You are on page 1of 9

HỆ NỘI TIẾT

 Hoocmone là sản phẩm của 1 hay 1 số tế bào tạo ra :mô,tuyến.


 Hoạt động dựa theo đ khiển của các tế bào
 Truyền đi qua máu

 Một số mô tiết hocmon

 Nhau thai tiết HCG,estrogen,HCS,relaxin


 Thể vàng: estrogen, progesteron

Các tuyến nội tiết trong cơ thể:

VÙNG DƯỚI ĐỒI:


Vị trí: vùng dưới đồi là một vùng nhỏ ở trung tâm bộ não, nằm giữa tuyến
yên và đồi thị.Mặc dù có kích thước rất nhỏ, tuy nhiên vùng dưới đồi lại đóng
vai trò quan trọng trong sản xuất hormone cũng như kích thích nhiều quá trình
khác trong cơ thể.
Các chức năng của vùng dưới đồi bao gồm:
 Giải phóng hormone
 Điều hòa thân nhiệt
 Duy trì chu kỳ sinh lý hằng ngày
 Kiểm soát sự thèm ăn
 Quản lý hành vi tình dục
 Điều chỉnh cảm xúc
 Điều hòa hoạt động tuyến yên
Vùng dưới đồi có chức năng riêng biệt
 Hormone giải phóng ACTH - CRH:

Hormone này có liên quan đến phản ứng của cơ thể đối với các căng thẳng về
thể chất và tinh thần. Nó báo hiệu cho tuyến yên sản xuất ra một loại hormone
gọi là hormone vỏ thượng thận (ACTH). ACTH sẽ kích hoạt việc sản xuất
cortisol - một loại hormone gây căng thẳng.
 Hormone giải phóng TSH - TRH:
Hormone này giúp kích thích tuyến yên sản xuất ra hormone kích thích tuyến
giáp TSH. TSH đóng vai trò quan trọng trong chức năng của nhiều bộ phận cơ
thể như tim, hệ tiêu hóa và cơ bắp.
 Hormone giải phóng FSH và LH - GnRH:
Hormone này kích thích tuyến yên sản xuất các hormone sinh sản quan trọng,
chẳng hạn như hormone kích thích nang trứng (FSH) và hormone luteinizing
(LH).
 Oxytocin: liên quan đến hành vi tình dụng
Hormone này kiểm soát nhiều hành vi và cảm xúc quan trọng, như hưng phấn
trong tình dục, tin tưởng, công nhận và hành vi của người mẹ. Nó cũng liên
quan tới một số chức năng của hệ thống sinh sản, chẳng hạn như sinh con (điều
hòa cơ trơn co thắt) và cho con bú.
 Vasopressin:
Loại hormone này còn được gọi là hormone chống bài niệu (ADH). Nó điều
chỉnh mức nước trong cơ thể. Vasopressin giúp ngăn ngừa cơ thể khỏi bị mất
nước bằng cách giảm lượng nước tiểu và báo hiệu cho thận hấp thu bớt nước.

TUYẾN YÊN (QUAN TRỌNG)


