You are on page 1of 28

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIÊN TIẾN
---------------o0o---------------

BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Công Ty TNHH Pizitech

Đề tài: Tìm hiểu và nghiên cứu về IOT thu thập dữ liệu


trong hệ thống năng lượng mặt trời

GVHD: Mai Bá Lộc


SVTH: Trần Quốc Huy
MSSV: 1851072

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 3 NĂM 2022


PHIẾU NHẬN XÉT SINH VIÊN
CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Họ và tên sinh viên: ..........................................................................................................

Lớp: .............................................. Khóa: ................. Khoa: ...........................................................

Trực thuộc Trường:


......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................

Trong thời gian từ ngày .......tháng ....... năm…..đến ngày ..... tháng ......... năm................

Tại Công ty: ...............................................................................................................................

Địa chỉ: ........................................................................................................................................

Sau quá trình thực tập tại đơn vị của sinh viên, chúng tôi có một số nhận xét đánh giá
như sau:

Điểm

STT Mục nhận xét Nội dung nhận xét (thang


điểm
10)

Về ý thức tổ chức


1
kỷ luật

Về tinh thần thái


2
độ học tập

Về quan hệ, lối


3
sống

Chất lượng làm


4
việc

i
Đánh giá chung sau khi thực tập:

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

Ngày…..tháng….năm……

Người hướng dẫn trực tiếp Xác nhận của đơn vị thực tập

(Ký và ghi rõ họ và tên) (Ký và ghi rõ họ và tên)

Lê Đức Toàn Lê Đức Toàn


ii
PHIẾU NHẬN XÉT SINH VIÊN
CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

1. Họ và tên sinh viên: Trần Quốc Huy


MSSV: 1851072 ....................................... Lớp: TT18DDT1 ...................................
Ngành : Điện – Điện tử (Chương trình Tiên Tiến) ......................................................
Đơn vị thực tập : Công ty TNHH Pizitech ...................................................................
Giảng viên hướng dẫn: Mai Bá Lộc
2. Nhận xét:
Điểm: 9.5/10 (chín rưỡi) ..............................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 03 năm 2022
Giảng viên hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ và tên)

Mai Bá Lộc

iii
LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên em xin cám ơn các anh trong công ty TNHH Pizitech và anh Lê Đức
Toàn đã tạo điều kiện thuận lợi và hướng dẫn tận tình để em được học tập và hoàn
thành kỳ thực tập tốt nghiệp này.

Em xin cám ơn anh Toàn đã hướng dẫn, giới thiệu tài liệu, giải đáp các thắc mắc và
giúp đỡ em trong toàn bộ quá trình thực tập. Nhờ đó mà em tích lũy được thêm nhiều
kiến thức, kinh nghiệm và trải nghiệp môi trường làm việc thực tế. Từ đó em tự rút
ra được nhiều kinh nghiệm và kiến thức thực tiễn hơn.

Em xin cám ơn thầy Mai Bá Lộc đã tận tình hướng dẫn, và giải đáp mọi thắc mắc
trong quá trình thực tập ở công ty. Từ đó em có thể hoàn thành kỳ thực tập một cách
hoàn thiện nhất.

Trong quá trình thực tập và làm báo cáo, do còn thiếu kinh nghiệp thực tế nên không
khỏi tránh được những sai sót. Em xin cám ơn các anh và thầy đã tận tình hướng
dẫn, hỗ trợ em để có thể hoàn thành báo cáo một cách hoàn thiện nhất.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 5 tháng 3 năm 2022


Sinh viên

Trần Quốc Huy

iv
Thực tập tốt nghiệp GVHD: Mai Bá Lộc

MỤC LỤC

1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH PIZITECH ..................................................1

1.1 Giới thiệu về công ty..........................................................................................1

1.2 Nhiệm vụ, chức năng của công ty ......................................................................2

1.3 Cơ cấu tổ chức và nhân sự của công ty Pizitech ................................................2

2. NỘI DUNG THỰC TẬP ...........................................................................................3

2.1 Nhiệm vụ được giao ...........................................................................................3

2.2 Thời gian và lịch trình tiến độ thực tập ..............................................................3

3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .....................................................................................4

3.1 Nghiên cứu về Modbus ......................................................................................4

3.2 Chuẩn giao tiếp RS485 ......................................................................................7

3.3 Modbus RTU .....................................................................................................8

3.4 Modbus TCP/IP ...............................................................................................10

3.5 Nghiên cứu về hệ thống PV panels trong năng lượng mặt trời và
áp dụng Modbus để theo dõi và quản lý ..........................................................11

