You are on page 1of 54

BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN NHÓM 1

LỚP 2205QLNA
ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC LÁ ĐIỆN TỬ CỦA SINH
VIÊN KHOA HÀNH CHÍNH HỌC CỦA HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH
QUỐC GIA
HỌC PHẦN:PPNCKH
Mức độ đánh giá
A: Rất tích cực
STT Họ và Tên Mã SV Ngày sinh B: Tích cực
C: Bình thường
D: Không tham gia
2205QLNA05
1 Vũ Minh Phương 08/10/2004 A
0
2205QLNA00
2 Dương Ngọc Ánh 23/09/2004 A
8
2205QLNA01
3 Huỳnh Mạnh Cường 22/07/2004 A
1
2205QLNA01
4 Hoàng Thị Phương Dung 28/03/2004 B
5
2205QLNA02
5 Lê Đức Hùng 24/05/2003 C
6
2205QLNA03
6 Phạm Quỳnh Hương 11/05/2004 C
0
2205QLNA03
7 Nguyễn Diệu Ly 31/01/2004 C
6
2205QLNA03
8 Đã Hà My 16/06/2004 A
9
2205QLNA05
9 Nguyễn Thị Như Quỳnh 01/10/2004 B
4
2205QLNA05
10 Phạm Đỗ Thủy Tiên 04/04/2004 A
7
2205QLNA06
11 Nguyễn Thùy Trang 18/04/2004 A
8
2205QLNA07
12 Nông Bảo Trung 23/02/2004 C
0
2205QLNA08
13 PHY KHAMSY 10/12/1989 B
0

Hà Nội, ngày... tháng... năm 2023


Nhóm trưởng
LỜI CẢM ƠN

Nhóm nghiên cứu xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Giám Hiệu Học
viện Hành chính Quốc gia, phòng Quản lý đào tạo, khoa Hành chính học, phòng
Công tác sinh viên đã dào tạo điều kiện thuận lợi để nhóm nghiên cứu triển khai và
hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giảng viên, các bạn sinh viên Học viện Hành
chính Quốc gia đã hợp tác, giúp đỡ nhóm nghiên cứu trong quá trình thực hiện đề tài.
Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2023
(TM. Nhóm nghiên cứu
Nhóm trưởng nhóm 1)
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
3.2. Phạm vi nghiên cứu
4. Mục đích và nghiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
5 .Phương pháp nghiên cứu
6. Đóng góp mới của đề tài
7. Bố cục của đề tài
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC SỬ DỤNG THUỐC LÁ ĐIỆN
TỬ CỦA SINH VIÊN
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Thuốc lá điện tử
1.1.2. Sử dụng thuốc lá điện tử của sinh viên
1.2. Phân loại và tác động của thuốc lá điện tử
1.2.1. Phân loại thuốc lá điện tử
1.2.2. Tác động của thuốc lá điện tử
1.3. Vấn đề sử dụng thuốc lá điện tử của sinh viên
1.3.1. Nhu cầu sử dụng thuốc lá điện tử của sinh viên
1.3.2.Mục đích sử dụng thuốc lá điện tử của sinh viên
1.3.3.Tần suất sử dụng thuốc lá điện tử của sinh viên
1.3.4. Thời điểm sử dụng thuốc lá điện tử của sinh viên
1.3.5. Địa điểm sử dụng thuốc lá điện tử của sinh viên
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc lá điện tử của sinh
viên
1.4.1. Yếu tố chủ quan
1.4.2. Yếu tố khách quan
Tiểu kết: Chương 1.

Chương 2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC LÁ ĐIỆN TỬ CỦA


SINH VIÊN KHOA HÀNH CHÍNH HỌC HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH
QUỐC GIA
2.1. Khái quát khoa Hành chính học Học viện Hành chính Quốc gia
2.2. Khảo sát thực trạng về việc sử dụng thuốc lá điện tử của sinh viên
khoa Hành chính học
2.2.1. Nhận thức của sinh viên về thuốc lá điện tử và phân loại thuốc
lá điện tử
2.2.2. Vấn đề sử dụng thuốc lá điện tử của sinh viên
2.2.2.1. Mục đích sử dụng thuốc lá điện tử
2.2.2.2. Thời gian, địa điểm sử dụng thuốc lá điện tử
2.2.3. Các yếu tố tác động đến hành vi sử dụng thuốc lá điện tử của
sinh viên
Tiểu kết: Chương 2.
Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ GIẢM THIỂU VIỆC SỬ DỤNG
THUỐC LÁ ĐIỆN TỬ CỦA SINH VIÊN KHOA HÀNH CHÍNH
HỌC HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
3.1. Tăng cường nhận thức của sinh viên về tác hại khi sử dụng thuốc
lá điện tử
3.2. Tổ chức đa dạng các hoạt động ngoại khóa tuyên truyền về tác hại
của thuốc lá điện tử
3.3 Nâng cao trách nhiệm của đội ngũ giáo viên và đoàn viên thanh
niên
Tiểu kết: Chương 3.
KẾT LUẬN:
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
PHỤ LỤC:
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1: Biểu đổ sử dụng thuốc lá điện tử của sinh viên


