You are on page 1of 34

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA ĐIỆN

BÁO CÁO THỰC TẬP DOANH NGHIỆP

GVHD: Phạm Văn Minh


Sinh viên: Trần Hoàng Tuấn
Mã sinh viên: 2020604965
Lớp: 2020DHDKTD03
Khóa: K15

Hà Nội – Năm 2024


2

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực tập, em đã có cơ hội được học hỏi và trau dồi kỹ năng của
bản thân. Do đó, em muốn bày tỏ sự cảm kích của mình đến tất cả những người đã hỗ
trợ, giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập vừa qua.
Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên hướng dẫn thực tập

của em là Vũ Thị Yến đã dành thời gian hướng dẫn và hỗ trợ em trong suốt quá trình

thực tập. Những lời khuyên và sự hướng dẫn của thầy đã giúp em hoàn thành nhiệm

vụ của mình một cách hiệu quả đồng thời nâng cao được kĩ năng chuyên môn.

Em cũng muốn gửi lời cảm ơn đến chủ quản bộ phận và các anh chị đồng nghiệp
trong xưởng đã cùng em làm việc và chia sẻ kiến thức cho em trong quá trình thực tập.
Sự đóng góp và hỗ trợ của mọi người đã giúp em có thêm những trải nghiệm tuyệt vời
và củng cố kỹ năng của mình.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến Tập đoàn Công ty TNHH Điện tử Canon
Việt Nam đã cung cấp cho em cơ hội thực tập và trải nghiệm thực tế trong môi trường
làm việc chuyên nghiệp. Điều này giúp em hiểu rõ hơn về các quy trình và công việc
trong ngành của mình và sẽ có lợi cho công việc của em trong tương lai.
Một lần nữa, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả những người đã giúp
đỡ và hỗ trợ em trong suốt thời gian thực tập. Sự giúp đỡ của tất cả mọi người rất quan
trọng đối với em và em sẽ luôn nhớ đến những kiến thức, kinh nghiệm mà mọi người
đã chia sẻ cho em.
Trân trọng,

Trần Hoàng Tuấn


3

NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

I. Thông tin doanh nghiệp:


Tên doanh nghiệp: ...................................................................................
Địa chỉ: ......................................................................................................
II. Thông tin sinh viên:
Họ và tên sinh viên:...................................................................................
Mã số SV: ...................................................................................................
Lớp: ...........................................................................................................
Chuyên nghành: .......................................................................................
Trường : Đại Học Công Nghiệp Hà Nội
Thời gian thực tập: từ ngày…./…./…….. đến ngày …./…./……… ........
III. Nhận xét, đánh giá:
1. Chấp hành nội quy, quy định của cơ quan:
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
2. Ý thức học tập:
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
4

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA GVHD
(Dành cho các chương trình đào tạo xây dựng theo CDIO)
I. THÔNG TIN CHUNG
Giáo viên đánh giá: Phạm Văn Minh
Họ tên sinh viên: Trần Hoàng Tuấn Mã SV: 2020604965
Tên doanh nghiệp TT: Công ty TNHH Canon Việt Nam
Địa chỉ doanh nghiệp TT: Lô A1-KCN Thăng Long - Huyện Đông Anh - Hà
Nội
II. ĐÁNH GIÁ (Điểm từng tiêu chí và điểm cuối cùng làm tròn đến 1 chữ số
thập phân)
Điểm đánh
STT Nội dung đánh giá Điểm tối đa
giá
1 Bố cục trình bày nội dung báo cáo TT 2

2 Chất lượng báo cáo nội dung TT 5

Đánh giá nhận xét của DN nơi sinh viên


3 3
TT
Không đạt yêu cầu (DN cho điểm dưới 5,
3.1 1,0
theo thang điểm 10)
Bình thường (DN cho điểm 5 đến dưới 7,
3.2 1,5
theo thang điểm 10)
Khá (DN cho điểm từ 7 đến dưới 8, theo
3.3 2
thang điểm 10)

Tốt (DN cho điểm từ 8 đến dưới 9, theo


3.4 2,5
thang điểm 10)

Xuất sắc (DN cho điểm từ 9 đến 10, theo


3.5 3
thang điểm 10)

Tổng cộng 10
5

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... 2

NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP.................................... 3

BẢN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA GVHD ................................................. 4

MỤC LỤC ......................................................................................................... 5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................... 7

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐƠN VỊ VÀ VỊ TRÍ THỰC TẬP .. 8

1.1. Thông tin về đơn vị thực tập ...................................................................... 8

1.1.1. Giới thiệu chung .................................................................................................. 8

1.1.2. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp ....................................................................... 8

1.1.3. Các khách hàng và đối tác của doanh nghiệp ..................................................... 9

1.1.4. Tầm nhìn và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp.................................................... 10

1.1.5. Công ty TNHH điện tử Canon tại Việt Nam. ................................................... 11

1.2. Thông tin về vị trí thực tập của sinh viên................................................. 13

1.2.1. Giới thiệu chung về vị trí thực tập .................................................................... 13

1.2.2. Đặc điểm, yêu cầu đối với vị trí thực tập .......................................................... 18

1.2.3. Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ liên quan .................................................................. 19

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG THỰC TẬP VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
......................................................................................................................... 21

2.1. Nội quy và quy định đảm bảo an toàn điện, an toàn lao động, vệ sinh công
nghiệp khi thực hiện công việc ....................................................................... 21

2.1.1. Nội quy và quy định đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông ....................... 21

2.1.2. Nội quy và quy định đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp ......... 21

2.2. Tiến độ/kế hoạch thực tập ........................................................................ 24


6

2.3. Phương pháp tổ chức làm việc tại doanh nghiệp ..................................... 26

2.3.1. Quy trình lập kế hoạch tổ chức sản xuất và quản lý sản xuất tại doanh nghiệp 26

2.3.2. Quy trình huấn luyện, vận hành các thiết bị điều khiển tự động ...................... 26

2.3.3. Xây dựng quy trình bảo trì, bảo dưỡng thiết bị tự động ................................... 26

2.3.4. Phương pháp tổ chức hoạt động nhóm trong doanh nghiệp nơi thực tập ......... 27

2.4. Công nghệ sản xuất, ứng dụng các thiết bị điều khiển tự động hóa vào thực tế sản
xuất tại doanh nghiệp ...................................................................................... 27

