You are on page 1of 4

ĐỀ CƯƠNG KIỂM TRA GIỮA KÌ 2 MÔN LỊCH SỬ LỚP 11

* Thời gian: tuần 8 – HKII


* Thời gian làm bài: 45 phút
* Cấu trúc: Trắc nghiệm 28 câu: 7.0 điểm (10% không trong đề cương, nội dung trong các bài
học 16, 17,19 Lịch sử 11); Tự luận: 2 câu: 3.0 điểm
* Đề cương:
I-CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (40 câu)
Câu 1. Đòi quyền tự do kinh tế, tự chủ về chính trị là mục tiêu đấu tranh của giai cấp nào ở Đông
Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Đại địa chủ. B. Công nhân.
C. Tư sản dân tộc. D. Nông dân.
Câu 2. Đảng Cộng sản đầu tiên được thành lập ở Đông Nam Á là Đảng Cộng sản
A. Việt Nam. B. Lào. C. Campuchia. D. In-đô-nê-xi-a.
Câu 3. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á phát triển với
quy mô nào sau đây?
A. Diễn ra ở ba nước Đông Dương. B. Diễn ra khắp các nước.
C. Chỉ diễn ra ở Việt Nam. D. Chỉ bùng nổ ở In-đô-nê-xi-a.
Câu 4. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á xuất hiện
khuynh hướng cách mạng mới là
A. bạo động. B. cải cách. C. vô sản. D. cải lương.
Câu 5. Nét mới trong phong trào dân tộc tư sản ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất

A. kiên quyết từ bỏ con đường cải lương.
B. đã thành lập được các chính đảng tư sản.
C. chỉ tập trung đấu tranh đòi quyền lợi chính trị.
D. có sự liên minh giữa giai cấp vô sản và nông dân.
Câu 6. Sự kiện quốc tế nào diễn ra năm 1917 tác động đến phong trào độc lập dân tộc ở Đông
Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Cách mạng tháng Mười ở Nga. B. Hội nghị Véc-xai ở Pháp.
C. Quốc tế Cộng sản thành lập. D. Đảng Cộng sản Ấn Độ thành lập.
Câu 7. Đặc điểm chung trong phong trào đấu tranh của ba nước Đông Dương từ năm 1930 là
A. do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo.
B. liên kết chặt chẽ về lực lượng cách mạng.
C. có sự phối hợp ở một số phong trào đấu tranh.
D. riêng lẻ không có sự thống nhất.
Câu 8. Trong những năm 1939-1945, chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ sau sự kiện nào dưới
đây?
A. Trận Trân Châu Cảng (12/1941). C. Trận Xta-lin-grát (11/1942).
B.Trận En Alamen (10/1942). D.Trận Béc-lin (4/1945).
Câu 9. Sự kiện nào dưới đây đánh dấu chấm dứt Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)?
A. Liên Xô đánh bại Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc.
B. Mĩ ném bom nguyên tử xuống 2 thành phố của Nhật.
C. Nhật chấp nhận đầu hàng không điều kiện.
D. Đức tuyên bố đầu hàng quân Đồng minh.
Câu 10. Lực lượng nào đóng vai trò trụ cột trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít trong Chiến
tranh thế giới thứ hai?
A. các nước châu Âu. B. Mĩ, Pháp, Anh.
C. Anh, Mĩ, Liên Xô. D. Tất cả các nước Đồng minh.
Câu 11. Trước hành động gây chiến của liên minh phát xít, Liên Xô có chủ trương nào sau đây?
A. Đối đầu với Anh, Pháp và phe phát xít. B. Liên kết với Anh, Pháp để chống phát xít.
C. Hợp tác với Anh, Pháp trên mọi lĩnh vực. D. Không hợp tác với các nước tư bản.
Câu 12. Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít. B. Chủ nghĩa xã hội hình thành ở Liên Xô.
C. Khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933. D. Chính sách thỏa hiệp phát xít của Anh, Pháp.
Câu 13. Tính chất của Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. cuộc chiến tranh cục bộ tàn khốc. B. phi nghĩa thuộc về các nước tham chiến.
C. chiến tranh giải phóng dân tộc. D. phi nghĩa thuộc về phe phát xít.
Câu 14. Mục tiêu của Đức khi phát động chiến tranh thế giới là
A. chuẩn bị tấn công Liên Xô. B. muốn xâm lược các nước châu Á.
C. xâm lược Tiệp Khắc. D. chiếm toàn bộ châu Âu.
Câu 15. Năm 1941, Đức tấn công Liên Xô với chiến thuật
A. “chiến tranh tổng lực”. C. “đánh lâu dài”.
B. “chinh phục từng gói nhỏ”. D. “chiến tranh chớp nhoáng”.
Câu 16. Chiến thắng Xtalingrat (1942) của Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai
có ý nghĩa nào sau đây?
A. Tạo ra bước ngoặt của chiến tranh.
B. Đánh bại hoàn toàn quân Đức ở Liên Xô.
C. Buộc Đức phải đầu hàng quân Đồng Minh.
D. Làm phá sản chiến tranh chớp nhoáng của Hít-le.
Câu 17. Chiến thắng Béc-lin (1945) của Liên Xô, Mĩ, Anh trong Chiến tranh thế giới thứ hai đã
A. buộc Nhật rời khỏi liên minh phát xít.
B. góp phần giải phóng một phần lãnh thổ Liên Xô.
C. buộc phát xít Đức đầu hàng quân Đồng Minh.
D. làm phá sản kế hoạch tấn công Anh của Đức.
Câu 18.Chiến thắng Mát-xcơ-va của Liên Xô (1941) trong Chiến tranh thế giới thứ hai đã
A. buộc Mĩ phải đem quân tham chiến.
B. đánh bại hoàn toàn quân Đức ở Liên Xô.
C. buộc Đức phải đầu hàng quân Đồng Minh.
D. làm phá sản chiến tranh chớp nhoáng của Đức.
Câu 19. Trong hội nghị Muy-ních (1938), các nước Anh, Pháp đã
A. quyết tâm liên kết chặt chẽ với Liên Xô.
B. nhượng bộ, thỏa hiệp với phát xít Đức.
C. xác định phát xít Đức là kẻ thù nguy hiểm nhất.
D. đưa ra chính sách đối ngoại trung lập.
Câu 20. Sự kiện nào sau đây dẫn đến bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai năm 1939?
A. Đức tấn công Ba Lan buộc Anh, Pháp tuyên chiến với Đức.
B. Đức thôn tính Tiệp Khắc khiến Anh, Pháp phải tuyên chiến.
C. Thái tử Áo – Hung bị ám sát buộc Áo – Hung tuyên chiến với Xecbi.
D. Mĩ tuyên chiến với Liên minh phát xít sau trận Trân Châu cảng.
Câu 21. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) kết thúc đã
A. làm thay đổi cục diện chính trị thế giới. B. dẫn đến sự ra đời nhà nước Liên Xô.
C. hình thành hệ thống Vecxai – Oasinhtơn. D. làm sụp đổ hoàn toàn chủ nghĩa thực dân.
Câu 22. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) là
A. sự kiện mở đầu lịch sử thế giới hiện đại.
B. cuộc chiến tranh tàn khốc nhất trong lịch sử.
C. cuộc chiến mang tính chất hoàn toàn phi nghĩa.
D. sự kiện đánh dấu chấm dứt chủ nghĩa thực dân.
Câu 23. Trước khi bị Pháp xâm lược, Việt Nam là một
A. quốc gia phong kiến độc lập. B. thuộc địa nửa phong kiến.
C. nước chịu ảnh hưởng của phương Tây. D. hùng mạnh nhất khu vực.
Câu 24. Giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam đang trong tình trạng
A. tiếp tục hoàn thiện. C. khủng hoảng suy yếu trầm trọng.
