You are on page 1of 26

BÀI TẬP NHÓM BUỔI 1

Danh sách nhóm:


1. Trần Thị Thu Trang – 2021008369
2. Huỳnh Châu Trọng Ngữ - 2021008305
3. Nguyễn Ni Na - 2021008295
4. Bạch Đỗ Thảo Anh - 2021008224
5. Bùi Thị Trâm Anh - 2021008225
6. Nguyễn Lan Anh - 2021008229
7. Nguyễn Tấn Đạt - 2021008248
8. Nguyễn Thị Như Ý - 2021008396
9. Phan Thanh Hiếu – 2021008367
10. Nguyễn Trần Thẩm Y – 2021008395

Biên bản cuộc họp: (Đính kèm)


1. Tổng hợp - phân tích các khái niệm và cho VD minh họa:
a. Công chúng/Công khai (Publics);
Công chúng bao gồm các nhóm đối tượng khác nhau, vừa có thể là nội bộ hoặc bên
ngoài công ty. Điều quan trọng đó là các công ty cần liên tục giao tiếp với các nhóm đối
tượng này để xây dựng và quảng bá thương hiệu.
 Công chúng nội bộ: Các đối tượng bên trong DN: công nhân, nhân viên kinh doanh,
các nhà quản lý… Họ trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.  
 Công chúng bên ngoài: Các đối tượng nằm bên ngoài DN: khách hàng, nhà cung cấp,
đối thủ cạnh tranh, nhà đầu tư, chính phủ, phương tiện truyền thông… bao gồm cả công
chúng ủng hộ doanh nghiệp và công chúng chống đối doanh nghiệp. 
VD Công chúng: Kem đánh răng P/S
1. Giới đưa tin, truyền thông Báo điện tử, ấn phẩm, truyền hình, các nhà phóng viên,
nhà báo, nhà sản xuất,... 
2. Cộng đồng xã hội Những người quan tâm đến việc chăm sóc răng miệng. 
3. Khách hàng, người tiêu dùng B2C: Khách hàng ở mọi lứa tuổi B2B: Các đại lý, các
nhà bán lẻ,các khách sạn, các trường học…
4. Nhà cung cấp Nguyên liệu: Công ty Unilever Sản xuất vỏ hộp kem đánh răng: Công
ty Hóa phẩm 
5. Kênh phân phối Phân phối rộng rãi: Hệ thống cửa hàng phân phối bán lẻ trãi dài từ
Bắc vào Nam nên nhãn hiệu kem đánh răng P/S ngày càng phổ biến và càng được người
tiêu dùng tin cậy.
6. Đối thủ cạnh tranh Colgate, Oral B, Close up 
7. Ban, ngành hữu quan trực thuộc Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo,... 
8. Các cơ quan công quyền Ủy ban, công an phường, xã, thị trấn tại nơi mà P/S diễn ra
các sự kiện, chương trình, các địa điểm đặt các banner, pano, billboard.
9. Giới tài chính, đầu tư Hội răng hàm mặt Việt Nam, Quỹ bảo vệ nụ cười Việt Nam,
Liên đoàn Nha khoa Thế Giới, các tổ chức phi chính phủ,... 
10. Nhân viên Nhân viên bán hàng, nhân viên tư vấn, chuyên viên Marketing,… 
11. Các Hội, Đoàn Các Hội, Đoàn: Hiệp hội Nha khoa Thế giới (FDI World
Dental Federation), Hiệp hội Răng Hàm Mặt Việt Nam, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội
phụ nữ,…

b. Công luận/Dư luận xã hội (Public Opinions)


 Dư luận xã hội đối với thương hiệu là hiện tượng tâm lý xã hội biểu thị thái độ phán
xét, đánh giá của quần chúng về các vấn đề của thương hiệu mà họ quan tâm. Những ý kiến
này có thể được hình thành bởi nhiều yếu tố, chẳng hạn như danh tiếng của thương hiệu, sản
phẩm hoặc dịch vụ, chiến dịch tiếp thị và quảng cáo cũng như dịch vụ khách hàng.
 Dư luận xã hội có các đặc điểm chính:
 Có tính công chúng (thể hiện quan điểm chung của một nhóm người trong một cộng
đồng về một chủ đề nào đó)
 Liên hệ chặt chẽ với quyền lợi xã hội của cá nhân và nhóm xã hội
 Dễ dàng thay đổi
 Dư luận xã hội khác với tin đồn. Tin đồn là những thông tin được lan truyền từ người
này qua người khác chủ yếu bằng truyền miệng, tin đồn là sản phẩm tâm lý xã hội, nó phụ
thuộc nhiều vào trạng thái tâm lý của các nhân người tiếp nhận và đưa tin. Tin đồn thường
xuất hiện ở  những nơi công tác thông tin kém do không có thông tin đầy đủ, đo tính tò mò
nên tin đồn thường được dễ lan truyền.
 Ví dụ: Vinfast cùng các chiến dịch truyền thông hào nhoáng đánh vào lòng tự tôn
dân tộc khi tự hào hiện thực hóa giấc mơ “ ô tô Việt” , đánh dấu bước tiến vượt bậc của
khoa học, công nghệ và sự tăng tốc ngày càng mạnh mẽ hơn của thương hiệu Việt trên
đường đua quốc tế. Với các chiến dịch quảng bá rầm rộ đã định hướng dư luận; nhận được
nhiều sự bàn tán, tò mò của người tiêu dùng và tạo nhận diện của Vinfast là một thương
hiệu cao cấp, đáng tin cậy “Mang khát vọng, niềm tự hào Việt Nam ra thế giới”.
c. Quan hệ công chúng:
Là những hoạt động có tổ chức, có kế hoạch nhằm thiết lập, tạo dựng và phát triển mối
quan hệ tốt đẹp đối với công chúng. PR là việc tự tạo ra tầm ảnh hưởng và thu hút khách
hàng tự nguyện đến với công ty
Ví dụ về các hoạt động quan hệ công chúng bao gồm:

- Quan hệ truyền thông: Xây dựng và duy trì mối quan hệ với các nhà báo và các thành
viên khác của giới truyền thông để giúp đưa tin tích cực về tổ chức.
- Quản lý khủng hoảng: Phát triển và thực hiện các chiến lược để giảm thiểu tác động
của các sự kiện hoặc sự cố tiêu cực đối với danh tiếng của tổ chức.
- Lập kế hoạch sự kiện: Lập kế hoạch và thực hiện các sự kiện, chẳng hạn như ra mắt
sản phẩm, hội nghị và họp báo, để nâng cao nhận thức và thu hút các bên liên quan.
- Content creation: Phát triển và phân phối nội dung chất lượng cao, chẳng hạn như
thông cáo báo chí, bài đăng trên blog và cập nhật trên mạng xã hội, để chia sẻ thông tin và
xây dựng mối quan hệ với các bên liên quan.
- Stakeholder engagement (Sự tham gia của các bên liên quan): Xây dựng và duy trì
mối quan hệ với các bên liên quan chính, chẳng hạn như khách hàng, nhân viên và đối tác,
để thu thập phản hồi và giải quyết các mối quan tâm.
- Influencer outreach (Tiếp cận người có ảnh hưởng): Xác định và tương tác với những
người có ảnh hưởng, chẳng hạn như các blogger và những người có ảnh hưởng trên mạng
xã hội, để giúp quảng bá tổ chức và các sản phẩm hoặc dịch vụ của tổ chức.