2.5. Kết quả thực hiện công việc được giao trong quá trình thực tập ............. 28

CHƯƠNG 3: TỔNG KẾT QUÁ TRÌNH THỰC TẬP ................................... 29

3.1. Các kiến thức, kỹ năng học hỏi được ....................................................... 29

3.2. Những bài học kinh nghiệm được rút ra .................................................. 30

3.3. Ảnh hưởng của mức độ tự động hóa đến sản xuất của doanh nghiệp ..... 30

3.4. Sự cần thiết đăng ký sở hữu trí tuệ các sản phẩm của doanh nghiệp nơi thực tập
......................................................................................................................... 31

3.5. Các đề xuất và khuyến nghị để cải tiến hoạt động quản lý/sản xuất/dịch vụ của
doanh nghiệp ................................................................................................... 32

3.6. Các đề xuất với Khoa Điện để nâng cao chất lượng dạy-học của học phần Thực
tập doanh nghiệp . ........................................................................................... 33

KẾT LUẬN ..................................................................................................... 34


7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Chữ viết tắt Giải thích
OK Hàng/sản phẩm đạt yêu cầu
(Not good)
NG
Hàng/sản phẩm không đạt (lỗi)
ST1 Công đoạn ST1
(Quality Assurance)
QA
Đảm bảo chất lượng
8

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐƠN VỊ VÀ VỊ TRÍ THỰC TẬP


1.1. Thông tin về đơn vị thực tập
1.1.1. Giới thiệu chung
Canon Inc. là một tập đoàn đa quốc gia của Nhật Bản, một công ty trong lĩnh
vực sản xuất các sản phẩm về hình ảnh và quang học, bao gồm máy Camera, máy
photocopy và máy in. Trụ sở chính của tập đoàn đặt ở Ōta, Tokyo. Trụ sở ở Bắc Mỹ
nằm ở Lake Success, New York, Hoa Kỳ.
Công ty tiền nhiệm của Canon được thành lập năm 1925 bởi Goro Yoshida và
người anh vợ Saburo Uchida. Nó được tài trợ bởi Takeshi Mitarai, một người bạn thân
của Uchida.
 Số nhân viên: 127.338 toàn thế giới (cập nhật 30 tháng 6 năm 2007)
 Thành viên chủ chốt:
Fujio Mitarai (Chủ tịch HĐQT & CEO)
Tsuneji Uchida (Chủ tịch & COO)

Hình 1.2: Mitarai Fujio


Hình 1.1: Văn phòng của Canon tại thung
lũng Silicon, Mỹ.

1.1.2. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp


Canon có cơ cấu tổ chức bao gồm các bộ phận cơ bản như sau:
9

 Bộ phận kỹ thuật: chịu trách nhiệm thiết kế và phát triển sản phẩm cho
khách hàng.
 Bộ phận sản xuất: đảm nhận quy trình sản xuất và kiểm tra chất lượng sản
phẩm.
 Bộ phận tài chính: quản lý tài chính và kế toán cho doanh nghiệp.
 Bộ phận kinh doanh: đại diện cho doanh nghiệp trong các hoạt động kinh
doanh và tiếp xúc với khách hàng.
 Bộ phận quản lý nhân sự: đảm bảo các vấn đề liên quan đến nhân sự, bao
gồm tuyển dụng, đào tạo và phúc lợi.
 Bộ phận quản lý chuỗi cung ứng: quản lý mối quan hệ với các nhà cung
cấp, đảm bảo nguồn cung ứng nguyên liệu và linh kiện đầy đủ để sản xuất
sản phẩm.
 Bộ phận nghiên cứu và phát triển: thực hiện nghiên cứu và phát triển sản
phẩm mới và công nghệ mới.
Ngoài các bộ phận chức năng trên, Canon còn có một số cấp bậc và vị trí quản
lý khác như Chủ tịch, CEO, Giám đốc điều hành, Giám đốc chi nhánh và Trưởng phòng.
Canon được tổ chức theo hình thức công ty mẹ - các công ty con, trong đó các
công ty con của Canon đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất và phân phối
sản phẩm của doanh nghiệp.
Tổ chức cơ cấu của Canon đã được xây dựng để đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng
loạt với chất lượng cao và thời gian giao hàng nhanh chóng. Bằng cách tổ chức và quản
lý các bộ phận chức năng khác nhau, Canon đảm bảo sự liên kết và tương tác giữa các
hoạt động trong doanh nghiệp để đạt được hiệu quả sản xuất và cung cấp sản phẩm và
dịch vụ chất lượng cao cho khách hàng.
1.1.3. Các khách hàng và đối tác của doanh nghiệp
Đội ngũ nhân viên và chuyên gia của Canon rất đông đảo và đa dạng, với các vị
trí quản lý và chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực của công ty. Canon cũng có danh
sách khách hàng và đối tác rất đa dạng trong đa ngành nghề:
10

 Ngành Kế Toán: Giải pháp quản lý tài liệu của Canon Therefore đã đơn
giản hóa phần lớn quy trình công việc, cho phép đào tạo nhân viên mới
một cách đơn giản hơn nhiều.
 Ngành Hàng Không: Indonesia AirAsia (IAA) hợp tác với Samafitro, nhà
phân phối được ủy quyền đáng tin cậy của Canon tại Indonesia.
 Ngành Giáo Dục: Hỗ trợ mục đích giảng dạy, tăng tính tương tác giữa
giáo viên và học sinh.
 Ngành Điện tử: Giải pháp quản lý in ấn uniFLOW Online Express giúp
tăng hiệu suất một cách rõ rệt (Hợp tác giữa Canon và LG Electronics
(Thailand) Co., Ltd.).
 Ngành Kỹ Thuật: Dễ dàng ảo hóa, lưu trữ và truy xuất thông tin một cách
an toàn (Hợp tác giữa Canon và PTS-Trụ sở tại Singapore).
 Ngành Thực Phẩm: Khi tài liệu đã được quét, chúng sẽ được số hóa gần
như ngay lập tức, cho phép lưu trữ các tệp một cách gọn gàng (Hợp tác
giữa Canon và Ferrero).
 Ngành bảo Hiểm : Hợp tác của Canon và Sompo Insurance Singapore.
Canon tích cực trong công cuộc nghiên cứu đưa ra những giải pháp tối ưu cho
các vấn đề của người sử dụng, mang lại sự tin tưởng và thuận tiện cho người sử dụng.
Tập thể cán bộ, công nhân viên luôn đề cao chất lượng sản phẩm và sự hài lòng của
khách hàng.
1.1.4. Tầm nhìn và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp
Với triết lý kinh doanh kyosei của Tập đoàn, Canon luôn mong muốn được cống
hiến phần công sức của mình cho xã hội. Canon đã có những đóng góp tích cực trên
nhiều lĩnh vực như giáo dục, văn hoá và xã hội tại Việt Nam.
Năm 1988, một năm sau lễ kỷ niệm chặng đường 50 năm phát triển của mình,
Canon tuyên bố bắt đầu bước vào một giai đoạn phát triển mới với cuộc cách mạng
mang tên “Kyosei”. Đây là giai đoạn được xem là bước ngoặt lịch sử của Canon trong
chiến lược phát triển toàn cầu. Nguyên gốc của từ kyosei trong tiếng Nhật là “cùng
nhau sống và làm việc vì những điều tốt đẹp chung”. Trong phạm vi hẹp, đó là sự thống
11

