

thuốc trong bao bì tránh ánh sang.

- Vàng: Hiện các hợp chất của vàng được dùng trong triều trị biêm khớp dạng

thấp và luput ban đỏ, ví dụ các thuốc sau

Auranofin, C20H34AuO9PS = 678,48, dùng đường uống.

Aurothioglucose, C 6H11AuO5S = 392,18, dùng đường tiêm.

Gold sodium thiomalat, C 4H3AuNa2O4S = 368,09, dùng đường uống.

- Đồng vị Vàng phóng xạ 198Au dùng trong điều trị một số bệnh ác tính.

9.3. Nhóm IIA

- Bao gồm những nguyên tố: berili (Be), magie (Mg), canxi (Ca), stronti (Sr),

bari (Ba) và rađi (Ra).

- Chúng được gọi là kim loại kiềm thổ vì một mặt các oxit CaO, SrO và BaO tan

được trong nước cho dung dịch kiềm mạnh và mặt khác các oxit đó có độ tan bé và

độ bền nhiệt cao, nghĩa là có tính chất của chất mà các nhà giả kim thuật ngày xưa gọi

là “thổ”.

- Do có 2 electron hoá trị ns 2 ở ngoài lớp vỏ nên các kim loại kiềm thổ đều dễ

mất electron đó để tạo thành ion M 2+. Do vậy các kim loại kiềm thổ đều có tính khử

mạnh và tính khử tăng dần từ Be đến Ra. Tuy nhiên, so với các kim loại kiềm cùng

chu kỳ thì kém hoạt động hơn vì có điện tích hạt nhân lớn hơn và bán kính bé hơn.

169
- Các kim loại kiềm thổ chỉ có số oxi hoá +2. Be tạo nên chủ yếu liên kết cọng

hoá trị với các nguyên tố khác trong hợp chất. Ca, Sr, Ba, Ra chỉ tạo nên hợp chất ion.

- Các ion kim loại kiềm thổ đều không có màu, nhiều hợp chất của kim loại kiềm

thổ ít tan trong nước.

- Trong các nguyên tố cùng nhóm, Be khác với các kim loại kiềm thổ nhiều, Be

giống nhiều với Al, còn Mg giống nhiều với Zn.

9.3.1. Tính chất lý học - Trạng thái thiên nhiên - Đồng vị

* Tính chất lý học

Sự biến đổi tính chất lý học của kim loại kiềm thổ giống như kim loại kiềm

nhưng trong kim loại kiềm thổ liên kết kim loại mạnh hơn trong kim loại kiềm (cùng

chu kỳ).

- Các kim loại kiềm thổ đều có màu trắng bạc hoặc xám nhạt, trừ Be và Mg vẫn

giữ được ánh kim trong không khí, các kim loại còn lại đều bị mờ nhanh chóng do bị

phủ một màng mỏng màu vàng nhạt gồm oxit MO, một phần peoxit MO 2 và nitrua

M 3 N2 .

- Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao hơn và biến đổi không đều như các kim

loại kiềm vì các kim loại kiềm thổ có cấu trúc mạng tinh thể khác nhau (kim loại

kiềm có cùng một loại mạng tinh thể): Be, Mg và Ca- có mạng lưới lục phương, Ca-

 và Sr: lập phương tâm diện, Ba: lập phương tâm khối.

- Các kim loại kiềm thổ dẫn điện khá tốt (Mg, Ca tương đương kim loại kiềm)

mặc dù phân lớp s đã được lấp đầy e -, đó là do vùng s và p trong kim loại kiềm thổ đã

che phủ nhau tạo thành vùng chưa có đủ e - làm cho kim loại dẫn điện tốt.

- Các kim loại kiềm thổ có độ cứng khác nhau, cứng nhất là Be, ở điều kiện

thường Be giòn nhưng khi đun nóng lại dẻo, Mg dẻo có thể dát mỏng và kéo sợi, đến

Ba thì chỉ hơi cứng hơn chì.

- Trừ Be và Mg, các kim loại kiềm thổ tự do và các hợp chất dễ bay hơi của

chúng khi đưa vào ngọn lưả không màu cũng làm cho ngọn lửa có màu đặc trưng như:

Ca có màu đỏ da cam, Sr: màu đỏ son, Ba: màu lục hơi vàng.

- Ra có tính phóng xạ tự nhiên.

170
* Trạng thái thiên nhiên

Các kim loại kiềm thổ chỉ tồn tại trong thiên nhiên ở dạng hợp chất.

- Be là nguyên tố tương đối hiếm (0,001% tổng số nguyên tử trong vỏ Quả đất),

tồn tại chủ yếu trong khoáng vật berin (3BeO.Al 2O3.6SiO2).

- Mg và Ca thuộc loại nguyên tố phổ biến nhất:

+ Mg (1,4% tổng số nguyên tử trong vỏ Quả đất) tồn tại trong các khoáng vật

như đolomit (MgCO3.CaCO3), magiezit (MgCO 3), cacnalit (KCl.MgCl 2.6H2O).

+ Ca (1,5% tổng số nguyên tử trong vỏ Quả đất) tồn tại trong canxit, đá vôi, đá

phấn CaCO3, thạch cao (CaSO4.2H2O), florit (CaF2), apatit (Ca5(PO4)X) ... Ngoài ra,

Ca còn có trong xương động vật, trong mô thực vật và nước thiên nhiên.

- Sr và Ba có trong các khoáng vật xeleotit (SrSO 4), strontianit (SrCO3), baritin

(BaSO4) và viterit (BaCO3).

- Ra có một lượng rất ít trong quặng của uran.

9.3.2. Tính chất hoá học

Các kim loại kiềm thổ là những kim loại có tính khử mạnh, chỉ kém kim loại

kiềm, tính khử tăng dần từ Be đến Ra.

* Trừ Be không phản ứng trực tiếp với hiđro, Mg phản ứng rất khó khăn, các

kim loại kiềm thổ còn lại đều phản ứng trực tiếp với H 2 khi đun nóng trong luồng khí

H2 tạo ra hiđrua ion:

⎯⎯→
0
t
M + H2 MH2

Ca phản ứng ngay với H 2 ở 00C nếu ở dạng bột mịn, còn ở dạng khối phản ứng

xảy ra ở 150-3000C, Sr phản ứng ở khoảng 300-4000C, Ba phản ứng ở 180 0C.

* Trong không khí và ở nhiệt độ thường, Be và Mg bị bao phủ lớp oxit rất mỏng

và bền ngăn cản chúng tác dụng tiếp tục với oxi, còn Ca, Sr và Ba nhanh chóng tạo

nên lớp màu vàng nhạt, trong đó ngoài oxit còn có một phần peoxit và nitrua. Trong

không khí ẩm, Ca, Sr và Ba tạo nên lớp cacbonat, vì vậy các kim loại kiềm thổ phải

được giữ trong bình rất kín hoặc ngâm trong dầu hoả khan.

Khi đốt nóng trong không khí, tất cả các kim loại kiềm thổ cháy tạo nên oxit

MO và phản ứng phát nhiều nhiệt.


171
Riêng Mg, khi cháy còn phát ra ánh sáng chói và giàu tia tử ngoại, do sự kết hợp

của ion Mg2+ có kích thước bé với ion O2- cũng có kích thước bé đưa đến sự tạo thành

mạng lưới tinh thể sít sao của MgO và phát ra một lượng nhiệt lớn, chính lượng nhiệt

này đã đốt nóng mạch các hạt MgO được tạo nên, làm phát ra ánh sáng chói và giàu

tia tử ngoại.

* Khi đun nóng, tất cả các kim loại kiềm thổ đều tương tác mãnh liệt với halogen,

nitơ, lưu huỳnh, photpho, cacbon, silic.

Khi kiềm thổ cháy trong không khí thì ngoài oxit MO còn có nitrua M 3N2 được

tạo nên. Nitrua dễ dàng được phát hiện nhờ tác dụng của chúng với hơi nước ở trong

không khí, giải phóng khí NH 3

Ví dụ: Mg3N2 + 6H2O = 3Mg(OH)2 + 2NH3

Khi tương tác với cacbon, riêng Be tạo Be 2C là cacbua giải phóng metan khi bị

thuỷ phân, còn các kim loại kiềm thổ khác tạo nên MC 2 là cacbua giải phóng axetilen

khi bị thuỷ phân.

CaC2 + 2H2O = Ca(OH)2 + C 2 H2

Tuy nhiên khi tương tác với Si, tất cả các kim loại kiềm thổ đều tạo nên silixua

M2Si.

* Do có ái lực lớn với oxi, các kim loại kiềm thổ khi đun nóng có thể khử được

nhiều oxit bền của các nguyên tố như B 2O3, CO2, SiO2, TiO2, Al2O3, Cr2O3 ...

* Tác dụng với nước:

Có thế điện cực tương đương kim loại kiềm, các kim loại kiềm thổ về nguyên

tắc tương tác dễ dàng với nước giải phóng hiđro và càng dễ dàng hơn với các dung

dịch axit. Nhưng thực tế, Be không tương tác với nước vì có lớp oxit bảo vệ, Mg

không tan trong nước lạnh nhưng tan chậm trong nước nóng, vì màng oxit MgO bảo

vệ ít tan trong nước.

Nếu đánh sạch các sợi dây Mg rồi nhúng vào dung dịch HgCl 2, magie sẽ đẩy

thuỷ ngân ra khỏi dung dịch và cùng với Hg tạo hỗn hống Mg-Hg, lúc đó màng oxit

không được tạo nên và hỗn hống Mg-Hg liên tục tương tác với H2O ở nhiệt độ thường.

172
Các kiềm thổ Ca, Sr, Ba phản ứng dễ dàng với nước, riêng Be còn có thể tan

trong dung dịch kiềm mạnh hoặc trong kiềm nóng chảy tạo thành muối berilat và giải

phóng H2.

Be + 2NaOH + 2H 2O → Na2[Be(OH)4] + H2

Be + 2NaOHn/c → Na2BeO2 + H2

9.3.3. Điều chế kim loại kiềm thổ

Nguyên tắc chung để điều chế các kim loại kiềm thổ là dùng dòng điện hoặc

dùng chất khử mạnh để khử ion kim loại kiềm thổ tạo thành kim loại.

Phương pháp thường dùng là điện phân nóng chảy hoặc dùng chất khử để khử

oxit hoặc muối của kim loại kiềm thổ.

* Be được điều chế bằng phương pháp điện phân BeCl 2 nóng chảy, hoặc hỗn

hợp nóng chảy gồm BeCl 2 + NaCl hay hỗn hợp BeCl 2 + NaF trong thùng bằng niken

với cực dương bằng than chì, cực âm bằng thuỷ ngân và ở trong khí quyển agon.

* Điều chế Mg trong công nghiệp bằng điện phân cacnalit hoặc hỗn hợp muối

clorua của magie và kim loại kiềm ở nhiệt độ 700-7500C trong thùng điện phân làm

bằng thép, đồng thời là cực âm. Cực dương là một trụ than chì đặt trong ống sứ xốp

có lỗ nhỏ để cho khí clo thoát ra ngoài.

* Ngoài cách dùng phương pháp điện phân MgCl 2, còn có thể điều chế Mg bằng

cách khử MgO bằng than cốc hay dùng ferosilic (hợp kim Fe và Si) khử hỗn hợp MgO

và CaO ở nhiệt độ cao và trong chân không:

⎯2000
⎯⎯ → Mg + CO
0
C
MgO + C

CaO + 2MgO + Si ⎯1500


⎯⎯ → 2Mg + CaO.SiO2
0
C

Hơi Mg bay lên và được làm ngưng tụ.

* Ca, Sr và Ba cũng có thể điều chế bằng cách điện phân muối clorua nóng chảy

hoặc dùng Al hay Mg khử muối đó trong chân không ở 1100-12000C.

CaCl 2 + Al ⎯t⎯
⎯ → 3Ca + 2AlCl 3
0
Ví dụ: cao

- Vai trò của các nguyên tố trong Y - Dược


a. Bery:

173
Các hợp chất của Be đều rất độc khi ăn phải, hít phải hoặc tiếp xúc qua da.

Không có hợp chất nào được dùng trong điều trị.

b. Magie:

- Mg là nguyên tố sinh học. Nó có trong chất diệp lục (cholrophyll) của cây

xanh. Trong cơ thể người, xếp theo vai trò quan trọng của chất khoáng, Magnesi đứng

hàng thứ 3 chỉ sau Fe và Ca. Vai trò đặc biệt quan trọng của ion Mg2+ trong sinh hóa

ở con người ngày càng được nhận biết nhiều hơn. Có khoản 20-25g trong co thể,

Magnesi chủ yếu chứa ở xương (tạo xương) và trong tế bào. Là cation phổ biến thứ 2

ở nội bào, Magnesi kiểm soát lượng Calci thâm nhập vào tế bào qua kênh Calci. Vì

vậy, ion Mg2+ là chất chẹn kênh calci tự nhiên, từ đó nó có vai trò quan trong nhiều

bệnh tim mạch và trong việc giữ cho hệ thần kinh – cơ không hoạt động quá chớn.

Thiếu Mg2+, các ion Ca2+ vào tế bào quá mức cần thiết gây ra hiện tượng co cơ, đau

rút đột ngột các cơ quan chứa cơ trơn (ruột, túi mật, tử cung, động mạch…), tăng nhịp

tim, tăng huyết áp, kể cả nhồi máu cơ tim.

- Magnesi là chất hoạt hóa cho khoản 300 enzym, chủ yếu là những enzym vận

chuyển phosphat trong các chu trình sản xuất năng lượng tế vào, tạo các phân tử ATP.

- Ion Mg2+ còn tham gia vào các cơ chế ổn định nồng độ Na+ và K+ ở hai bên

màng tế bào; cùng vitamin C kháng Histamin (chống dị ứng); hạn chế tác hại của gốc

tự do chống lão hóa.

- Các hợp chất của Magnesi được dùng trong điều trị và sản xuất dược phẩm với

nhiều mục đích:

Nhiều hợp chất không tan được sử dụng làm thuốc khác acid (antacid) trong

điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng.

Thuốc nhuận tràn, tẩy. Ví dụ: Magnesi sulfat MgSO4.7H2O = 246,47

Thuốc chống co giật ngoài đường tiêu hóa. Ví dụ: Dung dịch Magnesi sulfat

12%, tiêm bắp hoặc dưới da.

Chất làm trơn trong sản xuất thuốc viên (tá dược trơn) như Magnesi tearat

(C17H35COO)3Mg = 591,3; Talc (Magnesi silicat) 4SiO 2MgO.H2O

Tới nay chưa có ứng dụng trong Y học.

174
d. Calci:

- Calci là chất không thể thiếu cho sự sống, Ca, và Mg với mức độ thấp hơn,

cùng phosphor tạo xương, răng (chủ ý là, Calci lắng động được vào xương là nhờ

vitamin D). Ca2+ có vai trò thiết yếu trong nhiều quá trình sinh lý: tham gia quá trình

đông máu (giúp protrombin thành trombin); điều hòa dẫn truyền thần kinh (giảm kích

thích. Nếu Ca2+ trong máu giảm, cơ thể dễ bị co giật, khi ấy cần phải tiêm Ca2+ vào

máu); tham gia điều hòa chuyển hóa trong cơ thể (Ca2+ thúc đẩy hoạt động của nhiều

enzym, cũng kìm hãm nhiều enzym khác).

- Phân loại theo điều trị, các hợp chất của Calci gồm 2 nhóm chính:

Thuốc kháng acid dung hợc dùng phối hợp với thuốc khác trong điều trị viêm

loét, rối loại đường tiêu hóa. Ví dụ: Calci carbonat CaCO3 = 100,09.

Thuốc bổ sung Calci (trong các trường hợp co giật do Calci huyết hạ, chế độ ăn

thiếu Calci gây còi xương, loãng xương). Ví dụ: Calci clorid (pha tiêm) CaCl 2.2H2O

= 147,02 hoặc CaCl2.6 H2O; Calci gluconat C 12H22CaO14 = 430,38; Calci glycerol

phosphat C3H7CaO6P = 210,15; Calci citrat C 12H10Ca3O14.4H2O = 570,50; Calci

hydroxy phosphate Ca5(OH)(PO4)3 = 502,32 (chế từ xương động vật, còn gọi Hydroxy

apatit) và nhiều chế phẩm khác.

- Ca2+ là cation thường được lựa chọn để mang các anion có tác dụng điều trị như

Calci aminosalicylat (trị lao); Calci cyclobarbital (an thần, gây ngủ); Calci ascorbat

(vitamin C). Ca2+ được lựa chọn vì tránh đưa thêm Na + vào cơ thể, hoặc tận dụng các

tác dụng của calci.

- Đồng vị phóng xạ 45
Ca dùng trong nghiên cứu liên quan đến chuyển hóa chất

khoán.

Trong thực hành dược cần lưu ý: giống như Mg2+, cation Ca2+ có cấu hình electron

ổn định đưa đến tính chất ổn định của nó trong các hợp chất sinh học. Tuy nhiên, muối

tan của Canxi có phản ứng trao đổi với các anion carbonat, oxalate, phosphate, sulfat,

tartrat tạo thành những hợp chất không hòa tan. Các phản ứng này thường dẫn đến

tương kỵ trong dược, hoặc lắng đọng sỏi ở thận, mật, khớp trong cơ thể khi chuyển

hóa.