B. ổn định và phát triển. D. ổn định xen kẽ khủng hoảng.
Câu 25. Tại mặt trận Đà Nẵng (1858), Nguyễn Tri Phương đã sử dụng chiến thuật nào sau đây để
chống liên quân Pháp-Tây Ban Nha xâm lược?
A.“Vườn không nhà trống”. C. Tập trung xây dựng đại đồn.
B. Rút về bảo vệ kinh thành Huế. D. Thương thuyết với Pháp và Tây Ban Nha.
Câu 26. Thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên khi xâm lược Việt Nam do
đây là nơi
A. có cảng nước sâu, gần kinh thành Huế. B. quân triều đình bố phòng sơ hở.
C. có vị trí trung tâm đất nước. D. có tiềm lực kinh tế lớn.
Câu 27. Cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam với mục đích
A. giúp triều Nguyễn ổn định xã hội. B. mở rộng thị trường, thuộc địa.
C. khai hóa văn minh cho người Việt. D. truyền bá văn hóa phương Tây.
Câu 28. Duyên cớ để thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam là
A. vương triều Tây Sơn sụp đổ. B. kinh tế suy yếu, triều đình khủng hoảng.
C. lực lượng giáo dân ủng hộ. D. nhà Nguyễn cấm đạo Thiên chúa.
Câu 29. Âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp bị thất bại ở Đà Nẵng và Gia Định (1858-
1859) là do
A. việc tiếp tế lương thực, thuốc men khó khăn.
B. không quen thuộc địa hình ở Việt Nam.
C. tinh thần kháng chiến quyết liệt của quân dân Việt Nam.
D. quân Pháp không quen với thời tiết, khí hậu Việt Nam.
Câu 30. Chủ trương phòng ngự bị động của triều đình nhà Nguyễn ở Gia Định (1859-1860) đã tạo
điều kiện cho
A. Pháp củng cố lực lượng mở rộng đánh chiếm Nam Kì.
B. Pháp tập trung lực lượng đưa ra chiến trường Đà Nẵng.
C. Pháp có thời gian đưa quân sang xâm lược Trung Quốc.
D. Pháp dễ dàng, nhanh chóng chiếm được Việt Nam.
Câu 31. Cuộc đấu tranh điển hình trong phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân Nam Kì
những năm 50-60 của thế kỉ XIX là
A. khởi nghĩa Hai Bà Trưng. B. khởi nghĩa Phùng Hưng.
C. khởi nghĩa Lý Bí. D. khởi nghĩa Trương Định.
Câu 32. Câu nói của Nguyễn Trung Trực “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết
người Nam đánh Tây” thể hiện
A. ý chí độc lập, tự chủ của dân tộc Việt Nam.
B. quyết tâm chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam.
C. lòng căm thù giặc sâu sắc của nhân dân Việt Nam.
D. tinh thần đoàn kết chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam.
Câu 33. Khi Pháp tấn công Đà Nẵng (1858), triều đình nhà Nguyễn đã
A. tỏ ra run sợ, chấp nhận buông vũ khí.
B. tổ chức đánh Pháp nhưng thiếu kên quyết.
C. tổ chức kháng chiến cùng với nhân dân.
D. thỏa hiệp với Pháp để đàn áp phong trào nông dân.
Câu 34. Triều Nguyễn chính thức nhượng ba tỉnh miền Đông Nam Kì cho Pháp sau khi
A. kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất (1862).
B. Nguyễn Tri Phương thất thủ ở Đại đồn Chí hòa (1861).
C. Pháp tấn công bán đảo Sơn Trà (1858).
D. Khởi nghĩa Trương Định thất bại (1864).
Câu 35. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1858-1884), người được nhân dân suy tôn
“Bình Tây Đại nguyên soái” là
A. Trương Định. B. Trương Quyền.
C. Nguyện Trung Trực. D. Nguyễn Hữu Huân.
Câu 36. Hành động của Trương Định sau khi triều đình Nguyễn kí Hiệp ước Nhâm Tuất 1862 là
A. ủng hộ chủ trương của triều đình. B. giải tán nghĩa quân khởi nghĩa.
C. chống lại lệnh bãi binh của triều đình. D. không chấp nhận chức Lãnh binh.
Câu 37. Thực dân Pháp đã liên quân với quốc gia nào sau đây khi tiến hành chiến tranh xâm lược
Việt Nam năm 1858?
A. Anh. B. Hà lan. C. Tây Ban Nha. D. Bồ Đào Nha.
Câu 38. Chiến công trên sông Vàm Cỏ Đông của nghĩa quân Nguyễn Trung Trực (1861) chứng tỏ
A. Pháp phải chịu thiệt hại lớn về lực lượng và vũ khí.
B. khả năng chiến thắng quân Pháp của triều đình Nguyễn.
C. sự tinh nhuệ của nghĩa quân Nguyễn Trung Trực.
D. sự dũng cảm, tài trí của nhân dân ta trong kháng chiến.
Câu 39. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng khó khăn của cuộc kháng chiến chống Pháp
của nhân dân Nam Kì sau khi Hiệp ước Nhâm Tuất 1862 được kí kết?
A. Thực dân Pháp tăng cường mở rộng chiến tranh ra cả nước.
B. Các đội nghĩa binh ở miền Đông Nam Kì buộc phải giải tán.
C. Trong triều đình Nguyễn xuất hiện tư tưởng chủ hòa.
D. Mất ba tình miền Đông, ba tỉnh miền Tây bị đe dọa, cô lập.
Câu 40. Ý nào không thể hiện đúng chủ trương của triều đình Nguyễn trong kháng chiến chống Pháp từ
1858 đến trước 1873?
A. Tổ chức kháng chiến chống Pháp có thắng lợi nhất định.
B. Tinh thần chống Pháp chưa triệt để, xuất hiện tư tưởng chủ hòa.
C. Chống Pháp chủ động, làm thất bại âm mưu xâm lược của Pháp.
D. Chưa liên kết được với phong trào đấu tranh của nhân dân
II- CÂU TỰ LUẬN (2 câu)
Câu 1. Phân tích thái độ của Anh, Pháp, Mĩ, Liên Xô trước hành động của phe phát xít trong những
năm 30 của thế kỉ XX.
Câu 2. Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược Việt Nam giữa thế kỉ XIX.

You might also like