nhất giữa tập thể công nhân và lãnh đạo công ty để đạt được mục tiêu đề ra, nhờ đó,
mọi người đều được hưởng lợi ích từ thành quả lao động do chính mình tạo nên một
cách công bằng. Với một ý nghĩa rộng hơn, tại Canon kyosei còn thể hiện tinh thần
“Tất cả mọi người, bất kể chủng tộc, tôn giáo hay văn hóa, sống và làm việc hòa hợp
cùng nhau để hướng tới tương lai.” Trên thực tế, thế giới của chúng ta đang mất cân
đối trong nhiều lĩnh vực như thương mại, thu nhập và môi trường. Giải quyết sự mất
cân đối này là một nhiệm vụ liên tục mà Canon đang nỗ lực thực hiện bằng cách tích
cực theo đuổi triết lý kyosei. Là một công ty toàn cầu, chúng tôi nuôi dưỡng những mối
quan hệ tốt không chỉ với khách hàng mà còn với các cộng đồng tại nơi mà chúng tôi
hoạt động và cả môi trường tự nhiên.
Giá trị cốt lõi của Canon bao gồm sự tận tâm, sáng tạo, chất lượng, đáng tin cậy
và phục vụ chuyên nghiệp. Công ty cam kết cung cấp sản phẩm và dịch vụ chất lượng
cao, thời gian giao hàng nhanh chóng và dịch vụ hậu mãi tốt nhất.

1.1.5. Công ty TNHH điện tử Canon tại Việt Nam.


Công ty TNHH Canon Việt Nam – thành viên trong Tập đoàn Canon, là một
công ty chế xuất 100% vốn đầu tư của Nhật Bản. Canon Việt Nam chuyên sản xuất
máy in, máy scan và các linh kiện liên quan. Toàn bộ sản phẩm được xuất khẩu sang
các thị trường châu Á, châu Âu, Mỹ và một số thị trường khác. Cùng với Canon Nhật
Bản, Trung Quốc, Thái Lan và Philippines, Canon Việt Nam là một mắt xích quan
12

trọng trong hệ thống sản xuất của tập đoàn tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và
tham gia sâu rộng vào chuỗi giá trị toàn cầu.
 Thành lập: 11/4/2001
Bắt đầu đi vào hoạt động tháng 5/2002
 Trụ sở chính: Lô A1 - KCN Thăng Long - Đông Anh - TP. Hà Nội.
 Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp Chế xuất 100% VDTNN
Vốn đầu tư: 306.700.000 USD.
Trong đó Vốn pháp định 94.000.000 USD
 Gồm 4 nhà máy :
+ Trụ sở, Nhà máy Thăng Long
Diện tích mặt bằng: 200.000 m2
Diện tích nhà xưởng: 94.000 m2
Địa chỉ: Lô A1, KCN Thăng Long, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Thành
phố Hà Nội, Việt Nam

Hình 1.3: Bản đồ vị trí Nhà máy Thăng Long

+ Nhà máy Hưng Yên


Diện tích mặt bằng: 100.000m2
Diện tích nhà xưởng: 56.000m2
Địa chỉ: Đường 206, Khu B, KCN Phố Nối A, Xã Lạc Hồng, H. Văn Lâm,
Hưng Yên
+ Nhà máy Quế Võ
Diện tích mặt bằng: 200.000 m2
13

Diện tích nhà xưởng: 120.000 m2


Địa chỉ: Lô B1, KCN Quế Võ, huyện Quế Võ, Bắc Ninh

Hình 1.4: Bản đồ vị trí Nhà máy Quế Võ

 + Nhà máy Tiên Sơn


Diện tích mặt bằng: 200.000 m2
Diện tích nhà xưởng: 51.000 m2
Địa chỉ: Số 12, đường TS 10, KCN Tiên Sơn

Hình 1.5: Bản đồ vị trí Nhà máy Tiên Sơn

1.2. Thông tin về vị trí thực tập của sinh viên


1.2.1. Giới thiệu chung về vị trí thực tập
- Vị trí thực tập:
+ Công nhân sản xuất tại phòng lắp ráp ASSY.
+ Tên công đoạn : ST3
14

+ Đời máy: E54


+ Chuyền : M18-05
+ Địa điểm : Trụ sở, Nhà máy Thăng Long

- Vị trí đứng trong chuyền: 03/31 công đoạn

- Các linh kiện cần biết trong quá trình thực hiện công đoạn ST1:

1. JIG:

2. LF Side plate R:
15

3. LF Side plate L Unit:

4. Platen Unit:

5. Eject roller Assy:

6. LF Motor Cover:
16

7. . LR Roller Assy:

- Các trình tự thực hiện của công đoạn ST1:


17
18

1.2.2. Đặc điểm, yêu cầu đối với vị trí thực tập
Một công nhân lắp ráp tại Canon trong nhà xưởng cần có những đặc điểm và kỹ
năng sau:
 Kiến thức chuyên môn:
Cần có kiến thức về điện, điện tử, và các loại thiết bị đo đạc, kiểm tra linh kiện
điện tử.
Cần nhận biết và phân biệt được linh kiện/Cụm NG và OK. Biết được cách xử lý
đối với các linh kiện NG.
Đảm bảo đạt thao tác tay, mắt về tốc độ và độ chính xác.
Nhận biết và hiểu rõ về các lỗi và đối sách trong công đoạn.
 Kỹ năng sử dụng thiết bị trong nhà xưởng:
Công nhân lắp ráp tại xưởng cần thành thạo về việc sử dụng máy đo tĩnh điện,
đầu giờ làm và sau khi ăn trưa cần đo kiểm tra tĩnh điện để đảm bảo an toàn cho việc
sản xuất.
 Kỹ năng giao tiếp:
Công nhân lắp ráp cần phải có khả năng giao tiếp tốt với các nhân viên khác
trong nhà máy để trao đổi thông tin về sản phẩm, thiết bị và các vấn đề kỹ thuật khác.
 Sự chính xác và tỉ mỉ:
Công nhân lắp ráp cần phải làm việc với những chi tiết nhỏ và có tính chính xác
cao. Ngoài ra, công nhân lắp ráp cần phải đảm bảo rằng dữ liệu đo được là chính xác
và không bị sai sót.
 Kỹ năng quản lý thời gian:
Công nhân lắp ráp cần phải có khả năng quản lý thời gian hiệu quả để đảm bảo
sản xuất được tiến hành đúng theo quy định và đảm bảo chất lượng.
 Tinh thần trách nhiệm:
Công nhân lắp ráp cần có tinh thần trách nhiệm cao với công việc của mình, đảm
bảo an toàn trong quá trình sản xuất và đảm bảo sản phẩm đạt được chất lượng tốt
nhất.
19

