You are on page 1of 19

ẤN ĐỘ THỜI CẬN ĐẠI (Giai đoạn thế kỷ 16 – giữa thế kỷ 19)

BỐ CỤC BÀI LÀM


PHẦN 1: ẤN ĐỘ TRƯỚC KHI CHỦ NGHĨA PHƯƠNG TÂY XÂM NHẬP, SỰ SUY TÀN
CỦA ĐẾ QUỐC ĐẠI Mughal 1
1.1 Đế quốc Đại Mughal 1
1.1.1. Bối cảnh 1
1.1.2. Sự thành lập Đế quốc Đại Mughal 2
1.3 Thủ công nghiệp và thương nghiệp 7
1.3.1 Thủ công nghiệp 7
1.3.2 Thương nghiệp 7
1.4 Tình hình xã hội Ấn Độ 8
1.5 Cuộc đấu tranh chống phong kiến và sự suy tàn của Đế quốc Đại Mogul 9
1.5.1 Cuộc đấu tranh chống phong kiến 9
1.5.2 Sự suy tàn của Đế quốc Đại Mughal 11
PHẦN 2: QUÁ TRÌNH XÂM LƯỢC CỦA THỰC DÂN ANH VÀ PHONG TRÀO ĐẤU
TRANH CHỐNG XÂM LƯỢC CỦA NHÂN DÂN ẤN ĐỘ 13
2.3 Thực dân Anh hoàn thành việc xâm chiếm Ấn Độ và phong trào chống Anh nửa đầu thế kỉ
XIX. 13
2.3.1 Quá trình xâm lược toàn Ấn Độ của thực dân Anh 13
2.3.3 Các cuộc nổi dậy của nhân dân Ấn Độ 15
Tài liệu tham khảo 19

NỘI DUNG BÀI


ẤN ĐỘ THỜI CẬN ĐẠI

PHẦN 1: ẤN ĐỘ TRƯỚC KHI CHỦ NGHĨA PHƯƠNG TÂY XÂM NHẬP, SỰ


SUY TÀN CỦA ĐẾ QUỐC ĐẠI Mughal

1.1 Đế quốc Đại Mughal

1.1.1. Bối cảnh


Ấn Độ là một quốc gia rộng lớn và đông dân nằm ở phía Nam châu Á. Bước
vào đầu thời kì cận đại của lịch sử thế giới, dân cứ ở Ấn Độ có chừng 100 triệu người
bao gồm nhiều dân tộc khác nhau, có nền kinh tế khá phát triển và nền văn hóa lâu đời
phong phú. Đầu thế kỷ 16, lợi dụng sự suy yếu về quân sự do những cuộc chiến tranh
liên miên giữa các vương quốc ở Ấn Độ; hơn nữa khi ấy dân chúng Ấn Độ cũng đang
bị các vua Delhi lạm dụng quyền lực bóc lột gây bất bình xã hội. Điều này tạo điều
kiện để các vua Hồi để ý đến miền đất Ấn Độ và nảy sinh ý định xâm chiếm.

1.1.2. Sự thành lập Đế quốc Đại Mughal


Những lạm dụng thái quá của các vua Delhi riết rồi làm cho toàn dân – chẳng
những dân Ấn mà dân Hồi nữa – oán ghét họ. Khi một bọn xâm lăng cũng từ phương
Bắc xuống thì các vua Hồi bị đánh bại một cách dễ. Vua Hồi thắng họ là một người
Thổ tên Timur-i-lang.

Vua Timur-i-lang tàn sát người Ấn, chiếm Delhi, cướp bóc châu báu, phụ nữ và
nô lệ. Ông không mở rộng thêm bờ cõi mà quay lại Samarcande, để lại cảnh hoang tàn
những nơi mình đi qua. Khoảng thời gian sau, xuất hiện vị vua Hồi lỗi lạc khác là
Babur. Năm 1526, Babur đánh chiếm Delhi và các vùng lân cận ở phía Bắc Ấn Độ, tự
xưng là hoàng đế của đế quốc Đại Mughal.

Trong Lịch sử văn minh Ấn Độ, Will Durant (1971) có ghi chép dựa tên tài liệu
lịch sử mô tả con người Babur như sau: “ Ông ta khôn khéo như tổ tiên ông là Timur
và Gengis Khan, hai cái mầm tai họa của châu Á đó, nhưng không tàn nhẫn như họ.
Có thể nói rằng sự quá dồi dào về sinh lực thể chât cũng như tinh thần làm cho ông
khổ. KHông thể ngồi yên được, phải chiến đấu, săn bắn, đi khắp nơi, khong nghĩ,
trong năm phút chỉ dùng một tay mà giết được năm quân thù, điều đó với ông chỉ là
một trò chơi.” Sở hữu tài quân sự nổi bật, đã có khi ông chiếm thành với chỉ 240 quân
hay đánh bại trăm ngàn quân địch với 12 ngàn quân. Các chiến thắng của Babur được
cho rằng đa phần nhờ vào lợi thế dùng pháo và chiến thuật quân sự tài tình.
(Goverment of Haryana, 2022) Ấn Độ dưới triều đại ông nhờ vậy mà vẻ vang một
thời.
Hình 1 Tranh vẽ của họa sĩ Edwin Lord Weeks tả cảnh một quý tộc thời Mughal đang được hộ tống trên lưng voi (Nguồn:
https://indianexpress.com/article/parenting/learning/mughal-cities-on-wheels-5436881/)

Những người kế tục Babur tiếp tục mở mang bờ cõi, nổi bật trong đàn con cháu
của ông là vua Akbar (1556-1605), đất đai của đế quốc được mở rộng đến cả vùng
Afghanistan, toàn bộ miền Bắc và Trung Ấn. Đến nửa sau thế kỉ 17, biên giới đế quốc
lan tới phía nam sông Godavari. Một số vương quốc ở miền Nam bán đảo vẫn còn giữ
độc lập.
Hình 2 Bản đồ lãnh thổ Đế quốc Mughal.

