You are on page 1of 5

SỞ GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO ĐỀ CƯƠNG ĐÁNH GIÁ GIỮA KÌ I

BÌNH PHƯỚC NĂM HỌC 2021– 2022


TRƯỜNG THPT CHUYÊN BÌNH LONG

Môn: LỊCH SỬ - KHỐI 10

1. MA TRẬN ĐỀ - cho 28 câu trắc nghiệm và 2 câu tự luận.


Chủ đề Nhận biết Thông TL Vận dụng Vận dụng Tổng câu
hiểu cao
1.Các quốc gia cổ đại
phương Đông
+ Điều kiện tự nhiên 1 1 2
+ Sự phát triển kinh tế 1 1
+ Sự hình thành 1 1
+ Xã hội cổ đại 1 1 2
phương Đông
+ Chế độ chuyên chế 1 1 2
+ Thành tựu văn hóa 1 1 2
2.Các quốc gia cổ đại
phương Tây
+ Điều kiện hình thành 1 1 1 3
+ Sự phát triển kinh tế 1 1 2
+ Thị quốc địa trung 1 1
hải
+ Thành tựu Văn hóa 1 1 2
3.Các quốc gia cô đại 2
phương Đông và
phương Tây
4.Trung Quốc thời
phong kiến
+ Nhà Tần Hán 1 1 2
+ Nhà Đường 1 1 2
+ Nhà Minh, Thanh 1 1
+ Văn hóa Trung Quốc 1 1 2
5.Ấn Độ phong kiến 1
+ Vương triều Gúp-ta 1 1
+ Văn hóa truyền 1 1 2
thống Ấn Độ
Tổng 14 7 1 4 3 28TN/2 TL
Thang điểm: 28 câu trắc nghiệm = 7 điểm và 2 câu tự luận = 3 điểm.
2.Một số câu hỏi minh họa (không phải đề thi):
BÀI 3: CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG
Câu 1: Các quốc gia cổ đại phương Đông sử dụng công cụ gì để sản xuất trong thời cổ đại?
A. Công cụ bằng tre, gổ, đá B. Công cụ bằng đồng
C. Công cụ bằng sắt D. Công cụ bằng đồng và sắt

1
Câu 2: Khi xã hội nguyên thủy tan rã, người phương Đông thường quần tụ ở đâu để sinh sống?
A. Vung rừng núi B. Vùng trung du
C. Các con sông lớn D. Vùng sa mạc
Câu 3: Vì sao ngành nông nghiệp phát triển sớm nhất và có hiệu quả nhất ở các quốc gia cổ đại
phương Đông?
A. Nhờ sử dụng công cụ bằng sắt sớm
B. Nhờ các dòng sông mang phù xa bồi đắp
C. Nhờ nhân dân cần cù lao đông
D. Nhờ vai trò của nhà nước trong việc phát triển nông nghiệp
Câu 4: Các quốc gia cổ đại phương Đông xuất hiện đầu tiên ở đâu?
A. Ven bờ biển B. Lưu vực các con sông
C. Nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi D. Ở các vùng sa mạc
Câu 5: Công việc nào đã khiến cư dân phương Đông gắn bó và ràng buộc với nhau trong tổ chức
công xã?
A. Trồng lúa nước B. Trị thủy
C. Chăn nuôi D. Làm nghề thủ công nghiệp
Câu 6: Xã hội cổ đai phương đông gồm những giai cấp, tầng lớp nào?
A. Quý tộc, nông dân công xã và nô lệ B. Quý tộc và nô lệ
C. Quý tộc và nông dân công xã D. Giai cấp thống trị và giai cấp bị trị
Câu 7: Chữ viết đầu tiên của người phương Đông cổ đại là gì?
A. Chữ tượng ý B. Chữ Latinh
C. Chữ tượng hình D. Chữ tượng hình và tượng ý

