You are on page 1of 69

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA GIÁO DỤC


Ngành Tâm lý học giáo dục

SỔ TAY TÂM LÝ HỌC ĐẠI


CƯƠNG

Giảng viên: Nguyễn Văn Tường


Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2023
MỤC LỤC
CHỦ ĐỀ 1: CẢM GIÁC 7
I. Khái niệm cảm giác 7
II. Đặc điểm của cảm giác 8
III. Quá trình xuất hiện cảm giác: 8
IV. Bản chất của cảm giác: 8
V. Quy luật cảm giác: 8
1. Quy luậ t ngưỡ ng cả m giá c: 8
2. Quy luậ t thích ứ ng củ a cả m giá c: 8
3. Quy luậ t tá c độ ng lẫ n nhau: 8
4. Quy luậ t bù trừ cả m giá c: 9
5. Sự cả m ứ ng củ a cả m giá c: 9
6. Sự tương phản củ a cả m giá c: 9
7. Hiện tượ ng loạ n cả m giá c: 9

VI. Phân loại: 9


1. Nhữ ng cả m giá c bên ngoà i: 9
2. Nhữ ng cả m giá c bên trong: 9

VII. Phân biệt cảm giác và tri giác: 9


CHỦ ĐỀ 2: TRI GIÁC 10
I. Khái niệm: 10
II. Đặc điểm: 10
III. Các quy luật cơ bản của tri giác: 10
IV. Phân loại tri giác: 10
V. Ảo giác: 11
VI. So sánh nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính: 11
VII. Vai trò của cảm giác: 11
VIII. Quan sát và năng lực quan sát: 11
CHỦ ĐỀ 3 : TƯ DUY - NGÔN NGỮ 12
A. TƯ DUY: 12
I. Khái Niệm : 12
II. Bản Chất : 12
1. Phản á nh thuộ c tính bả n chấ t: 12
2. Phản á nh nhữ ng mố i liên hệ, quan hệ có tính quy luậ t: 13
3. Phản á nh cá i mà ta chưa biết: 13
III. Đặc Điểm: 13
1. Tư duy xuấ t hiện trong hoà n cảnh có vấ n đề: 13
2. Tư duy phả n á nh giá n tiếp: 14
3. Tư duy gắ n chặ t vớ i ngô n ngữ : 14
4. Tư duy phả n á nh khá i quá t: 14
5. Tư duy khô ng tá ch rờ i quá trình nhậ n thứ c cả m tính: 14
6. Tư duy mang tính xã hộ i: 15

IV. Các Thành Tố Của Tư Duy: 15


1. Khái niệm: 15
2. Định đề: 16
3. Biểu tượ ng: 16

V. Các Giai Đoạn Của Tư Duy: 16


1. Xá c định vấ n đề và biểu đạ t vấ n đề: 16
2. Huy độ ng cá c tri thứ c, kinh nghiệm: 16
3. Sà ng lọ c liên tưở ng và hình thành giả thuyết: 16
4. Kiểm tra giả thuyết: 17
5. Giả i quyết vấ n đề: 17

B. PHÂN BIỆT TƯ DUY VÀ TƯỞNG TƯỢNG: 17


1. Giố ng nhau: 17
2. Khá c nhau: 17

C. NGÔN NGỮ: 18
I. Khái Niệm: 18
II. Bản Chất : 18
1. Bả n chấ t xã hộ i: 18
2. Bả n chấ t tín hiệu: 19

III. Cấu Tạo Của Ngôn Ngữ: 19


1. Â m vị 19
2. Hình vị 19
3. Cú pháp: 20
4. Ngữ nghĩa 20

IV. Chức Năng Của Ngôn Ngữ: 20


1. Chứ c nă ng chỉ nghĩa: 20
2. Chứ c nă ng thô ng bá o: 20
3. Chứ c nă ng khá i quá t hó a: 20
4. Chứ c nă ng thể hiện tính cá ch: 21

