You are on page 1of 54

Đồ án môn học: Thiết kế hệ thống xử lý khí thải lò hơi dùng dầu FO công suất hơi 5T/h

MỤC LỤC
CHƯƠNG I:TỔNG QUAN VỀ DẦU FO VÀ KHÍ THẢI TỪ LO HƠI DÙNG DẦU
FO ........................................................................................................................................ 3
1.1.Tổng quan về dầu FO .............................................................................................. 3
1.2.Khí thải chủ yếu từ lò hơi ........................................................................................ 6
1.3.Đặc điểm khí thải lò hơi đốt bằng dầu FO ............................................................. 6
1.4.Tổng quan về khí thải .............................................................................................. 8
1.4.1 Tổng quan về khí SO2 ................................................................................... 8
1.4.2 Tổng quan về bụi ........................................................................................... 9
1.5.Thực trạng dùng dầu FO tai TP HCM .................................................................. 9
CHƯƠNG II:CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ KHÍ THẢI .......................................... 11
I.Các phương pháp xử lý khí thải ............................................................................... 11
I.1. Phương pháp hấp thụ ........................................................................................ 11
I.2.Phương pháp hấp phụ......................................................................................... 12
I.3.Phương pháp đốt ................................................................................................. 13
II.Ưu và nhược điểm của các phương pháp .............................................................. 13
II.1 Phương pháp hấp thụ ........................................................................................ 13
II.2. Phương pháp hấp phụ ...................................................................................... 14
II.3. Phương pháp đốt............................................................................................... 14
III.Một số phương pháp hấp thụ S02 .......................................................................... 15

CHƯƠNG III:ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ ........................................................ 17


3.1Tính toán tải lượng các chất ô nhiễm do đốt dầu FO .......................................... 17
3.1.1 Lựa chọn phương pháp xác định tải lượng ................................................... 17
3.1.2. Lựa chọn hệ số phát thải ô nhiễm ................................................................. 17
3.1.3. Tính tải lượng và nồng độ .............................................................................. 17
3.2.Đề xuất quy trình công nghệ xử lý ........................................................................ 18
3.3.Thuyết minh quy trình công nghệ ........................................................................ 21

1
GVHD:PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
SVTT: Đặng Quốc Cường (msvs:0510020031)
Đồ án môn học: Thiết kế hệ thống xử lý khí thải lò hơi dùng dầu FO công suất hơi 5T/h

CHƯƠNG IV:TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ THIẾT BỊ ............................................. 23


4.1.TÍNH TOÁN QUÁ TRÌNH HẤP THỤ ................................................................ 23
4.1.1 Đầu vào ......................................................................................................... 23
4.1.2 Đầu ra................................................................................................................ 24
4.1.3. Xác định phương trình cân bằng .................................................................. 25
4.1.4. Xác định phương trình đường làm việc .................................................... 27
4.2.TÍNH TOÁN THÁP HẤP THỤ ............................................................................ 29
4.2.1 Chọn vật liệu đệm ........................................................................................ 29
4.2.2 Vận tốc khí đi trong tháp............................................................................ 29
4.2.3 Tính đường kính tháp hấp thụ .................................................................... 30
4.2.4 Tính chiều cao tháp hấp thụ ........................................................................ 31
4.2.5 Tính trở lực tháp .......................................................................................... 36
4.3.Tính các công trình phụ trợ .................................................................................. 36
4.3.1 Tính bơm ....................................................................................................... 36
4.3.2 Tính quạt ........................................................................................................... 38
4.4.TÍNH TOÁN CƠ KHÍ ........................................................................................... 39
4.4.1 Tính bề dày thân tháp ................................................................................. 40
4.4.2 Tính nắp và đáy thiết bị .............................................................................. 42
4.4.3 Tính đường ống dẫn khí vào ra ................................................................. 43
4.4.4 Tính đường ống dẫn lỏng vào ra ................................................................ 44
4.4.5 Tính bích ...................................................................................................... 45
4.4.6 Tính các thiết bị phụ khác .......................................................................... 47
CHƯƠNG 5:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 52
5.1 . KẾT LUẬN ................................................................................................ 52
5.2 . KIẾN NGHỊ ............................................................................................... 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 54

2
GVHD:PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
SVTT: Đặng Quốc Cường (msvs:0510020031)
Đồ án môn học: Thiết kế hệ thống xử lý khí thải lò hơi dùng dầu FO công suất hơi 5T/h

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ DẦU FO VÀ KHÍ THẢI TỪ LO HƠI DÙNG DẦU FO
1.1 Tổng quan về dầu FO
Dầu FO, còn được gọi là dầu nhiên liệu hay dầu Mazut, là phân đoạn nặng thu được
khi chưng cất dầu thô parafin và asphalt ở áp suất khí quyển và trong chân không. Các
dầu FO có điểm sôi cao. Trong kĩ thuật đôi khi người ta còn chia thành dầu FO nhẹ và
FO nặng. Vì thế, các đặc trưng hoá học của dầu mazut có những thay đổi đáng kể nhưng
không phải tất cả các đặc trưng này ảnh hưởng tới việc sử dụng chúng làm nhiên liệu
và các kỹ thuật sử dụng để đạt hiệu quả cao.
Dầu FO được sử dụng làm nhiên liệu đốt lò trong công nghiệp nồi hơi, lò nung, lò
đốt dạng bay hơi, dạng ống khói hoặc cho các loại động cơ đốt trong của tàu biển,...
Nhiệt trị của dầu FO là 10,175 kcal/kg và tỷ trọng là 0,7 – 0,97 kg/l.
Phân loại:
 Dầu FO nhẹ có độ sôi 200-3.000C, tỷ trọng 0,88 - 0,92.

 Dầu FO nặng có độ sôi lớn hơn 3.200C và tỷ trọng 0,92 - 1,0 hay cao hơn. Độ nhớt
của dầu FO rất cao và thay đổi trong phạm vi rộng từ 250-7.000 đơn vị Red-Wood
chuẩn, trong khi đó độ nhớt của dầu đo chỉ là 40-70 đơn vị.
Các chỉ tiêu xác định chất lượng của dầu FO
 Hàm lượng lưu huỳnh:
Nhiên liệu đốt lò thường chứa một lượng lưu huỳnh khá lớn, nồng độ của nó thay
đổi tuỳ theo loại.Lưu huỳnh tồn tại trong nhiên liệu đốt lò dưới nhiều dạng khác
nhau, thông thường là dưới dạng các hợp chất sulfua, disulfua hay dưới dạng di
vòng. Khi bị đốt cháy lưu huỳnh sẽ chuyển thành SO2, khí này cùng với khói thải
sẽ được thoát ra ngoài, trong thời gian này chúng có thể tiếp xác với oxy để chuyển
một phần thành khí SO3. Khi nhiệt độ của dòng khí thải xuống thấp thì các khí này
sẽ kết hợp với hơi nước để tạo thành các axit tương ướng, đó chính là các axit vô
cơ có độ ăn mòn các kim loại rất lớn. Thực tế thì các axit sulfuaric sẽ gây ăn mòn
ở nhiệt độ thấp hơn 100 ÷ 150oC, còn axit sulfuarơ chỉ gây ăn mòn ở nhiệt độ thấp
hơn 40 ÷ 50oC.
Để hạn chế sự ăn mòn này thì người ta thường dùng các phương pháp sau:
- Dùng nhiên liệu đốt lò có hàm lượng lưu huỳnh thấp
-Giảm lượng không khí thừa trong dòng khí
- Gửi cho bề mặt trao đổi nhiệt lớn hơn nhiệt độ điểm sương của các khí

3
GVHD:PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
SVTT: Đặng Quốc Cường (msvs:0510020031)
Đồ án môn học: Thiết kế hệ thống xử lý khí thải lò hơi dùng dầu FO công suất hơi 5T/h

- Dùng một số kim loại hoặc oxyt kim loại (MgO, CaO) để chuyển SO2 thành các
hợp chất không ăn mòn. CaO + SO2 + 1/2O2 = CaSO4
 Phương pháp này vừa giảm được ăn mòn vừa giảm ô nhiễm môi trường do
SO2, SO3 trong khói thải.Ngoài vấn đề ăn mòn thì khi hàm lượng lưu huỳnh
càng cao càng làm giảm nhiệt trị của nhiên liệu đốt lò.
 Độ nhớt
Cũng giống như nhiên liệu Diesel hay nhiên liệu phản lực, trước khi bị đốt cháy
nhiên liệu được phun ra dưới dạng các hạt sương, từ các hạt sương này nhiên liệu
sẽ bay hơi tạo với không khí hỗn hợp cháy. Quá trình bay hơi nhanh hay chậm phụ
thuộc nhiều vào bản chất của nhiên liệu, kích thước của các hạt sương dầu khi
phunra.
Ở gốc độ của độ nhớt thì ảnh hưởng của nó như sau: khi độ nhớt lớn thì kích thước
của các hạt sương phun ra lớn, động năng của nó lớn nên không gian trộn lẫn của
nhiên liệu với không khí lớn. Tuy nhiên khi kích thước của các hạt lớn thì khả
năng bay hơi để tạo hỗn hợp cháy sẽ kém, điều này sẽ làm cho quá trình cháy
không hoàn toàn, làm giảm nhiệt cháy và thải ra nhiều chất gây ô nhiễm cho môi
trường.
Ngoài ảnh hưởng đến quá trình cháy thì khi độ nhớt lớn sẽ làm tăng trở lực ma sát
trong hệ thống bơm.
 Tỷ trọng

Tỷ trọng là một đại lượng rất quan trọng đối với nhiên liệu đốt lò bởi nó liên quan
đến bản chất của nhiên liệu, độ nhớt, độ bay hơi nghĩa là nó liên quan đến quá trình
cháy của nhiên liệu, tất cả những vấn đề này ta đã đề cập đến ở trên.
Ngoài ra, trong quá trình xử lý nhiên liệu, người ta tách loại nước bằng phương
pháp ly tâm do đó yêu cầu tỷ trọng của nhiên liệu và nước phải khác nhau để đảm
bảo cho quá trình tách loại có hiệu quả. Trong quá trình vận chuyển hay tồn chứa
thì nước thường lẫn vào trong nhiên liệu, khi sự chênh lệch tỷ trọng của hai loại
này lớn sẽ giúp cho quá trình lắng tách nước cũng tốt hơn.
 Hàm lượng nước

Nước không phải là thành phần của dầu mỏ nhưng nó luôn có mặt trong dầu thô
hay trong tất cả các sản phẩm của dầu mỏ. Sự có mặt của nước luôn gây ra những
tác hại nhất định. Nước có mặt trong dầu thô hay các sản phẩm có thể từ các nguồn
gốc sau:

4
GVHD:PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
SVTT: Đặng Quốc Cường (msvs:0510020031)
Đồ án môn học: Thiết kế hệ thống xử lý khí thải lò hơi dùng dầu FO công suất hơi 5T/h

- Trong dầu thô ban đầu nhưng không tách loại hết trong quá trình xử lý
- Do sự thở của các bồn chứa
- Do thủng ở các thiết bị đun nóng lại
- Do lỗi ở các chổ nối
- Nước trong nhiên liệu có thể gây ra những tác hại như sau:
- Sự rít bơm
- Hiện tượng xâm thực
- Quá trình bay hơi lớn dẫn đến hoạt động của mỏ đốt không bình thường
- Sự có mặt của nước sẽ gây rỉ trong bảo quan.
 Cặn Carbon
Để đánh giá khả năng tạo cặn, người ta thường sử dụng tiêu chuẩn đặc trưng là
độ cốc hoá, tùy theo phương pháp tiến hành xác định cặn mà cặn thu được gọi là
cặn crcbon conradson hoặc cặn carbon rabostton.
Hàm lượng cặn cacbon conradson trong dầu nhiên liệu đốt lò thường dao động từ
5 - 10% khối lượng, có khi lên đến 20% khối lượng.
Tỷ lệ cao cặn cacbon conradson trong nhiên liệu đốt lò cao luôn luôn gây trở ngại
cho quá trình cháy, làm tăng hàm lượng bụi của các chất thải rắn trong dòng khí
thải.
 Hàm lượng tro

Các hợp chất cơ kim và muối có trong dầu mỏ đều tập trung đa phần ở dầu cặn,
khi đốt nó biến thành tro. Tro có nhiều trong nhiên liệu đốt lò sẽ làm giảm hiệu
quả sử dụng như gây tắc ghi lò, làm giảm khả năng truyền nhiệt của lò, ở nhiệt độ
cao một số kim loại như vanadi có thể kết hợp với sắt để tạo ra những hợp kim
tương ứng có nhiệt độ nóng chảy thấp do đó dễ dẫn đến sự thủng lò ...
 Nhiệt trị
Nhiệt trị là một chỉ tiêu chất lượng quan trọng của nhiên liệu đốt lò. Thường thì
nhiệt trị của nhiên liệu đốt lò khác cao (>10000 cal/g) đây chính là một trong những
yếu tố chính làm cho nhiên liệu đốt lò được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp.
Nhiệt trị này phụ thuộc vào thành phần hoá học. Nếu trong thành phần nhiên liệu
đốt lò càng có nhiều hydrocacbon mang đặc tính parafinic, càng có ít hydrocacbon
thơm nhiều vòng và trọng lượng phân tử càng bé thì nhiệt năng của chúng càng
cao.
Những thành phần không thuộc loại hydrocacbon trong dầu cặn cũng có ảnh
hưởng rất lớn đến nhiệt trị của nó. Các hợp chất lưu huỳnh trong dầu mỏ tập trung

5
GVHD:PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
SVTT: Đặng Quốc Cường (msvs:0510020031)
Đồ án môn học: Thiết kế hệ thống xử lý khí thải lò hơi dùng dầu FO công suất hơi 5T/h

chủ yếu vào dầu cặn. Sự có mặt của lưu huỳnh đã làm giảm bớt nhiệt năng của dầu
cặn, khoảng 85 kcal/kg tính cho 1% lưu huỳnh.