3.6 Kết nối với hệ thống năng lượng mặt trời và thiết kế giao diện theo dõi ........14

4. TỔNG KẾT CÔNG VIỆC THỰC TẬP ................................................................ 19

4.1 Kết quả công việc thực tập...............................................................................19

4.2 Kinh nghiệm học được sau khi thực tập ..........................................................19

5. TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................20

v
Thực tập tốt nghiệp GVHD: Mai Bá Lộc

DANH SÁCH HÌNH MINH HỌA

Hình 1.1 ..................................................................................................................................... 1

Hình 3.1 ..................................................................................................................................... 5

Hình 3.2 ................................................................................................................................... 10

Hình 3.3 ................................................................................................................................... 10

Hình 3.4 ................................................................................................................................... 11

Hình 3.5 ................................................................................................................................... 12

Hình 3.6 ................................................................................................................................... 13

Hình 3.7 ................................................................................................................................... 13

Hình 3.8 ................................................................................................................................... 16

Hình 3.9 ................................................................................................................................... 16

Hình 3.10 ................................................................................................................................. 17

Hình 3.11 ................................................................................................................................. 17

Hình 3.12 ................................................................................................................................. 18

vi
Thực tập tốt nghiệp GVHD: Mai Bá Lộc

DANH SÁCH BẢNG SỐ LIỆU

Bảng 2.1 ..................................................................................................................................... 3

Bảng 3.1 ................................................................................................................................... 15

vii
Thực tập tốt nghiệp GVHD: Mai Bá Lộc

1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH PIZITECH

1.1 Giới thiệu về công ty

- Công ty TNHH Pizitech được thành lập năm 2017, với thế mạnh là những
người trẻ làm việc với công nghệ của Microsoft. Công ty tập trung vào
việc mang lại trải nghiệm tốt nhất của sản phẩm đến với khách hàng. Công
ty đang phát triển các sản phẩm trong ngành vận tải như giải pháp đậu xe,
CRM, giải pháp quản lý hàng hóa...
- Bên cạnh đó thì công ty còn có bộ phận tư vấn triển khai giải pháp công
nghệ để giúp những khách hàng, đối tác của công ty có hạ tầng CNTT tốt
nhất. Công ty sẽ cung cấp giải pháp phù hợp cho công ty/tổ chức của bạn.
Một trong những nhiệm vụ chính của công ty là phát triển sản phẩm, nhằm
mục tiêu giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Các sản phẩm kết hợp
phần mềm, điện toán đám mây, phần cứng IoT... để có được một giải pháp
hoàn chỉnh nhất. Hạ tầng IT là một trong những điều cốt lõi của công ty.

Hình 1. 1

1
Thực tập tốt nghiệp GVHD: Mai Bá Lộc

1.2 Nhiệm vụ, chức năng của công ty


- Với một chiến lược CNTT đúng, doanh nghiệp hoặc tổ chức của khách
hàng có thể tồn tại trong thời đại số và tránh được rủi ro
• Các lĩnh vực hoạt động của công ty
- Thiết kế website: Website sẽ tạo ra nhiều lợi thế trong kinh doanh. Công
ty sẽ giúp tạo cho bạn một “bộ mặt” ảo kinh ngạc trong thế giới số.
- Phát triển ứng dụng di động: Ứng dụng di động chính là đòn bẩy kinh
doanh. Vì vậy công ty sẽ mang những trải nghiệm tốt nhất đến trong lòng
bàn tay của khách hàng.
- Giải pháp quản lý trong kinh doanh: Công ty cung cấp giải pháp quản lý
toàn diện như ERP, CRM, HRM... cho tổ chức của khách hàng để nâng
cao hiệu quả kinh doanh và giảm thiểu rủi ro.
- Chiến lược CNTT: Với một chiến lược CNTT đúng, doanh nghiệp hoặc
tổ chức của khách hàng có thể tồn tại trong thời đại số và tránh được rủi
ro. Công ty sẽ luôn bên cạnh bạn để cung cấp chiến lược CNTT đúng đắn
và kịp thời.
- Phát triển và ứng dụng hạ tầng IOT: Song song với sự phát triển của chiến
lược CNTT, nơi mọi thức đều đươc kết nối và liên kết cũng nhau thì việc
có một hệ thống IoT hiện đại và ổn định là một điều không thể thiếu.