V. Phân Loại: 21
1. Ngô n ngữ bên ngoà i: 21
2. Ngô n ngữ bên trong: 23

CĐ4: TƯỞNG TƯỢNG VÀ TRÍ NHỚ 23


A. TƯỞNG TƯỢNG: 24
I. Khái Niệm: 24
II. Các Cách Sáng Tạo Của Tưởng Tượng: 24
1. Thay đổ i kích thướ c và số lượ ng: 24
2. Phương thứ c nhấ n mạ nh (Cá c chi tiết, thuộ c tính củ a sự vậ t, hiện tượ ng): 24
3. Phương thứ c cắt ghép: 25
4. Phương thứ c liên hợ p: 25
5. Loạ i suy (tương tự ): 25
6. Phương phá p điển hình hó a: 25

III. Phân Loại: 26


1. Că n cứ và o đặ c điểm và nguyên nhân phá t sinh tính chủ độ ng: 26
2. Că n cứ và o tính tích cự c và tiêu cự c: 26
3. Mộ t dạ ng tưở ng tượ ng khá c củ a con ngườ i về tương lai là ướ c mơ và lý tưở ng: 27

B. TRÍ NHỚ: 27
I. Khái Niệm: 27
II. Đặc Điểm: 28
III. Quá Trình: 28
1. Ghi nhớ hoặ c mã hoá thô ng tin: 28
2. Lưu giữ : 29
3. Tá i hiện: 29

IV. Phân Loại : 30


1. Trí nhớ cả m giá c: 30
2. Trí nhớ ngắ n hạ n: 30
3. Trí nhớ dà i hạ n: 31

V. Học Tập Và Sự Phát Triển Trí Nhớ: 31


1. Sự khá c biệt giữ a cá c cá nhâ n về trí nhớ : 31
2. Trí nhớ và họ c tậ p: 32

VI. Sự Quên Và Cách Chống Quên: 32


1. Sự quên: 32
2. Cá ch chố ng quên: 33

CHỦ ĐỀ 5: Ý CHÍ VÀ HÀNH ĐỘNG Ý CHÍ 34


I. Khái niệm ý chí 34
1. Mộ t số quan điểm về ý chí: 34
2. Định nghĩa ý chí: 35
3. Cá c phẩ m chấ t ý chí củ a nhâ n cá ch: 35

II. Hành động ý chí: 35


1. Định nghĩa: 35
2. Đặ c điểm: 35
3. Phân loạ i: 36
4. Cấ u trú c củ a hà nh độ ng ý chí: 36
5. Hà nh độ ng tự độ ng hó a: 37
6. Quy luậ t hình thà nh kỹ xả o: 37
7. Giá o dụ c và rèn luyện ý chí: 38

CHỦ ĐỀ 6: XÚC CẢM VÀ TÌNH CẢM 39


I. Khái niệm xúc cảm và tình cảm: 39
1. Định nghĩa xú c cả m - tình cả m: 39
2. So sá nh xú c cả m và tình cả m: 39
3. Khá c biệt giữ a phả n ánh cả m xú c và phả n á nh nhận thứ c: 40
II. Một số học thuyết về cơ sở sinh lý của xúc cảm: 41
1. Thuyết Xú c Cả m (củ a Jame - Lange): 41
2. Thuyết Trung Ương Thầ n Kinh: 41
3. Thuyết Vỏ Nã o Củ a I. P. Pavlov: 42
4. Thuyết Sinh Họ c (Củ a P.K.Anokhin): 42

III. Đặc điểm đời sống tình cảm: 43


1. Tính nhậ n thứ c: 43
2. Tính xã hộ i: 43
3. Tính khá i quá t: 43
4. Tính ổ n định: 43
5. Tính châ n thự c: 43
6. Tính đố i cự c (hai mặ t): 44

IV. Các loại tình cảm: 44


1. Tình cả m cấ p thấ p: 44
2. Tình cả m cấ p cao: 44

V. Các mức độ của tình cảm: 45


1. Mà u sắ c xú c cả m củ a cả m giá c: 45
2. Xú c cả m: 45
3. Xú c độ ng: 46
4. Tâ m trạ ng: 46
5. Tình cả m: 46

VI. Các quy luật của tình cảm: 47


1. Quy luậ t hình thà nh tình cả m: 47
2. Quy luậ t thích ứ ng: 47
3. Quy luậ t lâ y lan: 47
4. Quy luậ t cả m ứ ng: 47
5. Quy luậ t di chuyển: 47
6. Quy luậ t pha trộ n: 47