(Nguồn: https://memorients.com/mughal-empire)

Hình 3 Chân dung của vị vua lỗi lạc Akbar

(Nguồn:
https://www.culturalindia.net/indian-
history/akbar.html)
Akbar song võ văn toàn. Dưới thời ông, bộ máy hành chính Ấn Độ trải qua
nhiều cải tiến tiến bộ. Ông ban các đọa luật cấm tảo hôn, cấm Sati, cho quả phụ được
tái giá, bỏ chế độ nộ lệ, cấm giết sinh vật để tế thần, tự do tôn giáo và phân nghề theo
tài năng, không phân biệt nòi giống và tôn giáo, … Sát cánh bên ông là 4 cận thần:
một tể tướng Vakir, bộ trưởng tài chính Vazir, một triều trưởng là Bakhshi, một giáo
trưởng Hồi giáo Sadr. Vua Akbar ngoài ra còn rất trọng văn và kiến thức. Mặc cho
bận việc triều chính, ông vẫn tranh thủ gom sách quý. Thư viện của ông chứa những
hai mươi bốn ngàn cuốn sách. Ông cũng đích thân coi việc dịch anh hùng ca
Mahabharata và các tác phẩm văn học khác. Nói chung, dưới thời Akbar, nghệ thuật
Ấn Độ lên tới tuyệt đỉnh ở đa mặt: nhạc, thơ, họa, văn học và kiến trúc. (Will Durant,
2000) Tuy nhiên, sau thời Akbar, các triều đại Mughal tỏ vẻ suy yếu và không mạnh
như xưa. Sự trỗi dậy của xung đột từ các thế lực bên trong và bên ngoài lâu dài khiến
văn minh sông Hằng bị suy yếu dần.
1.2 Chế độ ruộng đất và tình cảnh người nông dân Ấn Độ
Đến thế kỷ XVII, chế độ phong kiến vẫn giữ địa vị thống trị ở Ấn Độ. Trong
các dân tộc ở biên giới phía Tây bắc và Đông bắc còn duy trì đậm nét nhiều dấu vết
của chế độ công xã nguyên thủy. Tuy nhiên, ruộng đất trong toàn quốc đều thuộc
quyền sở hữu quốc gia phong kiến. Nhà vua có quyền sở hữu tối cao về ruộng đất,
đứng đầu nhà nước và đại diện cho toàn bộ giai cấp phong kiến. Phương thức bóc lột
nông dân chủ yếu là thu thuế và nông dân phải nộp tô dưới hình thức thuế đất rất nặng
nề.

Hệ thống thái ấp quân sự – Để bảo đảm cho sự bóc lột nông dân, triều đại
Mughal đã đặt ra chế độ thái ấp, quân sự trên cơ sở quan hệ ruộng đất phong kiến.
Theo đó, vua chỉ trực tiếp nắm giữ 1/8 ruộng đất. Tô thuế thu được trên những mảnh
ruộng đất dùng để chi phí cho triều đình và quân đội. Phần lớn đất đai còn lại đem
phân cho quý tộc phong kiến dưới hình thức thái ấp quân sự nhưng vẫn thuộc sở hữu
nhà nước, không được cha truyền con nối. Mối lãnh chúa có nghĩa vụ nuôi cho hoàng
đế một đội kỵ binh, số lượng quân lính tùy thuộc diện tích của thái ấp. Do nghĩa vụ
đó, lãnh chúa được quyền thu thuế trên những mảnh ruộng trong thái ấp và có quyền
hành vô hạn đối với các công xã nằm trong lãnh địa của mình. Lãnh chúa còn bắt
nông dân – mỗi thái ấp thường có mấy vạn người – đóng nhiều thứ thuế và chịu nhiều
thứ xâu dịch khác. Trong thời Mughal, thái ấp quân sự là hình thức chiếm hữu phong
kiến cơ bản. Nhưng cạnh đó còn duy trì nhiều hình thức khác. Ở một số vùng thực
hiện chế độ chiếm hữu cha truyền con nối, bọn phong kiến có quyền tự quyết định
toàn bộ công việc trong lãnh địa và sử dụng tô thuế trên lãnh địa đó. Một phần ruộng
đất thuộc quyền chiếm hữu cố định của tăng lữ.