 Điểm chớp cháy


Cũng giống như những sản phẩm phẩm dầu mỏ khác, đối với nhiên liệu đốt lò thì
điểm chớp cháy cũng đặc trưng cho mức độ hỏa hoạn của nó.Ngoài những chỉ
tiêu trên thì nhiên liệu đốt lò còn phải đạt những chỉ tiêu chất lượng khác như
điểm đông đặc, độ ổn định oxy hoá…

1.2 Khí thải chủ yếu từ lò hơi


Khí SO2 là sản phẩm chủ yếu của quá trình đốt cháy các nhiên liệu có chứa
lưu huỳnh (S) như than,…hay nguyên liệu chứa lưu huỳnh như đốt quặng Pirit sắt
(FeS2), đốt cháy lưu huỳnh,…trong quá trình sản xuất axit Sunfuric (H2SO4). Trong
tự nhiên, SO2 được phát tán trong không khí chủ yếu là do đốt than, và một phần do
núi lửa phun.
Trong lò hơi, khí SO2 chủ yếu sinh ra từ quá trình đốt nhiên liệu bằng than đá hoặc
dầu F.O.
1.3 Đặc điểm khí thải lò hơi đốt bằng dầu FO
Lò hơi đốt bằng dầu FO là loại phổ biến nhất hiện nay. Dầu FO là một phức hợp
của hợp chất cao phân tử. Dầu FO dạng lỏng có lượng sinh nhiệt cao. Độ tro ít nên
ngày càng được sử dụng rộng rãi. Mặt khác, vận hành lò hơi đốt dầu FO đơn giản
và khá kinh tế.
Khí thải của lò hơi đốt bằng dầu F.O thường có các chất sau: CO2, CO, SO2, SO3,
NOx, hơi nước…Ngoài ra còn có một hàm lượng nhỏ tro và các hạt tro rất nhỏ trộn
lẫn với dầu cháy không hết tồn tại dưới dạng sol khí mà ta thường gọi là mồ hóng.
- Lượng khí thải:
Lượng khí thải khi đốt dầu FO ít thay đổi; nhu cầu không khí cần cấp cho đốt cháy
hết 1kg dầu FO là VO20 = 10,6 kg/m3.

6
GVHD:PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
SVTT: Đặng Quốc Cường (msvs:0510020031)
Đồ án môn học: Thiết kế hệ thống xử lý khí thải lò hơi dùng dầu FO công suất hơi 5T/h

Lượng khí thải sinh ra khi đốt 1kg dầu FO là: VC20  11,5 m3/kg  13,8 kg khí thải/
1 kg dầu.
- Nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải:
Với dầu FO đúng theo tiêu chuẩn chất lượng, khi đốt cháy trong lò hơi sẽ có nồng
độ các chất trong khí thải như trong bảng sau:
Bảng 1.1 Nồng độ các chất trong khí thải lò hơi đốt dầu F.O trong điều kiện
cháy tốt
Chất gây ô nhiễm Nồng độ (mg/m3)
SO2 và SO3 5217 – 7000
CO 50
Tro bụi 280
Hơi dầu 0,4
NOx 428
(Sổ tay hướng dẫn xử lý ô nhiễm môi trường trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp
– Xử lý khói lò hơi – Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường Tp.HCM)
Bảng 1.2 Các chất ô nhiễm trong khói thải lò hơi
Loại lò hơi Chất ô nhiễm
Lò hơi đốt bằng củi Khói + tro bụi + CO + CO2
Lò hơi đốt bằng than đá Khói + tro bụi + CO + CO2 + SO2 + SO3 + NOx
Lò hơi đốt bằng dầu F.O Khói + tro bụi + CO + CO2 + SO2 + SO3 + NOx
(Sổ tay hướng dẫn xử lý ô nhiễm môi trường trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp
– Xử lý khói lò hơi – Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường Tp.HCM)
- CO: là sản phẩm của quá trình cháy trong điều kiện thiếu O2, CO gây ức chế sự
hô hấp của động vật và tế bào thực vật. Có thể gây tử vong cấp kì ở nồng độ 0,8
ppm.

7
GVHD:PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
SVTT: Đặng Quốc Cường (msvs:0510020031)
Đồ án môn học: Thiết kế hệ thống xử lý khí thải lò hơi dùng dầu FO công suất hơi 5T/h

- NOx: bao gồm NO, NO2… là những chất ô nhiễm do quá trình đốt cháy nhiên
liệu phát thải vào bầu khí quyển, trong đó ở gần ngọn lửa khí NO chiếm 90 –
95% và phần còn lại là NO2.
- SOx: hầu hết các loại nhiên liệu lỏng đều có chứa lưu huỳnh trong dầu đốt. Khi
cháy thành phần lưu huỳnh trong nhiên liệu phản ứng với oxy tạo thành khí oxit
lưu huỳnh, trong đó khoảng 99% là khí sunfua đioxit SO2.
- Bụi: trong sản phẩm cháy của các nguyên liệu lỏng, rắn hầu hết đều có mang
theo bụi; nhiên liệu khi cháy sinh ra một hàm lượng bụi lớn nhưng nhất thiết cần
được xử lý để tránh bụi phát tán ra môi trường gây ra các bệnh liên quan đến
đường hô hấp và làm mất vệ sinh môi trường xung quanh nguồn thải.

1.4 Tổng quan về khí thải


1.4.1 Tổng quan về khí SO2
o Khí sunfurơ là chất khí không màu ,có mùi hăng cay khi nồng độ trong khí
quyển là 1ppm,là sản phẩm của quá trình đốt cháy các nhiên liệu có chứa lưu
huỳnh (ví dụ dầu FO).
0 0
o SO2 có nhiệt độ nóng chảy ở -75 C và nhiệt độ sôi ở -10 C
0
o SO2 rất bền nhiệt((ΔH tt =- 296,9kJ/mol).
o Khí SO2 là một chất khí ô nhiễm khá điển hình.SO2 có khả năng hòa tan trong
nước cao hơn các khí gây ô nhiễm khác nên dễ phản ứng với cơ quan hô hấp
của con người và động vật.
o Độc tính chung của SO2 thể hiện ở rối loạn chuyển hoá protein và đường,thiếu
vitamin B,C ức chế enzyme oxydaza. Khi hàm lượng thấp, SO2 có th ể làm
sưng viêm mạc.
Bảng 1.3 Liều lượng gây độc
mg SO2/m3 Tác hại
20 – 30 Giới hạn gây độc tính
50 Kích thích đường hô hấp, ho
130 – 260 Liều nguy hiểm sau khi hít thở (30 – 60 phút)

8
GVHD:PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
SVTT: Đặng Quốc Cường (msvs:0510020031)
Đồ án môn học: Thiết kế hệ thống xử lý khí thải lò hơi dùng dầu FO công suất hơi 5T/h

1000 – 1300 Liều gây chết nhanh (30 – 60 phút)

o SO2 làm thiệt hại đến mùa màng, nhiễm độc cây trồng.Khí SO2 trong khí
quyển khi gặp các chất oxy hóa dưới tác động của nhiệt độ,ánh sáng chúng
chuyển thành SO3.Khi gặp nước SO3 + H2O = H2SO4 là nguyên nhân gây
nên mưa axit gây thịêt hại lớn.Nhà cửa,kiến trúc công trình làm bằng kim
loại dễ bị ăn mòn, động vật và thực vật chậm phát triển hoặc chết.

1.4.2 Tổng quan về bụi


o Ô nhiễm bụi gây tác hại đến sức khoẻ đặc biệt nếu bụi chứa các chất độc
hại . Thành phần hoá học ,thời gian tiếp xúc là các yếu tố ảnh hưởng đến
các cơ quan nội tạng . Mức độ bụi trong bộ máy hô hấp phụ thuộc vào
kích thước ,hình dạng, mật độ hạt bụi và cá nhân từng người.
o Bụi đất đã không gây ra các phản ứng phụ trong cơ thể do có đặc tính trơ
và không chứa các hợp chất có tính độc hại.Bụi đất ,cát có kích thước lớn
(bụi thô) ,nặng , ít có khả năng di vào phế nang phổi , ít ảnh hưởng đến
sức khoẻ.
o Bụi than tạo thành trong quả trình đốt nhiên liệu có thành phần chủ yếu
là các chất Hydrocacbon đa vòng là chất ô nhiễm có độc tính cao vì có
khả năng gây ung thư . Khi tiếp xúc ,phần lớn bụi than có kích thước lớn
hơn 5 micromet bị các dich nhầy ở các tuyến phế quản và các long giữ lại
. Chỉ có các hạt bụi có kích thước nhỏ hơn 5 micromet vào được phế nang.
Bụi vào phổi gây kích thước cơ học,xơ hoá phổi dẫn đến các bệnh hô hấp
như khó thở ,ho, khạc đờm, ho ra máu, đau ngực,…
o Tiêu chuẩn bộ y tế Việt Nam năm 1992 quy định đối với bụi than trong
không khí tại khu vực dân cư là 0.15 mg/m3,TCVN 1995 quy định bụi
tổng cộng trong không khí xung quanh 0.5 mg/m3.
1.5 Thực trạng dùng dầu FO tai TP HCM
Do đặc điểm về địa lý hầu hết các nhà máy ở phía Nam nước ta hay ở khu vực
TP Hồ Chí Minh đều sử dụng các sản phẩm chưng cất từ dầu mỏ làm nhiên liệu
cung cấp năng lượng:lò hơi,lò sấy,lò nung… Nguồn thải do dầu đốt (chủ yếu là dầu
FO) được coi là nguồn thải quan trọng nhất,có khối lượng lớn nhất và phân bố rộng
nhất.Là nguồn thải có chứa đầy đủ các chất ô nhiễm gây ảnh hưởng đến sức khỏe
con người và động vật.
Nhu cầu tiêu thụ dầu FO tại Tp.HCM ngày càng tăng có thể thấy ở bảng sau:

9
GVHD:PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
SVTT: Đặng Quốc Cường (msvs:0510020031)
Đồ án môn học: Thiết kế hệ thống xử lý khí thải lò hơi dùng dầu FO công suất hơi 5T/h

Bảng 1.4 Nhu cầu tiêu thụ dầu FO tại TP.HCM

Năm Lượng dầu


FO(tấn/ngày)
1995 1.107.000
1996 1.895.000
1997 1.885.000
1998 1.748.000
1999 1.882.000
2000 1.843.000

10
GVHD:PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
SVTT: Đặng Quốc Cường (msvs:0510020031)
Đồ án môn học: Thiết kế hệ thống xử lý khí thải lò hơi dùng dầu FO công suất hơi 5T/h

CHƯƠNG II
CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ KHÍ THẢI
I. Các phương pháp xử lý khí thải

I.1. Phương pháp hấp thụ


Hấp thụ là quá trình lôi cuốn chọn lọc một cấu tử nào đó từ hỗn hợp khí bởi chất
lỏng. Dựa vào sự tương tác giữa chất hấp thụ (dung môi) và chất bị hấp thụ(chất ô
nhiễm) trong pha khí , phân thành 2 loại hấp thụ:
Hấp thụ vật lý:Dựa trên sự hòa tan của cấu tử pha khí trong pha lỏng(tương tác
vật lý).Hấp thụ vật lý được sử dụng rộng rãi trong xử lý khí thải.
Hấp thụ hóa học:Cấu tử trong pha khí và pha lỏng có phản ứng hóa học với
nhau (tương tác hóa học).
Quá trình hấp thụ mạnh hay yếu là tùy thuộc vào bản chất hóa học của dung môi
và các chất ô nhiễm trong khí thải.
Hấp thụ là một quá trình mà truyền khối mà ở đó các phân tử chất khí chuyển
dịch và hòa tan vào chất lỏng.Sự hòa tan có thể diễn ra đồng thời với một phản ứng
hóa học giữa các hợp phần của pha lỏng và pha khí hoặc không có phản ứng hóa
học.
Truyền khối thực chất là một quá trình khuếch tán mà ở đó chất khí ô nhiễm
dịch chuyển từ trạng thái có nồng độ cao đến trạng thái có nồng độ thấp hơn .Việc
khử chất khí diễn ra theo 3 giai đoạn:
1. Khuếch tán chất khí ô nhiễm đến bề mặt chất lỏng
2. Truyền ngang qua bề mặt tiếp xúc pha khí /lỏng
3. Khuếch tán chất khí hoàn tan từ bề mặt tiếp xúc pha vào trong pha lỏng
Sự chênh lệch nồng độ ở bề mặt tiếp xúc pha thuận lợi cho động lực của quá
trình và quá trình hấp thụ diễn ra mạnh mẽ trong điều kiện diện tích tiếp xúc pha
lớn,độ hỗn loạn cao và độ khuếch tán cao.Bởi vì một số hợp phần của hỗn hợp khí
có khả năng hòa ta mới có thể hòa tan được trong chất lỏng,cho nên quá trình hấp
thụ chỉ đạt hiệu quả cao khi lựa chọn dung dịch hấp thụ có tính hòa tan cao hoặc
những dung dịch phản ứng không thuận nghịch với chất khí cần được hấp thụ.
Thiết bị hấp thụ có chức năng tạo ra bề mặt tiếp xúc càng lớn càng tốt giữa hai
pha khí và lỏng .
Nguyên lý hoạt động của tháp hấp thụ như sau
- Dòng khí được dẫn vào ở đáy tháp, dung dịch hấp thụ được phun ở đỉnh tháp.
- Dòng khí cần xử lý tiếp xúc với dung dịch hấp thụ, chất cần xử lý được giữ lại
trong dung dịch hấp thụ và được thu ở đáy tháp.Dòng không khí sạch thoát ra ngoài
trên đỉnh tháp.
Có nhiều dạng kiểu thiết bị hấp thụ khác nhau và có thể phân thành các loại
chính sau:
1. Buồng phun,tháp phun:Trong đó chất lỏng được phun thành giọt nhỏ trong