1.2.3. Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ liên quan


Trong nhà xưởng, CELL 03 được chia thành nhiều bộ phận nhỏ hơn nhằm mục
đích chia nhỏ khối lượng công việc, mỗi bộ phận nhỏ sẽ đảm nhiệm công việc chuyên
biệt của mình tốt hơn. Các bộ phận nhỏ của CELL 03 có thể kể đến như:
 G/Leader: có nhiệm vụ quản lý chuyền, đảm bảo tốc độ và chất lượng của
sản phẩm, xử lý lỗi và đưa chính sách phù hợp, hỗ trợ công nhân lắp ráp.
Hình 1.15: Chị Nguyễn Thị Hân – Leader

 Supporter/Công nhân đa năng: phụ trách hỗ trợ các công đoạn gặp vấn đề
về tốc độ, xử lý hàng ùn, hàng lỗi.
 QA giám sát: phụ trách giám sát các công đoạn trong chuyền, tìm ra những
lỗi (thiếu thao tác, quên thao tác,….) nhằm đảm bảo các công đoạn được
thực hiện đúng với tiêu chuẩn được đào tạo, kịp thời đưa ra phương hướng
giải quyết.
 QA CHECK: Phụ trách kiểm tra sản phẩm sau khi qua các thao tác của
các công đoạn, đảm bảo đầu ra của sản phẩm đạt chất lượng, báo lỗi và
ghi lỗi để hoàn thiện từng công đoạn cụ thể.
 Vendor : có nhiệm vụ cung cấp linh kiện cho các công đoạn để thực hiện
các công đoạn.
 Technicians: quản lý, kiểm kê số lượng cũng như tình trạng các đồ dùng
trong xưởng để có thể kịp thời thay thế nếu xảy ra hỏng hóc.
 AUDIT: phụ trách việc rà soát sự bất cập của các công đoạn, báo cáo và
tìm hướng xử lý.
20

 Công nhân lắp ráp: tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, có nhiệm vụ
và trách nhiệm hoàn thành tốt công đoạn của mình, không để lỗi xảy ra và
đảm bảo chất lượng của sản phẩm.

Hình 1.16: Công nhân lắp ráp


Vì mỗi bộ phận nhỏ của CELL có nhiệm vụ đảm bảo chất lượng và quy định yêu
cầu của cả một chuyền sản xuất nên tất cả luôn phải tham gia cùng bàn bạc khi có một
sự việc nào đó diễn ra trên chuyền. Bất cứ thay đổi nào cũng phải được đại diện của
mỗi bộ phận chứng kiến và xác nhận để đảm bảo được chất lượng cuối cùng của sản
phẩm là tốt nhất.
21

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG THỰC TẬP VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG
VIỆC
2.1. Nội quy và quy định đảm bảo an toàn điện, an toàn lao động, vệ sinh công
nghiệp khi thực hiện công việc
2.1.1. Nội quy và quy định đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông
 Tuân thủ mọi quy định về pháp luật của Việt Nam về an toàn giao thông.
 Đối với tất cả công nhân viên của Canon Viet Nam khi tham gia giao thông
bằng phương tiện gắn máy đều phải đội mũ bảo hiểm kể cả với trường hợp
ngồi đằng sau và xe bắt buộc phải có gương chiếu hậu (tối thiểu một chiếc
bên trái) Riêng người lái xe phải có giấy phép lái xe và được gián chứng chỉ
(Driving license) lên thẻ nhân viên.
2.1.2. Nội quy và quy định đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp
Để đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp khi làm việc và sinh hoạt
tại công ty, các công nhân lắp ráp phải tuân thủ các nội quy và quy định sau đây:
 Quy định về đồng phục:
- Mặc quần áo đồng phục sạch sẽ, gọn gàng. Không xắn ống quần ra ngoài tránh
việc linh kiện rơi ẩn vào ống quần.
- Nếu mặc áo sơ mi phải cho vạt áo vào trong quần.
- Nếu mặc áo khoác phải kéo áo lên sát cổ.
- Luôn đeo thẻ lên cổ áo bên trái đối với phòng ban lắp ráp kẹp thẻ trên túi áo
trước ngực đối với phòng ban khác trong suốt thời gian làm việc.
- Đội mũ theo quy định khi vào khu vực sản xuất, cho tóc vào hết trong mũ tránh
làm rơi tóc vào khu vực sản xuất trong quá trình làm việc.
- Đi giầy theo quy định không giẫm chân lên gót giày, không bỏ chân ra khỏi
giày khi đang ở trong công ty.
- Không đeo vòng tay, nhẫn, trang sức,đồng hồ…… . Chỉ được đeo vòng cổ
đảm bảo để vòng cổ kín trong áo.
- Không đeo thắt lưng da, mặt thắt lưng có thể gây va chạm hỏng hóc linh kiện
điện tử.
22

Các công nhân lắp ráp khi thực hiện thao tác trong công đoạn phải đeo đầy đủ
bao ngón bảo hộ. Điều này giúp bảo vệ bản thân khỏi các chấn thương và tai nạn lao
động có thể xảy ra, giảm thiểu tác động vào linh kiện nhạy cảm (Phim) trong quá trình
làm việc.