Công xã nông thôn, – Mặc dầu quyền sở hữu ruộng đất thuộc về nhà nước
phong kiến nhưng trên thực tế, công xã nông thôn vẫn là đơn vị sản xuất và đóng thuế
cơ bản trong xã hội. Công xã nông thôn là những cộng đồng dựa trên quyền sở hữu
chung về ruộng đất, kết hợp trực tiếp giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp và dựa trên
sự phân công cố định. Thiết lập trên một mảnh đất rộng từ một trăm đến vài ba nghìn
ac-păng, những cộng đồng ấy là những tổ chức sản xuất tự cung tự cấp. Phần lớn sản
phẩm là để tiêu dùng trực tiếp trong công xã, chỉ có một phần rất nhỏ còn thừa mới trở
thành hàng hóa mà thường lọt vào tay nhà nước. Cho nên, việc sản xuất không có liên
quan đến sự phân công do quan hệ trao đổi hàng hóa tạo nên. Công xã tổ chức cày cấy
chung và phân chia sản phẩm cho các thành viên. Trong mỗi gia đình nông dân còn
làm thêm việc kéo sợi, dệt vải để dùng cho bản thân họ. Ngoài ra, còn có một số người
làm công việc chung được công xã đài thọ như thẩm phán, thu thuế, chưởng bạ, canh
phòng, thủy lợi, tôn giáo, dạy học, chiêm tinh và một số thợ thủ công làm lò rèn, đồ
gốm, đồ gỗ, cắt tóc…

Nông dân phải nộp một phần hoa lợi cho nhà nước dưới hình thức thuế đất,
một phần cho tầng lớp trên trong công xã và cho tăng lữ. Họ còn phải chịu xâu dịch,
lao động ở các công trình nhà nước.

Tất cả quyền lợi và nghĩa vụ của các thành viên công xã đều có tính chất cha
truyền con nối. Công xã đã buộc chặt người nông dân và thợ thủ công vào ruộng đất
vì chỉ có ở trong công xã của mình – nơi mà ông cha đã sống và lao động từ đời này
qua đời khác – người ta mới được phép làm một công việc nhất định. Rời khỏi công
xã đến nơi khác, họ trở thành dân ngụ cư không có quyền hành. Về pháp lý, đa số
nông dân là những người tự do nhưng trên thực tế, họ bị trói buộc vào công xã.

Dưới thời đế chế Mughal, công xã nông thôn Ấn Độ lộ ra những mầm mống
tan rã. Chế độ thu thuế bằng tiền dần dần phá vỡ tính chất đóng cửa của nền kinh tế
công xã. Đất đai của công xã biến thành đất sở hữu tư nhân của phong kiến và của
nông dân cá thể. Tầng lớp trên trong công xã dần dần tập trung vào tay mình một phần
đáng kể những khoảnh đất của các thành viên công xã. Sự tập trung được tiến hành
bằng cách chiếm đoạt đất đai không thừa kế, hoặc bằng cách mua đất của những nông
dân bần cùng. Việc mua bán ruộng đất diễn ra khá phổ biến ở nhiều nơi trong nước.
Những đất đai đó về thực tế đã chuyển vào tay bọn phong kiến hoặc vào một số nông
dân khá giả. Họ sử dụng sức lao động của những nông dân ngụ cư, của những người
cùng khổ ở địa phương và những người thuộc đẳng cấp thấp hèn trong xã hội. Những
người đó trở thành tá điền cấy rẽ hay cố nông.

Như vậy, sự du nhập quan hệ hàng hóa tiền tệ và việc chuyển sang tô tiền đã
dẫn đến hiện tượng không bình đẳng về tài sản trong công xã và xuất hiện quan hệ bóc
lột dưới nhiều hình thức khác nhau. Nó cũng làm cho nhu cầu về tiền của nông dân
tăng lên. Điều đó tạo điều kiện cho việc phát triển nghề cho vay. Những người cho
vay nặng lãi bao gồm cả tầng lớp trên trong công xã và thương nhân ngày càng đông
đảo ở nông thôn. Người thợ thủ công trong công xã trước đây chỉ lo đáp ứng các nhu
cầu trong nội bộ công xã thì nay họ kết hợp với việc sản xuất một số hàng hóa bán ra
thị trường.

Tại một số nơi ở Bengan, Biha cuối thế kỷ XVII – đầu thế kỷ XVIII, đáng lẽ
người thợ nhận một phần hoa lợi thường lệ của công xã thì lại nhận tiền của nông dân
để làm những món đặt hàng của họ hoặc bán cho họ những sản phẩm lao động khác.
Những hình thức phân công lao động lâu đời giữa nghề nông và nghề thủ công trong
nội bộ công xã bị phá vỡ dần, việc sản xuất ngày càng mang tính chất của quan hệ
hàng hóa-tiền tệ. Chính những điều đó đã làm tan rã chế độ công xã nông thôn, phá vỡ
chế độ sở hữu quốc gia phong kiến về ruộng đất. Sự diễn biến cơ bản của chế độ
ruộng đất trong thế kỷ XVII là việc chuyển từ chế độ sở hữu quốc gia phong kiến sang
chế độ tư hữu phong kiến và đồng thời là việc chuyển quyền sở hữu ruộng đất của
công xã sang chế độ tư hữu nông dân.

1.3 Thủ công nghiệp và thương nghiệp

1.3.1 Thủ công nghiệp


Ấn Độ vốn là một trong những nước có nghề thủ công nổi tiếng thế giới như hàng dệt
tay tinh xảo bằng bông, lông thú, lụa… Những xưởng thủ công không chỉ sản xuất cho
nhu cầu trong nước mà còn xuất cảng một phần đáng kể ra nước ngoài. Do đó, nền
ngoại thương phát triển đem lại cho Ấn Độ một khối lượng vàng bạc khá lớn. Thương
gia Ấn Độ liên hệ chặt chẽ với phong kiến và ngay chính tầng lớp phong kiến cũng
thường tham gia buôn bán.

Đầu thế kỷ XVII, công thương nghiệp Ấn Độ có chiều hướng tiến bộ. Vai trò
của các thành phố từ dinh lũy của lãnh chúa phong kiến dần dần trở thành những trung
tâm thủ công nghiệp. Nhiều thành phố mới xuất hiện nối liền các thị trường trong
nước cũng như liên hệ với thị trường bên ngoài. Sự giao lưu hàng hóa giữa thành thị
và nông thôn được tăng cường.

