You are on page 1of 21

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH


--------*********--------

TIỂU LUẬN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN CHI PHÍ DỰA TRÊN

CƠ SỞ HOẠT ĐỘNG

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Lê Thị Hiên


Lớp tín chỉ: KET310.1
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 11
DANH SÁCH THÀNH VIÊN

STT Họ và tên MSSV

1 Lê Phương Anh 1912210007

2 Nguyễn Thị Hoan 1912210065

3 Vũ Quỳnh Mai 1912210130

4 Lê Bảo Ngọc 1912210144

5 Nguyễn Lan Phương 1912210162

6 Nguyễn Thị Mai Uyên 1818810089


(Nhóm trưởng)

7 Đặng Trần Quỳnh Anh 1812210009

2
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 4
NỘI DUNG ...................................................................................................................... 4
I. Khái niệm .............................................................................................................. 4
II. Nội dung phương pháp ........................................................................................ 5
1. Các bước thực hiện .................................................................................................... 5
2. Ví dụ minh họa về cách tính ...................................................................................... 7
III. Ưu điểm và hạn chế của phương pháp ............................................................. 11
1. Ưu điểm..................................................................................................................... 11
2. Hạn chế ..................................................................................................................... 12
IV. Tình hình áp dụng phương pháp ABC hiện nay ............................................. 12
1. Tại Việt Nam ............................................................................................................. 12
2. Trên thế giới ............................................................................................................. 15
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................ 21

3
LỜI MỞ ĐẦU
Để ra được những quyết định chính xác, nhà quản lý phải có những thông tin về chi phí
đầy đủ, chính xác và được cập nhật. Thực tiễn cho thấy, hệ thống kế toán chi phí truyền
thống đã ngày càng bộc lộ rõ nét những hạn chế. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và
công nghệ, những dây chuyền sản xuất tự động đã trở nên phổ biến, nhiều loại sản phẩm
được sản xuất ra hàng loạt, chi phí lao động chiếm tỷ trọng ngày càng nhỏ trong tổng chi
phí sản xuất. Trong khi đó, chi phí quản lý và sản xuất ngày càng tăng dần lên và chiếm tỷ
trọng lớn cho nên phân bổ chi phí gián tiếp dựa trên tiêu thức phân bổ đơn giản trở nên
không còn phù hợp nữa.. Những hệ thống tính chi phí truyền thống có xu hướng làm cho
việc tính toán chi phí sản phẩm không được chính xác và dẫn đến những quyết định chiến
lược không phù hợp. Một phương pháp tính chi phí mới được thiết kế nhằm khắc phục các
nhược điểm của những hệ thống tính giá thành truyền thống, đó là hệ thống tính chi phí
theo hoạt động (ABC – Activities Based Costing). Nội dung bài luận gồm có 4 phần. Phần
một là các khái niệm về phương pháp. Tiếp theo là nội dung phương pháp, các bước thực
hiện. Phần ba sẽ đi vào phân tích ưu nhược điểm của phương pháp này và cuối cùng là
tình hình áp dụng phương pháp trên thế giới và ở Việt Nam.

NỘI DUNG

I. Khái niệm
Phương pháp kế toán ABC có nhiều khái niệm theo từng thời điểm và theo từng người
thực hiện nghiên cứu. Krumweide và Roth (1997) cho rằng, kế toán chi phí theo mức độ
hoạt động (ABC) là phương pháp kế toán quản trị tập trung đo lường chi phí, các hoạt
động, sản phẩm, khách hàng và các đối tượng chi phí, là phương pháp phân bổ chi phí cho
các đối tượng chịu phí dựa trên số lượng hoạt động sử dụng bởi đối tượng chi phí đó.
Theo Horngren và cộng sự (2003), kế toán ABC là sự cải tiến của phương pháp kế toán
chi phí truyền thống bằng việc tập trung vào các hoạt động cụ thể như là các đối tượng
chịu phí cơ bản. Mohan và Hemantkumar cho rằng, kế toán ABC là phương pháp kế toán
dùng đo lường chi phí và thành quả của các hoạt động, nguồn lực và các đối tượng chịu
phí. Kế toán ABC phân bổ các nguồn lực đến các hoạt động và từ các hoạt động đến các
đối tượng chịu phí dựa vào mức độ sử dụng, đồng thời thừa nhận mối quan hệ nhân quả
của các tiêu thức phân bổ chi phí với các hoạt động.

Theo tổ chức Liên hiệp thế giới về tiến bộ trong sản xuất (CAM-I): Kế toán ABC là phương
pháp tập hợp những thông tin tài chính và phi tài chính gắn liền với những hoạt động cần
thiết trong doanh nghiệp (DN) để sản xuất các sản phẩm, nhằm đo lường chi phí và mức
độ thực hiện của các hoạt động có liên quan đế chu trình và đối tượng chịu chi phí; phân
bổ các chi phí hoạt động dựa trên việc sử dụng các nguồn lực của chúng, phân bổ chi phí
đến các đối tượng chịu chi phí như là các khách hàng, sản phẩm, quá trình dựa trên mức
độ sử dụng chúng; tìm ra các mối quan hệ nhân quả để xác định được tiêu thức phân bổ
các hoạt động. Như vậy, chi phí được phân bổ vào sản phẩm căn cứ vào mức độ tiêu dùng
các hoạt động cần thiết để sản xuất các sản phẩm đó.
4
Maher và cộng sự (2006) cho rằng, kế toán ABC là công cụ quản trị dựa trên hoạt động,
trước hết, chi phí được phân bổ cho các hoạt động, sau đó sẽ phân bổ cho từng sản phẩm,
dịch vụ dựa trên các hoạt động mà sản phẩm hay dịch vụ đã tiêu dùng. Kế toán ABC cung
cấp thông tin về hoạt động và nguồn lực cần thiết để thực hiện chúng. Vì thế, kế toán ABC
không chỉ đơn thuần là quá trình phân bổ chi phí mà còn làm thay đổi tư duy nhà quản lý
từ chỗ cắt giảm chi phí sang nâng cao giá trị DN.

Nhìn chung, phương pháp kế toán ABC là mô hình phân bổ chi phí dựa trên các tiêu thức
phân bổ gắn với nguồn gốc (các hoạt động) làm phát sinh chi phí. Theo phương pháp này,
việc tính toán chi phí và kiểm soát các hoạt động liên quan đến việc sử dụng các nguồn
lực đầu tư vào và xác định giá trị các kết quả đầu ra. Các nguồn lực sẽ được xác định cho
từng hoạt động, mỗi một hoạt động là một đối tượng tập hợp chi phí. Cuối cùng, chi phí
sẽ được phân bổ cho sản phẩm theo tiêu thức phù hợp với từng hoạt động phát sinh chi
phí.