Biểu đồ 2: Nhận thức của sinh viên về thuốc lá điện tử
Biểu đồ 3: Biểu đồ phân loại thuốc lá điện tử của sinh viên
Biểu đồ 4: Mục đích sử dụng thuốc lá điện tử của sinh viên
Biểu đồ 5: Biểu đồ thể hiện tần suất sử dụng thuốc lá điện tử của sinh viên
Biểu đồ 6: Thời điểm sử dụng thuốc lá điện tử của sinh viên
Biểu đồ 7: Địa điểm sử dụng thuốc lá điện tử của sinh viên
Biểu đồ 8: Biểu đồ hiển thị yếu tố chủ quan dẫn tới việc sử dụng thuốc lá
điện tử của sinh viên
Biểu đồ 9: Biểu đồ hiển thị yếu tố khách quan dẫn tới việcsử dụng thuốc lá
điện tử của sinh viên
MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Thuốc lá điện tử hiện nay là một trong những thứ không còn xa lạ gì
đối với giới trẻ thời công nghệ 4.0. Sử dụng thuốc lá là một vấn đề gây tổn
hại sức khỏe nghiêm trọng đối với cả cá nhân và cộng đồng. Sự lệ thuộc
thuốc lá diễn ra rất nhanh. Hậu quả chính bao gồm tử vong sớm và bệnh tật
do bệnh tim mạch, phổi và nhiều loại ung thư khác, COPD (bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính), và các rối loạn khác. Thuốc lá điện tử là một trong những
phát minh nguy hại nhất và là nguyên nhân gây ra cái chết cho nhiều người.
Thuốc lá điện tử có chứa nhiều chất độc hại dẫn đến rất nhiều căn bệnh
nguy hiểm như ung thư vòm họng và ung thư phổi (hơi thở có mùi khó chịu
ở những người thường xuyên hút thuốc lá). Có thể hiểu thêm rằng, thuốc lá
điện tử là thiết bị chạy bằng pin dùng để làm nóng dung dịch lỏng (thường
chứa nicotine), biến dung dịch này thành hơi cùng những luồng khói có
hương thơm để người hút có thể hít vào phổi. Hầu hết các mẫu thuốc lá
điện tử hiện nay sử dụng ống chứa dung dịch – loại dùng một lần hoặc có
thể bơm dịch vào để dùng tiếp. Tuy nhiên, một số thành phần chất ma túy
cũng có thể được cho vào dưới dạng chất lỏng để tăng cảm giác của người
dùng, không rõ nguồn gốc và nồng độ, vì thế gây ra những hệ lụy khôn
lường cho học sinh.Thuốc lá điện tử mang lại không ít hậu quả cho xã hội
nói chung và mỗi con người nói riêng. Thuốc lá điện tử chứa nicotine là
chất gây nghiện, vì thế trẻ có thể vật vã khó chịu khi sử dụng. Nicotine còn
gây hại cho sự phát triển não bộ ở trẻ em, gây suy giảm trí nhớ, ảnh hưởng
đến trí tuệ do não bộ của trẻ chưa hoàn thiện. Thậm chí, có thể gây ra nguy
cơ đau thắt ngực, suy tim, đột quỵ, suy giảm miễn dịch, giảm sức đề
kháng.Thuốc lá điện tử với các ống dung dịch đốt không có định lượng về
nồng độ nicotine và tạp chất, dẫn đến nguy cơ người sử dụng tăng liều
lượng nicotine và gây ra ngộ độc cấp tính. Chính vì những lý do trên, thúc
đẩy nhóm chúng em lựa chọn vấn đề: “Thực trạng sử dụng thuốc lá điện
tử của sinh viên khoa Hành chính học Học viện Hành chính Quốc gia”
làm đề tài nghiên cứu.
2.Tổng quan tình hình nghiên cứu
Thời gian qua những vấn đề về “thuốc lá điện tử” đã và đang nhận
được nhiều sự quan tâm rất lớn không chỉ từ các nhà nghiên cứu mà bên
cạnh đó còn là các nhà giáo dục vì tính mục đích và vai trò của nó trong
mọi mặt đời sống hiện nay
Theo bác sĩ Hải Yến trong bài báo: “Mối nguy từ thuốc lá điện tử:
đe dọa sức khỏe giới trẻ” đã đưa ra những bằng chứng nghiên cứu của
mình rằng: “Đáng lưu ý trong 3,5% đang sử dụng thuốc lá điện tử thì nam
giới hút nhiều 1,5 lần so với nữ. Tuy nhiên, các bạn nữ hiện cũng đang có
khuynh hướng gia tăng sử dụng thuốc lá điện tử không khác nam giới.
Thuốc lá điện tử đang được quảng cáo nhắm tới nữ giới trẻ tuổi, với mục
đích khuyến khích nữ giới chứng minh bản thân bình đẳng với nam giới
bằng cách hút thuốc lá”. [1]
Theo các nhà khoa học từ Trung tâm Y tế Đại học Mainz (Đức),
dưới sự hướng dẫn của Giáo sư Thomas Munzel đã phát hiện ra rằng, khói
của thuốc lá điện tử ngay cả khi tiếp xúc trong thời gian ngắn sẽ gây ra rối
loạn chức năng mạch máu trong hệ thống tim mạch, não và phổi.[2]
Theo Giáo sư Munzel và các đồng nghiệp đã phân tích ảnh hưởng
của khói thuốc lá điện tử đối với chức năng mạch máu ở người hút thuốc và
động vật thí nghiệm. Họ đã đo lượng máu chảy trong động mạch cánh tay
của những người tham gia thí nghiệm trước và sau khi hút thuốc, để xem
động mạch trở nên cứng hơn như thế nào. Thí nghiệm có sự tham gia của
20 người khỏe mạnh. Các nhà khoa học phát hiện ra rằng ngay cả sau một
lần hút, các đối tượng thử nghiệm đã bị tăng nhịp tim và tăng căng thẳng
cho động mạch.[2]
Như vậy, có rất nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề “ Sử dụng thuốc
lá điện tử” nhưng chưa có tác giả nào nghiên cứu về “Thực trạng sử dụng
thuốc lá điện tử của sinh viên khoa Hành chính học Học viện Hành chính
Quốc gia”. Chính vì thế, đề tài mang tính mới và cần được nghiên cứu ở
các khía cạnh khác nhau.
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu mức độ sử dụng thuốc lá điện tử
của sinh viên Học Viện Hành Chính Quốc Gia.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Cơ sở lý luận về sử dụng thuốc lá điện tử của SV
Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc lá điện tử của SV Học Viện Hành
Chính Quốc Gia.
Đề xuất các giải pháp giảm thiểu sử dụng thuốc lá điện tử của sinh
viên trường Học Viện Hành Chính Quốc Gia.
4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Sử dụng thuốc lá điện tử của sinh viên
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung các nội dung sau:
- Nhu cầu sử dụng mạng thuốc lá điện tử của sinh viên
- Mức độ sử dụng thuốc lá điện tử của sinh viên
- Mục đích sử dụng thuốc lá điện tử của sinh viên
- Hành vi sử dụng thuốc lá điện tử của sinh viên
- Lợi ích và tác động tiêu cực khi sử dụng thuốc lá điện tử của sinh
viên.
+ Phạm vi về thời gian: Năm học 2022 - 2023
+ Phạm vi về khách thể: 101 sinh viên năm nhất khoa Hành chính
học, hệ chính quy, Học Viện Hành Chính Quốc Gia
5.Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: thu thập, tổng hợp và phân tích
các đề tài và các nghiên cứu đi trước để kế thừa và có chọn lọc xây dựng
tổng quan và lịch sử vấn đề góp phần hỗ trợ cho đề tài nghiên cứu của
nhóm.
- Phương pháp điều tra bảng hỏi: đây là phương pháp chính của đề
tài nhằm thu thập thêm những thông tin về tình trạng sử dụng thuốc lá điện
tử , mức độ sử dụng thuốc lá điện tử (thời gian sử dụng...) mục đích sử
dụng thuốc lá điện tử của sv, những tác động tiêu cực khi sử dụng thuốc lá
điện tử của sv. Với đề tài này chúng tôi sử dụng thiết kế nghiên cứu điều tra
một lần theo lát cắt ngang và sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:
Phiếu dành cho sv (phụ lục 1). Chúng tôi sử dụng các hình thức khảo sát
phát phiếu trực tiếp và khảo sát bằng phiếu online thông qua các trang
mạng như zalo, Facebook, google form.. Trước khi gửi phiếu và sau khi
nhận phiếu trả lời của nghiệm thể, nhóm nghiên cứu đều tiến hành bước
làm sạch phiếu. Kết quả 101 phiếu thu về đều đạt yêu cầu, đảm bảo tính
khách quan trong kết quả nghiên cứu.
- Phương pháp quan sát: để thu thập thông tin nhằm phục vụ đánh
giá thực trạng sử dụng thuốc lá điện tử sinh viên, nhóm nghiên cứu đã quan
sát thực trạng sử dụng thuốc lá điện tử của sinh viên mỗi giờ lên lớp và mỗi
giờ ra chơi. Để từ đó làm cơ sở đánh giá thực trạng sử dụng thuốc lá điện tử
của sinh viên.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: để thu thập thêm thông tin về thực
trạng sử dụng thuốc lá điện tử của sinh viên, nhóm nghiên cứu đã tiến hành
phỏng vấn sâu đối với sinh viên lớp 2205QLNA, Khoa Hành Chính Học,
Học Viện Hành Chính Quốc Gia.
- Phương pháp thống kê toán học: thông qua quá trình khảo sát,
chúng tôi thu thập được những dữ liệu mà sinh viên cung cấp, đưa ý kiến.
Để thống kê và khái quát hóa những con số chúng tôi sử dụng phương pháp
thống kê toán học để tính phần trăm cho các câu hỏi và phần trăm cho các
lựa chọn, tính điểm trung bình cho các câu trả lời.
6.Đóng góp mới của đề tài
Đề tài đã khảo sát và đưa ra những số liệu thực tế về vấn đề sử dụng
thuốc lá điện tử của sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia trong đó chỉ
ra nhu cầu mục đích sử dụng thuốc lá điện tử của sinh viên. Bên cạnh đó đề
tài cũng chỉ ra những hành vi sử dụng làm căn cứ để nhóm thuyết trình
nghiên cứu nắm bắt định hướng sử dụng của sinh viên trong thời gian tới
với phương pháp điều tra bằng hỏi, phương pháp quan sát, phương pháp
phỏng vấn sâu với đối tượng nghiên cứu là sinh viên, đề tài cung cấp số
liệu đáng tin cậy về sự tương đồng và khác biệt trong đánh giá về vấn đề sử
dụng thuốc lá điện tử của sinh viên dưới góc độ khác nhau.
Đồng thời kết quả nghiên cứu giúp cho sinh viên có cách nhìn tổng
quan về thuốc lá điện tử từ đó giải quyết những hạn chế về thuốc lá điện tử
và nâng cao lối sống lành mạnh của sinh viên khoa Hành chính học Học
viện hành chính Quốc gia trong thời gian tới. Trên cơ sở khái quát thực
trạng, nhóm nghiên cứu đã đề xuất được các nhóm giải pháp mang tính tích
cực như tăng cường nhận thức của sinh viên và các tác hại của thuốc lá
điện tử nâng cao trách nhiệm của sinh viên về việc hạn chế dùng thuốc lá
điện tử. Các giải pháp được trình bày chi tiết với các biện pháp thực hiện
được trình bày cụ thể đảm bảo triển khai có hiệu quả và thực tiễn.
Cùng với đó, nhóm nghiên cứu đã có những đề xuất cụ thể đối với sinh
viên khoa Hành chính học Học viện Hành chính Quốc gia có cơ sở để đề xuất
nâng cao giải pháp hạn chế sử dụng thuốc lá điện tử trong thời gian tới.
7.Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liêu tham khảo và phụ lục, đề tài có
kết cấu 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về sử dụng thuốc lá điện tử của sinh viên
Chương 2. Thực trạng sử dụng thuốc lá điện tử của sinh viên khoa
Hành chính học Học viện Hành chính Quốc gia
Chương 3. Một số giải pháp để giảm thiểu việc sử dụng thuốc lá điện
tử của sinh viên khoa Hành chính học Học viện Hành chính Quốc gia
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬ DỤNG THUỐC LÁ ĐIỆN TỬ CỦA SINH VIÊN
1.1. Một số khái niệm cơ bản:
1.1.1. Thuốc lá điện tử:
Thuốc lá điện tử là khái niệm nhận được sự quan tâm của nhiều nhà
nghiên cứu với các góc nhìn khác nhau, mỗi tác giả đưa ra khái niệm về
thuốc lá điện tử khác nhau dựa trên hướng nghiên cứu của mình.
PGS.TS. Phan Thu Phương đưa ra khái niện về thuốc lá điện tử như
sau: “thuốc lá điện tử là các sản phẩm cung cấp nicotine điện tử, có cấu tạo
bao gồm bộ phận pin, sạc, bộ phận gia nhiệt, dẫn dòng khí; bộ phận chứa
ống đựng dung dịch điện tử. Dung dịch này thường chứa nicotine, chất tạo
hương, propylene glycol và glycerin thực vật.”[3]
Thuốc lá điện tử (Electronic cigarettes) là thiết bị chạy bằng pin
dùng để làm nóng dung dịch lỏng, biến dung dịch này thành hơi để người
hút có thể hít vào phổi. Thuốc lá điện tử rất đa dạng về hình dạng và kích
thước. Một số thuốc lá điện tử được sản xuất dưới dạng thuốc lá truyền
thống, xì gà có loại giống cây bút, ổ USB và những vật dụng thường ngày
khác, nhưng kết cấu chung luôn bao gồm một pin, một bộ đốt và buồng
chứa dịch lỏng.
Thuốc lá điện tử tạo khói mà người dùng hít vào phổi bằng cách đốt
nóng dịch lỏng_vốn thường chứa nicotin, chất gây nghiện “khét tiếng”
trong thuốc lá truyền thống, xì gà và các sản phẩm thuốc lá khác – chất tạo
hương và các hóa chất tạo khói khác. Những người không hút thuốc nhưng
lại đứng gần những người dùng thuốc lá điện tử cũng không may hít phải
loại khói này khi người hút phả chúng vào không khí.
Thuốc lá điện tử có rất nhiều tên gọi: “e-cigs”, “e-hookahs”, “mods”,
“bút vape”, “vapes” ,... Thuốc lá điện tử có thể được dùng để hút cần sa và
các chất gây nghiện khác.Hơi thuốc từ thuốc lá điện tử hít từ thiết bị và phả
ra có thể chứa các chất gây hại và có nguy cơ gây hại, bao gồm:
Nicotin
Các hạt siêu mịn có thể bị hít sâu vào phổi
Chất tạo hương như diacetyl, vốn có thể gây các bệnh lý phổi nghiêm trọng
Các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi
Nhiều hoá chất gây ung thư
Kim loại nặng như niken, thiếc và chì
Theo đó, thuốc lá điện tử (Electronic cigarettes) là thiết bị chạy
bằng pin dùng để làm nóng dung dịch lỏng, biến dung dịch này thành hơi
để người hút có thể hít vào phổi. Hơi thuốc từ thuốc lá điện tử hít từ thiết bị
và phả ra có thể chứa các chất gây hại và có nguy cơ gây hại.
1.1.2. Sử dụng thuốc lá điện tử của sinh viên:
Trong những năm gần đây, thuốc lá điện tử đã dần trở nên phổ biến
hơn bao giờ hết. Tất cả các thống kê đều cho thấy rằng giới trẻ là thành
phần chính sử dụng thuốc lá điện tử và hơn nữa là có tình trạng nghiện
thuốc lá điện tử trầm trọng ở những người trẻ.
Khi sử dụng thuốc lá điện tử, một số người chỉ sử dụng ở không gian
riêng biệt hay khi ở một mình để không làm ảnh hưởng đến cuộc sống của
mọi người xung quanh. Nhưng bên cạnh đó, cũng tồn tại một bộ phận
những người sử dụng loại hình thuốc lá thế hệ mới này ở mọi lúc mọi nơi,
thậm chí ở nơi đông người. Hơn thế nữa, một số người còn có dấu hiệu lôi
kéo, dụ dỗ những bạn bè đồng trang lứa hay những người xung quanh mình
sử dụng thuốc lá điện tử. Nhưng với hình thức nào đi chăng nữa thì sử dụng
thuốc lá điện tử cũng là hoạt động của mỗi cá nhân sử dụng thuốc lá điện
tử làm công cụ, phương tiện để thỏa mãn những nhu cầu, mục đích khác
nhau trong cuộc sống.
Sinh viên là một trong những đối tượng sử dụng thuốc lá điện tử hiện
nay. Việc sử dụng thuốc lá điện tử trong sinh viên cũng khá phổ biến. Mục
đích sử dụng thuốc lá điện tử của sinh viên đa số là để tìm cảm giác thư
giãn, sảng khoái, phục vụ cho ham muốn cá nhân. Một số sinh viên thiếu
hiểu biết còn sử dụng thuốc lá điện tử như món đồ trang sức thể hiện cá
tính của bản thân. Bên cạnh đó, nhiều sinh viên còn sử dụng thuốc lá điện
tử chỉ đơn giản để thỏa mãn trí tò mò hay bắt chước theo bạn bè xung
quanh. Như vậy, sử dụng thuốc lá điện tử của sinh viên là hoạt động của
mỗi sinh viên sử dụng thuốc lá điện tử làm công cụ, phương tiện để thỏa
mãn các mục đích, nhu cầu cá nhân khác nhau trong cuộc sống.
1.2. Phân loại và tác động của thuốc lá điện tử
1.2.1. Phân loại thuốc lá điện tử
Với sự phát triển nhanh đến chóng mặt của thuốc lá điện tử, ngày
càng xuất hiện nhiều loại khác nhau. Dựa vào từng dòng thuốc cụ thể, vape
được phân loại và gọi bằng những cái tên khác nhau:
Phổ biến nhất là Vape đây được xem như phiên bản nguyên thuỷ
nhất của thuốc lá điện tử trên thị trường. Cách thức vận hành của loại Vape
này khá đơn giản. Bạn chỉ cần châm tinh dầu kết hợp điều chỉnh thông qua
hệ thống nút bấm. Buồng đốt sẽ thực hiện công việc đun nóng tinh dầu và
chuyển hóa nó thành những làn khói dày dặn, đậm đà hương vị .
Pod system: khi Vape có nhược điểm phải mang thêm nhiều phụ
kiện thì loại này đã được tạo nên để khắc phục điều đó. Toàn bộ thiết kế sẽ
trở nên tối giản. Ưu điểm của là Pod System sử dụng kèm theo loại Juice
khác biệt, với phần trăm nicotine rất cao.
Ngoài ra loại IQOS: đến từ xứ sở mặt trời mọc – Nhật Bản là quốc
gia tiên phong trong việc sản xuất loại vape này. Không như những dòng
thuốc lá điện tử khác, IQOS có nhiệt độ đốt thấp hơn rất nhiều. Nguyên
nhân là vì loại vape này không đốt cháy điếu mà chỉ nung nóng nhằm sinh
khói. Từ đó hạn chế được mùi hôi khó chịu như thuốc lá truyền thống.
1.2.2. Tác động của thuốc lá điện tử
Hiện nay, sinh viên tìm đến thuốc lá điện tử với lầm tưởng rằng đây
là một giải pháp giúp cái nghiện thuốc lá truyền thống và sử dụng thuốc lá
điện tử là vô hại hoặc ít gây hại đến sức khỏe. Nhưng thực tế thuốc lá điện
tử không phải là sản phẩm ít gây hại đến sức khỏe hơn thuốc lá thông
thường mà thậm chí còn nguy hiểm hơn. Một trong những thành phần chủ
yếu của thuốc lá điện tử chính là hóa chất Nicotine. Đây là một chất rất độc
khi có thể gây ra các bệnh tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, gây hại cho sự phát
triển não bộ ở thanh thiếu niên. Nicotine còn là một chất gây nghiện và khi
sử dụng quá liều có thể gây ngộ độc. Một thành phần khác của thuốc lá
điện tử là Glycerin, propylene glycol-một chất gây ung thư khi được nung
nóng, hóa hơi cùng với đó là rất nhiều các chất gây nghiện khác. Bên cạnh
đó, thuốc lá điện tử có rất nhiều hương vị khác nhau, điều này làm tăng tính
hấp dẫn nhưng cũng tăng nguy cơ mất an toàn. Một mối nguy hại khác là
các thiết bị trong thuốc lá điện tử có thể gặp lỗi, hỏng và gây nổ từ đó có
thể gây các chân thương nghiêm trọng đến vùng mặt, cổ, mũi, mặt,.. Chính
vì thế, thuốc lá điện tử ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của sinh viên.
Với những tác hại của thuốc lá điện tử đến với não bộ thì việc sử
dụng loại thuốc lá thế hệ mới này sẽ ảnh hưởng không ít đến quá trình học
tập của sinh viên. Như đã nói ở trên, Nicotine trong thuốc lá điện tử ảnh
hưởng trực tiếp đến não bộ người sử dụng chính vì thế những sinh viên
dùng đến thuốc lá điện tử thường có biểu hiện giảm chú ý và tập trung, khả
năng đưa ra quyết định kém, thay đổi tính cách và có nhiều hành động thất
thường, suy giảm nghiêm trọng khả năng học tập của sinh viên. Đó là khi
Nicotine được đưa vào cơ thể thường xuyên, còn một khi người sử dụng đã
nghiện Nicotine nhưng không được đáp ứng điều này sẽ khiến họ trở nên
cáu gắt, lo âu, mất ngủ và thậm chí là trầm cảm. Chính vì thế, thuốc lá điện
tử còn gây nên nhiều tác hại trong quá trình học tập của sinh viên.
Bên cạnh đó, nỗi lo về tài chính cũng là một trong những tác hại đối
với sinh viên khi sử dụng thuốc lá điện tử. Với nhiều sinh viên khi phải
sống xa gia đình, việc quản lí chi tiêu cá nhân là rất khó khăn với những
nhu cầu ăn uống, sinh hoạt, di chuyển,…Nhưng giờ đây với việc sử dụng
và nghiện thuốc lá điện tử, sinh viên còn phải tốn hàng trăm nghìn đồng
mỗi tháng để mua các thiết bị của thuốc lá điện tử hay các dung dịch tạo
mùi vị có chứa Nicotine…Từ đó, việc sử dụng thuốc lá điện tử còn mang
đến nỗi lo về tài chính cho sinh viên.
1.3. Vấn để sử dụng thuốc lá của sinh viên
1.3.1. Nhu cầu sử dụng thuốc lá điện tử của sinh viên:
Trong những năm gần đây, trào lưu sử dụng thuốc lá điện tử đã và
đang dần trở nên phổ biến đối với giới trẻ, đặc biệt là sinh viên. Mặc dù
chưa được luật pháp cho phép sử dụng ở nước ta nhưng các loại thuốc lá
thế hệ mới vẫn xuất hiện trên thị trường. Tuy loại thuốc lá này chứa nhiều
độc tố ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nhưng lại được một bộ phận các
bạn sinh viên ưa thích sử dụng. Một nhu cầu để sinh viên tìm đến thuốc lá
điện tử là nhu cầu được thư giãn. Trong các sản phẩm thuốc lá điện tử hầu
hết đều có một thành phần hóa chất là nicotine. Đây là một chất rất độc hại
và gây nghiện nhưng khi được sử dụng, nicotine sẽ giải phóng một số hoạt
chất ở não bộ con người tạo cảm giác hưng phấn, thoải mái, giảm lo âu,
căng thẳng. Chính vì thế, một bộ phận sinh viên khi gặp áp lực về gia đình, về
xã hội, về học tập hay chỉ khi gặp phải chuyện buồn phiền họ thường sử dụng
thuốc lá điện tử như một liều thuốc tinh thần để giải tỏa căng thẳng và cảm
thấy thư giãn.
Không chỉ để đáp ứng nhu cầu thư giãn, sinh viên sử dụng thuốc lá
điện tử còn là để thỏa mãn nhu cầu thể hiện cá tính của bản thân. Bên cạnh
quần áo, trang sức,.. thì việc cầm trên tay thuốc lá điện tử còn được một số
sinh viên xem là một hình ảnh rất cá tính, rất thời thượng. Vì thế thuốc lá
điện tử đã dần trở nên là một món đồ trang sức không thể thiếu của sinh
viên mỗi khi đến trường hay thậm chí là mỗi khi ra khỏi nhà.
1.3.2. Mục đích sử dụng thuốc lá điện tử của sinh viên:
Bên cạnh áp lực về học tập, nhiều sinh viên hiện nay còn có những
nỗi bận tâm khác cần phải lo nghĩ như: công việc tương lai, gia đình, sức
khỏe, tài chính…Điều này sẽ tác động và tạo nên sự căng thẳng, mệt mỏi,
ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tâm thần của sinh viên. Trong thời điểm
chưa nhận thức rõ về tác hại của thuốc lá điện tử, sinh viên tìm đến loại
thuốc lá thế hệ mới này với mục đích để giải tỏa căng thẳng, phiền muộn.
Từ đó, sinh viên trở nên nghiện thuốc lá điện tử, phải tiếp tục sử dụng
thuốc lá điện tử để duy trì cảm giác dễ chịu và tránh né những cảm giác khó
chịu do thiếu thuốc lá điện tử gây ra.
Với việc chúng ta đang sống trong thời đại cách mạng công nghiệp
4.0, mọi thứ đều được cải tiến dưới sự hỗ trợ của công nghệ. Việc hút thuốc
lá cũng như được cải tiến với sự ra đời của thuốc lá điện tử. Vì thế, sinh
viên sử dụng thuốc lá điện tử với mục đích thể hiện sự thời thượng, cá tính
của bản thân.
Bên cạnh đó, một số sinh viên còn sử dụng thuốc lá điện tử với mục
đích để thỏa trí tò mò, muốn tìm thử cảm giác mới. Với việc nhìn thấy
nhiều người xung quanh mình sử dụng, sinh viên không thể tránh khỏi tính
hiếu kì và tiếp cận thuốc lá điện tử để trải nghiệm. Nhưng do chịu tác động
của những chất gây nghiện trong đó, sinh viên dần không thể ngưng sử dụng
thuốc lá điện tử.
1.3.3. Tần suất sử dụng thuốc lá điện tử của sinh viên:
Một yếu tố để đánh giá mức độ tác hại của thuốc lá điện tử đối với
sinh viên đó là tần suất sử dụng thuốc lá điện tử của họ. Tùy vào nhu cầu sử
dụng, sinh viên sẽ có những tần suất sử dụng thuốc lá điện tử khác nhau sao
cho thỏa mãn được những nhu cầu đó và đi cùng với tần suất sử dụng ấy cũng
sẽ là mức độ tác động đến sức khỏe sinh viên.
Trước tiên là đối với sinh viên sử dụng thuốc lá điện tử với nhu cầu
thư giãn, thường những sinh viên này chỉ sử dụng chúng vào những lúc lo âu,
buồn rầu, hay gặp phiền muộn trong cuộc sống. Chính vì thế để đánh giá tần
suất sử dụng thuốc lá điện tử của sinh viên trong trường hợp này còn phải dựa
vào tâm trạng, hoàn cảnh và cách nhìn nhận cuộc sống của họ mỗi ngày.
Những sinh viên có sử dụng thuốc lá điện tử lại mang tâm trạng tiêu cực và
gặp phải nhiều áp lực, chuyện buồn phiền trong cuộc sống sẽ có một tần suất
sử dụng thuốc lá điện tử cao, từ đó dẫn đến một tình trạng sức khỏe đáng báo
động. Còn đối với những sinh viên luôn mang một tinh thần lạc quan, vui vẻ
sẽ ít khi tìm đến thuốc lá điện tử, với tần suất sử dụng thấp như vậy sẽ giảm đi
phần nào những tác hại của thuốc lá điện tử đến với họ.
Tiếp theo là đối tượng sinh viên sử dụng thuốc lá điện tử với như cầu
thể hiện bản thân. Với những sinh viên này, cầm trên tay thuốc lá điện tử và
sử dụng chúng là một cách để thể hiện cá tính, thể hiện sự thời thượng nên họ
thường luôn mang bên mình thuốc lá điện tử. Chính vì thế, có thể nói những
sinh viên này dùng thuốc lá điện tử ở mọi lúc mọi nơi, sử dụng thuốc lá điện
tử với tần suất rất cao mỗi ngày. Với tần suất ấy, đối tượng sinh viên này sẽ có
nguy cơ cao mắc phải những căn bệnh nguy hiểm do các chất độc trong thuốc
lá điện tử mang lại.
1.3.4. Thời điểm sử dụng thuốc lá điện tử của sinh viên:
Tuy việc sử dụng thuốc lá điện tử ở sinh viên hiện nay là khá phổ biến
nhưng không phải tất cả những sinh viên này đều bắt đầu sử dụng thuốc lá
điện tử khi lên môi trường Đại học, Cao đẳng…
Theo những thông tin thu thập của Trung tâm Y tế quận Gò Vấp, thành
phố Hồ Chí Minh thì năm 2020, kết quả Điều tra tình hình sử dụng thuốc lá ở
34 tỉnh, thành phố của Việt Nam đã cho thấy tỉ lệ nam giới trưởng thành hiện
đang sử dụng thuốc lá điện tử là 5,6%, nữ giới trưởng thành sử dụng thuốc lá
điện tử là 1%. Một nghiên cứu khác do viện Chiến lược và Chính sách y tế
tiến hành cũng trong năm 2020 cũng cho thấy rằng tỉ lệ đang sử dụng thuốc lá
điện tử ở học sinh lớp 8-12 là 8,35%, học sinh lớp 10-12 là 12,6%. Những kết
quả trên đã cho thấy, không phải chỉ khi đạt đến độ tuổi trưởng thành thì các
bạn sinh viên mới dùng đến thuốc lá điện tử mà ngay cả ở những thời điểm
còn rất sớm như khi còn là học sinh lớp 8-12 đã xuất hiện tình trạng sử dụng
loại thuốc lá thế hệ mới này.[4]
1.3.5. Địa điểm sử dụng thuốc lá điện tử của sinh viên:
Hiện nay, với việc thuốc lá điện tử đã trở nên phổ biến và được quảng
bá mạnh mẽ trên nhiều trang mạng xã hội đã làm cho trào lưu sử dụng thuốc
lá điện tử ở sinh viên không còn hiếm gặp, vì thế đối với nhiều sinh viên chưa
có nhận thức đúng đắn đã không chỉ sử dụng thuốc lá ở không gian cá nhân
mà xem việc sử dụng thuốc lá điện tử như một hành vi vô hại có thể sử dụng
mọi nơi. Mọi người có thể bắt gặp những làn khói thuốc lá điện tử ở những
nơi có sự xuất hiện nhiều của các bạn sinh viên như quán cà phê, công viên,
các quán ăn gần trường học,…Việc sử dụng thuốc lá điện tử ở những nơi công
cộng như thế đã vi phạm nghiêm trọng các tiêu chuẩn cộng đồng, làm ảnh
hưởng đến sức khỏe của nhiều người khác.
Bên cạnh đó, một số sinh viên với tư duy rằng thuốc lá điện tử là một
món đồ thể hiện cá tính thì còn sử dụng chúng ở cả trường học. Trong giờ giải
lao hay sau các giờ học, những bạn trẻ ấy có thể hút thuốc lá điện tử ở nhà vệ
sinh, phía sau trường học hay thậm chí ở ngay hành lang các lớp học hay trên
sân trường miễn là không có thầy, cô hay các nhân viên nhà trường. Đây là
một hành động thể hiện ý thức kém của một số sinh viên, điều này tạo nên
một hình ảnh xấu trong môi trường giáo dục, thêm vào đó là còn biến những
sinh viên hít phải làn khỏi thuốc trở thành người sử dụng thuốc lá điện tử thụ
động, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của họ.
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc lá điện tử của sinh viên
1.4.1 Yếu tố chủ quan:
Yếu tố chủ quan đầu tiên là động cơ của sinh viên khi sử dụng thuốc
lá điện tử. Khi nói đến động cơ là nói đến động lực, sự định hướng, thúc
đẩy và duy trì một hoạt động hay hành vi nào đó của con người giúp con
người thỏa mãn các nhu cầu về cả tinh thần lẫn vật chất. Có nhiều quan
niệm về động cơ nhưng có thể hiểu động cơ là tổng hợp các yếu tố thúc đẩy
con người hành động như: mong muốn, tình cảm, niềm tin, khát vọng tư
duy và thói quen... Để đánh giá được khách quan bản chất hành vi của mỗi
người cần xem xét động cơ xuất phát bên trong của họ là rất quan trọng, nó
là tiền đề để đánh giá hành vi của họ. Vì vậy mà trong thực tế, có rất nhiều
người có hành vi tương tự giống nhau nhưng với động cơ khác nhau, thì
mỗi người lại có cách thức hành động khác nhau và rõ ràng là kết quả sẽ
khác nhau. Từ những phân tích trên cho thấy khi sử dụng thuốc lá điện tử,
yếu tố bên trong là động cơ thúc đẩy sinh viên quyết định sử dụng đến
thuốc lá điện tử để thỏa mãn nhu cầu của bản thân.
Yếu tố chủ quan tiếp theo là thái độ của sinh viên khi sử dụng thuốc
lá điện tử. Thái độ có thể nói là một thuật ngữ bao hàm cách con người
nhìn nhận và tiếp cận các vấn đề trong cuộc sống. Thái độ có thể là những
đánh giá tốt hay xấu, đồng tình hay không đồng tình là những xu hướng
mang tính nhất quán của cá nhân thể hiện bằng việc ủng hộ hay không ủng
hộ về một vấ đề nào đó. Thái độ của sinh viên khi sử dụng thuốc lá điện tử
là những đánh giá về nhận thức của họ về thuốc lá điện tử. Như vậy cần
hiểu rằng để hình thành được ý thức khi sử dụng thuốc lá điện tử của người
dùng nói chung và sinh viên nói riêng cần làm cho họ nhận thức được
thuốc lá điện tử là gì, tác động của thuốc lá điện tử đến sức khỏe và đời
sống của người sử dụng ra sao để có những hành vi cụ thể.
Một yếu tố chủ quan nữa là đặc điểm tâm lý lứa tuổi ảnh hưởng đến
việc sử dụng thuốc lá điện tử của sinh viên. Sinh viên là những bạn trẻ bên
cạnh những ước mơ, khát khao đúng đắn thì cũng không tránh khỏi sự hiếu
kỳ, tò mò, thích trải nghiệm những cảm giác lạ. Khi nhìn thấy bạn bè đồng
trang lứa sử dụng thuốc lá điện tử, sinh viên có thể tìm đến loại thuốc lá thế
hệ mới này chỉ với mục đích là “dùng thử” nhưng rồi từ đó trở nên nghiện
thuốc lá điện tử và không thể thoát ra được. Bên cạnh đó, phong cách, cá
tính cũng là một điều giới trẻ hay các bạn sinh viên rất quan tâm, nhiều sinh
viên có suy nghĩ lệch lạc còn sử dụng thuốc lá điện tử như một cách thể
hiện cái tôi của bản thân. Thêm vào đó, do việc cộng đồng sử dụng thuốc lá
điện tử ngày càng lan rộng cho nên khi chưa được nhận thức rõ ràng về tác
hại của chúng, sinh viên có thể sử dụng thuốc lá điện tử với mong muốn
hòa đồng, giao lưu, làm quen thêm nhiều bạn bè mới.
1.4.2 Yếu tố khách quan:
Trong những năm gần đây, sinh viên có xu hướng hút thuốc lá điện
tử và hút thuốc lá nung nóng ngày một gia tăng. Vì cho rằng, hút hai loại
này chỉ để nhả khói cho vui và dùng để cai nghiện hút thuốc lá điếu truyền
thống. Nhưng suy nghĩ như vậy là chưa hoàn toàn đúng, bởi những tác hại
của thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng ảnh hưởng đến sức khỏe không
thua kém gì thuốc lá điếu truyền thống. Hiển nhiên, mức độ nguy hại đến
sức khỏe và để lại những hậu quả khó lường cho cả người hút và người
xung quanh.
Nicotine có trong thuốc lá điện tử là một chất gây nghiện và cực kì
độc hại, tuy nhiên khi Nicotine vào trong cơ thể con người điều đầu tiên mà
nó mang đến lại là một cảm giác hưng phấn, thoải mái, sảng khoái. Chính
vì thế, khi gặp chuyện buồn phiền hay áp lực trong việc học tập, sinh viên
thường bỏ qua những tác hại không lường của thuốc lá điện tử mà sử dụng
chúng như một cách để thư giãn. Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến
việc sinh viên sử dụng thuốc lá điện tử.
Có thể nói, thuốc lá điện tử được thiết kế đa dạng với hình dáng bắt
mắt: có thể giống điếu thuốc lá truyền thống hoặc giống như bút, ổ đĩa,
hình thỏi son,... Bởi sự “mới lạ” của thuốc lá điện tử với hương thơm hấp
dẫn (kẹo, trái cây,..) cùng những lời quảng cáo: không gây hại, “văn hóa
hút thuốc lành mạnh”, sành điệu, thuốc lá thế hệ mới,... đã đánh trúng vào
tâm lý thích thể hiện cái tôi của “tuổi mới lớn” và rất nhanh chóng lan
truyền rộng rãi.
Tiểu kết chương 1
Tóm lại, trong chương 1 nhóm tác giả đã khái quát các nội dung về
thuốc lá điện tử và sử dụng thuốc lá điện tử của sinh viên. Nhóm nghiên
cứu trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu đi trước đã khái quát và đưa ra một
số khái niệm cơ bản như: khái niệm thuốc lá điện tử, khái niệm sử dụng
thuốc lá điện tử của sinh viên; phân loại, tác động của thuốc lá điện tử.
Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu đề cập đến vấn đề sử dụng thuốc lá điện tử
của sinh viên với các khía cạnh như: nhu cầu sử dụng, mức độ sử dụng,
mục đích sử dụng thuốc lá điện tử cơ bản của sinh viên. Cuối cùng nhóm
nghiên cứu đã khái quát những yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng
đến sử dụng thuốc lá điện tử của sinh viên.
Chương 2
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC LÁ ĐIỆN TỬ CỦA SINH VIÊN KHOA
HÀNH CHÍNH HỌC HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
2.1. Khái quát khoa Hành chính học, Học viện Hành chính quốc gia:
Khoa Hành chính học chuyên ngành Quản lý nhà nước cung cấp
những kiến thức cơ bản về hành chính học và kiến thức chuyên sâu về quản
lý hành chính nhà nước để sau khi tốt nghiệp, sinh viên có kiến thức và kỹ
năng hành chính đảm đương được công việc của chuyên viên trong lĩnh
vực hành chính và quản lý hành chính nhà nước. Khoa Hành chính học thu
hút đông đảo sinh viên với số lượng trên 400 sinh viên đã thi và trúng tuyển
và được chia thành 5 lớp trong khoá 22 nói riêng và khoảng hơn trăm sinh
viên đỗ tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý nhà nước nói chung đã tìm được
cho mình một chỗ đứng vững chắc trong ngành trong nghề.
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội (tiếng Anh: Hanoi University of
Home Affairs) là cơ sở giáo dục đại học công lập được thành lập năm 1971
trực thuộc Bộ Nội vụ và được đổi tên vào ngày 14 tháng 11 năm 2011 trên
cơ sở nâng cấp từ trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội. Vì thế, sau khi ra
trường sinh viên sẽ có cơ hội làm việc tại các doanh nghiệp lớn của Việt
Nam hoặc nước ngoài. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ là một trong
những nhiệm vụ quan trọng nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất
tốt, chuyên môn vững vàng đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách hành
chính nhà nước trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trường đã tự khẳng định được vị thế của mình trước yêu cầu của ngành và
nhu cầu của xã hội.Ngày 15 tháng 09 năm 2022, Chính phủ ban hành Nghị
định 63/2022 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Bộ Nội vụ quyết định sáp nhập trường Đại học Nội vụ Hà Nội vào
trường Học viện Hành chính Quốc gia.
2.2.Khảo sát thực trạng về việc sử dụng thuốc lá điện tử của sinh viên
khoa Hành chính học Học viện Hành chính Quốc gia
2.2.1. Nhu cầu sử dụng thuốc lá điện tử của sinh viên:

Biểu đồ 1:
Biểu đổ sử dụng thuốc lá điện tử của sinh viên
Thuốc lá điện tử hiện nay là một trong những thứ không còn xa lạ gì
đối với giới trẻ thời công nghệ 4.0. Sử dụng thuốc lá là một vấn đề gây tổn
hại sức khỏe nghiêm trọng đối với cả cá nhân và cộng đồng. Sự lệ thuộc
thuốc lá điện tử diễn ra rất nhanh. Kết quả ở biểu đồ 1 cho thấy 69,3% sinh
viên lựa chọn không sử dụng, sinh viên có sử dụng thuôc lá điện tử chiếm
30,7% trên tổng số 101 người. Điều này cho thấy việc sử dụng thuốc lá
điện tử của sinh viên cũng khá phổ biến và khá quen thuộc. Tuy nhiên, số
lượng sinh viên không dùng thuốc lá điện tử cũng chiếm hơn ½ số lượng.
Điều này cho thấy rằng, tuy việc sử dụng thuốc lá điện tử rất phổ biến
nhưng cũng chỉ tồn tại một số ít sinh viên đã và đang sử dụng hằng ngày.
Qua biểu đồ trên cho ta thấy rằng, việc sử dụng thuốc lá điện tử đối
với sinh viên năm nhất khoa Hành chính học Học viện Hành chính Quốc
gia khá là phổ biến. Số lượng sinh viên không sử dụng thuốc lá điện tử
chiếm nhiều hơn so với việc sinh viên sử dụng thuốc lá, nhưng mức độ sử
dụng thuốc lá điện tử của sinh viên lại rất thường xuyên. Để tìm hiểu rõ hơn
về thực trạng này, chúng tôi tiến hành khảo sát sử dụng thuốc lá điện tử của
sinh viên năm nhất khoa Hành chính học Học viện Hành chính Quốc gia.
2.2.2. Nhận thức của sinh viên về thuốc lá điện tử:
Biểu đồ 2: Nhận thức của sinh viên về thuốc lá điện tử