1.3 Cơ cấu tổ chức và nhân sự của công ty Pizitech


- Pizitech cung cấp các nguồn lực có kinh nghiệm và tận tâm kết hợp với
một tổ chức hiện đại và nền tảng quản lý mạnh mẽ. Với mục tiêu kết hợp
nhân viên, khách hàng và đối tác để mang lại kết quả công việc và chất
lượng dịch vụ tốt nhất trong mảng thị trường có rất nhiều sự cạnh tranh
này.
- Cơ cấu tổ chức của Pizitech được tổ chức thành 2 bộ phận, thực hiện các
công việc riêng biệt, hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau: Ban điều hành, Bộ phận
giải pháp và Bộ phận sản phẩm.
o Bộ phận giải pháp (Solution Dept): Thực hiện nhiệm vụ tư vấn khảo
sát hạ tầng, tư vấn chiến lược và triển khai, lập kế hoạch dự án.
o Bộ phận Sản phẩm (Production Dept): Cung cấp thiết bị phần cứng,
phần mềm.
2
Thực tập tốt nghiệp GVHD: Mai Bá Lộc

2. NỘI DUNG THỰC TẬP

2.1 Nhiệm vụ được giao

- Nội dung 1: Đọc tài liệu và tìm hiểu về Modbus trong công nghiệp , trong
đó bao gồm giao thức RS485, Modbus RTU, Modbus TCP/IP
- Nội dung 2: Nghiên cứu và tìm hiểu về hệ thống lưới điện mặt trời của
công ty và cách ứng dụng Modbus trong việc theo dõi và điều khiển hệ
thống
- Nội dung 3: Kết nối với hệ thống thông qua Modbus TCP/IP để thu thập
và theo dõi, thiết kế một giao diện GUI đơn giản để kết nối và thể hiện
thông tin.

2.2 Thời gian và lịch trình tiến độ thực tập

KẾ HOẠCH THỰC TẬP TẠI CÔNG TY TNHH PIZITECH

3/1/2022 – 27/3/2022

Tuần Công việc


- Nghiên cứu và tìm hiểu về Modbus
Tuần 1 - Tìm hiểu về giao thức RS485, Modbus
RTU, Modbus TCP/IP
- Tham gia các khóa học về Modbus trên
Tuần 2 Udemy.com

- Nghiên cứu về hệ thống lưới điện mặt


Tuần 3 trời
- Cách ứng dụng Modbus vào trong theo
dõi và quản lý lưới điện
Tuần 4

Tuần 5 -Sử dụng ModbusTool.exe để kết nối với


hệ thống Modbus trong lưới điện
-Thiết kế một giao diện GUI đơn giản để
Tuần 6 theo dõi thông số công suất của lưới điện

Bảng 2.1

3
Thực tập tốt nghiệp GVHD: Mai Bá Lộc

3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.1 Nghiên cứu về Modbus

➢ Modbus là gì?
- MODBUS [1] [3] do Modicon (hiện nay thuộc Schneider Electric) phát
triển năm 1979, là một phương tiện truyền thông với nhiều thiết bị thông
qua một cặp dây xoắn đơn. Ban đầu, nó hoạt động trên RS232, nhưng sau
đó nó sử dụng cho cả RS485 để đạt tốc độ cao hơn, khoảng cách dài hơn,
và mạng đa điểm (multi-drop). MODBUS đã nhanh chóng trở thành tiêu
chuẩn thông dụng trong ngành tự động hóa, và Modicon đã cho ra mắt
công chúng như một protocol miễn phí.
- Có 3 loại Modbus đang được sử dụng phổ biến trong công nghiệp:
o Modbus ASCII
o Modbus TCP
o Modbus RTU

➢ Nguyên lý hoạt động của Modbus


- MODBUS là một hệ thống “chủ - tớ”, “chủ” được kết nối với một hay
nhiều “tớ”. “Chủ” thường là một PLC, PC, DCS, hay RTU. “Tớ”
MODBUS RTU thường là các thiết bị hiện trường, tất cả được kết nối với
mạng trong cấu hình multi-drop. Khi một chủ MODBUS RTU muốn có
thông tin từ thiết bị, chủ sẽ gửi một thông điệp về dữ liệu cần, tóm tắt dò
lỗi tới địa chỉ thiết bị. Mọi thiết bị khác trên mạng sẽ nhận thông điệp này
nhưng chỉ có thiết bị nào được chỉ định mới có phản ứng.
- Các thiết bị trên mạng Modbus hoạt động theo phương thức phản ứng
theo các lệnh được gửi xuống từ Master

