You are on page 1of 5

Sinh năm 1992 => Cung Phi : Cấn

bát quái và cách an hướng của các quẻ trong phong thủy:

Cách lập quẻ và ý nghĩa của quẻ ảnh hưởng đến gia chủ :
Khi có cung phi của gia chủ ( Cấn ) ta gọi đó là cung chủ nên gọi là quẻ thượng ( ngoại
quái ) còn các hướng gọi là quẻ hạ ( nội quái ).
Ví dụ : quẻ 10 [ Thiên Trạch lý thượng quái ( ngoại quái) là 3 gạch trên cùng , hạ quái
( nội quái ) là 3 gạch dưới cùng ]

Vậy ta có các quẻ an đc từ cung phi ( Cấn ) theo các hướng của tiên thiên bát quái:
1/ Tây bắc :
||::| Sơn Thiên Đại Súc (大畜 dà chù)
Quẻ Thiên Sơn Đại Súc, đồ hình |||::| còn gọi là quẻ Đại Súc (大畜 da4 chu4),
là quẻ thứ 26 trong Kinh Dịch.
* Nội quái là ☰ (||| 乾 qian2) Càn hay Trời (天).
* Ngoại quái là ☶ (::| 艮 gen4) Cấn hay Núi (山).
Giải nghĩa: Tụ dã. Tích tụ. Chứa tụ, súc tích, lắng tụ một chỗ, dự trữ, đựng, để dành.
Đồng loại hoan hội chi tượng: đồng loại hội họp vui vẻ,
● Cung Cấn gặp hướng Tây Bắc: TỐT. Hướng này là hướng được nhiều may mắn, vui vẻ
và thuận lợi. không phải lo lắng nhiều, hoặc ganh đua bươn chải nhiều. thích vui chơi,
giải trí du lịch. Thường có suy nghĩ gì hoặc công việc gì dự tính thì cũng ngại làm, không
dám thắng tiến đi tới, mà dễ rụt rè dừng lại. Bệnh tật thì chú ý phần lưng và tiêu hoá.

2/Hướng Bắc ( Khảm )


:|:::| Sơn Thủy Mông (蒙 méng)
Quẻ Sơn Thủy Mông, còn gọi là quẻ Mông (蒙 meng2), là quẻ thứ 04 trong
Kinh Dịch.

* Nội quái là ☵ (:|: 坎 kan3) Khảm = (水) Nước

* Ngoại quái là ☶ (::| 艮 gen4) Cấn = (山) Núi


Giải nghĩa: Muội dã. Bất minh. Tối tăm, mờ ám, không minh bạch, che lấp, bao trùm,
phủ chụp, ngu dại, ngờ nghệch. Thiên võng tứ trương chi tượng: tượng lưới trời giăng
bốn mặt.
● Cung Cấn gặp hướng Bắc: XẤU. Hướng này không được may mắn, việc gì cũng bất
lợi, không thành công, không nhìn thấy được phía trước, làm gì cũng đổ vỡ không thành,
tương lai mờ mịt buồn bực. Tương lai thì mờ mịt, làm việc gì cũng bị cản trở hoặc bị phá
hoại. tiền bạc không có, công danh không thành. Bệnh tật thì chú ý hệ tiêu hoá, thận,
xương và máu.

3/ Đông bắc ( Cấn )


::|::| Thuần Cấn (艮 gèn)
Quẻ Thuần Cấn, đồ hình ::|::| còn gọi là quẻ Cấn (艮 gen4), là quẻ thứ 52 của
Kinh Dịch.
* Nội quái là ☶ (::| 艮 gen4) Cấn hay Núi (山).
* Ngoại quái là ☶ (::| 艮 gen4) Cấn hay Núi (山).
Giải nghĩa: Chỉ dã. Ngưng nghỉ. Ngăn giữ, ở, thôi, dừng lại, đậy lại, gói ghém, ngăn
cấm, vừa đúng chỗ. Thủ cựu đợi thời chi tượng: giữ mức cũ đợi thời.
Không thể động hoài được, sẽ tới lúc phải ngưng, cho nên sau quẻ Chấn tới quẻ Cấn. Cấn
có nghĩa là núi, núi đứng yên một chỗ, cho nên cũng có nghĩa là ngừng lại.
● Cung Cấn gặp hướng Đông Bắc: BÌNH. Hướng này việc gì cũng bình bình, không có
sự tiến phát, không có thành công, chỉ chủ yếu cố vững hoặc làm yên ở một chỗ, có bao
nhiêu sống bấy nhiêu. Không có ý chí tiến lên mấy, thích được vui chơi nghỉ dưỡng nhiều
hơn. Bệnh tật thì chú ý phần lưng, đường tiêu hoá.

