You are on page 1of 11

Chương II.

Chủ nghĩa duy vật lịch sử


I. Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội
1. Giữ vai trò quyết định trong quan hệ sản xuất là:
A. Quan hệ tổ chức, quản lý quá trình sản xuất
B. Quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất
C. Quan hệ phân phối sản phẩm
D. Quan hệ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất

=> ĐA: b
2. Hình thức sản xuất quan trọng nhất của xã hội là:
a. Sản xuất công nghệ
b. Sản xuất vật chất
c. Sản xuất tinh thần
d. Sản xuất ra bản thân con người

=> ĐA: b
3. Theo chủ nghĩa duy vật lịch sử, sản xuất vật chất là một loại hoạt động có:
a. Tính kế thừa, tính cá nhân, tính xã hội, tính lịch sử
b. Tính khách quan, tính biến đổi, tính tự giác, tính xã hội
c. Tính chủ quan, tính tự giác, tính xã hội, tính đa dạng
d. Tính khách quan, tính xã hội, tính lịch sử, tính sáng tạo

=> ĐA: D
4. Tư liệu sản xuất bao gồm:
A. Công cụ lao động và tư liệu lao động
B. Con người và công cụ lao động
C. Con người lao động, công cụ lao động và đối tượng lao động
D. Đối tượng lao động và tư liệu lao động

=> ĐA: D (lực lượng sản xuất gồm: người lao động - tư liệu sản xuất; tư liệu sản
xuất gồm: tư liệu lao động - đối tượng lao động; tư liệu lao động gồ : công cụ lao
động - phương tiện lao động)
5. Yếu tố phản ánh rõ nhất trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là:
A. Tư liệu lao động
B. Người lao động
C. Phương tiện lao động
D. Công cụ lao động
=> ĐA: d (hoặc tư liệu sản xuất)?
6. Trong quan hệ sản xuất, quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất đóng vai trò:
A. Quyết định các quan hệ còn lại
B. Là động lực của sản xuất
C. Là phương thức kết hợp các yếu tố sản xuất
D. Là tiền đề để nâng cao năng suất lao động

=> ĐA: a
7.  Trong quan hệ sản xuất, quan hệ phân phối đóng vai trò:
A. Là phương thức kết hợp các yếu tố sản xuất
B. Quyết định các quan hệ còn lại
C. Là động lực của sản xuất
D. Quy định mục đích của nền sản xuất

=> ĐA: c
8. Tiêu chuẩn khách quan để phân biệt các chế độ xã hội trong lịch sử:
A. Kiến trúc thượng tầng (tiêu biểu cho mặt tinh thần của xã hội)
B. Cơ sở hạ tầng (bản chất là quan hệ sản xuất)
C. Quan hệ sản xuất
D. Lực lượng sản xuất (phân biệt các thời đại kinh tế khác nhau)

=> ĐA: c
9. Chỉ tiêu quan trọng nhất đánh giá trình độ phát triển của nền sản xuất xã hội là:
A. Quy mô tổng sản phẩm quốc nội
B. Năng suất lao động xã hội
C. Thu nhập bình quân đầu người
D. Chỉ số phát triển con người

=> ĐA: b
10. Sự biến đổi và phát triển của sản xuất vật chất bắt đầu từ sự biến đổi và phát
triển của:
A. Cách thức sản xuất
B. Lực lượng sản xuất
C. Kỹ thuật sản xuất
D. Khoa học công nghệ

=> ĐA: b
11. Giữ vai trò quyết định đối với sự vận động và phát triển của xã hội là:
A. Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
B. Quy luật tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội
C. Quy luật cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng
D. Quy luật đấu tranh giai cấp trong xã hội có giai cấp đối kháng

=> ĐA: a
12. Dựa vào quy luật nào, Đảng cộng sản Việt Nam đề ra chủ trương phát triển
kinh tế nhiều thành phần?
A. Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
B. Quy luật biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội
C. Quy luật biện chứng giữa vai trò của quần chúng nhân dân và vĩ nhân
D. Quy luật quan hệ biện chứng giữa giai cấp, dân tộc và nhân loại

=> ĐA: a
13. Trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, cần phải tiến hành:
a. Phát triển lực lượng sản xuất đạt trình độ tiên tiến để tạo cơ sở cho xây dựng quan
hệ sản xuất mới
b. Kết hợp đồng thời phát triển lực lượng sản xuất với từng bước xây dựng quan
hệ sản xuất mới phù hợp
c.Chủ động xây dựng quan hệ sản xuất mới để tạo cơ sở thúc đẩy lực lượng sản
xuất phát triển
d.Củng cố xây dựng cơ sở hạ tầng mới cho phù hợp với kiến trúc thượng tầng