Hình 2.1: Hình ảnh tiêu chuẩn quy định đồng phục tại Canon

 Quy định về sử dụng thẻ nhân viên:


- Thẻ nhân viên được sử dụng để ra vào công ty. Mỗi ngày làm việc tất cả các
công nhân viên đều phải quẹt thẻ 4 lần, tại hai vị trí; cửa từ và cửa xưởng sản xuất
(2 lần tại cửa từ và 2 lần tại cửa sản xuất) ngoài ra còn khi công nhân viên đi ăn
trưa cũng cần phải quẹt thẻ.
- Thẻ nhân viên được sử dụng trong suốt thời gian làm việc.
- Thẻ nhân viên là tài sản của công ty mọi trường hợp mất thẻ quên thẻ hỏng thẻ
đều phải thông báo ngay cho cấp trên của mình để được bảo lãnh hoặc cấp thẻ mới.
- Tuyệt đối không cho mượn thẻ, không quẹt thẻ hộ người khác, thẻ nhân viên là
tài sản mang tính định danh cá nhân, không cho người khác mượn thẻ hoặc tự ý
mượn thẻ người khác.
 Quy định về thời gian làm việc:
- Thời gian làm việc:
+ Làm ca hành chính : Từ 8h00 đến 17h00. Nghỉ trưa 45 phút, nghỉ giải lao 15
phút.
+ Làm ca chuyên :
23

Ca 1: Từ 8h00 đến 14h00. Nghỉ trưa 45 phút, nghỉ giải lao 15 phút.
Ca 2: Từ 14h00 đến 22h00. Nghỉ trưa 45 phút, nghỉ giải lao 15 phút.
- Làm việc 6 ngày/tuần. Từ thứ 2 đến thứ 7. Nghỉ 2 thứ 7/1 tháng.
- Cần có mặt ở nơi làm việc trước ít nhất 15 phút để chuẩn bị cho công việc.
- Mọi vấn đề phát sinh cần báo cáo ngay với Leader để có hướng giải quyết kịp
thời, tránh ảnh hưởng đến thời gian và tiến độ công việc sản xuất.
 Quy định về việc xin nghỉ:
- Trường hợp nghỉ phép:
- Khi muốn xin nghỉ phép thì phải thông báo trước cho leader hoặc người quản lí
trực tiếp trước ít nhất là 3 ngày.
- Nếu nghỉ không thông báo, thông báo không đúng thời gian qui định hoặc không
nhận được sự đồng ý của người quản lý sẽ coi như là nghỉ không phép.
- Trong trường hợp nghỉ đột xuất phải thông báo với leader trưởng nhóm bằng
điện thoại.
- Đối với trường hợp nghỉ ốm phải gọi điện báo cáo cho người quản lý và trong
ngày làm việc đầu tiên sau khi nghỉ phép phải nộp giấy chứng nhận của cơ quan y
tế nếu không có giấy chứng nhận hợp lệ sẽ coi như là nghỉ không đúng phép.
- Trường hợp xin nghỉ hẳn (chấm dứt hợp đồng lao động) phải thông báo cho
leader bằng văn bản ít nhất 30 ngày ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt đã được
nghỉ trong hợp đồng lao động.
 Quy định về việc ăn uống trong công ty:
- Nghiêm cấm mọi trường hợp ăn uống trong khu vực làm việc kể khu vực nghỉ
giải lao. Tất cả các loại đồ ăn, uống chỉ được sử dụng trong khu vực căng tin.
- Không mang tăm, giấy ăn ra khỏi căng tin.
- Uống nước đúng nơi quy định không sử dụng nước uống vào mục đích khác như
rửa tay, rửa mặt giặt đồ sử dụng nước hợp lý tiết kiệm.
- Sau khi uống nước xong phải phân loại cốc và úp cốc đúng nơi quy định không
đổ nước ra sàn.
 Quy định tại khu làm việc:
24

- Không nói chuyện riêng, cười đùa trong khu vực xưởng làm việc
- Không sử dụng điện thoại di động trong giờ làm việc, có chuyện gấp cần báo
ngay cho leader để được hỗ trợ.
- Không nghe nhạc, sử dụng tai nghe trong giờ làm việc kẻ cả giờ nghỉ giải lao chỉ
được nghe nhạc ở khu vực căng tin.
- Không vứt rác thải, linh kiện NG ra khu vực làm việc.
- Không đùa nghịch trong các phòng/ban khác.
 Quy định khi di chuyển trong nhà máy:
- Di chuyển nhanh nhẹn, có hàng lối không chen lấn, xô đẩy, không phá hàng
- Đi đúng phần đường quy định.
- Không cười đùa, chạy nhảy khi di chuyển, di chuyển đảm bảo tác phong nghiêm
túc, đúng quy định.
- Không đi qua các phòng ban khác gây mất tập chung, ảnh hưởng đến công việc.
 Quy định về phòng cháy, chữa cháy:
- Nghiêm cấm mang hóa chất dễ cháy, nổ vào công ty.
- Khi phát hiện thấy cháy phải thong báo ngay cho cấp trên của mình, hô to để mọi
người cùng biết sau đó tuyệt đối tuân theo chỉ dẫn của những
người có trách nhiệm hoặc của lực lượng phòng cháy chữa cháy.
- Không chen lấn xô đẩy khi chạy thoát hiểm.
 Quy định khi sử dụng dao, kéo và các vật dụng nguy hiểm:
- Khi muốn sử dụng dao, kéo trong công việc cần phải thông báo cho support,
leader.
- Nghiêm cấm sử dụng dao kéo vào các mục đích cá nhân.
- Không đùa nghịch khi sử dụng dao, kéo.
- Không mượn dao, kéo của nhóm khác để sử dụng.
2.2. Tiến độ/kế hoạch thực tập
25

Thời gian Nội dung


Được đào tạo, giảng dạy về nội quy chung của nhà
Từ 10/01/2024 đến xưởng, các quy định về an toàn lao động và giải thích
11/01/2024 về quyền lợi, nghĩa vụ của sinh viên khi tham gia thực
tập tại công ty.
Tìm hiểu về quy trình sản xuất chung tại nhà xưởng
và cơ cấu tổ chức cũng như các bộ phận liên quan.
Từ 12/01/2024 đến
Được phân chia vào các chuyền cụ thể, tham gia lớp
15/01/2024
học training ST1, học và được bộ phận QA test, kiểm
tra chất lượng đầu ra.
Tìm hiểu các thông tin chung về vị trí thực tập tại
Từ 16/01/2024 đến nhà xưởng. Tìm hiểu thực tế về vị trí và các thao tác
21/02/2024 công đoạn ST1, tham gia kiểm tra thực tế tại chuyền
sản xuất.
Được đào tạo, huấn luyện các kiến thức cơ bản về
linh kiện điện tử, các lỗi sai và hậu quả xảy ra tại các
Từ 22/02/2024 đến
công đoạn đã xảy ra. Được đào tạo xử lý tình huống khi
26/02/2024
gặp lỗi, đào tạo về quy trình “lên tiếng” trong quá trình
làm việc. Tham gia trực tiếp sản xuất.
Được đào tạo về lỗi và đối sách, cải tiến trong quá
Từ 27/02/2024 đến
trình sản xuất. Tham gia trực tiếp vào quá trình sản
01/03/2024
xuất, nâng cao sản lượng.
Được đào tạo, huấn luyện quy trình, cách thức bảo
trì, bảo dưỡng định kì cho các thiết bị hỗ trợ lắp ráp
Từ 02/03/2024 đến
trong nhà máy, tham gia trực tiếp vào quá trình sản
15/03/2024
xuất, nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm, hạn
chế lỗi.
26