CHỦ ĐỀ 7: LAO ĐỘNG CẢM XÚC - TRÍ TUỆ CẢM XÚC 48


I. Trí thông minh và trí thông minh cảm xúc: 48
1. Khái niệm: 48
2. Vai trò : 48

II. Mô hình trí tuệ cảm xúc của J. Mayer và P. Salovey: 48


1. EI 90: Mô hình trí tuệ cả m xú c thuầ n nă ng lự c: 48
2. EI 97: Quan niệm mớ i trí tuệ cả m xú c 1997: 48

III. Trí tuệ xã hội: 49


1. Định nghĩa: 49
2. Biểu hiện: 49
3. Vai trò , tầ m quan trọ ng: 49
4. Cá ch nâ ng cao, cả i thiện trí tuệ xã hộ i: 49

IV. Lao động cảm xúc: 49


1. Quy tắ c cả m xú c: 49
2. Khái niệm: 50
3. Cá ch quả n lý cả m xú c: 50
4. Nhữ ng cô ng việc có tính chấ t sử dụ ng Emotional Labour: 51
5. Mặ t tích cự c, hậ u quả củ a Emotional Labor: 51
CHỦ ĐỀ 8: NHÂN CÁCH VÀ CÁC QUAN ĐIỂM VỀ CẤU TRÚC CỦA NHÂN CÁCH 52
I. Nhân cách: 52
1. Cá c quan niệm về nhâ n cá ch: 52
2. Khái niệm: 52
3. Định nghĩa: 53
4. Cá c cấ p độ : 53
5. Đa nhâ n cá ch: 53

II. Đặc điểm cơ bản: 53


1. Tính thố ng nhấ t: 53
2. Tính ổ n định: 53
3. Tính giao lưu: 53
4. Tính tích cự c: 54

III. Cấu trúc của nhân cách: 55


1. Xu hướ ng: 55
2. Tính cá ch và khí chấ t: 56
d. Tính cá ch và cá c thuộ c tính ngô n ngữ khá c: 57
3. Nă ng lự c: 57
❖ Xét về trình độ phá t triển: 58

CHỦ ĐỀ 9: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH
58
A. YẾU TỐ BẨM SINH: 58
I. Phát triển nhân cách: 58
II. Yếu tố bẩm sinh di truyền: 59
1. Khái niệm: 59
2. Vai trò củ a yếu bẩ m sinh di truyền: 59

III. Kết luận: 59


B. YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG: 60
I. Khái niệm môi trường: 60
II. Phân loại môi trường: 60
1. Mô i trườ ng tự nhiên: 60
2. Mô i trườ ng xã hộ i: 60
3. Mộ t số mô i trườ ng khá c: 61

III. Vai trò của môi trường: 61


1. Mô i trườ ng là điều kiện cho sự hình thà nh và phá t triển nhâ n cá ch: 61
2. Mô i trườ ng gó p phầ n tạ o ra mụ c đích , độ ng cơ cho sự phá t triển nhâ n cá ch: 61
3. Mô i trườ ng tạ o ra và cung ứ ng nhữ ng phương tiện, điều kiện cho cá c nhâ n hoạ t độ ng và giao
lưu: 62
4. Mô i trườ ng quan tâ m đến việc khai thá c và sử dụ ng hợ p lí có hiệu quả nhữ ng khả nă ng hiện có
và khả nă ng củ a con ngườ i: 62
5. Mô i trườ ng ả nh hưở ng đến sự hình thành và phá t triển nhân cá ch: 62
6. Mô i trườ ng ả nh hưở ng đến nhâ n cá ch trên hai mặ t tích cự c và tiêu cự c: 62