175
e. Bari:

Tất cả các hợp chất tan của Bari trong nước hoặc acid loãng đều độc (thuốc giải

độc là muối Epsom = MgSO4.7H2O).

Chỉ riêng Bari sulfat BaSO4 = 233,39 ít tan, được dùng làm thuốc dạng uống

(huyền phù trong nước), có tính cản quan nên làm rõ nết ảnh chụp bằng tia X trong

chuẩn đoán viêm loét đường tiêu hóa.

9.4. Nhóm IIB

Nhóm II B gồm các nguyên tố: kẽm (Zn), cadmi (Cd), thuỷ ngân(Hg). Chúng

có một số đặc điểm sau:

- Cả ba nguyên tố đều có lớp vỏ (n - 1)d10ns2, chúng có các obital d đã điền đủ

10e- nên cấu hình (n - 1)d10 tương đối bền, electron hoá trị là electron s. Mặt khác I3

của chúng rất cao (I3(Zn) = 39,9; I3(Cd) = 37,47; I3(Hg) = 32,43) nên trạng thái oxi

hoá cao nhất và cũng đặc trưng nhất là +2, riêng Hg còn có số oxi hoá +1.

- Các nguyên tố nhóm IIB kém hoạt động hoá học hơn nhiều so với các nguyên

tố nhóm IIA, do vỏ 18e- trong nguyên tử Zn, Cd, Hg chắn các electron s với hạt nhân

kém hiệu quả hơn so với vỏ 8e- bền của khí hiếm trong nguyên tử các nguyên tố IIA.

- Hợp chất của 3 kim loại IIB đều độc, nhất là thuỷ ngân.

- Vai trò của Kẽm với cơ thể:

Kẽm rất cần thiết cho cơ thể sống, có nhiều ở tuyến sinh dục của người và động

vật bậc cao. Kẽm là thành phần cấu tạo của một số men như phosphatase,

cacboxypeptydase, ancoldehydrogenase, insulin...

Cơ thể thiếu kẽm sẽ có một số rối loạn bệnh lý về nội tiết và men. Nhu cầu kẽm

hàng ngày của cơ thể khoảng 0,3 mg/ kg cân nặng. Một số hợp chất của kẽm được

dùng làm thuốc:

- ZnCl2 có tác dụng sát trùng.

- ZnSO4 pha chế thuốc đau mắt.

- ZnO chế thuốc mỡ dùng trong nhiều bệnh ngoài da.

176
9.5. Nhóm IIIA

- Nhóm IIIA gồm các nguyên tố: bo (B), nhôm (Al), gali (Ga), inđi (In) và tali

(Tl).

- Nhóm IIIA có cấu hình lớp electron hoá trị chung là ns 2np1, nhưng B và Al

đứng ngay sau các kim loại kiềm thổ (cùng chu kỳ) nên lớp electron bên trong tiếp

theo lớp electron hoá trị là bền (2 và 8e -), còn các nguyên tố còn lại đứng sau dãy

nguyên tố chuyển tiếp trong mỗi chu kỳ nên lớp electron phía trong sát lớp electron

hoá trị lại là 18e-. Do vậy, tính chất các nguyên tố nhóm IIIA không biến đổi đều như

nhóm IA và IIA.

- Năng lượng ion hoá I1 của các nguyên tố nhóm IIIA biến đổi không đều: I(B)

tương đối lớn do đó B rất khó mất 3e - để tạo cation mà chủ yếu tạo hợp chất cọng hoá

trị. Trong khi đó sự tạo thành Al 3+ dễ xảy ra hơn do bán kính nguyên tử tăng, đồng

thời năng lượng hđrat hoá của ion Al 3+ cũng khá lớn. Do vậy, dù trong cùng nhóm

nhưng tính chất của B khác Al và các nguyên tố còn lại trong cùng nhóm: B là phi

kim, Al là kim loại, B 2O3 và B(OH)3 có tính axit, Al(OH)3 lại có tính bazơ.

- Từ Al đến Ga tính kim loại hơi giảm, từ Ga đến In tính kim loại tăng nhưng từ

In đến Tl tính kim loại lại giảm. Sở dĩ có sự biến đổi không đều đó là do Ga là nguyên

tố đứng sau các kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất nên chịu ảnh hưởng của sự co d,

còn Tl đứng sau các lantanit nên chịu ảnh hưởng của sự co f (sự co lantanit).

- Các nguyên tố nhóm IIIA có số oxi hoá chủ yếu là +3, nhưng từ Al đến Tl còn

có số oxi hoá +1 (độ bền của số oxi hoá +1 tăng từ Al đến Tl) do năng lượng I 1 bé

hơn nhiều so với tổng I 2 và I3.

* Trạng thái thiên nhiên

Trong thiên nhiên, B và Al là những nguyên tố khá phổ biến, đặc biệt là Al

chiếm 6,6% tổng số nguyên tử. Còn các nguyên tố Ga, In và Tl là những nguyên tố

hiếm, ít phổ biến và rất phân tán.

- B có nhiều trong các khoáng vật như borac (Na 2B4O7.10H2O), boraxit

(2Mg3B8O15.MgCl2), kecnit (Na2B4O7.4H2O), xaxolin (H3BO3) ... trong đó borac

được biết đến nhiều nhất.

177
- Phần lớn Al trong vỏ Trái đất tập trung ở dạng khoáng vật alumosilicat như:

octhoclazơ (K2O.Al2O3.6SiO2), mica (K2O.3Al2O3.6SiO2), nefelin

(Na2O.K2O.2Al2O3.4SiO2), caolinit (Al2O3.2SiO2.2H2O). Khoáng vật quan trọng của

Al là boxit (Al2O3.xH2O) và criolit (Na3[AlF6]).

- Các nguyên tố Ga, In và Tl thường lẫn trong quặng của các kim loại khác.

9.5.1. Bo

9.5.1.1. Tính chất vật lý

Bo dạng tinh thể có màu xám đen, dạng vô định hình màu nâu đen, khó nóng

chảy, cứng gần bằng kim cương. Bo tinh thể có tính bán dẫn (E=1,55eV), ở điều

kiện thường dẫn điện kiểu n (electron). Khi đốt nóng hay chiếu sáng dẫn điện kiểu P

(lỗ khuyết).

Nhiệt độ nóng chảy bằng 20750C, nhiệt độ sôi bằng 37000C.

9.5.1.2. Tính chất hoá học

Tính chất của B phụ thuộc nhiều vào mức độ tinh khiết và dạng tinh thể.

Ở điều kiện thường, B trơ về mặt hoá học, chỉ tác dụng với F2, nhưng khi đun

nóng thì phản ứng với hơi nước, HNO3 đặc, halogen, O2, N2, H2, H2S, kiềm và NH3,

HX, SiO2.

9.5.1.3. Trạng thái thiên nhiên và điều chế

Trong thiên nhiên B khá phổ biến, chiếm 5.10-4 % tổng số nguyên tử và tồn tại

2 đồng vị bền: 10
B (18,87%) và 11
B (81,17%) trong khoáng borac Na 2B4O7.10H2O,

kecnit Na2B4O7.4H2O và xaxolin (H 3BO3)n. Trong nước lỗ khoan dầu khí, tro than đá

có một ít hợp chất của bo. Hàm lượng B trong thiên nhiên ít là do B dễ hấp thụ nơtron:

- Khử B2O3 bằng kim loại hoạt động:

⎯−⎯
B2O3 + 2Al ⎯800 ⎯→ Al2O3 + 2Bvđh
0
900 C

9.5.1.4. Một số hợp chất của Bo

a. Natri borat NaBO3.4H2O:

NaBO3.4H2O được tạo thành khi cho borat tác dụng với H2O2 hoặc cho axit

boric tác dụng Na2O2.

B(OH)3 + Na2O2 + 3H2O → NaBO3.4H2O + NaOH


178
NaBO3.4H2O khi tan trong nước, giải phóng H2O2 nên được dùng làm chất tẩy

trắng trong bột giặt.

b. Natri borat Na2B4O7.10H2O

- Tinh thể trong suốt, có màu trắng, nóng chảy ở 7410C không phân huỷ, tan vừa

phải trong nước, bị thuỷ phân anion. Phản ứng mạnh với axit, hiềm, oxit kim loại khi

nóng chảy.

9.5.2. Nhôm

9.5.2.1. Tính chất lý học của nhôm

- Al kim loại kết tinh trong hệ lập phương tâm diện, là kim loại màu trắng bạc,

khi để trong không khí có màu xám do bề mặt bị phủ lớp màng oxit mỏng, dày khoảng

1.10-5mm (ở điều kiện thường).

- Al nóng chảy ở nhiệt độ tương đối thấp (650 0C) và sôi ở nhiệt độ cao (2467 0C).

- Al lỏng có độ nhớt cao, độ nhớt giảm khi có thêm lượng nhỏ Mg hay Cu, nên

trong hợp kim đúc của Al luôn có Cu. Ở nhiệt độ thường, Al tinh khiết khá mềm, dễ

dát mỏng và dễ kéo sợi. Lá nhôm mỏng được dùng làm tụ điện, ở 100-1500C Al tương

đối dẻo có thể dát thành lá mỏng có độ dày 0,005mm nhưng đến khoảng 600 0C Al trở

nên dòn, dễ nghiền thành bột.

- Al có độ dẫn điện, dẫn nhiệt cao. Độ dẫn nhiệt của Al cao gấp 3 lần của Fe nên

Al được dùng để chế tạo máy trao đổi nhiệt và làm dụng cụ nhà bếp. Al lại có độ dẫn

điện bằng 0,6 lần độ dẫn điện của Cu nhưng lại nhẹ gấp 3 lần của Cu nên được dùng

làm dây dẫn điện thay cho Cu.

- Bề mặt Al nguyên chất rất trơn bóng, có khả năng phản xạ đến 90% tia sáng

đồng đều với các bước sóng khác nhau nên được dùng làm vật liệu mạ lên kính viễn

vọng. Al cũng phản xạ tốt các tia nhiệt nên được dùng làm xitec bảo đảm không bị

đốt nóng bởi các bức xạ mặt trời.

- Al có khả năng tạo hợp kim với nhiều nguyên tố khác với độ bền cao và nhẹ

như đuyara (94%Al, 4%Cu, 2% gồm Mg, Mn, Fe và Si) cứng và bền như thép mềm,

được dùng trong công nghiệp ôtô và máy bay; hợp kim silumin (85%Al, 10-14%Si và

179
0,1%Na) rất bền và rất dễ đúc được dùng để sản xuất động cơ máy bay, động cơ tàu

thuỷ ...

9.5.2.2. Tính chất hoá học của nhôm

- Al là kim loại có hoạt tính hoá học cao nhưng ở điều kiện thường Al tỏ ra kém

hoạt động vì bề mặt Al đã được lớp màng oxit bền che phủ.

* Al có tính khử mạnh, nó có khả năng phản ứng trực tiếp với phi kim.

- Ở nhiệt độ thường hoặc khi đun nóng, Al phản ứng trực tiếp với các halogen,

trừ AlF3 khó tan trong nước (0,56g AlF3 / 100gH2O ở 250C), các AlX3 còn lại đều tan

và bị thuỷ phân trong nước tạo môi trường axit.

- Al phản ứng mạnh với oxi, ở nhiệt độ thường đã tạo ra lớp oxit mỏng ở bề mặt.

Khi đốt nóng bột Al hoặc lá Al mỏng trong không khí thì Al cháy và phát ra ánh sáng

chói với lượng nhiệt khá lớn, nếu đốt bột Al trong luồng khí O 2 thì có thể tạo ra ngọn

lửa trên 3000 0C.

4Al + 3O2 ⎯→ 2Al2O3 H = - 1676 kJ/mol

Tuy nhiên, khi đốt dây Al hay lá Al dày thì Al không cháy mà nóng chảy tạo

thành túi, bên trong là Al lỏng, bên ngoài là oxit.

- Do có ái lực lớn với oxi và Al là chất khử mạnh nên ở nhiệt độ cao Al khử dễ

dàng nhiều oxit kim loại đến kim loại tự do (còn gọi là phản ứng nhiệt nhôm)

8Al + 3Fe 3O4 ⎯⎯→ H = - 3338 kJ/mol


0
Ví dụ: t
4Al2O3 + 9Fe

Thực tế, người ta dùng phương pháp nhiệt nhôm này để điều chế những kim

loại khó bị khử và khó nóng chảy như Cr, Fe, Mn, Ni, Ti, Zr, V ...

- Với N2, S, P, C nhôm cũng tác dụng trực tiếp ở nhiệt độ cao và ở các điều kiện

khác nhau tạo AlN, Al 2S3, AlP, Al4C3, những hợp chất này đều bị nước thuỷ phân tạo

Al(OH)3 và hiđrua của phi kim tương ứng.

- Al không phản ứng trực tiếp với hiđro.

- Al hầu như không tác dụng với dung dịch HNO 3 rất loãng nhưng với nồng độ

trung bình thì Al lại dễ tan. Trong dung dịch HNO 3 đặc nguội, Al bị thụ động hoá,

nghĩa là sau khi đã tiếp xúc với axit HNO 3 đặc thì Al sẽ không tan trong dung dịch

loãng HCl và H2SO4.


180
9.5.2.3. Điều chế nhôm

Những năm 80 của thế kỷ XIX, Al mới được sản xuất bằng phương pháp điện

phân hỗn hợp nóng chảy của Al2O3 và Na3[AlF6], từ đó Al được sử dụng rộng rãi

trong thực tế.

- Nguyên liệu để sản xuất nhôm là quặng boxit (Al 2O3.xH2O) và criolit còn nhiều

tạp chất như Fe2O3, SiO2, CaO nên cần phải tinh chế nguyên liệu ban đầu, bằng cách

đun quặng nghiền nhỏ với dung dịch NaOH 40% ở 150 0C dưới áp suất 5-6atm, nhôm

oxit sẽ tan trong dung dịch kiềm.

181
Chương 10. CÁC NGUYÊN TỐ
NHÓM IV, V, VI, VII, VIII

Mục tiêu:
1. Trình bày được cấu tạo của các nguyên tố nhóm IV, V, VI,VII.
2. Trình bày được tính chất của các nguyên tố nhóm IV, V, VI,VII.

10.1. Nhóm IVA

- Nhóm IVA gồm những nguyên tố: cacbon (C), silic (Si), gecmani (Ge), thiếc

(Sn) và chì (Pb). Nhưng C và Si là 2 nguyên tố phi kim điển hình của nhóm IVA.

- Nguyên tố nhóm IVA có lớp electron hoá trị là ns2np2, số electron hoá trị bằng

số orbital hoá trị là nguyên nhân tạo nên độ bền lớn của liên kết - C - C - và khả năng

tạo mạch khác nhau của C và Si: thẳng, nhánh, vòng.

- Do có tổng năng lượng ion hoá khá lớn, chúng không thể mất 4 electron hoá

trị để tạo ion 4+. Mặt khác độ âm điện của chúng cũng không lớn nên khó kết hợp

thêm electron để thành ion 4 -. Để đạt được cấu hình electron bền, những nguyên tử,

nguyên tố nhóm IVA tạo nên những cặp electron chung của liên kết cộng hoá trị và

trong các hợp chất chúng có các số oxi hoá -4, +2, và +4.

- Trong những số oxi hoá dương đặc trưng, thì +4 là số oxi hoá đặc trưng cho C

hơn Si và ngược lại, +2 là số oxi hoá đặc trưng cho Si hơn C.

10.1.1. Cacbon

10.1.1.1. Cấu tạo

- Cấu hình electron hoá trị: 2s22p2

- Cacbon là nguyên tố duy nhất có thể tạo nên những mạch C - C dài đến hàng

trăm nguyên tử do độ bền liên kết C - C khá lớn (347KJ/mol)

10.1.1.2. Đồng vị - Thù hình

- Cacbon đơn chất cũng như trong hợp chất trong thiên nhiên là hai đồng vị bền
12
C (98,89%) và 13C (1,11%).

- Hàm lượng C trong vỏ của đất là 0,14% tổng nguyên tử.

182
* Cacbon có nhiều dạng thù hình: kim cương, grafit  và , cacbin, fuleren,

cacbon vô định hình.

- Kim cương:

Tinh thể kim cương thuộc hệ lập phương mặt.

Ô mạng cơ sở của tinh thể kim cương: Mạng lưới tinh thể kim cương là mạng

lưới nguyên tử điển hình, nút mạng là nguyên tử C ở trạng thái lai hoá sp3, nên mỗi C
0
liên kết với 4C khác bằng liên kết cộng hoá trị: dC-C=1,545 A , CCC = 109028

Tinh thể có mạng lưới tinh thể điển hình tuân theo nguyên lý sắp xếp đặc khít

nhất và đều đặn, tạo nên một phân tử khổng lồ, có tỷ khối lớn (3,51), có độ cứng nhất.

Người ta quy ước độ cứng của đá tan [Mg3(Si2O5)2(OH)2] hay 3MgO.2SiO4.H2O bằng

1 thì kim cương bằng 10

Kim cương cứng nhưng dòn, dễ nghiền thành bột bằng cối sắt, nhiệt độ nóng

chảy ở 4100  200K ở 125.000 atm. Tinh thể kim cương hoàn toàn trong suốt, không

màu, khúc xạ ánh sáng.