2.3. Phương pháp tổ chức làm việc tại doanh nghiệp


2.3.1. Quy trình lập kế hoạch tổ chức sản xuất và quản lý sản xuất tại doanh
nghiệp
Canon đã phát triển các quy trình tổ chức sản xuất và quản lý sản xuất rất hiệu
quả để đảm bảo rằng sản phẩm được sản xuất và giao hàng đúng thời gian và chất
lượng cao. Canon sử dụng một hệ thống quản lý sản xuất tự động để lập kế hoạch sản
xuất. Hệ thống này cho phép Canon dự đoán nhu cầu sản phẩm của khách hàng và xác
định các tài nguyên cần thiết để sản xuất các sản phẩm đó. Hệ thống này cũng giúp
Canon tối ưu hóa kế hoạch sản xuất để giảm thiểu thời gian chờ đợi và chi phí sản xuất.
2.3.2. Quy trình huấn luyện, vận hành các thiết bị điều khiển tự động
Canon có một quy trình rõ ràng để huấn luyện nhân viên vận hành và bảo trì
thiết bị điều khiển tự động. Nhân viên được đào tạo để sử dụng các công cụ và thiết bị
hiện đại để giảm thiểu sự cố và đảm bảo hoạt động của thiết bị được duy trì tốt nhất có
thể.
2.3.3. Xây dựng quy trình bảo trì, bảo dưỡng thiết bị tự động
Canon đầu tư rất nhiều vào việc bảo trì và bảo dưỡng thiết bị sản xuất lắp ráp.
Họ đã thiết kế một quy trình chi tiết để đảm bảo rằng thiết bị được bảo trì đúng cách
và đúng thời gian để giảm thiểu thời gian đợi và giữ cho thiết bị hoạt động hiệu quả.
Quy trình này bao gồm các bước sau:
 Định kỳ kiểm tra: Canon thường xuyên kiểm tra các thiết bị sản xuất lắp ráp
để phát hiện sớm các sự cố và thực hiện các biện pháp khắc phục.
 Thay thế linh kiện: Canon sử dụng các linh kiện chất lượng cao và liên tục
theo dõi chất lượng linh kiện trong quá trình sản xuất, thay đổi linh kiện không
phù hợp, lập biên bản báo cáo các linh kiện NG.
 Bảo trì và sửa chữa: Canon có các kỹ thuật viên chuyên nghiệp để bảo trì và
sửa chữa các thiết bị sản xuất. Kỹ thuật viên được đào tạo để sử dụng các công
cụ và thiết bị hiện đại để sửa chữa các sự cố và giữ cho thiết bị hoạt động tốt
nhất có thể.
27

2.3.4. Phương pháp tổ chức hoạt động nhóm trong doanh nghiệp nơi thực tập
Canon đặt sự chú trọng vào việc tổ chức hoạt động nhóm để đảm bảo rằng các
nhân viên có thể làm việc hiệu quả với nhau. Canon sử dụng các công nghệ và công cụ
hiện đại để tăng cường giao tiếp giữa các nhân viên và tối ưu hóa hiệu suất làm việc
của các nhóm.
 Sử dụng công nghệ để tăng cường giao tiếp:
Canon sử dụng các công nghệ như phần mềm chat để giúp các nhân viên liên lạc
và làm việc cùng nhau từ xa. Điều này giúp giảm thiểu thời gian và chi phí di chuyển
và giúp các nhân viên làm việc hiệu quả hơn.
 Tối ưu hóa hiệu suất làm việc của các nhóm:
Canon sử dụng các công cụ quản lý dự án để tối ưu hóa hiệu suất làm việc của
các nhóm. Các công cụ này giúp các nhân viên quản lý dự án và định hướng công việc
một cách chính xác, đảm bảo rằng các nhiệm vụ được thực hiện đúng thời gian và đạt
được chất lượng cao.
2.4. Công nghệ sản xuất, ứng dụng các thiết bị điều khiển tự động hóa vào thực tế
sản xuất tại doanh nghiệp
Công nghệ sản xuất và ứng dụng thiết bị điều khiển tự động hóa (PLC, SCADA,
MES,..) là một phần quan trọng trong việc tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả sản
xuất tại Canon. Canon đã đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ và tự động hóa quy trình sản
xuất.
Các hệ thống tự động hóa được sử dụng tại Canon bao gồm hệ thống PLC
(Programmable Logic Controller) để điều khiển các thiết bị và quy trình sản xuất, hệ
thống SCADA (Supervisory Control and Data Acquisition) để giám sát và điều khiển
quy trình sản xuất từ xa, và hệ thống MES (Manufacturing Execution System) để quản
lý và giám sát toàn bộ quy trình sản xuất.
Điều này giúp Canon tăng tốc độ sản xuất, giảm thời gian sản xuất, cải thiện chất
lượng sản phẩm, tăng hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu và năng lực sản xuất. Tuy nhiên,
Canon vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức khi triển khai tự động hóa trong quy trình
28

sản xuất như đội ngũ kỹ thuật chưa đủ, sự phức tạp của hệ thống tự động hóa và chi
phí đầu tư ban đầu.
2.5. Kết quả thực hiện công việc được giao trong quá trình thực tập
Thời gian Kết quả thực hiện
Nắm được nội quy chung của nhà xưởng, các quy
Từ 10/01/2024 đến
định về an toàn lao động và về quyền lợi, nghĩa vụ
11/01/2024
của sinh viên khi tham gia thực tập tại công ty.
Hiểu được quy trình sản xuất chung tại nhà
xưởng và cơ cấu tổ chức cũng như các bộ phận liên
Từ 12/01/2024 đến
quan. Học thành đúng/đủ các thao tác công đoạn
15/01/2024
ST1, tham gia kiểm tra đạt kết quả ĐẠT và kết thúc
training, tham gia sản xuất.
Nắm được các thông tin chung về vị trí thực tập
Từ 16/01/2024 đến tại nhà xưởng. Nắm được thực tế công việc được học
21/02/2024 tại phòng training, hiểu được rõ vị trí linh kiện và các
thao tác được đào tạo.
Nắm được các kiến thức cơ bản về linh kiện điện
tử, các lỗi sai và hậu quả xảy ra tại các công đoạn đã
Từ 22/02/2024 đến xảy ra. Nhận biết tìm được lỗi trong các cụm NG,
26/02/2024 báo cáo lỗi và tiến hành chuyển tiếp các thao tác tiếp
theo. Tham gia trực tiếp sản xuất đảm bảo đầu ra đạt
50/100.
Tham gia vào quá trình sản xuất đảm bảo đầu ra
đạt 70/100, đẩy mạnh sản xuất đạt yêu cầu sản lượng
Từ 27/02/2024 đến
công ty yêu cầu, nắm bắt và phát hiện lỗi trong quá
01/03/2024
trình làm việc, “lên tiếng: trong quá trình làm việc,
hàng ra đạt yêu cầu quy định.
Từ 02/03/2024 đến Tham gia vào quá trình sản xuất đảm bảo đầu ra
15/03/2024 đạt 100/100. Đạt yêu cầu sản lượng công ty đề ra.
29