VD: Chiến dịch “Share A Coke” (2011) là chiến dịch PR nổi bật của thương hiệu Coca-
Cola nhằm truyền thông thúc đẩy gắn kết để thấu hiểu nhau nhiều hơn. Khởi động chiến
dịch năm 2011, Coca Cola đã in 150 cái tên phổ biến nhất Australia lên nhãn chai và cá
nhân hóa thương hiệu, biến mỗi lần mua Coke của người tiêu dùng thành công cuộc tìm
kiếm những nhãn chai có tên của bạn bè và “shake a coke with…” người đấy. Chiến dịch
này lan rộng ở nhiều nước trên thế giới và đạt được những thành công vượt xa dự tính,
doanh thu bán hàng của Coca Cola đã tăng tới 7%, đạt được hơn 18 triệu media
impressions, Facebook của nhãn hàng đạt mốc traffic là 870%.
2. Trình bày vai trò của PR đối với DN, trong hoạt động KD, marketing, xây dựng
TH? Tìm ví dụ tình huống minh họa.
 Đối với doanh nghiệp:
Đối với doanh nghiệp, truyền thông là một công cụ hữu hiệu. Công cụ này được hình
thành bằng các quy tắc được thống nhất sử dụng trong nội bộ doanh nghiệp và với các tổ
chức bên ngoài nhằm tạo ra một môi trường hoạt động “dễ chịu” cho doanh nghiệp đó.
Các kỹ năng PR được hình thành từ các hoạt động thực tiễn của DN. Đồng thời, công
tác truyền thông hiệu quả đem lại những đóng góp to lớn đối với các mục tiêu mang tính
chiến lược dài hạn cho doanh nghiệp đó như:
 Cải thiện hình ảnh hay thương hiệu của Doanh nghiệp
 Ví dụ: Chiến dịch “Vừa chải vừa chơi” - được ghi nhận bằng loạt giải Vàng marketing
tại Smarties 2019 từ Việt Nam, APAC đến cả quy mô toàn cầu. Vận dụng hiệu quả chân lý
“chơi mà như học, học mà như chơi”, P/S thành công trong việc giúp trẻ em Việt hứng thú
chải răng hơn và tập được thói quen tốt về vệ sinh răng miệng chỉ trong 21 ngày.
 Tạo lập một profile với báo chí ở một vị thế cao hơn, chuyên nghiệp hơn
Ví dụ: Tại MMA toàn cầu và APAC 2019 vừa diễn ra, chiến dịch không chỉ xuất sắc
giành giải Vàng hạng mục "AR/VR" và "Messaging". mà còn được thừa nhận bằng chiếc
cúp Vàng cho Trải nghiệm tương tác xuất sắc nhất trên mobile (Best brand experience in
mobile rich media) tại Smarties Vietnam 2019.
 Thay đổi/chuyển hóa nhận thức, thái độ & hành động của công chúng mục tiêu
(đặc biệt là nội bộ, NTD)
Ví dụ: Chiến dịch “vừa chơi vừa chải” đã tăng lượng dùng thử dòng sản phẩm trẻ em
mới, bằng cách chuyển đổi các bé còn đang dùng chung kem đánh răng với bố mẹ sang
dùng sản phẩm riêng. Và Các bậc cha mẹ, đặc biệt là các bà mẹ ở độ tuổi 25 đến 35 và trẻ
em từ 5 đến 12 tuổi là đối tượng nhân khẩu học mục tiêu của chiến dịch.
 Cải thiện mối quan hệ với cộng đồng
Ví dụ: P/S giúp KH tư vấn về sức khỏe răng miệng miễn phí ngay tại nhà. KH có thể
chọn trò chuyện trực tiếp với Chuyên Gia Chăm Sóc Răng Miệng qua tổng đài, hoặc được
hướng dẫn với chatbot.
 Tăng cường thị phần đầu tư trên thị trường
Ví dụ: Chiến dịch “Vừa chơi vừa chải“ Tiếp cận và thuyết phục hơn 14 triệu bà mẹ
cùng con tham gia vào cuộc hành trình. Từ đó giúp tăng thâm nhập dòng sản phẩm trẻ em
của P/S lên 130 bps tại thị trường thành thị. 
 Cải thiện mối quan hệ truyền thông đối với các nhà đầu tư và các cố vấn doanh
nghiệp
Ví dụ: Chiến dịch “Vừa chơi vừa chải“ Để giữ cho trẻ em hứng thú trong chuyến đi, P/S
đã hợp tác với Popjam, một nền tảng truyền thông xã hội thân thiện với trẻ em, để tải lên
một bộ sưu tập gồm 21 phim hoạt hình hài hước. Đồng thời, để truyền cảm hứng cho các bà
mẹ kể cho con mình nghe nhiều câu chuyện hơn khi đánh răng hàng ngày, P/S đã xuất bản
cùng lúc một cuốn sách điện tử mang tên "Cuộc phiêu lưu của những người phụ nữ có răng
to và răng nhỏ".
 Nâng cấp quan hệ công nghiệp (B2B)
Ví dụ: Chiến dịch “ vừa chải vừa chơi” Nhờ biết ứng dụng công nghệ một cách khéo léo
và sáng tạo, P/S đã thực hiện xuất sắc cam kết của họ trong việc bảo vệ nụ cười Việt Nam
thông qua xây dựng thói quen đánh ng rãi sản phẩm kem đánh răng trẻ em trên thị trường.
 Trong hoạt động kinh doanh:
PR hiện được ứng dụng rộng rãi trong nhiều loại hình doanh nghiệp và tổ chức khác
nhau. Với vai trò chính là truyền tải các thông điệp đến khách hàng và nhóm công chúng
mục tiêu, PR đã giúp các sản phẩm của doanh nghiệp đi sâu vào nhận thức của người tiêu
dùng. Đồng thời giúp khách hàng dễ dàng nhớ tới hình ảnh đặc trưng khi đối diện với
thương hiệu. Cụ thể: 
Nâng cao hình ảnh thương hiệu trong mắt công chúng theo cách mà doanh nghiệp
muốn.
 Hỗ trợ triển khai SP mới/tái định vị sản phẩm đã bão hoà
Ví dụ: Sáng kiến “Mẹ răng to & Con răng nhỏ” từ P/S đã đồng hành cùng ba mẹ và bé
trên hành trình xây dựng thói quen chải răng. Loạt phim, tập truyện và các trò chơi mang
đến những câu chuyện vui nhộn, giúp bé thích thú đánh răng và chăm sóc răng miệng mỗi
ngày. Với hoạt động này, P/S mong muốn tạo sự thích thú cũng như hình thành thói quen
chăm sóc răng miệng cho trẻ. Đồng thời thúc đẩy khả năng tiêu thụ và tái định vị sản phẩm
kem đánh răng P/S. 
 Tạo dựng sự hiểu biết, quan tâm đến nhóm sản phẩm/ thương hiệu
Ví dụ: Nhân dịp trung thu, P/S đã triển khai Mini game “CÓ P/S, TRUNG THU TRỌN
VẸN - CHẲNG NGẠI SÂU RĂNG!” với thông điệp nhắc nhở phụ huynh phải giữ gìn răng
miệng cho các bé vì các bé ăn nhiều bánh ngọt và kẹo sẽ dễ bị sâu răng. Đồng thời nhãn
hàng cũng giới thiệu sản phẩm kem đánh răng P/S với công thức thiết kế riêng cho trẻ, kem
đánh răng P/S trẻ em giúp bảo vệ men răng chắc khỏe.
 Gây ảnh hưởng tới các nhóm công chúng
Ví dụ: Với mong muốn tạo ra một sân chơi bổ ích, vui nhộn và hấp dẫn cho cả gia đình
trong ngày hội Trung Thu, nhãn hàng P/S đã tổ chức thành công sự kiện "Siêu Răng phá cỗ
trên Siêu Trăng" với những hoạt động thú vị, thu hút được sự quan tâm và tham gia của
hàng ngàn bé và gia đình. Hoạt động này đã để lại dấu ấn trong lòng các bé tham gia.
 Xây dựng ấn tượng tốt về tổ chức, từ đó thúc đẩy và gia tăng giá trị thương
hiệu.
Ví dụ: Với sứ mệnh bảo vệ nụ cười Việt Nam, nhãn hàng P/S đã hợp tác với Hội Răng -
Hàm - Mặt Việt Nam giáo dục, chăm sóc răng miệng cho học sinh tiểu học và mầm non trên
khắp cả nước từ năm 1998 đến nay. Trải qua gần hai thập kỷ, chương trình đã: Tiếp cận và
giáo dục chăm sóc răng miệng đúng cách cho hơn 25 triệu học sinh; Tiếp cận hơn 15 triệu
người thông qua các phương tiện truyền thông trực tuyến để giáo dục thói quen đúng; Tổ
chức khám nha miễn phí cho hơn 7 triệu trẻ em tại các trường học và các vùng khó khăn
 Tăng cường các mối quan hệ cộng đồng thông qua việc truyền tải đi thông điệp
“thương hiệu là một phần của cộng đồng”. Chính điều này đã tạo nên mối quan hệ bền chặt
giữa công chúng và thương hiệu. 
 Vai trò của PR trong marketing: Nếu không có chiến lược marketing thì không thể
nói chiến lược promotion; nếu không có chiến lược promotion thì không thể làm chiến lược
PR. Tuy là 1 nhánh nhỏ trong chiến lược promotion nhưng vai trò của PR cũng rất quan
trọng:
- Xử lý khủng hoảng, các công cụ còn lại của marketing sẽ không thực hiện được công
việc giải quyết khủng hoảng khi có sự cố trên thị trường.
- Duy trì, hoàn thiện và bảo vệ hình ảnh của công ty/ thương hiệu.
- Kết hợp cùng phòng marketing, dễ gặp rủi ro nếu thiếu PR bên cạnh Marketing, như:
cộng đồng sẽ khó chấp nhận một sản phẩm khi xã hội chưa có nhận thức tốt về nó hay nếu
không có PR. 
- Thông qua các bên trung gian như báo chí, có thể thực hiện các hoạt động marketing
quan hệ công chúng. 
- Thông tin cụ thể về thông điệp của doanh nghiệp và sản phẩm đến với khách hàng.
Qua PR, những thông điệp được truyền đạt đến với khách hàng mục tiêu một cách cụ thể
hơn so với quảng cáo.
VD: Ngân hàng ACB đương đầu với tin đồn: Vào năm 2003, có một tin đồn được lan
truyền nhanh chóng ở TPHCM là Tổng Giám đốc Ngân hàng ACB bỏ trốn. Thế là trong
suốt 3 ngày, hàng đoàn người dài dằng dặc xếp hàng ở trước ngân hàng này để đòi rút tiền.
ACB đã nhanh chóng áp dụng biện pháp khẩn cấp: 1 mặt vẫn cho khách hàng rút tiền về, 1
mặt mời Thống đốc Ngân hàng đến tận nơi để giải thích. Đồng thời ACB cũng cung cấp đầy
đủ thông tin về tình hình hoạt động của mình cho báo chí. Kết quả,  những người đã rút tiền
quay trở lại để gửi tiền. Nhiều chuyên gia đánh giá sau cơn bão này thậm chí ACB còn có
uy tín hơn, vì nhờ đó mà nhiều người chưa từng gửi tiền ở đây cũng biến được thông tin
ACB từng được bầu chọn là ngân hàng thương mại tốt nhất Việt Nam. 
 Vai trò của PR trong việc xây dựng thương hiệu:
- Cung cấp thông tin thực sự chính xác và minh bạch, đầy đủ ra thị trường. 
- Đạt được hiệu quả bền vững và có giá trị lớn trong việc xây dựng thương hiệu
- Nâng cao nhận thức thương hiệu đồng thời củng cố lòng trung thành của khách hàng
đối với thương hiệu
- Xây dựng sự kết nối bền chặt với công chúng
VD: Xây dựng thương hiệu Red-Bull
Red-Bull xuất xứ từ một loại nước uống ở Thái Lan dành cho các võ sĩ uống trước các
trận đấu Muay Thái. Một người Áo đã đem về Áo nghiên cứu loại nước này và thấy rằng
thành phần chủ yếu của nó là đường. Từ đó, anh ta đã sáng chế ra nước tăng lực Red-Bull,
với thành phần đường cao và cafein, taurin (chất tạo ra hương vị đặc trưng cho nước tăng
lực). Sản phẩm Red-Bull này được bán đầu tiên ở Thái Lan, tập trung ở các võ đài. Ngày
nay đã lan ra toàn thế giới, Red-Bull cũng tài trợ cho các hoạt động thể thao để xây dựng
hình ảnh một thức uống dành cho giới thể thao. Thương hiệu này được giới lái xe và giới trẻ
hưởng ứng, họ pha nó với vodka để tạo ra một loại đồ uống khoái khẩu. Doanh số của Red-
Bull hiện nay đã vượt quá 1 tỷ USD/năm. 
Câu 3: Căn cứ “các hoạt động thực tiễn của/trong PR” (chủ động tham khảo tài
liệu liên quan), Phân tích “hoạt động PR thực tiễn” của một hoặc vài DN cụ thể (VD:
hoạt động PR thực tiễn của các DN trong những ngành hàng/lĩnh vực vụ thể: BĐS,
ngân hàng, dược phẩm, thực phẩm chức năng, y tế, giáo dục, FMCG hoặc SMCG,...)
 Các hoạt động thực tiễn trong PR:

ST Hoạt động Giải thích


T

1 PR nội bộ (Internal PR) Truyền thông với nhân viên

2 PR công ty (Corporate Truyền thông đại diện cho cả tổ chức 


PR)

3 Quan hệ với báo chí Làm việc với phóng viên, biên tập viên,
(Media Relations) chuyên gia của các toà soạn địa phương, quốc
gia, quốc tế hoặc báo chí thương mại, bao gồm
báo viết, phát thanh, truyền hình và truyền thông
trực tuyến

4 B2B (Business to Tiếp xúc với các tổ chức khác (Phân phối,
business) nhà bán lẻ,...)

5 Nhiệm vụ công (Public Tiếp xúc với những nhóm người tạo ra dư
Affairs) luận xã hội

6 Quan hệ cộng đồng - Tiếp xúc với cộng đồng địa phương, những
trách nhiệm xã hội của đại diện được bầu ra
doanh nghiệp (CSR)

7 Quan hệ với nhà đầu tư Tiếp xúc với các tổ chức, cá nhân tài chính
(Investor Relations)

8 Truyền thông chiến Phát hiện và phân tích tình huống, vấn đề,
lược (Strategic đưa ra cách giải quyết để phát triển mục tiêu của
Communication) tổ chức

9 Quản lý vấn đề (Issues Kiểm soát môi trường chính trị, xã hội, kinh
Management) tế và kỹ thuật

10 Quản lý khủng hoảng Đưa ra những thông điệp rõ ràng trong những
(Crisis Management) tình huống thay đổi nhanh chóng và khẩn cấp
11 Viết bài (Copywriting) Viết cho nhiều nhóm độc giả có trình độ cao