IV. Kết luận: 62


C. YẾU TỐ GIÁO DỤC: 63
I. Khái niệm: 63
II. Vai trò: 63
III. Điều kiện để giáo dục phát huy vai trò chủ đạo: 64
D. HOẠT ĐỘNG VÀ GIAO TIẾP: 64
I. Hoạt động và nhân cách: 64
1. Khái niệm hoạ t độ ng: 64
2. Hình thà nh nhâ n cá ch: 64
3. Hoạ t độ ng chủ đạ o: 65

II. Giao tiếp và nhân cách: 66


1. Khái niệm giao tiếp: 66
2. Vai trò củ a giao tiếp: 66

TÀI LIỆU THAM KHẢO 67


1. Tà i liệu tham khả o chính: 67
2. Tà i liệu tham khả o bổ sung: 67

CHỦ ĐỀ 1: CẢM GIÁC


I. Khái niệm cảm giác
● Cảm giác là quá trình nhận thức/phản ánh một cách riêng lẻ/ từng thuộc
tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng/ đang trực tiếp tác động/ vào các giác
quan của chúng ta.
● Ở động vật bậc cao và con người, thông tin được thu nhận, truyền dẫn, xử
lý nhờ các giác quan và hệ thần kinh. Ở động vật cấp thấp, sơ cấp chỉ
phản ánh những thuộc tính riêng lẻ.
● Giác quan của con người do tư duy và ngôn ngữ chi phối, dẫn đến chất
lượng của nhận thức cảm tính hơn động vật.
II. Đặc điểm của cảm giác
● Là một quá trình nhận thức (nảy sinh-diễn biến-kết thúc).
● Chỉ phản ánh riêng lẻ từng thuộc tính.
● Phản ánh hiện thực khách quan một cách trực tiếp.
III. Quá trình xuất hiện cảm giác:
● Kích thích xuất hiện và tác động vào 1 cơ quan thụ cảm.
● Xuất hiện xung thần kinh được truyền theo các dây thần kinh tới não.
● Vùng thần kinh cảm giác tương ứng ở vỏ não hoạt động tạo ra cảm giác.
IV. Bản chất của cảm giác:
● Có bản chất xã hội.
● Chịu ảnh hưởng của nhiều hiện tượng tâm lý cao cấp khác nhau của con
người ảnh hưởng của hoạt động và giáo dục.
V. Quy luật cảm giác:
1. Quy luật ngưỡng cảm giác:
● Ngưỡng cảm giác là vùng kích thích được giới hạn bởi 2 đầu có thể gây
ra cảm giác (ngưỡng tuyệt đối tối thiểu/ngưỡng tuyệt đối tối đa).
○ Mỗi giác quan có từng ngưỡng tuyệt đối khác nhau.
○ Mỗi cá nhân khác nhau có từng ngưỡng tuyệt đối khác nhau.
● Ngưỡng sai biệt là độ lệch tối thiểu của 2 tác nhân kích thích cùng loại mà
con người có thể cảm nhận được (được tính bằng hằng số WEBER).
2. Quy luật thích ứng của cảm giác:
● Khi các giác quan mất đi hoặc giảm bớt độ nhạy cảm hoặc khả năng phản
xạ trước một kích thích nào đó (kích thích diễn ra trong thời gian dài với
một cường độ mạnh).
3. Quy luật tác động lẫn nhau:
● Các cảm giác không tồn tại độc lập mà luôn tác động qua lại lẫn nhau
theo các quy luật.
4. Quy luật bù trừ cảm giác:
● Nếu cảm giác yếu hoạt mất đi thì sẽ có một cảm giác khác tăng độ nhạy
cảm để bù đắp cho phần yếu và thiếu hụt đó.
5. Sự cảm ứng của cảm giác:
● Là sự thay đổi tính nhạy cảm của một cơ quan cảm giác này dưới tác
động của 1 cơ quan cảm giác khác.
● Diễn ra đồng thời hay nối tiếp trên những cảm giác cùng loại hay khác
loại.
6. Sự tương phản của cảm giác:
● Tương phản đồng thời: xảy ra khi hai kích thích tác động cùng lúc lên cơ
quan cảm giác.
● Tương phản nối tiếp: xảy ra khi hai kích thích tác động nối tếp nhau lên
một cơ quan cảm giác.
7. Hiện tượng loạn cảm giác:
● Là sự xuất hiện 1 cảm giác đặc trưng cho cơ quan cảm giác này dưới sự
tác động vào một cơ quan cảm giác khác.
VI. Phân loại:
1. Những cảm giác bên ngoài:
● Thị giác
● Thính giác
● Khứu giác
● Vị giác
● Xúc giác
2. Những cảm giác bên trong:
● Cảm giác vận động
● Cảm giác rung
● Cảm giác thăng bằng
● Cảm giác cơ thể
VII. Phân biệt cảm giác và tri giác:
- Giống nhau: là quá trình nhận thức cảm tính, có những điểm giống
nhau quy định tính chất chung của nhận thức cảm tính.
- Khác nhau: tri giác là một mức độ mới của nhận thức cảm tính, có
những điểm khác biệt so với cảm giác.
CẢM GIÁC TRI GIÁC
Phản ánh riêng lẻ từng thuộc tính Phản ánh trọn vẹn các thuộc tính
Tạo ra cảm giác riêng lẻ về đặc điểm của Tạo ra hình tượng trọn vẹn về sự vật và
vật hiện tượng
Quá trình nhận thức mang tính chất thụ Quá trình chủ động, tích cực gắn với hoạt
động động của con người
Mức độ phản ánh thấp nhất thực tại khách Mức độ phản ánh cao hơn nhưng vẫn là
quan nhận thức cảm tính