Trước đây chỉ có kim cương tự nhiên. Cuối thế kỷ thứ XX, người ta đã tổng hợp

kim cương nhân tạo từ than chì và axeton.

−3800 C
Ví dụ: Cgr ⎯1500
⎯⎯ ⎯⎯→ Ckc (60120.000atm, xúc tác là M chuyển tiếp)
0

- Than chì (Grafit ,):

Than chì có tinh thể lục phương mặt thoi đều có cấu trúc lớp như nhau, chỉ khác

là lớp xắp xếp chồng lớp này lên lớp khác là không giống nhau.

+ Dạng tinh thể lục phương (grafit ): Dạng thù hình bền nhất.

+ Dạng tinh thể mặt thoi (grafit ).

Than chì có cấu trúc lớp nên mềm, nóng chảy ở 4100  100K ở 9000 atm.

Than chì và kim cương có thể chuyển hoá cho nhau:

Ckc 15000 C, atm Cgr


0
1200 - 1800 C

- Cacbin:

183
Là dạng C tổng hợp, bột màu đen chứa 99%C, tinh thể thuộc hệ lục phương và

có kiến trúc mạch thẳng (= C = C =)n, mỗi nguyên tử C tạo nên 2 liên kết  và 2 liên

kết . Độ dài liên kết dC - C = 1,28Å (trong mạch) và giữa các mạch là 2,95Å.

Cacbin là chất bán dẫn khi đun nóng đến 23000C, biến thành than chì.

- Cacbon vô định hình

Có nhiều dạng: than củi, muội than (bồ hóng), cốc ... là dạng vi tinh thể của than

chì. Một số muội than có vi tinh thể chỉ gồm vài ô mạng cơ sở của than chì nên tạo

điện tích bề mặt ngăn cách pha rất lớn và tinh thể xốp, không đặc khít nên có khả năng

hấp thụ mùi, màu rất lớn, gọi là than hoạt tính.

Các dạng Cacbon vô định hình ở nhiệt độ cao đều chuyển thành than chì.

- Fuleren: Cn (n = 44, 50, 58, 60, 70, 350)

Mới phát hiện năm 1990 và vì C 60 đặc biệt nên được nghiên cứu nhiều hơn cả.

Sáu mươi nguyên tử C tạo nên các lồng 20 mặt, màu vàng; trong dung dịch benzen có

màu tím.

10.1.1.3. Tính chất hoá học

- Ở điều kiện bình thường, C rất trở về mặt hóa trị nhưng ở nhiệt độ cao, nó trở

nên hoạt động, đặc biệt là C vô định hình, than chì hoạt động hơn kim cương. Cacbon

phản ứng được với đơn chất như F2, O2, H2, S, kim loại và hợp chất oxi hoá.

+ Với kim loại nóng đỏ, C phản ứng tạo ra cacbua: CaC2, Al4C3, Mn3C, Cu3C2...

+ Với hợp chất ở nhiệt độ cao C khử được nước, KClO3, NaNO3, HNO3, H2SO4

... tạo khí CO2. Đặc biệt, C khử được nhiều oxit kim loại giải phóng kim loại tự do.

⎯−⎯
Cgr + H2O(hơi) ⎯600 ⎯→ CO + H2H = 31 kcal/mol
0
1000 C
Ví dụ:

* Với oxit kim loại:

⎯1300
⎯−⎯ ⎯→
0
1500 C
2Cgr + Fe3O4 3Fe + 2CO2

* Với O2: đồng thời cho nhiều sản phẩm

Ví dụ: Trong hệ O2 + Cgr ở nhiệt độ cao có 3 phản ứng xảy ra đồng thời.

184
O2 ⎯600
⎯−700

⎯ → 2CO2 H = - 94,1 KCal/mol
0
C
Cgr +

Florua than chì không tan trong dung môi thường, ở nhiệt độ trên 5000C thì phân

huỷ mãnh liệt và tạo ra CF4, C2F6, C. Florua than chì rất bền hoá học: không phản ứng

với oxit, kiềm.

- Với các kim loại K, Rb, Cs nóng chảy, than chì cũng tạo nên hợp chất xâm

nhập có công thức chung MC8 rất hoạt động hoá học, tự bốc cháy trong không khí và

nổ khi gặp nước.

10.1.2. Silic

10.1.2.1. Cấu tạo

- Silic là nguyên tố tương tự cacbon về số electron hoá trị: 3s23p2. Trạng thái

hoá trị bền tương ứng với kiểu lai hoá sp3. Với trạng thái lai hoá sp2 và sp, silic không

bền. Các mức oxi hoá: - 4, 0, + 4

- Ứng với kiểu lai hoá đặc trưng là sp3, silic tinh khiết ở dạng tinh thể lập phương

có cấu trúc tương tự kim cương, trong đó mỗi nguyên tử Si liên kêt cộng hoá trị với 4

nguyên tử Si bao quanh kiểu hình tứ diện đều với dSi - Si = 2,34Å.

- Si còn có các orbital 3 d nên còn có khả năng lai hoá kiểu sp3d2

10.1.2.2. Tính chất vật lý

- Giống với kim cương, silic tinh thể cũng cứng (độ cứng bằng 7), rất khó nóng

chảy, khó sôi (t0nc = 14280C, t0s = 32800C), tỉ khối là 2,32.

- Trong tinh thể silic có một phần liên kết không định chỗ nên tinh thể có m àu

xám, có ánh kim và là chất bán dẫn.

- Silic không có dạng tinh thể như than chì. Silic vô định hình là chất bột màu

hung, cũng gồm những vi tinh thể lập phương. Ngày nay, với công nghệ áp suất cao

đã tạo ra được tinh thể silic lập phương gồm những tứ diện lệch, có dSi -Si = 2,3 và

2,39, có tỉ khối là 2,55

10.1.2.3. Tính chất hoá học

- Si không tan trong các dung môi mà chỉ tan trong một số kim loại nóng chảy

như Al, Ag, Zn, Sn, Pb (không có tương tác hoá học). Khi để nguội những dung dịch

đó, silic sẽ kết tinh.


185
- Ở điều kiện Si khá trơ về mặt hoá học vì có mạng lưới tinh thể rất bền, Silic

vô định hình hoạt động hơn Silic tinh thể. Ở nhiệt độ thường, Si tương tác với flo tạo

SiF4 và phát ra nhiều nhiệt.

Si + 2Fe ⎯
⎯→ SiF4 H0 = - 1563,3 kJ/mol

- Với Cl2, Br2, I2 thì Si phản ứng ở nhiệt độ cao

Si + 2Cl2 ⎯340
⎯−420
⎯⎯ →
0
C
SiCl4 (trong luồng khí Ar)

- Cháy trong O2 và phát ra nhiều nhiệt:

⎯600
⎯ ⎯ → SiO2 H0 = - 715,5 KJ/mol
0
C
Si + O2

- Ở nhiệt độ cao, Si tác dụng được với S, N2, C, B

⎯250
⎯−600
⎯⎯ →
0
Ví dụ: Si + 2S C
SiS2 (Silic đisunfua)

- Ở trạng thái nóng chảy Silic tác dụng với một số kim loại kiềm, kiềm thổ và

kim loại chuyển tiếp:

Si + M ⎯
⎯→ MSi (M = Na, K, Rb, Cs)

Si + 2M ⎯
⎯→ M2Si (M = Mg, Ca)

- Ở điều kiện thường Si không tác dụng với nước, nhưng ở 8000C cho phản ứng:

Si + 2H2Ohơi ⎯800
⎯⎯ →
0
C
SiO2 + 2H2

- Ở điều kiện thường, Si bền đối với các axit và cường thuỷ, chỉ tan trong hỗn

hợp axit HF + HNO3:

3Si + 4HNO3 đặc + 18HFđặc ⎯→ 3H2SiF6 + 4NO + 8H2O

- Si bột mịn tác dụng với HF nóng:

⎯800
⎯⎯ → SiO2 + 3H2
0
C
Si + 4HFhơi

- Ở nhiệt độ cao silic tác dụng với HCl (ở 3000C) và HBr (5000C) tạo SiX4 và

silan halogenua (SiHX 3, SiH2X2, SiH3X)

- Với kiềm, Si tương tác mãnh liệt:

Si + 2KOHloãng + H2O ⎯→ K2SiO3 + 2H2

Sivđh + 4NaOHđặc + H2O ⎯→ Na4SiO4 + 2H2

186
10.1.2.4. Điều chế, ứng dụng

- Trong công nghiệp: Si được điều chế từ cát và than cốc hay CaO trong lò điện

ở nhiệt độ cao.

⎯−⎯
SiO2 + 5Cthan cốc + CaO ⎯500 ⎯→ Si + CaC2 + 3CO
0
1000 C

- Trong phòng thí nghiệm có thể điều chế Si theo các cách sau:

SiH4 ⎯400
⎯−1000
⎯⎯ → Si + 2H2
0
C

SiO2 + 2Mg ⎯800


⎯−900

⎯ → 2MgO + Si
0
C

- Silic được dùng trong luyện kim và bán dẫn: hợp kim fero - silic có hàm lượng

Si từ 40 - 90%, hợp kim này được dùng luyện thép đặc biệt và gang - silic có chứa 12

- 17%Si, gang này bền với axit. Silic kỹ thuật dùng trong luyện đồng: Si khử CuO

thành Cu.

- Silic tinh khiết với tạp chất dưới 10-5% được dùng trong kỹ thuật bán dẫn. Để

có được Si bán dẫn, người ta dùng Si tinh khiết hoá học rồi nuôi mầm kết tinh chậm.

10.1.3. Phân nhóm GECMAN

Phân nhóm Gecman gồm các nguyên tố: gecmani(Ge), thiếc(Sn) và chì(Pb).

Trong nhóm IVA, C là phi kim điển hình, Si cũng là một phi kim, nhưng một số

tính chất lý học lại chứng tỏ là một nguyên tố bán kim loại (nửa - kim loại), Ge có

tính chất gần với Si mặc dù nhiều tính chất hoá học chứng tỏ là một kim loại, Sn và

Pb là kim loại, đặc biệt là ở trạng thái hoá trị II cả hai nguyên tố này đều thể hiện tính

kim loại.

10.2. Nhóm VA

Nhóm VA gồm các nguyên tố: nitơ(N), photpho(P), asen(As), antimon(Sb) và

bitmut(Bi). Chúng có một số đặc điểm sau:

- Có lớp electron hoá trị là ns2np3, nên những nguyên tố của nhóm VA có khả

năng biểu lộ số oxi hoá đặc trưng là -3, 0, +3, +5. Ngoài ra nitơ còn có số oxi hoá +1,

+2, +4.

187
- Các nguyên tố VA (trừ N) có orbital d trống nên có khả năng tạo liên kết 

theo kiểu p→ d, còn nitơ có khả năng tạo liên kết  theo kiểu xen phủ p-p như khả

năng của cacbon.

- N, P là nguyên tố không kim loại điển hình, Bi là kim loại rõ rệt, As và Sb á

kim.

- Từ N đến Bi: + Tính axit của các oxit giảm, tính bagơ tăng.

+ Độ bền của số oxi hoá +3 tăng lên, còn của số oxi hoá +5

giảm xuống.

10.2.1. Nitơ

10.2.1.1. Cấu tạo phân tử

Nitơ có lớp electron hoá trị là 2s22p3:

Mỗi nguyên tử có 5 electron hoá trị nên phân tử N2 có 10 electron hoá trị.

- Theo phương pháp MO, N 2 có cấu hinh electron như sau:

 22 s < *2s2 < 2Pz < 2Px =  Py


2

8−2
Độ bội liên kết: N = = 3 nên trong phân tử N2 có liên kết ba:: NN:
2
10.2.1.2. Tính chất vật lý

- N2 là khí không màu, không mùi, không vị, hơi nhẹ hơn không khí và không

duy trì sự sống. Nhiệt độ nóng chảy là -2100C và nhiệt độ sôi là -195,80C.

- Ít tan trong nước (ở 00C hoà tan 2,35ml N2/100ml H2O) và ít tan trong dung

môi hữu cơ.

10.2.1.3. Tính chất hoá học

- N2 là nguyên tố phi kim điển hình, N = 3,04 nên về hoạt tính chỉ thua flo, clo

và oxi.

- Trong các hợp chất, nguyên tố N có thể ở trạng thái lai hoá sp3, sp2 hay sp.

Trạng thái lai hoá sp2 và sp bền vững nhờ các liên kết . Do vậy các mức oxy hoá của

nitơ là -3, 0, +1, +2, +3, +4, +5.

- Do có năng lượng liên kết lớn mà phân tử N2 rất bền với nhiệt, ở 30000C chưa

phân huỷ rõ rệt thành nguyên tử. Vì vậy, ở nhiệt độ thường, N2 là một trong những

188
chất trơ nhất nhưng khi ở nhiệt độ cao thì nó trở nên hoạt động hơn, nhất là khi có xúc

tác.

- Ở nhiệt độ thường, N2 không phản ứng với axit, kiềm, halogen, S, chỉ tác dụng

trực tiếp với Li tạo nitrua:

6Li + N2 = 2 Li3N

- Khi được hoạt hoá (bằng nhiệt, xúc tác, phóng điện hay bức xạ ion), N2 thường

tham gia phản ứng với vai trò chất oxi hoá (trừ trường hợp tác dụng với F2, O2 thì mới

thể hiện tính khử) và phản ứng được với nhiều kim loại, không kim loại tạo nitrua

(như Hg, As, Zn, Cd, Na, P, S...).

N2 + O2 ⎯2000
⎯⎯ ⎯⎯ ⎯→ 2NO
0
C , Pt / MnO 2

10.2.1.4. Trạng thái thiên nhiên - Điều chế

- Trong thiên nhiên, nitơ tồn tại ở dạng tự do và hợp chất. Trong khí quyển, nitơ

chiếm 78,03% thể tích.

- Trong công nghiệp, N2 được điều chế bằng chưng cất phân đoạn không khí

lỏng. N2 thu được còn chứa một ít khí hiếm và vết O2. Để loại tạp chất oxi, cho khí

N2 thu được cho đi qua Cu kim loại đốt nóng hoặc trộn với một ít khí H2 rồi cho đi

qua chất xúc tác Pt.

- Trong phòng thí nghiệm, N2 tinh khiết được điều chế bằng cách nhiệt phân

dung dịch bão hoà muối NH4NO2.


đun nóng
NH4NO2 N2 + 2H2O

Có thể thay NH4NO2 hỗn hợp muối NH4Cl và NaNO2.

Hoặc khi nhiệt phân muối natri azit, thu được N2 rất tinh khiết:

⎯−⎯
2NaN3 ⎯250 ⎯→ 2Na + 3N2
0
300 C

10.2.2. Phốt pho

10.2.2.1. Cấu tạo phân tử và tính chất vật lý - Thù hình

- Phốt pho có cấu hình electron hoá trị: 3s 2 3 p 3 3d 0 tương tự cấu hình electron

hoá trị của nitơ, nhưng P là nguyên tố có tính chất quan trọng khác xa nitơ.

189
- P có orbital 3d nên có khả năng lai hoá sp 3 d 2 , sp 3 d . Nhưng trạng thái lai hoá

sp3 là đặc trưng nhất của P.

- Trạng thái oxy hoá của P là -3, 0, +1, +3, +5, trong đó +5 là đặc trưng nhất .

- Photpho có nhiều dạng thù hình: P4 trắng, Pn đỏ, Pm đen, P8 tím.

* Phot pho trắng: là khối trong suốt, mềm như sáp, có mạng lưới lập phương,

nút mạng là phân tử P4 liên kết với nhau bằng lực Van de van. Do có mạng lưới phân

tử nên dễ nóng chảy (t0nc = 440C), dễ bay hơi (t0s = 2570C), dễ tan trong dung môi

không phân cực như CS 2 , benzen. Trong dung dịch cũng như ở trạng thái hơi, phân

tử dạng P4 lập thành tứ diện đều, nguyên tử P nằm ở các đỉnh, độ dài liên kết P-P là

2,21Ǻ và góc PPP bằng 600.

Phôtpho trắng ở thể hơi có mùi tỏi, có thể chưng cất ở 100 0 C cùng với hơi

nước.

Vì P trắng không bền nên dưới tác dụng của ánh sáng hoặc nhiệt nó chuyển dần

sang dạng bền hơn là P đỏ.

⎯−⎯
Dưới tác dụng của nhiệt,P4 phân huỷ: P4( k ) ⎯800 ⎯→ 2 P2( k )
0
900 C

−1800 C
Phân tử P2 có cấu tạo giống N2: 2P2(k) ⎯1700
⎯⎯ ⎯⎯→ 4P(k)
0

Phốt pho trắng rất độc, liều chết người là 0,1 gam.

* Phốt pho đỏ (Pn): là chất bột màu đỏ, phân tử dạng polyme gồm một số dạng

khác nhau mà cấu trúc cho đến nay chưa xác định được. Do vậy, tuỳ theo cách điều

chế mà tính chất và tỉ khối khác nhau, d biến đổi từ 2,0 đến 2,4. P đỏ không tan trong

dung môi nào cả, nóng chảy ở 5930C, thăng hoa ở áp suất cao, tạo thành hơi gồm

những phân tử P4, hơi này ngưng tụ thành P trắng.