II. Nội dung phương pháp

1. Các bước thực hiện

Bước 1: Nhận diện các chi phí trực tiếp


Các chi phí trực tiếp trong doanh nghiệp sản xuất thường bao gồm: chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Trong mỗi hoạt động, các chi phí này có thể nhận
diện ngay khi phát sinh và được tập hợp cho từng đối tượng tính giá thành.

Bước 2: Nhận diện các hoạt động


Nhận các hoạt động là yêu cầu cốt lõi của phương pháp ABC, kế toán quản trị phải phát
hiện các hoạt động có yếu tố cơ bản làm phát sinh chi phí. Yếu tố cơ bản đó được gọi là
nguồn sinh phí (cost driver). Tùy thuộc vào đặc điểm sản xuất và quy trình công nghệ mà
mỗi doanh nghiệp có các hoạt động khác nhau. Một số hoạt động thường gặp như: hoạt
động máy ở phân xưởng, hoạt động kiểm tra chất lượng sản phẩm, hoạt động đặt hàng,
hoạt động vận chuyển thành phẩm.... Chi phí phát hành ở các chất hoạt động thực chất là
chi phí chung, không thể tập hợp cho từng tính giá đối tượng tính giá thành nên cần tập
hợp lại sau đó tiến hành phân bố. Một số phương pháp dùng để nhận diện các hoạt động
như:
Phương pháp Top-Down: Một số đơn vị sử dụng nhóm phân tích để xây dựng danh sách
các hoạt động trên cơ sở những hiểu biết của họ về sản xuất của đơn vị. Ưu điểm của
phương pháp này là danh sách những hoạt động được đưa ra nhanh chóng và không tốn
kém. Một số lượng lớn công ty sử dụng phương pháp này để phát triển danh sách các hoạt
động liên quan đến hoạt động kinh doanh.
Phương pháp phỏng vấn hay tham gia: Các đơn vị có thể bắt đầu phân tích các hoạt
động của mình bằng việc phỏng vấn các người lao động hoặc là nhóm người lao động để
đưa ra các hoạt động liên quan đến công việc của họ. Xem xét các ý kiến phỏng vấn và
5
các ý kiến của nhóm nhân viên đưa ra, đơn vị sẽ có được danh sách các hoạt động. Phương
pháp này có thể tạo ra danh sách các hoạt động nhiều hơn phương pháp Top-Down. Vì
chính những người làm việc sẽ nhận diện được hoạt động chính xác hơn. Nhưng một vấn
đề còn tồn tại là người lao động có thể không đưa ra hoạt động chính xác hoặc đưa ra nhận
diện sai về hoạt động của mình thì nhà quản lý sẽ không có thông tin hiệu quả trong công
việc quản lý của mình.

Bước 3: Chọn tiêu thức phân bổ


Sau khi chi phí gián tiếp được lập theo từng hoạt động nhóm hoạt động thì sẽ tiến hành
lựa chọn tiêu thức phân bổ của từng nhóm hoạt động cho các đối tượng tính giá. Đây là
bước quan trọng trực tiếp ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm của doanh nghiệp, vì tiêu
thức phân bổ không phù hợp thì sẽ làm chi phí gián tiếp phân bổ cho các sản phẩm sẽ bị
sai lệch. Theo phương pháp ABC thì kế toán quản trị phải xây dựng một hệ thống các tiêu
chuẩn để phân bổ. Tiêu chuẩn chính là nguồn sinh chi phí trong hoạt động đó, do đó chi
phí sẽ phân bổ chính xác hơn. Do đó tính giá thành theo phương pháp ABC có mức độ
hợp lý hơn so với tính giá theo công việc hay quá trình sản xuất. Để bổ sung chi phí gián
tiếp được chính xác thì bộ phận quản lý kế toán cần phỏng vấn trực tiếp công nhân ở phân
xưởng, hoặc quản sát hoạt động ở phân xưởng để xác định hoạt động và phân bổ tương
ứng.

Bước 4: Tính toán mức phân bổ


Dựa trên cơ sở nhóm hoạt động, chi phí gián tiếp được tập hợp cho từng nhóm sản phẩm
và kế toán tiến hành tính tỉ lệ phân bổ. Nếu hoạt động liên quan đến sản xuất một sản
phẩm hoặc dịch vụ, thì chi phí được kết chuyển đổi cho sản phẩm hoặc dịch vụ đó. Nếu
một hoạt động được sử dụng để sản xuất nhiều sản phẩm hoặc dịch vụ thì chi phí được
phân bổ cho mỗi loại sản phẩm hoặc dịch vụ dựa trên hoạt động mức độ của từng loại sản
phẩm, dịch vụ. Để nghiên cứu bản chất của từng yếu tố chi phí trong mỗi hoạt động kế
toán cũng dựa vào các trung tâm chi phí.
Nghiên cứu chi phí tại mỗi trung tâm chi phí, sau đó chi phí tại mỗi trung tâm sẽ được
phân bổ cho mỗi hoạt động có hệ thống trực tiếp với hoạt động.
Trong từng hoạt động loại cần xác định sự thay đổi tiêu chuẩn đo lường sự thay đổi của
mức sử dụng chi phí. Các tiêu chuẩn này được xem như là tiêu chuẩn phân bổ chi phí cho
mỗi loại sản phẩm, dịch vụ hay các đối tượng chịu chi phí khác. Các tiêu chuẩn thường
được sử dụng là số giờ công trực tiếp, tiền lương công ty trực tiếp sản xuất...
Các hoạt động có cùng tiêu chuẩn phân bổ được tập hợp tiếp tục vào một trung tâm phân
nhóm. Tùy theo tính chất của các sản phẩm, dịch vụ hay đối tượng chịu chi phí để tiếp tục
phân thành các nhóm nhỏ để tính giá thành.

Bước 5: Tổng hợp tất cả các chi phí để tính giá thành sản phẩm
Sau khi các chi phí đã được tập hợp cho các hoạt động, thì tùy theo tính chất của sản phẩm,
dịch vụ được tập hợp thành từng nhóm nhỏ để tính giá thành. Phân bổ chi phí cho các hoạt
động cho các hoạt động cho các sản phẩm và tổng hợp lại các yếu tố cấu thành nên giá sản

6
phẩm.

