You are on page 1of 11

I) NHỮNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT CẦN THIẾT CHO MÔN HỢP ĐỒNG VÀ BỒI

THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG

1) Bộ luật dân sự 2015

2) Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2009

3) Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định của bộ
luật dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do Hội đồng Thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao ban hành

4) Thông tư liên tịch 18/2015/TTLT-BTP-BTC-TTCP hướng dẫn thực hiện trách nhiệm
bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính do Bộ trưởng Bộ Tư pháp -
Bộ Tài chính - Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành

5) Thông tư liên tịch 17/2015/TTLT-BTP-BQP hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi
thường của Nhà nước trong hoạt động thi hành án dân sự do Bộ trưởng Bộ Tư pháp - Bộ
Quốc phòng ban hành

6) Thông tư liên tịch 22/2014/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTC-


BNN&PTNT hướng dẫn thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường trong hoạt
động tố tụng do Bộ trưởng Bộ Tư pháp - Chánh án Tòa án nhân dân tối cao - Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ trưởng Bộ Công an - Bộ Quốc phòng - Bộ Tài chính
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

7) Thông tư liên tịch 01/2012/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn thực hiện


trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính
do Tòa án nhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ Tư pháp ban hành

8) Nghị định 16/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước

9) Chỉ thị 02/CT-BTP năm 2010 thực hiện Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
trong ngành tư pháp do Bộ Tư pháp ban hành
II) TÀI LIỆU CẦN THIẾT CHO MÔN HỌC:

1. Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Bản án và bình luận bản án: Sách
chuyên khảo/ Đỗ Văn Đại.
2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng từ quy định của pháp luật đến
thực tiễn/ Trần Thị Huệ.
3. Giáo trình pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng/ Trường
Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh.
4. Tìm hiểu về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng/ Bùi Văn Thấm.
5. Tập bài giảng pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng /
Trường Đại học Luật Tp.Hồ Chí Minh - Khoa luật Dân sự- TG: Chế, Mỹ Phương
Đài, Đỗ, Văn Đại, Dương, Tuấn Lộc, Lê, Minh Hùng, Lê, Nết, Nguyễn, Xuân
Quang, Phạm, Kim Anh
6. 101 hỏi- đáp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng/ Hoàng Lê
7.
III) HỆ THỐNG KIẾN THỨC MÔN HỢP ĐỒNG VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
NGOÀI HỢP ĐỒNG:

KHÁI NIỆM: trách nhiệm dân sự phát sinh


+ Trước đó không có quan hệ hợp đồng.
+ hoặc có hợp đồng nhưng hành vi người
gây thiệt hại không thuộc về nghĩa vụ trong
hợp đồng

CĂN CỨ PHÁT SINH Phải có thiệt hại xảy ra


TRÁCH NHIỆM BỒI
THƯỜNG
QUY ĐỊNH
CHUNG VỀ BỒI Hành vi gây thiệt hại phải
THƯỜNG THIỆT là hành vi trái luật
TRƯỜNG HỢP
HẠI NGOÀI HỢP
KHÔNG PHẢI BỔI
ĐỒNG
THƯỜNG: khoản 2 ,
THƯỜNG
khoản 3 Điều 351 Mối quan hệ nhân quả
BLDS 2015,khoản 3 giữa hành vi và hậu quả
Điều 601 BLDS 2015

Toàn bộ, kịp thời: Khoản 1


NGUYÊN TẮC BỒI Điều 585 BLDS 2015
BỒI THƯỜNG THƯỜNG:
THIỆT HẠI
NGOÀI HỢP NĂNG LỰC CHỊU
Giàm mức bồi thường: điểm
ĐỒNG TRÁCH NHIỆM BỒI
c khoản 2.2 Nghị quyết
THƯỜNG: 586 và
03/2006/ NQ-HĐTP
599 BLDS 2015