12 Quản lý ấn phẩm Dự đoán quá trình xuất bản các ấn phẩm báo
(Publications Management) in, thường sử dụng công nghệ mới

VD: Hoạt động PR thực tiễn của Acecook


1. PR nội bộ: 1 trong 3 giá trị cốt lõi của Acecook là Happy Employess. Acecook Việt
Nam luôn nỗ lực để làm cho cán bộ công nhân viên Acecook và gia đình của họ cảm thấy
hạnh phúc. Do đó, công ty sẽ luôn cố gắng tạo ra chế độ phúc lợi tốt, môi trường làm việc
tốt, quan tâm đến công việc và đời sống của cán bộ công nhân viên.
- Môi trường làm việc đáng mơ ước. Đạt thứ hạng 11 trong ngành hàng tiêu dùng
nhanh (FMCG)  theo bảng xếp hạng “100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam”.
- Bếp ăn thân thiện, không gian sinh hoạt xanh, lành mạnh
- Các phụ cấp hỗ trợ: đặt vé máy bay, khách sạn,… khi đi công tác.
- Xe đưa đón dành cho các nhân viên ở xa.
- Tuân thủ và bảo đảm các quyền lợi cơ bản cho nhân viên theo quy định chung về luật
lao động; các chế độ BH sức khỏe toàn diện,…
- Các khoản tiền thưởng đa dạng: các dịp lễ lớn trong năm, thưởng theo quý, thưởng
cuối năm theo năng suất,…
- Tổ chức đa dạng các hoạt động giao lưu – học hỏi; gắn kết nhân viên.
- Thiện nguyện và các chương trình liên quan văn hóa – văn nghệ cũng được Acecook
đẩy mạnh.
- Hoạt động team building thường niên.
- Cung cấp nhiều khóa học, chương trình workshop đào tạo kỹ năng rất bổ ích.
- Cố vấn và định hướng về lộ trình công việc cụ thể.
2. Quản lý khủng hoảng: 
Vào ngày 20/8/2021, theo thông tin từ website của Cơ quan An toàn thực phẩm Ireland
(FSAI) đăng tải, lô miến Good, hương vị sườn heo, loại 56gr, ngày sản xuất 10/5/2021 và lô
mì Hảo Hảo, hương vị tôm chua cay, loại 77gr, ngày sản xuất 24/3/2021 do Công ty Cổ
phần Acecook Việt Nam sản xuất có chứa chất Ethylene oxide (EO) - đây là chất không
được phép sử dụng trong thực phẩm bán ở Liên minh châu  u (EU) và FSAI đã ra cảnh báo
thu hồi các lô sản phẩm này.
Sau 1 ngày từ khi có thông báo phát ra từ FSAI, Acecook đã mở họp báo thông tin tới
người tiêu dùng xác nhận thông tin và trình bày: “Hai sản phẩm nói trên là sản phẩm xuất
khẩu, dành riêng cho thị trường Châu  u, không phải sản phẩm nội địa. Acecook cam kết tất
cả các sản phẩm đang lưu hành tại thị trường Việt Nam đều tuân thủ quy định và Pháp luật
Việt Nam, đảm bảo an toàn đối với sức khỏe của người tiêu dùng”. Acecook cũng nhấn
mạnh đã làm việc với các nhà cung cấp nguyên liệu và nhà cung cấp khẳng định không sử
dụng Ethylene Oxide trong quy trình sản xuất.
Nhận thấy có rủi ro tương tự, từ cuối tháng 11-2021, Acecook Việt Nam đã chủ động
thông báo cho đại lý bán hàng và tiến hành thu hồi những sản phẩm tại thị trường Pháp. 
3. Viết bài: 
Acecook thường xuyên cập nhật những tin tức về: các sản phẩm, các khuyến mãi và tin
tức của công ty lên trang web chính thức của công ty (https://acecookvietnam.vn) trong đó
có các thông cáo báo chí về sản phẩm mới của Acecook, các hoạt động xã hội, các chương
trình khuyến mãi, những sự kiện được tổ chức cũng như những cuộc thi được tổ chức trong
năm do công ty tổ chức, tham gia và thực hiện. 

Bên cạnh website chính, Acecook còn có cho mình riêng 1 website cho thương hiệu mì
Hảo Hảo (https://www.mihaohao.vn) chuyên cung cấp thông tin về sản phẩm mì Hảo Hảo,
các chiến dịch quảng cáo, các chương trình khuyến mãi hấp dẫn dành riêng cho người tiêu
dùng. Ngoài ra vào ngày 12/05/2022, Acecook còn đầu tư cho mình một ứng dụng riêng
mang tên “Hảo Hảo”. Người tiêu dùng có thể đăng nhập ứng dụng để tham gia trò chơi, thử
thách của chương trình khuyến mại để tích lũy Hảo Hảo Xu và Điểm Hảo Hảo. 

Tiếp đến, Acecook còn đăng tải các thông tin tại các trang báo mạng như:
- Báo Dân trí: https://dantri.com.vn/tim-kiem/acecook.htm 
- Báo Tuổi trẻ: https://tuoitre.vn/acecook-viet-nam.html 
- Báo VnExpress: https://timkiem.vnexpress.net/?q=acecook 
Chương trình: 
- Acecook Việt Nam đồng hành cùng chương trình Thiên đường ẩm thực mùa 4
- Tổ chức chương trình âm nhạc thường niên Acecook Happiness Concert 2021
4. Quản lý sự kiện, triển lãm: 
Chương trình Hội thảo ẩm thực và triển lãm “Ngày của Phở” do Báo Tuổi Trẻ tổ chức
cùng với sự đồng hành của Acecook Việt Nam đã diễn ra lần đầu tiên tại White Palace, Tân
Bình, Tp.HCM. 
5. Quan hệ cộng đồng, hoạt động liên quan cộng đồng, trách nhiệm xã hội, tài trợ,
gây quỹ.
 Hoạt động liên quan cộng đồng: 
Năm 2020, khi đại dịch covid bùng phát, Acecook đã ủng hộ 15 tỷ đồng cho Mặt trận
Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh với mục đích hỗ trợ các trang thiết bị y tế phục vụ cho
công tác phòng chống và điều trị bệnh, đồng thời cũng tặng gần 1,500 thùng sản phẩm đến
tay những người dân bị khó khăn trong mùa dịch Covid.
Cũng trong năm 2020, khi người dân miền Tây đang vô cùng khó khăn bởi nạn ngập
mặn, dẫn đến mùa màng bị thiệt hại, không có nước sạch để sinh hoạt. Acecook Việt Nam
đã hỗ trợ 5 tỷ đồng cùng hàng trăm phần quà cho người dân miền Tây, cung cấp cho người
dân nguồn nước sạch để phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất.
Nhân dịp Tết Kỷ Hợi 2019, Công ty Acecook Việt Nam phối hợp cùng Báo Thanh Niên
và Trung tâm Hỗ trợ học sinh, sinh viên TP.HCM cùng tổ chức chương trình Chuyến xe Tết
sum vầy nhằm hỗ trợ 2.500 vé xe miễn phí đưa sinh viên có hoàn cảnh khó khăn từ
TP.HCM về quê ăn tết. 
Năm 2018, hôi thảo học bổng Acecook Việt Nam 2018 trao tặng 90 suất học bổng
Acecook Việt Nam 2018. Mỗi suất trị giá 500 USD (tương đương 11,130,000 đồng). Tổng
giá trị các học bổng lên đến hơn 1 tỷ đồng.
Năm 2017, Acecook Việt Nam phối hợp cùng chính quyền địa phương các tỉnh tiến
hành trao tặng 2,000 thùng mì Hảo Hảo đến các hộ gia đình bị thiệt hại nặng nề sau cơn bão
số 12 tại 5 tỉnh miền Trung : Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú
Yên bị ảnh hưởng sau cơn bão số 12. 
Tháng 6 năm 2022, Hội LHPN tỉnh Phú Yên phối hợp cùng Cục An toàn thực phẩm và
Công ty CP Acecook Việt Nam tổ chức Hội thảo An toàn thực phẩm và dinh dưỡng đúng
cách đối với sức khỏe cộng đồng. 
 Tài trợ: 
- Tháng 4/2022, Công ty cổ phần Acecook Việt Nam công bố tiếp tục là nhà tài trợ chính
thức của các đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam trong giai đoạn từ 2021 - 2024.
- Acecook Vietnam tài trợ cho các đơn vị báo đài, tặng mì đến các khu vực cách ly do
Covid - 19. 
- Ngoài ra, Acecook còn tài trợ 3,3 tỷ đồng cho Festival Huế 2018. 
- Gần đây nhất, Mì ăn liền Hảo Hảo là đơn vị tài trợ chính chương trình 2 ngày 1 đêm: 
 Mì ăn liền Hảo Hảo còn là đơn vị hỗ trợ chương trình Sóng 23 nhân dịp Tết Quý
Mão: 
1. Chiêu thị, social media, marketing quan hệ, hệ thống nhận diện, quảng bá/quảng
danh, sampling, tư vấn xây dựng hình ảnh 
Facebook: 
- Fanpage Acecook Việt Nam:    https://www.facebook.com/AcecookVietnam.vn
- Fanpage Acecook Career: https://www.facebook.com/AcecookCareer 
- Fanpage Mì ăn liền Hảo Hảo: https://www.facebook.com/HaoHaoAcecook 
- Youtube: 
- Acecook Vietnam: https://www.youtube.com/@acecookvietnam5807 
- MÌ ĂN LIỀN HẢO HẢO: https://www.youtube.com/@mianlienhaohao4920 
- Tiktok: Tiktok Mì ăn liền Hảo Hảo: https://www.tiktok.com/@mianlienhaohao 
 Bộ nhận diện thương hiệu:
 Tên thương hiệu: ACECOOK VIỆT NAM
 Logo:  