CHỦ ĐỀ 2: TRI GIÁC


I. Khái niệm:
● Tri giác là quá trình tâm lý phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bên
ngoài, hiện tượng khi chúng trực tiếp tác động vào các giác quan
II. Đặc điểm:
● Tính tích cực
● Tính trọn vẹn
● Tính kết cấu
III. Các quy luật cơ bản của tri giác:
● Tính đối tượng
● Tính lựa chọn
● Tính ổn định
● Tính có ý nghĩa
● Quy luật tổng giác
IV. Phân loại tri giác:
● Tri giác không gian
● Tri giác hình dạng
● Tri giác hình khối
● Tri giác hình phẳng
● Tri giác độ sâu
● Tri giác thời gian
● Tri giác độ kéo dài
● Tri giác tính kế tục
● Tri giác vận động
● Tri giác con người
V. Ảo giác:
● Diễn ra ở tất cả các giác quan nhưng nhiều nhất ở thị giác (Ảo ảnh thị
giác)
● Một số loại ảo giác như ảo giác về đường nằm ngang và đường thẳng
đứng, ảo giác thị giác Ponzo, ảo giác tương phản,….
VI. So sánh nhận thức cảm tính và nhận
thức lý tính:
- Giống nhau:
● Quá trình nhận thức
● Phản ánh hiện thực khách quan ở hiện tại
- Khác nhau:
CẢM TÍNH LÝ TÍNH
Bản Chất -Phản ánh trực tiếp đối tượng -Quá trình gián tiếp
– Đặc -Phản ánh thuộc tính bề ngoài của
-Phản ánh các thuộc tính, bản chất
Điểm sự vật hiện tượng bên trong
-Quá trình đi sâu vào bản chất
-Sự kết hợp quá khứ - hiện tại - tương
lai.
Sản Phẩm -Các cảm giác riêng lẻ, hình tượng -Các định luật, khái niệm, công thức
-Những hình ảnh, biểu tượng mới....

VII. Vai trò của cảm giác:


● Thành phần chính của nhận thức cảm tính.
● Điều kiện quan trọng cho sự điều hướng hành vi và hoạt động của con
người.
● Hình ảnh của tri giác thực hiện chức năng là vật điều chỉnh các hoạt động.
● Quan sát là hình thức cao nhất của tri giác.
VIII. Quan sát và năng lực quan sát:
● Là hình thức tri giác cao nhất, mang tính tích cực, chủ động và có mục
đích rõ rệt, làm cho con người khác xa với động vật.
● Quá trình quan sát trong hoạt động, đặc biệt trong rèn luyện đã hình thành
nên năng lực quan sát.
● Năng lực quan sát là khả năng tri giác nhanh chóng và chính xác ở những
điểm quan trọng của sự vật, hiện tượng.