Trong vấn đề về sử dụng thuốc lá điện tử trong sinh viên, việc tìm
hiểu nhận thức của sinh viên về thuốc lá là một điều vô cùng quan trọng.
Với câu hỏi “Thuốc lá điện tử là gì?” thì những câu trả lời thu thập được từ
các bạn sinh viên có sử dụng thuốc lá điện tử Khoa Hành chính học, Học
viện Hành chính Quốc gia đã có đến 79,1% trong đó là trả lời đúng, theo đó
đã có 20,3% sinh viên trả lời sai. Điều này cho thấy nhiều bạn sinh viên đã
có tìm hiểu và đã hiểu biết về thuốc lá điện tử trước khi sử dụng, nhưng
cũng đã nảy sinh ra một mâu thuẫn là hầu hết các bạn đã hiểu rõ về tác hại
của loại thuốc lá thế hệ mới này nhưng vẫn duy trì việc sử dụng chúng.
Việc đã tìm hiểu trước khi sử dụng cũng phần nào giảm bớt các rủi ro bất
ngờ xảy ra nhưng vẫn cần phải có sự tuyên truyền mạnh mẽ hơn để các bạn
từ bỏ hẳn việc hút thuốc lá điện tử. Bên cạnh đó, việc khảo sát cũng đã thể
hiện còn tồn tại nhiều sinh sử dụng thuốc lá điện tử chưa có nhận thức tốt
về chúng. Đây là một mối hiểm nguy lớn, vì khi không hiểu rõ về cơ chế
hoạt động của thuốc lá điện tử sẽ dẫn đến nhiều những hậu quả không
lường trước được cho người sử dụng chúng. Vì thế cần phải nâng cao hơn
nữa nhận thức của sinh viên trong Khoa Hành chính học về thuốc lá điện tử.
2.2.3. Phân loại thuốc lá điện tử:
Biểu đồ 3: Biểu đồ phân loại thuốc lá điện tử của sinh viên