2. Ví dụ minh họa về cách tính

Ví dụ:
Tổng Công ty dệt may Gia Định - Giditex sản xuất 2 loại sản phẩm là áo sơ mi nam và
quần nam, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp phát sinh cho
từng loại sản phẩm trong kỳ như sau:

Tên sản Số lượng sản Số giờ Tổng Chi phí nguyên vật Chi phí nhân
phẩm/ phẩm sản công/sp giờ công liệu trực tiếp đơn vị công trực tiếp
Chỉ tiêu xuất (cái) (giờ) sản phẩm (1000đ) đơn vị sản phẩm
(1.000đ)

Áo sơ mi 20.000 2 40.000 55 25
nam

Quần nam 10.000 2 20.000 35 25

Cộng - - 60.000 - -

Tổng chi phí sản xuất chung của công ty trong kỳ là: 750.000 (nghìn đồng).

Theo phương pháp truyền thống, Công ty Giditex đã sử dụng tổng thời gian lao động trực
tiếp để làm căn cứ phân bổ chi phí sản xuất chung cho 2 sản phẩm.

Tỷ lệ chung phân bổ của công ty như sau:


= Tổng chi phí sản xuất chung/ Tổng số giờ công lao động trực tiếp
= 750.000/60.000 = 12.5

Với tỷ lệ phân bổ này, chi phí để sản xuất mỗi đơn vị sản phẩm được tính như sau:

Chỉ tiêu Áo sơ mi nam Quần nam

(1000đ) (1000đ)

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 55 35

7
Chi phí nhân công trực tiếp 25 25

Chi phí sản xuất chung 25 25

Cộng 105 85

Như vậy, trong trường hợp này, công ty dệt may Gia Định chỉ xem xét đến thời gian lao
động mà không xem xét đến ảnh hưởng của các yếu tố khác đến chi phí sản xuất chung
của công ty. Do vậy, vì hai sản phẩm này có cùng lượng thời gian lao động như nhau nên
chúng được phân bổ một lượng chi phí sản xuất chung bằng nhau (= 25).

Giả sử công ty dệt may Gia Định vận dụng phương pháp ABC và thực hiện việc phân tích
các hoạt động được xác định có 5 hoạt động xem như là các nhân tố nguyên nhân của sự
phát sinh chi phí sản xuất chung.

- Các số liệu có liên quan đến 5 hoạt động này được phân bổ cho các hoạt động như sau:

Hoạt động Chi phí sản xuất chung phát Khối lượng thực hiện hoặc
sinh (1000đ) công việc

Áo sơ mi Quần Tổng
nam nam số

Thiết lập dây chuyền


sản xuất 144.000 1000 2000 3000

Vật liệu quản lý 120.000 2400 1600 4000

Quần áo bảo hộ 160.000 5000 3000 8000

Khấu hao TSCĐ 126.000 4000 3000 7000

Tiền điện mua ngoài 200.000 1200 800 2000

8
Cộng 750.000 - - -

Tiếp tục xác định tỷ lệ chung cho các hoạt động:

Hoạt động Chi phí sản xuất chung Tổng số lần thực hiện Tỷ lệ cho 1 lần
phát sinh (1000đ) hoặc công việc hoặc 1 công việc

Thiết lập dây


chuyền sản xuất 144.000 3000 48

Vật liệu quản lý 120.000 4000 30

Quần áo bảo hộ 160.000 8000 20

Khấu hao TSCĐ 126.000 7.000 18

Tiền điện mua


ngoài 200.000 2000 10

750.000

Xác định chi phí chung cho từng sản phẩm:

Hoạt động Tỷ lệ cho 1 lần Áo sơ mi nam Quần nam


hoặc 1 công
việc
Số lần thực Tổng Số lần thực Tổng
hiện hoặc CPSXC hiện hoặc CPSXC
công việc công việc

Thiết lập dây


chuyền sản 1000 48.000 2000 96.000
xuất 48

9
Vật liệu quản 2400 72.000 1600 48.000
lý 30

Quần áo bảo hộ 20 5000 100.000 3000 60.000

Khấu hao 4000 72.000 3000 54.000


TSCĐ 18

Tiền điện mua


ngoài 10 1200 12.000 800 8000

Tổng chi phí 304.000 266.000

Số lượng sản 20.000 10.000


xuất

Chi phí SXC 15.2 26.6


đơn vị

Qua kết quả tính toán ở trên cho thấy, nếu công ty dệt may Gia Định phân bổ chi phí sản
xuất chung theo phương pháp truyền thống thì chi phí sản xuất chung phân bổ cho một
đơn vị sản phẩm áo sơ mi nam và quần nam đều bằng 25 (nghìn đồng), trong khi đó lẽ ra
phải phân bổ cho sản phẩm áo sơ mi nam là 15.2 (nghìn đồng) và cho sản phẩm quần nam
là 26.6 (nghìn đồng). Vậy, theo cách chọn chi phí nhân công trực tiếp (số giờ công lao
động trực tiếp) làm tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung cho 2 sản phẩm trên đã làm
cho chi phí sản xuất của sản phẩm áo sơ mi nam tăng thêm và làm cho chi phí sản xuất sản
phẩm quần nam giảm xuống. Kết quả là làm cho chi phí đơn vị sản phẩm thiếu chính xác.

Khi định giá bán, công ty sẽ bị lỗ ở sản phẩm quần nam mà không biết (vì chi phí đơn vị
sản phẩm quần nam bị tính thấp đi). Vì vậy, bằng cách phân bổ chi phí sản xuất chung dựa
trên hoạt động làm căn cứ chúng ta sẽ có thể xác định chi phí sản xuất chung cho từng loại
sản phẩm và do vậy các số liệu chi phí đơn vị sẽ chính xác hơn.

Qua ví dụ trên ta thấy giá thành sản xuất của 2 loại sản phẩm tính theo 2 phương pháp
hoàn toàn khác nhau. Do vậy nó ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của từng loại sản phẩm
và tác động tới thông tin khi đưa ra các quyết định kinh doanh.
So sánh 2 phương pháp tính giá:

10
Tiêu thức Phương pháp truyền Phương pháp ABC
thống
Đối tượng Sản phẩm, đơn đặt hàng, Theo hoạt động, mỗi hoạt động có một
tập hợp chi phân xưởng... Tùy thuộc nguồn gốc, bao gồm các khoản chi phí có
phí vào đặc điểm cụ thể của tính chất và bản chất như nhau.
doanh nghiệp

Nguồn phát Có nhiều nguồn phát sinh Thường chỉ có 1 nguồn, tất cả các khoản
sinh chi phí chi phí, nhiều hoạt động chi phí có cùng nguồn gốc tập hợp chung
vào một hoạt động.