 Slogan: Cook happiness


Câu 4: Công việc - Sản phẩm/Dịch vụ của PR Agency (Vd minh họa)? Các chức
danh PR trong TC/DN này (hãy mô tả chức danh, trách nhiệm và công việc)?
 Công việc của PR Agencies
Xác định các phương tiện truyền thông để tiếp cận thị trường.
PR Agency sẽ phỏng vấn về doanh nghiệp và mục tiêu của khách hàng. Sau đó, họ sẽ
tiến hành nghiên cứu các phương tiện truyền thông, bài báo và podcast để tiếp cận khán giả.
Khi chọn được phương tiện phù hợp, các PR Agency có thể tối đa hóa khoản đầu tư với các
chiến dịch nhắm tới mục tiêu.
Sau khi nghiên cứu xong, các PR Agency sẽ tạo một kế hoạch chiến lược để hỗ trợ các
mục tiêu kinh doanh.
Nó sẽ bao gồm: các mục tiêu PR, lịch biên tập quảng cáo các ngày đặc biệt như ngày ra
mắt sản phẩm hoặc các dịp theo mùa. Hầu hết các Agency sẽ lên chiến lược kế hoạch chi
tiết về cách họ sẽ thực hiện.
Sau khi được phê duyệt kế hoạch chiến lược, PR Agency sẽ đưa nó vào hoạt động.
Tùy thuộc vào quy mô và phạm vi, điều này có thể bao gồm:
o Tạo ra các quảng cáo mang tính độc nhất để thu hút sự chú ý của các nhóm nhà báo
hay các hãng truyền thông cụ thể tiếp cận thị trường mục tiêu của khách hàng. Quảng cáo
càng có tính sáng tạo và không bị trùng lặp ý tưởng thì càng nhiều cơ hội để các cơ quan
truyền thông quan tâm đến việc quảng bá doanh nghiệp.
o Thu hút những người có sức ảnh hưởng. Các PR Agency có thể được sử dụng để tìm
nguồn và quản lý những người có ảnh hưởng để tạo ra khả năng hiển thị cho thương hiệu
của khách hàng.
o Tiếp cận cộng đồng. Sau khi các bài thuyết trình được biên soạn, PR Agency sẽ bắt
đầu liên hệ với các nhà báo và các hãng thông tấn, qua email, phương tiện truyền thông xã
hội hoặc trực tiếp.
Ngoài ra, các PR Agency cung cấp vô số dịch vụ ngoài khả năng tiếp cận và khả năng
hiển thị, và có thể hỗ trợ cho khách hàng những điều sau:
 Social Media Management (Quản trị Mạng xã hội)
 SEO and Social Media (SEO và Mạng xã hội)
 Event Management (Quản trị sự kiện)
 Crisis Management (Quản trị khủng hoảng)
 Branding (Xây dựng thương hiệu)
 Ví dụ về các sản phẩm và dịch vụ của cơ quan PR bao gồm:
- Media relations: xây dựng mối quan hệ với các nhà báo và các chuyên gia truyền
thông khác để đảm bảo đưa tin và quảng bá tích cực cho khách hàng của họ. Điều này có thể
liên quan đến việc viết và phân phối thông cáo báo chí, sắp xếp các cuộc phỏng vấn và điều
phối các sự kiện truyền thông. Quảng cáo chiêu hàng và đảm bảo việc đưa tin trên các
phương tiện truyền thông cho buổi ra mắt sản phẩm mới của một công ty công nghệ trên các
ấn phẩm công nghệ hàng đầu như Wired, TechCrunch và The Verge.
- Crisis Management: Quản lý Khủng hoảng: Ứng phó với các tình huống tiêu cực
hoặc có khả năng gây tổn hại, chẳng hạn như thu hồi sản phẩm hoặc một vụ bê bối công
khai, để giảm thiểu tác hại đối với danh tiếng và hình ảnh của khách hàng. Điều này có thể
liên quan đến việc phát triển một kế hoạch truyền thông về khủng hoảng, xử lý các yêu cầu
của giới truyền thông và đưa ra các tuyên bố công khai.
- Lập kế hoạch sự kiện: Tổ chức các sự kiện như ra mắt sản phẩm, họp báo và tham
quan truyền thông để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của khách hàng. Điều này có thể liên
quan đến việc phát triển một khái niệm sự kiện, đảm bảo địa điểm, sắp xếp hậu cần và điều
phối phương tiện truyền thông đưa tin.
- Content Creation:  Viết và sản xuất nội dung bằng văn bản hoặc hình ảnh, chẳng
hạn như thông cáo báo chí, bài đăng trên blog, đồ họa thông tin và video để chia sẻ thông
điệp của khách hàng với khán giả mục tiêu. Phát triển và tạo nội dung cho khách hàng,
chẳng hạn như thông cáo báo chí, bài đăng trên blog và bài đăng trên mạng xã hội.
- Influencer Marketing: Hợp tác với những cá nhân có lượng người theo dõi lớn trên
mạng xã hội để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của khách hàng. Điều này có thể liên quan
đến việc xác định những người có ảnh hưởng phù hợp, thương lượng quan hệ đối tác và tạo
nội dung giới thiệu người có ảnh hưởng và thương hiệu của khách hàng.
- Media Monitoring and Analysis:  Giám sát và Phân tích Phương tiện: Theo dõi và
báo cáo về mức độ phủ sóng của phương tiện truyền thông đối với một công ty năng lượng
tái tạo, bao gồm phân tích tình cảm của công chúng và tình cảm của giới truyền thông đối
với các sản phẩm và dịch vụ của họ.
- Research and Surveys: Tiến hành khảo sát về thái độ của người tiêu dùng đối với
thương hiệu của nhà sản xuất ô tô, để thông báo chiến lược và thông điệp PR của họ.
Ví dụ: Click Agency: Thuộc Group M, Tập đoàn media số 1 thế giới
Có dàn lãnh đạo tốt, đội ngũ nhân sự chiến, Clickmedia nhanh chóng hoàn chỉnh năng
lực về integrated marketing communication, Client services, Strategic planning, Creative và
Content. Họ trở thành Social media agency chính cho Unilever, Piaggio, Pepsi…..
Dịch vụ:
 Các vị trí có trong agency: 
- Chief Executive Officer (CEO): Đây là bộ phận cao nhất chịu trách nhiệm về mọi
hoạt động của công ty cũng như đề ra những phương hướng hoạt động cho công ty trong
những thời kỳ khác nhau. 
- Công việc của họ thường là: 
+ Thời gian của CEO thường dành để họp với khách hàng, họp với các nhóm dự án 
+ Sáng tạo ra những phương án, đánh giá các ý tưởng và lên chiến lược hoạt động của
công ty.
- Director of Public Relations: Quản lý toàn bộ hoạt động liên quan đến PR của công
ty.
- PR Manager: Quản lý chiến dịch PR cho khách hàng và tư vấn cho họ về các vấn đề
liên quan đến PR.
- Media Relations Specialist: Chuyên về mối quan hệ với các nhà báo và cơ quan
truyền thông, viết bản tin tức, và tổ chức phỏng vấn truyền thông.
- Copywriter: Họ là người chuyên trách về sáng tạo nội dung, chuyển đổi các ý tưởng
thành các bài viết, video quảng cáo, các ấn phẩm báo chí, truyền thông, radio, thông cáo báo
chí,...
Công việc cụ thể:
- Lên nội dung các bài tin, bài viết theo yêu cầu của khách hàng
- Sáng tạo, lên ý tưởng về slogan, tagline, headline cho chiến dịch
- Phối hợp với các bộ phận khác liên quan xây dựng content và báo cáo cho khách
hàng theo từng mục tiêu cụ thể.
- Sử dụng thành thạo các công cụ về SEO, nghiên cứu từ khóa và công cụ phân tích.
- Lên kế hoạch, chiến lược, ý tưởng và nội dung truyền thông.
- Viết bài PR, thông cáo báo chí.
- Thực hiện các công việc kết hợp với các bộ phận khác có liên quan đến chiến dịch.
 Designer/3D Designer: Họ là người chuyên truyền tải các nội dung, thông điệp qua
các ấn phẩm nghệ thuật cụ thể, giúp khách hàng tiếp nhận qua thị giác hiệu quả nhất.
Ngoài việc là một cặp bài trùng với PR writer, designer còn phải thiết kế theo yêu cầu
của từng sự kiện khác nhau 3D designer là người chịu trách nhiệm phối cảnh 3D tạo nên
không gian thật trong các mẫu thiết kế và đây là nhân vật không thể thiếu ở mỗi công ty tổ
chức sự kiện. 
Nếu trong mẫu thiết kế phối cảnh một chương trình, chúng ta chỉ dùng thiết kế 2D, sức
thuyết phục với khách hàng thấp hơn so với chương trình có phối cảnh 3D. Người xem tuy
không hoạt động trong lĩnh vực tổ chức sự kiện nhưng khi được Agency trình bày ý tưởng
và xem thiết kế, họ sẽ hình dung ra được không gian thực tế của chương trình.
Công việc cụ thể: 
- Phối hợp với bộ phận Marketing để thiết kế các ấn phẩm truyền thông cho các kênh
như website, page, youtube... của công ty.
- Triển khai, giám sát việc sản xuất thành phẩm thiết kế như in, gia công,...
- Tham gia phối hợp, hỗ trợ các bộ phận khác

