You are on page 1of 3

2.

LIÊN HỆ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN


Liên hệ thực tiễn: thực trạng của giáo dục Việt Nam trước ảnh hưởng của đại dịch
Covid-19
8,8 Vận dụng tinh thần nghị quyết Đại hội Xll của Đảng vào giảng dạy ý nghĩa
phương pháp luận hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật, 2021
Từ quan điểm toàn diện, ta có thể áp dụng nó để phân tích những ảnh hưởng do đại dịch
Covid-19 đối với nền giáo dục Việt Nam, từ đó chỉ ra những thách thức cũng như cơ hội của
nền giáo dục hiện nay.
Diễn ra trong chưa đầy hai năm, nhưng những ảnh hưởng mà đại dịch Covid-19 đem lại đã
làm xáo trộn tất cả các mặt, các lĩnh vực trong của đời sống xã hội của đất nước. Giáo dục
cũng là lĩnh vực bị ảnh hưởng vô cùng nặng nề. Theo uớc tính của báo điện tử Đảng cộng sản
Việt Nam: “gần 20 triệu học sinh, sinh viên không được tới trường trong một thời gian rất
dài, trên 7 vạn sinh viên không thể ra trường đúng hạn”10 .
Quán triệt tinh thần chỉ đạo của Chính phủ “ngừng tới lớp – không ngừng học tập”, toàn
ngành Giáo dục và đào tạo đã chuyển sang trạng thái dạy học mới để đối phó với dịch bệnh
như tổ chức dạy và học trực tuyến, dạy học trên truyền hình… Nhưng việc tiếp cận hình thức
học tập mới này lại không hề dễ dàng đối với người học. Theo Bộ Giáo dục và đào tạo, có
đến 1,5 triệu học sinh ở 26 địa phương không có thiết bị học trực tuyến. Không chỉ vậy, việc
học trực tuyến trong điều kiện cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng đủ (đường truyền kém, chập chờn)
còn khiến cho việc tiếp thu kiến thu kiến thức thường xuyên bị gián đoạn. Đặc biệt hơn, học
sinh, sinh viên còn có nguy cơ phải đối mặt với những vấn đề về sức khỏe tinh thần, thể chất
khi phải học trực tuyến trong thời gian dài: “Việc ngồi trước màn hình máy tính quá lâu có
thể khiến trẻ em bị chậm phát triển, việc học tập ở nhà khiến hoạt động thể chất và việc ăn
uống trở nên thất thường hơn là nguyên nhân chính dẫn tới tăng tỷ lệ béo phì…”11 Không
chỉ có học sinh, sinh viên, mà cả phụ huynh cũng là những người bị ảnh hưởng. Nhiều phụ
huynh, do dịch bệnh mất việc phải ở nhà, khó khăn trong việc đóng học phí cho con, hay
những phụ huynh phải đi làm trong khi có con nhỏ đang học ở nhà cũng rất lo lắng cho con
nhỏ ở nhà không ai chăm sóc…
10 Ảnh hưởng lâu dài của dịch bệnh đối với ngành Giáo dục chưa đo đếm được,
202111 Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến trẻ lứa tuổi học đường, 2021
Đại dịch cũng đã tác động không nhỏ tới giáo viên, nhân viên, người lao động ngành Giáo
dục và đào tạo. Theo thống kê của Sở GD-ĐT TP.HCM, tại thành phố, có tới 12341 giáo viên
– nhân viên bị mất việc làm trong đó 82% là giáo viên mầm non. Những giáo viên mầm non
là những đối tượng bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất, khi các cấp học khác đã triển khai hình
thức học trực tuyến, tuy nhiên cấp mầm non thì chưa biết ngày được hoạt động trở lại, chính
vì thế nhiều giáo viên đang buộc phải xoay sở các nghề khác để mưu sinh. Đối với một số
giáo viên khác, dù còn việc nhưng vấn đề khác lại hiện ra như khó khăn về thiết bị, nhiều
giáo viên phải đi mượn máy tính, hay sử dụng máy tính cũ, cấu hình yếu và chậm, gây khó
khăn trong việc giảng dạy.
Việc tổ chức thi cử chuyển cấp cũng gặp nhiều bất cập. Theo dữ lệu từ báo tin tức, do ảnh
hưởng của dịch bệnh:
Chất lượng và công bằng của kỳ thi vào các lớp đầu cấp khó đạt yêu cầu; việc phân luồng
sang đào tạo nghề gặp nhiều khó khăn. Dịch bệnh cũng đã ảnh hưởng tới chất lượng và tiến
độ thực hiện Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo
khoa giáo dục phổ thông. Công tác tổ chức biên soạn, thẩm định sách giáo khoa, tài liệu giáo
dục địa phương và Chương trình đào tạo (đào tạo lại) giáo viên phổ thông bị chậm tiến độ.
Thời lượng học lý thuyết, học thực hành, học thực nghiệm, trải nghiệm thực tế, thí nghiệm
chưa bảo đảm… 12
Có thể thấy, giáo dục hiện nay đối mặt với vô cùng nhiều thách thức, những thách thức này
lại không hề độc lập, riêng lẻ mà lại có quan hệ liên kết, gắn bó và tác động qua lại lẫn nhau,
vì vậy đòi hỏi nền giáo dục phải có những đổi mới, thay đổi căn bản, toàn diện để có thể phát
triển, thích ứng, khắc phục những khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra, phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao, thu hút và trọng dụng nhân tài phát triển nền giáo dục… Nhưng bên
cạnh những thách thức, thì đại dịch lại có tác dụng thúc đẩy để ngành giáo dục có thể thay đổi
tư duy quản lý, phát huy sự sáng tạo của mỗi cá nhân, của tập thể hay của cả ngành giáo dục,
là cơ hội để ngành giáo dục đẩy mạnh chuyển đổi số, là tiền đề cho nhiều lĩnh vực khác, tác
động lớn đối với sự phát triển đất nước, cả trước mắt và lâu dài.
12 COVID-19 tác động tiêu cực như thế nào đến giáo dục Việt Nam, 2021
2.2 Liên hệ bản thân
Việc áp dụng đúng đắn quan điểm toàn diện vào trong đời sống là vô cùng quan trọng, nó sẽ
giúp ta có thể nhìn nhận vấn đề mình đang gặp phải một cách chính xác nhất để từ đó có thể
“biến nguy thành cơ”, có thể cải thiện và giải quyết vấn đề. Và đặc biệt trong hoàn cảnh hiện
nay, giáo dục còn đối mặt nhiều thách thức khó khăn từ đại dịch Covid-19, biết vận dụng
đúng đắn quan điểm toàn diện còn có thể giúp học sinh, sinh viên tìm ra phương pháp học tập
tích cực, chủ động, tối ưu và hiệu quả cho mình.
Đối với bản thân em, một sinh viên Học viện Ngân hàng, đã có đã có kinh nghiệm học tập
trực tuyến trong thời gian dài, ở bậc phổ thông cũng như bậc đại học, cùng với việc vận dụng
linh hoạt, sáng tạo quan điểm toàn diện, thì những giải pháp để có thể trang bị cho bản thân
học sinh, sinh viên một tâm thế học tập chủ động, tích cực có thể khái quát lại như sau:
Thứ nhất, cần phải có ý thức cao cùng một sức khỏe tốt. Trong tình trạng học online tại nhà,
học sinh, sinh viên không chỉ đối mặt với những khó khăn về thiết bị học tập, hay về việc tiếp
thu bài giảng trên lớp mà còn tăng khả năng bị xao nhãng trong học tập bởi những kích thích
từ bên ngoài… Chính vì vậy, để việc tiếp thu kiến thức đạt hiệu quả cao nhất, trước hết mỗi
người học cần tạo cho mình mục tiêu để chiến đấu cùng với tinh thần mạnh mẽ, kiên trì, bền
bỉ vượt qua những khó khăn; một ý chí vững vàng để có thể vượt qua những cám dỗ từ bên
ngoài. Đồng thời bên cạnh đó, mỗi người học cần phải tích cực tập luyện thể dục thể thao, ăn
uống lành mạnh để có thể bảo đảm sức khỏe trong quá trình học.
Thứ hai, cần tận dụng tối đa nguồn lực hiện có. Tuy không thể trực tiếp đến trường nghe
giảng trực tiếp, nhưng với sự phát triển của khoa học – công nghệ, hiện nay trên mạng có vô
số nguồn tài nguyên, bài giảng quý báu để người học có thể sử dụng hay những sự trợ giúp từ
thầy cô, bạn bè thông qua những ứng dụng thông minh và vô kể những nguồn lực khác. Nếu
biết tận dụng tối đa những nguồn lực của mình đang có sẽ khiến việc học tập sẽ trở nên dễ
dàng hơn rất nhiều.
Và cuối cùng, để có thể thể xây dựng cho mình một phương pháp học tập tích cực, thì một
không gian học tập phù hợp đóng vai trò không nhỏ. Mỗi người học sẽ phù hợp với một
không gian học tập khác nhau, trong mỗi thời điểm khác nhau. Bởi vậy, thông qua quá trình
học tập, người học cần tự tìm hiểu xem đâu là không gian học tập phù hợp nhất với mình, từ
đó tạo cho mình một thời khóa biểu hợp lý để việc học có thể diễn ra một cách hiệu quả và
trơn tru.