Tiêu chuẩn Dựa trên 1 trong nhiều Dựa trên 1 tiêu thức phân bổ khoa học
phân bổ chi tiêu thức phân bổ nhất
phí

Tính hợp lý Giá thành cao hoặc thấp Giá thành chính xác hơn.
và chính xác quá.
Kiểm soát Kiểm soát thông qua Kiểm soát theo hoạt động,
chi phí trung
tâm chi phi

Chi phí kế Thấp Cao


toán

III. Ưu điểm và hạn chế của phương pháp


1. Ưu điểm
Phương pháp kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt động có những ưu điểm vượt trội so với
các phương pháp kế toán chi phí khác, cụ thể:

Một là, phương pháp kế toán chi phí ABC cung cấp thông tin chi tiết cho các nhà quản trị
để có thể ra các quyết định liên quan đến việc cắt giảm chi phí cũng như đánh giá khả năng
sinh lời của sản phẩm một cách chính xác, bởi phương pháp này sẽ phân tích chi phí sản
xuất chung theo các hoạt động, các yếu tố làm phát sinh chi phí. Từ đó, các nhà quản trị
sẽ có cái nhìn chi tiết hơn về các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Hai là, phương pháp này sẽ phù hợp với các quy trình sản xuất phức tạp, gồm nhiều tiêu
chí phân bổ, vì nó phân bổ chi phí dựa trên cơ sở mức độ sử dụng các yếu tố phát sinh chi
phí.

Ba là, phương pháp ABC đưa ra các kết quả phân bổ chính xác và chi tiết hơn so với
11
phương pháp truyền thống, lý do là phương pháp này sử dụng nhiều tiêu chí phân bổ cho
từng loại chi phí.

2. Hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm trên, phương pháp kế toán chi phí ABC còn một số hạn chế, cản
trở việc các doanh nghiệp áp dụng phương pháp này.

Thứ nhất, chi phí để thực hiện phương pháp này là một trở ngại lớn đối với các doanh
nghiệp. Doanh nghiệp muốn sử dụng phương pháp kế toán chi phí ABC thì phải sử dụng
hai hệ thống chi phí cùng lúc, dẫn đến việc các nguồn lực và tài nguyên mà doanh nghiệp
cần phải bỏ ra là lớn, lớn hơn cả lợi ích mà nó mang lại. Lý do là bởi vì phương pháp ABC
đưa ra kết quả khác với những yêu cầu thường được chấp nhận do nó không bao gồm chi
phí thời kỳ, nên phương pháp này thường được xem là một phương pháp bổ sung, chỉ được
sử dụng trong quản lý và ra quyết định nội bộ.

Thứ hai, phương pháp ABC đòi hỏi người thực hiện phải có kỹ thuật chuyên sâu, bởi việc
xác định các hoạt động, các yếu tố gây phát sinh chi phí trong quá trình sản xuất kinh
doanh là không hề đơn giản.

IV. Tình hình áp dụng phương pháp ABC hiện nay


1. Tại Việt Nam

Tình hình áp dụng phương pháp kế toán chi phí dựa trên hoạt động ABC đã và đang phát
triển ở hầu hết các nước tư bản tiên tiến trên thế giới. Phương pháp ABC với những ưu
việt của nó đã khẳng định việc áp dụng vào doanh nghiệp là một việc cần thiết. Cho dù
hoạt động kinh doanh ở bất kỳ lĩnh vực nào, việc tính chi phí và phương pháp truyền thống
cũng gây ra những khó khăn trong việc phân bổ các chi phí gián tiếp cũng như việc phục
vụ cho công tác quản lý. Với việc sử dụng ABC, các nhà quản trị có thể đưa ra được các
quyết định chính xác hơn, hợp lý hơn trong hoàn cảnh hiện tại của doanh nghiệp. Tuy
nhiên, thực tế ở Việt Nam, đây là phương pháp còn rất mới, việc áp dụng phương pháp
mới này không nhiều, chỉ có một số doanh nghiệp áp dụng phương pháp này, ví dụ Công
ty Dệt May Gia Định, một số công ty khai thác than lớn. Đối với các doanh nghiệp nhỏ
việc áp dụng các phương pháp này trở nên khó khăn. Các yếu tố cản trở việc thực hiện
ABC ở các doanh nghiệp này như thiếu dữ liệu, thiếu nguồn lực kỹ thuật, tài chính và thiếu
sự hỗ trợ đầy đủ của máy tính. Có lẽ khó khăn chú yếu nhất là do việc thu thập dữ liệu, tập
trung vào việc xử lý các số liệu cần thiết theo một cách thức chính xác với chi phí chấp
nhận được. Những doanh nghiệp nhỏ rất kỹ lưỡng trong việc chọn và phân tích loại thông
tin sử dụng để xác định chi phí gián tiếp, bởi việc thu thập những thông tin cần thiết theo
phương pháp ABC rất tốn kém, trong khi những doanh nghiệp này thường bị ràng buộc về
vấn đề tài chính. Do vậy, việc tìm kiếm một phương pháp có thể cho phép những doanh
nghiệp nhỏ thu thập những thông tin về chi phí sản phẩm một cách chính xác với chi phí
thấp là một điều cần thiết. Do hạn chế như vậy, nên không phải lúc nào doanh nghiệp cũng

12
có thể áp dụng phương pháp này. Tùy theo từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể để đưa ra quyết
định có thực hiện phương pháp ABC hay không. Doanh nghiệp sẽ chỉ có ý định thay đổi
việc sử dụng phương pháp truyền thống bằng việc sử dụng ABC khi có những yếu tố sau
xuất hiện:

- Khi các nhà quản lý không tin vào giá thành được xác định bởi hệ thống kế toán.
- Phòng Marketing không muốn sử dụng giá thành sản phẩm được báo cáo để xác định
giá bán.
- Sản phẩm sản xuất phức tạp được báo cáo là đem lại lợi nhuận rất cao.
- Lợi nhuận sản phẩm biên khó xác định.
- Doanh thu tăng nhưng lợi nhuận giảm.
- Khi nhà quản lý muốn cắt giảm các sản phẩm được kế toán báo cáo là mang lại lợi
nhuận cao.
- Một số sản phẩm được báo cáo là có lợi nhuận cận biên cao nhưng lại không được
đối thủ cạnh tranh sản xuất.
- Chi phí sản xuất chung tăng.
- Chủng loại sản phẩm phong phú.
- Chi phí lao động trực tiếp chiếm tỉ trọng nhỏ.
- Những sản phẩm có sản lượng tiêu thụ lớn, được đối thủ cạnh tranh định giá quá thấp.
- Hệ thống kế toán phải sử dụng rất nhiều thời gian để tính giá và quyết định đặt mức
giá bán.