Tài sản; sức khỏe;


tính mạng; danh dự,
XÁC ĐỊNH THIỆT HẠI nhân phẩm, uy tín bị
xâm phạm - Bồi thường bằng hiện vật
- Bồi thường bằng tiền
- Bồi thường bằng việc thực
hiện một công việc
HÌNH THỨC BỒI
HÌNH THỨC VÀ THƯỜNG
PHƯƠNG THỨC BỒI
THƯỜNG
- Thỏa thuận: một lần hoặc
nhiều lần
PHƯƠNG THỨC BỒI
- Pháp luật có quy định khác
THƯỜNG
- Một lần
- Nhiều lần
IV) ĐỀ THI CÁC NĂM MÔN HỢP ĐỒNG VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
NGOÀI HỢP ĐỒNG

Đề thi Hợp đồng và Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài HĐ

Lớp Quản trị luật 40

Thời gian làm bài 90 phút

Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL khi làm bài thi

I – Các nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao? 4 điểm

1 – Hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên được đề nghị nhận được chấp nhận giao
kết.

2 – Khi chuyển giao nghĩa vụ có các biện pháp bảo đảm thì các biện pháp bảo đảm đó
được chuyển giao.

3 – Cá nhân, pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người làm công gây ra trong khi
người làm công thực hiện công việc.

II – Tình huống 1 (2 điểm)

Ông A và ông B cùng góp vồn để xây dựng khách sạn. Ông A và ông B đã ký hợp
đồng xây dựng với ông C chủ xây dựng Ánh Tuyết Hà Nội. Hợp đồng yêu cầu ông C
phải xây dựng khách sạn cho ông A và ông B đúng bản thiết kế mà ông A và ông B
đã chuẩn bị sẵn. Sau khi hợp đồng được ký ông C đã thuê ông D, E, F xây khách
sạn cho ông A và ông B theo yêu cầu của ông C. Hết hạn hợp đồng xây dựng khách
sạn mà khách sạn vẫn chưa xây xong vì trong quá trình thi công xây dựng khách
sạn công ty ông F phá sản. Do đó, ông A đã yêu cầu ông C phải tiếp tục xây dựng
khách sạn và phải bồi thường thiệt hại là 1 tỷ đồng Việt Nam do chậm thời hạn bàn
giao khách sạn như hợp đồng đã ký. Ông C không chấp nhận yêu cầu của ông A với
lý do ông A có thể yêu cầu ông D, E, F vì ông C đã thuê họ.

Hỏi:

Yêu cầu của ai đúng? Anh chị hãy giải quyết tranh chấp trên?

III – Tình huống 2 (4 điểm)

Ông A ngụ quận 11 TPHCM mua một chiếc xe tải nhẹ rồi cho anh B thuê xe theo
một hợp đồng dài hạn. B thuê C lái xe để chở hàng hóa. Ngày 25 – 11 – 2016, C chạy
xe trên đường một chiều đúng quy định. C đang chạy xe thì xe bị nổ lốp đụng vào
chiếc xe máy của chị D đi bên cạnh gây ra thiệt hại về sức khỏe và tài sản cho chị D.

Hỏi:

1 – Chị D có được bồi thường thiệt hại do tài sản và sức khỏe của mình bị xâm phạm
không? Vì sao?

2 – Nếu chị D được bồi thường thì ai chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho chị D? Vì
sao?

Hết

Đề thi Hợp đồng và Bồi thường thiệt hại ngoài HĐ


Lớp DS 40A

Thời gian làm bài: 90 phút

Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật
Câu 1: Những nhận định sau đây đúng hay sai và giải thích ngắn gọn (4đ)

a) Hợp đồng chấm dứt trước thời hạn khi một bên là cá nhân chết.

b) Hợp đồng không đúng hình thức do luật định thì vẫn có hiệu lực pháp luật.

c) Hợp đồng được xác lập hợp pháp thì có hiệu lực ràng buộc như pháp luật giữa các
bên và nội dung không thể bị thay đổi, cho dù gặp trở ngại khách quan.

d) Trong mọi trường hợp, nếu bên gây thiệt hại ngoài hợp đồng chứng minh được là
mình không có lỗi thì sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường.