Do đó, thợ thủ công trước đây chỉ sản xuất theo yêu cầu của khách đặt hàng
hay đem bán trong thị trường địa phương nhỏ hẹp thì nay, họ dần dần trở thành người
sản xuất hàng hóa. Sản phẩm của họ được tiêu thụ trên các thị trường rộng lớn với vai
trò trung gian của thương nhân hay người bao mua.

1.3.2 Thương nghiệp

Sự phát triển của thương nghiệp làm cho tầng lớp thương nhân và cho vay nặng
lãi mở rộng hoạt động, có ảnh hưởng trên phạm vi toàn Ấn Độ. Những thị trường địa
phương hình thành trên cơ sở sự phân công giữa nghề thủ công và nghề nông được
đẩy mạnh và sự chuyên môn hóa trong nông nghiệp được tăng cường. Trong thế kỷ
XVII nhiều vùng không thể tự túc lương thực, nên phải nhập từ các vùng khác, làm
cho việc trao đổi hàng hóa trở nên nhộn nhịp. Giai đoạn này Ấn Độ phát triển thương
nghiệp, trao đổi hàng hóa diễn ra xô bồ, đặc biệt là các mặt hàng như nguyên liệu và
vải dệt. Thậm chí, đã có ghi chép về các cuộc tiếp xúc giữa buôn lái châu Âu và người
dân Ấn Độ trong thời kỳ này. (Wikipedia , 2022 )

Hình 4 Một khu chợ ở Lahore thời Mughal

(Nguồn: http://britishempirehistory.blogspot.com/2014/05/the-mughal-empire-former-rulers-of-
india.html)

Như vậy, cho đến trước khi thực dân châu Âu mở rộng cuộc chiến tranh xâm
lược, ở Ấn Độ sự phân công lao động trong xã hội được đẩy mạnh, các thị trường địa
phương hình thành, vai trò kinh tế của thành phố được tăng cường, công xã nông thôn
bắt đầu tan rã, nghề thủ công gia đình biến thành sản xuất hàng hóa nhỏ, người thợ thủ
công bị lệ thuộc vào tầng lớp thương nhân và cho vay, một số xưởng lớn và công
trường thủ công ra đời. Điều đó chứng tỏ rằng ở Ấn Độ đã bắt đầu xuất hiện một số
điều kiện để sau này dẫn tới sự tan rã của chế độ phong kiến và sự ra đời của chủ
nghĩa tư bản.

1.4 Tình hình xã hội Ấn Độ


Một vấn đề khá quan trọng trong đời sống xã hội Ấn Độ là tình trạng phức tạp
về dân tộc, tôn giáo và đẳng cấp.
Trong khoảng 100 triệu dân có rất nhiều dân tộc với trình độ phát triển khác
nhau. Bên cạnh những bộ phận đang ở thời kỳ phong kiến trong những vương quốc
độc lập thì vẫn còn không ít bộ lạc sống rải rác khắp vùng biên giới phía bắc trong
tình trạng rất lạc hậu. Những cuộc chiến tranh liên miên giữa các tập đoàn phong kiến
càng khơi sâu sự chia rẽ dân tộc và làm suy yếu đất nước.

Hai tôn giáo lớn của Ấn Độ là đạo Ấn Độ (Hinđu) và đạo Hồi (Islam). Có
khoảng 2/3 dân số theo đạo Ấn Độ, nhưng đạo Hồi lại được coi là tôn giáo chính
thống của đế quốc Đại Mughal. Ngoài ra còn có đạo Phật và nhiều thứ tôn giáo
nguyên thủy khác. Sự khác nhau về tôn giáo thường gắn liền với sự cách biệt về đẳng
cấp. Ở một số vùng, nông dân theo đạo Ấn Độ trong khi tầng lớp phong kiến theo đạo
Hồi. Ở nơi khác có hiện tượng ngược lại. Bọn bóc lột thường lợi dụng điều đó để tăng
cường áp bức giai cấp.

Sự phân chia đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ diễn ra khá phức tạp. Dưới vua có
tăng lữ và quý tộc quân sự được coi là đẳng cấp cao nhất. Sau đó đến đẳng cấp gồm
nhà buôn, bọn cho vay lãi, thợ thủ công, nông dân và binh lính. Thấp nhất là đẳng cấp
gồm nông dân và thợ thủ công nghèo khổ. Ngoài ra, những người Paria bao gồm
những người bị khinh rẻ nhất, không ai đụng tới, đến cái bóng của họ cũng bị coi là
làm uế tạp các nhà quyền quý, đi ngoài đường phải đeo chuông để những người ở
đẳng cấp khác xa lánh. Nếu đi đường mà gặp người thuộc các đẳng cấp cao hơn, họ
phải tránh xa cách chừng 20 bước. Ranh giới giữa các đẳng cấp được bảo vệ rất
nghiêm ngặt. Người ở đẳng cấp trên không được kết hôn với người đẳng cấp dưới.
Khi bị đuổi ra khỏi đẳng cấp, họ sẽ không có chỗ đứng trong xã hội. Chế độ đẳng cấp
dẫn đến tình trạng bất công và chia rẽ.