Như vậy, phương pháp ABC mặc dù được xem xét là có tính ưu việt hơn hẳn phương pháp
truyền thống trong việc đưa ra quyết định kinh doanh và tính chi phí chính xác, song không
phải doanh nghiệp nào ở Việt Nam cũng có thể áp dụng được. Trong trường hợp nếu doanh
nghiệp xét thấy cần thiết sử dụng phương pháp ABC để có thể nâng cao hoạt động kinh
doanh của mình, doanh nghiệp Việt Nam cần xác định mô hình làm cơ sở cho việc thực
hiện trong điều kiện doanh nghiệp tại thời điểm hiện tại.

Tác giả Huỳnh Tấn Dũng, Gong Guang Ming, Trần Phước của nghiên cứu “ So sánh
phương pháp ABC và phương pháp tính giá truyền thống- Sự cần thiết áp dụng phương
pháp ABC cho các doanh nghiệp Việt Nam” đã gửi bảng câu hỏi liên quan đến phần áp
dụng phương pháp tính giá thành trong doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, bảng câu hỏi
liên quan đến phần này gồm 16 câu chủ yếu liên quan đến ba mảng lớn sau: phương pháp
tính giá thành hiện đang áp dụng tại doanh nghiệp, mục đích của việc tính giá thành, mức
độ tin cậy của thông tin chi phí giá thành để ra quyết định. 500 bảng câu hỏi được gửi ngẫu
nhiên bằng thư và bằng email tới các doanh nghiệp, kết quả có 339 doanh nghiệp trả lời,
đạt 67,80%.

Nội dung chính được hỏi Số lượng Kết quả


DN (%)

13
Doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính giá TDC 339 100

Doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính giá ABC 0 0

Mục đích tính giá nhằm phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính 243 71,68

Do kết toán tính, nhà quản trị không quan tâm 96 28,32

Dựa vào thông tin chi phí giá thành để ra quyết định 101 29,79

Ra quyết định dựa vào các phương pháp khác (kinh nghiệm, 238 70,21
thông tin thu thập từ bên ngoài…)

Mức độ tin cậy của thông tin chi phí giá thành phục vụ cho việc 72 21,24
ra quyết định

Từ mẫu thống kê cho thấy, có 339 doanh nghiệp trả lời, nhưng không có doanh nghiệp nào
trong đó sử dụng phương pháp tính giá ABC. Điều này có nghĩa rất ít doanh nghiệp Việt
Nam lựa chọn áp dụng phương pháp này. Theo Nguyễn Thị Hoàng Giang (2014) vận dụng
phương pháp ABC vào công ty Warek Furniture nhằm tính lại giá thành, thông qua các
bước phân bổ chi phí, giá thành sản phẩm mới hoàn toàn khác biệt với cách tính giá thành
hiện thời của DN. Kết quả cho thấy giá thành tính được theo phương pháp mới. Tuy nhiên,
để áp dụng được phương pháp này, cần phải có sự ủng hộ của ban lãnh đạo và các nhân
viên phải được đào tạo kiến thức về phương pháp ABC, nhưng không đưa ra được bộ thang
đo đánh giá các nhân tố trên. Theo Huynh và Gong (2014), nghiên cứu triển khai phương
pháp ABC vào các DN nhỏ và vừa tại Việt Nam. Kết quả cho thấy, có nhiều DN muốn
thay thế phương pháp phân bổ chi phí truyền thống hiện thời nhưng không biết về phương
pháp ABC và lo ngại phát sinh chi phí lớn nếu thay đổi phương pháp mới.

Phương pháp ABC là phương pháp mới, việc tiếp cận ngay vào phương pháp là rất khó.
Kế toán quản trị chi phí phải được đề cao trong các doanh nghiệp, từ đó mới cung cấp
thông tin sắc bén, linh hoạt để nhà quản trị ra quyết định đúng đắn cho hoạt động sản xuất
14
kinh doanh của doanh nghiệp. Kế toán quản trị nói chung và phương pháp ABC không
phải là mới đối với các nước trên thế giới, tuy nhiên ở Việt Nam đây là vấn đề còn mới và
chưa được quan tâm đúng mức. Theo PGS.TS Nghiêm Văn Lợi, kế toán quản trị ở nước
ta hiện nay vẫn chưa được quan tâm đầy đủ tương xứng với vị trí và vai trò của nó trong
quản trị doanh nghiệp. Trong điều kiện nền kinh tế mở cửa hội nhập với nền kinh tế khu
vực và thế giới, nếu chỉ bằng kinh nghiệm của mình các nhà quản trị khó có thể kiểm soát
và đánh giá được hoạt động của từng bộ phận trong doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần
phát triển với quy mô lớn, đa dạng hóa sản phẩm, hoạt động trong phạm vi rộng để hạn
chế rủi ro và đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Ngay từ bây giờ, các
doanh nghiệp Việt Nam cần nghĩ đến chiến lược phát triển lâu dài, coi kế toán quản trị là
công cụ không thể thiếu để thực hiện quản trị doanh nghiệp một cách bài bản mới có thể
hy vọng không bị thua trên sân nhà.

2. Trên thế giới

2.1. Nghiên cứu và áp dụng phương pháp ABC tại các nước phát triển

Phương pháp kế toán ABC đã được triển khai thành công như một hệ thống chi phí tinh
chế ở các nước phát triển kể từ lần đầu tiên được giới thiệu ở Mỹ vào cuối những năm
1980 (Horngren và cộng sự. 2002; Andersons 1995; Xu 2012). Mặc dù việc vận dụng
phương pháp ABC được công nhận là có lợi ích và giá trị đối với các doanh nghiệp, song
một loạt các vấn đề tồn tại cũng đã được các nhà nghiên cứu đề cập đến.