CHỦ ĐỀ 3 : TƯ DUY - NGÔN


NGỮ
A. TƯ DUY:
I. Khái Niệm :
● Tư duy là một quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất,
những mối liên hệ và quan hệ có tính quy luật giữa các sự vật hiện tượng
mà con người chưa biết.
● Tư duy con người thuộc nhận thức lý tính.
● Nếu không có nhận thức cảm tính thì tất yếu sẽ không có nhận thức lý
tính; và nếu không có nhận thức lý tính thì không nhận thức được bản
chất của sự vật.
⇨ Chúng có mối quan hệ tương quan, bổ sung cho nhau phát triển.

II. Bản Chất :


1. Phản ánh thuộc tính bản chất:
● Thuộc tính bản chất là tổng hợp tất cả các đặc điểm, thuộc tính, mối liên
hệ tất yếu và tương đối ổn định của sự vật hiện tượng, quy định sự vận
động và phát triển của sự vật hiện tượng đó.
⇨ Nghĩa là: 1 sự vật có vô số thuộc tính bản chất tuỳ vào góc nhìn của
chúng ta, việc xem xét từ trong ra ngoài giúp ta nhận thức đầy đủ, sâu
sắc hơn nhận thức cảm tính, nó sửa chữa những sai lầm do nhận thức
cảm tính gây nên.
Ví dụ: Con người vào thuở sơ khai cho rằng gió là quyền năng của thượng
đế. Đến thế kỷ 17 con người mới có những mô tả khoa học đầu tiên về
gió.
2. Phản ánh những mối liên hệ, quan hệ có tính quy
luật:
● Là phản ánh những mối liên hệ và quan hệ phổ biến bên trong quy định
bản chất của sự vật hiện tượng
Ví dụ: Ta đều hiểu gió được tạo thành từ sự chuyển động của các luồng
không khí, mà chính mặt trời là thứ tác động đến khí áp trên địa cầu, =>
năng lượng gió cũng xuất phát từ năng lượng mặt trời. Quá trình tư duy
đã giúp ta hiểu mối quan hệ quy luật của gió và mặt trời.
3. Phản ánh cái mà ta chưa biết:
● Tư duy con người chỉ phản ánh những sự vật hiện tượng chưa có trong
kinh nghiệm cá nhân hoặc mâu thuẫn với kinh nghiệm trước đây.
⇨ Nghĩa là: Những gì ta đã biết, đã quá quen thuộc rồi thì thường không
có sự tư duy. Tư duy thực chất là hoạt động sáng tạo.
Ví dụ: Dạng toán ta đã giải quen tay rồi thì thực chất không cần đến tư
duy nữa, ta có thể vận dụng trí nhớ để giải nhanh chóng. Nhưng khi gặp
dạng mới thì ta buộc phải tư duy ra cách giải.
III.Đặc Điểm:
1. Tư duy xuất hiện trong hoàn cảnh có vấn đề:
a. Hoàn cảnh có vấn đề:
● Tình huống có cái mới hoặc cái chưa được giải quyết, hoặc bị lãng quên.
● Tình huống đó phải làm nảy sinh nhu cầu nhận thức của chủ thể.
● Tình huống đó có các dữ kiện liên quan đến tri thức cũ và phù hợp với
năng lực phán đoán của cá nhân.
b. Đặc điểm của hoàn cảnh có vấn đề:
● Mang tính chủ thể cao: Phụ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm của mỗi
người, với người này là có vấn đề, người kia thì không.
● Là một trạng thái “úp - mở”: Chứa đựng cả những dữ liệu đã có và chưa
có.
● Vừa là động lực vừa là nguyên nhân của tư duy trong tình huống và hoàn
cảnh mới.
● Tư duy con người được kích thích tuỳ vào hoàn cảnh (Không phải lúc nào
cũng tư duy được).
● Cá nhân phải có nhu cầu giải quyết tình huống có vấn đề, từ đó sẽ nhận