Sự khác biệt về dân tộc, tôn giáo và đẳng cấp cùng với những thành kiến sâu
sắc, những lễ nghi phức tạp, những tâp tục lạc hậu… làm trở ngại sự thống nhất và sự
phát triển của Ấn Độ. Tuy nhiên, dưới ách thống trị khắc nghiệt của chế độ phong
kiến, quần chúng nhân dân vẫn đoàn kết đấu tranh để giải phóng khỏi ách áp bức dân
tộc và giai cấp, chống lại triều đình phong kiến Mughal.

1.5 Cuộc đấu tranh chống phong kiến và sự suy tàn của Đế quốc Đại Mogul

1.5.1 Cuộc đấu tranh chống phong kiến


Cuộc đấu tranh chống phong kiến bùng nổ ở nhiều nơi trên đất Ấn Độ. Ở
Punjab, cuộc khởi nghĩa diễn ra dưới ngọn cờ của giáo phái Xích. Giáo phái Sikh (có
nghĩa là môn đồ) hình thành từ đầu thế kỷ XVI ở các thành thị. Người sáng lập là
Nanak (1459-1538) chủ trương thực hiện sự bình đẳng trước Thượng đế, huỷ bỏ chế
độ đẳng cấp, hòa giải giữa Ấn Độ giáo và Hồi giáo. Ban đầu, nó phản ánh sự đối lập
của thị dân đối với phong kiến. Nhưng đến cuối thế kỷ XVII, tham gia phong trào còn
có đông đảo nông dân và thợ thủ công. Dưới sự lãnh đạo của chiến binh Sikh, Banda
Sighn Bahadur, trong những năm 1713-1715, cuộc khởi nghĩa lan rộng trên một phần

lớn đất đai của Punjab. Mặc dầu bị đàn áp, nghĩa quân đã giáng đòn tấn công mãnh
liệt vào chế độ phong kiến Mughal và chính quyền hà khắc ở Bắc Ấn Độ. Kiên trì cầm
vũ khí, người Sikh tiếp tục đấu tranh, đến năm 1761 họ thiết lập được chính quyền và
tuyên bố thành lập ở Punjab một quốc gia độc lập. Ruộng đất được coi là sở hữu
chung của công xã người Sikh. Nhưng dần dần, một bọn quý tộc phong kiến mới
trong giáo phái hình thành và lại tiến hành áp bức bóc lột quần chúng.

Một phong trào phản phong rộng lớn khác của người Đơjat bùng nổ ở Tây bắc
Ấn Độ trong những năm cuối thế kỷ XVII – đầu thế kỷ XVIII. Sau nhiều lần nổi dậy
tấn công vào chính quyền Mughal, năm 1671-1672, họ đã đánh chiếm Delhi, đuổi cổ
bọn phong kiến và bọn thầu thuế. Tuy bị đàn áp, họ vẫn không ngừng đấu tranh và
tiến tới thành lập một vương quốc độc lập ở phía nam Delhi.

Cuộc đấu tranh của các dân tộc Ấn Độ chống nền thống trị Mughal cũng diễn
ra khắp nơi. Đáng chú ý nhất là phong trào khởi nghĩa của người Maratha ở miền Nam
Ấn Độ. Từ khi bị phong kiến Mughal chinh phục, đất nước của người Marat là
Maharashtra bị phân chia thành những thái ấp lớn trao cho bọn địa chủ Hồi giáo. Điều
đó không những làm cho nông dân chịu khổ cực bội phần mà còn đụng chạm tới
quyền lợi của bọn phong kiến. Vì vậy, tham gia phong trào đấu tranh, ngoài nông dân
còn có tầng lớp phong kiến, đứng đầu là Shivaji (1627-1680). Đội quân của Shivatji

Hình 6 Chân dung quốc vương Shivaji

( Nguồn: https://en.wikipedia.org/wiki/Shivaji)
bao gồm đông đảo nông dân đã tỏ ra là một lực lượng hùng mạnh, có tinh thần chiến
đấu cao, thông thạo địa hình nên đã giáng nhiều đòn quyết liệt vào quân đội nhà vua.
Năm 1674, một phần lớn đất đai của người Marat được giải phóng, Shivaji tuyên bố
trở thành quốc vương của Maharashtra.

1.5.2 Sự suy tàn của Đế quốc Đại Mughal

Sau Akbar, Đế quốc Đại Mughal tiếp tục chứng kiến sự xuất hiện của các vị
vua nổi tiếng giỏi giang, tài nghệ của họ không chỉ giới hạn ở mảng quân sự và trị
nước mà còn cả nghệ thuật, văn hóa, có thể kể đến ba vị hoàng đế Mughal vĩ đại nhất:
Jahāngīr (trị vì 1605–27), Shah Jahān (1628–58), và Aurangzeb (1658–1707). Các
triều đại của Jahāngīr và Shah Jahān được ghi nhận về sự ổn định chính trị, hoạt động
kinh tế phát triển, sự xuất sắc trong hội họa và kiến trúc tráng lệ. Đế chế dưới thời
Aurangzeb đã đạt được tầm địa lý lớn nhất; tuy nhiên, giai đoạn này cũng chứng kiến
những dấu hiệu sự suy giảm của ảnh hưởng Đế quốc Mughal. Cũng trong thời kỳ này,
nhiều vương quốc độc lập khác dần dần xuất hiện ở vùng Bengal, Hyderabad,
Rajasthan… Hoàng đế Mughal vẫn tự coi mình là kẻ thống trị tối cao, nhưng thực tế,
quyền hạn bị thu hẹp khá nhiều.