BÀI 4: CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY HY LẠP VÀ RÔ-MA


Câu 1: Phần lớn các quốc gia cổ đại phương Tây được hình thành trên những vùng đất nào?
A. Đồng bằng B. Cao nguyên C. Núi và cao nguyên D. Núi
Câu 2: Vào khoảng thời gian nào, cư dân Địa Trung Hải biết sử dụng và chế tạo công cụ bằng
sắt?
A. Khoảng thiên niên kỉ I TCN B. Khoảng thiên niên kỉ II TCN
C. Khoảng thiên niên kỉ III TCN D. Khoảng thiên niên kỉ IV TCN
Câu 3: Ngành sản xuất nào phát triển sớm và mạnh nhất khu vực Địa Trung Hải?
A. Nông nghiệp B. Thủ công nghiệp
C. Thương nghiệp D. Thủ công nghiệp và thương nghiệp
Câu 4: Trong các nước Hy Lạp và Rô-ma giai cấp nào trở thành lực lượng lao động chính làm ra
của cải nhiều nhất cho xã hội?
A. Chủ nô B. Nô lệ C. Nông dân D. Quý tộc
Câu 5: Đặc điểm của thị quốc ở Địa Trung Hải là gì?
A. Nhiều quốc gia có thành thị B. Mỗi thành thị là một quốc gia
C. Có nhiều phụ nữ sống ở thành thị D. Mối thành thị có nhiều quốc gia
Câu 5: Vì sao nói: “Khoa học đến thời Hy Lạp, Rôma mới thực sự trở thành khoa học?
A. Khoa học mang tính trừu tượng.
B. Được khẳng định bởi các nhà khoa học nổi tiếng.
C. Kế thừa những thành tựu toán học phương Đông thời cổ đại, có nhiều giá trị thực tiễn.