11
GVHD:PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
SVTT: Đặng Quốc Cường (msvs:0510020031)
Đồ án môn học: Thiết kế hệ thống xử lý khí thải lò hơi dùng dầu FO công suất hơi 5T/h

thể tích rỗng của thiết bị và cho dòng khí đi qua.Tháp phun đươc sử dụng khi yêu
cầu trở lực bé và khí có chứa hạt rắn.
2. Thiết bị sục khí: Khí được phân tán dưới dạng các bong bóng đi qua lớp
chất lỏng.Quá trình phân tán khí có thể được thực hiện bằng cách cho khí đi qua tấm
xốp,tấm đục lỗ hoặc bằng cách khuấy cơ học .
3. Thiết bị hấp thụ kiểu sủi bọt: Khí đi qua tấm đục lỗ bên trong có chứa lớp
chất lỏng mỏng.
4. Thiết bị hấp thụ có đệm bằng vật liệu rỗng(tháp đệm):Là một tháp dạng
cột bên trong chất gần đầy các vật liệu đệm nhằm tạo ra một bề mặt tiếp xúc cao
nhất có thể để cho dòng khí (đi từ dưới lên)và dòng lỏng(từ đỉnh tháp xuống) tiếp
xúc tốt với nhau khi chuyển động ngược chiều trong lớp đệm.Quá trình tiếp xúc này
sẽ làm cho bụi và chất ô nhiễm trong khí thải bị giữ lại và bị hấp thụ bởi dòng chất
lỏng.Tháp đệm thường được sử dụng khi năng suất nhỏ, môi trường ăn mòn, tỉ lệ
lỏng:khí lớn.Khí không chứa bụi và hấp thụ không tạo ra cặn lắng.Vật liệu đệm
được sử dụng trong các tháp này có thể là đá nghiền,vòng rassing,vật thể hình yên
ngựa ,vòng ngăn,than cốc ,đá xoắn ốc,vật liệu ô vuông làm bằng gỗ hoặc các loại
sợi tổng hợp.
5.Tháp đĩa: Có cấu tạo là một thân tháp hình trụ thẳng đứng trong có gắn các
đĩa có cấu tạo khác nhau.
Như vậy để hấp thụ được một số chất nào đó ta phải dựa vào độ hòa tan chọn
lọc của chất khí trong dung môi để chọn dung môi cho thích hợp hoặc dung dịch
thích hợp(trong trường hợp hấp thụ hóa học).Quá trịnh hấp thụ được thực hiện tốt
hay xấu phần lớn là do tính chất dung môi quyết định,hiệu quả của quá trình phụ
thuộc vào diện tích tiếp xúc bề mặt giữa khí thải và chất lỏng ,thời gian tiếp xúc,nồng
độ môi trường hấp thu và tốc độ phản ứng giữa chất hấp thu và khí thải.
I.2.Phương pháp hấp phụ
Hấp phụ là hiện tượng tăng nồng độ của một chất tan (chất bị hấp phụ) trên bề
mặt một chất rắn ( chất hấp phụ).Chất đã bị hấp phụ chỉ tồn tại trên bề mặt chất rắn
,không phân bố đều khắp trong toàn bộ thể tích chất hấp phụ.(còn gọi là quá trình
phân bố 2 chiều).
Trong kỹ thuật xử lý ô nhiễm không khí ,phương pháp hấp phụ được dùng để
thu hồi và sử dụng lại hơi của các chất hữu cơ,khử mùi các nhà máy sản xuất thực
phẩm ,thuộc da,nhuộm…
Có thể phân loại phương pháp hấp phụ như sau:
 Dựa vào bản chất quá trình hấp phụ:
Hấp phụ vật lý:Là hấp phụ đa phân tử,Lực liên kết là lực hút giữa các phân tử
(Lực Vanderwaals) không tạo thành hợp chất bề mặt.
Hấp phụ hóa học:là hấp phụ đơn phân tử,lực liên kết là lực liên kểt bề mặt tạo
nên hợp chất bề mặt.
 Dựa theo điều kiện hấp phụ:

12
GVHD:PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
SVTT: Đặng Quốc Cường (msvs:0510020031)
Đồ án môn học: Thiết kế hệ thống xử lý khí thải lò hơi dùng dầu FO công suất hơi 5T/h

Hấp phụ trong điều kiện động


Hấp phụ trong điều kiện tĩnh
Hấp phụ chọn lọc:Dựa vào ái lực khác nhau giữa chất ô nhiễm và bề mặt chất
rắn,phụ thuộc vào bản chất hóa học của chất hấp phụ và chất bị hấp phụ.
Hấp phụ trao đổi:Dựa vào cường độ hoặc ái lực của các ion chất hấp phụ và
chất bị hấp phụ.
Quá trình hấp phụ có thể được tiến hành trong lớp chất hấp phụ đứng yên, tầng
sôi hoặc chuyển động Tuy nhiên trên thực tế phổ biến nhất là thiết bị với lớp chất
hấp phụ không chuyển động được bố trí trong tháp đứng,tháp nằm hoặc tháp vòng
.Tháp đứng được sử dụng khi cần xử lý lưu lượng nhỏ.
I.3.Phương pháp đốt
Áp dụng khi lượng khí thải lớn mà nồng độ chất ô nhiễm cháy được lại rất bé
đặc biệt là những chất có mùi khó chịu.
Các chất khí được xử lý theo phương pháp đốt thường là các hợp chất
hydrocacbon,các dung môi hữu cơ…Việc xử lý khí thải theo phương pháp này được
sử dụng trong trường hợp khí thải có nồng độ chất độc cao vượt quá giới hạn bắt
cháy và có chứa hàm lượng oxygen đủ lớn.
Quá trình đốt được thực hiện trong hệ thống gồm những thiết bị liên kết đơn giản
có khả năng đạt hiệu suất phân hủy cao.Hệ thống đốt gồm cửa lò,bộ mồi lửa đốt
bằng nhiên liệu và khí thải.
Có 2 phương pháp đốt
 Đốt bằng ngọn lửa trực tiếp(phương pháp oxy hóa nhiệt):làm cho chất ô nhiễm
cháy trực tiếp trong không khí mà không cần bổ sung thêm nhiên liệu,chỉ cần nhiên
liệu để mồi lửa và điều chỉnh.
 Thiêu đốt có xúc tác(phương pháp oxy hóa xúc tác):Quá trình oxy hóa chất ô nhiễm
trên bề mặt chất xúc tác.
Để lựa chọn phương pháp xử lý thích hợp cần phân tích phạm vi ứng dụng,ưu
nhược điểm của các phương pháp nêu trên tạo cơ sở cho việc lựa chọn.
II. Ưu và nhược điểm của các phương pháp
II.1 Phương pháp hấp thụ
 Ưu điểm:
Rẻ,dễ ứng dụng,có thể sử dụng dung môi là nước để hấp thụ các khí độc hại như
SO2,H2S...rất hiệu quả.
Có thể sử dụng kết hợp khi cần rửa khí làm sạch bụi,khi trong khí thải có chứa
cả bụi lẫn các khí độc hại mà các chất khí có khả năng hòa tan tốt trong nước rửa.
 Nhược điểm:
Hiệu suất làm sạch không cao,không dùng để xử lý dòng khí có nhiệt độ cao.
Quá trình hấp thụ là quá trình tỏa nhiệt nên khi thiết kế nhiều trường hợp cần
phải lắp đặt thêm thiết bị trao đổi nhiệt trong tháp hấp thụ để làm nguội tăng hiệu

13
GVHD:PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
SVTT: Đặng Quốc Cường (msvs:0510020031)
Đồ án môn học: Thiết kế hệ thống xử lý khí thải lò hơi dùng dầu FO công suất hơi 5T/h

quả quá trình xử lý như vậy thiết bị sẽ trở nên cồng kềnh,vận hành phức tạp.
Việc lưc chọn dung môi thích hợp để xứ lý rất kho khăn khi chất khí không có
khả năng hoà tan trong nước.
Phải tiến hành tái sinh dung môi khi dung môi đắt tiền để giảm giá thành xử lý
mà công việc này là rất khó khăn.
II.2. Phương pháp hấp phụ
 Ưu điểm:
Điều chỉnh quá trình tinh vi hơn.
Có thể sử dụng kết cấu tối ưu và kích thước tối ưu cho từng đoạn của thiết bị.
Tiết kiệm được chất hấp phụ ,sử dụng tối đa năng suất hấp phụ.
Quá trình thực hiện liên tục dẫn đến hiệu suất cao.
Chất hấp phụ dễ kiếm và khá rẻ tiền,thường dùng nhất là than hoạt tính hấp phụ
được nhiều chất hữu cơ.
 Nhược điểm:
Kết cấu phức tạp.
Chất hấp phụ bị mài mòn nên phải xử lý bụi
Cường độ hấp phụ thấp do vận tốc dòng khí thấp do vận tốc khí nhỏ và không
có sự xáo trộn mãnh liệt than.
Hiệu quả hấp phụ kém nếu nhiệt độ khí thải cao.
Không hiệu quả khi dòng khí ô nhiễm chứa cả bụi lẫn chất ô nhiễm thể hơi hay
khí vì bụi dễ gây nên tắc thiết bị và làm giảm hoạt tính hấp phụ của chất hấp phụ
(lúc này nếu muốn sử dụng ta phải lọc bụi trước khi cho dòng khí vào thiết bị hấp
phụ).
II.3. Phương pháp đốt
 Ưu điểm:
Phân hủy hoàn toàn các chất ô nhiễm cháy được
Thích ứng được với sự thay đổi lưu lượng và tải lượng chất ô nhiễm trong khí
thải.
Hiệu quả cao với những chất khó xử lý bằng phương pháp khác.
Có thể thu hồi nhiệt thải ra trong quá trình đốt.
Trong những trường hợp khí thải có nhiệt độ cao có thể không cần phải gia nhiệt
trước khi đưa vào đốt.
Phương pháp đốt hoàn toàn phù hợp với việc xử lý các khí thải độc hại không
cần thu hồi hay khả năng thu hồi thấp, khí thu hồi không có giá trị kinh tế cao.
Có thể tận dụng nhiệt năng trong quá trình xử lý vào mục đích khác
 Nhược điểm:
Chi phí đầu tư thiết bị ,vận hành lớn.
Có thể làm phức tạp thêm vấn đề ô nhiễm không khí sau đốt có chlorine,N,S.
Có thể cần cấp thêm nhiên liệu bổ sung,xúc tác gây trở ngại cho việc vận hành

14
GVHD:PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
SVTT: Đặng Quốc Cường (msvs:0510020031)
Đồ án môn học: Thiết kế hệ thống xử lý khí thải lò hơi dùng dầu FO công suất hơi 5T/h

thiết bị.
Đối với dòng khí này phương pháp lựa chọn để xử lý thích hợp nhất là phương
pháp hấp thụ.
III. Một số phương pháp hấp thụ S02
Để hấp thụ SO2 ta có thể sử dụng nước, dung dịch hoặc huyền phù của muối kim
loại kiềm hoặc kiềm thổ.
- Hấp thụ bằng nước:
Là phương pháp đơn giản được áp dụng sớm nhất để loại bỏ khí SO2 ra khỏi khí
thải từ các lò công nghiệp.
Nhược điểm: do độ hòa tan của SO2 trong nước thấp nên phải cần lưu lượng
nước lớn và thiết bị hấp phụ có thể tích lớn, quá trình hấp thụ tốn nhiều năng lượng
chi phí nhiệt lớn.
Ưu điểm: rẻ tiền, dễ tìm, hoàn nguyên được.
+
SO2 + H2O -> H + HSO3
-Hấp thụ bằng huyền phù CaCO3 sữa vôi:
Ưu điểm: của phương pháp này là quy trình công nghệ đơn giản chi phí hoạt
động thấp, chất hấp thụ dễ tìm, có khả năng xử lý mà không cần làm nguội và xử lý
sơ bộ. Có thể chế tạo thiết bị bằng vật liệu thông thường, không cần đến vật liệu
chống acid và không chiếm nhiếu diện tích xây dựng.
Nhược điểm: Thiết bị đóng cặn do tạo thành CaSO4 và CaSO3, gây tắc các
đường ống và ăn mòn thiết bị.
- Phương pháp Magie (Mg):
SO2 được hấp thụ bởi oxít – hydro magie, tạo thành tinh thể ngậm nước Sunfit
magie
Ưu điểm: làm sạch khí nóng, không cần lọc sơ bộ, thu được sản phẩm tận dụng
là H2SO4; MgO dễ kiếm và rẻ, hiệu quả xử lý cao.
Nhược điểm: vận hành khó, chi phí cao tốn nhiều MgO.
- Phương pháp kẽm:
Trong phương pháp này chất hấp thụ là kẽm
SO2 + ZnO + 2,5 H2SO4 -> ZnSO3 + H2O
0
Ưu điểm: của phương pháp này là khả năng xử lý ở nhiệt độ cao (200 – 250 C)
Nhược điểm: có thể hình thành ZnSO4 làm cho việc tái sinh ZnO bất lợi về kinh
tế nên phải thường xuyên tách chúng và bổ sung thêm ZnO.
- Hấp thụ bằng chất hấp thụ trên cơ sở Natri
Ưu điểm: Ứng dụng chất hấp thụ hóa học không bay hơi, có khả năng hấp thụ

15
GVHD:PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
SVTT: Đặng Quốc Cường (msvs:0510020031)
Đồ án môn học: Thiết kế hệ thống xử lý khí thải lò hơi dùng dầu FO công suất hơi 5T/h

lớn.Phương pháp có thể thể được ứng dụng để loại các S02 ra khỏi khí ở các nồng
độ khác nhau.
- Phương pháp Amoniac
- Hấp thu bằng hổn hợp muối nóng chảy
- Hấp thụ bằng các Amin thơm...