Với việc tỉ lệ sử dụng thuốc lá điện tử của giới trẻ, đặc biệt là các
bạn sinh viên ngày càng gia tăng thì càng nảy sinh thêm một mối lo ngại đó
là nhận thức của sinh viên về các loại thuốc lá điện tử trước khi sử dụng.
Việc không hiểu biết về loại thuốc lá điện tử bản thân đang sử dụng như sử
dụng các loại thuốc lá điện tử có nồng độ chất gây nghiện quá cao có thể sẽ
mang đến những rủi ro khôn lường. Bên cạnh đó, các bạn sinh viên cũng là
những người trẻ tuổi, nhận thức chưa cao lại mang tính tò mò, hiếu thắng
nên có thể sẽ dùng thuốc lá điện tử một cách vô tội vạ.
Vì thế, việc tìm hiểu về các loại thuốc lá điện tử là vô cùng quan
trọng. Theo bảng khảo sát về mức độ nhận biết của sinh viên về các loại
thuốc lá điện tử ở trên: có 65.1% trong số 63 bạn sinh viên tham gia khảo
sát đã chọn được phương án đúng, đồng nghĩa với việc đã có 34.9% sinh
viên đã lựa chọn sai. Những con số trên cho thấy một hiện trạng đáng lo
ngại khi vẫn có nhiều sinh viên khoa Hành chính học thuộc Học viện Hành
chính quốc gia đã sử dụng thuốc lá điện tử nhưng chưa hiểu rõ về các loại
thuốc lá mà mình đang sử dụng. Việc nhiều sinh viên chưa có nhận thức rõ
về loại sản phẩm mình đang dùng mà đưa trực tiếp chúng vào trong cơ thể
sẽ mang đến những vấn đề sức khỏe đáng lo ngại, không chỉ ảnh hưởng đến
sức khỏe lâu dài mà đôi khi có thể sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến tính mạng.
Minh chứng cho điều này đó là đã ghi nhận nhiều ca ngộ độc hay bị mất ý
thức khi sử dụng thuốc lá điện tử.
Từ khảo sát trên còn cho thấy việc tuyên truyền về tác hại của thuốc
lá điện tử trong Khoa còn chưa cao hay hiệu quả trong các buổi tuyên
truyền còn thấp cho nên nhiều sinh viên vẫn chưa có đủ sự hiểu biết về
thuốc lá điện tử. Bên cạnh đó, trách nhiệm của những địa điểm mua bán
loại thuốc lá điện tử trái phép này cũng đáng được nhắc đến. Việc những
người bán hàng chỉ quan tâm đến doanh thu, chỉ cố gắng thu hút khách
hàng mà không có sự tư vấn, hỗ trợ cũng là một nguyên nhân lớn gây nên
những hậu quả xấu của thuốc lá điện tử. Chính vì thế, có thể khẳng định lại
việc phổ biến, tuyên truyền để nâng cao nhận thức của sinh viên về thuốc lá
điện tử là vô cùng quan trọng và là một giải pháp, nhiệm vụ để Khoa Hành
chính giảm thiểu rủi ro mà thuốc lá điện tử mang lại cho sinh viên.
2.2.4. Mục đích sử dụng thuốc lá điện tử:

Biểu đồ 4: Mục đích sử dụng thuốc lá điện tử của sinh viên

Từ kết quả khảo sát từ biểu đồ 4, cho thấy mục đích sử dụng thuốc lá
điện tử rất cụ thể trong những ý kiến thì chiếm 64,2% sinh viên lựa chọn
mục đích để giải trí, xả stress, giải toả căng thẳng xếp vị trí số 1. 26,9% cho
rằng mục đích sử dụng thuốc lá điện tử là để chạy theo xu hướng xếp vị trí
thứ 2. Còn lại 8,9% sinh viên lựa chọn mục đích khác. Thực trạng hút
thuốc lá điện tử đang lan truyền rộng rãi trong giới trẻ hiện nay là từ ý thức
của bản thân nhiều bạn sinh viên. Với quan niệm lệch lạc cho rằng hút
thuốc lá điện tử là một cách chứng tỏ sự chững chạc, trưởng thành và thể
hiện được cá tính của bản thân nên nhiều bạn đã tập tành việc hút thuốc rồi
dần dần hình thành thói quen sử dụng thuốc lá điện tử. Bên cạnh đó, không
hiếm bạn hút thuốc lá điện tử do tâm lý bắt chước và nghe theo bạn bè và
cũng có nhiều bạn tìm đến thuốc lá như một giải pháp giúp giảm đi stress,
căng thẳng.
Nhiều bạn sinh viên trước giờ không hút thuốc lá điện tử nhưng vì áp
lực cuộc sống đã tìm đến thuốc lá điện tử như một giải pháp giảm stress,
giảm căng thẳng. Vô hình chung, những vấn đề trong cuộc sống lại trở
thành mục đích của việc hút thuốc lá điện tử. Để rồi thuốc lá trở thành
người bạn không thể thiếu của nhiều người mỗi khi buồn. Đặc biệt hiện
nay, việc mua bán thuốc lá dễ dàng đối với trẻ vị thành niên, sự thiếu quan
tâm nhắc nhở của người lớn dẫn đến tăng tỷ lệ hút thuốc lá ở sinh viên. Có
một số bạn sinh viên bỗng nhiên lại tìm đến với thuốc lá điện tử và đây
cũng trở thành một trong những nguyên nhân của việc hút thuốc lá điện tử
đáng quan tâm nhất. Hít một hơi họ có những phút giây thư thái đầu óc và
tỉnh táo hơn trong những quyết định. Những người nhiều suy nghĩ, họ lại
muốn lấy thuốc lá điện tử làm bạn. Và dần dần người bạn chợt đến ấy lại
bỗng nhiên trở thành cố tri và bám lấy họ suốt đời.
Còn một điều mà sinh viên hút thuốc lá điện tử cũng không ngờ
được mục đích của việc hút thuốc lá điện tử chính là sự chứng tỏ của bản
thân. Đa số những người đến với thuốc lá điện tử đều là từ những cậu thanh
niên “loai choai”, thích thể hiện, thích chứng minh mình là những người
trưởng thành. Lứa tuổi ấy mới bắt đầu trưởng thành nên muốn chứng tỏ bản
lĩnh vì họ cho rằng mình đã lớn, mà đã lớn thì phải biết hút thuốc lá, uống
rượu bia. Chính điều này cũng đã trở thành quan niệm của một số sinh viên
và từ đó sinh ra việc hút thuốc lá điện tử như vậy. Từ hút thuốc lá điện tử
đến hút thuốc phiện, sa vào tệ nạn ma túy và kết thúc cuộc đời trong khói
thuốc là việc dễ xảy ra. Cho nên, xây dựng trường học không thuốc lá là
trách nhiệm của các nhà quản lý và sự vào cuộc của toàn xã hội. Để hạn
chế được tối đa vấn nạn thuốc lá điện tử hiện nay, trước hết mỗi cá nhân
cần tự nhận thức đúng đắn được những tác hại to lớn của thuốc lá đồng thời
không sử dụng nó. Bên cạnh đó, chúng ta cần phải tuyên truyền đến những
người xung quanh về tác hại của thuốc lá điện tử; gia đình cần phải giáo
dục con em mình biết về tác hại của chúng để phòng tránh. Ngoài ra, nhà
nước cần có biện pháp tuyên truyền về tác hại của thuốc lá, thuốc lá điện tử
và xử lí nghiêm những tình trạng hút thuốc nơi công cộng. Mỗi con người
một hành động nhỏ cùng chung tay thì sẽ hạn chế tối đa được vấn nạn
thuốc lá. Đó cũng là trách nhiệm đối với thế hệ trẻ - tương lai của đất nước.