- Tuyến yên hay còn gọi là tuyến não thùy là một tuyến nội tiết nằm ở sàn
não thất ba, trong hố yên của thân xương bướm. Đây là một tuyến quan
trọng giữ vai trò chỉ đạo hoạt động của hầu hết các tuyến nội tiết khác.
- Vai trò: là trung tâm chỉ huy các tuyến khác
- Có 3 thùy:
 Thùy trước: có 5 Hoocmon kích thích:
o GH: tăng trưởng → Ưu năng tuyến yên: Gây ra người khủng
lồ
Thiếu năng: gây ra người tí hon
o LH: thích thích thể vàng, liên quan chu kì rụng trứng (ở nữ),
o FSH: Buồng trứng/tinh hoàn
o Prolactin: tạo sữa
o TSH: tuyến giáp
 Thùy sau: tiết ra 3 Hm ức chế:
o ADH: chống bài niệu
o Oxytoxin: gây co bóp cơ tử cung khi sinh con
o
- Vài bệnh hay gặp:
TUYẾN GIÁP
- Tuyến giáp là một tuyến nội tiết quan trọng, được điều hòa hoạt động bởi
tuyến yên và lớn nhất trong cơ thể. Tuyến này nằm phía trước cổ, hình
dạng như con bướm, ngang hàng với các đốt xương sống C5 - T1, phía
trước có lớp da và cơ thịt, phía sau giáp với khí quản.
- Cấu tạo: Tuyến giáp có 2 thùy (thùy phải và thùy trái), mỗi thùy áp vào
mặt trước bên của sụn giáp và phần trên khí quản, và 1 eo tuyến nối 2
thùy với nhau. Tuyến màu nâu đỏ được cấu tạo bên ngoài bởi 1 lớp bao
xơ được tạo ra bởi lớp cân sau gắn tuyến vào sụn giáp, nên khi nuốt tuyến
di động theo thanh quản. Giáp trạng tiết các hormone thyroxine (T4)
và triiodothyronine (T3), nhận ảnh hưởng điều hòa của
hoocmôn TSH từ tuyến yên trên não. T4/T3 có chức năng điều hòa
nhiều chuyển hóa trong cơ thể(liên quan tới thay đổi cân nặng)
- Chức năng:

 Điều tiết lượng calci trong máu luôn duy trì nồng độ 1%; điều tiết
lượng phosphor trong máu.
 Tuyến giáp nằm ở hai bên đầu trước khí quản, xếp thành đôi.
 Kích tố của tuyến giáp chủ yếu là tyroxin được hình thành từ tyrosin
và iod.
 Tác dụng của tyroxin:
o Tăng cường quá trình trao đổi chất, kích thích sinh trưởng
phát dục.
o Kích thích hoạt động của tim, tăng cường sự co bóp.
o Tác động đến hoạt động của các tuyến sinh dục và tuyến
sữa.
o Tăng cường quá trình tạo nhiệt, làm tăng đường huyết.
o Kích thích sự phát triển và hoàn thiện hệ thần kinh.
 Nếu tuyến giáp hoạt động không tốt:
o Nếu thiếu iod trong thức ăn sẽ gây nhược năng tuyến giáp
với các biểu hiện: hạ thân nhiệt, trao đổi chất giảm, tăng
trưởng chậm, hoạt động sinh dục giảm, tim đập chậm.Ở
người xuất hiện bệnh bướu cổ, run tay và chứng đần độn.
o Hội chứng cường tuyến giáp(bệnh Basedo): do tuyến giáp
hoạt động quá mạnh có các biểu hiện: tăng thân nhiệt, tim
đập nhanh. Người mắc bệnh này có thể bị lồi mắt...
 Tuyến cận giáp, nằm cạnh tuyến giáp, tiết ra tyrocalcitonincos tác
dụng làm tăng sự hấp thu calci từ ống tiêu hóa vào máu và từ máu vào
xương, làm ổn định calci huyết.
Chú ý: Nếu thiếu calci thì tuyến giáp sẽ làm việc liên tục để lấy calci từ xương
vào máu (nhằm duy trì nồng độ 1% calci trong máu) và gây nên tình trạng rối
loạn tuyến giáp.
TUYẾN CẬN GIÁP
- Calcitonin, PTH: điều hào oxy trong máu, điều hào Ca vào máu hoặc vào
xương,

Tuyến Tụy
- Giải phóng Isulin, Glucogen

Các bệnh lý giáp trạng

 Suy giáp:giảm thân nhiệt,tiểu ít,……


 Suy giáp bẩm sinh
 Cường giáp(bướu cổ): tim đập nhanh,giảm cân,sợ nóng, tiết mồ hôi,
khó ăn, tiêu chảy, ……..
 Ung thư giáp trạng
 Bệnh Basedow
- Bệnh bướu cổ:
Do tuyến yên: thiếu T3,T4,thiếu iot.
TUYẾN YÊN:
Vị trí:tuyến yên nằm dưới vùng dưới đồi. Các hormone do nó tạo ra có
ảnh hướng tới sự tăng trưởng và sinh sản. Nó cũng có thể kiểm soát
chức năng của nhiều tuyến nội tiết khác.
Sản phẩm:

Hormone kích thích nang Tuyến Kiểm soát việc sản xuất trứng và tinh trùng
trứng (FSH) yên

Hormone luteinizing (LH) Tuyến Kiểm soát sản xuất estrogen và testosterone, cũng
yên như sự rụng trứng

Melatonin Tuyến Kiểm soát chu kỳ ngủ và thức


yên

Oxytocin Tuyến Giúp cho con bú, sinh con và tạo sự liên kết mẹ con
yên

Prolactin Tuyến Thúc đẩy sản xuất sữa mẹ


yên

TUYẾN TÙNG:
 Đây là tuyến được tìm thấy ở giữa bộ não, rất quan trọng với chu kỳ
thức ngủ. Tuyến tùng quả (pineal gland) là một tuyến nội tiết nhỏ
nằm ở hệ thần kinh. Tuyến tùng là một tuyến nội tiết nhỏ nằm trong
não của các loài động vật có xương sống, ở vùng biểu mô, gần trung
tâm não bộ, giữa hai bán cầu và được giấu kín trong một cái rãnh, nơi
mà hai mảnh của đồi thị (thalamus) gặp nhau. Tuyến tùng chứa chủ
yếu là pinealocytes, là những tế bào sản xuất hormone melatonin và
các tế bào thần kinh đệm-một loại tế bào não đặc biệt hỗ trợ tế bào
thần kinh (các tế bào truyền thông tin đến các tế bào khác).
Chức năng của tuyến tùng:
 Đồng hồ sinh học
Tuyến tùng hoạt động như một cái đồng hồ trong cơ thể con người để nhận biết
mọi thay đổi lượng ánh sáng mặt trời từ ngày đến đêm hoặc giữa các mùa khác
nhau qua đó điều chỉnh nhịp sinh học trong cơ thể. Khi đồng hồ báo đêm đến
thì tuyến tùng tiết ra melatonin tạo ra cảm giác buồn ngủ.
 Chuyển hóa xương
Những thay đổi trong chức năng của tuyến tùng có thể ảnh hưởng đến chuyển
hóa xương, đồng thời phụ nữ sau mãn kinh dễ bị loãng xương hơn đáng kể so
với các nhóm khác. Chức năng của tuyến tùng có xu hướng suy giảm theo tuổi
tác. Việc bổ sung melatonin theo đường uống có tác dụng tăng khối lượng
xương có thể được sử dụng trong tương lai để bảo vệ chống loãng xương sau
mãn kinh.
 Sức khỏe tinh thần
Giấc ngủ và sức khỏe tinh thần có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Một số rối
loạn sức khỏe tâm thần cũng có thể làm cho bạn khó ngủ hơn. Một trạng thái
tinh thần được chứng minh là có mối quan hệ chặt chẽ với ánh sáng. Trong bệnh
lý rối loạn cảm xúc theo mùa là một dạng trầm cảm ảnh hưởng đến tâm trạng
của một người và có xu hướng xảy ra khi mức độ ánh sáng thấp. Điều này có
thể là do những thay đổi của tuyến tùng tiết ra melatonin. Tuy nhiên, những
nghiên cứu gần đây cho thấy melatonin không có bất kỳ ảnh hưởng nào đến rối
loạn tâm trạng.
 Chi phối chức năng tuyến yên
Tuyến yên là một tuyến ở vùng dưới đồi có chức năng điều tiết nội tiết tố, bao
gồm cả sự tăng trưởng và chức năng tuyến giáp. Nghiên cứu gần đây đã cho
thấy rằng tuyến tùng có thể ảnh hưởng thay đổi hoạt động của tuyến yên.
Melatonin do tuyến tùng tiết ra có thể ngăn chặn tuyến yên tiết ra các hormone
đóng vai trò thiết yếu trong sự phát triển của buồng trứng và tinh hoàn và điều
chỉnh các chức năng như chu kỳ kinh nguyệt.
TUYẾN CẬN GIÁP:
 Vị trí: cũng nằm ở phía trước cổ, đóng vai trò quan trọng trong duy trì
kiểm soát nồng độ canxi trong xương và máu.
 Tuyến ức: Nằm ở thân trên, tuyến ức hoạt động cho tới tuổi dậy thì và
sản xuất các hormone quan trọng cho sự phát triển của tế bào bạch cầu
T.
TUYẾN THƯỢNG THẬN:
 Vị trí : nó được tìm thấy trên đầu mỗi quả thận, có vai trò sản xuất các
hormone quan trọng để điều chỉnh chức năng như huyết áp, nhịp tim
và phản ứng căng thẳng.