2
D. Có tính khái quát cao, trở thành các định lý, tiên đề và được khẳng định bởi các nhà khoa học
nổi tiếng.
Bài 5: TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN
I. Nhận biết
Câu 1. Chế độ phong kiến Trung Quốc bắt đầu từ thời nào?
A. Nhà Hạ. B. Nhà Hán. C. Nhà Tần. D. Nhà Chu.
Câu 2. Công cụ bằng sắt xuất hiện ở Trung Quốc vào giai đoạn nào?
A. Thời Xuân thu chiến quốc. B. Thời Tam quốc.
C. Thời Tây Tấn. D. Thời Đông Tấn.
Câu 3. Giai cấp địa chủ ở Trung Quốc được hình thành từ
A. quan lại. B. quan lại và một số nông dân giàu có.
C. quý tộc và tăng lữ. D. quan lại, quý tộc và tăng lữ.
Câu 4. Nông dân bị mất ruộng, trở nên nghèo túng, phải nhận ruộng của địa chủ gọi là
A. nông dân tự canh. B. nông dân lĩnh canh.
C. nông dân làm thuê. D. nông nô.
II. Thông hiểu
Câu 1. Ý nghĩa của cuộc thống nhất đất nước của nhà Tần
A. chấm dứt thời kỳ chiến tranh loạn lạc kéo dài ở Trung Quốc.
B. tạo điều kiện cho Tần Doanh Chính lập triều đại nhà Tần.
C. tạo điều kiện cho chế độ phong kiến được xác lập ở Trung Quốc.
D. chấm dứt chiến tranh, xác lập chế độ phong kiến Trung Quốc.
Câu 2. Những tiến bộ trong sản xuất đã tác động và làm cho xã hội Trung Quốc thay đổi như thế
nào?
A. Giai cấp địa chủ xuất hiện. B. Nông dân bị phân hóa.
C. Nông dân nộp hoa lợi cho địa chủ. D. Giai cấp địa chủ và nông dân xuất hiện.
Câu 3. Bốn phát minh kĩ thuật quan trọng nhất của người Trung Quốc là
A.luyện sắt, làm men gốm, la bàn, thuốc súng. B.luyện sắt, đúc súng, thuốc súng, men gốm.
C.giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng. D.giấy, kĩ thuật in, luyện sắt, thuốc súng.
Câu 4. Quan hệ sản xuất chính được thiết lập dưới thời Tần – hán là
A.quan hệ bóc lột của quý tộc đối với nông dân công xã.
B. quan hệ bóc lột của chủ nô đối với nô lệ.
C. quan hệ bóc lột của lãnh chúa đối với nông nô.
D.quan hệ bóc lột của địa chủ đối với nông dân lĩnh canh.
III.Vận dụng
Câu 1. Quan hệ sản xuất trong xã hội phong kiến Trung Quốc là quan hệ giữa giai cấp nào với
giai cấp nào?
A. quý tộc và nông dân công xã. B. quý tộc và nô lệ.
C. địa chủ với nông dân lĩnh canh. D. địa chủ với nông dân tự canh.
Câu 2. Đặc điểm nổi bật nhất của thời Tần- Hán ở Trung Quốc là
A.trong xã hội hình thành hai giai cấp cơ bản là địa chủ và nông dân lĩnh canh.
B. chế độ phong kiến Trung quốc hình thành và bước đầu được củng cố.
C. đây là chế độ trung ương tập quyền.
D.hai triều đại này đều thực hiện chính sách bành trướng, mở rộng lãnh thổ.
B6: ẤN ĐỘ PHONG KIẾN
3
Câu 1. Người Ấn Độ có chữ viết riêng của mình từ rất sớm, đó là:
A. Chữ tượng hình C. Chữ tượng ý
B. Chữ Hin đu D. Chữ Phạn
Câu 2. Yếu tố nào dưới đây không thuộc sự phát triển về văn hóa lâu đời của Ấn Độ?
A.Tôn giáo (Phật giáo và Hin-đu giáo)
B.Nghệ thuật kiến trúc đền chùa, lăng mộ, tượng phật
C.Chữ viết, đặc biệt là chữ Phạn
D.Lễ, hội tổ chức vào mùa gặt hái
Câu 3. Nét đặc săc và nổi bật nhất của vương triều Gúp-ta ở Ấn Độ là gì?
A.Bắc Ấn được thống nhất trở lại, bước vào thời kì phát triển cao
B.Vương triều Gup-ta có 9 đời vua qua 150 nắm quyền
C.Sự định hình và phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ
D.Đạo phật phát triền mạnh dưới thời Gup-ta
Câu 4. Vì sao Ấn Độ được coi là một trong những trung tâm văn minh của nhân loại?
A.Văn hóa Ấn Độ được hình thành từ rất sớm
B.Ấn Độ có nền văn hóa phát triển cao, phong phú, toàn diện,ảnh hưởng ra bên ngoài trong đó
có một số thành tựu vẫn được sử dụng đến ngày nay
C.Văn hóa Ấn Độ có ảnh hưởng rộng đến quá trình phát triển lịch sử và văn hóa của các dân tộc
ĐNA
D.Ấn Độ là quê hương của nhiều tôn giáo
Câu 5. Nơi nào ở Châu Á chịu ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ rõ nét nhất?
A.Đông Bắc Á C. Đông Nam Á
B.Trung Quốc D. Việt Nam
Phần tự luận:
1. Trình bày sự thành lập và vị trí của vương triều Gup-ta; vương triều Hồi giáo Đê – li và
vương triều Mô-gôn.
* Vị trí của Vương triêu Hồi giáo Đê- li:
- Vương triều Hồi giáo Đê-li tồn tại và phát triển hơn 300 năm (1206 - 1526).
- Vương triều này có vai trò to lớn trong việc truyền bá và áp đặt Hồi giáo vào những cư
dân theo Hinđu giáo. Mở ra sự tiếp xúc, giao lưu văn hóa phương Tây mà người A-rap mang đến.
Bước đầu tạo ra sự giao lưu văn hóa Đông - Tây.
- Đây cũng là thời kì mà các thương nhân Ấn Độ du nhập Hồi giáo đến một số nơi, một số
nước ở Đông Nam Á.
* Vị trí của Vương triều Mô-gôn:
- Vương triều Mô-gôn (1526 - 1707) là thời kì cuối cùng của chế độ phong kiến Ấn Độ.
- Vương triều Mô-gôn cũng có vị trí nhất định trong lịch sử Ấn Độ, nhất là giai đoạn của
vua A-cơ-ba trị vì. Ông đã thi hành một số chính sách tích cực làm cho xã hội Ấn Độ ổn định,
kinh tế phát triển, văn hoá có nhiều thành tựu mới.
- Nhiều công trình kiến trúc đã trở thành di sản văn hoá của nhân loại như lăng Ta-giơ Ma-
han, lâu đài Thành đỏ.
* Vị trí của Vương triều Gúp - ta:
- Đến đầu Công nguyên, miền Bắc Ấn Độ đã được thống nhất lại, bước vào một thời kì
mới phát triển cao và rất đặc sắc của lịch sử Ấn Độ - thời Vương triều Gúp-ta.
- Vương triều này do vua Gúp-ta lập, có vai trò tổ chức kháng cự, không cho các tộc ở
Trung Á xâm lấn từ phía tây bắc, thống nhất miền Bắc Ấn Độ; tiếp đó, tấn công chiếm cao
nguyên Đê-can, làm chủ gần như toàn bộ miền Trung Ấn Độ.
- Vương triều Gúp-ta có 9 đời vua, qua gần 150 năm (319 - 467), vẫn giữ được sự phát
triển và nét đặc sắc cả dưới thời Hậu Gúp-ta (467 - 606) và Vương triều Hác-sa tiếp theo (606 -
647), tức là từ thế kỉ IV đến thế kỉ VII.