2.2.5. Tần suất, thời điểm và địa điểm sử dụng thuốc lá điện tử của sinh
viên:
a) Tần suất:
Biểu đồ 5: Biểu đồ thể hiện tần suất sử dụng thuốc lá điện tử của sinh viên

Kết quả từ biểu đồ cho thấy, tần suất sử dụng thuốc lá điện tử của
sinh viên rất khác nhau. Sinh viên không thường xuyên sử dụng chiếm tỉ lệ
cao nhất với 54,7%. Tiếp theo, sinh viên sử dụng với tần suất khoảng 10-20
lần/ngày. Đứng thứ ba là sự sử dụng với tần suất rất cao, không thể đếm
được chiếm 14,9%. cuối cùng, sinh viên sử dụng thuốc lá điện tử từ 30 đến
40 lần/ngày là ít nhất.
Trong số sinh viên chọn có sử dụng thuốc lá điện tử cho, tần suất
không sử dụng liên tục là cao nhất. Sở dĩ đa số sinh viên lựa chọn như vậy
vì họ đã nhận thức được những tác hại mà thuốc lá điện tử mang lại nhưng
vẫn sử dụng vì nhiều yếu tố tác động đến như bạn bè rủ rê,…
Bên cạnh đó, sinh viên sử dụng với số lần từ 10 đến 20 một ngày,
với kết quả đứng thứ hai thì đây là tần suất vừa phải nhất, họ có thể là tìm
đến thuốc lá điện tử vì stress, muốn giải tỏa căng thẳng,...
Còn đối với 14,9% sinh viên sử dụng chúng một cách thường xuyên
cần phải được quan tâm nhất. Bởi tỉ lệ bị nghiện ở đối tượng này là rất cao,
những sinh viên này phải tích cực trong việc tìm hiểu về mối nguy hại đối
với chính mình cũng như người xung quanh, từ đó giảm dần số lần sử dụng
thuốc lá điện tử đến không sử dụng chúng nữa.
Tần suất sử dụng khoảng 30-40 lần/ngày lạo chiếm tỉ lệ thấp nhất là
3,4%. đây là tần suất mà khiến sinh viên hình thành nên thói quen sử dụng
thuốc lá điện tử. Qua đó mà Nhà Trường cần phải chú ý và đưa ra nhiều
giải pháp hơn để ngăn chặn sự gia tăng này.

b) Thời điểm:
Biểu đồ 6:
Thời điểm sử dụng thuốc lá điện tử của sinh viên

Về thời điểm sử dụng thuốc lá điện tử cũng là một trong những tác
nhân làm tăng nhanh tỉ lệ sử dụng ở sinh viên. Trong những thời điểm
nghiên cứu đã khảo sát, việc sử dụng cả ngày chiếm 54,8%, đây là một tỉ lệ
đáng báo động với thời gian sử dụng không ngừng nghỉ, điều đó sẽ ảnh
hưởng rất lớn đến sức khỏe của người sử dụng và tạo ra nhiều khó khăn
trong việc phòng chống thuốc lá điện tử. Tiếp đến, sinh viên có xu hướng
sử dụng thuốc lá điện tử vào ban đêm nhiều hơn là vào buổi sáng và buổi
trưa. Có thể nói rằng ban đêm là thời gian mà sinh viên được nghỉ ngơi sau
mọi hoạt động, họ bắt đầu tìm đến thuốc lá điện tử để thỏa mãn nhu cầu,
giải trí,… Còn vào buổi sáng, sinh viên sẽ phải đi học hoặc đi làm, không
có thời gian để sử dụng hay bởi vì không thể sử dụng tại những môi trường
đó. Mặc dù với tần suất mỗi lần sử dụng không cao nhưng lại sử dụng cả
ngày thì vẫn không thể giảm thiểu tình trạng lạm dụng thuốc lá điện tử
được.

c) Địa điểm:
Biểu đồ 7: Địa điểm sử
dụng thuốc lá điện tử của sinh viên

Theo bảng số liệu, địa điểm sử dụng thuốc lá của sinh viên có sự
khác nhau. Sinh viên sử dụng thuốc lá điện tử ở bất kì nơi nào có thể sử
dụng chiếm tỉ lệ cao với 62,8%. Tiếp theo sinh viên sử dụng thuốc lá điện
tử ở nhà chiếm tỉ lệ cao thứ hai với 34,9%. Cuối cùng là sinh viên sử dụng
thuốc lá điện tử ở trường, lớp học chiếm tỉ lệ nhỏ nhất và không đáng kể.
Trong số những địa điểm có thể sử dụng thuốc lá điện tử, hầu hết
sinh viên đều sử dụng thuốc lá điện tử ở mọi nơi, không kể ở trường hay ở
nhà. Sở dĩ đa số sinh viên lựa chọn như vậy vì họ đã hình thành thói quen
xấu, khó bỏ nên dù ở bất kì đâu sinh viên đều có thể sử dụng thuốc lá điện
tử khi bản thân có nhu cầu. Bên cạnh đó, với những sinh viên sử dụng
thuốc lá điện tử ở nhà thì đây được coi là địa điểm sử dụng lý tưởng nhất.
Bởi họ có thể sử dụng thuốc lá điện tử thoải mái theo sở thích của bản thân
mà không bị cấm cản hay bị mọi người chỉ trích. Ngoài ra, có rất ít sinh
viên lựa chọn sử dụng thuốc lá điện tử ở trường, lớp học vì đây là nơi
không nên sử dụng nhất. Ở trường hay lớp học đều nằm trong môi trường
giáo dục nên nếu xuất hiện hành vi hút thuốc lá điện tử thì sinh viên có thể
bị kỉ luật, phê bình; đồng thời tạo thói quen xấu đến bạn bè xung quanh và
làm ảnh hưởng đến quá trình học tập của bản thân.
2.2.6. Yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan tác động đến hành vi sử
dụng thuốc lá điện tử:

Biểu đồ 8: Biểu đồ hiển thị yếu tố chủ quan dẫn tới việc
sử dụng thuốc lá điện tử của sinh viên

Có 2 yếu tố chính nói đến chính là yếu tố chủ quan và yếu tố khách
quan của việc sử dụng thuốc lá điện tử, vấn đề này đang là vấn đề được
nhiều người quan tâm với số lượng đông đảo, nhất là bậc sinh viên nói
chung và sinh viên khoa Hành chính học Học viện Hành chính Quốc gia
nói riêng. Cụ thể, nhóm tác giả đã tiến hành khảo sát 101 sinh viên khoa
Hành chính học Học viện Hành chính Quốc để hiểu thêm về các yếu tố cụ
thể trong yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan.
Trong yếu tố chủ quan, yếu tố được chọn nhiều nhất là “Bản thân
muốn trải nghiệm” chiếm 63,5%, yếu tố này nói lên việc sinh viên có rất
nhiều những tò mò và muốn thử và trải nghiệm. Yếu tố thứ 2 được kể đến
là yếu tố “ Muốn chạy kịp theo xu hướng” chiếm 17,3%, yếu tố này khẳng
định sinh viên muốn theo đuổi xu hướng phát triển theo thời gian, vì nhiều
người sử dụng thuốc lá điện tử nên sinh viên bị ảnh hưởng bởi xu hướng
nên đã sử dụng. Yếu tố xếp thứ 3 là Các yếu tố khác. Yếu tố chiếm ít nhất
trong số các yếu tố là “sĩ ngầu” và cả hai.

Biểu đồ 9: Biểu đồ hiển thị yếu tố khách quan dẫn tới việc
sử dụng thuốc lá điện tử của sinh viên

Bên cạnh yếu tố chủ quan là yếu tố khách quan. Cụ thể, yếu tố chiếm
nhiều nhất trong số đó là yếu tố “Do thấy mọi người sử dụng nên cũng
muốn thử”. Yếu tố này nói lên việc sinh viên nhận thấy hút lá điện tử là có
hại nhưng vẫn muốn thử bởi nhiều người dùng, có thể nói là do đi theo số
đông. Yếu tố thứ 2 phải nói đến là các yếu tố khác và do bạn bè rủ rê, theo
đó sinh viên là lứa tuổi dễ bị ảnh hưởng bởi những người xung quanh, nhất
là bạn bè, vì bị những lời rủ rê nên đã sử dụng như một thói quen. Yếu tố
thứ 3 là “Do tác động của MXH”. Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của
MXH, nhiều người sử dụng MXH nhất là sinh viên, sinh viên cũng dễ bị
ảnh hưởng và tác động của MXH, những hình ảnh, những lời quảng bá tràn
lan việc mua bán, bởi vì vậy ảnh hưởng của thuốc lá điện tử cũng là ví dụ
điển hình. Yếu tố chiếm ít nhất là yếu tố “ trải nghiệm” một số ít sinh viên
muốn biết “hương vị”, do cảm hứng của bản thân nên muốn thử thuốc lá
điện tử như thế nào nên đã trải nghiệm.
Tiểu kết chương 2
Như vậy, trong chương 2, nhóm nghiên cứu đã phân tích thực trạng
sử dụng thuốc lá điện tử của sinh viên khoa Hành chính học Học viện Hành
chính Quốc gia của sinh viên năm nhất khoa Hành chính học Học viện
Hành chính Quốc gia qua các nội dung như nhu cầu sử dụng, mức độ sử
dụng, mục đích sử dụng, tần suất, thời gian, địa điểm sử dụng. Cùng với
đó, nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu thêm về các yếu tố chủ quan cũng như là
yếu tố khách quan để làm cơ sở đề xuất các giải pháp trong chương 3.