 Gồm có 3 miền vỏ: gồm ba lớp: lớp cầu, lớp sợi, lớp lưới.

 Lớp ngoài (lớp cầu) tiết hormon điều hòa các muối khoáng (các
chất điện giải), trong đó, quan trọng nhất
là hormone aldosterone , có tác dụng giữ các ion Na  và thải
+

K+ trong máu, giúp điều hòa huyết áp.


 Lớp giữa (lớp bó) tiết hormon điều hòa đường huyết, trong đó
có Cortisol là hormon có tác dụng chuyển
hóa glucose từ protein và lipid). Khi cơ thể cần, dưới tác dụng
của Cortisol, glucose có thể được tổng hợp từ amino
acid và axit béo do sự phân giải của protein và lipid.
 Lớp trong (lớp lưới) tiết hormon điều hòa sinh dục nam tính,
trong đó chủ yếu là anđrôgen, ngoài ra còn có một lượng không
đáng kể ơstrôgen. Anđrôgen có tác dụng lên sự phát triển các
đặc tính nam. Trong quá trình phát triển phôi, sự phân hóa giới
tính nam chủ yếu là do tác dụng của anđrôgen. Đến tuổi dậy
thì, anđrôgen cùng với hormon tinh hoàn (testôstêrôn) kích
thích cơ quan sinh dục phát triển. Tuyến trên thận ở nữ cũng tiết
loại hormon này, nếu tiết nhiều trong thời kì còn là thai nhi, có
thể phát triển tính nam (thể hiện ở cơ quan sinh sản về bề ngoài
hơi giống nam giới).

 Miền tủy: là một bộ phận thuộc hệ thần kinh giao cảm, được coi
như hạch giao cảm, bao gồm các noron sau hạch đã bị biến đổi, chỉ
có thân mà không có sợi nhánh và sợi trục được chi phối bởi
các sợi trước hạch của hệ giao cảm. Khi bị kích thích, các tế bào
tuyến tiết ra adrenalin và noradenalin có tác dụng giống với thần
kinh giao cảm, nhưng hiệu quả có tác dụng kéo dài hơn khoảng
mười lần vì chúng bị phân hủy chậm hơn chất truyền tin thần
kinh (chất môi giới thần kinh). Tác dụng của hormon tủy tuyến trên
thận là làm tăng nhịp tim, tăng lực co tim, tăng nhịp thở, dãn phế
quản, tăng huyết áp, tăng đường huyết.
Các hoocmone của tuyến tụy:

Aldosterone Tuyến thượng Kiểm soát cân bằng nước và muối của cơ
thận thể

Cortisol Tuyến thượng Đóng vai trò trong phản ứng căng thẳng
thận

Dehydroepiandrosterone sulfate Tuyến thượng Hỗ trợ sản xuất mùi cơ thể và sự phát triển
(DHEA) thận của lông ở tuổi dậy thì

TUYẾN TỤY
Vị trí: nằm trong khoang bụng, ở vùng bụng trên bên trái và vị trí của nó là ở
phía sau dạ dày, có chức năng kiểm soát lượng đường trong máu.
Sản phẩm:
Glucagon Tuyến tụy Giúp tăng mức đường huyết

Insulin Tuyến tụy Giúp giảm lượng đường trong máu

 Giải thích cơ chế hoạt động:

 Khi nồng độ glucose trong máu bị hạ thấp, các tế bào tuyến tụy sẽ có
nhiệm vụ tiết ra glucagon để tăng mức đường huyết. Glucagon hoạt động
bằng cách kích thích tạo ra glucose và đồng thời phân hủy glycogen thành
glucose trong gan. 