16
GVHD:PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
SVTT: Đặng Quốc Cường (msvs:0510020031)
Đồ án môn học: Thiết kế hệ thống xử lý khí thải lò hơi dùng dầu FO công suất hơi 5T/h

CHƯƠNG III
ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ
3.1Tính toán tải lượng các chất ô nhiễm do đốt dầu FO
3.1.1 Lựa chọn phương pháp xác định tải lượng
Phương pháp xác định tải lượng các chất ô nhiễm không khí do đốt dầu FO được
chọn tính là phương pháp tính theo hệ số phát tán ô nhiễm, phương pháp này cho kết quả
có thể tin cậy được và phù hợp với thực tế, cách tính nhanh và đơn giản.
3.1.2. Lựa chọn hệ số phát thải ô nhiễm
Hiện nay có nhiều hệ số phát thải ô nhiễm theo các tài liệu khác nhau của các nước
trên thế giới. Trong đồ án sử dụng hệ số phát thải ô nhiễm theo kết quả nghiên cứa trong
luận án tiến sĩ của tiến sĩ Nguyễn Đinh Tuấn.
3.1.3. Tính tải lượng và nồng độ
 Khối lượng dầu FO cần sử dụng
𝑸(𝒉𝒈 −𝒉𝒇 )×𝟏𝟎𝟎
q=
𝜼×𝑮𝑪𝑽
(hướng dẫn sử dụng năng lượng hiệu quả trong ngành công nghiệp Châu Á-
Thiết bị nhiệt: lò hơi và thiết bị gia nhiệt)
Trong đó :
q : lượng dầu cần sử dụng kg/h
Q : công suất nồi hơi (5T/h=5000kg/h)
Hg : etanpi của hơi nước ở áp suất 10kg/cm2 (665 kCal/kg)
Hf : etanpi của nước cấp (85kCal/kg)
η : hiệu suất lò hơi chọn 85%
GCV : năng suất tỏa nhiệt của than (9800kCal/kg)
𝟓𝟎𝟎𝟎.(𝟔𝟔𝟓−𝟖𝟓).𝟏𝟎𝟎
q= =348kg/h
𝟖𝟓%.𝟗𝟖𝟎𝟎
 Lượng dầu cần đốt 348kg/h=330 l/h (1 lít dầu=0,95kg dầu F
Bảng 3.1 Hệ số phát thải ô nhiễm do đốt dầu FO
Chất khí Hệ số phát thải(g/l) Công thức Tải lượng(g/h)
SO2 18,8S 18,8.2,8.330 17371,2
SO3 0,24S 0,24.2,8.330 221,76
NO2 8,62 8,62.330 2844,6
CO2 0,24 0,24.330 79,2
Bụi 1,79 1,79.330 590,7
Với S là lượng lưu huỳnh của dầu FO tính theo % khối lượng
 Nồng độ ô nhiễm của các chất ô nhiễm trong khối thải
Lượng khí cần thiết để đốt cháy 1kg dầu FO
𝑶
Lt=11,53C + 34,4(H- 𝟐 )+4,29S (1)
𝟖

17
GVHD:PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
SVTT: Đặng Quốc Cường (msvs:0510020031)
Đồ án môn học: Thiết kế hệ thống xử lý khí thải lò hơi dùng dầu FO công suất hơi 5T/h

Trong đó: C,H,O2,S là hàm lượng tĩnh của các nguyên tố cacbon, hidro, oxy,
lưu hùynh có trong dầu FO và được lấy bằng 0,853; 0,109; 0,0035; 0,028.
Thế vào phương trình (1)
Lt = 11,53x0,853 + 34,4(0,109- 0,0035/8) + 4,29x0,028 = 13,69kgkk/kgdầu\
0
Lượng không khí ở điều kiện chuẩn (1at, 273 K) được tính theo công thức
Lk0 = ( mf – mNC) + Lt, kg (2)
mf= 1 , mNC = 0,008 là hàm lượng tro trong dầu. Thay vào (2)
3
Lk0 = ( 1- 0,008) + 13,69 = 14,68 kg kk/kg dầu = 13,9m kk/kgdầu (𝛿𝐹𝑂 = 0,95)
khói thải khi đốt 1kg dầu được tính theo công thức
Lk = Lk0 x α ( 273 + T khói)/ 273 (3)
Thế các giá trị vào (3)
3
Lk = 13,9 x 1,2 (273+ 200) / 273 = 25,43 m /kgdầu
lượng khối thải ở 2000C :
25,43 m3/kgdầu x 330 l/h x 0,95 kg/l= 7972,31 m3/h
lưu lượng khối ở 25 0C
𝑇 273+25
V2=V1 x 1 = 7972,31 x = 5001,5 m3/h
𝑇2 273+200
Lựa chọn lưu lượng cần xử lí: 5000 m3/h
Bảng 3.2. Nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải lò hơi
Chất Nồng độ(mg/m3) QCVN19-2009/BTNMT
𝑔
𝑡ả𝑖 𝑙ượ𝑛𝑔 ( )
ℎ cột B
= 𝑚3
𝑙ư𝑢 𝑙ượ𝑛𝑔 ( )

SO2 2179 500
SO3 27,8 50
NO2 356,8 500
CO2 9,9 1000
Bụi 74 200

3.2.Đề xuất quy trình công nghệ xử lý


Trong các thiết bị dùng cho phương pháp hấp thụ thì dung dịch hấp
thu được sử dụng có thể là nước hoặc dung dịch hóa học như d ung dịch
kiềm,dung dịch sữa vôi… Nếu dùng dung dịch hóa học thì hiệu suất hấp
thụ các chất ô nhiễm sẽ cao nhưng đắt tiền.
Dùng nước thì rẻ tiền và an toàn cho thiết bị nhưng hiệu suất hấp thụ các chất ô

18
GVHD:PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
SVTT: Đặng Quốc Cường (msvs:0510020031)
Đồ án môn học: Thiết kế hệ thống xử lý khí thải lò hơi dùng dầu FO công suất hơi 5T/h

nhiễm dạng khí sẽ kém hiệu quả hơn.


Đối với dòng khí này do yêu cầu hiệu suất xử lý đạt 95% và trong hỗn hợp khí
chứa thành phần ô nhiễm chính là S02 nên dung dịch hấp thụ được chọn dung dịch
NaOH.vì các ưu điểm sau:
 Chất thải thứ cấp của nó được đưa về dạng muối không gây ô nhiễm thứ cấp cho
nguồn nước và có thể tách ra khỏi nước đem chôn lấp an toàn.
 Là loại dung dịch rẻ tiền, dễ kiếm.
 Tính ăn mòn thiết bị yếu ít gây nguy hại cho thiết bị xử lý.
 Dung dịch này ngoài nhiệm vụ hấp thụ các acid SO2, CO2, ... còn có tác dụng làm
nguội khí thải đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn về nhiệt độ khí thải đầu ra của ống khói.
 Tháp hấp thụ được chọn là tháp đệm vì dòng khí có chứa bụi và tạo được bề mặt tiếp
xúc lớn nên tháp sẽ có kích thước nhỏ kinh tế hơn.Vật liệu đệm là vòng sứ với ưu
điểm là chịu được môi trường ăn mòn tốt và chịu đuợc nhiệt độ cao,ngoài ra còn còn
tác dụng kết dính bụi và kim loại nặng trong khí thải vào dung dịch hấp thu sau đó
được tách ra ở dạng cặn trong bể lắng.

19
GVHD:PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
SVTT: Đặng Quốc Cường (msvs:0510020031)
Đồ án môn học: Thiết kế hệ thống xử lý khí thải lò hơi dùng dầu FO công suất hơi 5T/h

Hình 2.2 Sơ đồ tháp đệm

20
GVHD:PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
SVTT: Đặng Quốc Cường (msvs:0510020031)
Đồ án môn học: Thiết kế hệ thống xử lý khí thải lò hơi dùng dầu FO công suất hơi 5T/h

3.3.Thuyết minh quy trình công nghệ

Sơ đồ xử lý khí thải do đốt dầu FO được đề xuất như sau

Khí thải

Thiết bị làm nguội

Hệ thống xử lý
Tháp hấp thụ
nước thải

Quạt ly tâm

Khí thải đạt


Ống khói QCVN19-
2009/BTNMT

Khí thải từ quá trình đốt dầu FO có nhiệt độ 2000C sẽ được đưa qua tháp
giải nhiệt, nhiệt độ khí thải trước khi vào tháp hấp thu chỉ còn 250C. Sau đó dung
quạt hút khí từ tháp giải nhiệt vào tháp hấp thu từ dưới lên. Dung dịch hấp thu
NaOH được hệ thống ống dẫn bơm lên phía trên thân trụ và được đĩa phân phốitưới
đều lên lớp vật liệu đệm. Dòng khí đi từ dưới lên, dòng chất lỏng đi từ trên xuống
qua lớp vật liệu đệm, cả hai tiếp xúc với nhau và xảy ra quá trình hấp thụ. Dung
dịch sau hấp thụ được đưa đến hệ thông xử lý nước thải. Khí thải ra khỏi tháp được
đẩy ra ngoài ống khói cao để phát tán.

21
GVHD:PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
SVTT: Đặng Quốc Cường (msvs:0510020031)
Đồ án môn học: Thiết kế hệ thống xử lý khí thải lò hơi dùng dầu FO công suất hơi 5T/h

- Các phản ứng xảy ra trong tháp:


SO2 + 2NaOH  Na2SO3 + H2O
Na2SO3 + SO2 + H2O  2NaHSO3
SO2 + NaHSO3 + Na2SO3  3NaHSO3
Dung dịch sau khi hấp thụ có chứa nhiều natri sunfit, natri bisunfit và khói
bụi. Một phần dung dịch được bơm trở lại thùng chứa qua van điều chỉnh lưu
lượng và tiếp tục được bơm lên tháp tưới cho vật liệu đệm nếu lượng dung dịch
NaOH còn dư nhiều. Phần dung dịch còn lại được đưa đến bể lắng để lắng các
cặn bẩn. Cặn sau lắng được đem chôn lấp, còn nước sau lắng được đưa đi xử lý
rồi mới thải ra môi trường.

Hiệu suất của quá trình xử lý bằng hấp thụ Hình 2.2 Sơ đồ tháp đệm

2180 − 500
ŋ= × 100% = 77%
2180

22
GVHD:PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
SVTT: Đặng Quốc Cường (msvs:0510020031)
Đồ án môn học: Thiết kế hệ thống xử lý khí thải lò hơi dùng dầu FO công suất hơi 5T/h

CHƯƠNG IV
TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ THIẾT BỊ
4.1 TÍNH TOÁN QUÁ TRÌNH HẤP THỤ

Lưu lượng khí: 5000 m3/h,


Nồng độ SO2 đầu vào: 2180 mg/m3,
Nhiệt độ khí vào tháp: 55oC,
Áp suất: 1atm = 760mmHg = 1,0133.105 Pa
Nồng độ SO2 đầu ra: 500 mg/m3,
Nhiệt độ dung dịch NaOH: 25 oC,
Chọn điều kiện làm việc của tháp là nhiệt độ trung bình của dòng khí vào và dòng
lỏng vào: 40oC.
4.1.1 Đầu vào
Suất lượng mol của hỗn hợp khí đi vào tháp:
P. V 1.5000
Gđ = = = 185,9(kmol/h)
R. T 0,082. (273 + 55)
Suất lượng mol của SO2:
đ
đ
𝐶𝑆𝑂2
. 𝑉 2180.5000
G𝐴 = = = 170(mol/h) = 0,17(kmol/h)
𝑀𝑆𝑂2 64
Suất lượng mol của cấu tử trơ:
𝐺𝐵đ = 𝐺đ − 𝐺𝐴đ = 185,9 − 0,074 = 185,826(kmol/h)
Nồng độ phân mol của SO2 trong hỗn hợp khí đầu vào:
đ
GAđ 0.17
yA = = = 9,1. 10−4 (mol SO2 /mol hhkhí)
G1 185,9

Tỉ số mol:
đ
yAđ 9,1. 10−4
𝑌 = đ
= −4
= 9,1. 10−4
1 − yA 1 − 9,1. 10
𝐺đ 185,9
𝐺𝑡𝑟 = = = 185,73(kmol/h)
1+𝑌đ 1+19,1.10−4

23
GVHD:PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
SVTT: Đặng Quốc Cường (msvs:0510020031)
Đồ án môn học: Thiết kế hệ thống xử lý khí thải lò hơi dùng dầu FO công suất hơi 5T/h

4.1.2 Đầu ra
Suất lượng mol của SO2 được hấp thụ:
M = ŋ. GAđ = 0,77.0,074 = 0,056(kmol/h)
Suất lượng mol của SO2 còn lại trong hỗn hợp khí đầu ra:
GAc = GAđ − M = 0,17 − 0,056 = 0,114(kmol/h)
Suất lượng mol của khí ở đầu ra:
GBc = GBđ + GAc = 185,826 − 0,114 = 185,721(kmol/h)
Nồng độ phân mol của SO2 trong hỗn hợp khí đầu ra:
GAc 0,114
yAc = c = = 6,13. 10−4 (mol SO2 /mol hhkhí)
GB 185,712
Tỉ số mol:
ycA 6,13.10−4
𝑌𝑐 = = = 6,13. 10−4
1−ycA 1−6,13.10−4

Pha khí:
Khối lượng riêng của pha khí ở 0oC và 1atm:
1 yAđ 1 − yAđ 9,1. 10−4 1 − 9,1. 10−4
= + = + = 0,772
ρđ0 ρSO2 ρkk 2,93 1,293
→ ρđ0 = 1,295 (kg/m3 )
1 yAc 1 − yAc 6,13. 10−4 1 − 6,13. 10−4
= + = + = 0,773
ρc0 ρSO2 ρkk 2,93 1,293
→ ρđ0 = 1,293 (kg/m3 )

Khối lượng riêng của pha khí ở 55oC và 1atm:


P T0 1 273
ρđhh = ρđ0 . . = 1,295. . = 1,078 (kg/m3 )
P0 T 1 273 + 55
Khối lượng riêng của pha khí ở 40oC và 1atm:
P T0 1 273
ρchh = ρc0 . . = 1,293. . = 1,128 (kg/m3 )
P0 T 1 273 + 55
Khối lượng riêng trung bình của pha khí:
ρđhh + ρchh 1,078 + 1,128
ρytb = = = 1,103 (kg/m3 )
2 2
Pha lỏng:

24
GVHD:PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
SVTT: Đặng Quốc Cường (msvs:0510020031)
Đồ án môn học: Thiết kế hệ thống xử lý khí thải lò hơi dùng dầu FO công suất hơi 5T/h

Khối lượng riêng trung bình của pha lỏng: ρxtb = 1051,84 (kg/m3 )

4.1.3. Xác định phương trình cân bằng


Điều kiện làm việc của quá trình hấp thụ là nhiệt độ T = 40oC và áp suất Pt =
760mmHg, đường cân bằng thu được từ quá trình thực nghiệm:


1960
logPSO = 3,58 + 1,87logCSO2 + 2,24. 10−2 . T −
2
T
Trong đó:

PSO 2
- Áp suất riêng phần của SO2 trong pha khí

CSO2 - Nồng độ SO2 trong pha lỏng

Vẽ đồ thị với các trục tọa độ là:



PSO 2
CSO2 . Mkhí
Y= ∗ và X=
P − PSO 2
ρkhí

[ytb . MSO2 + (1 − ytb ). Mkkhí ]. 273


ρkhí = ρtb
y =
22,4. (273 + 55)
[1,485. 10−4 . 64 + (1 − 1,485. 10−3 ). 29]. 273
=
22,4. (273 + 55)
= 1,077(kg/m3 )

yđ − yc 9,1. 10−4 − 6,13. 10−4


ytb = = = 1,485. 10−4 (molSO2 /mol khí)
2 2
Mkhí = ytb . MSO2 + (1 − ytb ). Mkkhí

= 1,485. 10−4 . 64 + (1 − 1,485. 10−4 ). 29

= 29,005(g/mol)
Bảng 4.1 Hệ cân bằng của quá trình hấp thụ

CSO2 (mol/m3) P ∗ SO2 X.10-3 Y.10-3


0,0050 1,0624 0,1354 0,0108

25
GVHD:PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
SVTT: Đặng Quốc Cường (msvs:0510020031)
Đồ án môn học: Thiết kế hệ thống xử lý khí thải lò hơi dùng dầu FO công suất hơi 5T/h

0,0125 5,8944 0,3358 0,0610


0,0200 14,1953 0,5416 0,1447
0,0275 25,7496 0,7447 0,2626
0,0350 40,4228 0,9478 0,4122
0,0425 58,1174 1,1508 0,5928
0,0500 78,7577 1,3539 0,8035
0,0575 102,2817 1,5570 1,0437
0,0650 128,6374 1,7601 1,3130
0,0725 157,7797’ 1,9632 1,6109

Đường cân bằng


1.8000
y = 0.8787x - 0.2963
1.6000 R² = 0.9543
Y (mol SO2/mol khí trơ)

1.4000
1.2000
1.0000 Đường cân bằng
0.8000
0.6000 Linear (Đường cân bằng)
0.4000
0.2000
0.0000
0.0000 0.5000 1.0000 1.5000 2.0000 2.5000
X (mol SO2/mol NaOH)

Phương trình đường cân bằng: y = 0,8787x – 0,2963

Từ đồ thị đường cân bằng tính được: Xc.max= 4,135.10-4(kmol SO2/kmol dd)

26
GVHD:PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
SVTT: Đặng Quốc Cường (msvs:0510020031)
Đồ án môn học: Thiết kế hệ thống xử lý khí thải lò hơi dùng dầu FO công suất hơi 5T/h

4.1.4. Xác định phương trình đường làm việc

Suất lượng mol cấu tử trơ:

Gtr = Gđ . (1 − yđ ) = 185,826. (1 − 9,1. 10−4 ) = 185,656(kmol/h)


Lượng dung môi tối thiểu

Yđ − Yc 9,1. 10−4 − 6,13. 10−4


Lmin = Gtr . = 185,656. = 133,3(kmol/h)
X c.max 4,135. 10−4
Vì trong các thiết bị hấp thu không bao giờ đạt được cân bằng giữa các pha, điều đó
có nghĩa nồng độ cân bằng luôn lớn hơn nồng độ thực tế do đó:

Ltt = φ. Lmin

Chọn φ = 1,5 → Ltt = 1,5. 133,3 = 199,95 (kmol/h)

Nồng độ dung dịch ra khỏi tháp:


Gtr 185,656
Xc = . (Yđ − Yc ) = . (9,1. 10−4 − 6,13. 10−4 )
Ltt 199,95

= 2,757. 10−4 (kmol SO2 /kmol dung dịch)


Đường làm việc của tháp đi qua hai điểm có toạ độ (Xđ, Yc) và (Xc, Yđ).

Đường làm việc


y = 1.1378x + 0.2
4.000 R² = 1
3.500
Y (mol SO2/mol khí trơ)

3.000 Đường làm việc


2.500
2.000 Linear (Đường làm việc)
1.500
1.000
0.500
0.000
0 0.5 1 1.5 2 2.5 3
X (mol SO2/mol NaOH)

27
GVHD:PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
SVTT: Đặng Quốc Cường (msvs:0510020031)
Đồ án môn học: Thiết kế hệ thống xử lý khí thải lò hơi dùng dầu FO công suất hơi 5T/h

Phương trình đường làm việc: y = 1,1378x +0,2

Nồng độ phần khối lượng của SO2 trong hỗn hợp khí đầu vào:
Yđ . MSO2 9,1. 10−4 . 64
y̅đ = = = 2,004. 10−3 (kgSO2 /kg khí)
Yđ . MSO2 + Mtr 9,1. 10−4 . 64 + 29

Lưu lượng hỗn hợp khí đầu vào:


5000
Gđ = V. ρhh = . 1,103 = 1,532(kg/s)
3600
Lưu lượng cấu tử phân tán:
đ
𝐺𝑆𝑂2
= 𝐺đ . y̅đ = 1,532. 2,004. 10−3 = 3,070. 10−3 (kg/s)
đ
𝐺𝑡𝑟 = 𝐺đ . (1 − y̅đ ) = 1,532. (1 − 2,004. 10−3 ) = 1,530(kg/s)
Khối lượng cấu tử SO2 phân tán được hấp thụ bởi dung dịch NaOH:
đ
M = GSO 2
. ŋ = 3,070. 10−3 . 77% = 2,363. 10−3 (kg/s)

Khối lượng cấu tử SO2 phân tán còn lại trong hỗn hợp khí ở đầu ra:
c đ
GSO 2
= GSO 2
− M = 3,070. 10−3 − 2,363. 10−3 = 0,707. 10−3 (kg/s)

Lưu lượng khí đầu ra:


c đ
Gc = GSO 2
+ Gtr = 0,707. 10−3 + 1,530 = 1,5307(kg/s)

Lượng NaOH đầu vào:


Ltt . MNaOH 199,95.40
Lđ = = = 2,221 (kg/s)
3600 3600
Lượng NaOH đầu vào:

Lc = Lđ + M = 2,221 + 2,363. 10−3 = 2,223(kg/s)

28
GVHD:PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
SVTT: Đặng Quốc Cường (msvs:0510020031)
Đồ án môn học: Thiết kế hệ thống xử lý khí thải lò hơi dùng dầu FO công suất hơi 5T/h

4.2. TÍNH TOÁN THÁP HẤP THỤ


4.2.1 Chọn vật liệu đệm

Vòng sứ Raschig xếp ngẫu nhiên có các thông số(sổ tay quá trình công nghệ hóa
tập 2, NXB khoa học kỹ thuật)
- Kích thước: 35×35×40 mm
- Diện tích bề mặt riêng phần: σđ = 135 (m2/m3)
- Diện tích tự do tầng vật chêm: Vt = 0,78 (m3/m3)
- Số đệm trong 1 m3: 185.102/1m2
- Khối lượng riêng vật liệu đệm: ρ = 500 (kg/m3)

4.2.2 Vận tốc khí đi trong tháp

Vận tốc biểu kiến của pha khí ws ứng với điểm đảo pha (chuyển từ chế độ chảy
màng sang dạng sương) tính bằng công thức thực nghiệm:
ws 2 . σ. ρytb μx 0,16 Ltb 0,25 ρytb 0,125
log [ . ( ) ] = A − 1,75. ( ) .( )
g. Vt 3 . ρxtb μl Gtb ρxtb
Trong đó:

g – Gia tốc trọng trường, g = 9,81 (m2/s)


σ – Diện tích bề mặt riêng phần, σ = 135 (m2/m3)
Vt – Diện tích tự do tầng vật chêm, Vt = 0,78 (m3/m3)
ρytb, ρxtb – Khối lượng riêng trung bình của pha khí và pha lỏng (kg/m3)
µx, µl – Độ nhớt vận động của nước ở nhiệt độ dòng khí ở 40oC và ở 20oC
lần lượt là 0,653.10-3 và 1,002.10-3 (N.s/m2)
Ltb, Gtb – Suất lượng trung bình của dòng lỏng và khí (kg/s)
A – Hệ số phụ thuộc dạng quá trình, đối với quá trình hấp thụ A = 0,022

+ Suất lượng trung bình của dòng lỏng và khí:


𝐿đ +𝐿𝑐 2,221+2,223
𝐿𝑡𝑏 = = = 2,222 (kg/s)
2 2
𝐺đ +𝐺𝑐 1,532+1,5307
𝐺𝑡𝑏 = = =1,527 (kg/s)
2 2
+ vận tốc khí trung bình khi đi qua tháp: 𝜔 = 𝑛𝜔𝑠
Suy ra:
𝑤𝑠 2 . 𝜎. 𝜌𝑦𝑡𝑏 𝜇𝑥 0,16 𝐿𝑡𝑏 0,25 𝜌𝑦𝑡𝑏 0,125
𝑙𝑜𝑔 [ . ( ) ] = 𝐴 − 1,75. ( ) .( )
𝑔. 𝑉𝑡 3 . 𝜌𝑥𝑡𝑏 𝜇𝑙 𝐺𝑡𝑏 𝜌𝑥𝑡𝑏

29
GVHD:PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
SVTT: Đặng Quốc Cường (msvs:0510020031)
Đồ án môn học: Thiết kế hệ thống xử lý khí thải lò hơi dùng dầu FO công suất hơi 5T/h

0,16
𝑤𝑠 2 . 135.1,103 0,653. 10−3 2,222 0,25 1,103 0,125
↔ 𝑙𝑜𝑔 [ .( ) ] = 0,022 − 1,75. ( ) .( )
9,81. 0.783 . 1051,84 1,002. 10−3 1,527 1051,84

↔ 𝑙𝑜𝑔 0,028. 𝑤𝑠 2 = −0,793

↔ 𝑤𝑠 = 2,3 (𝑚/𝑠)

Chọn vận tốc khí đi qua tiết diện tháp bằng 85% vận tốc biểu kiến

wk = 90% .ws = 85% . = 1,955 (m/s)

4.2.3 Tính đường kính tháp hấp thụ

4𝑉𝑡𝑏
Đường kính tháp: D=√
𝑤𝑡𝑏 𝜋.3600

(tr181, sổ tay quá trình công nghệ và quá chât tập 2, NXB khoa học kỹ thuật)

Trong đó
Vtb : lưu lượng khối dòng khí trung bình đi trong tháp
Vd  Vc
Vtb  trong đó: Vd = 5000 m3/h
2
Vc:lượng khí thải đi ra khỏi tháp
1−𝑌đ 1−8,13.10−4
Vc=𝑉đ =5000 =4998 m3/h
1−𝑌𝑐 1−5,6.10−4

 Vtb=4999 m3/h
4×4999
D=√ =0,951(m)
3,14×3600×1,955

Lấy D≈1(m)
Tính lại vận tốc trong tháp
4𝑉𝑡𝑏 4×4999
𝜔𝑐 = = = 1,76 m/s
𝜋.3600.𝐷 2 3,14×3600×12

30
GVHD:PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
SVTT: Đặng Quốc Cường (msvs:0510020031)
Đồ án môn học: Thiết kế hệ thống xử lý khí thải lò hơi dùng dầu FO công suất hơi 5T/h

4.2.4 Tính chiều cao tháp hấp thụ

Chiều cao tháp hấp thụ bao gồm:


HT = H + Hđ + Hc (m)
Trong đó:
H – Chiều cao lớp đệm (m)
Hđ – Chiều cao phần đáy (m)
Hc – Chiều cao phần tách lỏng (m)
a. Tính chiều cao lớp đệm
H = NOG . HOG (m)
Trong đó:
NOG – Số đơn vị truyền khối tổng quát pha khí
HOG – Chiều cao tổng quát của đơn vị truyền khối
a1. Số đơn vị truyền khối tổng quát pha khí

Với đường cân bằng Y = 0,8787X-0,2963 là đường thẳng thực hiện các phép tính,
Động lực của quá trình tại đáy tháp hấp thụ:
∆𝑌đ = 𝑌đ − 0,8787. 𝑋𝑐 − 0,2963 = 9,1. 10−4 − (0,8787 − 0,2963). 10−3 = 3,276. 10−4
Động lực của quá trình tại đáy tháp hấp thụ:
∆𝑌𝑐 = 𝑌𝑐 − 56,39. 𝑋đ = 6,13. 10−4 − 0 = 6,13. 10−4
Động lực trung bình của quá trình:
∆𝑌đ − ∆𝑌𝑐 3,276. 10−4 − 6,13. 10−4
∆𝑌𝑡𝑏 = = = 4,55. 10−4
∆𝑌đ 3,276. 10−4
𝑙𝑛 𝑙𝑛
∆𝑌𝑐 6,13. 10−4
Số đơn vị truyền khối tổng quát pha khí:

𝑌đ − 𝑌𝑐 9,1. 10−4 − 6,13. 10−4


𝑁𝑂𝐺 = = = 0,654
∆𝑌𝑡𝑏 4,55. 10−4

a2. Chiều cao tổng quát của đơn vị truyền khối

Chiều cao của một đơn vị truyền khối phụ thuộc đặc tính đệm, chế độ thủy động lực
của tháp và tính chất hóa lý của các pha, thay đổi theo chiều cao thiết bị vì vậy được
xác định theo công thức:

31
GVHD:PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
SVTT: Đặng Quốc Cường (msvs:0510020031)
Đồ án môn học: Thiết kế hệ thống xử lý khí thải lò hơi dùng dầu FO công suất hơi 5T/h

𝑚. 𝐺𝑡𝑏
𝐻𝑂𝐺 = ℎ𝑦 + . ℎ𝑥 (𝑚)
𝐿𝑡𝑏
Trong đó:
hy, hx – Chiều cao đệm tương ứng với một đơn vị truyền khối theo pha khí và
pha lỏng
m – Hệ số góc đường tiếp tuyến với đường cân bằng
 Chiều cao đệm tương ứng với một đơn vị truyền khối theo pha khí:
𝑉𝑡
ℎ𝑦 = . 𝑅𝑒𝑘 0,25 . 𝑃𝑟𝑘 0,67
𝜎. 𝜔. 𝑏
Với:
𝜔 – Hệ số thấm ướt của đệm, ta có:
𝑈 𝑀ậ𝑡 độ 𝑡ướ𝑖 𝑙à𝑚 𝑣𝑖ệ𝑐 9,687
= = = 0,45
𝑈𝑡𝑢 𝑀ậ𝑡 độ 𝑡ướ𝑖 𝑡ố𝑖 ư𝑢 21,33

- Mật độ tưới thực tế:


3600. 𝐿𝑡𝑏 3600.2,222
𝑈= 2 = = 9,687(𝑚3 /𝑚2 . ℎ)
𝜋. 𝐷 𝜋. 12
𝜌𝑙 . 1051,84.
4 4
𝜌𝑙 : 𝑘ℎố𝑖 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑟𝑖ê𝑛𝑔 𝑡𝑟𝑢𝑛𝑔 𝑏ì𝑛ℎ 𝑐ủ𝑎 𝑝ℎ𝑎 𝑙ỏ𝑛𝑔

𝑈𝑡𝑢 = 𝐵. 𝜎 = 0,158.135 = 21,33 (𝑚3 /𝑚2 . ℎ)

𝐵: giá trị hệ số tra bảng IX, T 175, sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ hóa chất
tập 2.