Không mắc lỗi trong quá trình thao tác. Hoàn thành
các chỉ tiêu yêu cầu của công ty.
Kết quả đạt được :
- Hiểu và thực hiện đầy đủ, nghiêm chỉnh các nội quy, quy định tại công ty,
không mắc lỗi trong quá trình làm việc tại công ty.
- Thực hiện đầy đủ các quy định trong quá trình tham gia sản xuất, sản lượng
cụ thể đạt như sau :
- Nắm được thao tác công đoạn ST1, biết cách hoàn thành công đoạn, nhận biết
lỗi và sửa lỗi trong quá trình sản xuất.
CHƯƠNG 3: TỔNG KẾT QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
3.1. Các kiến thức, kỹ năng học hỏi được
Thực tập tại nhà xưởng đã cung cấp cho em nhiều kỹ năng thực tiễn và kinh
nghiệm làm việc trong môi trường công nghiệp như:
 Kỹ năng làm việc nhóm:
Thực tập tại nhà xưởng sẽ yêu cầu sinh viên làm việc với nhiều người khác nhau,
từ đồng nghiệp đến cấp quản lý, mọi người trong nhà xưởng đều có sự liên kết với
nhau trong việc sản xuất tạo ra sản phẩm. Việc học cách làm việc nhóm, phối hợp
công việc sẽ giúp sinh viên trở thành một thành viên đóng góp tích cực cho nhóm và
nâng cao hiệu suất làm việc. Nâng cao kỹ năng của bản thân.
 Kỹ năng quản lý thời gian:
Trong môi trường sản xuất, thời gian là rất quan trọng. Việc học cách sắp xếp
thời gian hiệu quả, tập trung vào những công việc quan trọng và ưu tiên nhiệm vụ cần
làm sẽ giúp sinh viên hoàn thành công việc một cách nhanh chóng và chính xác.
 Kỹ năng giải quyết vấn đề:
Trong quá trình làm việc tại nhà xưởng, sinh viên sẽ phải đối mặt với nhiều vấn
đề khác nhau, từ việc sửa chữa máy móc cho đến giải quyết các vấn đề liên quan đến
sản xuất. Việc học cách phân tích và giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng và hiệu
quả sẽ giúp sinh viên trở thành một nhân viên có giá trị trong môi trường sản xuất.
 Kỹ năng kỹ thuật:
30

Thực tập tại nhà xưởng cũng giúp sinh viên học được nhiều kỹ năng kỹ thuật
như cách sử dụng các công cụ và thiết bị, quy trình sản xuất, kiểm tra chất lượng sản
phẩm,... Việc nắm vững các kỹ năng này sẽ giúp sinh viên có cơ hội tốt hơn để tìm
được việc làm sau khi tốt nghiệp.
3.2. Những bài học kinh nghiệm được rút ra
Trong quá trình thực tập, em đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm.
Đầu tiên, em nhận thấy rằng quá trình sản xuất điện tử là rất phức tạp và đòi hỏi
yêu cầu cao về nhiều mặt, bản thân người sản xuất cần đảm bảo được những yêu cầu
tối thiểu để có thể sản xuất đạt yêu cầu chất lượng.
Thứ hai, em cũng nhận thấy rằng quá trình bảo trì và sửa chữa các thiết bị tự
động là rất quan trọng để đảm bảo sản xuất được thực hiện một cách liên tục và hiệu
quả.
Thứ ba, việc hoàn thành công đoạn và kiểm tra chính xác công đoạn lắp ráp của
công nhân lắp ráp là vô cùng quan trọng, bởi vì yếu tố lỗi của công đoạn mình đảm
nhận sẽ ảnh hưởng đến các công đoạn tiếp theo, ảnh hưởng gây gián đoạn đường
chuyền sản xuất và hơn hết nữa là chất lượng của sản phẩm làm ra.
3.3. Ảnh hưởng của mức độ tự động hóa đến sản xuất của doanh nghiệp
Canon là một trong những nhà sản xuất thiết bị điện tử lớn nhất trên thế giới và
đã áp dụng rất nhiều công nghệ tự động hóa trong quá trình sản xuất. Mức độ tự động
hóa của Canon đã ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của sản xuất và các hoạt động kinh
doanh của họ như sau:
 Năng suất sản xuất: Tự động hóa giúp Canon tăng năng suất sản xuất bằng
cách giảm thời gian chờ đợi, tăng tốc độ sản xuất, cải thiện chất lượng sản phẩm và
giảm sự cố hỏng hóc.
 Tăng năng suất lao động: Tự động hóa giúp giảm số lượng lao động cần
thiết cho sản xuất, giảm thời gian và chi phí đào tạo, đồng thời tăng năng suất lao động.
 Cạnh tranh giá cả: Tự động hóa giúp Canon cạnh tranh về giá cả bằng cách
giảm chi phí sản xuất, giảm tồn kho, tăng năng suất và giảm thời gian sản xuất.
31