=> DA: b
14. C Mác nhận định: “Tôi coi sự phát triển của những hình thái kinh tế - xã hội
là một quá trình lịch sử - tự nhiên”, có nghĩa là chúng phát triển:
A. Tuân theo quy luật của “Ý niệm tuyệt đối”.
B. Tuân theo quy luật phát triển của giới tự nhiên
C. Tuân theo quy luật chủ quan của con người
D. Tuân theo quy luật khách quan của xã hội

=> ĐA: d (giống như = đa b)


15. Cơ sở hạ tầng của xã hội là:
A. Toàn bộ các quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội
B. Đường xá, cầu tàu, bến cảng, bưu điện,...
C. Toàn bộ cơ sở vật chất – kỹ thuật của xã hội
D. Đời sống vật chất và đời sống tinh thần của xã hội

=> ĐA: a
16.  Chọn câu đúng nhất, theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, kiến
trúc thượng tầng của một xã hội là:
A. Hệ thống các hình thái ý thức xã hội và các thiết chế chính trị - xã hội tương ứng
của chúng
B. Toàn bộ các quan hệ giai cấp, dân tộc và nhân loại
C. Toàn bộ các cơ quan, tổ chức và các đoàn thể chính trị - xã hội hợp pháp
D. Toàn bộ các hình thái ý thức xã hội

=> ĐA: a
17. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, chọn câu đúng:
a. Kiến trúc thượng tầng quyết định cơ sở hạ tầng
b. Cơ sở hạ tầng quyết định lực lượng sản xuất
c. Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng
d. Kiến trúc thượng tầng quyết định quan hệ sản xuất

=> ĐA: c
18. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, chọn câu đúng:
a. Kiến trúc thượng tầng quyết định quan hệ sản xuất
b. Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất
c. Cơ sở hạ tầng quyết định lực lượng sản xuất
d. Quan hệ sản xuất quyết định lực lượng sản xuất

=> ĐA: b
19. Tính chất đối kháng của kiến trúc thượng tầng là do nguyên nhân:
A. Khác nhau về quan điểm tư tưởng
B. Từ tính đối kháng của cơ sở hạ tầng
C. Tranh giành quyền lực
D. Khác nhau về lối sống

=> ĐA: b
20.  Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức:
A. chính trị
B. chính trị - xã hội
C. văn hóa - xã hội
D. xã hội nghề nghiệp

=> ĐA: b
21. Thực chất của quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
là:
A. Quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội của xã hội
B. Quan hệ giữa đời sống vật chất và đời sống kinh tế của xã hội
C. Quan hệ giữa vật chất và tinh thần của xã hội
D. Quan hệ giữa phương diện kinh tế và phương diện chính trị - xã hội

=> ĐA: d
22. Phạm trù hình thái kinh tế - xã hội là phạm trù được áp dụng:
a. Cho xã hội cộng sản chủ nghĩa
b. Cho mọi xã hội trong lịch sử
c. Cho một xã hội cụ thể
d. Cho xã hội tư bản chủ nghĩa

=> ĐA: b
23. Quan hệ sản xuất biểu hiện mối quan hệ kinh tế - vật chất:
a. Giữa con người với con người trong đời sống xã hội
b. Giữa con người với của cải vật chất
c. Giữa con người với con người trong quá trình sản xuất
d. Giữa con người với tự nhiên, xã hội và tư duy

=> ĐA: c
24. Theo chủ nghĩa duy vật lịch sử, mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư
sản là biểu hiện của mâu thuẫn chủ yếu giữa:
A. Lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội
B. Chủ nghĩa Mác - Lênin và hệ tư tưởng phong kiến
C. Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
D. Người theo tôn giáo và người vô thần

=> ĐA: c
25. Theo quan điểm duy vật lịch sử, quan hệ cơ bản nhất quyết định mọi quan hệ
khác của xã hội là:
a.Quan hệ chính trị
b. Quan hệ kinh tế
c. Quan hệ văn hóa
d. Quan hệ tôn giáo

=> ĐA: b
26. Bản chất của cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại là gì?
A. Cải biến về chất các lực lượng sản xuất hiện có trên cơ sở biến khoa học thành lực
lượng sản xuất trực tiếp
B. Tạo ra bước nhảy vọt về chất trong quá trình sản xuất vật chất
C. Tạo ra nền kinh tế tri thức
D. Tạo ra năng suất lao động cao