Câu 2: Bài tập (3đ)

Tháng 1/2005, qua giới thiệu của bà Bình (người môi giới bán đất) về vị trí lô đất
trên bản đồ và trên thực địa, ông Liêm đã mua của bà Phượng một miếng đất có
địa chỉ 16 lô C1 KDC Miếu Nổi (TP.HCM), với giá 1,5 tỷ đồng. Đây là đất trong KDC
do Công ty PN lập dự án, vẽ bản đồ, xin thành phố phê duyệt lần 1 vào năm 1998.
Ông Liêm đã trả đủ tiền cho bà Phượng. Trước khi ông Liêm quyết định mua lô
đất, Công ty PN đã đơn phương xin điều chỉnh bản đồ và được thành phố phê
duyệt lần 2 (12/2004). Theo bản vẽ mới, lô đất trên không thay đổi về số và lô (vẫn
là 16 lô C1), nhưng đã thay đổi vị trí trên thực địa (từ vị trí mặt tiền đường chính
nay thành mặt tiền đường phụ), nên giá trị miếng đất giảm xuống còn 1 tỷ đồng.
Bà Phượng và bà Bình đều biết thay đổi này khi bán. Tháng 3/2005, ông Liêm
nhận đất, Công ty PN đã giao đất tại vị trí mới theo bản đồ được phê duyệt lần 2
nên ông Liêm không đồng ý và khởi kiện bà Phương ra toà, đòi Toà án tuyên bố
hợp đồng vô hiệu do lừa dối, nhưng bà Phương không đồng ý vì cả quá trình
mua bán bà không trực tiếp cung cấp bất kì thông tin nào để lừa gạt ông Liêm.
Việc mua bán ông Liên đều làm việc với bà Bình, bà chỉ kí tên vào hợp đồng và kí
tên nhận tiền.

Hỏi:

Lập luận của bà Phượng có cơ sở chấp nhận không? Vì sao? Hướng giải quyết của vụ
việc này như thế nào? Giải thích vì sao và nêu cơ sở pháp lí?

Câu 3: Bài tập (3đ) 

Chị A đưa xe ô tô của mình đến tiệm rửa xe của anh B để rửa xe. Nhưng do chưa
đủ nhân viên nên A có giao lại cho xe và chìa khoá xe cho anh B rửa xe và hẹn
chiều sẽ quay lại. Việc này được anh B đồng ý. C là một nhân viên mẫn cán trong
tiệm, đã làm lâu năm cho B. Như thường lệ, C là người đến tiệm sớm nhất, thấy
xe của khách trong tiệm, cửa xe khép hờ và chìa khoá vẫn còn gắn trên xe nên C
đã lên xe, khởi động máy và cho chạy từ chỗ đậu tạm lùi ra ngoài rồi chạy lên bệ
rửa xe. Trong lúc lùi xe ra ngoài lòng đường, do thiếu quan sát và thắng xe
không có hiệu lực nên đuôi xe đã quẹt vào chị D đang chạy xe đạp (đúng luật
giao thông) ngang qua phía sau xe ô tô, làm cho D té ngã ra vào sau bánh xe ô tô,
bị bánh sau xe ô tô cán qua người và tử vong tại chỗ.

Hỏi:

Ai là người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trên cho chị D? Giải thích tại sao và nêu
cơ sở pháp lí?

Hết

Đề Luật Hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp


đồng
Lớp: Thương mại 39

Thời gian làm bài: 90 phút

(Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật khi làm bài thi)

Câu 1 – Các nhận định sau đây đúng hay sai? Vì sao? Nêu cơ sở pháp lý? (5đ)

1 – Khi bên đề nghị giao kết hợp đồng chết thì đề nghị giao kết hợp đồng không còn giá
trị.

2 – Hợp đồng bằng văn bản có hiệu lực từ thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản.

3 – Bên cầm cố có quyền đòi lại tài sản cầm cố và yêu cầu bên nhận cầm cố bồi
thường thiệt hại xảy ra nếu bên nhận cầm cố bán, trao đổi hoặc tặng cho tài sản cầm
cố.

4 – Khi một người gây thiệt hại do lỗi vô ý thì được giảm mức bồi thường.

5 – Người chưa thành niên gây thiệt hại thì cha, mẹ hoặc người giám hộ phải bồi
thường, trừ trường hợp họ không có lỗi.