σ : diện tích bề mặt riêng phần

→ 𝜔 = 0,47 (tra đồ thị IX.16 trang 178 sổ tay quá trình và công nghệ hóa
chất tập 2)

𝑏 – Hệ số phụ thuộc dạng đệm, đối với vòng Raschig b = 0,123

𝑅𝑒𝑘 – Chuẩn số Reynold của pha khí


0,4. 𝑤𝑘 . 𝜌𝑘
𝑅𝑒𝑘 =
𝜇𝑘 . 𝜎

𝜇𝑘 – Độ nhớt trung bình của pha khí, tính 𝜇𝑘 :

32
GVHD:PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
SVTT: Đặng Quốc Cường (msvs:0510020031)
Đồ án môn học: Thiết kế hệ thống xử lý khí thải lò hơi dùng dầu FO công suất hơi 5T/h

-khí ở điều kiện làm việc 400C ( tra đồ thị I-35 trang 117 sổ tay quá trình và công nghệ
thiết bị hóa chất tập 1)
40
+ Độ nhớt của SO2 là: 𝜇𝑆𝑂 2
=0,0122.10-3
40
+ Độ nhớt của không khí ở điều kiện làm việc: 𝜇𝑘𝑘 =0,017.10-3

Độ nhớt trung bình của pha khí:

𝑀ℎℎ𝑘 29,005
𝜇𝑘 = =
𝑦𝑡𝑏 . 𝑀𝑆𝑂2 (1 − 𝑦𝑡𝑏 ). 𝑀𝑘𝑘 1,485. 10−4 . 64 (1 − 1,485. 10−4 ). 29
+ +
𝜇𝑆𝑂40 40
𝜇𝑘𝑘 0,0122. 10−3 0,017. 10−3
2

= 1,7. 10−5 (𝑃𝑎. 𝑠)

Độ nhớt của pha lỏng:

𝜇𝑙 =1,16 mPa.s
0,4.𝑤𝑘 .𝜌𝑘 0,4.1,76.1,103
𝑅𝑒𝑘 = = = 338,349
𝜇𝑘 .𝜎 1,7.10−5 .135

𝑃𝑟𝑘 – Chuẩn số Prandy của pha khí

𝜇𝑘 1,7. 10−5
𝑃𝑟𝑘 = = = 1,219
𝜌𝑘 . 𝐷𝑘 1,103.1,264. 10−5

𝐷𝑘 – Hệ số khuếch tán của SO2 trong pha khí ở điều kiện làm việc

𝑃0 𝑇 1,5 −6
1 273 + 40 1,5
𝐷𝑘 = 𝐷0 . . ( ) = 10,3. 10 . . ( ) = 1,264. 10−5 (𝑚2 /𝑠)
𝑃 𝑇0 1 273

Suy ra:

𝑉𝑡 0,78
ℎ𝑦 = . 𝑅𝑒𝑘 0,25 . 𝑃𝑟𝑘 0,67 = . 0338,3490,25 . 1,2190,67 = 0,43(𝑚)
𝜎. 𝜔. 𝑏 135.0,47.0,123

 Chiều cao đệm tương ứng với một đơn vị truyền khối theo pha khí:

33
GVHD:PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
SVTT: Đặng Quốc Cường (msvs:0510020031)
Đồ án môn học: Thiết kế hệ thống xử lý khí thải lò hơi dùng dầu FO công suất hơi 5T/h

2
𝜇𝑥 3
ℎ𝑥 = 256. ( ) . 𝑅𝑒𝑥 0,25 . 𝑃𝑟𝑥 0,5
𝜌𝑥
𝑅𝑒𝑥 – Chuẩn số Reynold của pha lỏng

4. 𝐿𝑡𝑏 4.2,222
𝑅𝑒𝑥 = = = 72,300
𝜋. 𝐷 2 𝜋. 12
. 𝜇𝑥 . 𝜎 . 1,16. 10−3 . 135
4 4
o μ𝑥 =1,16.10-3N.s/m2 (tra bảng I.107, trang 100 sổ tay quá trình thiết bị và
công nghệ hóa chất tập 1)

𝑃𝑟𝑥 – Chuẩn số Prandy của pha lỏng

Hệ số khuếch tán SO2 trong pha lỏng ở 20oC:


1⁄
10−6 1 1 2
𝐷20 = 2 . [ + ]
1⁄ 1
2 . (𝑉𝑆𝑂 ⁄3
1⁄
3) 𝑀𝑆𝑂2 𝑀𝐻2𝑜
𝐴. 𝐵. 𝜇𝑙 2
+ 𝑉𝐻2𝑂

1⁄
10−6 1 1 2
= 2.[ + ]
1⁄ 1
2 . (44,8 ⁄3
1⁄
3)
64 19,048
1.1. 1,86 + 17,3

= 5,080. 10−9 (𝑚2 /𝑠)

Hệ số khuếch tán SO2 trong pha lỏng ở 40oC:


1⁄ −1
𝐷𝑥 = 𝐷20 . [1 + 0,2𝜇𝑙 2 . 𝜌𝑙 ⁄3 . (𝑡 − 20)]

1⁄ −1
= 5,080. 10−9 . [1 + 0,2. 1,16 2 . 1100 ⁄3 . (40 − 20)]

= 7,765. 10−9 (m2/s)

Chuẩn số Prandy của pha lỏng:

𝜇𝑥 1,16. 10−3
𝑃𝑟𝑥 = = = 142,025
𝜌𝑥 . 𝐷𝑥 1051,84.7,765. 10−9

Suy ra:

34
GVHD:PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
SVTT: Đặng Quốc Cường (msvs:0510020031)
Đồ án môn học: Thiết kế hệ thống xử lý khí thải lò hơi dùng dầu FO công suất hơi 5T/h

2
𝜇𝑥 3
ℎ𝑥 = 256. ( ) . 𝑅𝑒𝑥 0,25 . 𝑃𝑟𝑥 0,5
𝜌𝑥
2
−3 3
1,16. 10
= 256. ( ) . 72,3000,25 . 142,0250,5 = 0,949 (𝑚)
1051,84
Kết quả:

𝑚. 𝐺𝑡𝑏 0,8787.1,49
𝐻𝑂𝐺 = ℎ𝑦 + . ℎ𝑥 = 0,43 + . 0,949 = 0,989 (𝑚)
𝐿𝑡𝑏 2,222
Chiều cao lớp đệm:

H = NOG . HOG = 0,654 . 0,989 = 0,65 (m)

Kiểm tra:

𝐻 0,65
= = 0,65 < 4𝐷 = 4𝑚 (𝑡ℎỏ𝑎 đ𝑖ề𝑢 𝑘𝑖ệ𝑛)
𝐷 1
Chọn H = 0,65 m.

b. Chiều cao phần đáy và phần tách lỏng


Chiều cao phần đáy và phần tách lỏng được chọn theo bảng sau, phụ thuộc vào
đường kính tháp.

Bảng 4.2 Chiều cao cần thiết của phần đáy và phần tách lỏng

D (m) Hc (m) Hđ (m)


1,0 – 1,8 0,8 2,0
2,0 – 2,6 1,0 2,5
2,8 – 4,0 1,2 3,0

Với D = 1 m chọn Hc = 0,8 m và Hđ = 2 m


Kết luận:
Chiều cao tháp hấp thụ:
HT = H + Hđ + Hc = 0,65 + 2 + 0,8 = 3,45 (m)

35
GVHD:PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
SVTT: Đặng Quốc Cường (msvs:0510020031)
Đồ án môn học: Thiết kế hệ thống xử lý khí thải lò hơi dùng dầu FO công suất hơi 5T/h

4.2.5 Tính trở lực tháp

a. Tổn thất áp suất đệm khô


Là trở lực qua lớp chắn lỏng hay trở lực qua lớp vòng đệm khô tách lỏng khi Rek >
400, được tính theo công thức:
0,2
1,56. 𝐻. 𝑤𝑘 1,8 . 𝜌𝑘 0,8 . 𝜎 1,2 . 𝜇𝑘
∆𝑃𝑘 =
𝑉𝑡 3
1,56.3,45.1,9551,8 . 1,1030,8 . 1351,2 . (1,7. 10−5 )0,2
= = 1641,628 (𝑃𝑎)
0,783
b. Tổn thất áp xuất đệm ướt
Là sức cản thủy lực của tháp đệm đối với hệ khí – lỏng và hơi – lỏng ở điểm đảo
pha, được tính theo công thức:
𝐺𝑡𝑏 𝑚 𝜌𝑦 𝑛 𝜇𝑙 𝑐
∆𝑃𝑢 = ∆𝑃𝑘 . [1 + 𝐴. ( ) . ( ) . ( ) ]
𝐿𝑡𝑏 𝜌𝑥 𝜇𝑘
0,015
1,531 0,405 1,103 0,225 1,16. 10−3
= 1641,628. [1 + 8,4. ( ) .( ) .( ) ]
2,222 1051,84 1,7. 10−5
= 4447,225(𝑁/𝑚2 )
trong đó: A=8,4 c=0,015
m=0,405 n=0,225
(tra bảng IX.7 , trang 189 sổ tay quá trình và thiets bị công nghệ hóa chất tập 2-
NXB khoa học và kỹ thuật HN)

4.3 Tính các công trình phụ trợ


4.3.1 Tính bơm

Khối lượng riêng của NaOH 10% ở 25oC:


25 − 20
𝜌 = 1109 + . (1100 − 1109) = 1106,75 (𝑘𝑔/𝑚3 )
40 − 20
Bỏ qua trở lực trên đường ống, áp suất toàn phần của bơm:
𝑝2 − 𝑝1 (1,03 − 1,03). 105 1106,75
𝐻= + 𝐻𝑜 = + 3,45 . = 3,81 (𝑚 𝐻2 𝑂)
𝜌𝑔 1106,75.9,8 1000
Công suất bơm:
𝑄. 𝐻. 𝜌. 𝑔 2. 10−3 . 20.1106,75.9,81
𝑁= = = 0,56 (𝑘𝑤) = 0,76 (𝐻𝑝)
1000. ŋ 1000.0,775
Với:

36
GVHD:PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
SVTT: Đặng Quốc Cường (msvs:0510020031)
Đồ án môn học: Thiết kế hệ thống xử lý khí thải lò hơi dùng dầu FO công suất hơi 5T/h

Lưu lượng lỏng đầu vào thiết bị:


2,222
𝑄 = 𝐿𝑡𝑏 = 73,276 (𝑘𝑔/𝑠) = = 2.10−3 (𝑚3 /𝑠)
1106,75
Chiều cao cột áp của bơm: H = 11,28 (𝑚 𝐻2 𝑂)
Hiệu suất của bơm: (chọn bơm ly tâm)
ŋ = ŋ𝑜 . ŋ𝑡𝑙 . ŋ𝑐𝑘 = 0,95.0,85.0,96 = 0,775

Bảng 4.3 Hiệu suất một số loại bơm

ŋ𝑜 ŋ𝑡𝑙 ŋ𝑐𝑘
Bơm pittong 0,8 – 0,94 0,9 – 0,95
Bơm ly tâm 0,85 – 0,96 0,8 – 0,85 0,95 – 0,96
Bơm xoáy tốc > 0,8 > 0,7 > 0,9
Bơm răng khía 0,7 – 0,9
(tra bảng II.32 , trang 439 sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ hóa chất tập 1-
NXB khoa học và kỹ thuật HN)

Công suất làm việc của bơm:

𝑁𝑏 = 𝑁. 𝛽 = 0,76.1,5 = 1,14 (𝐻𝑝)

Chọn bơm có công suất 1,5(Hp)

Với 𝛽 là hệ số dự trữ được cho theo bảng:

Bảng 4.4 Hệ số dự trữ 𝜷

N (Hp) 𝛽
<1 2 – 1,5
1–5 1,5 – 1,2
5 – 50 1,2 – 1,15
> 50 1,1
(trích bảng 1.1 trang 8-bài tập các quá trình cơ học – Nguyễn Văn Lục và Hoàng
Minh Nam – NXB ĐHQG Tp HCM)

37
GVHD:PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
SVTT: Đặng Quốc Cường (msvs:0510020031)
Đồ án môn học: Thiết kế hệ thống xử lý khí thải lò hơi dùng dầu FO công suất hơi 5T/h

4.3.2 Tính quạt


Công suất yêu cầu của quạt:
𝑄. ∆𝑃 5000.4447,221
𝑁= = = 7,6 (𝑘𝑊 ) = 10,45 (𝐻𝑝)
1000. ŋ 3600.1000.0,8035

Hiệu suất của bơm

η = η1 x η2 x η3 = 0,8 x 0,96 x 0,93 = 0,8035

η1 : Hiệu suất ký thuyết của quạt, η1=0,9

η2 : Hiệu suất ổ đỡ, η2=(0,95-0,97)

η3: Hiệu suất truyền động, η3= (0,9-0,95)

Công suất thực tế của quạt:


Nq = N. k = 10,045.1,1 = 11,5 (Hp)

Chọn quạt công suất 10 Hp.

