You are on page 1of 1

1.3.

Quan điểm của HCM về xây dựng con người

 Ý nghĩa của việc xây dựng con người


Xây dựng con người là yêu cầu khách quan, cấp bách và lâu dài, có ý nghĩa chiến lược trong
sự nghiệp cách mạng
+ “Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” (HCM)
+ “Trồng người” là công việc lâu dài và gian khổ là công việc của văn hóa, giáo dục,
phải được tiến hành thường xuyên, song song với các nhiệm vụ phát triển lực lượng sản xuất
và quan hệ sản xuất trong suốt tiến trình cách mạng.
- Muốn xây dựng CNXH thì trước hết phải có con người xã hội
+ CNXH -> con người XHCN -> Chủ thể toàn bộ sự nghiệp xd CNXH
+ Đó là nhiệm vụ phải đặt ra từ đầu, có sự quan tâm của Đảng, NN, mỗi cá nhân
trong xh
+ Con người XHCN có 2 mặt gắn bó chặt chẽ: vừa kế thừa giá trị tốt đẹp truyền thống,
vừa hình thành những phẩm chất mới: tư tưởng, đạo đức XHCN,…

 Nội dung xây dựng con người


- HCM quan tâm xây dựng con người vừa “hồng”, vừa “chuyên”, tức là vừa “có đức”, vừa “có
tài”. Bởi có đức mà không có tài (hồng thắm mà không chuyên sâu) chỉ như ông bụt ngồi ở
chùa, chả làm lợi gì cho ai và chẳng hại đến ai thì xã hội ta không cần đến họ. Ngược lại, có
tài mà chẳng có đức, (chuyên sâu mà không hồng thắm) thì như anh làm kinh tế giỏi, nhưng
lại hay tham ô, thụt két, chỉ có lợi riêng cho anh ta, chẳng những không có ích gì cho xã hội
mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xã hội.
Chính vì vậy, họ là những con người có mục đích và lối sống cao đẹp, có bản lĩnh chính trị
vững vàng, những con người của chủ nghĩa xã hội, có tư tưởng, tác phong và đạo đức xã
hội chủ nghĩa và năng lực làm chủ.

 Phương pháp xây dựng con người:


+ Mỗi người cần tự rèn luyện, tu dưỡng đạo đức
+ Nêu gương, học hỏi lẫn nhau, nhất là người đứng đầu
+ Kết hợp với các chế tài, quy định của pháp luật
+ Giáo dục đúng đắn, học hỏi thường xuyên, liên tục.

You might also like