You are on page 1of 2

ĐỀ CƯƠNG SINH 9 – KIỂM TRA HK I

Cre: Huỳnh Nhật Khánh Vinh


1. Quá trình tự nhân đôi của ADN. Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo những nguyên
tắc nào?
- Hai mạch đơn của phân tử ADN mẹ tách nhau theo chiều dọc.
- Các Nuclêôtit trên mỗi mạch khuôn của ADN mẹ liên kết với các Nuclêotit tự do trong
môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung để dần hình thành mạch mới.
- Từ 1 phân tử ADN mẹ tạo thành 2 phân tử ADN con giống nhau và giống ADN mẹ.
* Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo những nguyên tắc:
+ Nguyên tắc khuôn mẫu
+ Nguyên tắc bổ sung
+ Nguyên tắc giữ lại ½ .
2. Quá trình tổng hợp phân tử ARN. ARN được tổng hợp dựa trên những nguyên tắc nào?
 Quá trình tổng hợp ARN:
- Gen tháo xoán, tách dần 2 mạch đơn
- Các Nuclêotit trên mạch khuôn của gen liên kết với các Nuclêotit tự do trong môi trường
nội bào theo nguyên tắc bổ sung để dần hình thành mạch ARN.
- Khi tổng hợp trong, ARN rời khỏi gen đi ra chất tế bào để thực hiện quá trình tổng hợp
prôtêin.
 Nguyên tắc tổng hợp:
- Nguyên tắc khuôn mẫu: dựa trên 1 mạch đơn của gen>
- NTBS: A-U ; T-A ; G-X ; X-G.
3. Quá trình hình thành chuỗi axit amin. Quá trình hình thành chuỗi axit amin dựa trên những
nguyên tắc nào? (axit amin = a.a)
*Sự Hình Thành Chuỗi Axit Amin:
- Sau khi tổng hợp xong mARN rời nhân đi ra chất tế bào đến ribôxôm để tổng hợp prôtêin>
- Các tARN mang các a.a vào ribôxôm để khớp với mạch mANR theo NTBS (cứ 3 Nucleotit
ứng với 1 a.a)
- Khi ribôxôm dịch chuyển 1 nấc trên mARN thì 1 a.a được nội tiếp vào chuỗi a.a
- Khi ribôxôm dịch chuyển hết chiều dài mạch mARN thì chuỗi a.a được tổng hợp xong.
*Nguyên tắc tổng hợp:
- NTBS: A-U ; G-X (Có 3 Nucleotit ứng với 1 a.a)
- Nguyên tắc khuôn mẫu: dựa trên khuôn mẫu mARN .
4. Tại sao trong cấu trúc dân số, tỉ lệ nam : nữ xấp xỉ 1 : 1 ?
 Sự phân li của cặp NST XY trong phát sinh giao tử tạo ra 2 loại tinh trùng mang NST X và Y
có số lượng ngang nhau. Qua thụ tinh của 2 loại tinh trùng này với trứng mang NST X tạo ra
2 loại tổ hợp XX và XY với số lượng ngang nhau, do đó tạo ra tỉ lệ nam : nữ xấp xỉ 1 : 1 .
5. Những điểm khác nhau giữa NST thường và NST giới tính?
*Khác nhau:
#NST Thường:
+ Tồn tại thành nhiều hơn 1 cặp trong tế bào lưỡng bội
+ Tồn tạo thành từng cặp tương đồng
+ Có chức năng quy định tính trạng thường của cơ thể
#NST Giới Tính:
+ Tồn tại thành 1 cặp trong tế bào lưỡng bội
+ Tồn tại thành cặp tương đồng hoặc không tương đồng
+ Có chức năng quy định tính trạng và các tính trạng liên quan hoặc không liên quan đến giới
tính của cơ thể
6. Mô tả cấu trúc không gian của ADN. Hệ quả NTB.
- Phân tử ADN là 1 chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch đơn song song xoắn đều quang 1 trục theo
chiều từ trái sang phải.
- Mỗi chu kì xoắn cao 34A° gồm 10 cắp Nuclêôtit; đường kính 20A°
- Các Nu giữa 2 mạch đơn liên kết với nhau thành từng cặp theo NTBS: A_T ; G_X.
*Hệ quả NTBS:
- Khi biết trình tự sắp của các Nu trên mạch đơn này có thể suy ra trình tự sắp xếp của các Nu
trên mạch đơn kia.
- Trong 1 phân tử ADN thì A=T ; G=X
=> A+G=T+X
A+G = 1.
T+X
7. Đột biến gen. Cho ví dụ. Các dạng đột biến gen.
- Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến 1 hoặc 1 số cặp
Nuclêôtit.
*Các dạng:
 Mất 1 cặp Nuclêôtit
 Thêm 1 cặp Nuclêôtit
 Thay thế 1 cặp Nuclêôtit .
8. Đột biến cấu trúc NST. Cho ví dụ. Các dạng đột biến cấu trúc NST
- Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc NST.
- Các dạng:
+ Mất đoạn
+ Lặp đoạn
+ Đảo đoạn .

You might also like