=> ĐA: a
II. Giai cấp và đấu tranh giai cấp
27. Nguyên nhân trực tiếp của sự ra đời giai cấp trong xã hội là:
A. Do sự phân hoá giữa giàu và nghèo trong xã hội
B. Do sự phát triển của lực lượng sản xuất làm xuất hiện của dư” tương đối (nguyên
nhân sâu xa)
C. Do sự chênh lệch về khả năng giữa các tập đoàn người
D. Do sự xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất

=> ĐA: d
28. Mâu thuẫn đối kháng giữa các giai cấp là do:
a. Sự khác nhau về tư tưởng, lối sống
b. Sự khác nhau giữa giàu và nghèo
c. Sự khác nhau về thu nhập của cải của xã hội
d. Sự đối lập về lợi ích căn bản – lợi ích kinh tế

=> ĐA: d
29. Sự phân chia giai cấp trong xã hội bắt đầu từ hình thái kinh tế - xã hội nào?
A. Tư bản chủ nghĩa
B. Công xã nguyên thủy
C. Phong kiến
D. Chiếm hữu nô lệ

=> ĐA: d
30. Trong 3 đặc trưng của giai cấp thì đặc trưng nào giữ vai trò chi phối các đặc
trưng khác?
A. Khác nhau về địa vị trong hệ thống tổ chức xã hội
B. Tập đoàn này có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác
C. Khác nhau về vai trò trong tổ chức lao động xã hội
D. Khác nhau về quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất xã hội

=> ĐA: d
31. Luận điểm sau của C. Mác: “Sự tồn tại của các giai cấp gắn liền với những
giai đoạn phát triển lịch sử nhất định của sản xuất” được hiểu theo nghĩa:
A. Sự tồn tại giai cấp đối kháng là hiện tượng có tính lịch sử
B. Sự tồn tại của giai cấp gắn liền với lịch sử của mọi nền sản xuất
C. Sự tồn tại của giai cấp gắn mọi giai đoạn lịch sử nhân loại
D. Sự tồn tại của giai cấp chỉ có trong chủ nghĩa tư bản

=> ĐA: b
32. Vai trò của đấu tranh giai cấp là:

a. Một trong những động lực của sự phát triển trong các xã hội có giai cấp đối kháng

b. Lật đổ ách thống trị của giai cấp thống trị

c. Thay thế các hình thái kinh tế, chính trị từ thấp đến cao

d.Động lực duy nhất của sự phát triển xã hội

=> ĐA: a
III. Nhà nước và cách mạng xã hội
33. Nhà nước là:
A. Tổ chức quyền lực phi giai cấp
B. Tổ chức quyền lực mang bản chất của mọi giai cấp trong xã hội
C. Tổ chức quyền lực mang bản chất của giai cấp thống trị
D. Tổ chức phi chính phủ

=> ĐA: c
34. Theo chủ nghĩa duy vật lịch sử, bản chất của Nhà nước là:
A. Cơ quan hòa giải các xung đột xã hội
B. Cơ quan phúc lợi chung của toàn xã hội
C. Cơ quan quyền lực của một giai cấp đối với toàn xã hội
D. Bộ máy quản lý kinh tế, văn hóa và xã hội

=> ĐA: c
35. Chức năng cơ bản nhất của nhà nước là:
A. Chức năng quản lý
B. Chức năng xã hội
C. Chức năng giai cấp
D. Chức năng đối ngoại

=> ĐA: c (chức năng thống trị chính trị)


36. Đỉnh cao của sự phát triển đấu tranh giai cấp sẽ dẫn đến:
A. Cải tổ kinh tế
B. Cách mạng xã hội
C. Cải cách chính trị
D. Đảo chính

=> ĐA: b
37. Nguyên nhân sâu xa nhất của cách mạng xã hội là:
a. Nguyên nhân chính trị
b. Nguyên nhân tâm lý
c. Nguyên nhân kinh tế
d. Nguyên nhân tư tưởng

=> ĐA: c
38. Theo nghĩa rộng, đặc trưng chủ yếu của cách mạng xã hội là:
A. Sự biến đổi có tính chất bước ngoặt và căn bản về chất trong toàn bộ các lĩnh vực
của đời sống xã hội
B. Sự thay đổi về hệ tư tưởng nói riêng và toàn bộ đời sống tinh thần xã hội nói chung
C. Sự thay đổi chính quyền nhà nước từ tay giai cấp thống trị phản động sang tay giai
cấp cách mạng
D. Sự thay đổi đời sống vật chất và đời sống tinh thần của xã hội nói chung

