You are on page 1of 11

Chủ đề: Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn (SPT) (ảnh để chèn kết hợp với

tên chủ đề nếu cần hoặc có thể lấy ảnh nào bất kỳ trên GG chèn vào để
phù hợp là được nhan)

Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT là một trong những thí nghiệm cơ bản
của công tác khảo sát địa chất công trình, xuất hiện ở hầu hết nhiệm vụ
khảo sát địa chất (Đưa vô slides 2). Đưa 2 ảnh vô slide 3 nhan
I. Giới thiệu về thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn (SPT)
Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn là một thí nghiệm xuyên tại hiện trường
nhằm đo đạc các tính chất địa kỹ thuật của đất.
Năm 1902, công ty C.R. Gow thí nghiệm SPT đầu tiên nhưng đến
năm 1922 thí nghiệm SPT mới bắt đầu được thực hiện rộng rãi ở Bắc
Mỹ khi công ty C.R.Gow sát nhập vào công ty Raymond Concrete
Pile. Năm 1927, Terzaghi đã đề xuất thí nghiệm SPT đã đề xuất thí
nghiệm SPT được chuẩn hóa như hiện nay. (1 trang)

- Ngày nay, thí nghiệm SPT không được sử dụng nhiều ở các nước Châu Âu, nhưng
các nước Bắc Mỹ vẫn dùng rộng rãi SPT (Thuyết trình đọc, không đưa vô PP)
II. Một số định nghĩa và thuật ngữ:
- Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn hay thường được viết tắt là SPT (Standard Penetration Test)
là một trong các phương pháp khảo sát địa chất công trình phục vụ xây dựng các công trình
khác nhau. Thí nghiệm được tiến hành bằng cách đóng một mũi xuyên có dạng ống mẫu
vào trong đất từ đáy một lỗ khoan đã được thi công phù hợp cho thí nghiệm. Quy cách mũi
xuyên, thiết bị và năng lượng đóng đã được quy định. Số búa cần thiết để đóng mũi xuyên
vào đất ở các khoảng độ sâu xác định được ghi lại và chỉnh lý. Đất chứa trong ống mẫu
được quan sát, mô tả, bảo quản và thí nghiệm như mẫu đất xáo động. (1 trang)
- Sức kháng xuyên tiêu chuẩn (Standard Penetration resistance), 𝑁𝑠𝑝𝑡 : số búa cần thiết để
đóng vào trong đất nguyên trạng 30cm với quy cách thiết bị và phương pháp thí nghiệm
quy định. (1 trang)
III. Nội dung thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn:
1. Các TCVN được áp dụng trong quá trình thí nghiệm: (Đưa vô 1 trang)
TCVN 9351:2012 – Đất xây dựng – Phương pháp thí nghiệm hiện trường – Thí nghiệm
xuyên tiêu chuẩn (SPT).
TCVN 8868: 2011 – Thí nghiệm xác định sức kháng cắt không cố kết – không thoát nước
và Cố kết – thoát nước.
TCVN 4447:2012 – Công tác đất – Thi công và nghiệm thu.
TCVN 9394:2012 – Đóng và ép cọc – Thi công và nghiệm thu.
2. Mục đích: (Đưa vô 1 trang)
Thí nghiệm dùng để đánh giá:
- Sức chịu tải đất nền
- Độ chặt tương đối của nền đất cát
- Trạng thái của đất loại sét
- Độ bền nén một trục (𝑞𝑢 ) của đât sét
- Kết hợp lấy mẫu để phân loại đất
3. Nguyên lý thí nghiệm: (Đưa vô 1 trang)
- Thí nghiệm sử dụng một ống mẫu thành mỏng với đường kính ngoài 50 mm, đường kính
trong 35 mm, và chiều dài 650 mm. Ống mẫu này được đưa đến đáy lỗ khoan sau đó dùng
búa trượt có khối lượng 63,5 kg cho rơi tự do từ khoảng cách 760 mm. Việc đóng ống mẫu
được chia làm ba nhịp, mỗi nhịp đóng sâu 150 mm tổng cộng 450 mm, người ta sẽ tính số
búa trong mỗi nhịp và chỉ ghi nhận tổng số búa trong hai nhịp cuối và hay gọi số này là
"giá trị N".
- Trong trường hợp sau 50 búa đầu mà ống mẫu chưa cắm hết 150 mm thì người ta chỉ ghi
nhận 50 giá trị này. Số búa phản ảnh độ chặt của nền đất và được dùng để tính toán trong
địa kỹ thuật.. Video: https://www.youtube.com/watch?v=Ow0dMYLxJdI
4. Thiết bị và cách thí nghiệm:
*Thiết bị: Cho ảnh đầu tiên 1 trang riêng, thuyết trình nói về chi tiết từng bộ phận
- Dụng cụ khoan gồm 4 bộ phận chính là búa, đe, cần khoan, ống lấy mẫu (thuyết trình đọc)