 Film director: Họ là người lên kịch bản, dựng và sản xuất các đoạn phim tạo thành
một viral clip hoặc video quảng cáo cho doanh nghiệp.
Công việc cụ thể:
- Lên kế hoạch, kịch bản quay, dựng các video như viral clip, TVC, trailer,... để quảng
bá các sản phẩm cho công ty.
- Chỉnh sửa, lồng ghép video, hình ảnh cho team truyền thông.
- Phối hợp với các phòng ban khác hoàn thiện các công việc liên quan.
 Photographer: Họ là người chuyên phụ trách về mặt hình ảnh sản phẩm, truyền
thông cho công ty. Sử dụng máy ảnh để chụp, lên ý tưởng, concept chụp phù hợp cho từng
bộ sưu tập với từng mẫu sản phẩm, ngoài ra còn chụp ảnh sự kiện và các hoạt động khác của
công ty.
Công việc cụ thể:
- Lên kế hoạch, ý tưởng chụp ảnh sản phẩm, bộ sưu tập,...
- Thực hiện các công việc xây dựng và phát triển hình ảnh thương hiệu cho công ty.
- Quản lý máy móc, thư viện hình ảnh, video công ty. 
 Media Planner: Là người lập các kế hoạch, chiến dịch quảng cáo, quản lý và chỉ đạo
thực hiện thành công chiến dịch. Họ cũng là người nghiên cứu đối tượng mục tiêu để tối ưu
hóa chiến dịch, giúp đạt mục tiêu kinh doanh cao.
Công việc cụ thể:
- Nghiên cứu, thu thập và phân tích dữ liệu thị trường
- Xác định đối tượng mục tiêu với các hành vi và thói quen tiêu dùng của họ
- Xác định hình thức quảng cáo tốt nhất, phù hợp với đối tượng mục tiêu và sản phẩm
cho chiến dịch của công ty, 
- Tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo bằng cách phân bổ ngân sách và theo dõi chi phí
quảng cáo.
- Đánh giá và báo cáo kết quả của chiến lược truyền thông và chiến dịch
 Media Buyers: Là người làm công tác trao đổi, tìm kiếm đối tác truyền thông cho
doanh nghiệp. 
Công việc cụ thể:
- Liên hệ, đàm phán về bài viết, book KOLs, banner cho khách hàng theo yêu cầu.
- Lên kế hoạch, bảng báo giá cho khách hàng theo từng mục được yêu cầu.
- Báo cáo thống kê các số liệu đo lường kết quả cho các bên.
 Account Executive: Là người trực tiếp quản lý các vấn đề giao tiếp với khách hàng,
tiếp nhận yêu cầu từ khách hàng và chăm sóc, theo dõi, hỗ trợ và đảm bảo tiến độ cung cấp
sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng.
Công việc cụ thể:
- Trao đổi công việc với các khách hàng được phân công    
- Đàm phán các hợp đồng với khách hàng và xử lý các giấy tờ liên quan    
- Theo dõi, quản lý tiến độ hoàn thành đơn hàng/cung cấp dịch vụ sau khi đã ký hợp
đồng với khách hàng và đảm bảo yêu cầu khách hàng đã giao.
- Phản hồi, xử lý các thắc mắc và phàn nàn của khách hàng
- Báo cáo hiệu quả công việc giữa 2 bên.

 Account Manager: Là người trực tiếp quản lý toàn bộ các công việc account bao
gồm: đàm phán và thực hiện hợp đồng với khách hàng; duy trì và phát triển mối quan hệ với
khách hàng; và là đầu mối liên lạc trong mọi vấn đề liên quan đến chăm sóc khách hàng.
Công việc cụ thể:
- Tìm kiếm, thiết lập và duy trì mối quan hệ bền vững với khách hàng
- Đàm phán hợp đồng, đảm bảo tiến độ và chất lượng các công việc theo yêu cầu của
khách hàng.
- Báo cáo tiến độ và hiệu các hoạt động theo tháng/hàng quý cho các bên liên quan
trong và ngoài doanh nghiệp.
- Theo dõi, dự báo, đánh giá các số liệu chính trong công việc account 
- Thực hiện các công việc khác. 

 PR Specialist: Chuyên về một lĩnh vực cụ thể như sự kiện, quảng cáo, hoạt động
truyền thông xã hội hoặc báo chí.
 Digital PR Specialist: Chuyên về hoạt động truyền thông số, bao gồm các kênh trực
tuyến như mạng xã hội, quảng cáo trực tuyến và SEO.
 Content Creator: Content Creators viết và sản xuất nội dung, bao gồm thông cáo
báo chí, bài báo và bài đăng trên mạng xã hội, để hỗ trợ các chiến dịch PR và xây dựng
nhận thức về thương hiệu. Họ cũng làm việc chặt chẽ với các thành viên khác trong nhóm,
chẳng hạn như các chuyên gia quan hệ truyền thông, để đảm bảo rằng nội dung phù hợp với
các mục tiêu PR.
 Bộ phận event/activation: Bộ phận này chuyên lên nội dung chương trình, kịch bản
của các sự kiện, làm việc với các nhà cung cấp hạng mục, lên báo giá, soạn hợp đồng và
phối hợp với các bộ phận khác để chạy chương trình.
 Bộ phận tài chính và quản trị mạng (Admin): Theo dõi tình hình tài chính của
công ty, theo đối các hợp đồng thanh lý, thanh toán tiền cho các nhà cung cấp và nhắc khách
hàng thanh toán tiền cho công ty, cũng như quản lý việc tính toán tiền lương hàng tháng cho
mỗi nhân viên. Quản lý nhân sự và cơ sở vật chất của công ty. Ngoài ra, bộ phận này cũng
tham gia vào khâu hậu kỳ của mỗi dự án truyền thông.