=> ĐA: a
39. Đối với sự phát triển của xã hội, cách mạng xã hội:
A. Mở đường cho quá trình phát triển của xã hội lên giai đoạn cao hơn
B. Làm gián đoạn quá trình phát triển của xã hội
C. Không tham gia vào quá trình phát triển của xã hội
D. Phủ định hoàn toàn sự phát triển của xã hội

=> ĐA: a
40. Hiểu “bỏ qua” chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay như thế nào là
đúng:
A. Là không kế thừa các cơ sở vật chất của chủ nghĩa tư bản
B. Là “bỏ qua” sự phát triển lực lượng sản xuất
C. Là sự phát triển tuần tự
D. Là sự “phát triển rút ngắn” và “bỏ qua” việc xác lập địa vị thống trị của quan hệ
sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa

=> ĐA: d
IV. Ý thức xã hội
41. Giữ vai trò quyết định trong tồn tại xã hội là:
A. Phương thức sản xuất
B. Môi trường tự nhiên
C. Điều kiện dân số
D. Lực lượng sản xuất
=> ĐA: a
42. Trong thời kỳ Trung cổ ở Tây Âu, hình thái ý thức xã hội nào quan trọng nhất?
A. Ý thức triết học
B. Ý thức tôn giáo
C. Ý thức pháp quyền
D. Ý thức thẩm mỹ
=> ĐA: b
43. Theo quan điểm duy tâm về lịch sử, trong mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý
thức xã hội thì:
a. Tồn tại trong mối quan hệ phụ thuộc vào nhau, kho cái nào quyết định cái nào
b. Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội
c. Ý thức xã hội quyết định tồn tại xã hội
d. Tùy từng điều kiện mà xem xét cái nào quyết định cái nào
=> ĐA: c
44. Câu tục ngữ nào dưới đây thể hiện thực tiễn là động lực của nhận thức?
A. Con vua thì lại làm vua
B. Con hơn cha là nhà có phúc
C. Kiến tha lâu cũng đầy tổ
D. Cái khó ló cái khôn
=> ĐA: d
45. Đặc điểm của ý thức xã hội thông thường là gì?
A. Rất phong phú sinh động và có tính chỉnh thể, hệ thống
B. Có tính chỉnh thế, tính hệ thống và rất phong phú sinh động
C. Phản ánh trực tiếp đời sống hàng ngày và rất phong phú sinh động
D. Phản ánh gián tiếp hiện thực và rất phong phú sinh động
=> ĐA: c

V. Triết học về con người


46. Đâu là quan điểm đúng về con người theo chủ nghĩa duy vật lịch sử?
a. Con người là một thực thể tự nhiên mang đặc tính xã hội, có sự thống nhất giữa hai
phương diện tự nhiên và xã hội
b. Con người là sự tổng hợp giữa phần “con” và phần “người”
c. Con người là sản phẩm của Thượng đế
d. Con người là động vật bậc cao của quá trình tiến hóa
=> ĐA: a
47. Điểm xuất phát để nghiên cứu lịch sử  xã hội của C Mác là:
a. Sản xuất vật chất
b. Con người và hiện thực
c. Đời sống xã hội
d. Các quan hệ xã hội
=> ĐA: A
48. Theo Ph. Ăngghen: “Điểm khác biệt căn bản giữa xã hội loài người với xã hội
loài vật là ở chỗ: loài vật may lắm chỉ hái lượm, trong khi con người lại ..................

A. Giao tiếp
B. Học tập
C. Sản xuất
D. Đấu tranh

=> ĐA: c
49. Theo V.I. Lênin, “lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công
nhân, là ...
A. nông dân B. con người C. người lao động D. trí thức

=> ĐA: c
50. Đối tượng nào sau đây là “chủ thể sáng tạo chân chính ra lịch sử, lực lượng
quyết định sự phát triển của lịch sử” theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch
sử?
a.Quần chúng nhân dân
b. Vĩ nhân
c. Lãnh tụ ưu tú
d. Cá nhân kiệt xuất

=> ĐA: a
51. Hoàn chỉnh câu sau của C.Mác: “Trong tính hiện thực của nó, bản chất con
người là…”
a.Tổng kết những mối quan hệ xã hội
b. Tổng hòa những mối quan hệ xã hội
c. Tổng cộng những mối quan hệ xã hội
d. Tổng hợp những mối quan hệ xã hội

=> ĐA: b

You might also like