4/ Đông ( Chấn )
|::::| Sơn Lôi Di (頤 yí)
Quẻ Sơn Lôi Di, đồ hình |::::| còn gọi là quẻ Di (頤 yi2), là quẻ thứ 27 trong
Kinh Dịch.
* Nội quái là ☳ (|:: 震 zhen4) Chấn hay Sấm (雷).
* Ngoại quái là ☶ (::| 艮 gen4) Cấn hay Núi (山).
Giải nghĩa: Dưỡng dã. Dung dưỡng. Chăm lo, tu bổ, thêm, ăn uống, bổ dưỡng, bồi
dưỡng, ví như trời nuôi muôn vật, thánh nhân nuôi người. Phi long nhập uyên chi tượng:
rồng vào vực nghỉ ngơi.
Súc là chứa, có chứa nhóm vật lại rồi mới nuôi được, cho nên sau quẻ Đại súc là quẻ Di.
Di có hai nghĩa: nuôi nấng và cái cằm. Nhìn hình quẻ, chúng ta thấy như cái miệng mở
rộng, hai nét liền ở trên và dưới như hai cái hàm, toàn bộ gợi cho ta ý cái cằm (thay cái
mép) lại gợi cho ta sự ăn uống để nuôi sống.
● Cung Cấn gặp hướng Đông: BÌNH. Hướng này mọi thứ bình thường không có gì nổi
bật, không có phát triển, mọi thứ chỉ giam chân lại một chỗ, cố gắng nhưng không đạt
được nhiều, thành công không có, chỉ được nhiều kinh nghiệm lưu lai. Công danh sự
nghiệp tiền tài không đạt được là mấy, dễ gặp bế tắc và khó khăn nản chí. Bệnh tật chú ý
hệ tiêu hoá, gan, và chân.
5/Đông Nam (Tốn ):
:||::| Sơn Phong Cổ (蠱 gǔ)
Quẻ Sơn Phong Cổ, đồ hình :||::| còn gọi là quẻ Cổ (蠱 gu3), là quẻ thứ 18
trong Kinh Dịch.
* Nội quái là ☴ (:|| 巽 xun4) Tốn hay Gió (風).
* Ngoại quái là ☶ (::| 艮 gen4) Cấn hay Núi (山).
Giải nghĩa: Sự dã. Sự biến. Có sự không yên trong lòng, làm ngờ vực, khua, đánh, mua
chuốc lấy cái hại, đánh trống, làm cho sợ sệt, sửa lại cái lỗi trước đã làm. Âm hại tương
liên chi tượng: điều hại cùng có liên hệ.
Vui theo thì tất có công việc làm, cho nên sau quẻ Tùy, tới quẻ Cổ. Cổ có hai nghĩa: đổ
nát và công việc. Hễ đổ nát thì phải sửa sang lại, thế là có công việc.
● Cung Cấn gặp hướng Đông Nam: XẤU. Hướng này là sự thất bại, đổ vỡ, sự ham chơi
đua đòi, dục vọng mà làm mất những cái mình có được, vì thanh lam mà hại mình hại
người. Dễ phá tán tiền của sự nghiệp, gặp nhiều khó khăn, mất mát. Dễ gặp nhiều tai nạn
hoặc rắc rối không hay, khó khăn cứ dai dẳng kéo dài. Bệnh thì chú ý phần gan, hệ tiêu
hoá.