* Phot pho đen (P m): được tạo thành khi đun nóng P trắng ở 370 − 380 0 C với

xúc tác Hg trong khoảng 8 ngày đêm hoặc dưới áp suất cao (12.000atm) .

P đen là chất dạng polyme có mạng lưới nguyên tử. Mỗi nguyên tử liên kết trực

tiếp với 3 nguyên tử khác xung quanh bằng liên kết cộng hoá trị, dP-P=2,18Å. Mạng

lưới có cấu trúc lớp hơi tương tự như than chì, tức là có điện tử hoá trị tự do, tạo cho

190
P đen là chất bán dẫn, không tan trong dung môi nào cả, tỉ khối d=2,7. P đen khó nóng

chảy ( t nc = 1000 0 C ). P đỏ và P đen đều không độc.


0

* Phot pho tím: Cho P đỏ hoà tan trong chì nóng chảy (ở 327,5 0 C ) rồi kết tinh

lại thì được P tím (P8) có d = 2,32  2,36 ; t nc = 429 0 C .


0

10.2.2.2. Tính chất hoá học

- Mặc dù, độ âm điện của P bé hơn của nitơ nhưng P hoạt động hơn nitơ vì liên

kết P-P trong phân tử P4 kém bền hơn nhiều.

- Do các dạng thù hình có cấu trúc khác nhau nên mức độ hoạt động hỗn hợp

của chúng khác nhau. P trắng hoạt động nhất và P đen kém hoạt động nhất. Ví dụ: với

O2 không khí, ở điều kiện thường P trắng bị oxi hoá dần nên phải để trong nước, còn

P đỏ và P đen đều bền, P trắng tự bốc cháy trong không khí ở 400C, P đỏ - trên 2500C

và P đen – trên 4000C:


34 − 60 C
P4trắng + 5O2 ⎯⎯ ⎯ ⎯→ P4 O10
0

- P vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử: P bị oxi hoá khi phản ứng với O2,

halogen, lưu huỳnh ... Khi thiếu chất oxi hoá thì tạo thành hợp chất của P+3 như P2O3,

P-Hal3, P2S3 ...Nhưng với chất oxi hoá dư thì tạo thành hợp chất của P+5 như P2O5,

P-Hal5, P2S5 ...

- Tính khử của P4 còn thể hiện khi phản ứng với những hợp chất oxi hoá mạnh

như P đỏ bốc cháy, nổ khi va chạm mạnh với KClO3, K2Cr2O7, KNO3 ...

12Pđỏ + 10 KClO3 ⎯→ 10KCl + 3P 4O10

Tính chất này được dùng làm diêm: thuốc đầu que diêm là hỗn hợp oxi hoá

KClO3, K2Cr2O7, MnO2 và chất khử lưu huỳnh, còn có tinh bột, keo. Thuốc phấn diêm

ở 2 bên hộp diêm gồm P đỏ, Sb2S3, bột thuỷ tinh, keo.

P4 còn thể hiện tính khử khi phản ứng với dung dịch muối vàng, bạc, đồng, chì

... trong đó các cation là chất oxi hoá.

- Phôtpho có thể phản ứng với axit, kiềm, hiđro, nước với nhiều kim loại khi

đun nóng.

10.2.2.3. Trạng thái thiên nhiên - Điều chế


191
Phôtpho rất phổ biến trong thiên nhiên nhưng tổng lượng không nhiều, khoảng

0,04% tổng số nguyên tử vỏ trái đất. Trong đất, phôtpho tập trung dưới 2 khoáng vật

chính là photphorit Ca3(PO4)2 và apatit Ca5X(PO3)3 (với X là F, Cl, OH). Nước ta có

mỏ apatit ở Lào Cai với trữ lượng lớn. Quặng giàu nhất chứa 35-38% P2O5, loại nghèo

chứa 7-10% P2O5.

Trong cơ thể người, phôtpho chiếm 1,16% khối lượng cơ thể và ở dạng hợp chất.

Chủ yếu tồn tại trong xương và lượng nhỏ trong protein nhưng giữ vai trò quan trọng

trong hoạt động sống. Thực phẩm có nhiều phôtpho là phomat, các loại đậu, lòng đỏ

trứng. Trung bình mỗi người cần 1-2,3gam phôtpho dạng muối mỗi ngày.

- Ý nghĩa trong đời sống, y dược của nitơ và hợp chất của chúng:

Nitơ chiếm 3% trong lượng cơ thể người, là một thành phần cấu tạo của protein.

Nitơ tồn tại trong các phân tử acid amin, acid nucleic và các phosphatid. Mặc dù có

một nguồn dự trữ khổng lồ nitơ tự do trong khí quyển, nhưng hầu như không một

động vật hay thực vật nào có thể sử dụng trực tiếp lượng nitơ này để nuôi dưỡng cơ

thể.

Thực vật thì phải lấy nitơ từ đất, dưới dạng muối nitrat, amoni rồi từ đó chế biến

thành protein. Người và động vật sử dụng nitơ có trong protein của động thực vật

khác.

Trong y - dược, một số hợp chất vô cơ và hữu cơ có chứa nguyên tố nitơ được

dùng làm thuốc như:

NH3 kích thích thần kinh, chữa ngạt, ngất.

Hỗn hợp N2O và O2 (tỉ lệ 4:1) làm thuốc mê trong phẩu thuật ngắn hay trong

sản khoa.

Nitroglycerol điều trị các cơn đau thắt ngực.

Nitrofuran: chữa nấm ngoài da.

10.3. Nhóm VIA

10.3.1. Oxi

10.3.1.1. Cấu tạo

192
- Oxi là nguyên tố ở ô thứ 8, thuộc chu kỳ 2, nhóm VIA của bảng hệ thống tuần

hoàn.

Oxi đơn chất thường tồn tại ở dạng phân tử gồm 2 nguyên tử O, có cấu hình

electron theo phương pháp MO-LCAO như sau:

 22s  *2s2  2 pz  2 px =  2 py  2 px =  2 py  2 pz
2 2 2 *1 *1 *0

Trong phân tử oxi có 2 electron độc thân nên phân tử O2 thuận từ ở trạng thái

khí cũng như rắn.

10.3.1.2. Tính chất vật lý

- Phân tử oxi có cấu tạo đối xứng, ít bị phân cực hoá, do đó O2 có nhiệt độ nóng

chảy là -218,90C và nhiệt độ sôi là -1830C (thấp).

- Ở điều kiện thường, O2 là khí không màu, không mùi và không vị. Ở trạng thái

lỏng, O2 có màu xanh da trời. Ở trạng thái rắn, O2 tạo tinh thể giống tuyết và cũng có

màu xanh da trời.

- Ở trạng thái lỏng, một phần các phân tử đioxi O2 kết hợp lại thành những phân

tử tetraoxi O4. Nhiệt tạo thành của O4 rất bé (0,54kJ/mol). Người ta cho rằng: những

điện tử độc thân đóng vai trò liên kết trong O4. Trong khí quyển, phân tử O4 cũng tồn

tại dưới dạng vết.

10.3.1.3. Tính chất hoá học

- Oxi là phi kim điển hình, có độ âm điện lớn (O= 3,44) nên có hoạt tính hoá

học mạnh, đặc biệt là ở nhiệt độ cao và có xúc tác. Nó có thể tác dụng với hầu hết các

nguyên tố, với flo, trừ Cl2, Br2, I2, khí hiếm và một số kim loại quý.

Oxi cũng có thể đốt cháy nhiều hợp chất hữu cơ, hầu hết những phản ứng cháy

này phát nhiều nhiệt và sinh ra ngọn lửa sáng.

Tất cả những phản ứng của oxi với các chất được gọi là quá trình oxi hoá. Quá

trình oxi hoá đã được mở rộng cho những phản ứng của đơn chất hay hợp chất khác.

Quá trình oxi hoá một chất nào đó là quá trình lấy electron của chất đó và quá trình

khử là ngược lại.

* Vai trò sinh học của oxi: Oxi có ý nghĩa hết sức to lớn về mặt sinh học: duy

trì sự sống, sự cháy. Khi hô hấp, động vật hấp thụ khí oxi và thải khí cacbonic, còn
193
cây xanh ban ngày hấp thụ khí cacbonic và thải khí oxi và ban đêm lại hấp thụ khí oxi

và thải khí cacbonic. Chỉ một ít sinh vật bậc thấp gọi là sinh vật yếm khí như men,

một số vi khuẩn ... có thể tồn tại không cần đến oxi.

Động vật hấp thụ khí O2 nhờ hemoglobin trong hồng cầu (là một phức chất) tạo

nên oxi-hemoglobin (là hợp chất kém bền, dễ phan huỷ) đi đến mao quản. Ở đó áp

suất riêng của oxi rất thấp vì có nhu cầu liên tục về oxi. Trong điều kiện đó, oxi-

hemoglobin phân huỷ thành hemoglobin và oxi, rồi oxi qua thành mao quản khuếch

tán vào các mô tế bào. Trong các mô, oxi chuyển đến tế bào và đốt cháy sinh ra năng

lượng cần thiết cho sự sống.

10.3.1.4. Trạng thái thiên nhiên - Đồng vị

- Oxi là nguyên tố phổ biến nhất trong thiên nhiên: trong không khí chiếm

20,93% thể tích; trong nước chiếm 89% khối lượng; trong cát chiếm 53% khối lượng;

trong đất sét chiếm 56% khối lượng; trong cơ thể người chiếm 65% khối lượng; trong

vỏ Quả đất chiếm 52,3% tổng số nguyên tử.

- Oxi có 3 đồng vị bền là:


16
O (A=15,995) chiếm 99,76%
17
O (A=16,992) chiếm 0,04%
18
O (A=17,9994) chiếm 0,2%

Ngoài ra, oxi còn có một số đồng vị đã được tổng hợp nhân tạo như: 14
O, 15
O,
19
O đều phóng xạ với chu kỳ bán huỷ rất ngắn, khoảng 10 giây.

10.3.1.5. Điều chế - Ứng dụng

* Điều chế trong công nghiệp: Oxi cùng với hiđro có thể điều chế bằng cách

điện phân nước, nhưng phương pháp phổ biến hơn là chưng cất phân đoạn không khí

lỏng, sản phẩm thu được là N2, O2 và các khí hiếm.

Trước khi hoá lỏng, không khí được làm sạch bụi, hơi ẩm và khí cacbonic. Nén

không khí sạch ở áp suất 100-200atm (trong máy nén) rồi chia làm 2 phần: một phần

không khí nén được làm lạnh bằng cách giảm đột ngột áp suất, không khí lạnh này

được dùng để làm lạnh phần không khí nén còn lại. Quá trình nén và dẫn khí được lặp

lại nhiều lần trong một thiết bị hoạt động liên tục làm cho không khí hoá lỏng.

194
Ở tại mỗi một nhiệt độ, thành phần pha lỏng và pha hơi khác nhau: Trong pha

lỏng O2 giàu hơn, trong pha hơi N2 giàu hơn. Ví dụ: ở -1900C, pha lỏng chứa gần 60%

O2, pha hơi chỉ chứa 30% O2. Như vậy, không khí càng bay hơi thì pha lỏng càng giàu

O2 và nhiệt độ sôi của không khí lỏng càng tăng lên.

Để tách riêng O2 và N2 trong không khí lỏng, người ta dùng cột chưng cất phân

đoạn.

- Điện phân nước:

Phản ứng tổng quát: 2H2O ⎯⎯→


dp
O2 + 2H2

* Điều chế trong phòng thí nghiệm: oxi thường được điều chế bằng cách nhiệt

phân những hợp chất chứa nhiều oxi và ít bền như KClO3, KMnO4:

2KClO3 ⎯MnO
⎯⎯ ⎯⎯→ 2KCl + 3O2
0
2 , 450 C

2KMnO4 ⎯250
⎯⎯ → K2MnO4 + MnO2 + O2
0
C

* Ứng dụng:

- Dùng phản ứng cháy O2 + H2 thay cho xăng ôtô.

- Dùng phản ứng O2 + C2H2 để hàn, cắt kim loại.

- O2 lỏng làm nhiên liệu động cơ phản lực.

- Thêm O2 vào không khí để thổi vào lò luyện kim.

- Dùng trong y học ...

10.3.1.6. Ozon

O3 là một dạng thù hình của oxi

* Cấu tạo phân tử

Theo phương pháp hoá trị VB (Valence bond): một nguyên tử oxi được gọi là

nguyên tử trung tâm. Nguyên tử này ở trạng thái lai hoá sp2: 1(AO)2s lai với

2(AO)2pyz tạo ra 3(AO)sp2 lai cùng nằm trên cùng một mặt phẳng và chia mặt phẳng

thành 3 góc bằng nhau và bằng 1200.

* Tính chất vật lý - Tính chất sinh học

195
- Ở điều kiện bình thường, O3 là chất khí có màu xanh da trời nhạt và có mùi

đặc biệt. Nhiệt độ nóng chảy là -192,70C và nhiệt độ sôi là -111,90C. Phân tử O3 có

khối lượng tương đối lớn, có cực và dễ bị phân cực nên nhiệt độ nóng chảy và nhiệt

độ sôi cao hơn O2.

- Ở trạng thái lỏng O3 có màu tím lam với tỉ khối là 1,71. Ở trạng thái rắn O3 có

màu tím đậm.

- Là phân tử có cực (momen lưỡng cực  =0,52D) nên O3 tan nhiều trong nước,

nhiều hơn O2 15 lần.

- Ozon có tỷ lệ lớn trong không khí thì rất độc, nhưng với tỷ lệ bé thì có lợi đối

với sức khoẻ con người, vì O3 có tác dụng diệt khuẩn, làm sạch không khí, đặc biệt là

ở bãi biển, rừng thông.

Lượng lớn ozon được tập trung ở tầng khí quyển cách mặt đất 2530km, ở đó

O2 hấp thụ tia tử ngoại có  = 16002400Å và biến thành O3.

O2 + h ⎯→ 2O (1)

O2 + O ⎯→ O3

Ngược lại những tia tử ngoại có bước sóng  = 24003600Ǻ lại phân huỷ O3:

O3 + h’ ⎯→ O + O2 (2)

Nhờ quá trình (2) mà O 3 ở tầng cao khí quyển hấp thụ tia tử ngoại có tần số ’

có hại cho người và động vật. Khi tầng ozon bị thủng thì những tia tử ngoại có bước

sóng  = 24003600Ǻ đi xuống mặt đất gây ung thư da, mù loà.

* Tính chất hoá học

- Tính không bền: Là chất thu nhiệt, O3 kém bền và dễ phân huỷ nổ khi va chạm.

Tuy nhiên quá trình phân huỷ này xảy ra rất chậm ngay ở 2500C khi không có chất

xúc tác hoặc không có tia tử ngoại.

- Tính oxy hoá: O3 có hoạt tính hoá học cao hơn O2 rất nhiều, O3 có khả năng

oxi hoá mạnh với nhiều chất tỏ ra trơ với O2.

Ví dụ: O3 tác dụng với Ag, Hg, PbS ...

PbS + 4O3 ⎯→ PbSO4 + 4O2

196
- Tính oxi hoá rất mạnh của O3 thể hiện trong cả môi trường axit cũng như bazơ.

Khả năng oxi hoá cao của O3 hơn O2 được thể hiện ở thế khử: chất có thế khử càng

cao (càng dương) thì dạng oxi hoá của nó có tính oxi hoá càng mạnh.

Với O3 thì phản ứng này xảy ra trong môi trường kiềm:

O3 + 2KI + H2O ⎯→ I2 + 2KOH + O2

* Trạng thái thiên nhiên - Điều chế - Ứng dụng

- Trên mặt đất, O3 được tạo nên do sấm sét, do oxi hoá một số chất hữu cơ.

Trong khí quyển, O3 tập trung ở độ cao 30km.

- Trong phòng thí nghiệm, có thể điều chế O3 bằng cách phóng điện êm qua khí

oxy khô. Trong hỗn hợp sản phẩm, O3 chiếm 10% thể tích (O2+O3); để tách O3 thì

làm lạnh sản phẩm bằng O2 lỏng, O3 sẽ hoá lỏng và tách ra.

- Trong thực tế, người ta dùng ozon để sát trùng nước uống, dùng trong phản

ứng ozon hoá hợp chất hữu cơ, dùng dung dịch nước của O3 để bảo quản trái cây...

10.3.2. Lưu huỳnh

Nguyên tử lưu huỳnh có lớp vỏ electron hoá trị: 3s23p43d0.

Công thức phân tử: Sn với n= 1, 2, 4, 6, 8 (giá trị n tuỳ thuộc vào nhiệt độ)

10.3.2.1. Tính chất vật lý


* Tuỳ điều kiện kết tinh mà lưu huỳnh tồn tại một số dạng thù hình, thông thường

là tinh thể tà phương và đơn tà: S  và S. Hai dạng thù hình này có thể chuyển hoá

cho nhau:

- Hai dạng thù hình S  và Sđều không tan trong nước, ít tan trong rượu và ete,

tan nhiều trong dầu hoả, benzen, nhất là trong CS2 (43gam S /100g CS2 ở 200C).