Chương 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ GIẢM THIỂU VIỆC SỬ DỤNG THUỐC LÁ
ĐIỆN TỬ CỦA SINH VIÊN KHOA HÀNH CHÍNH HỌC HỌC VIỆN HÀNH
CHÍNH QUỐC GIA
3.1. Tăng cường nhận thức của sinh viên về tác hại khi sử dụng thuốc lá
điện tử:
Mục tiêu giải pháp: Tăng cường nhận thức cho sinh viên về việc sử
dụng thuốc lá điện tử, giúp sinh viên hiểu rõ những tác động của việc sử
dụng thuốc lá điện tử đến đời sống là yếu tố then chốt trong việc định
hướng nhu cầu sử dụng thuốc lá điện tử của sinh viên. Từ đó giúp sinh viên
nhận thức được những lời ích cũng như những tác động tiêu cực khi sử
dụng thuốc lá điện tử để sinh viên điều chỉnh hành vi của mình, tránh sự sa
đà, lệ thuộc vào thuốc lá điện tử.
Cách thực hiện giải pháp: Những kết quả đã khảo sát có thể cho ta
thấy được vẫn có khá nhiều sinh viên trong Khoa Hành chính học, Học
viện Hành chính Quốc gia sử dụng đến thuốc lá điện tử trong khi đây là
một sản phẩm vô cùng độc hại và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người
sử dụng. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức của sinh viên về tác hại của loại
thuốc lá thế hệ mới này là một nhiệm vụ hết sức cấp thiết. Để làm được
điều này trước tiên cần
Thứ nhất, tích cực tuyên truyền những tác hại do thuốc lá điện tử
mang lại để sinh viên có thể nắm rõ những tác hại về thuốc lá điện tử. Đặc
biệt trong những năm gần đây, vì xu hướng hút thuốc lá điện tử ngày một
gia tăng, đặc biệt ở sinh viên. Chúng thường được cho rằng, sử dụng thuốc
lá điện tử này chỉ để nhả khói cho vui và dùng để cai nghiện hút thuốc lá
điếu truyền thống. Những suy nghĩ sai lệch, bởi những tác hại của thuốc lá
điện tử ảnh hưởng đến sức khỏe không thua kém gì thuốc lá truyền thống.
Hiển nhiên, mức độ nguy hại đến sức khỏe và để lại những hậu quả khó
lường cho cả người hút và người xung quanh. Đa phần thuốc lá điện tử có
chứa Nicotine là chất gây nghiện cao, và cũng là nguyên nhân gây các bệnh
tim mạch, hô hấp, tiêu hóa và ung thư. Một số loại thuốc lá điện tử có thể
chứa những thành phần nguy hiểm như chì, Formaldehyde,... đó đều là chất
gây ung thư, dị tật bẩm sinh hoặc các vấn đề sức khỏe khác. Việc sử dụng
nicotine quá liều có thể gây ngộ độc, chưa kể những lọ tinh dầu dùng để
bơm vào thuốc lá điện tử có thể không rõ nguồn gốc, chứa các chất gây hại
khác. Nicotine trong thuốc lá điện tử đặc biệt gây hại cho sự phát triển não
bộ ở trẻ em ,vì não bộ của trẻ đang trong giai đoạn phát triển. Nicotine
cũng ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bà mẹ và thai nhi trong thai kì, gây ra
sinh non và thai chết lưu, những thay đổi do Nicotine gây ra trong hệ thần
kinh trong não khiến người dùng ở nhóm tuổi trẻ dễ bị nghiện Nicotine
hơn, và vì thế ảnh hưởng đến sức khỏe sẽ đến sớm và trầm trọng hơn trong
tương lai. Lợi dụng việc sử dụng nhiều hương liệu, hóa chất không phải từ
nguyên liệu lá thuốc lá điếu thông thường. Nguyên liệu phối trộn nhiều loại
thành phần khác nhau, nên nhiều người bán có thể lợi dụng để sử dụng ma
túy thông qua việc phối trộn và đối tượng hướng đến là giới trẻ đặc biệt là
sinh viên.
Thứ hai, tăng sự quan tâm, chỉ đạo của các thầy/cô trong Khoa hay
Liên chi đoàn Khoa Hành chính học. Phải xem đây là một trong những mối
quan tâm hàng đầu cùng với hoạt động thiện nguyện, hoạt động đào tạo…
trong Khoa. Sự quan tâm, chỉ đạo phải được cụ thể hóa bằng các văn bản
hướng dẫn, các chương trình, kế hoạch ưu tiên cho nội dung này.
Thứ ba, Khoa Hành chính học cần phải đẩy mạnh công tác tuyên
truyền về những hậu quả mà thuốc lá điện tử mang đến cho người sử dụng.
Có thể tổ chức nhiều thêm những buổi nói chuyện với các Bác sỹ hay các
cán bộ y tế có kinh nghiệm trong việc nghiên cứu về thuốc lá điện tử. Từ
đó, phải làm nổi bật lên những tác hại của thuốc lá điện tử, để các sinh viên
nhận thức rõ về chúng và giảm thiểu hoặc tránh xa loại thuốc lá này.
3.2. Tổ chức đa dạng các hoạt động ngoại khóa tuyên truyền về tác hại
của thuốc lá điện tử:
Mục tiêu giải pháp: Đa dạng các hoạt động ngoại khóa, tuyên
truyền, lôi cuốn sinh viên tham gia phong trào là một trong những giải pháp
cấp thiết trong giai đoannj hiện nay nhằm hạn chế sử dụng thuốc lá điện tử
của một số bộ phận sinh viên trong học viện.
Cách thức thực hiện giải pháp: Hiện nay, thuốc lá đã xâm nhập
vào học đường gây nên tác động xấu tới môi trường giáo dục và gây ô
nhiễm khói thuốc thụ động. Bên cạnh đó việc hút thuốc lá là hành vi nguy
hiểm làm ảnh hưởng đến quá trình rèn luyện, tu dưỡng đạo đức và tác động
tiêu cực lên tâm lý của sinh viên. Sau thuốc lá thông thường thì những loại
thuốc lá mới như thuốc lá điện tử đang có chiều hướng tăng sử dụng ở lớp
trẻ đặc biệt là đối tượng sinh viên. Vì mong muốn thể hiện mình là trưởng
thành sành điệu nên dễ bị rủ rê, lôi kéo dùng thuốc lá và từ đó mắc các tệ
nạn xã hội khác, không chỉ thế, nhiều sản phẩm thuốc lá như thuốc lá điện
tử cũng bày bán công khai để các em dễ tiếp cận và sử dụng nhất là trong
thời đại internet như hiện nay. Không dễ gì khi bắt gặp những bài đăng
tuyên truyền về tác hại của thuốc lá điện tử trên nền tảng mạng xã hội
nhưng lại rất dễ bắt gặp những bài rao bán thuốc lá điện tử với nhiều mẫu
mã độc lạ khiến cho sinh viên tò mò thích thú tìm đến. Chính điều đó đã
trực tiếp làm cho thuốc lá điện tử trờ nên gần gũi hơn với đời sống của con
người. Trước những tác hại nguy hiểm của thuốc lá điện tử, việc tổ chức đa
dạng các hoạt động ngoại khóa tuyên truyền về tác hại của thuốc lá điện tử
là vấn đề cấp thiết nhằm nâng cao nhận thức của người dân từ đó ngăn chặn
kịp thời mối nguy hại cho cuộc sống con người. Các giải pháp cụ thể như
sau:
Thứ nhất, để sinh viên hạn chế sử dụng thuốc lá điện tử, không dễ
bắt chước và làm theo những người có sức ảnh hưởng trên các nền tảng đó
hay bạn bè rủ rê , lôi kéo. Bắt đầu tham gia những hoạt đông ngoại khóa,
các buổi chuyên đề về phòng chống tác hại của thuốc lá điện tử do tình
trạng hút thuốc lá điện tử đang có chiều hướng gia tăng mạnh ở sinh viên.
Việc tham gia vào các hoạt động như thảo luận, vận động, tình nguyện hay
thậm chí là tự mình điều hành một câu lạc bộ sinh hoạt ngoại khóa riêng, sẽ
giúp sinh viên phát triển các kỹ năng như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý
tình huống và kỹ năng lãnh đạo, quản lý. Tham gia các hoạt động có liên
quan đến nghề nghiệp tương lai cũng giúp làm tăng khả năng cạnh tranh và
tạo được ấn tượng tốt đối với các nhà tuyển dụng. Có thể nói, khi sinh viên
có hiểu biết đầy đủ về tầm quan trọng của các hoạt động ngoại khóa sẽ là
động lực để sinh viên tích cực hơn, năng động hơn, chủ động hơn trong
việc tham gia các hoạt động ngoại khóa, thay vì luôn cầm trên tay thuốc lá
điện tử và thở ra những hơi khói có thể gây hại cho mình và người khác.
Thứ hai, tổ chức những buổi ngoại khóa trò chuyện để mong muốn
lắng nghe những ý kiến của các nhà giáo, bác sĩ, chuyên gia tâm lý để góp
phần cùng các cơ quan chức năng có biện pháp hữu hiệu đối với vấn đề sử
dụng thuốc lá điện tử này. Hiện tượng sinh viên sử dụng thuốc lá điện tử là
nỗi bất an cho gia đình và nhà trường. Không ít sinh viên sử dụng với lý do
giải tỏa căng thẳng, bất mãn với bố mẹ, thầy cô hoặc muốn thể hiện bản
thân... Lo lắng nhất là việc dùng thuốc lá điện tử theo nhóm bạn cùng chơi.
Thứ ba, Nâng cao trách nhiệm từ những buổi ngoại khóa tuyên
truyền về tác hại của thuốc lá điện tử trong khuôn viên giảng đường. Ví dụ
như đặt ra tiêu chí xây dựng nơi giảng đường không khói thuốc lá như :
Có niêm yết quy định cấm hút thuốc lá tại nơi có nhiều người trong
giảng đường.
Có treo biển báo cấm hút thuốc lá trong lớp học, căn tin, hành lang,
cầu thang và các khu vực công cộng khác trong giảng đường có quy định
cấm hút thuốc lá. Biển báo cấm hút thuốc cần rõ ràng, được treo hoặc đặt ở
những vị trí dễ quan sát.
Có kế hoạch hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá hàng năm.
Có tổ chức triển khai các hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá.
Không có hiện tượng mua bán, quảng cáo các sản phẩm thuốc lá.
Càng nhiều người, khu vực tuyên truyền, phòng chống, vấn nạn
thuốc lá điện tử sẽ càng nhanh chóng được loại bỏ thành công trong tương
lai. Vì một tương lai không khói thuốc, mỗi chúng ta cần góp phần truyền
tai nhau về tác hại của thuốc lá điện tử, viết sách hoặc thực hiện các nghiên
cứu về mức độ nguy hiểm của chúng nhằm cảnh tỉnh những người đang sử
dụng hay có ý định sử dụng.
3.3 Nâng cao trách nhiệm của đội ngũ giảng viên , đoàn viên thanh niên:
Mục tiêu giải pháp: Nâng cao trách nhiệm, năng lực cho đội ngũ
giảng viên, cố vấn học tập, cán bộ Đoàn thanh viên và chuyên viên phụ
trách công tác giáo dục chính trị tư tưởng đối với học viên, sinh viên trên
môi trường mạng là một trong những giải pháp quan trọng trong bối cảnh
ảnh hưởng mạnh mẽ của việc sử dụng thuốc lá điện tử và gia tăng hành vi
sử dụng thuốc lá điện tử của sinh viên ngày càng phức tạp, khó kiểm soát.
Cách thức thực hiện: Trong bối cảnh hiện nay không quá khó để có
thể bắt gặp hình ảnh những thanh, thiếu niên tay cầm thuốc lá điện tử,
miệng nhả khói tại những địa điểm công cộng, nhất là các quán café, quán
nước,.. Đặc biệt, trong số đó không ít các trường hợp vẫn còn ngồi trên ghế
nhà trường. Thuốc lá điện tử hay thuốc lá thế hệ mới đang ngày càng xâm
nhập vào các giảng đường, gây ảnh hưởng xấu đến hành vi, lối sống, sức
khỏe của sinh viên . Do đó để phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử đối
với sinh viên, cần phát huy vai trò, trách nhiệm của mỗi cán bộ, giáo viên,
giảng viên nhà trường trong việc nắm bắt tâm lý, kịp thời phát hiện, hỗ trợ,
ngăn chặn hành vi sử dụng thuốc lá điện tử của sinh viên
Bên cạnh những hoạt động tuyên truyền thì việc phổ biến và nâng
cao năng lực về việc không sử dụng thuốc lá điện tử, công tác phòng ngừa
cho đội ngũ giảng viên, đoàn viên thanh niên trong việc phòng chống thuốc
lá điện tử và nâng cao nhận thức của sinh viên về tác hại của thuốc lá điện
tử là nhiệm vụ cấp bách hiện nay và cần thực hiện cách giải pháp cụ thể
như sau:
Thứ nhất, nâng cao nhận thức của cán bộ, giảng viên, sinh viên về
tác hại của thuốc lá điện tử, lợi ích của môi trường học tập và làm việc
không khói thuốc, các quy định của luật phòng, chống tác hại của thuốc lá
nói chung và thuốc lá điện tử nói riêng ,xây dựng môi trường làm việc, học
tập không khói thuốc, góp phần vào mục tiêu giữ gìn sức khỏe cộng đồng.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của kết quả thực hiện những nỗ lực
tuyên truyền, phổ biến của đội ngũ giảng viên, đoàn viên thanh niên trong
việc phòng chống thuốc lá điện tử trong môi trường học tập
Thứ hai, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
luật, cung cấp kịp thời thông tin liên quan đến phòng chống thuốc lá điện tử
nhằm làm chuyển biến nhận thức của sinh viên về tác hại mà thuốc lá điện
tử để lại. Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, thông tin, truyền thông về
công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử; lựa chọn những nội
dung quan trọng, cơ bản về tác hại của chúng, những lợi ích của việc không
sử dụng thuốc lá điện tử, trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ môi trường làm
việc, học tập. Giáo dục, tuyên truyền thông qua các chương trình ngoại
khóa, thông qua các website của nhà trường,.. nhằm phổ biến đến cán bộ
giảng viên, đoàn viên thanh niên về tác hại của thuốc lá điện tử đối với sinh
viên và nhà trường. Thực hiện tốt công tác phối hợp giữa phụ huynh và nhà
trường , xây dựng môi trường học tập và làm việc lành mạnh , bảo vệ sức
khỏe chung của cộng đồng.