Hệ số dữ liệu k cho trong bảng sau

Bảng 4.5 hệ số tính công suât quạt

N Ly tâm Hướng trục

0,5 1,5 1,2

0,51 – 1 1,2 1,15

1,01 – 2 1,2 1,1

2,01 – 5 1,15 1,05

>5 1,1 1,05

( Trích các quá trình và thiết bị cơ học – Quyển 2 – Nguyễn Bá Minh- Nguyễn
Văn Lục – Trần Hùng Dũng- NXB ĐHQG Tp.HCM)

38
GVHD:PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
SVTT: Đặng Quốc Cường (msvs:0510020031)
Đồ án môn học: Thiết kế hệ thống xử lý khí thải lò hơi dùng dầu FO công suất hơi 5T/h

4.4 TÍNH TOÁN CƠ KHÍ

Chọn vật liệu:


Do phải chịu tác dụng hóa học với khí thải và dung dịch có tính ăm mòn cao nên vật
liệu chế tạo tháp hấp thụ và các đường ống dẫn khí được chọn là loại thép hợp kim
thuộc nhóm thép không gỉ, bền nhiệt và chịu nhiệt, có tính chống ăn mòn cao trong
điều kiện làm việc của thiết bị.
- Thiết bị làm việc ở môi trường ăn mòn
- Nhiệt độ làm việc t = 40oC
- Áp suất làm việc Plv= 1atm
Chọn vật liệu là thép không gỉ X18H10T để chế tạo thiết bị:
- Ký hiệu thép: X18H10T (C  0,12%, Cr 18%, N 10%, T nằm trong khoảng
1 – 1,5%).
- Giới hạn bền: σk = 550.106 (N/m2)
- Giới hạn chảy: σc = 220.106 (N/m2)
- Chiều dày tấm thép: b = 8 (mm)
- Độ giãn tương đối: δ = 38%
(bảng XII.4 tr309, sổ tay quá trình thiết bị công nghệ hóa chất, tập 2)
- Hệ số dẫn nhiệt:  = 16,3 (W/m.oC)
- Khối lượng riêng: ρ = 7900 (kg/m3)
(bảng XII.7 tr313 sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ hóa chất, tập 2)
Chọn công nghệ gia công là hàn tay bằng hồ quang điện, bằng cách hàn giáp mối 2
bên.
- Hệ số hiệu chỉnh: η=1
- Hệ số an toàn bền kéo: nk = 2,6
- Hệ số an toản bền chảy: nc = 1,5

39
GVHD:PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
SVTT: Đặng Quốc Cường (msvs:0510020031)
Đồ án môn học: Thiết kế hệ thống xử lý khí thải lò hơi dùng dầu FO công suất hơi 5T/h

4.4.1 Tính bề dày thân tháp

Các thông số ban đầu của tháp mà ta đã biết như sau:

- Đường kính tháp: D = 1m = 1 mm


- Chiều cao tháp: H = 3,45m = 3450 mm
- Khối lượng riêng của pha lỏng: ρl = 1100 kg/m3
- Tốc độ ăn mòn: 0,01 mm/năm
- Hệ số bền mối hàn φ: Thân hình trụ hàn dọc, hàn tay bằng hồ quang điện,
hàn giáp mối 2 bên, đường kính thân lớn hơn 700mm. Do đó, hệ số bên mối
hàn φh = 0,95
(lấy bảng XIII.8 – Trang 362 – Sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ hóa chất
tập 2)
- Hệ số hiệu chỉnh: η = 1(thiết bị thuộc nhóm 2 và loại II)
(Lấy bảng XIII.2 – Trang 356 – Sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ hóa chất
tập 2)
a. Xác định ứng suất cho phép của thép X18H10T
Theo giới hạn bền:
σk 550. 106
[ σk ] = . η = . 1 = 211,54. 106 (N/m2 )
nk 2,6
Theo giới hạn chảy:
σ 220. 106
[ σc ] = c . η = . 1 = 146,67. 106 (N/m2 )
nc 1,5
Ứng suất cho phép của thép (ứng suất cho phép tiêu chuẩn)
b. Xác định áp suất làm việc trong tháp
Áp suất thủy tĩnh của cột chất lỏng trong thiết bị:
Pl = g. ρl . H = 9,8.1100.3,45 = 37191 (N/m2 )=0,0372(N/mm2)
Áp suất pha khí trong thiết bị:
Plv= 1atm = 0,0372 (N/mm2)
Áp suất làm việc trong tháp:
P = Pl + Plv = 0,1099 + 0,0372 = 0,1471 (N/mm2)
[σ] = min ( [σk ]; [σc ] ) = 146,67. 106 (N/m2 )

40
GVHD:PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
SVTT: Đặng Quốc Cường (msvs:0510020031)
Đồ án môn học: Thiết kế hệ thống xử lý khí thải lò hơi dùng dầu FO công suất hơi 5T/h

c. Bề dày thân hình trụ hàn làm việc chịu áp suất trong tính theo lý thuyết vỏ
mỏng
Dt . P 1000.0,1471
S= +C= + 1,8 = 2,32 mm
2. [σ]. φh 2.146,67.0,95
Hệ số bổ sung để quy tròn kích thước:

C = C1 + C2 + C3 = 1 + 0 + 0,8 = 1,8mm

Trong đó:
C1 – Hệ số bổ sung do bào mòn hóa học trong thời hạn sử dụng thiết bị là 15-
20 năm với tốc độ ăn mỏn 0,05-0,1 mm/năm, C1= 1 mm

C2 – Hệ số bổ sung cho bào mòn cơ học, Cb = 0 mm

C3 – Hệ số bổ sung do dung sai âm (tra bảng XIII.9 – Trang 364 – Sổ tay quá
trình và thiết bị công nghệ hóa chất tập 2), Cc = 0,8 mm

Chọn S = 8mm ứng với đường kính tháp D ∈ (1000; 2000) mm theo tiêu chuẩn.

Kiểm tra điều kiện bền


S − Ca 8 − 1,5
= = 0,0065 < 0,1 (thỏa điều kiện)
Dt 1000

Kiểm tra ứng suất theo áp suất thử:


Áp suất thử:
P0 = Pth + Pl = 1,5P + Pl = 1,5.0,1471 + 0,0372 = 0,25785 (N/mm2)
Ứng suất theo áp suất thử tính toán:
[Dt + (S − C]. P0 [1000 + (8 − 1,8)]. 0,25785
σ= = = 85,025(N/mm2 )
2 ( S − C ) . φh 2(8 − 1,8). 0,95
Xét:
𝜎𝑐 220. 106
= = 183,33. 106 > 𝜎 = 85,025. 106 (N/m2 )
1,2 1,2
Vậy S = 8 mm là hợp lý.

41
GVHD:PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
SVTT: Đặng Quốc Cường (msvs:0510020031)
Đồ án môn học: Thiết kế hệ thống xử lý khí thải lò hơi dùng dầu FO công suất hơi 5T/h

4.4.2 Tính nắp và đáy thiết bị

Chọn đáy và nắp của tháp là elip;


Chọn vật liệu làm đáy và nắp thiết bị cùng với vật liệu làm thân tháp;
Các thông số đã biết:
- Đáy (nắp) làm bằng thép X18H10T
- C = 3,35 mm
- [𝜎] = 146,67 (N/mm2)
- Áp suất làm việc phần dưới thân tháp, P = 0,2112 (N/mm2)
- Đường kính tháp D = 1000 mm
- Chọn elip tiêu chuẩn → ht/D = 0,25( trang 381 sổ tay tập 2)
Chiều cao phần lồi của tháp:
ht = 0,25.1000 = 250 (mm)
Bán kính cong phía trong ở đỉnh đáy:
D2 10002
Rt = = = 1000 (mm)
4. ht 4.475
Tính tỷ số:
[σ] 146,67
× φh = . 0,95 = 9414,16 > 50
P 0,1471
Bề dày tối thiểu của đáy và nắp:
Rt × P 1000.0,1471
S, = = = 0,52(mm)
2 × [σ] × φh 2.146,67.0,95
Bề dày thực tế của đáy và nắp:

S = S` + C = 1,44 + 1,8 = 3,24 mm


Nhận xét: Chọn bề dày đáy = bề dày nắp và bằng bề dày thân tháp = 8 mm.
Áp suất cho phép ứng với bề dày S = 8 mm được xác định:
2. [σ]. φh . (S − Ca ) 2.146,67.0,95. (8 − 1,5)
[P] = = = 1,357 (N/mm2 ) > P
D + (S − Ca ) 1000 + (8 − 1,5)
Vậy bề dày của đáy và nắp là S = 8 mm

42
GVHD:PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
SVTT: Đặng Quốc Cường (msvs:0510020031)
Đồ án môn học: Thiết kế hệ thống xử lý khí thải lò hơi dùng dầu FO công suất hơi 5T/h

Chọn đáy và nắp elip có gờ, chiều cao gờ h = 25mm. Cho ta các thông số của đáy
như sau:
Bảng 4.6 Các thông số của đáy và nắp

Đường kính D, mm 1000


Chiều cao ht, mm 250
Bề mặt trong, m2 1,16
Thể tích V.10-3 m3 162
Đường kính phôi, mm 1254
Khối lượng riêng, kg/m3 7930
Khối lượng, kg 143,42
(Nguồn - bảng XIII.10 và XXIII.11 –Trang 382,383,384 –Sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ hóa
chất tập 2 – PTS Trần Xoa)

4.4.3 Tính đường ống dẫn khí vào ra

Vận tốc khí trong ống khoảng 10 – 30m/s, chọn vận tốc khí đi vào bằng vận tốc khí
đi ra trong ống là 20m/s.

Ống dẫn khí vào:


Lưu lượng khí đầu vào:

Qv=Gl.Mv= 185,826.29,12=5411,253 (kg/h)=1,15(kg/s)=1,1 m3/s

Đường kính ống khí vào:

4. 𝑄𝑣 4.1,1
d=√ =√ = 0,264 (m)
π. v π. 20

chọn đường kính ống tiêu chuẩn : d=250 mm, bề dày: b=13 mm, làm bằng thép không gỉ.
Chiều dài đoạn ống nối l=140mm, để đảm bảo phân phối khí đều trong tháp ta sử dụng đĩa
đục lỗ với đường kính 30mm, bước lỗ 50 mm. ( bảng XIII.32. trang 434 sổ tay quá trình
thiết bị công nghệ hóa tập 2- NXB Hà Nội)

43
GVHD:PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
SVTT: Đặng Quốc Cường (msvs:0510020031)
Đồ án môn học: Thiết kế hệ thống xử lý khí thải lò hơi dùng dầu FO công suất hơi 5T/h

Ống dẫn khí ra:


- Khối lượng phân tử khí đầu ra

Mra=yc.𝑀𝑠𝑜2 +(1-yc).Mkk= 2,69.10-5.64+(1- 2,69.10-5).29= 29(kg/kmol)

- Lưa lượng khí đầu ra


𝐺𝑐 𝑀𝑟𝑎 185,821.29
Qr = = =4777,21 m3/h=1,327(m3/s)
𝜌𝑐 1,128

Đường kính ống khí ra:

4. 𝑄𝑟 4.1,327
d=√ =√ = 0,291 (m)
π. v π. 20

Ta chọn đường kính ống tiêu chuẩn d = 250 mm, bề dày ống 13mm, vật liệu làm là
thép không gỉ, chiều dài đoạn ống nối 140 mm.

Để đảm bảo phân phối khí đều trong tháp ta sử dụng đĩa đục lỗ, lỗ có đường kính
20mm, bước lỗ 20 mm, đĩa đục lỗ dày 5mm.

4.4.4 Tính đường ống dẫn lỏng vào ra

Vận tốc dòng lỏng khoảng 1 – 3 m/s, ta chọn vận tốc dòng lỏng là 2,5 m/s

 Ống dẫn lỏng vào:


Lưu lượng lỏng đầu vào:
𝐿𝑡𝑏 (kg/s) 2,221
Qv = 3
= = 0,0021(m3 /s)
ρ(kg/m ) 1106,75
Đường kính ống khí vào:

4. 𝑄𝑣 4.0,0021
d=√ =√ = 0,032 (m)
π. v π. 2,5

Ta chọn đường kính ống tiêu chuẩn d = 40 mm, bề dày ống 12 mm, vật liệu làm là
nhựa PVC, chiều dài đoạn ống nối 60 mm.

44
GVHD:PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
SVTT: Đặng Quốc Cường (msvs:0510020031)
Đồ án môn học: Thiết kế hệ thống xử lý khí thải lò hơi dùng dầu FO công suất hơi 5T/h

 Ống dẫn lỏng ra:


- Chọn vận tốc v=1,5m/s
Lưu lượng lỏng đầu ra:
𝐿𝑡𝑏 (kg/s) 2,223
Qv = 3
= = 0,0021(m3 /s)
ρ(kg/m ) 1106,75

Đường kính ống khí vào:

4. 𝑄𝑟 4.0,0021
d=√ =√ = 0,032 (m)
π. v π. 1,5

Ta chọn đường kính ống tiêu chuẩn d = 40 mm, bề dày ống 13 mm, vật, chiều dài
đoạn ống nối 60 mm.