Trong dung môi CS 2, S tan nhiều hơn S.

- Lưu huỳnh tà phương và đơn tà đều gồm những phân tử có 8 nguyên tử S8,

dạng vòng kín gấp khúc, có 8 cạnh.

Tám nguyên tử S trong S8 nằm trên 2 mặt phẳng song song. Nếu nhìn phân tử

vòng S8 từ trên xuống thì thấy 4 nguyên tử S nằm trong một mặt phẳng ở phía trên và

197
4 nguyên tử S còn lại xen kẽ nằm trong mặt phẳng phía dưới. Độ dài liên kết cộng hoá

trị S - S bằng 2,05Å, góc liên kết SSS bằng 1070.

10.3.2.2. Tính chất hoá học

Lưu huỳnh tương đối hoạt động, khi đun nóng nó phản ứng với hầu hết các

nguyên tố (trừ khí hiếm, nitơ, iot, vàng và platin), tuỳ quan hệ độ âm điện trong phản

ứng mà S thể hiện tính oxi hoá hay tính khử.

- Với H2, S thể hiện tính oxi hoá khi đun nóng ở 3000C:

S + H2  H 2S H0 = -4,8 kcal/mol

Phản ứng xảy ra kém mãnh liệt hơn so vơi phản ứng giữa oxi và hiđro.

- Phản ứng với kim loại, S thể hiện tính oxi hoá:

mM + nS → MmSn (S trong MmSn có số oxi hoá là -2)

với kim loại kiềm, kiềm thổ, Ag, Hg thì phản ứng xảy ra ở nhiệt độ thấp, với các

kim loại còn lại thì phản ứng xảy ra ở nhiệt độ cao hơn.

- Với P trắng, S phản ứng ở 1000C (với P đỏ ở 2500C) tạo sunfua: P4S6, P4S7 và

P4S10.

- Với oxi không khí, khi đốt nóng S cháy với ngọn lửa màu xanh mờ.

⎯−⎯
S + O2 ⎯280 ⎯→ SO2H0= -71kcal/mol
0
360 C

- Với hợp chất có tính oxi hoá như KNO 3, HNO3, KClO3, K2Cr2O7, H2SO4 đặc

... lưu huỳnh thể hiện tính khử.

2KClO3 + 3S ⎯⎯ ⎯→ 2KCl + 3SO2


0
130 C
Ví dụ:

- Phản ứng với dung dịch kiềm:

3S + 6NaOH ⎯→ 2Na2S + Na2SO3 + 3H2O

- Với dung dịch sunfua và dung dịch sunfit:

(NH4)2S + nS ⎯→ (NH4)2S(n+1)

10.3.2.3. Trạng thái thiên nhiên và phương pháp điều chế

* Lưu huỳnh là nguyên tố phổ biến, nó chiếm 0,03% tổng số nguyên tử của vỏ

trái đất. Trong thiên nhiên, lưu huỳnh có thể tồn tại tự do và tập trung thành mỏ, chủ

yếu ở vùng núi lửa Sixil, Nhật Bản, Nga và Mỹ. Phần lớn lưu huỳnh ở dưới dạng hợp

198
chất, phổ biến nhất là các khoáng vật sunfua như pirit (FeS 2), cancopirit (FeCuS 2),

galen (PbS), blenđơ (ZnS) và một số khoáng vật sunfat như Na 2SO4.10H2O,

CaSO4.2H2O, BaSO4.

Với 0,03% tổng số nguyên tử vỏ trái đất, S gồm 4 đồng vị: 32


S (95,1%), 33
S

(0,74%), 34
S (4,2%) và 36
S (0,016%). Ngoài ra S còn có 2 đồng vị nhân tạo: 31
S và
37
S là đồng vị phóng xạ.

- Ý nghĩa trong y dược của oxy, lưu huỳnh và hợp chất của chúng:

Oxy là một nguyên tố không thể thiếu được của thế giới hữu sinh. Nhờ quá trình

hô hấp, oxy được đưa vào phổi, liên kết với hemoglobin tạo ra oxy hemoglobin.

Hb + O2 ⎯→ HbO2

hemoglobin oxy hemoglobin

Trong phân tử HbO2, oxy liên kết với ion Fe2+của hemoglobin bằng liên kết cho

nhận. Sau đó, oxy dưới dạng HbO2 được vận chuyển theo máu đến các mô, tế bào và

tham gia quá trình oxy hóa tại đó.

Khí oxy dùng trong cấp cứu các trường hợp ngạt, ngất, ngộ độc các khí độc. Đôi

khi người ta cho bệnh nhân vào trong buồng oxy một thời gian dài để trị liệu bằng

oxy. Có thể dùng oxy để trị giun, sán.

Như vậy, oxy tinh khiết là một vị thuốc quan trọng, các quá trình cháy, thở chỉ

xảy ra khi có oxy. Do tính chất đặc biệt của nó, oxy còn có tác dụng vệ sinh, chuyển

chất hữu cơ chết đi thành những chất dễ bay hơi CO2, H2O và những chất tương đối

đơn giản khác. Quá trình đó gọi là sự rửa.

Trong cơ thể người, lưu huỳnh có trong tất cả các mô và tổ chức, chiếm 0,25%

trọng lượng cơ thể, lưu huỳnh có trong thành phần cấu tạo của các acid amin như

metionin, xistein và một số hợp chất khác như heparin glutation, insulin, acid lipoic.

Một lượng nhỏ lưu huỳnh nằm dưới dạng ion SO42- có trong máu và dịch cơ thể.

Keratin, protein của lông, tóc... có chứa nguyên tố lưu huỳnh.

Một số hợp chất của lưu huỳnh tham gia vào cơ chế khử độc, các hợp chất của

nhóm -SH tham gia vào quá trình hô hấp ở tổ chức, đóng vai trò chất khử. Những hợp

199
chất hữu cơ có liên kết lưu huỳnh giàu năng lượng tham gia vào nhiều quá trình chuyển

hóa.

Lưu huỳnh cũng được dùng để chữa bệnh: Lưu huỳnh dạng thuốc mỡ, nhũ dịch

dùng làm thuốc chữa ghẻ, nấm ngoài da.

Các muối sunfat như MgSO4 có tác dụng kích thích nhu động ruột, dùng làm

thuốc tẩy, nhuận tràng, thông mật.

Thạch cao nung CaSO4.2H2O là chất bột màu trắng, sau khi trộn với nước thành

thể cháo lỏng, có khả năng đông cứng nhanh do các vi tinh thể CaSO4.2H2O đan xen

vào nhau. Lợi dụng khả năng này, người ta dùng thạch cao để bó chuẩn hình trong y

học. BaSO4 có tác dụng cản quang không cho tia Rơnghen đi qua nên người ta cho

bệnh nhân uống một ít bột đó với nước trước khi dùng X–quang để chiếu hoặc chụp

dạ dày, ruột.

10.4. Nhóm VIB

Nhóm VIB gồm các nguyên tố: crom(Cr), molipđen(Mo) và vonfram(W).

10.4.1. Tính chất lý học

- Cr, Mo, W là những kim loại màu trắng bạc có ánh kim, đều là kim loại nặng,

dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, rất khó nóng chảy và rất khó sôi.

- Cr, Mo và W đứng đầu trong các kim loại chuyển tiếp về nhiệt độ nóng chảy,

đặc biệt là W, do vậy W được dùng làm dây tóc bóng đèn, âm cực và đối âm cực trong

ống phát tia X.

- Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt thăng hoa rất lớn do sự tăng độ bền của liên kết

trong tinh thể kim loại, chủ yếu bởi số liên kết cộng hóa trị được tạo nên từ số tối đa

electron d độc thân.

- Cr, Mo và W rất tinh khiết khá dẻo nhưng khi lẫn vết tạp chất thì trở nên cứng

và dòn.

- Tạo nhiều hợp kim có nhiều ứng dụng trong đời sống và kỹ thuật.

10.4.2. Tính chất hóa học

* Hoạt tính hóa học giảm từ Cr đến W

200
- Cả 3 kim loại đều không phản ứng trực tiếp với khí H2 nhưng tạo dung dịch

rắn ở các nhiệt độ khác nhau.

- Ở điều kiện thường, cả 3 kim loại đều bền vững với không khí, hơi ẩm và khí

CO2, do được bảo vệ bởi màng oxit mỏng và bền trên bề mặt. Tuy nhiên, khí đốt trong

không khí thì Cr tạo Cr2O3, Mo và W tạo MoO3 và WO3


5000 C
4 Cr + 3O2 = 2Cr2O

- Ở nhiệt độ cao Cr, Mo và W tác dụng với các nguyên tố phi kim như N, C tạo

các nitrua, cacbua thường là hợp chất kiểu xâm nhập có các thành phần khác nhau và

có độ cứng rất lớn.

− 2500 C
W + N2 ⎯2000
⎯⎯ ⎯⎯→ WN2
0
Ví dụ:

- Với các halogen, phản ứng xảy ra với mức độ khác nhau phụ thuộc vào hoạt

tính của các kim loại và các halogen: phản ứng trực tiếp với F2 ngay điều kiện thường

tạo CrF4, CrF5, MoF6, WF6; với Cl2 phải đun nóng; Mo không phản ứng với I2; W

không phản ứng với Br2 và I2.

- Ở khoảng 600-8000C, Cr, Mo và W tác dụng với H2O, giải phóng H2

2Cr + 3H2O ⎯→ Cr2O3 + 3H2

- Cr tan trong dung dịch HCl loãng và H2SO4 loãng tạo muối Cr2+ xanh lam, sau

đó Cr2+ bị oxi hóa bởi oxi không khí tạo muối Cr3+:

Cr + 2HCl ⎯→ CrCl2 + H2

2CrCl2 + 1/2O2 + 2HCl ⎯→ 2CrCl3 + H2O

dung dịch H2SO4 đặc và HNO3 hòa tan Cr tạo muối Cr+3.

Mo và W không tác dụng với các axit trên vì màng oxit bền của chúng.

- Cr và Mo bị dung dịch đặc và nguội của HNO3 và H2SO4 thụ động hóa như Al,

Fe. Muốn hòa tan nhanh Mo và W thì dùng hỗn hợp axit HNO3 và HF

Ví dụ: W + 8HF + 2HNO3 ⎯→ H2WF8 + 2NO + 5H2O

- Cả 3 kim loại không tan trong dung dịch kiềm nhưng tan trong hỗn hợp kiềm

nóng chảy với nitrat hay clorat kim loại kiềm.


t 0C
Ví dụ: Mo + Na2CO3 + 3NaNO3 = Na2MoO4 + 3NaNO2 + CO2

201
10.4.3. Điều chế

* Cr được điều chế bằng phương pháp nhiệt nhôm.


t 0C
Cr2O3 + 2Al = 2Cr + Al 2O3

Mo và W được điều chế bằng cách dùng khí H2 khử oxit của chúng trong lò

điện:
t 0C
MoO3 + 3H2 = Mo + 3H2O

* Trong công nghiệp, phần lớn Cr, Mo và W được sản xuất từ quặng dưới dạng

hợp kim fero:

- Hợp kim ferocrom chứa 50-70% Cr: dùng than cốc khử quặng cromit

Fe(CrO2)2 + 4C → Fe + 2Cr + 4CO

10.5. Nhóm VIIA

Nhóm VIIA bao gồm các nguyên tố: flo(F), clo(Cl), brom(Br), iot(I) và

atatin(At), được gọi chung làhalogen (theo tiếng Hi Lạp thì halogennao có nghĩa là

tạo nên muối ăn).

- Các nguyên tử halogen X có cấu hình electron hoá trị ns2np5, chỉ còn thiếu 1

electron nữa là đạt cấu hình bền vững của khí hiếm, nên dễ nhận electron tạo thành

ion X- hoặc dễ tạo một liên kết cọng hoá trị -X. Do đó, halogen là những nguyên tố

phi kim rất điển hình và tính chất hoá học đặc trưng của chúng là tính oxi hoá.

- Năng lượng ion hoá rất cao của flo giải thích sự không tồn tại ion flo dương,

mà chỉ có số oxi hoá -1 (F-) duy nhất.

- Trong đa số hợp chất với các nguyên tố, các halogen có số oxi hoá -1. Ngoài

ra, clo, brôm, iot còn có các số oxi hoá dương từ +1 đến +7 ở trong các hợp chất với

những nguyên tố âm điện hơn như F, O và N (do khi bị kích thích, những electron hoá

trị ghép đôi bị xé lẻ và nhảy lên phân lớp d ngoài cùng).

- Từ flo đến iot, số phối trí của các halogen trong các hợp chất tăng lên: flo

thường chỉ tạo một liên kết nhưng trong những hợp chất có cầu flo như (SbF5)n và

(ReF2)n flo có số phối trí bằng 2; clo có số phối trí bằng 4 trong ion ClO4-; brom có

số phối trí bằng 5 trong BrF5 và iot có số phối trí bằng 6 và 7 trong H5 IO6 và IF7. Điều

202
này được giải thích bằng sự tham gia càng nhiều hơn của orbital d vào các kiểu lai

hoá của các orbital nguyên tử.

- Trong các halogen, atatin là nguyên tố không có trong thiên nhiên, nó được

tổng hợp nhân tạo với lượng rất bé nên chưa được nghiên cứu nhiều về tính chất.

10.5.1. Tính chất vật lý


- Ở điều kiện thường, F2 là chất khí, nếu đậm đặc thì có màu vàng nhạt, nếu

quá loãng thì hầu như không màu. Cl2 là chất khí có màu vàng lục nhạt. Br2 là chất

lỏng màu đỏ nâu, dễ bay hơi. I2 là chất rắn, tinh thể màu tím đen, có ánh kim, có áp

suất hơi lớn nên dễ thăng hoa, khi đốt nóng nó thăng hoa mạnh mà không nóng chảy,

hơi I2 có màu tím và dễ ngưng tụ thành tinh thể.

- Ở điều kiện thường, các halogen đều có phân tử 2 nguyên tử X2, có mùi xốc,

rất độc: nếu thở nhiều khí halogen thì loét đường hô hấp, ngộ độc; brom lỏng gây

bỏng nặng, ăn sâu vào da thịt ...

- Từ F2 đến I2 điện tích hạt nhân tăng, số lớp electron tăng làm bán kính nguyên

tử tăng, làm độ dài liên kết hoá trị X-X tăng, đồng thời làm giảm mức độ xen phủ của

các orbital hoá trị nên độ bền liên kết giảm. Độ dài liên kết X-X tăng làm cho tương

tác hút giữa hạt nhân và vùng xen phủ giảm, gây ra sự phân cực liên kết, tạo ra 2 điện

tích hiệu dụng trên 2 nguyên tử X+, X-. Vì vậy, giữa các phân tử X2, ngoài lực tương

tác Van de Van còn có tương tác tĩnh điện yếu, nên nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ

sôi đều tăng.

10.5.2. Tính chất hoá học

Halogen là những phi kim điển hình, có tính oxy hoá mạnh nhất so với các phi

kim khác: phản ứng với nhiều kim loại (oxi hoá kim loại đến số oxi hoá cao nhất),

phản ứng với phi kim (trừ khí hiếm He, Ne, Ar), phản ứng với nước, dung dịch kiềm,

khí NH3, dung dịch NH3, phản ứng giữa các halogen với nhau.

Mức độ oxy hoá giảm dần từ F2 đến I2, phù hợp với chiều giảm độ âm điện, thế

lực cực chuẩn và năng lượng phân ly X2→ 2X (độ âm điện lớn và năng lượng phân ly

nhỏ thì hoạt động oxy hoá càng mạnh).

203
• So sánh F2 và Cl2: F = 4 >Cl = 3; Eply F2 < Eply Cl 2 nên F2 oxy hoá mạnh hơn

Cl2, ví dụ: F2 oxy hoá được SiO2, Xe trong khi Cl2 không thực hiện được những phản

ứng này.

2F2 + SiO2→ SiF4 + O2

nF2 + 2Xe → 2XeFn

• Với Cl2, Br2, I2 thì độ âm điện quyết định chủ yếu tính oxy hoá nên tính oxy

hoá giảm từ Cl2 đến I2 mặc dù năng lượng phân ly I2 là nhỏ nhất.

F2 có thể tác dụng với hầu hết các nguyên tố (cả với O) trừ N.

Ví dụ: F 2 + nO → OnF2 (n = 1 8)

F 2 + O 2 → O 2 F2 (tại -1830C, phóng điện)

Clo cũng tác dụng với hầu hết nguyên tố trừ O, N, C và Ir (Irdi); Brom phản ứng

như clo nhưng kém mãnh liệt hơn. Iot chỉ tác dụng trực tiếp với một số ít nguyên tố.

* Halogen tác dụng với kim loại:

Các halogen có khả năng phản ứng mãnh liệt với một số kim loại, đặc biệt là F2

và Cl2, chúng oxi hoá kim loại đến số oxi hoá cao nhất.

3Cl2 + 2Fe ⎯⎯ ⎯→ 2FeCl3


0
250 C

* Halogen tác dụng với phi kim:

Các halogen cũng có khả năng phản ứng với các phi kim, 1 số khí hiếm

Ví dụ: 3F2 + N2 → 2NF3 (phóng điện)

* Halogen phản ứng với H2:

- Flo phản ứng mạnh liệt nhất với hiđro, phản ứng gây nổ và sinh nhiệt lớn ngay

nhiệt độ thấp (-2520C) và trong tối.