➢ Cấu trúc dữ liệu truyền trong Modbus


- Bao gồm 4 thành phần chính:
• Địa chỉ (Device Address): Trường địa chỉ này này giúp master xác
định được nó đang làm việc là slave nào. Các Slave sẽ được gắn
địa chỉ từ 1-247 và phải đảm bảo không có Slave nào trùng địa chỉ
với nhau. Trường này nằm ở vị trí đầu tiên trong một bảng tin
Modbus và có kích cỡ 8 bit.
• Mã chức năng (Function Code): trường này đi theo sau trường
Device Address và có kích thước 8 bit, nó sẽ chỉ định hành động
Master yêu cầu Slave thực hiện như đọc/ghi một hoặc nhiều dữ liệu
trong thiết bị.
• Dữ liệu (Data): Được dung để chứa dữ liệu được trao đổi giữa slave
và master. Trường Data của bảng tin Query chứa các thông tin bổ
sung mà Slave phải sử dụng để thực hiện hành động theo Function
4
Thực tập tốt nghiệp GVHD: Mai Bá Lộc

Code. Còn đối với tin nhắn Response, trường Data sẽ chứa dữ liệu
được yêu cầu bởi Master.
• Kiểm tra lỗi (Error Check): Trường này dùng để kiểm tra lỗi khung
truyền, nó chiếm 16-bit tương ứng với 2 byte. Modbus RTU sử
dụng phương pháp Cyclical Redundancy Check.

Hình 3.1
➢ Tính bảo mật của Modbus
- Thiếu bảo mật: Tất cả các tin nhắn Modbus được truyền đi dưới dạng văn
bản rõ ràng trên phương tiện truyền thông. Bằng một cách nào đó một kẻ
tấn công có thể lắp đặt một thiết bị thu phát vào mạng Modbus. Kẻ tấn
công có thể đọc được toàn bộ nội dung tin nhắn từ đó thực hiện các hành
vi phá hoại.
- Thiếu tính toàn vẹn: Không kiểm tra được tính toàn vẹn trong giao thức
ứng dụng Modbus TCP/IP (vì đã bỏ đi Error Check CRC). Một kẻ tấn
công có thể đưa ra các yêu cầu đến Master hoặc Slave, từ đó hoàn toàn có
thể đưa vào mạng các tin nhắn không hợp lệ gây ra lỗi mạng.
- Thiếu xác thực: Không có xác thực ở bất kỳ cấp độ nào của giao thức
Modbus. Tất cả các thiết bị Modbus đều không cần xác thực quyền truy
cập vào mạng. Một kẻ tấn công nào có thể đưa một thiết bị khác vào mạng
Modbus có sẵn mà không cần xác thực.

5
Thực tập tốt nghiệp GVHD: Mai Bá Lộc

- Khung đơn giản: Modbus TCP/IP sử dụng TCP/IP và Ethernet để mang
dữ liệu của cấu trúc tin nhắn Modbus giữa các thiết bị tương thích với
chuẩn mạng (TCP/IP). Tin nhắn Modbus có kích cỡ giới hạn là 256 byte.
Nếu kẻ tấn công đưa vào các tin nhắn lỗi có kích thước vượt quá kích
thước cho phép có thể gây nên tình trạng buffer overflow.
- Hệ thống điều khiển tích hợp nhiều giao thức truyền thông khác nhau
được kết nối với Modbus để truyền nhận dữ liệu phục vụ chức năng điều
khiển giám sát thiết bị sản xuất. Một kẻ tấn công có thể thông qua giao
thức khác để truy cập vào dữ liệu và tín hiệu của thiết bị sử dụng Modbus
để thực hiện các hành vi phá hoại.
- Trong các hệ thống sử dụng Modbus, các trạm điều khiển có chức năng
sử dụng giống nhau thường sử dụng chung một thiết kế. Một kẻ tấn công
có thể dùng những thông tin có sẵn từ trạm điều khiển này để tấn công
vào một trạm điều khiển khác có chức năng lặp lại.
- Các thiết bị điều khiển, thiết bị mạng… thường có thể truy cập vào, vì tên
và mật khẩu truy cập để mặc định của nhà sản xuất. Kẻ tấn công có thể
dùng các thông tin để thâm nhập vào mạng Modbus và thực hiện các hành
động phá hoại.
- Số lượng kết nối Modbus cho phép nhiều hơn thực tế sử dụng. Trong thực
tế sử dụng người dùng để mặc định cài đặt của nhà sản xuất cho phép số
lượng tối đa các thiết bị kết nối, một kẻ tấn công có thể thâm nhập vào,
sử dụng các địa chỉ kết nối chưa dùng đến và thực hiện các hành động phá
hoại.
- Hệ thống công nghiệp không thường xuyên được cập nhật hoặc cập nhật
chậm hoặc không đồng bộ hóa phần mềm. Kẻ tấn công có thể tận dụng lỗ
hổng của các phiên bản cũ, thâm nhập vào hệ thống để thực hiện các hành
vi phá hoại. Điều này đúng với mọi giao thức trong môi trường công
nghiệp nói chung, không chỉ với riêng Modbus.
➢ Ứng dụng của Modbus
- Modbus cũng là giao thức truyền thông phổ biến nhất trong việc xây dựng
hệ thống tự động hóa công nghiệp và là phương tiện phổ biến nhất hiện