KẾT LUẬN
Từ việc nghiên cứu về nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý về mối liên hệ
cơ bản, dựa trên quan điểm toàn diện, ta đã phân tích được thực trạng của nền giáo dục Việt
Nam trong hoàn cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn ra rất phực tạp như hiện tại từ đó đưa ra được
những giải pháp giúp học sinh, sinh viên có thể học tập một cách tích cực. Quan điểm toàn
diện đòi hỏi khi nhận thức về sự vật, hiện tượng cần phải nhận thức về sự vật, hiện tượng
trong toàn bộ các mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của
chính sự vật hiện tượng đó và giữa sự vật đó với các sự vật khác; phải chú ý đến mối liên hệ
tất yếu của hiện tượng; cần xem xét đối tượng trong mối quan hệ với các đối tượng khác; cần
phải tránh quan điểm phiến diện một chiều. Qua việc phân tích thực trạng của nền giáo dục
Việt Nam trong đại dịch cùng với việc sử dụng quan điểm toàn diện, ta có thể thấy để tạo ra
những giải pháp học tập hiệu quả và tích cực thì ý thức của học sinh, sinh viên đóng vai trò
quan trọng nhất, tiếp theo đó là đến việc tận dụng tốt các nguồn lực sẵn có của chính học
sinh, sinh viên để phục vụ cho việc học và cuối cùng là tạo cho bản thân một không gian học
tập, một thời gian học tập, một thời gian biểu hợp lý để việc học được diễn ra một cách có
hiệu quả, chủ động, tích cực để người học có thể đạt được hiệu suất cao nhất.

You might also like