You are on page 1of 3

KINH NGHIỆM THI TUYỂN SINH 10

1. Toán:
- Chị học thêm ông thầy dạy dui lắm. Thầy cho học mấy cái cần thiết để đi thi rồi
giải đề từ học kì 1 nên quen tay đến lúc ôn thi cx đỡ. Nên em có thể hỏi thầy cô
kiến thức nào quan trọng để học trc rồi giải đề trước cho quen nha.
2. Tiếng anh:
- Giải đề, sửa bài cẩn thận: Từ vựng /cấu trúc này ko bt/thắc mắc tra hết ra nha.
Hơi mất thì giờ mà ko thừa đâu. Đề có thể tải trên mạng về/ mua cuốn 35 đề
tiếng anh của MLH ế) với đọc hết sách giáo khoa tiếng anh 9. Chú ý :xem phần
từ sau sách ( nhớ chú ý cả nhấn âm với phát âm nx), đọc kĩ bài đọc, bài nghe (từ
nao ko bt tra ra hết) nhớ chú ý mấy cái cụm đi dới nhau, đánh dấu/ viết ra để tiện
ôn lại nghen. À mà thật ra chị cảm nhận đề anh tuyển sinh rất giống đề thi HKII
luôn ấy nên ko phải lo nha :D

3. Văn:
- HKI: Đồng chí, bài thơ về tiểu đội xe không kính, làng, lặng lẽ sa pa, chiếc
lược ngà, đoàn thuyền đánh cá, ánh trăng, khúc hát ru những em bé lớn trên
lưng mẹ, bếp lửa.
- HKII: Mùa xuân nho nhỏ, sang thu, nói với con, viếng lăng bác, những
ngôi sao xa xôi.
- Phần văn học trung đại: Kiều ở lậu Ngưng Bích, Chị em Thúy Kiều, Cảnh
ngày xuân, Chuyện người con gái Nam Xương, Hoàng Lê Nhất Thống Chí (Không
bt năm nay sao nên nhớ hỏi thầy cô hay sao đó để bt mà ôn nha).

*** Chú ý: tác giả, hoàn cảnh sáng tác (cái này giúp mình hiểu hơn tác
phẩm nhiều lắm đấy), nghệ thuật, nội dung.

→ Cần phải nhớ:


+ Ý nghĩa của các hình ảnh trong thơ
Ví dụ: Hình ảnh hàng tre trong khổ 1 viếng lăng bác có 2 nghĩa. Nghĩa
thực: hàng tre quen thuộc ở làng quê VN... Nghĩa ẩn dụ: con người Việt Nam kiên
cường,....

+ Các phẩm chất của nhân vật tiêu biểu trong truyện; các dẫn chứng
trong truyện thể hiện phẩm chất đó của nhân vật.
+ Nghệ thuật được sử dụng ở câu/đoạn thơ/truyện.
*Cái đống đó thì nghe các thầy cô giảng bài rồi đánh dấu, ghi chú lại
về học là ổn.

+Thông điệp của tác phẩm (cái này chị xem ở cuối mấy video phân tích
tác phẩm của chị Triệu Nguyễn Huyền Trang trên youtube
https://www.youtube.com/c/TrieuNguyenHuyenTrang95
+ Thơ liên hệ cho các chi tiết, hình ảnh trong tác phẩm: Đối với hình
ảnh, chi tiết thơ này thì mình sẽ dùng 1 câu/đoạn thơ khác để so sánh, mở rộng.
Ví dụ (nếu thích thì đọc nha): Liên hệ thơ trông như nào ???
CÁCH GHI thơ liên hệ để học: ghi liên hệ ở hình ảnh nào
Ví dụ:
- Hình ảnh hàng tre:
"Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm
Thương nhau tre chẳng ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người."
- Cảm xúc của Phương Định khi mưa đến:
" Quay nhìn nhau trẻ lại bất ngờ
Vương trên mi hạt mưa tròn óng ánh
Chẳng ai biết đã qua trăm trận đánh
Chỉ thấy như úp cá ở đâu về."

