You are on page 1of 4

Văn hóa Ẩm thực Việt Nam ảnh hưởng tới việc cấu thành thực đơn

Việt Nam và Trung Quốc đều là hai quốc gia chịu ảnh hưởng lớn từ nền văn hóa Á
Đông. Vì vậy trong nghệ thuật ẩm thực, ít nhiểu cả hai đều sở hữu những nét tương đồng.
Đây cũng là một lợi thế ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây dựng thực đơn phù hợp văn
hóa địa phương.

1. Văn hóa ẩm thực Việt Nam

Người dân Việt Nam thường rất coi trọng sự hài hoà của món ăn. Một món ăn cần
phải đáp ứng đủ được hai tiêu chí đó chính là ngon miệng và đẹp mắt. Những thành phần
nguyên liệu được bổ dưỡng, lành mạnh như rau thịt, củ quả, được kết hợp nhuần nhuyễn
với nhau để tạo ra một món ăn vừa có rau vừa có thịt trong đó.

Đặc trưng những món ăn Việt Nam là chủ yếu đều được chế biến từ rau, củ, quả nên
khá ít dầu mỡ. Ngoài ra, người Việt ta thường chỉ sử dụng mắm để nêm nếm, kết hợp với
những loại gia vị đặc trưng để tạo ra được sự kết hợp chua, cay, mặn, ngọt ...

Do đất nước được chia ra thành ba miền, nên ẩm thực Việt Nam từ đó cũng được chia
theo vùng miền: Bắc - Trung - Nam cũng tạo ra những nét đặc trưng riêng. Văn hoá ẩm
thực khác nhau cũng đã góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng trong ẩm thực Việt
Nam.

 Miền Bắc: Thường sử dụng ít gia vị hơn so với những miền khác. Những món ăn
của miền Bắc thường có hương vị vừa phải, không quá ngọt, không quá chua, ít
cay và đề cao sự thanh tao, đạm bạc.
 Miền Trung: Miền trung thì khác hoàn toàn so với miền Bắc. Linh hồn chính của
món ăn ở miền Trung đó là vị mặn, cay, ngọt vừa.
 Miền Nam: Miền Nam được xem là bản hoà tấu của nhiều nền văn hoá ẩm thực
trong nước và du nhập, được biến tấu sáng tạo hơn các món ăn từ nước ngoài.
Món ăn ở miền Nam thường thiên về vị ngọt là nhiều.

Nhìn chung, văn hóa ẩm thực Việt Nam có 9 đặc trưng cơ bản:

 Tính hòa đồng và đa dạng


 Tính ít mỡ
 Tính đậm đà hương vị
 Tính tổng hoà nhiều chất, nhiều vị
 Tính ngon và lành
 Tính dùng đũa
 Tính cộng đồng hay tính tập thể
 Tính hiếu khách
 Tính dọn thành mâm

Món ăn của Việt Nam là sự tổng hợp hài hoà của các món, hương vị để có thể tạo nên
một nét riêng biệt. Có tác dụng cân bằng âm dương, điều này chỉ thấy ở người Việt.

2. Giống và khác nhau giữa 2 nền văn hóa ẩm thực Việt – Trung
2.1. Giống

Đầu tiên chính là ở việc dùng đũa để gắp thức ăn. Khác với các nước phương Tây
dùng nĩa và thìa để múc thức ăn, người Việt và Trung đều sử dụng đũa khi ăn. Đũa là một
cặp thanh dài bằng nhau thường làm bằng gỗ hay tre với một đầu nhỏ, một đầu lớn. Khi
ăn bạn sẽ cầm ở đầu lớn hơn còn đầu nhỏ dùng để gắp thức ăn.

Điều tương đồng thứ hai nằm ở nguyên liệu chính của bữa ăn đều chủ yếu là các loại
ngũ cốc gạo, lúa mì, … do hai nước đều nằm ở gần lưu vực những con sông lớn, nông
nghiệp khá phát triển.

Thứ ba, bữa ăn đều mang tính cộng đồng rất cao vì cùng ăn chung các món ăn trên
bàn chứ không chia thành suất ăn theo kiểu phương Tây. Ngoài ra bữa ăn chính trong
ngày cũng được chia làm 3 tương tự nhau.

2.2. Khác

Quan điểm Cách chế Món rau Món thịt Món canh
về ẩm thực biến món
ăn
Việt Nam Xuất phát từ Người Việt Rất ưa dùng Ngoài Không quá
suy nghĩ “có mình rau sống những cầu kì.
thực mới chuộng tươi giòn, phương Người Viêt
vực được những món thơm hoặc pháp chế có thói quen
đạo”. Đối ăn thanh biến thông chan nước
với chúng đạm, đậm đà rau trụng. thường, canh vào ăn
ta, yêu cầu với sự tổng người Việt chung với
về món ăn hòa của còn sáng tạo cơm.
không nhiều hương bằng cách
những chỉ vị khác làm nem
ngon, đẹp nhau. rán, nem
mắt mà còn chua, chả
phải đem lại quế, giò lụa,
sự thịnh …
vượng và
may mắn.
Trung Xuất phát từ Người Ở Trung Hầu như chế Vô cùng
Quốc câu “dân dĩ Trung Quốc Quốc thì lại biến bằng phức tạp và
thực vi ưu tiên sử phải chế các phương tốn rất nhiều
tiên”. Họ rất dụng rất biến kĩ càng pháp truyền thời gian.
coi trọng sự nhiều dầu các món rau thống như Món canh
toàn vẹn, mỡ, chất trước khi luộc, nấu, thường được
đầy đủ, vậy béo và họ ít đưa lên bàn hầm, nướng, hầm với các
nên các món khi tổng hợp ăn. kho, … nguyên liệu
ăn cũng phải nhiều hương rất lâu để
thể hiện sự vị trong lấy ra những
đầy đủ. món ăn. gì tinh túy
nhất từ
chúng, họ
không nêm
nếm gì
nhiều vào
canh và món
này được
xem như
một món
khai vị. Và
người Trung
Quốc không
có thói quen
cho canh
vào cơm.

Dựa vào những đặc điểm, đặc trưng cũng như sự giống và khác nhau giữa nền văn
hóa ẩm thực 2 quốc gia, ta sẽ có những tiêu chí được rút ra nhằm hỗ trợ cho việc xây
dựng menu một cách hợp lí sao cho phù hợp với khẩu vị, tập quán và văn hóa người Việt
để có thể tạo sức cạnh tranh với những đối thủ khác.

- Nước lẩu: cần có nhiều sự lựa chọn nhưng đảm bảo có đủ 3 hương vị (không
cay, chua cay và cay nồng)
- Món nhúng: có rau, sử dụng đa dạng các loại đạm từ hải sản và thịt
- Có đầy đủ khai vị, món chính, tráng miệng
- Đảm bảo thực đơn đáp ứng nhu cầu 3 bữa trong ngày

You might also like