Câu 2 – (2đ)
Do cần vốn để đầu tư kinh doanh, ông Tâm và bà Hiền thỏa thuận ký hợp đồng
vay của bà Hồng số tiền là 50.000 USD với lãi suất 10%/năm, thời hạn vay 1 năm.
Hết thời hạn vay, vì kinh doanh thua lỗ, ông Tâm và bà Hiền không trả được nợ
gốc và 5 tháng tiền lãi suất còn thiếu cho bà Hồng. Hai bên xảy ra tranh chấp và
vụ việc đã được Tòa án giải quyết như sau:

Hợp đồng vay giữa bà Hồng với ông Tâm, bà Hiền là vô hiệu toàn bộ và buộc ông Tâm,
bà Hiền phải trả lại cho bà Hồng số tiền 50.000 USD được quy đổi ra tiền đồng Việt
Nam theo tỷ giá tại thời điểm xét xử sơ thẩm, số tiền lãi đã trả được trừ vào nợ gốc
chưa thanh toán. Hãy cho biết hướng giải quyết của Tòa là đúng hay sai? Vì sao?

Câu 3 – (3đ)

Anh A là tài xế lái xe oto cho vợ chồng ông B. Ngày 15.07.2012, trong khi đang lái
xe chở hàng cho vợ chồng ông B từ Đà Nẵng ra Huế thì xe bất ngờ bị nổ lốp
trước bên trái dẫn đến bị mất thăng bằng và đâm vào xe mô tô do ông X điều
khiển (đúng quy định của pháp luật) làm ông này bị thương nặng. Ông X yêu cầu
vợ chồng ông B và anh A phải liên đới bồi thường thiệt hại cho mình nhưng bị từ
chối. Vợ chồng ông B chỉ chấp nhận hỗ trợ một phần chi phí điều trị cho ông X.

Hỏi:

1 – Chủ thể nào sẽ bồi thường thiệt hại cho ông X trong tình huống trên? Tại sao? Nêu
cơ sở pháp lý?

2 – Giả sử trong khi chở hàng như trên, anh A có uống rượu và không làm chủ được
tốc độ nên đã gây tai nạn cho ông X thì hướng xử lý có khác không? Tại sao? Nêu cơ
sở pháp lý?

Hết

Đề thi môn Hợp đồng


Lớp: Chất lượng cao 39B

Thời gian làm bài: 90 phút

(Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật khi làm bài thi)

Câu 1: 4đ
Trả lời đúng hoặc sai và giải thích ngắn gọn (không quá 6 dòng) cho mỗi nhận
định sau đây:

1 – Hợp đồng được lập không đúng hình thức luật định thì vô hiệu.(1đ)

2 – Mọi tài sản hợp pháp, có giá trị đều có thể dùng để đặt cọc. (1đ)

3 – Con chưa thành niên gây thiệt hại cho người khác thì bố, mẹ hoặc người giám hộ
có trách nhiệm bồi thường.(1đ)

4 – Khi người có nghĩa vụ chết thì nghĩa vụ của người đó chấm dứt.(1đ)

Câu 2: 3đ – Theo một bản án:

Cty A thỏa thuận bán cho Cty B 35.000 mét vải với tổng giá trị hợp đồng là 1.2 tỷ
đồng. B sẽ thanh toán cho A là 3 đợt: đợt 1 kiêm tiền cọc bằng 1/3 giá trị hợp
đồng (400 triệu đồng); đợt 2 là 1/2 giá trị hợp đồng khi giao đủ số lượng hàng; và
đợt 3 là giá trị còn lại của hợp đồng, chậm nhất là 30 ngày sau khi nhận đủ hàng .
Ngoài ra, các bên còn thỏa thuận nếu A vi phạm hợp đồng thì A còn bị phạt 10%
giá trị phần hợp đồng bị vi phạm.

