You are on page 1of 1

THẢO LUẬN CHƯƠNG 2

Câu 1: Vì sao nói định nghĩa vật chất của Lênin đã giải quyết được 2 mặt vấn
đề cơ bản của triết học trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng?
Câu 2: Không gian và thời gian có những tính chất nào? Phân tích các tính
chất của không gian và thời gian?
BÀI LÀM
Câu 1: Định nghĩa này đã bao quát cả 2 mặt của vấn đề cơ bản của triết học, thể
hiện rõ lập trường DVBC. Lenin đã giải đáp toàn bộ vấn đề cơ bản của triết học
đứng trên lập trường của Chủ nghĩa duy vật biện chứng.
– Coi vật chất là có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc khách quan của
cảm giác, ý thức, ý thức con người là sự phản ánh của thực tại khách quan đó.
Con người có khả năng nhận thức thế giới.
– Định nghĩa này bác bỏ quan điểm duy tâm về phạm trù vật chất. (Vật chất có
trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức).
– Định nghĩa này khắc phục tính chất siêu hình, máy móc trong quan niệm về vật
chất của CNDV trước Mac (quan niệm vật chất về các vật thể cụ thể, về nguyên
tử, không thấy vật chất trong đời sống xã hội là tồn tại).
– Định nghĩa vật chất của Lê Nin bác bỏ quan điểm của CNDV tầm thường về
vật chất (coi ý thức cũng là 1 dạng vật chất)
– Định nghĩa này bác bỏ thuyết không thể biết.
– Định nghĩa này đã liên kết CNDV biện chứng với CNDV lịch sử thành một
thể thống nhất. (vật chất trong TN, vật chất trong xã hội đều là những dạng cụ thể
của vật chất mà thôi, đều là thực tại khách quan).
– Mở đường cổ vũ cho KH đi sâu khám phá ra những kết cấu phức tạp hơn của
thế giới vật chất
Câu 2:
- Không gian và thời gian gắn bó mật thiết với nhau và gắn liền với vật chất và
là phương thức tồn tại của vật chất. Theo chủ nghĩa Mác-Lenin thì không không
có một dạng vật chất nào tồn tại ở bên ngoài không gian và thời gian. Ngược lại,
cũng không thể có thời gian và không gian nào ở ngoài vật chất.
- Không gian và thời gian gồm 2 tính chất:
+ Tính khách quan: không gian và thời gian là thuộc tính của vật chất tồn tại
gắn liền với nhau và gắn liền với vật chất. Vì vật chất tồn tại khách quan, do đó
không gian và thời gian là thuộc tính của nó nên cũng tồn tại khách quan.
+ Tính vĩnh cửu dài vô tận: không gian và thời gian không có tận cùng về một
phía nào, xét cả về quá khứ lẫn tương lai, cũng như mọi phương vị.
- Không gian luôn có ba chiều (chiều dài, chiều rộng, chiều cao), còn thời gian
chỉ có một chiều (từ quá khứ tới tương lai). Không gian và thời gian là một thực
thể thống nhất không-thời gian và có số chiều là 4.

You might also like