You are on page 1of 4

Họ và tên: Vũ Thị Uyên

MSV: 19031958
Khoa: Quốc tế học
Bài làm giữa kì
Câu 1: Phân tích vai trò của các dòng sông đối với sự phát triển của các
nền văn minh cổ đại phương Đông.
Trong thời cổ đại, tức là từ cuối thiên kỉ IV, đầu thiên kỉ III TCN, đến
những thế kỉ trước sau CN, ở phương Đông đã có bốn nền văn minh lớn
là Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc. Cả bốn trung tâm văn minh
này đều nằm trên những vùng có những dòng sông lớn xảy ra: sông Nile
ở Ai Cập, sông Euphrates và Tigris ở Tây Á, sông Ấn và sông Hằng ở Ấn
Độ, sông Hoàng Hà và Trường Giang ở Trung Quốc. Những dòng sông
này đều đóng một vai trò rất quan trọng, là yếu tố đầu tiên hình thành
nên những nền văn minh phát triển rực rỡ này:
 Những dòng sông lớn bồi đắp phù sa cho những vùng đất hai bên
bờ nên đất đai những nơi này trở nên màu mỡ, nông nghiệp có
điều kiện phát triển trong hoàn cảnh nông cụ còn thô sơ => sự
xuất hiện sớm của Nhà nước. Do đó, người dân ở đây sớm bước
vào xã hội văn minh.
 Những dòng sông góp phần vào việc buôn bán và trao đổi hàng
hóa giữa những vùng khác
 Văn minh phương Đông được hình thành trên nền nông nghiệp
lúa nước, vậy nên những nền văn minh đều nằm trên những con
sông lớn => thuận lợi tưới tiêu
Câu 2: Trình bày hiểu biết của anh/chị về Hindu giáo. Tại sao Hindu
giáo và Phật giáo cùng ra đời tại Ấn Độ nhưng Hindu giáo lại chiếm
ưu thế và trở thành tôn giáo quan trọng nhất trong xã hội Ấn Độ.
Hindu giáo:
 Thời gian xuất hiện: khoảng thế kỉ VIII, IX TCN
 Khoảng TK VII, đạo Phật suy sụp ở Ấn Độ, đạo Bàlamon phục
hưng, bổ sung nhiều yếu tố mới về kinh điển, nghi thức tế lễ...
 Từ đó đạo Bàlamon được gọi là đạo Hindu
 Đối tượng sùng bái: thần Brama, Siva và Visnu
 Đạo Hindu chia thành hai phái là phái thờ thần Visnu và phái
thờ thần Siva: vào buổi sáng, tín đồ phái Visnu dùng son vẽ lên
trán, tín đồ phái Siva thì bôi lên lông mày một vạch ngang bằng
than phân bò hoặc đeo ở tay, ở cổ cái linga. Tuy nhiên hai phái
vẫn đoàn kết với nhau, có khi cùng cúng tế trong một ngôi đền
 Chú trọng thuyết luân hồi, cho rằng con người sau khi chết, linh
hồn sẽ đầu thai nhiều lần
 Kinh thánh: ngoài Vêda, Upanisat còn có Mahabharata,
Bhagavad Gita, Ramayana, Purana
 Khi tế lễ, các tu sĩ thường xoa dầu, xức nước hoa cho tượng,
dùng thịt dê cùng các thức ăn uống khác để cúng thần
 Coi trọng sự phân chia đẳng cấp: đến thời kì này có thêm một
đẳng cấp nhỏ mới gọi là jati trên cơ sở 4 đẳng cấp cũ (varna).
 Duy trì lâu dài những tục lệ lạc hậu như tảo hôn, vợ góa hỏa
táng theo chồng, nếu không tuẫn tiết thì phải cạo trọc đầu và ở
vậy suốt đời
 Đây là tôn giáo chủ yếu của Ấn Độ, ngày nay có 80% tổng số
dân Ấn Độ theo đạo Hindu. Ngoài ra, đa số dân Nepal, Bali ở
Indonexia, gần 20% dân Băngladet và Xrilanca theo đạo này. ở
nước ta cũng có một bộ phạn đồng bào Chăm theo đạo này,
nhưng đã sửa đổi nhiều.
Nguyên nhân Hindu giáo và Phật giáo cùng ra đời tại Ấn Độ nhưng
Hindu giáo lại chiếm ưu thế và trở thành tôn giáo quan trọng nhất
trong xã hội Ấn Độ:
*Nguyên nhân khách quan:
 Do sự đối lập trong giáo lý của hai tôn giáo này. Đạo Phật cho
rằng vạn vật đều bình đẳng, vì thế đe dọa đến vị trí của giai cấp
Hindu giáo. Phật giáo cũng chống lại sự hiến tế động vật =>
những người Hindu giáo đã kết hợp với nhà cầm quyền chống lại
Phật giáo
 Những người theo Hindu giáo đã thực hiện chính sách đồng hóa
Phật giáo vào tôn giáo của họ như tuyên truyền Đức Phật là hóa
thân thứ 9 của thần Visnu, Phật giáo là một nhánh của Bàlamon
giáo...
 Do sự xâm nhập của các tôn giáo khác: người Hồi giáo Ả Rập
xâm lược Ấn Độ vào TK VII, TK XI là người Hồi giáo Thổ Nhĩ Kỳ.
Để tiện thiết lập tín ngưỡng của họ thì người Ả Rập đã đàn áp
mạnh mẽ các tôn giáo bản xứ.
 Do sự thụ động của chư Tăng và phật tử trước sự tàn sát của Hồi
giáo. Họ tin rằng Phật giáo sẽ bị tiêu diệt 1500 năm sau Đức Phật
nhập diệt nên khi bị đàn áp, họ đã không phản kháng
*Nguyên nhân chủ quan: Phật giáo thiếu một tổ chức chặt chẽ
và sự liên kết đồng nhất. Vậy nên sau cuộc tàn sát của người
Hồi giáo, Hindu giáo đã phục hồi trở lại còn Phật giáo bị diệt
vong

You might also like