5.1. Tiêu chuẩn và tiêu chí lựa chọn, đánh giá năng lực của 1 PR Agency
5.1.1. Tiêu chuẩn đánh giá năng lực của một PR agency:
Hiểu biết về các doanh nghiệp quan hệ công chúng:  Agency có thể tiến hành tìm
kiếm các cơ quan ở nhiều phân ngành chuyên quan hệ công chúng hoặc các lĩnh vực khác.
Tìm kiếm agency với một sự hiểu biết vững chắc về kỷ luật quan hệ công chúng và ngành
công nghiệp. Agency đã quen thuộc với mô hình kinh doanh cho các công ty quan hệ công
chúng sẽ được ở một vị trí tốt hơn để tư vấn cho bạn để tối đa hoá giá trị đầu tư của bạn
Sự rõ ràng: Agency của bạn phải hiểu rõ ràng ngay từ đầu về những gì bạn muốn đạt
được.
Chiều rộng và chiều sâu kinh nghiệm: Họ đã làm việc trong các chuyên mục kinh
doanh khác nhau? Họ đã làm việc cho các doanh nghiệp nhỏ và lớn? Có một mạng lưới mối
quan hệ tốt và rộng rãi với các nhà phân phối, khách hàng lớn. Khả năng đọc, viết, biên
tập,giao tiếp bằng tiếng Anh.
5.1.2. Tiêu chí đánh giá năng lực của một PR agency:
Sự nhận diện ưu tiên: Các mục tiêu của bạn sẽ được ưu tiên hơn những người khác.
Agency của bạn phải có khả năng nhận ra các hệ thống mục tiêu của bạn và cách họ đóng
góp cho công ty như thế nào.
Sự phản bác: Sự thành công của 1 chương trình PR đòi hỏi bạn phải có 1 đội ngũ kiên
quyết nói “Không” với những người giám sát khó khăn khi họ nhận thấy có những thứ
không mang lại hiệu quả.
Khả năng viết lách tốt: Nhìn vào thông cáo báo chí trước đây của agency sẽ cho biết
trình độ của họ như thế nào qua các văn bản email, bài viết tiếp thị nội dung bài viết và
phương tiện truyền thông xã hội.
Đa dạng: Làm việc với các PR agency có thể phản ánh các đối tượng bên trong và bên
ngoài bạn cần phải tiếp cận và ảnh hưởng. Điều này có nghĩa những tư vấn cần phải tiếp cận
một loạt các ý kiến khác nhau và với những người ở các độ tuổi khác nhau, giới tính và
chủng tộc.
Sự nhạy bén: Các agency cần có sự nhạy bén và linh hoạt với thị trường để cung cấp
nhiều thông tin hữu ích cho quá trình phát triển chiến lược
Khách hàng thuê PR Agency khi và chỉ khi agency chứng minh được cho khách hàng
rằng, agency có thể giúp họ kiếm nhiều tiền hơn, hoặc agency có thể tiết kiệm tiền cho họ.
5.2. Thủ thuật tìm và chọn PR Agency tiềm năng
Bước 1: Xác định được những điều doanh nghiệp cần đạt được thông qua PR. Cần xác
định rõ mục tiêu kinh doanh, các hoạt động marketing và hiểu PR sẽ đem lại được gì cho
công ty. Xác định rõ những điều đó để soạn brief cụ thể sao cho PR agency có thể hiểu được
cụ thể và chính xác những doanh nghiệp đang cần gì và họ cần phải làm gì.
Bước 2: Xem liệu PR agency đó có hiểu về sản phẩm/dịch vụ của chúng ta không. Có
thể thông qua thuyết trình ngắn, điện thoại, trao đổi email về hiểu biết của họ về doanh
nghiệp.
Bước 3: Xem xét hoạt động của đối thủ. Trao đổi với PR agency cách thức cạnh tranh
với công ty đối thủ xem phương án họ đưa ra có khả thi không và kiểm tra hiểu biết của họ
về cty đối thủ như thế nào.
Bước 4: Xem trụ sở của doanh nghiệp nằm ở đâu? Một công ty nằm ở TPHCM thì nên
ưu tiên chọn các Agency trong cùng khu vực hơn là một agency ở Hà Nội.
Bước 5: Xem xét ngân sách để lựa chọn quy mô Agency mà chúng ta có thể thuê.
Bước 6: Xem PR agency đó từng làm việc với ai.Hỏi Agency liệt kê những Clients họ
đã và đang làm việc cùng và kéo dài trong bao lâu. Ngoài ra phải chắc rằng Agency đó
không làm cho đối thủ.
Bước 7: Đánh giá họ thông qua buổi pitching present.
Sau khi đã gửi brief và trao đổi về các thông tin cơ bản. Doanh nghiệp cùng 1 hoặc
nhiều agency sẽ gặp lại nhau trong buổi thuyết trình về những gì họ có thể làm cho doanh
nghiệp, để sau đó doanh nghiệp có thể chọn giải pháp ưng ý nhất cũng như Agency giúp đỡ
hoạt động PR cho mình.
5.3.  Những nguyên tắc cần tuân thủ khi hợp tác với PR Agency 
Xét khi đứng trên cương vị là một người khách hàng, sau đây là những nguyên tắc đề
xuất khi hợp tác với PR Agency:
Nguyên tắc 1: Có một sự hiểu biết về PR, hoặc ít nhất là những điều cơ bản.
Nguyên tắc 2: Hiểu rằng họ là những chuyên gia. Đôi khi các khách hàng cần phải tin
tưởng vào PR agency và công việc của họ, mặc dù cho đó không phải là những điều mà
khách hàng muốn nghe
Nguyên tắc 3: Nhận ra rằng agency luôn đứng về phía mình. Mục tiêu của PR Agency
là để giúp bạn có được phương tiện truyền thông mà cuối cùng sẽ giúp bạn đạt được mục
tiêu marketing và kinh doanh tổng thể. Nếu họ không làm tốt, họ sẽ mất khách hàng- miếng
cơm của mình, đó là lý do 1 PR Agency sẽ đem hết năng lực và chất xám của mình để đem
đến cho khách hàng những kết quả tốt nhất
Nguyên tắc 4: Giao tiếp. Để hiểu và thân cận với 1 đối tượng khác và có những lợi ích
qua lại lẫn nhau, điều chúng ta cần là giao tiếp tốt. Làm việc với 1 PR Agency cũng vậy.
Chia sẻ những mục tiêu và sự mong muốn của khách hàng đối với agency để họ có thể sớm
đạt được những mục tiêu mà khách hàng đề ra. Ngoài ra, đây là một số thứ khách hàng cũng
nên/ có thể giao tiếp với agency: sản phẩm mới của công ty, các khách hàng lớn, những sự
kiện sắp tới hoặc triển lãm thương mại của công ty, và những thứ liên quan đến phương tiện
truyền thông…
Nguyên tắc 5: Hiểu được nguyên tắc: để có được kết quả tốt nhất, tối ưu nhất khi làm
việc với 1 PR agency, sản phẩm hay dịch vụ của công ty bạn cũng phải tốt. Sản phẩm phải
có tiêu chuẩn chất lượng cơ bản để đáp ứng. Sản phẩm của bạn tốt, nhưng nó k có những
tính năng nào nổi trội để người tiêu dùng sẵn sàng chi trả, thì cho dù được truyền thông tốt
cách mấy, kết quả cũng không thể vượt quá sự mong đợi của bạn.