Gietzmann (1991) đã tiến hành một nghiên cứu điển hình về việc thực hiện ban đầu ABC
trong công ty Ransome Hoffmann Pollard Limited (RHP) ở Anh; nghiên cứu cho thấy rằng
có rất ít bằng chứng về sự gia tăng lợi nhuận thực sự bằng cách áp dụng ABC trong RHP.
Tuy nhiên, lợi ích chính của việc triển khai ABC lại là gia tăng khả năng gắn kết trong
công việc giữa các nhân viên trong công ty và mức độ hiệu quả của hệ thống chi phí trong
việc quản lý thương mại. Các nhà nghiên cứu khác cho rằng nhiều công ty vẫn đang sử
dụng các hệ thống chi phí truyền thống, chỉ có khoảng 20% chấp nhận triển khai ABC
(Innes và cộng sự, 2000). Tương tự, Xu (2012) lập luận trong một nghiên cứu rằng việc
vận dụng phương pháp ABC đã cải thiện được lợi nhuận hoặc các biện pháp hiệu suất
ở một số công ty phương Tây. Do đó, một câu hỏi đầy thử thách là làm thế nào để đảm
bảo thành công khi thay đổi hệ thống kế toán chi phí truyền thống sang hệ thống phương
pháp kế toán ABC. Xu (2012) cho rằng, sự thay đổi về tổ chức và văn hóa doanh nghiệp
đã tác động đến quyết định triển khai phương pháp KTQT mới này.

Mặt khác, Innes và Mitchell (1991), áp dụng lý thuyết tâm lý, đã tiến hành một nghiên cứu
điển hình về việc triển khai phương pháp ABC tại một công ty có trụ sở tại Anh. Kết quả
xác định một số yếu tố tác động đến việc thực hiện thành công ABC, bao gồm: sự hỗ trợ
từ quản lý cấp cao; sự đầy đủ nguồn lực; sự rõ ràng về các mục tiêu và sự phối hợp giữa
các thành viên. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra những khó khăn và trở ngại gặp phải
15
trong quá trình thực hiện phương pháp ABC. Một khó khăn quan trọng là sự gia tăng xung
đột tiềm năng do những người chịu trách nhiệm triển khai ABC giữa các phòng ban không
giao tiếp và hợp tác tốt khi giới thiệu một hệ thống mới. Tuy nhiên, Innes và Mitchell
(1991) đã không thể giải thích rõ ràng nguyên nhân nào gây ra xung đột.

Một trong số ít các nghiên cứu thực nghiệm do Gosselin (1997) thực hiện đã kiểm tra ảnh
hưởng của cơ cấu tổ chức và chiến lược đến việc thực hiện phương pháp ABC bằng cách
sử dụng phương pháp khảo sát trong một mẫu các đơn vị kinh doanh chiến lược (SBU)
trong 161 công ty sản xuất Canada. Ông đã phân loại quản trị hoạt động thành ba loại cơ
bản, cụ thể là Phân tích hoạt động (AA), Phân tích chi phí hoạt động (ACA) và xác định
CP trên cơ sở hoạt động (ABC). Kết quả cho thấy cơ cấu tổ chức đóng một vai trò quan
trọng trong việc lựa chọn loại phương pháp tiếp cận quản trị hoạt động, đặc biệt là ở cấp
độ cuối cùng sự kết hợp giữa kỹ thuật KTQT ABC với quản trị trên cơ sở hoạt động
(ABM). Kết quả cho thấy, các doanh nghiệp có sự tập trung và có sự khác biệt thì có nhiều
khả năng triển khai thành công phương pháp ABC. Nghiên cứu thăm dò này được cho là
một trong những nghiên cứu thực nghiệm đầu tiên cung cấp cái nhìn sâu sắc về mối liên
hệ giữa hành vi của các tổ chức và việc thực hiện ABC.

Ngoài ra, một nghiên cứu khác của Chong và Cable (2002) về việc triển khai hệ thống
ABC tại một công ty dầu khí của Úc cho thấy rằng các mục tiêu quan trọng nhất cho việc
thực hiện tập trung vào ba yếu tố, đó là quản lý chi phí hiệu quả hơn, kiểm soát chi phí tốt
hơn và thông tin chi phí chính xác hơn. Nghiên cứu đã chứng minh được rằng các mục
tiêu này đã đạt được thông qua việc thực hiện ABC. Một số yếu tố, bao gồm sự hỗ trợ từ
quản lý cấp cao, tổ chức tốt và sự liên kết thông tin hiệu quả giữa người thực hiện và sử
dụng, được cho là có ảnh hưởng tới khả năng thực hiện thành công ABC trong công ty.
Tuy nhiên, sự thiếu hiểu biết về phương pháp ABC đã được công nhận như là một trở ngại
để đạt được thành công trong việc thực hiện phương pháp này. Do đó, họ nhấn mạnh vai
trò của các nhân viên trong việc tạo động cơ và cam kết đào tạo đầy đủ để đảm bảo việc
thực hiện thành công và bền vững của ABC. Phát hiện này phù hợp với kết quả nghiên
cứu của Innes và Mitchell (1991), Shields (1995).

Hơn nữa, Major và Hopper (2005) đã nêu lên các vấn đề kỹ thuật và ngữ cảnh liên quan
đến tính chính xác và phù hợp với hệ thống ABC khi tiến hành nghiên cứu tình huống
trong một công ty viễn thông Bồ Đào Nha. Bằng cách áp dụng một tam giác lý thuyết phân
tích các yếu tố và các phương pháp dựa trên quy trình, để kiểm tra các vấn đề thực tế, khó
khăn liên quan đến việc thực hiện ABC. Nghiên cứu giải thích sự phản kháng với việc
thực hiện ABC là do thiếu đào tạo và liên kết kém giữa các phòng ban khác nhau trong
công ty. Hỗ trợ từ quản lý cấp cao trong suốt quá trình thực hiện là chìa khóa để cho phép
phương pháp ABC được nhân viên chấp nhận và làm cho ABC hoạt động hiệu quả.