thức đầy đủ tình huống, chuyển hóa nó thành nhiệm vụ tư duy.
● Hoàn cảnh có vấn đề có vai trò là cơ sở, nguồn gốc nảy sinh tư duy. Và
việc giải quyết được hết tình huống này đến tình huống khác mang đến
kinh nghiệm, phát triển khả năng tư duy sáng tạo.
2. Tư duy phản ánh gián tiếp:
● Phản ánh gián tiếp là phản ánh 1 sự vật hiện tượng này thông qua dấu
hiệu hoặc công cụ trung gian; hoặc nhờ những thuộc tính của sự vật này
để biết được thuộc tính của sự vật khác.
● Tư duy chỉ thực sự phát triển khi mỗi cá nhân biết sử dụng ngôn ngữ và
vốn kinh nghiệm như 1 công cụ đắc lực.
⇨ Nghĩa là: Các quy luật, quy tắc các sự kiện, mối liên hệ đều được diễn
đạt bằng từ ngữ, khi tư duy ta luôn phải dùng những công cụ, phương
tiện (đồng hồ, những định lý,...) đó là những vốn tri thức sẵn có để
hiểu những hiện tượng mà ta không thể tri giác trực tiếp.
3. Tư duy gắn chặt với ngôn ngữ:
● Tư duy và ngôn ngữ diễn ra đồng thời trong quá trình nhận thức lý tính.
Hai quá trình khác nhau nhưng tác động qua lại và thống nhất với nhau.
● Ngôn ngữ là phương tiện tham gia vào mọi khâu của quá trình tư duy,
ngôn ngữ càng giàu có bao nhiêu thì sự biểu đạt của tư duy càng rõ ràng
bấy nhiêu.
● Tư duy cũng làm cho ngôn ngữ trở nên phong phú, sâu sắc hơn.
● Tư duy là nội dung, phần bên trong của ngôn ngữ, mối quan hệ giữa tư
duy và ngôn ngữ là mối quan hệ giữa nội dung và hình thức.
4. Tư duy phản ánh khái quát:
● Tư duy của con người phản ánh khái quát được là do: Tư duy phản ánh
bằng khái niệm, quy luật, chứ không phải bằng hình ảnh, vật thể cụ thể.
● Khi phản ánh khái quát thì trước đó trong quá trình tư duy đã diễn ra quá
trình trừu tượng hoá, tức là bỏ đi những yếu tố phụ, giữ lại những yếu tố
bản chất.
● Dạy học là dạy cho người học cách tư duy, vì thế cần hình thành những
khái niệm chung chứ không phải những cái cụ thể.
Ví dụ: Khi nhắc đến cây bút, tư duy sẽ phản ánh đó là 1 công cụ để viết.
5. Tư duy không tách rời quá trình nhận thức cảm tính:
● Nhận thức cảm tính cung cấp nguyên liệu và tạo cơ sở cho quá trình tư
duy, tạo ra hoàn cảnh có vấn đề cho tư duy.
● Tư duy có tác động trở lại với nhận thức cảm tính, làm cho nhận thức cảm
tính phong phú hơn, tư duy ảnh hưởng đến tính nhạy cảm của cảm giác,
tính ý nghĩa, tính lựa chọn, tính ổn định của tri giác.
➔ Quan hệ qua lại.
6. Tư duy mang tính xã hội:
● Tư duy được tiến hành trong bộ óc của mỗi người tuy nhiên luôn có bản
chất xã hội.
● Tính xã hội của tư duy được thể hiện ở chỗ là nó bị thúc đẩy từ chính nhu
cầu của xã hội, nghĩa là tư duy hướng vào giải quyết các vấn đề, nhiệm vụ
của xã hội.
● Tính xã hội được xác định do mỗi hành động nhận thức con người đều
dựa vào vốn tri thức, kinh nghiệm của thế hệ trước tích luỹ được.
Ví dụ: Chúng ta buộc phải dùng các lý thuyết hình học như định lý Py-ta-
go, định luật Vi-ét để giải các bài toán.