Clo phản ứng gây nổ khi được chiếu ánh sáng giàu tia tử ngoại ở nhiệt độ thường,

hoặc khi đun nóng.

- Br2 phản ứng với H2 ở nhiệt độ 3500C, không gây nổ và đến t0>10000C thì HBr

phân huỷ

- Iot chỉ phản ứng với H2 khi đun nóng mạnh đến 5000C với xúc tác Pt và cũng

tại nhiệt độ này HI phân huỷ, nên đây là phản ứng thuận nghịch.

204
Trong dãy từ HF đến HI, nhiệt tạo thành tăng đều đặn nên độ bền nhiệt trong

dãy từ HF đến HI cũng giảm.

* Halogen phản ứng với nước:

- F2 phản ứng mãnh liệt với nước ở ngay điều kiện thường, giải phóng khí oxi:

2F2 + 2H2O → 4HF + O2 0= +2,06 V

- Cl2, Br2: phản ứng được với nước nhưng đòi hỏi năng lượng hoạt hoá cao hơn

nên phản ứng cho sản phẩm khác.

X2 + 2H2O  H3O+ + X - + HOX (X = Cl, Br)

HX + H2O

Trong phản ứng này, halogen vừa là chất oxi hoá, vừa là chất khử để tạo thành

X - và X + (trong XO-).

- I2 không có phản ứng như trên, vì:

0 = - 0,28 V <  O0 = 0,815 V


I2 / 2I − 2 +4 H
+
/ 2 H 2O

do đó phản ứng: I2 + H2  4H+ + 4I - + O2 chỉ xảy ra theo chiều từ phải sang

trái nên thực tế I2 không phản ứng với H2O.

* Phản ứng giữa halogen với halogen:

Giữa các halogen cũng xảy ra các phản ứng ;

5F2 + X2→ 2XF5 (X= Cl, Br pư ở 2000C, X= I ở t0 thường)

Cl2 + X2→ 2XCl (X= Br pư ở 00C, X= I ở t0 thường)

Halogen có tính oxy hoá mạnh hơn đẩy halogen yếu hơn ra khỏi muối như:

khí F2 đẩy được clo ra khỏi muối rắn; khí Cl2 đẩy được brôm và Br2 đẩy được iot ra

khỏi muối của nó.

* Phản ứng của halogen với NH3:

Cl2, Br2 oxi hoá mãnh liệt NH3 ở trạng thái khí và dung dịch:

2NH3 + 3X2→ N2 + 6HX (X= Cl, Br)

* Phản ứng của halogen với dung dịch kiềm:

205
Các halogen có khả năng phản ứng với dung dịch kiềm tạo hỗn hợp có tính oxi

hoá mạnh, có tác dụng tẩy trắng, khử trùng. Đặc biệt phản ứng của Cl2 với dung dịch

NaOH được sử dụng nhiều trong thực tế.

Cl2 + NaOH →NaCl + NaClO + H2O

nước Javen

Nếu đun nóng thì sản phẩm thu được có NaClO3:

3Cl2 + 6NaOH → 5NaCl + NaClO3 + 3H2O

* Tính khử ở Br2 và I2

- F2 và Cl2 không thể hiện tính khử nhưng Br2 và I2 có tính khử và tính khử tăng

từ Br2 đến I2.

- Br2 thể hiện tính khử khi phản ứng với chất oxy hoá mạnh hơn như Cl2:

5Cl2 + Br2 + 6H2O → 2HBrO3 + 10HCl

- I2 thể hiện tính khử ngay khi phản ứng với chất oxy hoá không mạnh bằng Cl2

như HNO3

3I2 + 10HNO3 ⎯→ 6HIO3 + 10NO + 2H2O

10.5.3. Trạng thái thiên nhiên

Do hoạt tính cao nên trong tự nhiên halogen không tồn tại ở trạng thái tự do.

Khoáng vật quan trọng nhất của flo là florit CaF2, criolit Na3AlF6, flo apatit

Ca5(PO4)4F. Khoáng vật quan trọng của clo là NaCl, cacnalit KCl.MgCl 2.6H2O và

xivin KCl. Brom có trong hồ nước mặn, nước biển. Iot có trong nước lỗ khoan dầu

khí.

Trong vỏ Quả đất, flo, clo dạng hợp chất chiếm 0,02% tổng số nguyên tử, dạng

hợp chất của brom chiếm 3.10-5 %, iot chiếm 4.10-6 % tổng số nguyên tử.

10.5.4. Điều chế - Ứng dụng

* Flo: Do hoạt tính oxy hoá cao nên F 2 chỉ được điều chế bằng điện phân muối

nóng chảy. Thường dùng hỗn hợp ơtecti của 3HK + KF nóng chảy ở 700C.

Flo được ứng dụng để điều chế frêon là chất làm lạnh cho máy lạnh (frêon là

CFCl3, CF2Cl2), tuy nhiên frêon thoát ra môi trường khí quyển thì phá thủng tầng

206
ozon. Flo còn dùng để điều chế các pôlyme có độ bền cao. Flo lỏng được dùng làm

chất oxy hoá nhiên liệu tên lửa ...

* Clo: Trong công nghiệp, Cl2 được điều chế bằng điện phân dung dịch NaCl

có màng ngăn.

Trong phòng thí nghiệm, clo được điều chế bằng tác dụng của axit HCl với

những chất oxy hoá mạnh như KMnO4, MnO2, CaOCl2 ...

Clo được ứng dụng để sản xuất nước Javen, tẩy trắng vải sợi, bột giấy, sát trùng

nước uống, tổng hợp HCl, chế tạo chất dẻo, cao su.

* Brôm: Brôm được điều chế từ nước biển, nước thải trong sản xuất muối, những

loại nước này có chứa muối brôm, chủ yếu là NaBr và người ta dùng Cl2 đẩy brôm ra

khỏi muối:

Cl2 + 2NaBr → Br2 + 2NaCl.

Brôm được dùng để tổng hợp dược phẩm, sản xuất AgBrdùng cho phim, giấy

ảnh.

* Iot: Nguồn chính để sản xuất iot là rong biển và nước lỗ khoan dầu khí (iot

chiếm 0,006  0,4%). Người ta đốt cháy rong biển khô, hoà tan tro, lấy nước lọc cô

cạn để kết tinh muối clorua, muối sunfat. Dung dịch còn lại có chứa iodua, dùng Cl2

để đẩy iot ra khỏi muối.

Iôt được dùng để tổng hợp dược phẩm, sản xuất muối trộn iot làm thực phẩm,

dung dịch rượu iot 10 % để sát trùng (I2 trong C2H50H).

- Ý nghĩa trong y dược của các halogen và hợp chất của chúng

Các ion florid có trong men răng góp phần làm cho men răng phát triển bình

thường. Dung dịch NaF 1- 2% dùng sát trùng trong nha khoa. Ngoài ra một số hợp

chất hữu cơ của flo như floridxil, dùng làm thuốc chữa ung thư, dẫn xuất cocticoit của

flo như: Locacorten, Flunar, Untralan có tác dụng chữa viêm, dị ứng.

Clo trong cơ thể tồn tại dưới dạng muối KCl, NaCl tham gia vào các thành phần

cấu tạo các tế bào mô và tạo ra áp suất thẩm thấu của máu và các dịch vị cơ thể. Acid

HCl có trong dịch vị tạo môi trường pH thích hợp cho enzym pepsin hoạt động. Nếu

dịch vị thiếu HCl sẽ gây viêm loét dạ dày.

207
Clo dưới dạng CaCl2 có trong thành phần của nhiều loại thuốc, hoặc dưới dạng

NaCl trong huyết thanh nhân tạo. Hợp chất clorofoc CHCl3 dùng là thuốc mê.

Nước clo còn dùng để sát trùng do giải phóng oxy nguyên tử theo phản ứng:

Cl2 + H2O → HCl + HClO

HClO → HCl + O

Một số hợp chất khác của clo như cloramin, neomagnol cũng có tác dụng sát

trùng tương tự như nước clo.

Các ion bromid có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương. Một số muối bromid

như KBr, NaBr, NH4Br được bào chế dưới dạng xiro làm thuốc an thần cho trẻ em.

Tuy nhiên ion bromid khó bị đào thải và gây một số tác dụng phụ như mụn nhọt, giảm

trí nhớ. Hợp chất FeBr3 không bền, bị phân huỷ một phần khi tiếp xúc với vết thương

và giải phóng brom tự do nên có tính chất sát trùng.

Rượu iod là chất sát trùng phổ biến nhất dùng để sát trùng vết thương, sát trùng

da để chuẩn bị phẩu thuật.

Iod và nhiều hợp chất của nó được dùng để chữa một số bệnh.

10.6. Nhóm VIII

10.6.1. Nhóm VIIIA

Đặc điểm chung:

Gồm các nguyên tố: heli (He), neon (Ne), argon (Ar), kripton (Kr), xenon (Xe)

và radon (Rn).

He Ne Ar Kr Xe Rn

Cấu hình e 1s2 2s22p6 3s23p6 4s24p6 5s25p6 6s26p6

%Vtrong không khí 5.10-4 16.10-4 0,93  10-4  10-5  10-12

208
- Các khí hiếm có lớp e ngoài cùng bão hoà: ns 2np6, nên nguyên tử khí hiếm bền

không kết hợp thành phân tử.

- Hoạt tính hoá học của các khí hiếm rất thấp, hầu như không tham gia phản ứng

hoá học (nên khí hiếm còn được gọi là khí trơ).

- Các khí hiếm dễ tan trong nước, tính tan tăng dần từ He đến Rn; dễ tan hơn

trong dung môi hữu cơ: rượu, benzen ...

- Trong không khí hàm lượng khí hiếm rất bé. Trong quang phổ của mặt trời có

He, Rn là sản phẩm của phân rã phóng xạ radi (Ra).

- Các khí hiếm có màu đặc trưng trong ống phóng điện: He – vàng, Ne – đỏ, Ar

– lam nhạt hơi đỏ, Kr – tím, Xe – lam.

10.6.2. Nhóm VIIIB

Khảo sát chung:

- Họ Fe: Fe, Co, Ni

- Họ Pt: Ru, Rh, Pd, Os, Ir, Pt

- Các nguyên tố nhóm VIIIB: phần lớn có 2e lớp ngoài cùng (trừ Ru: 4d75s1,

Rh: 4d85s1, Pd: 4d10), do đó mức oxi hoá đặc trưng 2, 3, 4 ; mức oxi hoá cao hơn

không đặc trưng.

- Nguyên tố VIIIB: kim loại, có khả năng hấp phụ nên được dùng làm xúc tác.

Họ sắt:
Fe Co Ni
Cấu hình e 3d64s2 3d74s2 3d84s2
Rnguyên tử (Ǻ) 1,26 1,25 1,24

- Các nguyên tố họ Fe là những nguyên tố d, có 2e ngoài cùng  mức oxi hoá đặc

trưng là 2; 3. Ngoài ra còn có Fe(0), Fe(+6), Ru(+4), Os(+8).

- Là những kim loại hoạt động trung bình, tính kim loại giảm từ Fe đến Ni.

* Đơn chất

Kim loại họ Fe là những kim loại màu trắng bạc, có ánh kim, có tính thuận từ.

209
Fe có 4 dạng thù hình: Fe , , , ; trong đó dạng bền là Fe - mạng lập phương

tâm khối.

* Hoá tính:

Với phi kim: tuỳ thuộc hoạt tính của phi kim và điều kiện phản ứng; Fe có thể

tạo thành dung dịch rắn (C, Si, N, B, ...); hợp chất giống kim loại (Fe3C, Fe4N ...) hay

hợp chất giống muối (FeF2, FeCl2, FeS).

Fe tan trong HNO3 loãng; H2SO4 đặc nóng:

Với HNO3 đặc, H2SO4 đặc, nguội: Fe bị thụ động.

Sắt là nguyên tố phổ biến trong vỏ Quả đất, thường tồn tại dưới dạng các quặng:

quặng sắt nâu HFeO2.nH2O; quặng sắt đỏ hematit Fe2O3; quặng sắt từ manhetit Fe3O4;

quặng xiđerit FeCO3 ... Đôi khi cũng gặp sắt tự do trong các thiên thể hay Quả đất.

Sắt được sử dụng trong thực tế không phải dạng nguyên chất mà là dạng hợp

kim của Fe với C và với các chất phụ gia khác đó là gang và thép. Gang là hợp kim

của Fe với C (có 2 – 4% C) và thép (có 2% C).

Sắt có vai trò rất quan trong, nó là kim loại cơ sở của mọi ngành kỷ thuật. Trong

công nghiệp chế tạo máy, thiết bị, dụng cụ ... sắt luôn được dùng dưới dạng hợp kim.

Gang được dùng để đúc các dụng cụ, luyện thép. Thép dùng để chế tạo các bộ phận

thông thường của máy móc, bù loong, đinh, ...; thép rất cứng dùng chế tạo các công

cụ như đục, lưỡi phay ... Ngoài ra, còn có những loại thép đặc biệt (dẻo, bền nhiệt,

bền hoá học ...) dùng để chế tạo các thiết bị, máy móc, nhiều dụng cụ đặc biệt.

- Vai trò của Sắt với cơ thể:

Trong cơ thể người có khoảng 4,5g sắt, đây là thành phần cấu tạo của

hemoglobin trong máu. Sắt còn có nhiều trong cơ quan sinh máu như tuỷ sống, tụy

tạng, gan.

Sắt vào cơ thể người theo thức ăn và nước uống dưới dạng Fe3+ là chủ yếu. Nhờ

một số chất khử, ion Fe3+ chuyển thành ion Fe2+ rồi mới chuyển đến các tổ chức.

Nhu cầu sắt của cơ thể tuỳ thuộc vào lứa tuổi, trẻ em cần 15 mg/ ngày, người

lớn cần 10 mg/ ngày. Cơ thể thiếu sắt sẽ sinh ra nhiều trạng thái bệnh lý như: giảm

sắc, da và niêm mạc tái nhợt, thần kinh bị rối loạn, dễ bị ngất. Do ion Cu2+ đóng vai

210
trò xúc tác cho quá trình tạo huyết cầu tố nên khi điều trị bệnh thiếu máu do thiếu sắt,

người ta phối hợp thuốc bổ sung sắt với dung dịch CuSO4 0,5 – 1%. Một vài loại thuốc

có sắt được dùng để cầm máu tại chỗ.

-Vai trò của Coban với cơ thể:

Coban là thành phần cấu tạo của vitamin B12 xúc tác cho quá trình hình thành

hồng cầu. Một số vi khuẩn có thể tổng hợp được vitamin B12 từ các muối coban vô

cơ.

Các thuốc chữa bệnh có Coban như: vitamin B12, hydro cobalamin,

xianocobalamin... dùng để điều trị bệnh thiếu máu và cơ thể suy nhược.

Một số nguyên tố vi lượng khác như: Al, Cr, Cd... cũng có trong cơ thể người

nhưng tác dụng sinh lý của chúng vẫn chưa được biết rõ. Cadimi tham gia cấu tạo một

số protein, ion Cr3+ cùng với isulin kích thích sử dụng glucose.

211
Bài tập

10.1. Trình bày trạng thái thiên nhiên, tính chất vật lý, tính chất hóa học và vai

trò của các nguyên tốnhóm I, II, III với cơ thể?

10.2. Trình bày trạng thái thiên nhiên, tính chất vật lý, tính chất hóa học và vai

trò của các nguyên tố nhóm IV, V, VI với cơ thể?

10.3. Trình bày trạng thái thiên nhiên, tính chất vật lý, tính chất hóa học và vai

trò của các nguyên tố nhóm VII, VIII với cơ thể?

10.4.Người ta muốn mạ một lớp Ni dày 0,3 mm lên một tấm kim loại diện tích 100

cm2 bằng phương pháp điện phân dung dịch Ni2+. Phải tiến hành mạ trong thời gian là:

(cho biết I = 3(A), khối lượng riêng của Ni = 9g/cm3, Ni = 59).

A. 6h22ph20s B. 8h10ph40s C. 5h30ph20s D. 7h50ph30s

5Cho dãy các chất: Cr(OH)2, Zn(OH)2, Al(OH)3, Ca(HCO3)2, (NH2)2CO, NH4Cl,

(NH4)2CO3, Cr(OH)3. Số chất trong dãy có tính lưỡng tính là:

A. 5 B. 3 C. 2 D. 4

10.6. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,002 mol FeS2 và 0,003 mol FeS vào một

lượng dư H2SO4 đậm đặc, nóng được muối X, SO2, H2O. Hấp thụ hết SO2 bằng lượng vừa

đủ dd KMnO4 thu dung dịch Y không màu, trong suốt, có pH = 2. Thể tích dung dịch Y

là:

A. 5,7 lít B. 2,28 lít C. 4,56 lít D. 1,14 lít

10.7. Hình dạng các phân tử CH4, BF3, H2O, BeH2 tương ứng là:
212
A. thẳng, tam giác, tứ diện, gấp khúc B. tứ diện, gấp khúc, thẳng, tam giác

C. gấp khúc, tam giác, tứ diện, thẳng D. tứ diện, tam giác, gấp khúc, thẳng

10.8. Chia m gam Al thành hai phần bằng nhau: Phần 1, tác dụng với lượng dư

dung dịch NaOH, sinh ra x mol khí H2. Phần 2, tác dụng với lượng dư dung dịch

HNO3 loãng, sinh ra y mol khí N2O (sản phẩm khử duy nhất). Quan hệ giữa x và y là:

A. x = y B. x = 2y C. x = 4y D. y = 2x

Chương 11. PHỨC CHẤT

Mục tiêu:
1. Trình bày được các khái niệm, cấu tạo và tính chất của phức chất.
2. Giải thích được sự lai hóa của một số phức cơ bản.