Câu 6: Công việc (nhiệm vụ) PR “in - house” (VD minh họa); Các chức danh PR
trong tổ chức/DN: mô tả trách nhiệm và công việc. 
PR “in - house”  là công việc của các nhân viên làm trong các tổ chức/ công ty có phòng
PR riêng. Đây là các chuyên gia của công ty hoặc được thuê về nhằm giải quyết các vấn đề
liên quan đến truyền thông. Họ còn đóng vai trò ngôn luận chính cho tổ chức/ công ty. Hình
thức này khá được các công ty vừa và nhỏ ưa chuộng bởi sự tiết kiệm chi phí và chủ động
với các chiến dịch PR quy mô nhỏ. Chỉ khi có những sự kiện lớn vượt quá tầm thì người ta
mới tìm đến PR Agency. 
Công việc/nhiệm vụ chính của PR “in - house”:
 Corporate PR (quảng bá hình ảnh, xây dựng uy tín tổ chức), bao gồm Crisis
management (quản lý khủng hoảng):
 Government affair (dành cho Chính phủ, các ban ngành liên quan): những hoạt
động này nhằm tạo “ấn tượng tốt” với Chính phủ như việc tuân thủ hoặc đóng góp về luật.
 Investors attractions and relations (dành cho các nhà đầu tư, cổ đông): Các báo
cáo tài chính, meeting giữa các cổ đông… nói về những thành tựu, bứt phá của công ty để
những nhà đầu tư hiện tại cảm thấy “an tâm” và đồng thời, thu hút thêm các nhà đầu tư khác
nữa. 
 Corporate reputation (sự nổi tiếng của tập đoàn) và Corporate responsibility
(phát triển bền vững cho doanh nghiệp) được xây dựng qua mối quan hệ với
customer/consumer và các bên liên quan khác. Corporate reputation: Xử lý khủng hoảng,
tiếp thị và truyền thông thông qua lãnh đạo: CEO profile, các buổi chia sẻ của CEO.
 Corporate responsibility (phát triển bền vững cho doanh nghiệp): nhánh PR này tập
trung vào 2 việc chính nhất việc chuyển tải giá trị doanh nghiệp và sự thể hiện trách nhiệm
của doanh nghiệp với cộng đồng. Chúng ta dễ thấy các CEO/chủ tịch tập đoàn khi nổi tiếng
thường sẽ chia sẻ quá trình thành lập doanh nghiệp, định hướng giá trị trong tương lai để
truyền cảm hứng đến cộng đồng
 Media relation: tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ với media – báo chí. Với
một mối quan hệ rộng mở, các doanh nghiệp sẽ thuận tiện để xây dựng reputation (độ nổi
tiếng) và xử lý khủng hoảng truyền thông nhanh hơn. 
 Consumer PR chủ yếu “nói chuyện” với người dùng nên các chiến dịch PR sẽ
thường rơi vào các mục sau: 
 Product launching (ra mắt sản phẩm mới) 
 Education campaign (educate người dùng) 
 Brand/product reputation/awareness (tăng độ nhận diện hoặc độ nổi tiếng của sản
phẩm) 
 Change consumer behaviour/perception (thay đổi hành vi/nhận thức của khách hàng) 
 Creating new product category (tạo ra sản phẩm mới) 
 Creating new trend (tạo ra xu hướng tiêu dùng mới) 

Ví dụ: Phòng quan hệ công chúng và doanh nghiệp của Trường Đại học Sư phạm Kỹ
thuật thành phố Hồ Chí Minh 
Các chức danh PR trong tổ chức, doanh nghiệp ( mô tả trách nhiệm và công việc)
Thực tập viên:
Thực tập viên thường thực hiện những nhiệm vụ giống như thực tập viên trong các công
ty đại diện PR. Trách nhiệm có thể thay đổi tùy thuộc vào nhu cầu công ty, nhưng có thể
bao gồm những công việc cơ bản sau: trả lời những yêu cầu bài viết, xử lý, chuẩn bị cho
chuyến thăm và làm việc của báo chí, họp báo, và những sự kiện báo chí khác, soạn thư
mời, thông cáo báo chí, theo dõi lịch lên bài và tìm kiếm các cơ hội PR doanh nghiệp.
Trợ lý
Nhiều người bắt đầu sự nghiệp PR trong doanh nghiệp với vai trò là trợ lý PR (PR
Assistant). Trợ lý PR thường chịu trách nhiệm công bố thông tin cho báo giới và công
chúng, đáp ứng chính xác các thời gian đã định và đảm bảo đủ số lượng báo chí đã đăng.
Trợ lý cũng cung cấp các tài liệu thông tin khác cho báo chí.
Điều phối viên
Hầu hết mọi người đều bắt đầu nghề PR trong doanh nghiệp bằng vị trí Điều phối viên
PR(PR Executive), nếu không phải là giữ vai trò trợ lý. Thông thường Điều phối viên PR
giữ vai trò quản trị, và công việc thường liên quan đến các dự án như theo dõi thông tin báo
chí, hỗ trợ nghiên cứu, duy trì danh sách báo chí liên quan, và gửi thông tin báo chí cho báo
giới. Nhìn chung, vai trò của điều phối viên PR là bước đệm quan trọng để trở thành chuyên
viên PR trong doanh nghiệp.
Chuyên viên PR
Chuyên viên PR chịu trách nhiệm về các hoạt động PR trong phòng truyền thông của
các doanh nghiệp lớn, và có nhiệm vụ tương tự như là nhân viên phụ trách khách hàng trong
các Đại diện PR. Chuyên viên PR thường chịu trách nhiệm viết thông cáo báo chí, bài phát
biểu và chương trình hành động, lập kế hoạch các sự kiện quan trọng, đại diện công ty trong
các buổi họp báo hoặc hội chợ thương mại, theo dõi xu hướng, và tìm kiếm cơ hội doanh
nghiệp có thể duy trì tần suất xuất hiện trên báo chí.
Chuyên viên PR cao cấp
Chuyên viên PR cao cấp tham gia vào nhu cầu PR của tổ chức, và chịu trách nhiệm lập
kế hoạch cũng như triển khai các chương trình PR. Họ thường tạo điều kiện cho doanh
nghiệp có thể xuất hiện trước công chúng, xây dựng các sự kiện đặc biệt, và viết thông cáo
báo chí, bài phát biểu, báo cáo năm, và những tài liệu khác nhằm xây dựng hình ảnh doanh
nghiệp.
Quản lý PR
Quản lý PR thường phát triển và triển khai các chính sách và thủ tục cho phòng PR và
quản lý một nhóm các chuyên viên PR. Quản lý chịu trách nhiệm lập kế hoạch và triển khai
các kế hoạch và chương trình PR (thường liên quan đến bộ phận đặc biệt hoặc lĩnh vực sản
phẩm) đồng thời báo cáo trực tiếp cho Quản lý PR cao cấp hoặc Giám đốc PR.
Quản lý PR cao cấp
Quản lý PR cao cấp giúp phát triển và định hướng các chương trình PR cho doanh
nghiệp, quản lý các chuyên viên PR để chủ động thức hiện kế hoạch, triển khai các chương
trình PR, thực hiện các hoạt động quan hệ/phân tích báo chí và các hoạt động PR khác.
Quản lý PR cao cấp thường làm việc với các nhóm tiếp thị truyền thông khác trong doanh
nghiệp nhằm đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa tiếp thị và PR, và thường quản lý các
chuyên gia PR thuê ngoài.
Giám đốc PR
Phát triển và triển khai các chương trình PR chiến lược chung của doanh nghiệp. Các
chương trình có thể bao gồm quan hệ báo chí, quan hệ cộng đồng, truyền thông nội bộ và
quan hệ đầu tư. Giám đốc PR thường báo cáo cho phó chủ tịch và chủ tịch phụ trách PR và
thường là người chịu trách nhiệm lập kế hoạch tài chính và ngân sách quản trị.
Giám đốc điều hành
Giám đốc điều hành thường chịu trách nhiệm điều hành hoạt động PR hằng ngày của bộ
phận PR, giám sát các nhân viên cấp cao, hỗ trợ phát triển các chiến lược và chiến dịch PR.
Ngoài ra, Giám đốc điều hành thường chịu trách nhiệm lập kế hoạch tài chính và ngân sách
quản trị.
Phó Chủ tịch/Chủ tịch
Báo cáo trực tiếp cho chủ tịch hội đồng quản trị hoặc các nhà điều hành cấp cao, Phó
chủ tịch PR chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược PR dài hạn, quản trị hình ảnh, danh tiếng
của doanh nghiệp và kiểm soát các chức năng PR liên quan trong doanh nghiệp: Truyền
thông doanh nghiệp/nội bộ, quan hệ báo chí, quản trị khủng hoảng, quan hệ với nhà phân
tích và nhà đầu tư. Phó chủ tịch chịu trách nhiệm lập kế hoạch tài chính và triển khai thực
hiện và đóng vai trò là phát ngôn viên cấp cao của doanh nghiệp.

You might also like