6
Thực tập tốt nghiệp GVHD: Mai Bá Lộc

có để kết nối các thiết bị điện tử tự động, được gọi chung đó là IoT
(Internet of Things).
- Modbus là tiêu chuẩn fieldbus đầu tiên được chấp nhận rộng rãi. Trong
một thời gian ngắn, hàng trăm nhà cung cấp đã triển khai hệ thống truyền
tin Modbus trong thiết bị của họ và Modbus đã trở thành tiêu chuẩn thực
tế cho các mạng truyền thông công nghiệp.

3.2 Chuẩn giao tiếp RS485

➢ RS485 là gì?
- RS485 [2] hay được biết đến với tên gọi đầy đủ là chuẩn giao tiếp RS485
hay cáp RS485, đây là phương thức giao tiếp kết nối với máy tính và các
thiết bị khác. RS485 không chỉ đơn thuần là giao diện đơn lẻ mà nó chính
là tổ hợp truyền thông có khả năng tạo ra các mạng đơn giản của nhiều
thiết bị.
- Chuẩn giao tiếp RS485 có thể kết nối max lên đến 32 thiết bị trên một cặp
dây đơn và một hệ thống dây nối đất ở khoảng cách lên đến 1200m.
➢ Cấu tạo của RS485
- Cáp RS485 được cấu tạo rất đơn giản, chỉ từ các sợi dây được xoắn lại
với nhau theo từng cặp. Tuy nhiên, chính cấu tạo này lại sinh ra một nhược
điểm nghiêm trọng, khi hiện tượng nhiễu xuất hiện ở 1 cặp dây thì ngay
lập tức cặp dây khác cũng sẽ bị. -Điều này dẫn đến điện áp hoạt động giữa
2 dây sẽ không có quá nhiều sự chênh lệch, bộ phận thu của RS485 vẫn
có thể nhận được tín hiệu vì bộ thu đã loại bỏ hết được hiện tượng nhiễu.
➢ Nguyên lý hoạt động của RS485
- Nguyên lý hoạt động của RS485 khá đơn giản, dữ liệu sẽ được truyền qua
2 dây khi xoắn lại với nhau, dây này được gọi là cáp xoắn. Khi dây được
xoắn lại sẽ tạo cho RS485 khả năng chống nhiễu cao và khả năng truyền
tín hiệu đường dài tốt hơn.
- RS485 được chia làm 2 loại cấu hình, hiện đang được sử dụng nhiều nhất
hiện nay là cấu hình 2 dây và cấu hình 4 dây.

7
Thực tập tốt nghiệp GVHD: Mai Bá Lộc

➢ Ưu, nhược điểm của RS485


- Ưu điểm
• Là sản phẩm tân tiến nhất hiện nay, khắc phục những yếu điểm mà
RS232 để lại.
• Cáp RS485 là chuẩn giao tiếp duy nhất có thể kết nối cùng lúc nhiều
máy phát và máy thu trên cùng một hệ thống mạng.
• Những máy thu có điện trở đầu vào lên đến 12kΩ thì RS485 vẫn có
thể kết nối lên 32 thiết bị. Ngoài ra, với các đầu vào khác, RS485 có
thể kết nối tối đa lên 256 thiết bị.
• Khi RS485 đang kết nối các thiết bị ở khoảng cách khá xa thì người
sử dụng có thể khắc phục bằng cách lắp thêm bộ lặp để tăng số lượng
thiết bị kết nối, giúp tín hiệu ổn định hơn, tránh nhiễu đường truyền.
• RS485 có lắp đặt 2 dây truyền tín hiệu nên tín hiệu sẽ được truyền đi
nhanh hơn trên khoảng cách xa và rộng hơn.
- Nhược điểm
• Khi truyền quá nhiều thiết bị trên cùng một đường dây thì gian đáp
ứng sẽ chậm.
• Các thiết bị cần phải dùng chung chuẩn RS485 thay cho chuẩn
Analog hiện hữu.
• Cần có một kiến thức nhất định để sử dụng RS485 hiệu quả.