B đã thanh toán tiền cọc kiêm thanh toán đợt 1 cho A. A đã giao hàng đợt 1 cho B
trị giá khoảng 100 triệu đồng. Do giá nguyên liệu tăng, nên A gửi thư đề nghị B
tăng giá hàng, nhưng B phản đối nên A đã đơn phương hủy bỏ hợp đồng. B đã
khởi kiện A ra tòa án để đòi A phải nộp tiền phạt vi phạm và phạt cọc như đã cam
kết trong hợp đồng. Hãy cho biết:

1 – Yêu cầu của B có cơ sở để chấp nhận không? Vì sao? (1đ)

2 – Vụ việc này cần được xử lý như thế nào? Vì sao? (2đ)

Câu 3: 3đ

A lái xe oto dừng bên phải đường quốc lộ, trên phần đường lưu thông của xe hai,
ba bánh và người đi bộ, làm cản trở lối đi. B chạy xe máy phía sau đã phải vòng
tránh xe của A bằng cách vượt lên bên trái xe A, lấn qua hơn 1/2 đường dành cho
ô tô. C chạy xe máy cùng chiều, cố vượt qua xe của B bằng cách vượt trái xe của
B,  lấn 2/3 đường dành cho ô tô, nhưng lại va vào xe của B, làm B ngã xe sang
phải, trên mép giữa hai làn đường xe oto và xe máy .
Cùng lúc, D chạy oto, cố vượt lên bên phải xe B, do không kiểm soát được tốc độ
và thắng xe kịp thời nên D đã cán qua xe của B, kéo xe của B đi một đoạn 10m thì
mới dừng hẳn. Tai nạn làm B bị gãy chân, xe của B bị hư hỏng nặng.

Bằng kiến thức đã học và thực tiễn các bản án mà anh, chị được biết, hãy cho
biết:

1 – Hành vi trái pháp luật, lỗi của các bên liên quan trong vụ án trên? (1đ)

2 – Đưa ra hướng giải quyết? Giải thích vì sao và nêu cơ sở pháp lý? (2đ)

GV ra đề: TS Lê Minh Hùng

Hết

Đề thi môn HĐ và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng


Lớp: Quản trị luật 38

Thời gian làm bài: 90 phút

(Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật khi làm bài thi)

Câu 1 – Các nhận định sau đây đúng hay sai? Vì sao? Nêu cơ sở pháp lý? (4đ)

1 – Chuyển giao nghĩa vụ dân sự chính là việc thực hiện nghĩa vụ dân sự thông qua
người thứ ba.

2 – Người có nghĩa vụ liên đới được bên có quyền miễn cho việc thực hiện nghĩa vụ thì
quan hệ nghĩa vụ dân sự chấm dứt.

3 – Phạt vi phạm hợp đồng được áp dụng trong trường hợp các bên có thỏa thuận
hoặc pháp luật có quy định.

4 – Khi bên nhận được đề nghị im lặng xem như là đồng ý giao kết hợp đồng dân sự.

Câu 2 – (2đ)
Trình bày những điểm khác nhau cơ bản của trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong
hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Câu 3: (4đ)

(Tóm tắt vụ việc trong QĐ GĐT số 226/2012/DS-GĐT ngày 22/05/2012)

Bà Hộ chửi bới, xúc phạm nhân phẩm của ông Bảo nên ông Bảo đã kêu bà Lan
(con dâu của ông Bảo) đánh bà Hộ, Bà Lan đã đánh bà Hộ làm cho bà Hộ bị loét
giác mạc mắt trái là phải khoét bỏ nhãn cầu mắt trái. Nay bà Hộ yêu cầu bà Lan
bồi thường thiệt hại cho mình. Bà Lan không đồng ý bồi thường với lý do bà
đánh bà Hộ vì ông Bảo xúi giục nên ông Bảo có trách nhiệm phải bồi thường cho
bà Hộ, bà không phải chịu trách nhiệm. Do vậy các bên phát sinh tranh chấp. Anh
chị hãy xác định:

A – Ai là người phải bồi thường thiệt hại cho bà Hộ. Vì sao?

B – Thực tiễn xét xử giải quyết vụ việc này như thế nào?

C – Trong trường hợp điều kiện kinh tế gia đình ông Bảo và bà Lan rất khó khăn thì có
được giảm mức bồi thường không? Vì sao?

Hết

You might also like