4
2. Các thành tựu văn hóa của Ấn Độ và ảnh hưởng của nó.
* Về tư tưởng:
- Phật giáo:
+ Đạo Phật phát triển, được truyền bá khắp Ấn Độ và nhiều nước xung quanh.
+ Xây dựng hàng chục ngôi chùa hang (đục đẽo hang đá thành chùa). Đây là những công
trình kiến trúc bằng đá rất đẹp và rất lớn. Cùng với chùa là những pho tượng Phật được điêu khắc
bằng đá hoặc trên đá.
- Ấn Độ giáo:
+ Đây là tôn giáo bắt nguồn từ tín ngưỡng cổ xưa của người Ấn.
+ Ấn Độ giáo thờ rất nhiều thần, chủ yếu là bốn thần: bộ ba Brama (thần Sáng tạo
thế giới), Siva (thần Huỷ diệt), Visnu (thần Bảo hộ), và Inđra (thần Sấm sét).
+ Xây dựng nhiều ngôi đền bằng đá rất đồ sộ, hình chóp núi, là nơi ngự trị của thần thánh
và cũng tạc bằng đá, hoặc đúc bằng đồng rất nhiều pho tượng thần thánh để thờ, với những phong
cách nghệ thuật độc đáo. 
* Chữ viết:
- Người Ấn Độ sớm có chữ viết. Ban đầu là kiểu chữ đơn sơ Brahmi, sau đó được nâng lên
sáng tạo thành hệ chữ Phạn (Sanskrit), được hoàn thiện từ thời A-sô-ca cả về chữ viết và ngữ
pháp.
- Ngôn ngữ và văn tự phát triển là điều kiện để chuyển tải, truyền bá văn học, văn hoá Ấn
Độ.
* Kiến trúc, điêu khắc, văn học:
- Thời Gúp-ta có những công trình kiến trúc, điêu khắc, tác phẩm văn học tuyệt vời, làm
nền cho văn hoá truyền thống Ấn Độ, có giá trị vĩnh cửu, xuyên suốt thời gian lịch sử của loài
người.
- Người Ấn Độ đã mang văn hoá, đặc biệt là văn học truyền thống của mình, truyền bá ra
bên ngoài. Đông Nam Á là nơi chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất của văn hoá Ấn Độ.
3. So sánh những điểm tương đồng và khác biệt giữa các triều đại phong kiến Ấn Độ; vì sao có sự
khác biệt đó.
Tiêu chí Gúp - ta Hồi giáo Đê - li Hồi giáo Mô – gôn
Thời gian tồn tại Đầu thế kì IV – đầu Thế kỉ XII – thế kỉ Thế kỉ XVI – giữa thế
thế kỉ VI XVI kỉ XIX
Sáng lập Người Ấn Độ Người Thổ Nhĩ Kì Người Mông Cổ
Chính sách Thống nhất, phục Các quý tộc Hồi giáo Xóa bỏ kì thị tôn
hung và phát triển ra sức cướp đoạt giáo.Thủ tiêu đặc
ruộng đất, cấm đạo quyền Hồi giáo. Khôi
Hin – đu phục kinh tế, phát
triển văn hóa
Vai trò, vị trí Miền Bắc Ấn Độ được Thời kỳ tiếp xúc, giao Vương triều cuối cùng
thống nhất, là thời kỳ lưu giữa 2 nền văn của chế độ phong kiến
định hình và phát triển minh (Ấn Độ Giáo và Ấn Độ. Làm cho Ấn
của văn hóa truyền Hin-đu Giáo). Hồi Độ ngày càng phát
thống Ấn Độ giáo được truyền bá ra triển hơn về kinh tế,
bên ngoài (Đông Nam văn hóa,.. “Ấn Độ
Á). Đưa một yếu tố Hóa”
văn hóa mới vào (văn
hóa Hồi giáo). Làm
cho Ấn Độ trở nên
thống nhất

---HẾT---

You might also like