11.1. Một số khái niêm

11.1.1. Phức chất là gì?

Phức chất là tập hợp các nguyên tử gồm: nguyên tử hay ion được gọi là hạt

trung tâm và các phân tử, ion liên kết hóa học với hạt trung tâm đó.

11.1.2. Ion phức

Trong phân tử hợp chất trung hoà, theo quan niệm của hoá trị cổ điển thì các

nguyên tử đã bão hoà hoá trị gọi là phân tử trung hoà, không thể kết hợp thêm nguyên

tử của bất kỳ nguyên tố nào nữa, như SO2, SO3, KCl, H2SO4 ... Nhưng cũng có những

hợp chất được xem là bão hoà hoá trị như HgI2, KI, CuSO4, NH3 ... lại phản ứng với

nhau tạo ra hợp chất mới.

Ví dụ: HgI2 + 2KI → K2[HgI4]

Trong dung dịch nước hợp chất này điện ly:

K2[HgI4]  2K+ + [HgI4]2-

Hoặc: CuSO4 + 4NH3 → [Cu(NH3)4]SO4

và [Cu(NH3)4]SO4  [Cu(NH3)4]2+ + SO42-


213
Những ion [HgI4]2-, [Cu(NH3)4]2+ và những ion tương tự được tạo thành bằng

cách kết hợp các ion hay nguyên tử kim loại hoặc không kim loại với các phân tử

trung hoà hoặc các anion gọi là ion phức.

Ví dụ: Pb4+ + 6Cl- = [PbCl6]2- Pb4+: ion trung tâm

Cl-: phối tử

11.1.3. Ion trung tâm (ký hiệu là M)

Trong ion phức có một ion hay một nguyên tử trung hoà chiếm vị trí trung tâm

gọi là ion trung tâm hay nguyên tử trung tâm hoặc gọi là chất tạo phức.

Ví dụ: Trong [HgI4]2- nguyên tử trung tâm là Hg2+

11.1.4. Phối tử (ký hiệu là L)

Trong ion phức có những ion (anion) hay những phân tử trung hoà liên kết trực

tiếp xung quanh, sát ngay nguyên tử trung tâm gọi là phối tử.

Những phối tử là anion thường gặp như F -, Cl-, I-, OH-, CN-, SCN-, NO2-, S2O32-

, C2O42- ... Những phối tử là phân tử thường gặp như H 2O, NH3, CO, NO, pyriđin

(C5H5N), etylenđiamin (H2N-CH2-CH2-NH2) ...

Ví dụ: [HgI4]2- → I- là phối tử

11.1.5. Cầu nội - Cầu ngoại

- Nguyên tử trung tâm và phối tử tạo thành cầu phối trí nội của phức, gọi tắt là

cầu nội. Cầu nội thường được viết trong dấu ngoặc vuông ([cầu nội]) trong công thức

của phức.

Cầu nội có thể là cation như [Al(H 2O)6]3+ ... hoặc là anion như [SiF 6]2-... hoặc

có thể là phân tử trung hoà điện không phân ly trong dung dịch như [Pt(NH 3)2Cl2] ...

- Những ion không tham gia vào cầu nội, ở khá xa nguyên tử trung tâm và liên

kết kém bền vững với nguyên tử trung tâm (có vai trò làm trung hoà điện tích với ion

phức), hợp thành cầu ngoại của phức.

Ví dụ: [Co(NH3)6]Cl3

cầu nội cầu ngoại

11.1.6. Sự phối trí - Số phối trí - Dung lượng phối trí

* Sự sắp xếp các phối tử xung quanh ion trung tâm gọi là sự phối trí.

214
* Số phối trí là tổng số liên kết mà phối tử liên kết trực tiếp với nguyên tử trung

tâm.

Mức oxi hoá của ion trung tâm hoặc những ô lượng tử hoá trị còn trống sẽ quyết

định số phối trí.

Ví dụ: Mức oxi hoá M+n: +1 +2 +3 +4

Số phối trí đặc trưng: 2 4 (6) 6 (4) 8

+ Số phối trí 2: đặc trưng với Ag+, Cu+ ...

+ Số phối trí 4: đặc trưng với Cu2+, Zn2+, Pd2+, Pt2+ ...

+ Số phối trí 6: đặc trưng với Pt4+, Cr3+, Co3+, Fe3+ ...

Những số phối trí vừa nêu ứng với sự bão hoà cực đại cầu phối trí. Nhưng trong

dung dịch không phải bao giờ cũng đủ điều kiện cho sự bão hoà phối trí, khi đó số

phối trí nhỏ hơn.

Một cách tổng quát, số phối trí phụ thuộc vào: điện tích ion trung tâm, bản chất

phối tử, trạng thái tập hợp, nồng độ phối tử, điều kiện nhiệt động.

Ví dụ: Với 1 ion trung tâm Cu 2+ thì với phối tử H2O thì ion Cu2+ có số phối trí

là 4 ([Cu(H2O)4]SO4) nhưng với phối tử etylenđiamin (En:H2N-(CH2)2-NH2) thì Cu2+

lại có số phối trí là 6 ([Cu(En)3]2+). Vì phân tử “En” chiếm 2 vị trí phối trí nhờ 2 đôi

điện tử hoá trị chưa chia xẻ trên nitơ.

* Dung lượng phối trí: là số liên kết mà một phối tử liên kết với ion trung tâm.

Ví dụ: Phối tử En có dung lượng phối trí là 2.

11.1.7. Phối tử đơn càng - đa càng

Dựa vào số nguyên tử mà phối tử có thể phối trí quanh nguyên tử trung tâm,

người ta chia phối tử ra làm 2 loại là phối tử đơn càng (một càng) và phối tử đa càng

(nhiều càng).

- Phối tử đơn càng: là phối tử chỉ có khả năng tạo ra một liên kết với ion trung

tâm như H2O, NH3, Cl-, NO2- ...

- Phối tử đa càng: là những phối tử tạo được 2 hay nhiều liên kết với ion trung

tâm như C2O42-, En ...

11.1.8. Phức vòng càng - Phức đa nhân

215
* Những hợp chất amin hay aminoaxit có mạch C  2 như En, H2N-CH2-COOH

... dễ dàng cuốn mạch tạo vòng, rồi dùng điện tử hoá trị trên nitơ, oxi hoặc hoá trị tự

do để liên kết với ion trung tâm, tạo nên phức vòng càng.

* Phức đa nhân là phức mà cầu nội có nhiều ion trung tâm. Những ion trung tâm

trong cầu nội liên kết trực tiếp với nhau hoặc qua phối tử hoặc cầu liên kết OH-, NH2-

, -O-O- ...

Ví dụ: [(NH3)5 - Co - NH2 - Co - (NH3)5]Cl5

decamin-amino-dicobantiumclorua

11.1.9. Nội phức

Cũng thuộc nhóm phức vòng càng nhưng ion trung tâm được 2 hay nhiều vòng

càng “ôm chặt”.

Ví dụ: H 2 C - H2 N NH2 - CH2

Cu

O=C O O C=O

Nội phức rất bền vì ion trung tâm bị bao quanh bởi phối tử vòng càng. Nhiều

thuốc thử vòng càng rất nhạy và đặc trưng với cation kim loại chuyển tiếp.

Ví dụ: Ni2+ tạo phức màu đỏ đặc trưng với đimetyl glyoxim trong dung dịch

NH3 loãng.

11.1.10. Danh pháp của phức chất

Năm 1960, Hội hoá học lý thuyết và thực hành quốc tế đã công bố danh pháp về

hoá học phối trí trên cơ sở danh pháp của A.Vecnơ.

- Đối với hợp chất chứa cation phức thì gọi tên như sau: Đầu tiên gọi tên phối

tử là gốc axit bằng cách thêm đuối “o”, sau đó gọi tên phối tử là phân tử trung hoà

bằng cách giứ nguyên tên gọi thong thường của nó (Ngoại lệ là ammoniac gọi là

“ammin”, nước gọi là “aquơ”. Trước tên gọi phối tử đặt số từ Hy Lạp đi, tri, tetra,

penta, hexa, … để chỉ số lượng phối tử). Sau các phối tử gọi đến tên nguyên tử trung

tâm, sau đó đến tên các anion ở cầu ngoại. Nguyên tử trung tâm được gọi tên bằng

tiếng Latinh và kèm theo chữ số La Mã đặt trong dấu ngoặc đơn để chỉ mức oxy hoá

của nguyên tử trung tâm.

216
(đi, tri…) tên phối tử + nguyên tử TT (mức oxy hoá) + tên anion

Ví dụ: [Co(NH3)6]Cl3 : hexaamincoban (III) clorua

[Co(NH3)5Cl]SO4 : cloropentaamincoban (III) sunfat

[Cr(En)2(H2O)2]Cl3: đietilenđiaminđiaquơcrom (III) clorua

- Đối với hợp chất chứa anion phức thì gọi tên như sau: Đầu tiên gọi tên các

phối tử theo trật tự giống như ở cation phức. Tiếp đó gọi đến tên của nguyên tử trung

tâm bằng tiếng Latinh, thêm đuôi “at”. Cuối cùng là tên của cation cầu ngoại.

(đi,tri…) tên phối tử + nguyên tử TT + đuôi “at” (mức OXH) +tên cation

Ví dụ: NH4[Co(NH3)2(NO2)4]: tetranitrođiamincobantat (III) amoni

K3[Fe(CN)6] : hexaxianoferat (III) kali

K4[Fe(CN)6] : hexaxianoferat (II) kali

Các quy tắc nói trên được tuân theo ngay cả khi gọi tên phức chất là chất không

điện ly. Trong trường hợp này không cần nhấn mạnh mức oxy hoá của nguyên tử

trung tâm.

Ví dụ: [Co(NH3)3(NO2)3] : trinitrotriamincoban

[Pt(NH3)2Br4] : tetrabromođiaminplatin

11.2. Liên kết trong phức chất

Lý thuyết hiện đại về liên kết hoá học đều dựa vào cơ học lượng tử. Theo thuyết

lượng tử, để tạo ra liên kết hoá học các cấu tử phải sắp xếp lại vỏ electron của mình

và tạo ra vỏ electron phân tử.

Hiện nay có 3 thuyết lượng tử về liên kết hoá học trong phức.

11.2.1. Thuyết liên kết hoá trị (VB) (Thuyết Pauling)

Thuyết liên kết hoá trị được áp dụng có kết quả khi giải thích liên kết hoá học

trong các hợp chất. Về sau, Pauling áp dụng nó trong lĩnh vực phức chất của các kim

loại chuyển tiếp. Đây là thuyết lượng tử đầu tiên giải thích bản chất của liên kết trong

phức chất.

11.2.1.1. Cơ sở của thuyết VB

- Liên kết trong phức được hình thành giữa cặp electron tự do của phối tử và

orbital trống của nguyên tử trung tâm là liên kết cho - nhận. Phối tử là chất cho, ion

217
trung tâm là chất nhận, mà thực chất là sự xen phủ của 1AO có 2 electron hoá trị và

1AO trống.

- Số liên kết phải bằng số phối trí của nguyên tử trung tâm.

- Sự xen phủ các orbital càng lớn thì liên kết càng bền. Muốn vậy, các orbital

của nguyên tử trung tâm được lai hoá để tạo thành một hệ thống các AO tương đồng

nhau tham gia vào sự tạo thành liên kết. Để có thể tham gia lai hoá các AO ban đầu

phải có năng lượng gần nhau.

- Số phối trí của ion trung tâm bằng số AO lai hoá tham gia tạo thành liên kết.

Tuỳ thuộc vào kiểu lai hoá mà phức chất có cấu trúc này hay cấu trúc khác.

11.2.1.2. Các kiểu lai hoá quan trọng và cấu hình phức tương ứng
Số phối trí Dạng lai hoá Cấu trúc phức
2 Sp Đường thẳng
3 sp2, d2s Tam giác phẳng
sp3, d3s Tứ diện
4
dsp2, sp2d Vuông phẳng
dsp3 Lưỡng chóp tam giác
5
d4 s Chóp tứ phương
d2sp3, sp3d2 Bát diện
6
d4sp, d5p Lăng trụ tam giác

11.2.1.3. Chất thuận từ - Chất nghịch từ

* Chất thuận từ: là chất còn chứa electron độc thân trong orbital và là chất cho

đường sức từ trường ngoài đi qua tốt hơn trong chân không. Khi ở trong từ trường

ngoài nó định hướng song song với đường sức từ trường ngoài.

* Chất nghịch từ: là chất không còn electron độc thân trong orbital, là chất cản

đường sức từ trường ngoài mạnh hơn trong chân không. Khi đặt chất nghịch từ vào từ

trường ngoài thì bị đẩy ra khỏi từ trường và định hướng vuông góc với từ trường

ngoài.

11.2.1.4. Một số ví dụ

Xét các dạng lai hoá khác nhau khi hình thành phức.

* Lai hoá sp: [Ag(NH3)2]+

218
Ag+ có số phối trí là 2, cấu hình phức là đường thẳng.

Xét 47
Ag: 4d105s1→ Ag+: 4d105s05p0.

NH3 NH3

Sau khi có 2(AO)sp, sẽ xen phủ với 2(AO) chứa đôi electron trên N trong NH 3,

hay nói cách khác, cation [Ag(NH 3)2]+ tạo thành do 2 liên kết cho nhận giữa cặp

electron tự do của NH3 và 2(AO) lai hoá sp trống của ion Ag+.

* Lai hóa sp2: Ion trung tâm có 3 AO-sp2 còn trống, 3 đỉnh của 3 AO này là 3

đỉnh của một tam giác đều có tâm là ion trung tâm.

Ví dụ: Hãy xét ion phức [HgI3]- . Ion HgI2 có cấu hình e là [Xe] 4f145d10 . Vì

vậy HgI2+ có lai hóa sp2 giữa 1 AO-6s với 2 AO-6p (px, py). Trong mỗi phối tử I- có

4 đôi e riêng. Mỗi ion này đưa ra. một electron riêng thực hiện liên kết phối trí với một
[
AO-sp2 trống của Hg2+. Sự . liên kết đó và kết quả được biểu diễn

Hg2+:

Thực tế ít gặp phức chất trong đó ion trung tâm có lai hóa sp 2.

* Lai hoá sp3: số phối trí 4, tạo phức tứ diện, vuông phẳng.

• Xét phức [Ni(Cl)4]2-


28
Ni : 3d84s2 3d8 4s0 4p0

Vì phối tử Cl- thuộc phối tử trường yếu (do có bán kính lớn), nghĩa là tương tác

yếu với ion trung tâm, không đủ năng lượng để buộc (đẩy) các electron độc thân của

ion trung tâm ghép đôi, chúng vẫn ở trạng thái độc thân trong ion phức (không tham

gia liên kết) và làm cho phức có mức năng lượng cao, gọi tắt là phức spin cao.

219
Để tạo liên kết với phối tử thì (AO)4s và 3(AO)4p cùa ion trung tâm lai hoá với

nhau tạo 4(AO)sp3 hướng về 4 đỉnh cùa hình tứ diện đều.

 Phức [NiCl4]2- có cấu hình tứ diện đều, thuận từ, spin cao.

* Lai hóa có AO-d tham gia

a) Lai hóa trong: Trong trường hợp này các AO (n-1)d, ns, np của ion trung tâm

lai hóa với nhau. Như vậy AO-d tham gia vào lai hóa này là AO thuộc lớp bên trong

của AO-s và AO-p. Do đó thường gọi là lai hóa AO bên trong, gọi tắt là lai hóa trong.

AO-(n-1)d có năng lượng gần với năng lượng AO-ns, np nên sự lai hóa này xảy ra

thuận lợi.

Xét một số ion phức có lai hóa trong

• Xét phức [Ni(CN)4]2-

Ni2+: 3d84s04p0

Phối tử CN- thuộc trường mạnh vì CN- tương tác mạnh với Ni2+, đẩy 2 electron

độc thân của Ni2+ ghép đôi với nhau, tạo 1 (AO)3d trống. Khi đó 1(AO)3d + 1(AO)4s

và 2(AO)4p lai hoá với nhau tạo 4 (AO) lai hoá dsp 2.

4(AO)dsp2 nằm trên một mặt phẳng, hướng về 4 đỉnh một hình vuông.

 Phức [Ni(CN)4]2- không có electron độc thân nên nghịch từ, spin thấp.