 Khi nồng độ glucose trong máu tăng cao, các tế bào của tuyến tụy sẽ tiết
ra insulin nhằm mục đích làm giảm lượng glucose trong máu. Insulin làm
giảm lượng glucose trong máu bằng cách tạo điều kiện cho những tế bào
(đặc biệt là những tế bào ở cơ xương) hấp thụ và kích thích việc sử dụng
nó để tạo ra protein, chất béo cũng như carbohydrate. 

 Các vấn đề liên quan đến tuyến tụy:

 Viêm tụy

Đây là tình trạng tuyến tụy bị viêm trong quá trình bài tiết enzym, tuyến tụy có
thể tích tụ và tiêu hoá chính cơ quan này. Bệnh có thể gây ra những cơn đau cấp
tính kéo dài trong một vài ngày nhưng cũng có thể phát triển thành bệnh mạn
tính và kéo dài nhiều năm.

 Ung thư tuyến tụy

Viêm tụy mạn tính không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới tình trạng ung
thư tụy. Bên cạnh đó, một số thói quen xấu như hút thuốc lá, uống rượu bia
cũng khiến nguy cơ ung thư tụy tăng cao. 

BUỒNG TRỨNG

Vị trí: Buồng trứng là tuyến sinh dục của nữ, vừa có chức năng nội tiết (tiết
ra các hormon sinh dục nữ quyết định giới tính phụ như estrogen và
progesteron), vừa có chức năng ngoại tiết (sự rụng trứng). Trên cơ thể người
có hai buồng trứng: một bên phải và một bên trái.
Chức năng nội tiết của buồng trứng:
Buồng trứng là 1 tuyến nội tiết của cơ thể, bài tiết 2 hormon sinh dục quan trọng
là: estrogen và progesteron
 Estrogen: Estrogen là hợp chất steroid, được tổng hợp ở buồng trứng từ
cholesterol và có thể cả từ acetyl coenzym A, có 3 loại estrogen có mặt
trong huyết tương là: estradiol, estron và estriol. Tác dụng của estrogen là
làm xuất hiện và bảo tồn đặc tính sinh dục nữ thứ phát kể từ tuổi dậy thì
bao gồm phát triển các cơ quan sinh dục, phát triển lớp mỡ dưới da, giọng
nói trong, dáng mềm mại, vai hẹp hông nở. Estrogen còn tác dụng vào tử
cung, cổ tử cung, vòi trứng. Tất cả tác dụng của estrogen lên ống dẫn
trứng đều nhằm giúp trứng đã thụ tinh di chuyển dễ dàng vào tử cung.
Ngoài ra estrogen còn tác dụng lên âm đạo, lên tuyến vú, chuyển hoá và
xương. Do những tác dụng kể trên, nếu thiếu estrogen (ở người già) sẽ
gây hiện tượng loãng xương.
 Progesterol: cũng như estrogen, progesterol là hợp chất steroid được tổng
hợp từ cholesterol hoặc acetyl coenzym A. Tác dụng quan trọng nhất của
progesterol là kích thích sự bài tiết ở niêm mạc tử cung vào nửa sau của
chu kỳ kinh nguyệt, chuẩn bị niêm mạc tử cung ở trạng thái sẵn sàng đón
trứng đã thụ tinh vào làm tổ. Estrogen làm giảm co bóp cơ tử cung do đó
ngăn cản việc đẩy trứng đã thụ tinh ra ngoài và tạo môi trường yên ổn cho
thai phát triển. Ngoài ra, progesterol còn tác dụng lên cổ tử cung, vòi
trứng, tuyến vú và thân nhiệt.
Các bệnh thường gặp:

 U nang buồng trứng


 Buồng trứng đa nang
 Suy buồng trứng
 Ung thư buồng trứng
 Viêm buồng trứng

You might also like