4.4.5 Tính bích

Bích được dùng để ghép nắp với thân thiết bị và để nối các phần của thiết bị với
nhau;

Chọn kiểu bích liền vì áp suất và nhiệt độ làm việc không cao;

Vật liệu là thép X18H10T;


Chọn bích kiểu I ở bảng XIII.27 – Trang 417 – Sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ
hóa chất tập 2, với áp suất làm việc 1 atm.
Các thông số đo của bích như sau:

a) Tính bích nối đáy tháp với thân, chọn bích liền bằng thép để nối thiết bị:
Đường kính trong: Dt = 1000 mm
Đường kính ngoài: Dn = 1000 + 2.8 = 1016 mm=1,016(m)

Tra bảng XIII.27 – Trang 417 – Sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ hóa chất tập
2, ta có:
Đường kính ngoài của bích, D = 1140 mm
Đường kính tâm bulong, Dbl = 1090 mm

45
GVHD:PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
SVTT: Đặng Quốc Cường (msvs:0510020031)
Đồ án môn học: Thiết kế hệ thống xử lý khí thải lò hơi dùng dầu FO công suất hơi 5T/h

Đường kính mép vát, Dl = 1060 mm

Đường kính bulong, db = M20


Số bulong, z = 28 cái

Chiều cao bích, h = 22mm

Khối lượng bích:


π π
m1 = . (D2 − D2n ). h. 7930 = . (1,1402 − 1,0162 ). 0,022.7930 = 36,613(kg)
4 4
b) Tính mặt bích nối ống dẫn và thiết bị
 Ống dẫn lỏng vào và ra: d =40mm
Chọn loại bích liền bằng kim loại đen để nối
Theo bảng XIII.26 – Trang 415 – Sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ hóa chất tập
2, ta có:

Đường kính ngoài: Dn = 45 mm


Đường kính ngoài của bích, D = 130 mm

Đường kính tâm bulong, Dbl = 100 mm

Đường kính mép vát, Dl = 80 mm

Đường kính bulong, db = M12

Số bulong, z = 12 cái
Chiều cao bích, h = 12 mm

Khối lượng bích:


π π
m2 = . (D2 − D2n ). h. ρ = . (0,1302 − 0,0452 ). 0,019.7930 = 1,111(kg)
4 4
π π
m2 = . (D2 − D2n ). h. ρ = . (0,3702 − 0,2732 ). 0,022.7900 = 9(kg)
4 4

 Ống dẫn khí vào và ra: d = 400 mm

46
GVHD:PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
SVTT: Đặng Quốc Cường (msvs:0510020031)
Đồ án môn học: Thiết kế hệ thống xử lý khí thải lò hơi dùng dầu FO công suất hơi 5T/h

Chọn loại bích liền bằng kim loại đen để nối


Theo bảng XIII.26 – Trang 412 – Sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ hóa chất tập
2, ta có:
Đường kính ngoài: Dn = 426 mm
Đường kính ngoài của bích, D = 535 mm

Đường kính tâm bulong, Dz = 495 mm

Đường kính mép vát, Dl = 465 mm

Đường kính bulong, db = M20

Số bulong, z = 16 cái

Chiều cao bích, h = 22 mm

Khối lượng bích:


π π
m3 = . (D2 − D2n ). h. ρ = . (0,5352 − 0,4262 ). 0,022.7930 = 14,345(kg)
4 4
4.4.6 Tính các thiết bị phụ khác
a. Lưới tách ẩm

Ta dùng lớp tách ẩm này để tách hơi lỏng ra khỏi khí trước khi hỗn hợp khí thoát ra
ngoài qua ống dẫn khí ra
Ta chọn lớp tách ẩm dày 300mm và làm bằng vật liệu đệm cùng loại với vật liệu
đệm trong tháp hấp thụ.

Thể tích lớp tách ẩm:

π. D2 π. 12
.h = . 0,3 = 0,2355(m3)
4 4
b. Ống tháo đệm và ống nhập liệu
Chọn ống tháo và nhập đệm dựa theo bảng XIII.32 –Trang 434 – Sổ tay quá trình
và thiết bị công nghệ hóa chất tập 2.

47
GVHD:PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
SVTT: Đặng Quốc Cường (msvs:0510020031)
Đồ án môn học: Thiết kế hệ thống xử lý khí thải lò hơi dùng dầu FO công suất hơi 5T/h

Áp suất làm việc cho phép P = 0,1733 N/mm2

Chọn đường kính ống tháo và nhập đệm d = 150 mm


Vật liệu là thép X18H10T

Ống tháo và nhập đệm được hàn vào thân thiết bị, bên ngoài có lắp mặt bích

Theo bảng tra → chiều dài ống nối là 130mm

c. Lưới đỡ đệm
Các thông số của lưới:

Bảng 4.4 Các thông số của lưới

Đường kính tháp D, mm 1000


Đường kính lưới D1, mm 980
Chiều rộng bước đệm 25×25, mm 22
(Nguồn bảng IX.22 – Trang 230 – Sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ hóa chất tập 2)

Lưới đỡ đệm được cấu tạo 2 nửa vỉ thép CT3 nối lại với nhau. Bên trên có hàn các
lỗ tay để có thể dễ dàng cẩm nắm khi tháo lắp. Bề mặt lưới được cấu tạo bởi các
thanh thép CT3 có kích thước b × h = 5 × 15 mm

Diện tích bề mặt lưới đỡ đệm:

π × D1 2 π × 0,982
S= = = 0,75 (m2 )
4 4
d. Bộ phận phân phối lỏng
Chọn theo tiêu chuẩn thép X18H10T: Dùng đĩa phân phối loại 2 bảng IX.22 –Trang
230 – Sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ hóa chất tập 2.

Bảng 4.7 Các thông số của đĩa phân phối lỏng

Đĩa phân phối loại 2


Đường Ống dẫn chất lỏng
Đường
kính Bước Số lượng lỗ
kính đĩa Dd d×S
tháp t (loại 2)
mm Chiếc

48
GVHD:PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
SVTT: Đặng Quốc Cường (msvs:0510020031)
Đồ án môn học: Thiết kế hệ thống xử lý khí thải lò hơi dùng dầu FO công suất hơi 5T/h

1000 600 44,5 × 2,5 70 55

Bề dày ống: 5 mm
Đường kính lỗ: 44,5mm
Bước lỗ (khoảng cách giữa các lỗ): 70 mm

e. Chân đỡ
Để chọn được chân đỡ thích hợp, trước tiên ta phải tính tải trọng của toàn tháp, Chọn
vật liệu làm chân đỡ là thép CT3,

Khối lượng riêng của thép CT3 là:

ρo = 7,85. 103 (kg/m3)

Khối lượng riêng của thép X18H10T:

ρ = 1,01. ρo = 1,01.7,85. 103 = 7,93. 103 (kg/m3 )


Khối lượng thân:
π π
mt = . (D2n − D2t ). H. ρ = . (1,0162 − 12 ). 7.7,93. 103 = 1405,560(kg)
4 4
Khối lượng đáy và nắp:
mdn = 143,42.2 =286,840 kg

Khối lượng đệm:

π. D2 π. 1
md = . Hd . ρd = . 0,65.500 = 255 (kg)
4 4
Khối lượng dung dịch đệm (tính cho trường hợp ngập lụt):

π. D2 π. 1
mdd = . Hđ . ρx . Vt = . 0,65.1051,84.0,78 = 418,627 (kg)
4 4
Khối lượng lớp tách ẩm:

49
GVHD:PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
SVTT: Đặng Quốc Cường (msvs:0510020031)
Đồ án môn học: Thiết kế hệ thống xử lý khí thải lò hơi dùng dầu FO công suất hơi 5T/h

π. D2 π. 1
mta = . ht . ρd = . 0,3.500 = 117,75 (kg)
4 4
Bộ phận phân phối lỏng: Không đáng kể

Khối lượng lưới đỡ đệm:

mlđ = 3. Sld . htb . ρ = 3.0,75.0,005.7850 = 88,2125(kg)


Khối lượng các bích

mb = 4. m1 + 4. m2 + 4. m3 = 4.36,612 + 4.0,147 + 4.14,325 = 200,844(kg)


Khối lượng tổng cộng của tháp:

∑ 𝑚 = 2781,102(kg)

Tải trọng toàn tháp:

G = ∑ m. g = 11462,56.9,81 = 27254,79 (N)

Ta chọn chân đỡ gồm 3 chân, tải trọng trên một chân: 9084,933 N

Chọn tải trọng cho phép trên 1 chân là 2,5.10-4 N


Theo bảng XIII.35 – Trang 437 – Sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ hóa chất tập
2, các thông số về chân đỡ được trình bày ở bảng sau:

Bảng 4.8 Các thông số về chân đỡ

Bề mặt đỡ, F.10-4 (m2) 444


Tải trọng trên bề mặt đỡ, q.10-6 (N/m2) 0,56
L (mm) 250
B (mm) 180
B1 (mm) 215
B2 (mm) 290
H (mm) 350
h (mm) 185

50
GVHD:PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
SVTT: Đặng Quốc Cường (msvs:0510020031)
Đồ án môn học: Thiết kế hệ thống xử lý khí thải lò hơi dùng dầu FO công suất hơi 5T/h

s (mm) 16
l (mm) 90
d (mm) 27
f. Tai treo
Tính toán tương tự chân đỡ, tải trọng trên một tai treo là 2,5.10-4 N;
Vật liệu là thép CT3;
Theo bảng XIII.36 – Trang 438 – Sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ hóa chất tập
2;

Các thông số về tai treo được trình bày ở bảng sau

Bảng 4.9 Các thông số về tai treo

Tải trọng cho phép trên một tai treo G.10-4 (N) 2,5
Bề mặt đỡ F.104, m2 173
Tải trọng cho phép lên bề mặt đỡ q.10-6 1,45
L,mm 150
B, mm 120
Bl, mm 130
H, mm 215
S, mm 8
l, mm 60
a, mm 20
d, mm 30

51
GVHD:PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
SVTT: Đặng Quốc Cường (msvs:0510020031)
Đồ án môn học: Thiết kế hệ thống xử lý khí thải lò hơi dùng dầu FO công suất hơi 5T/h

CHƯƠNG V
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 . KẾT LUẬN
Lò hơi đốt củi, lò hơi đốt than, lò hơi đốt dầu… luôn sinh ra một lượng khí thải gây
ô nhiễm nghiêm trọng bầu khí quyển. Nhìn chung, các phương pháp xử lý khí thải
lò hơi hiệu quả nhất là phương pháp hấp thụ.
Thông thường, việc xử lý khí CO2 và CO không quan trọng do khí CO2 không có
tiêu chuẩn quy định, khí CO có thể kiểm soát trong quá trình đốt để đảm bảo đạt
tiêu chuẩn cho phép.
Đối với khí SO2, có rất nhiều biện pháp xử lý khác nhau bằng phương pháp hấp thụ.
Tuy nhiên, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của nhà máy (đặc điểm sản xuất, kinh tế,
kỹ thuật…) mà lựa chọn phương pháp xử lý phù hợp.
Với đề tài: “Nghiên cứu đề xuất phương án xử lý khí SO2 từ lò hơi với công suất
10000 m3/h”, đề xuất phương án hấp thụ SO2 bằng tháp đệm với chất hấp thụ là
dung dịch NaOH 10%, hiệu quả xử lý đạt 91,67%, khí thải sau khi xử lý thải ra môi
trường không khí đạt tiêu chuẩn QCVN 19:2009/BTNMT, cột B.
Quy trình công nghệ được đề xuất khá phổ biến, không quá phức tạp về mặt công
nghệ và kỹ thuật nên tiết kiệm được chi phí xây dựng cũng như vận hành, sữa chữa
so với công nghệ đắt tiền của nước ngoài, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng
của khu vực; việc đề xuất công nghệ chỉ dựa trên cơ sở lý thuyết, chưa kết hợp với
khảo sát khu vực, thiếu kinh nghiệm thực tế nên còn nhiều sai sót.
Quá trình làm đồ án giúp tìm hiểu cụ thể và củng cố được các kiến thức trong môn
học, biết thêm được nhiều kiến thức mới và nhiều kinh nghiệm trong thiết kế cũng
như lựa chọn công nghệ xử lý khí thải, kỹ năng sử dụng các văn bản pháp luật trong
ngành, tiếp cận và rèn luyện các kỹ năng trình bày báo cáo, thực hiện bản vẽ; là cơ

52
GVHD:PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
SVTT: Đặng Quốc Cường (msvs:0510020031)
Đồ án môn học: Thiết kế hệ thống xử lý khí thải lò hơi dùng dầu FO công suất hơi 5T/h

sở để thực hiện các nghiên cứu sâu hơn trong lĩnh vực và các nghiên cứu ngành
trong tương lai cũng như công việc thực tế sau này.
Kiến thức lý thuyết của bản thân chưa vững nên còn nhiều thiếu sót, chưa xác định
được định hướng triển khai đúng đắn trong quá trình làm đồ án gây sai sót, mất thời
gian.
5.2 . KIẾN NGHỊ
Việc đề xuất công nghệ chỉ dựa trên cơ sở lý thuyết, chưa kết hợp với khảo sát khu
vực, thiếu kinh nghiệm thực tế nên còn thiếu sót. Cần có các khảo sát thực tế làm
cơ sở cụ thể để thiết kế công nghệ, kiểm tra chất lượng, hiệu quả của quy trình xử
lý.
Cần nắm vững, tìm hiểu kỹ, tham khảo tài liệu để xây dựng cơ sở lý thuyết giúp lựa
chọn thiết kế quy trình chính xác, đúng mục tiêu; cần tham khảo ý kiến của thầy cô
hướng dẫn tìm ra hướng đi đúng đắn, tiếp thu các góp ý của thầy cô để thực hiện đồ
án tốt hơn.

53
GVHD:PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
SVTT: Đặng Quốc Cường (msvs:0510020031)
Đồ án môn học: Thiết kế hệ thống xử lý khí thải lò hơi dùng dầu FO công suất hơi 5T/h

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Kỹ thuật môi trường – GS.TS Lâm Minh Triết (2007) – NXB Đại học Quốc Gia
Tp.Hồ Chí Minh.
Sổ tay hướng dẫn xử lý ô nhiễm môi trường trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp, tập
2 – Xử lý khói lò hơi – GS.TS Nguyễn Thiện Nhân (1998) – NXB Sở Khoa học,
Công nghệ và Môi trường Tp.HCM.
Sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ hóa chất, tập 2 – TS. Trần Xoa (2006) – NXB
Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.
Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải, tập 3 – Lý thuyết tính toán và công nghệ xử lý
khí độc hại – GS.TS Trần Ngọc Chấn (2001) – NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.

54
GVHD:PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
SVTT: Đặng Quốc Cường (msvs:0510020031)

You might also like