Một nghiên cứu sâu hơn được thực hiện bởi Englund và Gerdin (2008) về sự xung đột
quyền lực sau việc thực hiện phương pháp ABC. Những nhà nghiên cứu này luận rằng

16
việc thực hiện ABC không phải là một quá trình trung lập, mà là một sự liên kết hài hòa
vê lợi ích và trách nhiệm giữa các bộ phận trong công ty mà sự xung đột quyền lợi có thể
tồn tại và được thể hiện theo thứ bậc trong các tổ chức. Kết quả nghiên cứu cho rằng các
bên khác nhau có mục đích khác nhau để tham gia và họ hành động theo sở thích riêng
của họ trong quá trình thực hiện ABC. Do đó, một sự thay đổi về quyền lực xảy ra khi lợi
ích các bên liên quan trong tổ chức bị đe dọa bởi hậu quả của tổ chức và hành vi. Kết quả
là, việc thực hiện ABC sẽ thay đổi quan hệ quyền lực giữa các bên liên quan trong tổ chức
để giải quyết hậu quả của tổ chức và hành vi, và phân chia lại quyền lực cho tất cả các bên
liên quan.

Nghiên cứu được thực hiện bởi Liu và Pan (2007) có lẽ là đánh giá toàn diện nhất được
thực hiện về việc triển khai phương pháp ABC ở Trung Quốc. Sử dụng mô hình nghiên
cứu ứng dụng, họ đã tiến hành nghiên cứu điển hình về việc vận dụng ABC trong Xu Ji -
một công ty sản xuất Trung Quốc, trong giai đoạn 2001-2005. Phát hiện của họ cho thấy
rằng hỗ trợ từ quản lý cấp cao là một yếu tố thành công chiếm ưu thế trong quá trình triển
khai ABC. Một số vấn đề như sự thay đổi về cơ cấu tổ chức không phải là nhân tố phổ
biến nhưng có thể ảnh hưởng đến thành công của ABC trong tương lai. Nghiên cứu này
đã đóng góp lịch sử cho các nghiên cứu về ABC của Trung Quốc như là một cuộc kiểm
nghiệm triển khai ABC thành công đầu tiên trong bối cảnh tổ chức của Trung Quốc.

2.2. Nghiên cứu và áp dụng phương pháp ABC tại các nước đang phát triển

Theo các nghiên cứu, sự phổ biến của phương pháp kế toán ABC ở các nước đang phát
triển thấp hơn rất nhiều so với các công ty ở các nước phát triển. Tuy nhiên, các kết luận
về lý do phương pháp ABC không được coi là một công cụ quản lý chi phí hiệu quả ở
nhiều nước đang phát triển lại không đảm bảo sự chắc chắn bởi số lượng của các nghiên
cứu còn hạn chế. Các nghiên cứu chính để xem xét thực trạng vận dụng ABC ở các nước
đang phát triển bao gồm: Luther và Longden (2001), Roztocki và Weistroffer (2004),
Chongruksut và Brooks (2005), Liu và Pan (2007), Abdul và Sulaiman (2008); Hopper và
cộng sự, (2009). Phát hiện của họ được tóm tắt như sau:

Nghiên cứu do Luther và Longden thực hiện năm 2001 tìm hiểu về lợi ích của việc áp
dụng các kỹ thuật kế toán quản trị, trong đó có ABC tại các công ty ở Nam Phi dường như
mang lại nhiều kết quả hơn những nghiên cứu được thực hiện ở Anh. Phát hiện của họ chỉ
ra rằng các nhân tố ảnh hưởng tới sự thay đổi các kỹ thuật kế toán quản trị như ABC ở
Nam Phi khác với ở Anh là do sự thay đổi cấu trúc và biến động trong các nền kinh tế.
Hay nói cách khác, các nghiên cứu này kết luận các kỹ thuật kế toán quản trị được vận
dụng trong điều kiện tác động của bối cảnh chính trị, văn hóa và kinh tế (Hopper và cộng
sự, 2009).

Tại Ấn Độ, một nghiên cứu cho rằng tỷ lệ chấp nhận phương pháp ABC tại quốc gia này
là rất thấp. Tác giả Joshi (2001) cho biết hầu hết các công ty Ấn Độ phụ thuộc rất nhiều
17
vào các kỹ thuật kế toán quản trị truyền thống do sự đa dạng văn hóa và thiếu hiểu biết
trong việc áp dụng các phương pháp kế toán quản trị hiện đại như ABC. Bằng cách sử
dụng một công ty giả định, Roztocki và Weistroffer (2004) đã minh họa một mô hình bằng
cách tích hợp giữa chuỗi giá trị và phương pháp ABC với mục đích đánh giá đầu tư công
nghệ thông tin vào các nền kinh tế mới nổi. Thông tin thu được từ sự kết hợp này được
chứng minh là có lợi hơn cho các nhà quản trị phục vụ cho việc ra quyết định tối ưu và để
đạt được hiệu quả chi phí khi thực hiện đánh giá các khoản đầu tư công nghệ thông tin
được đề xuất.

Nghiên cứu thực nghiệm được thực hiện ở Thái Lan về việc vận dụng phương pháp ABC
do Chongruksut và Brooks (2005) tiến hành. Kết quả cho thấy tỷ lệ chấp nhận ABC là
35%, được cho là tương đối cao đặc biệt ở các nước đang phát triển. Họ cũng nhận thấy
rằng các doanh nghiệp càng có độ phức tạp về sản phẩm và dịch vụ thì càng có khả năng
áp dụng ABC do sự gia tăng ngày càng cao của yếu tố cạnh tranh và chi phí. Bên cạnh đó,
lợi ích thu được từ việc thực hiện ABC bao gồm: sản phẩm tính giá chính xác hơn; cải
thiện kiểm soát chi phí; đo lường hiệu suất tốt hơn; tăng lợi nhuận; và phát triển khả năng
cạnh tranh. Họ đã chứng minh rằng một yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến sự thành
công của phương pháp ABC là sự hỗ trợ từ các quản lý cấp cao, kết luận này cũng phù
hợp với các nghiên cứu trước. Tuy nhiên, trái ngược với hầu hết các tài liệu hiện tại về các
nhân tố làm cản trở việc triển khai phương pháp ABC, hầu hết các vấn đề mà những các
doanh nghiệp Thái Lan gặp phải là do các vấn đề kỹ thuật hơn là những vấn đề hành vi.
Abdul Majid và Sulaiman (2008) cũng đã tiến hành một nghiên cứu chuyên sâu về thực
trạng vận dụng phương pháp ABC, trường hợp tại 2 công ty ở Malaysia với mục tiêu là
tìm kiếm các nhân tố tác động đến việc thành công hay thất bại của việc áp dụng. Kết quả
cho thấy các nhân tố quản lý có tác động lớn hơn các nhân tố kỹ thuật trong quá trình triển
khai. Các yếu tố quản lý bao gồm: sự hỗ trợ từ quản lý cấp cao; đơn giản hóa quá trình
thực hiện ABC; sự hỗ trợ từ các phần mềm phù hợp; sự tham gia và cam kết đầy đủ của
tất cả các nhân viên có liên quan.