Nhận xét: Phức [Ni(Cl)4]2- và phức [Ni(CN)4]2- đều có ion trung tâm Ni 2+ với

cấu hình 3d84s0, tuỳ theo phối tử có thể xác định từ tính của phức và đoán được cấu

trúc của phức. Nếu phức nghịch từ thì cấu trúc là vuông phẳng, nếu phức thuận từ thì

cấu trúc là tứ diện.

220
b) Lai hóa ngoài: Trong trường hợp này các AO-ns, np, nd tổ hợp tuyến tính với

nhau tạo ra các AO đẳng giá, là các AO lai hóa ngoài. Từ "ngoài" này bắt nguồn từ

chỗ AO-nd tham gia vào lai hóa ở phía ngoài AO-ns, np. AO-nd có có năng lượng cao

hơn năng lượng AO-ns, np. Do đó sự lai hóa ngoài này khó thực hiện hơn so với lai

hóa trong đã xét ở trên. Tuy nhiên sự lại hóa ngoài cũng được áp dụng để giải thích

kết quả thực nghiệm về hình dạng và từ tính của ion phức.

* Lai hoá d2sp3: số phối trí 6, phức bát diện.

• Xét phức [Co(NH3)6]3+


27
Co: 3d7 4s2
Co3+: 3d6 4s0 4p0     

Phối tử NH3 liên kết với Co3+ là trường phối tử mạnh, có đủ năng lượng để đẩy

các electron độc thân của Co3+ ghép đôi với nhau tạo 2(AO)3d trống. Sau khi các

electron độc thân ghép đôi, các AO trống lai hoá tạo 6(AO)d2sp3 hướng về 6 đỉnh của

hình bát diện đều, xen phủ với 6 phối tử NH3.

 Phức [Co(NH3)6]3+: nghịch từ, spin thấp, có cấu trúc bát diện.

* Lai hoá sp3d2: số phối trí 6, phức bát diện.

• Xét phức [CoF6]3- sp3d2


27
Co: 3d7 4s2

Phối tử F- thuộc trường yếu, không đủ năng lượng để đẩy các electron độc

thân của ion Co3+ ghép đôi. Do vậy, ion Co3+ dùng 1(AO)4s + 3(AO)4p và 2(AO)4d

tham gia lai hoá tạo 6(AO)sp3d2 và tham gia liên kết với các phối tử F-.

 Phức [CoF6]3- có tính thuận từ, spin cao, cấu trúc bát diện.

Nhận xét: [Co(NH3)6]3+ và [CoF6]3-


221
- Cả 2 phức đều có cấu hình bát diện nhưng với trường phối tử khác nhau thì ion

Co3+ lai hoá khác nhau: phức [Co(NH3)6]3+ lai hoá 2(AO)d bên trong 4s nên gọi là lai

hoá trong (d2sp3) để phân biệt với lai hoá ngoài (sp3d2) là kiểu sử dụng 2(AO)d bên

ngoài 4s như phức [CoF 6]3-.

- Về khả năng phản ứng của phức bát diện: Xét điều kiện thuận lợi cho sự trao

đổi các phối tử của phức với các ion hay phân tử khác trong dung dịch.

+ Đối với phức lai hoá ngoài: do (AO)4d trải rộng ra trong không gian, ở xa

nhân ion trung tâm nên liên kết giữa phối tử và hạt tạo phức yếu, phối tử có thể tách

ra khỏi ion phức nhường chỗ cho các hạt khác trong dung dịch.

+ Trong trường hợp (AO)d bên trong còn trống, có thể xảy ra sự kết hợp ion hay

phân tử trong dung dịch vào phức và sau đó là sự tách phối tử ra khỏi phức. Khả năng

trao đổi phối tử của phức lai hoá trong thấp hơn so với phức lai hoá ngoài.

11.2.1.5. Ưu - nhược điểm của thuyết liên kết hoá trị

* Ưu điểm: Phương pháp liên kết hoá trị là rõ ràng, dễ hiểu, cho phép giải thích

được các cấu hình không gian khác nhau của phức chất dựa trên khái niệm về sự lai

hoá các orbital nguyên tử.

Phương pháp liên kết hoá trị cũng nói lên tính chất cho - nhận của liên kết, khả

năng tạo thành các liên kết → Giải thích được tính chất từ của phức (tuy chưa chi

tiết).

* Nhược điểm:

- Phương pháp chỉ hạn chế ở cách giải thích định tính.

- Không cho phép giải thích và tiên đoán về quang phổ của hợp chất.

- Về tính chất từ của phức chỉ biết số electron độc thân chứ không cho biết gì

hơn.

- Không có những đặc trưng định lượng về độ bền liên kết

11.2.2. Thuyết trường tinh thể

11.2.2.1. Nội dung

222
Thuyết trường tinh thể lần đầu tiên được các nhà vật lý sử dụng để giải thích

màu và từ tính của các tinh thể muối. Mãi đến năm 1950 - 1952 mới được áp dụng để

nghiên cứu phức chất.

Thuyết trường tinh thể xuất phát từ các luận điểm cơ bản sau:

- Phức chất vô cơ tồn tại một cách bền vững là do tương tác tĩnh điện giữa ion

trung tâm và các phối tử.

- Khi xét ion trung tâm, người ta xét cấu trúc electron chi tiết của nó (chủ yếu

là orbital d), còn đối với phối tử thì coi như là những điện tích điểm (nếu là ion) hoặc

là những lưỡng cực điểm (nếu là phân tử trung hoà). Các phối tử tạo nên 1 trường tĩnh

điện bên ngoài đối với ion trung tâm, và phối tử này khác phối tử kia chỉ ở đại lượng

của trường đó mà thôi.

- Các phối tử nằm xung quanh ion trung tâm ở trên các đỉnh của một hình đa

diện, tạo nên những phức chất có đối xứng nhất định.

Như vậy, thực chất của thuyết trường tinh thể là xem liên kết giữa ion trung tâm

và phối tử có bản chất tương tác tĩnh điện.

11.2.2.2. Thuyết trường tinh thể giải thích từ tính và màu của phức

* Giải thích từ tính

Theo thuyết trường tinh thể thì từ tính của phức là do trong phức, ion trung tâm

có electron độc thân hay không. Nếu có electron độc thân thì thuận từ và ngược lại.

* Giải thích màu

Những phức mà ion trung tâm có cấu hình electron d19 thì có màu: Khi chiếu

ánh sáng vào phức thì phức sẽ hấp thụ những tia sáng có năng lượng tương với năng

lượng của thông số tách, electron nhảy từ mức năng lượng thấp lên mức năng lượng

cao, hấp thụ ánh sáng có tần số  tương ứng và gây màu.

Chất màu là những chất hấp thụ những bức xạ nhìn thấy có bước sóng 3960 -

7600Å, vị trí đám hấp thụ xác định màu của phức. Ví dụ: phức [Ti(H2O)6]3+ thì ion

Ti3+ có cấu hình electron là 3d1 và electron được xếp mức t2g1 eg0 (mức thấp). Khi hấp

thụ sóng có bước sóng = 500 nm (5.10-7m) gây ra màu tím.

223
- Tính năng lượng lượng tách: năng lượng tách bằng năng lượng tia sáng được

hấp thụ:

 = E = h = hc/ và tính cho 1 mol thì:


hc 6,62.10−37.3.108.6,02.1023
 = NA. = = 239 kJ/mol
 5.10−7

Màu được hấp thụ Màu trông thấy


Tím Vàng - lục
Lam Vàng
Lục – lam Da cam
Vàng - lục tím

- Những phức mà ion trung tâm có cấu hình d10 (Cu+, Ag+, Zn2+) không màu, do

tất cả các (AO)d đã xếp đầy nên không có electron nhảy từ mức thấp lên mức cao.

11.2.2.3. Ưu - nhược điểm của thuyết trường tinh thể

Thuyết trường tinh thể là thuyết cho phép giải thích tốt từ tính, quang phổ hấp

thụ (màu) ... Tuy nhiên nó vẫn còn một số mặt hạn chế:

- Trong số 3 giả thuyết cơ sở của thuyết trường tinh thể, thì giả thuyết thứ hai

hạn chế rất nhiều việc áp dụng thuyết vào đối tượng khảo sát. Theo giả thuyết này thì

không chú ý đến cấu trúc electron của phối tử, mà phối tử chỉ là nguồn điện trường

không đổi đối với ion trung tâm (là điện tích điểm hoặc lưỡng cực điểm). Do đó,

thuyết không mô tả được liên kết đồng hoá trị, nghĩa là không mô tả được những hiệu

ứng trao đổi giữa các electron của phối tử và của ion trung tâm.

- Thuyết trường tinh thể không thể mô tả được các liên kết kép, nghĩa là có mặt

đồng thời liên kết  và liên kết . Khả năng tạo thành liên kết  phụ thuộc vào cấu

tạo electron của phối tử.

Do vậy, thuyết này không thể xét đến những phức chất như cacbonyl, nitrozyl,

đa số muối nội phức ...

11.3. Tính chất của phức chất

11.3.1. Sự phân ly (điện ly) của phức trong dung dịch nước

224
Trong dung dịch nước, phức chất cũng phân ly thành cầu nội và cầu ngoại tương

tự như hợp chất đơn giản phân ly thành cation và anion.

Ví dụ: [Ag(NH3)2]Cl  [Ag(NH3)2]+ + Cl-

[Ni(NH3)6]Cl2  [Ni(NH3)6]2+ + 2Cl-

Na[Al(OH)4]  Na+ + [Al(OH)4]-

Sự điện ly của phức tạo ion phức là sự điện ly sơ cấp. Tiếp theo đó, ion phức

tiếp tục điện ly thành ion trung tâm và phối tử. (điện ly thứ cấp)

[Ag(NH3)2]+  [Ag(NH3)]+ + NH3 nấc 1

với hằng số cân bằng của quá trình phân ly:

C[ AgNH ]+ .C NH 3
3
k1 = = kkb1
C[ Ag ( NH +
3 )2 ]

[Ag(NH3)]+ Ag+ + NH3 nấc 2

C Ag + .C NH 3
với k2 = kkb2 =
C[ AgNH +
3]

Cộng quá trình điện ly nấc 1 và nấc 2 ta có:

C Ag + .C 2 NH 3
[Ag(NH3)2]  Ag
+ +
+ 2NH3 với kkb1,2 =
C[ Ag ( NH +
3 )2 ]

kkb1,2 = kkb1 + kkb2 = 6,8. 10 -8 ở điều kiện chuẩn.

Hằng số kkb càng lớn thì phức càng phân ly mạnh, ion phức càng kém bền. Do

vậy hằng số kkb (hay k) gọi là hằng số không bền chỉ độ bền của ion phức trong dung

dịch.

Đại đa số ion phức là chất kém điện ly, quá trình phân ly chuyển dịch mạnh về

phía trái (phía của quá trình tạo phức). Để chỉ khả năng tạo phức của ion trung tâm,

người ta dùng hằng số cân bằng của quá trình ngược lại đó gọi là hằng số bền kb, là

nghịch đảo của kkb.

1
kb = ; Hằng số kb càng lớn thì phức càng bền.
k kb

a
Cion phuc
Kb =
trung tám  C phoi tu
b c
Cion 

225
Ví dụ: Ag + + 2NH3  [Ag(NH3)2]+

C[ Ag ( NH +
3 )2 ]
Kb = +
C Ag  C NH
2
3

- Khi sự điện ly đạt được cân bằng ta có:

G0 = - RTln Kb = H0 - TS

Trong biểu thức trên, khi Kb càng lớn thì G0 càng bé và phức được tạo ra càng

nhiều.

*Độ bền của phức và độ tan của kết tủa.

Sự tạo phức có ảnh hưởng đến độ tan của của các muối ít tan.

- Xét sự hoà tan của AgCl trong dung dịch NH3:

Ta có: AgCl (r)  Ag+dd + Cl-dd TAgCl = 1,8.10-10 (1)

Ag+dd +2NH3 dd  [Ag(NH3)2]+ Kb = 1.108 (2)

Cộng (1) và (2) ta có: AgCl(r) + 2NH3dd  [Ag(NH3)2]+ dd + Cl- dd (3)

C[ Ag ( NH + . CCl −
3 )2 ]
Hằng số cân bằng (3): K = 2
C NH 3

Nhân tử và mẫu của K với Ġ:

C[ Ag ( NH +
3 )2 ]
K = C Ag + . CCl −  2
= TAgCl  Kb = 1,8.10-10  1.108 =1,8.10-2
C NH 3 . C Ag +

Nếu hoà tan AgCl trong dung dịch NH3 1M, gọi độ tan của kết tủa đó dưới dạng

ion phức là x (tính bằng mol/l) ta có:

AgCl + 2NH3  [Ag(NH3)2]+ + Cl-

Cbđ (mol/l) 1 0 0

Ccb (mol/l) 1- 2x x x

C[ Ag ( NH + . CCl − x2
3 )2 ]
K = = = 1,8 .10-2
2
C NH 3
(1 − 2 x) 2

x
 = 0,13  x = 0,1 (mol/l)
(1 − 2 x)

Vậy C[ Ag ( NH + = 0,1 M
3 )2 ]

226
Như vậy, C[ Ag ( NH + cân bằng với kết tủa AgCl là khá lớn, nghĩa là AgCl tan
3 )2 ]

đáng kể trong dung dịch NH3.

- Tương tự với AgI (TAgI = 8,3.10-17), tìm được độ tan của AgI trong dung dịch

NH3 1M là 9.10-5, nghĩa là AgI không tan trong dung dịch NH3. Nhưng nếu thêm I-

vào dung dịch [Ag(NH3)2]+ thì xuất hiện kết tủa AgI.

Vậy, hằng số cân bằng của phản ứng giữa kết tủa và phối tử tạo phức phụ thuộc

vào quan hệ giữa tích số tan của chất ít tan và hằng số bền của phức chất. Một chất

rất ít tan chỉ có thể tan khi tạo thành những phức chất rất bền.

11.3.2. Tính oxy hoá - khử của phức chất.

Trong phản ứng oxy - hoá khử luôn có 2 cặp oxy - hoá khử liên hợp và phản

ứng xảy ra theo chiều cặp oxy- hoá khử nào có thể khử cao thì dạng oxy - hoá của nó

bị khử trước.

Ví dụ: 2Na[Au(CN)2] + Zn  Na2[Zn(CN)4] + 2Auo

Với  Zn 2 + / Zn = - 0,76 V  Au
0 0
+
/ Au
= 0,956 V

Do đó Au + bị khử: Au+ + 1e- = Auo

Qui luật này vẫn đúng với phức, chỉ khác là ion trung tâm bị phối tử bao vây

nên khó tham gia phản ứng hơn.


3+
Ví dụ: CoCl3 và phức [Co(NH3)6]Cl3 thì trong không khí Co Cl3 dễ chuyển về
2+ 3+
Co Cl2 hơn so Co với trong phức.

Sự tạo thành phức chất càng bền càng làm thế điện cực chuẩn của kim loại càng

thấp.

Ví dụ: [Ag(NH3)2]+ + e = Ag + 2NH 3 E0 = 0,37 V

[Ag(CN)2]- + e = Ag + 2CN - E0 = -0,29 V

11.3.3. Tính axit - bazơ của phức

Theo quan điểm axit-bazơ của Bronted: Axit là chất có khả năng cho proton,

Bazơ là chất có khả năng nhận proton, tuỳ theo bản chất của phối tử mà phức thể hiện

tính axit hay bazơ khi ở trong nước.

227
Ví dụ: [Pt(NH3)6]4+ + H2O  [Pt(NH3)5(NH2)]3+ +H3O+

Trong biến đổi này 1 phân tử NH3 mất 1 proton:

NH3 + H2O  NH2- + H3O+

* [Pt(NH3)5(NH2)]3+ + H2O  [Pt(NH3)6]4+ + OH-

 Phức amiacat và phức amit tạo thành cặp axit- bazơ liên hợp

- Trong phức chất, khi tạo liên kết cho nhận, một phần mật độ e- của phối tử

chuyển dịch về phía ion trung tâm cho nên trong nội bộ của phối tử nhiều nguyên tử

sẽ có sự phân bố lại mật độ e-. Nếu trong phối tử nhiều nguyên tử có nguyên tử H thì

H sẽ có trội điện tích dương và trở nên axit hơn. Bởi vậy, H2O ở trong cầu nội phức,

so với H2O bình thường trong dung dịch, thể hiện tính axit càng mạnh hơn khi tác

dụng cực hoá của ion trung tâm càng mạnh, tức là ion có điện tích càng lớn và bán

kính càng nhỏ.

Bài tập
11.1. Nêu các khái niệm ion phức, phối tử, cầu nội, cầu ngoại, ion trung tâm.

11.2. Nêu sự liên kết trong phức chất.

11.3. Nêu các tính chất của phức chất.

228
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Hoàng Hà, Hóa học Đại cương Tập I, Tập II, Trường Đại Học Y

Dược TP. Hồ Chí Minh.

2. Hoàng Nhâm (2000), Hóa học Vô cơ Tập I Tập II, Tập III, Nhà Xuất Bản

Giáo Dục.

3. Lê Thành Phước (2008), Hóa học Đại cương – Vô cơ – Tập I, Tập II, Trường

Đại học Dược Hà Nội.

4. Nguyễn Đức Vận, Hóa học Vô cơ Tập II, Nhà Xuất Bản Khoa Học và Kỹ

thuật

229

You might also like