6/Nam ( Ly)
|:|::| Sơn Hỏa Bí (賁 bì)
Quẻ Sơn Hỏa Bí, đồ hình |:|::| còn gọi là quẻ Bí (賁 bi4), là quẻ thứ 22 trong
Kinh Dịch.
* Nội quái là ☲ (|:| 離 li2) Ly hay Hỏa (火).
* Ngoại quái là ☶ (::| 艮 gen4) Cấn hay Núi (山).
Giải nghĩa: Sức dã. Quang minh. Trang sức, sửa sang, trang điểm, thấu suốt, rõ ràng.
Quang minh thông đạt chi tượng: quang minh, sáng sủa, thấu suốt.
Đám đông, hợp lại với nhau thì phải có trật tự, uy nghi, có văn vẻ, cho nên tiếp theo quẻ
Phệ Hạp là quẻ Búi là văn vẻ, rực rỡ, sáng sủa trang sức.
● Cung Cấn gặp hướng Nam: BÌNH. Hướng này là hướng có vẻ tạo được danh tiếng bên
ngoài nhưng bên trong thực tế trống rỗng chẵng có gì. Hướng này chỉ có lợi về danh và
học hành, nhưng về mặt tiền bạc tài sản thì chẳng có được mấy, tiền bạc có bao nhiêu sài
hết bấy nhiêu không biết tiết kiệm nên không có dư. Gặp được người qua tâm giúp đỡ,
tạo được danh tiếng. Bệnh tật chú ý phần tim và hệ tiêu hoá.
7/ Tây Nam ( Khôn )
:::::| Sơn Địa Bác (剝 bō)
Quẻ Sơn Địa Bác, đồ hình :::::| còn gọi là quẻ Bác (剝 bo1), là quẻ thứ 23
trong Kinh Dịch.
* Nội quái là ☷ (::: 坤 kun1) Khôn hay Đất (地).
* Ngoại quái là ☶ (::| 艮 gen4) Cấn hay Núi (山).
Giải nghĩa: Lạc dã. Tiêu điều. Đẽo gọt, lột cướp đi, không có lợi, rụng rớt, đến rồi lại đi,
tản lạc, lạt lẽo nhau, xa lìa nhau, hoang vắng, buồn thảm. Lục thân băng thán chi tượng:
tượng bà con thân thích xa lìa nhau.
Bí là trang sức, trau giồi; trau giồi tới cực điểm thì mòn hết. Cho nên sau quẻ Bí tới quẻ
Bác. Bác là mòn, là bóc, lột bỏ cho tiêu mòn lần đi.
● Cung Cấn gặp hướng Tây Nam: XẤU. Hướng này cuộc sống thất bại, làm gì cũng
chẳng được, chỉ có hư hại đổ vỡ và mất đi chứ chẳng tốt lành gì cả, càng làm càng mất
dần, tiền bạc tán sạch, gia đình suy vi, người trong nhà không hợp nhau, dễ ly tán. Bệnh
thì chú ý phần hệ tiêu hoá.

8/ Tây ( Đoài )
||:::| Sơn Trạch Tổn (損 sǔn)
Quẻ Sơn Trạch Tổn, đồ hình ||:::| còn gọi là quẻ Tổn (損 sun3), là quẻ thứ 41
trong Kinh Dịch.
* Nội quái là ☱ (||: 兌 dui4) Đoài hay Đầm (澤).
* Ngoại quái là ☶ (::| 艮 gen4) Cấn hay Núi (山).
Giải nghĩa: Thất dã. Tổn hại. Hao mất, thua thiệt, bớt kém, bớt phần dưới cho phần trên
là tổn hại. Phòng nhân ám toán chi tượng: tượng đề phòng sự ngầm hại, hao tổn.
Khoan nới thì tất có điều sơ ý mà bị thiệt hại, cho nên sau quẻ Giải tới quẻ Tổn. Tổn là
thiệt hại mà cũng có nghĩa là giảm đi.
● Cung Cấn gặp hướng Tây: XẤU. Hướng này là hướng thất bại, mất mát, tổn thương,
thua thiệt, mềm yếu và không thành công, khó tiến lên. Gặp việc gì cũng e dè và rụt rè,
sống nội tâm, vì vậy mà không có khả năng quyết đoán cao, không mạnh mẽ vươn lên sự
nghiệp, việc gì cũng núp sau lưng người khác. Tiền bạc công danh không có, càng ngày
càng thiếu thốn. Bệnh tật thì chú ý phần hệ tiêu hoá và phổi.

You might also like