2.3. Áp dụng phương pháp ABC tại các doanh nghiệp

2.3.1. Áp dụng phương pháp ABC tại các doanh nghiệp sản xuất

Phương pháp này được áp dụng tại nhiều nơi trên thế giới và trên nhiều lĩnh vực như dược
phẩm, quản lí các bệnh viện, quản lí chuỗi cung ứng,... Chi phí dựa trên hoạt động là hữu
ích nhất trong các ngành sản xuất, nơi chi phí chung là một phần rất lớn của chi phí sản
xuất. Sự ra đời của các công nghệ tự động hóa và được điều khiển bằng kỹ thuật số có thể
làm giảm chi phí trực tiếp như nhân công trong khi tăng chi phí gián tiếp như bảo trì và
bảo trì máy móc, chương trình, vốn sẽ được coi là chi phí chung.

Chi phí dựa trên hoạt động đặc biệt quan trọng trong các ngành sản xuất vật liệu tùy chỉnh;
nguyên liệu tùy chỉnh thường yêu cầu nguyên liệu thô đắt hơn, được tính vào chi phí biến

18
đổi, nhưng cũng có thể yêu cầu thiết bị sản xuất khác nhau hoặc tiên tiến để xử lý các
nguyên liệu thô nói trên, mà có thể không hoàn toàn được tính vào giá của nguyên liệu thô
đó. Khi tự động hóa và phạm vi tiếp cận của các hệ thống điều khiển tiếp tục di chuyển
vào ngành công nghiệp sản xuất, các chi phí gián tiếp về bảo trì, bảo dưỡng và tiện ích trở
nên quan trọng hơn khi cố gắng phân biệt giá thành sản phẩm.

2.3.2. Các doanh nghiệp áp dụng phương pháp ABC

Ford áp dụng phương pháp ABC


Nhiều công ty ô tô sử dụng chi phí dựa trên hoạt động để xác định chi phí và định giá của
họ. Ví dụ, Ford đã quyết định rằng công ty cần loại hình xác định, xem xét cụ thể về các
bước chi phí riêng lẻ để xem những bước nào có thể được loại bỏ hoặc cải thiện.

Trong quá trình sản xuất dòng xe Chrysler, hàng trăm triệu đô la đã được tiết kiệm bằng
cách sử dụng chi phí dựa trên hoạt động để xác định và loại bỏ các bước vô ích, kém hiệu
quả hoặc dư thừa trong quá trình sản xuất của mình, điều này cũng giúp hợp lý hóa đáng
kể việc phát triển sản phẩm. Vì sản xuất ô tô và xe tải là một ngành công nghiệp lâu đời,
trong đó quy trình sản xuất có nhiều bước kết hợp để tạo ra sản phẩm cuối cùng, chi phí
dựa trên hoạt động là phương pháp lý tưởng miễn là công ty có đủ nguồn lực để thực hiện
quy trình này và tuân theo quy trình.

Coca-Cola áp dụng phương pháp ABC


Coca-Cola là một công ty khác sử dụng chi phí dựa trên hoạt động để xác định điểm giá
của mình. Coca-Cola cung cấp một danh mục sản phẩm lớn và thường có một lượng lớn
hàng tồn kho, đây có thể là một phần đáng kể trong chi phí sản xuất thường bị bỏ qua.
Coca-Cola đã sử dụng chi phí dựa trên hoạt động để đánh giá sự khác biệt giữa các sản
phẩm được bán trên toàn thế giới và các sản phẩm đặc biệt, được khu vực hóa mà họ có
thể không cung cấp trên thị trường toàn cầu. Sự tách biệt rõ ràng về 2 loại sản phẩm trên
đã cho phép họ thiết lập các mức giá trên từng thị trường, đảm bảo cho Coca cola lợi nhuận
đáng kể.

KẾT LUẬN
Với môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển đã
tác động mạnh mẽ đến việc sản xuất cũng như cung ứng hàng hóa, dịch vụ như hiện nay,
việc áp dụng phương pháp tính giá thành truyền thống không còn phù hợp nữa. Hầu hết
các quyết định của nhà quản trị trong việc lựa chọn cơ cấu sản phẩm, quyết định về giá
bán đều có liên quan đến chi phí sản xuất cũng như cung ứng sản phẩm đến người tiêu
dùng. Thông tin chi phí không chính xác sẽ dẫn các nhà quản trị đến quyết định sai lầm.
Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam nên lựa chọn phương pháp tính giá
thành chính xác hơn thay thế phương pháp tính giá thành truyền thống. ABC là một mô
hình tính giá thành chính xác và cung cấp thông tin linh hoạt đáng tin cậy mà các doanh
nghiệp Việt Nam có thể cân nhắc lựa chọn.
19
20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang (2014). Giáo trình Kế toán quản trị, NXB Đại học
Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
2. Trương Bá Thanh, Đinh Thị Thanh Hường. Vận dụng phương pháp tính giá dựa
trên cơ sở hoạt động trong các doanh nghiệp in. Tạp chí Khoa học và Công nghệ,
Đại học Đà Nẵng. 2009; 3 (32): 1-10
3. Cooper, R., Kaplan, R.S. Profit priorities from activity-based costing. Harvard
Business Review. 1991; 69: 130–135.
4. Cooper, R., and Kaplan, R. S. Profit priorities from activity-based costing. Harvard
Business Review. 1991; 130-137
5. Embapro (2019), Apple Activity Based Costing (ABC),
https://embapro.com/frontpage/abccostingco/13469-apple

6. Investor.apple.com,(2016).Apple Inc.-Annual Report, 11/2/2016


http://imwestot.apple.com/secfiling.cfm?filingid=1193125-11-282113&cik=

7. Money.cnn.com.(2016).AAPL-Apple Company Profile-CNNMoney.com,


11/2/2016 ,
http://money.cne.com/quote/profile/proflle.html?svmb=AAPL

21

You might also like