Hình 7 Công trình Taj Mahal, biểu tượng của Ấn Độ, được xây dựng bởi vua Shah Jahan

(Nguồn: https://en.wikipedia.org/wiki/Taj_Mahal)

Trong những năm 40, chính quyền Mughal phải đương đầu với cuộc tiến quân
xâm lược của Iran. Tiếp đó, người Afghanistan tấn công sang Ấn Độ, đặt được nên
thống trị ở Punjab, Kashmir1, lưu vực sông Anhduyt và Delhi. Người Sikh và quân
đội Maratha đã đứng lên chống ngoại xâm nhưng không còn đủ khả năng đánh bại đối
thủ. Về phần mình, Afghanishtan cũng không thiết lập được nền thống trị trên toàn cõi
Ấn Độ.

Tình hình đó bộc lộ rõ rệt sự suy tàn của đế quốc Mughal và ngay những
vương quốc mạnh nhất khi đó cũng có nhiều dấu hiệu suy yếu. Nó đánh dấu giai đoạn
mạt kỳ của chế độ phong kiến ở Ấn Độ. Giữa lúc đó, thực dân phương Tây đặt chân
lên Ấn Độ và từng bước tiến hành cuộc chiến tranh ăn cướp trên bán đảo rộng lớn
này.
PHẦN 2: QUÁ TRÌNH XÂM LƯỢC CỦA THỰC DÂN ANH VÀ PHONG
TRÀO ĐẤU TRANH CHỐNG XÂM LƯỢC CỦA NHÂN DÂN ẤN ĐỘ

2.3 Thực dân Anh hoàn thành việc xâm chiếm Ấn Độ và phong trào chống Anh
nửa đầu thế kỉ XIX.

2.3.1 Quá trình xâm lược toàn Ấn Độ của thực dân Anh
Để hoàn thành xâm chiếm, thực dân Anh hướng mũi nhọn vào các vương quốc
của người Maratha ở miền Trung Ấn Độ, chính quyền Anh đã kiểm soát được quan hệ
ngoại giao, trói buộc những điều khoản trong những hiệp ước hoặc với những điều
thừa nhận của các tiểu Vương, nhằm mục đích cô lập các bang này, cắt đi sự liên minh
được kết nối bằng tinh thần dân tộc, bên cạnh đó, giữa các bang tiểu Vương quốc này
xảy ra mâu thuẫn gay gắt trong các tập đoàn phong kiến, chiến tranh liên tiếp giữa các
vương quốc,thiếu người lãnh đạo và mâu thuẫn. Đã tạo điều kiện cho thực dân Anh dễ
dàng xâm chiếm
-Năm 1817, vương quốc Maratha hoàn toàn bị xâm chiếm. Sau đó sự xâm lược
bành trướng rộng ra xung quanh, chỉ còn duy nhất 1 quốc gia độc lập Punjab
-Đầu thế kỉ XIX, với nhu cầu phát triển kinh tế, và tăng cường chống giặc
ngoại xâm, khuynh hướng xây dựng một quốc gia tập quyền thể hiện rõ ở Punjab.
Ranjit Singh là người đã hoàn thành nhiệm vụ đó với một chính quyền mạnh mẽ, một
quốc gia thống nhất, một đội quân hùng mạnh được nhân dân ủng hộ. Ông liên tục
đánh bại các cuộc xâm chiếm từ phía ngoài, đặc biệt là Afghanistan và thậm chí thiết
lập quan hệ thân thiện với người Anh. (Wikipedia , 2022)
Hình 8 Chân dung của Ranjit Singh

Nguồn:
https://en.wikipedia.org/wiki/Ranjit_Singh

Tuy nhiên trong quá trình phát triển quyền lực và mở mang bờ cõi, Punjab
không tránh khỏi sự mâu thuẫn giữa nông dân và bọn phong kiến ngày càng gay gắt,
mâu thuẫn dân tộc giữa người Sikh và các dân tộc bị chinh phục như người Patan,
Kashmir…, và mâu thuẫn trong nội bộ giai cấp ngày thống trị.
Sau khi Ranjit Singh chết (1839) đã dẫn đến bùng nổ các cuộc tranh chấp giữa
các thế lực phong kiến, những quân đội Punjab đã kịp thời chặn đứng những âm mưu
phản động này. Năm 1841 đội quân Punjab nổi dậy giết những bọn sĩ quan phản động,
thành lập các Pantraiat là những ủy ban do họ cử ra gồm 5 người. Pantraiat ở thủ đô
Laho đã giành quyền kiểm soát những hành động của Chính Phủ.
Bọn phong kiến Punjab lo sợ trước sức mạnh của quần chúng và hoạt động của
Pantraiat đã cấu kết với thực dân Anh. Cuối năm 1845, quân đội và nhân dân Punjab
đấu tranh chống thực dân Anh, nhưng do sự phản bội của bọn phong kiến, trong đó
bọn sĩ quan cao cấp đã trao cho kẻ địch kế hoạch quân sự nên nghĩa quân bị thất bại
và trở thành thuộc quốc của công ty. Năm 1848, nhân dân Punjab lại kiên cường đứng
dậy đấu tranh lần nữa và giành được thắng lợi ban đầu nhưng sau đó bị thất bại. Đến
đầu năm 1849, thực dân Anh hoàn thành việc xâm chiếm hết toàn bộ đất đai Ấn Độ.