Tiểu kết chương 3


Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài, nhóm nghiên cứu
đã mạnh dạn đề xuất 3 giải pháp cơ bản nhằm mục đích giảm thiểu việc sử
dụng thuốc lá điện tử của sinh viên Khoa Hành chính học, Học viện Hành
chính Quốc gia trong thời gian tới, đó là: Tăng cường nhận thức của sinh
viên về tác hại khi sử dụng thuốc lá điện tử; tổ chức đa dạng thêm các hoạt
động ngoại khóa tuyên truyền về tác hại của thuốc lá điện tử; nâng cao
trách nhiệm của đội ngũ giáo viên và đoàn viên thanh niên. Các giải pháp
cần phải được xem xét và triển khai nhanh chóng để có thể giảm thiểu việc
sử dụng thuốc lá điện tử của sinh viên trong Khoa và cũng ngăn chặn
không cho việc sử dụng thuốc lá điện tử trở nên phổ biến hơn. Từ việc làm
này sẽ góp phần gây dựng nên không gian lành mạnh hơn trong trường học,
cải thiện việc học tập của nhiều sinh viên, giúp nâng cao chất lượng đào tạo
của Khoa Hành chính học cũng như nâng cao uy tín của Học viện Hành
chính Quốc gia.

KẾT LUẬN
Thuốc lá điện tử (Electronic cigarettes) là thiết bị chạy bằng pin
dùng để làm nóng dung dịch lỏng, biến dung dịch này thành hơi để người
hút có thể hít vào phổi. Trong các dung dịch đó, có rất nhiều chất gây
nghiện và cực độc có thể kể đến như Nicotine, nhưng khi đưa vào cơ thể
người dùng chúng lại khiến cho họ cảm thấy sảng khoái, hưng phấn. Vì thế,
loại thuốc lá thế hệ mới này đang thu hút rất nhiều các bạn trẻ, trong đó có
các sinh viên trong Khoa Hành chính học, Học viện Hành chính Quốc gia.
Bằng những nghiên cứu lý luận và khảo sát, nhóm nghiên cứu đã đưa ra
một số kết luận như sau: Có khá nhiều sinh viên trong Khoa Hành chính
học sử dụng thuốc lá điện tử và hầu hết chiếm khoảng gần 80% sinh viên
đều đã nhận thức rõ về thuốc lá điện tử là gì, nhưng vẫn còn 34,9% sinh
viên chưa nhận định được sự phân loại của thuốc lá điện tử nhưng vẫn sử
dụng. Có rất nhiều mục đích để sinh viên trong Khoa sử dụng thuốc lá điện
tử nhưng mục đích để giải tỏa stress, thư giãn là mục đích hàng đầu dẫn
đến việc sinh viên tìm đến thuốc lá điện tử.
Đặc biệt một điều đáng lo ngại nữa là khi hỏi về mật độ sử dụng
thuốc lá điện tử thì hơn 50% sinh viên tham gia khảo sát đã trả lời phương
án “Sử dụng cả ngày” và sử dụng thuốc lá điện tử “Bất cứ nơi nào đều có
thể sử dụng” điều này cho thấy các sinh viên đang quá lạm dụng việc sử
dụng thuốc lá điện tử để rồi việc sử dụng thuốc lá điện tử trở thành một thói
quen xấu, khó bỏ.
Đa số sinh viên lựa chọn yếu tố muốn bản thân trải nghiệm thuốc lá
điện tử và muốn chạy kịp theo xu hướng, điều này rất dễ xảy đến tình trạng
bị người xấu lợi dụng, chuộc lợi để thực hiện những hành vi xấu tổn hại
đến tinh thần và sức khỏe của sinh viên.
Tóm lại, trong phạm vi thời gian và khả năng nghiên cứu, nhóm tác
giả đã đề cập những khía cạnh cơ bản nhất về vấn đề sử dụng thuốc lá điện
tử ở sinh viên; mục đích sử dụng; mức độ sử dụng; thời gian, địa điểm sử
dụng của sinh viên Khoa Hành chính học, Học viện Hành chính Quốc gia.
Đây sẽ là một trong những công trình nghiên cứu tiền đề cho những công
trình tiếp theo với các quy mô khác nhau để tiếp tục nghiên cứu, khai thác
và có những giải pháp khả thi để ngăn chặn thuốc lá điện tử xâm nhập sâu
hơn vào Khoa Hành chính học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỘT SỐ TRANG WEB:
1. Theo bác sĩ Hải Yến, “Mối nguy từ thuốc lá điện tử: Đe dọa sức khỏe
giới trẻ, có thể xem tại đây: https://thanhnien.vn/moi-nguy-tu-thuoc-la-
dien-tu-de-doa-suc-khoe-gioi-tre-1851540034.htm (08/01/2023)
2. Theo Giáo sư Munzel, “Các nhà khoa học nói về tác hại của thuốc lá
điện tử”, có thể tham khảo tại đường dẫn: https://infonet.vietnamnet.vn/cac-
nha-khoa-hoc-noi-ve-tac-hai-cua-thuoc-la-dien-tu-53424.html (15/11/2019)
3. Theo PGS.TS. Phan Thu Phương, “Thuốc lá điện tử và những hệ lụy
rùng rợn cho sức khỏe”, xem kỹ hơn tại đây:
https://soyte.phutho.gov.vn/Chuyen-muc-tin/Chi-tiet-tin/title/9765/ctitle/
242 (27/09/2022)
4. Theo thông tin thu thập của Trung tâm Y tế quận Gò Vấp , “Tỷ lệ sử
dụng thuốc lá điện tử gia tăng, chuyên gia khuyến cáo gì về những nguy hại
với sức khoẻ?”, có thể tham khảo tại trang:
https://trungtamytegovap.medinet.gov.vn/chuyen-muc/ty-le-su-dung-thuoc-
la-dien-tu-gia-tang-chuyen-gia-khuyen-cao-gi-ve-nhung-nguy-
cmobile14393-76054.aspx (27/11/2022)
PHỤ LỤC

Phụ lục 01
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
(Dành cho sinh viên năm nhất khoa Hành chính học)
Để góp phần đánh giá thực trạng sử dụng thuốc lá điện tử của sinh viên,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng sử dụng thuốc lá điện
tử của sinh viên khoa Hành chính học của Học viện Hành chính Quốc
gia”
(mọi thông tin chỉ phục vụ quá trình nghiên cứu)
Câu 1: Bạn có sử dụng thuốc lá điện tử không?*
Nếu " Có sử dụng " mời bạn trả lời tiếp.
Nếu " Không sử dụng " mời bạn dừng lại và nộp phiếu trưng cầu ý kiến.
A - Có sử dụng
B - Không sử dụng
Câu 2: Theo bạn, thuốc lá điện tử là 
A -Là thiết bị chạy bằng pin làm nóng dung dịch lỏng, hơi thuốc của thuốc
lá điện tử không độc hại và có thể dùng thuốc lá điện tử để cai thuốc lá
truyền thống
B - Là thiết bị chạy bằng pin dùng để làm nóng dung dịch lỏng, biến dung
dịch này thành hơi để người hút có thể hít vào phổi. Hơi thuốc từ thuốc lá
điện tử hít từ thiết bị và phả ra có thể chứa các chất gây hại và có nguy cơ
gây hại.
C - Là thiết bị không sử dụng pin có dung dịch lỏng nhiều hương vị, biến
dung dịch thành hơi để người hút hít vào phổi. Hơi thuốc có nguy cơ gây
hại
D - Là thiết bị điện tử phát triển được bao bọc bởi lớp kim loại sắc sảo chạy
bằng pin, hơi thuốc từ thuốc lá điện tử được hít từ thiết bị không gây hại
cho người hút
Câu 3: Theo bạn thuốc lá điện tử được phân thành những loại nào?
A - Vape, Pod, IQOS
B - Pod, Chapman, IQOS
C - Vape, Pod, CATUS
D - Vape, ERA, BASTOS
Câu 4: Mục đích sử dụng thuốc lá điện tử của sinh viên là
A - Để giải trí, xả stress, giải tỏa căng thẳng
B - Để chạy theo xu hướng
C - Mục đích khác ( Bạn vui lòng ghi câu trả lời xuống phía dưới )
Mục khác:
Câu 5: Bạn sử dụng thuốc lá với tần suất bao nhiêu lần/ ngày?
A - Khoảng 10-20 lần/ ngày
B - Khoảng 30-40 lần/ ngày
C - Rất ít ( Không đáng kể )
D - Rất nhiều ( Không đếm được )
Câu 6: Thời điểm sử dụng thuốc lá điện tử của bạn là
A - Cả ngày ( lúc rảnh là sử dụng )
B - Buổi sáng
C - Buổi trưa
D - Buổi chiều, tối, ban đêm
Câu 7: Địa điểm sử dụng thuốc lá điện tử của bạn
A - Ở nhà
B - Ở trường học, lớp học
C - Bất cứ nơi nào đều có thể sử dụng
Câu 8: Yếu tố chủ quan dẫn đến việc sử dụng thuốc lá điện tử là
A - Bản thân muốn trải nghiệm
B - Muốn chạy kịp theo xu hướng
C - Yếu tố khác ( Vui lòng ghi câu trả lời xuống phía dưới )
Mục khác:
Câu 9: Yếu tố khách quan dẫn đến việc sử dụng thuốc lá điện tử là
A - Do bạn bè rủ rê
B - Do tác động của mạng xã hội
C - Do thấy mọi người sử dụng nên cũng muốn thử
D - Yếu tố khác ( Bạn vui lòng ghi câu trả lời xuống phía dưới )
Mục khác:
Xin chân thành cảm ơn
Phụ lục 02
PHIẾU VỎNG VẤN SÂU
(Dành cho sinh viên năm nhất khoa Hành chính học)
Để góp phần đánh giá thực trạng sử dụng mạng xã hội của sinh viên, chúng
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng sử dụng thuốc lá điện tử của
sinh viên khoa Hành chính học của Học viện Hành chính Quốc gia”.
Rất mong các bạn sinh viên vui lòng cho biết ý kiến của mình với một số
câu hỏi sau.
(mọi thông tin chỉ phục vụ quá trình nghiên cứu)
Câu 1: Bạn có sử dụng thuốc lá điện tử không?
Câu 2: Nhu cầu sử dụng thuốc lá điện tử của bạn là gì?

Câu 3: Tần suất bạn sử dụng thuốc lá điện tử là bao nhiêu lần/ngày?

Câu 4: Thời điểm mà bạn sử dụng thuốc lá điện tử là khi nào?

Câu 5: Địa điểm bạn sử dụng thuốc lá điện tử thường ở đâu?

Câu 6: Bạn có biết thuốc lá điện tử được phân thành những loại nào
không?

Xin chân thành cảm ơn

PHỤ LỤC ẢNH


Ảnh 1: Ảnh phỏng vấn sinh viên năm nhất

Ảnh 2: Ảnh phỏng vấn sinh viên năm nhất

Ảnh 3: Ảnh phỏng vấn sinh viên năm nhất


Ảnh 4: Ẩnh phỏng vấn sinh viên năm nhất

You might also like