 Tác động đến nguồn nhân lực: Sự tự động hóa trong sản xuất có thể dẫn
đến việc giảm số lượng lao động cần thiết và ảnh hưởng đến một số ngành nghề, tuy
nhiên, Canon đã đưa ra nhiều chương trình đào tạo để tạo điều kiện cho nhân viên
chuyển đổi sang các vị trí công việc mới.
 Sự phát triển kinh tế: Canon là một trong những nhà sản xuất lớn nhất thế
giới và ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của kinh tế toàn cầu. Sự tự động hóa trong sản
xuất của họ có thể giúp thúc đẩy sự phát triển kinh tế, tạo ra nhiều công việc mới và
tăng năng suất sản xuất trong ngành công nghiệp.
3.4. Sự cần thiết đăng ký sở hữu trí tuệ các sản phẩm của doanh nghiệp nơi thực
tập
Đăng ký sở hữu trí tuệ là quá trình đăng ký bảo vệ cho các sáng chế, nhãn hiệu,
thiết kế và tác phẩm khác của doanh nghiệp Canon. Việc đăng ký sở hữu trí tuệ có thể
giúp đảm bảo quyền lợi và lợi ích của Canon trong việc sử dụng, bán và cấp phép cho
các sản phẩm của họ. Sau đây là những lợi ích của việc đăng ký sở hữu trí tuệ:
 Bảo vệ quyền sở hữu: Đăng ký sở hữu trí tuệ giúp đảm bảo quyền sở hữu
của Canon đối với các sản phẩm của họ, ngăn chặn việc sao chép và sử dụng trái phép.
 Tạo giá trị cho thương hiệu: Đăng ký sở hữu trí tuệ giúp tạo giá trị cho
thương hiệu của Canon, giúp khách hàng tin tưởng và ưa chuộng các sản phẩm của họ
hơn.
 Điều chỉnh và bảo vệ giá cả: Đăng ký sở hữu trí tuệ có thể giúp Canon điều
chỉnh và bảo vệ giá cả của sản phẩm của họ, tránh tình trạng giảm giá cạnh tranh do
các sản phẩm giả mạo.
Nếu không đăng ký sở hữu trí tuệ các sản phẩm, Canon có thể gặp phải những
hậu quả nghiêm trọng như:
 Bị sao chép và sử dụng trái phép: Việc không đăng ký sở hữu trí tuệ có thể
dẫn đến việc sản phẩm của Canon bị sao chép và sử dụng trái phép, gây thiệt hại cho
công ty về cả mặt tài chính và uy tín.
32

 Không thể kiểm soát giá cả: Việc không đăng ký sở hữu trí tuệ có thể dẫn
đến việc Canon không thể kiểm soát giá cả của sản phẩm của mình và bị đối thủ giảm
giá cạnh tranh.
 Mất giá trị thương hiệu: Nếu không đăng ký sở hữu trí tuệ, thương hiệu
của Canon sẽ mất đi giá trị và không được công nhận bởi các nhà sản xuất khác và
khách hàng.
3.5. Các đề xuất và khuyến nghị để cải tiến hoạt động quản lý/sản xuất/dịch vụ
của doanh nghiệp
Dựa trên kinh nghiệm của bản thân trong quá trình thực tập, em có một vài đề
xuất và khuyến nghị mà em nghĩ có thể giúp cải tiến hoạt động quản lý/sản xuất/dịch
vụ của doanh nghiệp Canon.
Đầu tiên, Canon nên đưa ra các chính sách và quy trình quản lý chất lượng chặt
chẽ hơn để đảm bảo các sản phẩm của họ đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng cao
nhất.
Thứ hai, Canon nên đầu tư vào đào tạo và phát triển nhân viên để cải thiện kỹ
năng và năng lực của nhân viên, đồng thời nâng cao năng suất và hiệu quả làm việc.
Thứ ba, Canon nên tăng cường việc đo lường và kiểm tra chất lượng sản phẩm
để đảm bảo sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu chất lượng của khách hàng.
Thứ tư, Canon nên tăng cường bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất và
quản lý, đồng thời tìm kiếm các phương pháp sản xuất xanh hơn để giảm thiểu tác động
tiêu cực đến môi trường.
Cuối cùng, doanh nghiệp nên cải thiện quy trình quản lý sản xuất để đảm bảo
quá trình sản xuất được thực hiện một cách hiệu quả và đáp ứng được nhu cầu của
khách hàng.
33

3.6. Các đề xuất với Khoa Điện để nâng cao chất lượng dạy-học của học phần
Thực tập doanh nghiệp .
Trải qua quá trình thực tập tại công ty, bản thân em đã học hỏi được nhiều điểu,
rút ra được nhiều kinh nghiệm cho bản thân trong khi làm việc. Từ những kinh
nghiệm đó, em nhận thấy có thể đưa ra một vài đề xuất với Khoa Điện để nâng
cao chất lượng dạy-học của học phần Thực tập doanh nghiệp .
Đầu tiên, chương trình đào tạo có thể thêm vào việc giảng dạy các kỹ năng cần
thiết để làm việc trong môi trường sản xuất thực tế.
Thứ hai, chương trình nên cung cấp cho sinh viên kiến thức về quy trình sản xuất
và các thiết bị tự động hiện đại để sinh viên có thể nắm bắt được những xu hướng mới
nhất trong sản xuất.
Thứ ba, chương trình nên đào tạo sinh viên về việc đo lường và kiểm tra chất
lượng sản phẩm để đảm bảo sản phẩm đáp ứng được yêu cầu chất lượng của khách
hàng.
Cuối cùng, chương trình nên tạo điều kiện cho sinh viên được thực tập tại các
doanh nghiệp hiện đại để có thể trải nghiệm và áp dụng các kiến thức và kỹ năng đã
học trong môi trường thực tế.
34

KẾT LUẬN
Trong báo cáo thực tập của mình, em đã tìm hiểu được về những nội quy, quy
định về đảm bảo an toàn tại nhà xưởng cũng như phương pháp tổ chức làm việc và việc
ứng dụng các thiết bị, máy móc tự động hóa tại doanh nghiệp. Từ đó, em có thể hiểu
được tầm quan trọng và ảnh hưởng của tự động hóa đối với năng suất và chất lượng
sản xuất tại doanh nghiệp nơi thực tập. Bên cạnh đó, em cũng đã học thêm được nhiều
kiến thức về máy móc công nghiệp trong nhà xưởng và biết cách vận hành, sử dụng,
bảo trì, bảo dưỡng chúng. Ngoài kiến thức về máy móc, em cũng được trau dồi thêm
nhiều kiến thức về kĩ năng mềm khác để hoàn thiện bản thân tốt hơn, làm hành trang
cho bản thân áp dụng vào công việc sau này. Em cũng mạnh dạn đưa ra một vài đề xuất
mà cá nhân mình nghĩ sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể nâng cao hơn năng suất, chất
lượng sản phẩm. Em hy vọng rằng báo cáo của mình có thể giúp đỡ được các sinh viên
khác trong quá trình thực tập của họ thông qua những kiến thức mà em đã học, đã trải
nghiệm được tại đơn vị thực tập.

You might also like