Ống lấy mẫu tiêu chuẩn

- Ống lấy mẫu tiêu chuẩn được gắn vào hệ dàn khoan để lấy mẫu đất nguyên dạng (dùng
để thí nghiệm SPT). Ống lấy mẫu tiêu chuẩn là ống thép rỗng gồm hai nửa vỏ trụ được lắp
ghép lại nhờ vòng cắt và bộ chuyển tiếp dung để nối ống lấy mẫu, với đường kính ngoài
D=51mm và đường kính trong d=38mm (Thuyết trình đọc khi chiếu tới ống lấy mẫu tiêu
chuẩn – không đưa ý này vô PP)
(Hệ giàn khoàn)
*Cách thí nghiệm: (Ý trong ngoặc tô màu, thuyết trình đọc không đưa vô PP)
- Khoan tạo lỗ đến độ sâu dự định thí nghiệm, vét sạch đáy (để thí nghiệm trước hết phải
khoan tạo lỗ đến tận chiều sâu thí nghiệm, thiết bị khoan phải đảm bảo khoan và làm sạch
đáy hố khoan trước khi hạ ống mẫu xuống và phải đảm bảo là thí nghiệm xuyên được thực
hiện trong đất tương đối nguyên trạng)
- Lắp ống mẫu vào cần (vạch lên cần đóng 3 khoảng, mỗi khoảng 150mm) và hạ bộ ống
lấy mẫu xuống hố khoang (Sau đó ta lắp ống mẫu vào cần đồng thời vạch lên cần 3 khoảng,
mỗi khoảng 150mm để dễ dàng đếm được số nhát đập, và hạ bộ ống mẫu xuống hố khoang)
- Cho tạ rơi tự do ở độ cao 760mm, đếm và ghi số nhát đập cho từng khoảng 150mm
- Đếm số nhát đập của từng khoảng mà mẫu ống ngập vào đất 150mm (lấy số nhát đập ở
300mm cuối làm chỉ số SPT) (Việc đếm số nhát đập ta có thể đặt N1 là số nhát đập để ống
mẫu ngập vào đất 150mm đầu tiên, N2 là số nhát đập để ống mẫu ngập vào đất 150mm sau
đó, N3 là số nhát đập để ống mẫu ngập vào đất 150mm sau cùng và trị số N=N2+N3 được
lấy làm chỉ số SPT)

4 ý phía trên đưa vô cùng 1 trang. Ảnh đưa vô sau khi nói xong hết 4 ý phía trên, thuyết
trình giải thích về ảnh sẽ nói cụ thể trong bữa thuyết trình.
- Sau khi thí nghiệm chúng ta rút ống mẫu lên, bổ đôi và thu lấy mẫu đất đem về phòng
làm thí nghiệm trong phòng (Thông thường cứ khoản 1,5m chiều sâu thí nghiệm một lần)
– Ý này cho ra một trang riêng kèm với 2 ảnh phía dưới
5. Xử lý kết quả thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT:
Trong đất cát hạt mịn, số lần đóng búa N cần thiết để hạ ống mẫu tiêu chuẩn xuống độ sâu
30 cm cuối cố thể thay đổi tuỳ thuộc vào độ sâu mực nước ngầm. Nếu N* là số nhát búa
thực hiện để hạ ống mẫu xuống 30 cm cuối ở độ sâu dưới mực nước ngầm trong đất cát
hạt mịn thì giá trị N thực tế cần được hiệu chỉnh theo công thức sau của Terzaghi và Pek :
N=15+1/2(N*-15)
(Đưa cả đoạn vô 1 trang)
Ta có thể sử dụng trị số xuyên tiêu chuẩn đấy để đánh giá trạng thái của đất (thuyết trình
đọc – không đưa vô PP)

Đưa ảnh vào PP


Hay xác định trạng thái đất và độ bền của đất loại sét trong trạng thái ứng suất một trục
qu (thuyết trình đọc – không đưa vô PP)

Độ bền kháng nén của đất trong trạng thái ứng suất một trục có thể được xác
định tuỳ thuộc vào giá trị N, căn cứ vào những tương quan sau đây : (đưa ý
này vô PP)
- Đất sét: qu = N / 4
- Đất sét bụi: qu = N / 5
- Đất sét pha cát và đất bụi: qu = N / 7,5
6. Các phiếu kết quả thu được sau khi thí nghiệm SPT: (Thuyết trình đọc và nghĩ
trước về cách diễn giải các ảnh, bàn cụ thể ở buổi thuyết trình)
(Đưa 2 ảnh trên vô cùng 1 slide nếu có thể nhan)
IV.Nhận xét về thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn (SPT):
– Thí nghiệm SPT dễ làm, thuận tiện, vì thực hiện ngay trong hố khoan thăm dò, kết hợp
lấy mẫu không nguyên dạng dùng mô tả và thí nghiệm phân loại đất, thí nghiệm thực hiện
được ở độ sâu đủ lớn. Chi phí cho thí nghiệm không quá đắt; Thí nghiệm có thể thực hiện
với hầu hết các loại đất.( có ưu thế so với các thì nghiệm hiện trường khác)
-Tuy nhiên để có được kết quả khảo sát chính xác và phù hợp phục vụ cho công tác thiết
kế và giải pháp xử lí nền móng; thì không thể sử dụng đơn lẻ các thì nghiệm hiện trường
như thí nghiệm Xuyên tiêu chuẩn SPT được, cần kết hợp thí nghiệm SPT với các thí nghiệm
hiện trường khác, để thu được kết quả và thông số chính xác nhất và có độ tin cậy cao.
END
V. Câu hỏi củng cố: không đưa vô PP nhan này để hỏi ở ngoài câu giờ trong lúc tìm
câu trả lời của mấy nhóm khác hỏi
Câu 1: Tài liệu thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT cho phép giải quyết được những
nhiệm vụ gì trong khảo sát địa chất công trình:
A. Mô tả đất đá và phân chia địa tầng
B. Đánh giá độ chặt của đất rời và khả năng hóa lỏng của nó, đánh giá trạng
thái của đất loại sét
C. Xác định được một số chỉ tiêu cơ lý của đất nền và thiết kế móng nông cũng
như xác định sức chịu tải của móng cọc
D. Cả 3 đáp án trên (Đ)

You might also like