3.3 Modbus RTU

- Giao thức Modbus RTU [4] là một giao thức truyền thông nối tiếp
- Trong một mạng giao tiếp các thiết bị sử dụng giao thức Modbus RTU,
các cảm biến hoặc các cơ cấu chấp hành thường đảm nhiệm vai trò là
Slave; Các thiết bị như máy tính, PLC, vi điều khiển, thiết bị HMI,…có
thể là các thiết bị Master, nhưng đôi khi chúng cũng có thể đóng vai trò
là các Slave.

8
Thực tập tốt nghiệp GVHD: Mai Bá Lộc

Hình 3.2

- Khung truyền của giao thức Modbus RTU xây dựng trên giao thức truyền
thông nối tiếp UART. Giao thức UART cũng là một giao thức truyền
thông nối tiếp, được sử dụng trong vi điều khiển, nó định nghĩa cấu tạo
của một gói tin để gửi một byte sẽ gửi các bit như thế nào. Và nội dung
của các tin nhắn Modbus được xây dựng bằng nhiều gói tin ghép lại.

Hình 3.3

- Trong mô hình OSI, Modbus RTU là một giao thức ở lớp ứng dụng
(Application Layer) nên nó cần lớp vật lý (Physical Layer) phía dưới đề
kết nối với các thiết bị khác. Đường truyền vật lý chuẩn RS232 và RS485
được sử dụng ở cho giao thức này.

9
Thực tập tốt nghiệp GVHD: Mai Bá Lộc

Hình 3.4

3.4 Modbus TCP/IP

- Modbus TCP/IP [5] là giao thức Modbus được sử dụng trên đường truyền
Ethernet, sử dụng mô hình TCP/IP để truyền thông.
- Modbus TCP là 1 mạng Ethernet công nghiệp mở được nhận diện bởi
Modbus IDA User Organization
- Cũng như các loại modbus khác, Modbus TCP/IP cũng sử dụng mô hình
Master-Slave để truyền thông. Tuy nhiên, được triển khai trên nền
Ethernet, sử dụng bộ giao thức TCP trên nền IP.
- Modbus TCP làm cho định nghĩa Master-Slave truyền thống thay đổi. Vì
Ethernet cho phép giao tiếp ngang hàng. Trong mạng TCP, các Slave có
thể chủ động truyền thông tin về các thiết bị quản lý trung tâm – Master.
Sử dụng địa chỉ IP trên các Master để quản lý tập trung từ phần mềm.
- Modbus TCP/IP được sử dụng trên các mạng TCP/ IP hiện đại, có 2 loại
triển khai Modbus TCP:
- Modbus RTU qua TCP, đơn giản chỉ là sử dụng TCP làm lớp vận chuyển
cho các thông điệp RTU.
- Modbus TCP bình thường và có một số thay đổi trong định dạng tin nhắn.

10
Thực tập tốt nghiệp GVHD: Mai Bá Lộc

- Vì được truyền trên nền TCP/IP nên tốc độ truyền của Modbus TCP/IP
cao, đáp ứng realtime. Cao hơn hẳn Modbus RTU.
- Có thể kết hợp modbus TCP/IP với modbus RTU. Được gọi là Hybird
Modbus. Như hình dưới.

Hình 3.5

- Modbus RTU sử dụng RS485, RS232. Modbus TCP sử dụng trên nền
Ethernet. Nên muốn kết hợp được 2 loại modbus này cần tìm một thiết bị
có hỗ trợ 2 cổng kết nối này. Điều này bạn sẽ rất có lợi khi mở rộng quy
mô sản xuất, số lượng thiết bị.

3.5 Nghiên cứu về hệ thống PV panels trong năng lượng mặt trời và
áp dụng Modbus để theo dõi và quản lý

➢ Hệ thống năng lượng mặt trời

11
Thực tập tốt nghiệp GVHD: Mai Bá Lộc

Hình 3.6

- Hệ thống sản xuất điện từ năng lượng mặt trời [6] bao gồm 3 thành phần
chính:
▪ Các tấm pin năng lượng (Photovoltanic panels) có nhiệm vụ hấp thu
năng lượng từ mặt trời nhằm sản sinh ra điện năng. Dòng điện DC
sinh ra sau đó được dẫn về các bộ biến tần (MPPT Inverters) bằng
dây điện cùng với đầu nối MC4.