Cái này viết để em đọc cho bt trước sương sương nó ra sao chứ mỗi thầy cô
có thể khác nhau xíu ế (Và hãy nghe thầy cô của mình nha )

Cấu trúc nghị luận văn học

Cấu trúc bài làm cho ĐỀ ĐÔI:

Cấu trúc bài làm cho ĐỀ LIÊN HỆ:

Cấu trúc nghị luận xã hội

Góc tâm sự:


Vốn dĩ văn chị rút nhiều kinh nghiệm vậy vì đó là môn chị ôn tập chưa tốt nhất.
Phần thơ liên hệ chị ghi cho lắm rùi ko dám học (vì hoảng trước mức độ nhiều
của nó ). Cho đến ngày cuối chị mới lật ra học thuộc thơ liên hệ của bài chị tủ là
"Viếng Lăng Bác" với "Những ngôi sao xa xôi". Rùi ra thi thì nó ra Sang thu may
mà hồi trước cô Lệ kêu cả lớp viết cảm nhận bài đó rùi nên cx nhớ ý để chém :) .
Nên bài học chị học được là cứ học đi, ghi ra rồi học đừng suy nghĩ nhiều rồi sợ
hãi không chịu học như chị. Nhìn nhiều dậy thội chứ học thuộc nhanh lắm xíu là
xong hà mà cứ ngày nào cx thế thì chắc chắn đến lúc thi sẽ thuộc thôi. Đảm bảo
100% !!!.
À mà văn thì nên dành xíu thời gian luyện viết (Kiểu viết cảm nhận 1 đoạn văn hay
thơ gì đó để cho quen tay? :)). Đừng như chị lười viết chỉ khi nào cô giao bài dìa
nhà mới viết thì ko thể kiểu viết ổn? được đâu tại "văn ôn võ luyện" mà :))))
CÁC TÀI LIỆU, WEBSITE hữu ích :D
Tìm thơ liên hệ ở đây:
https://www.thivien.net/
Cách tìm: Học qua văn bản ,hiểu nội dung rồi tìm tên tác giả trên đó, đọc mấy tựa
đề bài thơ thấy nó liên quan đến các tác phẩm mình học thì bấm vào rùi đọc thấy
đoạn nào liên hệ được thì ghi lại.
Mấy cái tìm hiểu về cái tác giả, tác phẩm
https://www.instagram.com/changg_study/
-Đọc bài mẫu thì chị thường đọc của thích văn học. Chỉ cần tìm: VD: Cảm nhận
nhân vật Phương Định thích văn học.
-Mấy cái hay hay kiểu mẹo làm bài/lời khuyên??
https://www.instagram.com/hsgqgnguvan/

Trong đây có khá đủ mọi thứ cần học cho 1 tác phẩm (Riêng phần tác giả, tác
phẩm thì chị khuyên là nên đi tìm hiểu ở nhiều nơi khác nhau: có thể đánh tên
tác giả trên google rồi đọc mấy bài báo về họ nè)
Takenotes văn bản lớp 9 by @vutruvanchuong (1).pdf
526,08 KB

Nếu có ý định thi chuyên anh thì theo chị thấy làm đề với sửa đề chuyên của TP
hoặc trường mình muốn vào (kiểu PTNK có đề riêng nè) cẩn thận là ổn nhất.
Không cần mua nhiều tài liệu đâu vì càng mua nhiều thì càng rối không bt học gì
cả. (Đối với tất cả các môn chứ ko chỉ mỗi môn chuyên) Đây là những gì chị rút ra
từ việc ôn chuyên khủng khiếp, ko ra thể thống, ko hiệu quả của mình.

Đề chuyên:
/https://blogchuyenanh.wordpress.com/
Cái này siêu xịn: có cả đề rồi đáp án chi tiết luôn(vào phần “Đề đã phân tích” nha)
https://sproutfromground.com/
2 file đề chuyên TPHCM nè:
https://drive.google.com/drive/folders/1AdyVjReQIM5r_HGnB4uVbDlKBBzOn1XC
https://drive.google.com/drive/u/0/folders/1efS3bpUexNl68ubpjLfJroAjQBb_Jvic

Chị viết cái nì để em có định hướng đỡ hoang mang (nếu em ko có anh chị đi trc
cho lời khuyên :)), chia sẻ vài tài liệu hay ho để em tham khảo và chị mong em có
thể điều chỉnh cách học sao cho phù hợp với bản thân mình nha. Chị cảm ơn em
đã dành thời gian đọc đống chữ này.
Chúc em ôn thi tốt, đậu vào trường mình mong muốn nha (nên ôn từ bây h đi
để sau này đỡ khổ đừng như chị nước đến chân mới nhảy).

You might also like