2.3.3 Các cuộc nổi dậy của nhân dân Ấn Độ


Nhân dân Ấn Độ dũng cảm, bất bình trước thực dân Anh tiến hành xâm lược
Ấn Độ. Vào đầu thế kỉ XIX, từ đây có những cuộc nổi lên của nhân dân Ấn Độ chống
xâm lược phương Tây. Mặc cho sự bất thành trong lật đổ chế độ thực dân Anh; song,
các nỗ lực đấu tranh cho thấy tinh thần bất khuất, tự hào của người Ấn Độ đối với
quốc rễ và căm phẫn trước giặc xâm lăng.
a) Các cuộc đấu tranh tiêu biểu của Ấn Độ
+ Cuộc nổi dậy Vellore
Vào ngày 10 tháng 7 năm 1806, các trung đoàn Sepoy, vốn là lính người Ấn
phục vụ dưới chướng người Anh, nổi dậy ở Vellore (Tamil Nadu, Nam Ấn), sau đó
đến năm 1816 binh lính Ấn Độ khởi nghĩa ở Bombay cùng đông đảo quần chúng nông
dân nổi lên chống Anh ở khắp nơi. Cuộc nổi dậy Vellore là một trong những cuộc đấu
tranh quy mô rộng đầu tiên của người dân Ấn Độ chống lợi thực dân Anh, đồng thời
đánh dấu cuộc binh biến quy mô lớn và bạo lực đầu tiên của các chiến binh Ấn Độ
chống lại Công ty Đông Ấn. Cuộc nổi dậy Vellore là một trong những dấu hiệu sớm
nhất cho thấy một cuộc binh biến lớn sắp xảy ra vào thế kỷ 19, cuộc nổi dậy nổi tiếng
năm 1857.
Nguyên nhân của cuộc nổi dậy là sau khi xâm chiếm Ấn Độ, Anh đã ra lệnh
thay đổi kiểu đội đầu, kiểu cạo râu cũng như cấm các đồ trang trí và nhãn hiệu đẳng
cấp (caste marks) đối với lực lượng sepoy Ấn Độ. Mặc cho những binh lính than
phiền rằng các quy định này có hại cho thực hành tôn giáo của cả người theo đạo
Hindu và đạo Hồi, người Anh đã thực hiện rất ít nỗ lực để trấn an. Hơn nữa, cũng có
những lời phàn nàn về tiền lương của các sepoy. Khoảng 130 lính Anh đã thiệt mạng
trong cuộc tấn công ban đầu, nhưng pháo đài đã được phục hồi trong vòng vài giờ bởi
một lực lượng cứu trợ gồm lính Anh và lính sepoy khác dưới sự chỉ huy của Đại tá
Robert Gillespie từ Arcot gần đó. Hàng trăm người đã thiệt mạng trong cuộc giao
tranh hoặc trong các vụ hành quyết sau đó bởi người Anh. (Pletcher, 2022 )

Hình 9 Hình ảnh cuộc nổi dậy Vellore năm 1806

(Nguồn: https://www.indiatoday.in/education-today/gk-current-affairs/story/
vellore-mutiny-1023390-2017-07-10)
+ Cuộc nổi dậy của Paika
Paika Bidroha (Cuộc nổi dậy của Paika) năm 1817 diễn ra gần 40 năm trước
cuộc binh biến kinh hoàng đầu tiên. Người Paika là dân quân nông dân của những
người cai trị Gajapati của Odisha, những người đã dâng các nghĩa vụ quân sự cho nhà
vua.
Với cuộc chinh phục Odisha của Công ty Đông Ấn vào năm 1803 và sự truất
ngôi của Raja (vua) của Khurda, quyền lực và uy tín của người Paikas bắt đầu suy
giảm. Thái độ của công ty đối với Paikas được Walter Ewer, trong ủy ban nghiên cứu
nguyên nhân của Cuộc nổi dậy cho biết, nói rằng "bây giờ không cần sự hỗ trợ của
Paikas tại Khurda. Việc giữ họ ở lại trong quân đội là rất nguy hiểm. Vì vậy, họ nên
được đối xử và xử lý như những người nông dân thông thường và bị thu thuế đất đai
và các loại thuế khác. Họ phải bị tước đoạt vùng đất Jagir trước đây của họ. Trong
một thời gian ngắn, cái tên Paika đã bị lãng quên. Nhưng chúng vẫn giữ được bản tính
hung hãn trước đây. Lực lượng cảnh sát thực dân phải đề cao cảnh giác bọn chúng, đặt
họ dưới sự kiểm soát lâu dài. Khi nào người Paika còn tồn tại, công ty Đông Ấn khó
có thể vận hành trơn tru.” (Paikaray, 2008)

Hình 10 Bức tượng Bakshi Jagabandhu, chỉ huy


của cuộc nổi dậy Paika, đặt ở bang Odisha
(Nguồn:
https://en.wikipedia.org/wiki/Paika_Rebellion)
Người Paikas bị mất các điền trang của họ, hơn nữa sự can thiệp liên tục vào
nền kinh tế và hệ thống doanh thu đã dẫn đến sự bóc lột và áp bức nông dân và những
người nông dân cuối cùng đã gây ra một cuộc nổi dậy chống lại người Anh. Một số
lượng lớn người Paikas đã được huy động dưới sự lãnh đạo của Bakshi Jagabandhu,
người sau đó đã đối đầu với quân Anh vào ngày 2 tháng 4 năm 1817. Một toán quân
gồm 400 người từ Ghumsur đã tràn vào Khurda và tuyên bố nổi dậy. Cuộc nổi dậy lan
rộng như một trận cháy rừng khắp tiểu bang dẫn đến một số cuộc đối đầu và chạm
trán giữa quân Anh và lực lượng Paika. (Mohanty, 2021 )