Hình 3.7
12
Thực tập tốt nghiệp GVHD: Mai Bá Lộc

▪ Bộ biến tần MPPT [7]: được sử dụng để tiếp nhận nguồn điện DC sản
sinh từ các tấm pin năng lượng mặt trời, sau đó dùng để sạc pin để
lưu trữ điện năng (DC) hoặc hòa lưới điện quốc gia (AC). Trong đó
có mạch MPPT (Maximum Power Point Tracker) để điều khiển hoạt
động của Inverter luôn đạt ở mức công suất tối đa nhằm tối ưu hóa
điện năng thu được từ csc tấm pin. Một MPPT Inverter có thể dùng
để kết nối từ 18-20 tấm pin.
▪ Data logger: dùng để thu thập thông tin về điện năng sản sinh từ các
MPPT Inverter. Nhờ các Data logger này người vận hành có thể theo
dõi được nhưng thông tin quan trọng về hoạt động của hệ thống. Các
MPPT Inverter được kết nối với Data logger thông qua kết nối RS485
và dữ liệu được thu thập thông qua giao thức Modbus RTU. Trong
giao thức data logger sẽ đóng vai trò Master và các Inverter sẽ là các
Slave. Hệ thống 1 Datalogger có thể theo dõi cùng lúc lên đến 31
Inverter khác nhau (do giới hạn của kết nối RS485). Sau đó Data
logger này sẽ kết nối với một IoT Gateway nhằm chuyển đổi qua giao
thức Modbus TCP/IP. IoT Gateway này sẽ được kết nối với mạng
qua cáp LAN/cáp Fiber/Sim 4G. Thông qua IoT Gateway này chúng
ta có thể kết nối với hệ thống từ bất kỳ nơi đâu có kết nối mạng.Z
➢ Ứng dụng của Modbus trong hệ thống điện năng lượng mặt trời
- Lý do sử dụng Modbus trong việc giám sát và theo dõi hệ thống điện
năng lượng mặt trời:
▪ Là một tiêu chuẩn fieldbus được chấp nhận rộng rãi. Vì vậy việc tìm
được các nhà cung cấp trở nên dễ dàng vì đa phần các sản phẩm liên
quan đều có hỗ trợ giao thức này.
▪ Lớp truyền tải của Modbus RTU rất đơn giản và dễ hiểu. Kết nối
RS485 hỗ trợ tối đa 32 nút và có khả năng chống ồn vượt trội.
▪ Lượng thông tin trao đổi trong hệ thống điện năng lượng mặt trời
thường rất nhỏ và không mang tinh nhạy cảm.
▪ Tiết kiệm được chi phí trong quá trình ứng dụng.

13
Thực tập tốt nghiệp GVHD: Mai Bá Lộc

3.6 Kết nối với hệ thống năng lượng mặt trời và thiết kế giao diện theo dõi

➢ Sử dụng phần mềm ModbusTool.exe


- Mục đích chỉnh của việc kết nối là để đọc các dữ liệu được lưu trong ô
nhớ của Data logger, trải đều từ 40069 đến 40098 bao gồm các thông số
như cường độ dòng điện, điện áp, công suất điện sản sinh…Với các thông
tin được lưu trữ ở các địa chỉ như sau:

Bảng 3.1

14
Thực tập tốt nghiệp GVHD: Mai Bá Lộc

- Địa chỉ IP của Data logger là 14.161.28.32 với Port là 11502. Byte
order là 4321

Hình 3.8

- Dữ liệu thu được:

Hình 3.9

15
Thực tập tốt nghiệp GVHD: Mai Bá Lộc

- Tại 9:00 sáng, dựa vào dữ liệu thu được ta có thể thấy rằng nguồn điện
sản sinh là 1 pha (địa chỉ 40069), cường độ dòng điện là 4.75 A (quy ước
thông số thu được chia cho 100) (địa chỉ 40071), điện áp là 235.1 V (quy
ước thông số thu được chia cho 10) (địa chỉ 40076), và công suất sản
sinh là 11139 x10-1 W (địa chỉ 40083 và 40084).
➢ Sử dụng C# để thiết kế giao diện theo dõi thông số của hệ thống
- Giao diện thu được:

Hình 3.10

- Nhập địa chỉ IP 12.161.28.32 và Port 11502 vào và kết nối, thanh trạng
thái kết nối thể hiện kết nối thành công

Hình 3.11

16
Thực tập tốt nghiệp GVHD: Mai Bá Lộc

- Bấm nút Read và ta thu được thông số từ hệ thống:

Hình 3.12

- Source code cho giao diện theo dõi:


1. using System;
2. using System.Collections.Generic;
3. using System.ComponentModel;
4. using System.Data;
5. using System.Drawing;
6. using System.Linq;
7. using System.Text;
8. using System.Threading.Tasks;
9. using System.Windows.Forms;
10. using EasyModbus;
11.
12.
13.
14. namespace WindowsFormsApp1
15. {
16. public partial class Form1 : Form
17. {
18. public Form1()
19. {
20. InitializeComponent();
21. }
22. ModbusClient datalogger = new ModbusClient();
23. private void Form1_Load(object sender, EventArgs e)
24. {
25.
26. }
27.
17
Thực tập tốt nghiệp GVHD: Mai Bá Lộc

28. private void label1_Click(object sender, EventArgs e)


29. {
30.
31. }
32.
33. private void textBox1_TextChanged(object sender, EventArgs e)
34. {
35.
36. }
37.
38. private void label2_Click(object sender, EventArgs e)
39. {
40.
41. }
42.
43. private void button1_Click(object sender, EventArgs e)
44. {
45. datalogger.IPAddress = txtIP.Text;
46. datalogger.Port = Convert.ToInt32(txtPort.Text);
47.
48.
49. try
50. {
51. datalogger.Connect();
52. if (datalogger.Connected == true)
53. {
54. lblStatus.Text = "Connected";
55. btnConnect.Enabled = false;
56. btnDisconnect.Enabled = true;
57.
58. }
59. }
60. catch (Exception)
61. {
62. lblStatus.Text = "Connection Error!";
63. }
64.
65. }
66.
67. private void btnDisconnect_Click(object sender, EventArgs e)
68. {
69. datalogger.Disconnect();
70. lblStatus.Text = "Disconected";
71. btnConnect.Enabled = true;
72. btnDisconnect.Enabled = false;
73.
74. }
18
Thực tập tốt nghiệp GVHD: Mai Bá Lộc

75.
76. private void button1_Click_1(object sender, EventArgs e)
77. {
78.
79. int[] amp = datalogger.ReadHoldingRegisters(40071, 1);
80. int[] volt = datalogger.ReadHoldingRegisters(40076, 1);
81. int[] power = datalogger.ReadHoldingRegisters(40083, 1);
82. int[] powersf = datalogger.ReadHoldingRegisters(40084, 1);
83. int value1 = amp[4] / 100;
84. int value2 = volt[4] / 100;
85.
86. txtCurrent.Text = amp.ToString();
87. txtVolt.Text = volt.ToString();
88. txtPower.Text = power[0].ToString();
89. txtPF.Text = powersf.ToString();
90. }
91. }
92. }

4. TỔNG KẾT CÔNG VIỆC THỰC TẬP

4.1 Kết quả công việc thực tập

- Sau 6 tuần thực tập và nghiên cứu ở công ty TNHH Pizitech, em được tiếp
xúc nhiều với kiến thức và trải nghiệm thực tế trong môi trường làm việc.
Trong đó có những kiến thức quan trọng với em sau này trong quá trình làm
luận văn cũng như làm việc sau này:
▪ Chức năng và tầm quan trọng của Modbus trong quá trình hình thành hệ
thống IoT trong công nghiệp tự động.
▪ Hệ thống quản trị lưới điện năng lượng mặt trời giúp công việc theo dõi
trở nên đơn giản và dễ dàng hơn bao giờ hết.

4.2 Kinh nghiệm học được sau khi thực tập

- Kinh nghiệm làm việc trong một đội nhóm, đặc biệt là trong một công ty có
tính chuyên ngành cao
- Kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề phát sinh trong quá trình phát triển.
- Kỹ năng nghiên cứu và tìm hiểu tài liệu tự học cũng như nguồn tài liệu uy
tín.
- Tầm quan trọng của việc tự học và tự nghiên cứu đối với việc phát triển của
một kỹ sư.
19
Thực tập tốt nghiệp GVHD: Mai Bá Lộc

5. TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Khái niệm cơ bản về giao thức Modbus - https://bkaii.com.vn/tin-tuc/tin-


nganh/102-khai-niem-co-ban-ve-giao-thuc-modbus

[2] RS485: Cấu tạo – Nguyên lý – Ưu nhược điểm -


https://thietbikythuat.com.vn/rs485/

[3] https://modbus.org/

[4] Modbus RTU là gì? - https://huphaco.vn/modbus-rtu-la-gi/

[5] Modbus TCP/IP là gì? - https://doluongtudong.com/modbus-tcp-ip-la-gi/

[6] Hệ thống năng lượng mặt trời là gì? - https://sunemit.com/he-thong-dien-nang-


luong-mat-troi-la-gi/

[7] MPPT là gì và ý nghĩa của MPPT trong hệ thống điện mặt trời -
https://sunemit.com/mppt/

20

You might also like