You are on page 1of 2

Bài 1 : PHẢN ỨNG OXY HÓA

Hóa chất Số lượng Dụng cụ Số lượng


Toluen 2,5 ml Bình cầu đáy tròn 250 ml 01
KMnO4 4 gam Sinh hàn hồi lưu 01
Dung dịch HCl (1:1) Bình lọc áp suất kém 01
Axit oxalic Cốc chịu nhiệt 100 ml 01
C2H5OH 96o Bếp gia nhiệt có khuấy từ 01
Quỳ tím Con cá từ 01
Giấy lọc 04
Phiễu lọc Buchner 01

2.4.2. Tiến hành thí nghiệm


Cho 4 gam KMnO4 tán nhỏ vào bình cầu đáy tròn dung tích 250 mL, sau đó thêm
50 mL nước, lắc đều.
Cho từ từ 2,5 mL toluen vào bình cầu và lắc đều dung dịch trên.
Lắp sinh hàn hồi lưu, đun sôi và khuấy đều trên bếp gia nhiệt có khuấy từ trong
khoảng 2 giờ cho đến khi dung dịch mất màu của thuốc tím.
Sau phản ứng kết thúc, nếu dung dịch còn có màu hồng thi thêm một ít tinh thể axit
oxalic hoặc vài giọt rượu etylic cho đến khi dung dịch mất màu hoàn toàn.
Làm nguội dung dịch, lọc bỏ kết tủa mangan dioxit (MnO2) bằng phễu lọc Buchner
và rửa 2–3 lần bằng nước nóng (mỗi lần 10 mL nước).
Chuyển nước lọc vào cốc chịu nhiệt. Cô đuối nước đến thể tích còn khoảng 20–25
mL..
Để nguội dung dịch đã cô, axit hóa bằng dung dịch HCI (tỷ lệ 1:1) cho tới phân
ứng axit (thử bằng chất chỉ thị quỳ tím). Các tinh thể axit benzoic sẽ tách ra dưới
dạng hình vảy.
Lọc trên phễu buchner để lấy axit benzoic, rửa bằng một ít nước lạnh.
Làm khô trong không khí hoặc tủ sấy. Có thể tinh chế axit benzoic bằng phương
pháp thăng hoa.
Cân và tính hiệu suất phản ứng.
2.5. Câu hỏi
1. Vì sao phải thường khuấy hỗn hợp phản ứng trong quá trình thực nghiệm ?
2. Sau khi kết thúc phản ứng, nếu dung dịch còn màu hồng, tại sao phải cho
C2H5OH hoặc axit oxalic vào ?
3. Tại sao phải cô dung dịch nước lọc ?
4. Có thể tinh chế axit benzoic bằng những cách nào ?
5. Vì sao khi rửa MnO2 phải dùng nước nóng, còn khi lọc lấy axit benzoic lại rửa
bằng nước lạnh ?
6. Viết các phương trình xảy ra trong quá trình thực nghiệm.

You might also like