+ Cuộc nổi dậy năm 1857


Cuộc nổi dậy năm 1857, còn được gọi là Cuộc nổi dậy của các Sepoy hoặc
Cuộc chiến giành độc lập lần thứ nhất, là cuộc nổi dậy lan rộng nhưng không thành
công chống lại sự cai trị của Anh ở Ấn Độ vào năm 1857–59. Bắt đầu ở bang Meerut
bởi quân đội Ấn Độ (quân đội Ấn Độ) dưới sự phục vụ của Công ty Đông Ấn Anh,
các Sepoy, quy mô sớm lan rộng đến các bang như Delhi, Agra, Kanpur và Lucknow.
Ở Ấn Độ, nó thường được gọi là Cuộc chiến tranh giành độc lập lần thứ nhất và
những cái tên tương tự khác. Nguyên nhân của cuộc chiến được cho có gốc rễ từ hai
phía. (Britannica, 2022)
Một là, người Anh ngày càng sử dụng nhiều thủ thuật khác nhau để chiếm
quyền kiểm soát các tiểu vương quốc của người Hindu có liên minh trước đó với
người người Anh. Ở khắp mọi nơi, tầng lớp quý tộc Ấn Độ cũ đã được thay thế bởi
các quan chức Anh. Một mánh khóe chính trị khác đáng chú ý của người Anh được
gọi là “chính sách sáp nhập” (doctrine of lapse), lần đầu tiên đưa ra bởi Lord
Dalhousie vào cuối những năm 1840, liên quan đến việc một người cai trị Ấn Độ giáo
mà không có người thừa kế tự nhiên nhận người kế vị, sau khi chết hoặc thoái vị, sẽ bị
người Anh thôn tính đất đai của ông ta. Những vấn đề đó có thể cộng thêm sự bất mãn
ngày càng tăng của những người Bà la môn, nhiều người trong số họ đã bị tước đoạt
doanh thu hoặc bị mất các chức vụ béo bở.
Hai là, tốc độ ngày càng tăng của quá trình phương Tây hóa, theo đó xã hội Ấn
Độ giáo đang bị ảnh hưởng bởi sự du nhập của các tư tưởng phương Tây. Có một
niềm tin rộng rãi rằng người Anh nhằm phá bỏ chế độ đẳng cấp. Sự ra đời của các
phương pháp giáo dục phương Tây là một thách thức trực tiếp đối với chính thống
giáo, cả Ấn Độ giáo và Hồi giáo.
Như vậy căng thẳng tôn giáo, xung đột văn hóa và bất bình trước các chính
sách của thực dân Anh đã xúc tác cho sự vùng dậy của người dân Ấn Độ chống lại ách
cai trị của người phương Tây. Giai đoạn này cũng chứng kiến sự xuất hiện của nhiều
kiệt tài quân sự, nổi tiếng nhất là nữ tướng Rani của vùng Jhansi.
Hình 11 Bức họa mô tả một cuộc xung đột vũ trang giữa lực lượng của thực dân Anh và người Ấn Độ
ở cuộc nổi dậy năm 1857 (Nguồn: https://www.nam.ac.uk/explore/decisive-events-indian-mutiny)

Hình 12 Ảnh chân dung của nữ


tướng Rani của vùng Jhansi

Nguồn:
https://en.wikipedia.org/wiki/Rani
_of_Jhansi

Điểm chung của các phong trào này đều được đông đảo các quần chúng nhân
dân ủng hộ và tham gia, tuy nhiên do tính chất phân tán, thiếu tổ chức, hạn chế về
thành kiến tôn giáo dẫn đến thất bại. Sau thất bại năm 1857, hầu như không có sự đấu
tranh nổi bật nào bởi người Ấn Độ. Đến giữa thế kỉ XIX, thực dân Anh đã hoàn thành
việc xâm lược và đặt ách cai trị ở Ấn Độ, Ấn Độ trở thành thuộc địa quan trọng nhất
của thực dân Anh, phải cung cấp ngày càng nhiều lương thực, nguyên liệu cho chính
quốc.

Tài liệu tham khảo


1. Britannica. (2022, 8 22). Encyclopedia Britannica. Được truy lục từ Indian Mutiny:
https://www.britannica.com/event/Indian-Mutiny
2. Goverment of Haryana. (2022, 10 19 ). Panipat. Được truy lục từ First Battle of Panipat
(1526): https://panipat.gov.in/first-battle/
3. Mohanty, A. (2021 , 9 3). The Indian Express . Được truy lục từ Explained: Why Centre has
refused to accept Paika revolution as first war of independence:
https://indianexpress.com/article/explained/paika-revolution-odisha-demand-explained-
7653963/
4. Paikaray, B. (2008). Khurda Paik Rebellion - The First. Orissa Review , 45.
5. Pletcher, K. (2022 , 3 3). Encyclopedia Britannica. Được truy lục từ Vellore Mutiny :
https://www.britannica.com/event/Vellore-Mutiny
6. Wikipedia . (2022 , 5 28). Wikipedia . Được truy lục từ Trade between Western Europe and
the Mughal Empire in the 17th century:
https://en.wikipedia.org/wiki/Trade_between_Western_Europe_and_the_Mughal_Empire_i
n_the_17th_century
7. Wikipedia . (2022, 10 31). Wikipedia . Được truy lục từ Ranjit Singh:
https://en.wikipedia.org/wiki/Ranjit_Singh
8. Will Durant, N. H. (2000). Lịch sử văn minh Ấn Độ . Tp.HCM : NXB Văn Hóa Thông Tin.

You might also like