❖ Kết luận sư phạm:


● Phát triển tư duy cho người học là nhiệm vụ thiết yếu.
● Muốn thúc đẩy tư duy người học cần đẩy người học vào các tình huống
có vấn đề.
● Phát triển tư duy không tách rời với trau dồi ngôn ngữ.
● Phát triển tư duy gắn liền với rèn luyện cảm giác, tri giác, tính nhạy của
người học.
● Việc phát triển tư duy phải được tiến hành song song và thông qua việc
truyền thụ tri thức.

IV.Các Thành Tố Của Tư Duy:


1. Khái niệm:
● Là một hình thức của tư duy trừu tượng, phản ánh những mối liên hệ và
thuộc tính bản chất, phổ biến của một lớp các sự vật, hiện tượng.
● Khái niệm là dữ liệu cơ bản tạo thành nội dung của ý thức, tư duy con
người.
● Khái niệm cho phép ta xếp, phân loại các sự vật, hiện tượng vào các
nhóm với cùng đặc điểm, thuộc tính bản chất.
Ví dụ: Ta đều biết chó, mèo, gà, khỉ có điểm giống nhau là đều là động
vật có vú. Để biết được điều này là vì chúng ta đều có được khái niệm
chung về các con vật này.
● Số lượng các thuộc tính chung là vô hạn nên số lượng các khái niệm tồn
tại của là vô hạn, một khái niệm cũng có thể tồn tại ở nhiều phân nhóm.
2. Định đề:
● Là sự liên kết các khái niệm tạo thành một mệnh đề có cấu trúc ngôn ngữ
chặt chẽ nhằm khẳng định hay phủ định một thuộc tính, mối liên hệ nào
đó của hiện thực khách quan.
Ví dụ: “Trái đất có hình cầu”; “Tâm lý học là bộ môn khoa học trung gian
giữa khoa học tự nhiên và khoa học xã hội”.... Đó là những mệnh đề, nó
mang tính khẳng định.
3. Biểu tượng:
● Là những hình ảnh phác hoạ trong tâm trí con người khi nhắc đến một sự
vật, hiện tượng.
● Biểu tượng có ý nghĩa quan trọng trong quá trình tư duy.
Ví dụ: Khi nhắc đến xe đạp, trong đầu ta ngay lập tức sẽ hình thành hình
ảnh chiếc xe đạp, đó gọi là biểu tượng.

V. Các Giai Đoạn Của Tư Duy:


1. Xác định vấn đề và biểu đạt vấn đề:
● Tư duy chỉ nảy sinh khi con người hiểu, nhận biết được hoàn cảnh có vấn
đề và biểu đạt nó.
● Có những vấn đề rõ ràng và dễ phát biểu, tuy nhiên cũng có những vấn đề
quá rộng và mơ hồ. Khi gặp vấn đề quá phức tạp, chúng ta cần bắt đầu lý
giải cụ thể, rõ ràng hơn.
2. Huy động các tri thức, kinh nghiệm:
● Khi đã xác định và biểu được vấn đề, chúng ta sẽ bắt đầu có thể tư duy,
có những liên tưởng, chiêm nghiệm phù hợp.
● Việc huy động kiến thức, liên tưởng nào đều phụ thuộc vào nhiệm vụ và
vấn đề được xác định.
3. Sàng lọc liên tưởng và hình thành giả thuyết:
● Những tri thức, liên tưởng mới xuất hiện vẫn còn mang tính tản mạn,
chưa khu biệt nên cần được sàng lọc, phân tích, tổng hợp.
▪ Lập luận suy diễn: giả thuyết được rút ra từ các sự kiện đã có từ trước,
suy luận từ cái chung đến cái riêng.
Ví dụ: Ta biết sinh viên trường A rất giàu, X là sinh viên trường A,
vậy ta có giả thuyết là X rất giàu.
▪ Lập luận quy nạp: Xem xét, quan sát nhiều ví dụ rồi mới đi đến một
giả thuyết đúng nhất, suy luận đi từ cái riêng đến cái chung
4. Kiểm tra giả thuyết:
● Kiểm tra giả thuyết có thể diễn ra trong đầu hoặc trong thực tế
● Trong trường hợp kết quả bị phủ định thì quá trình tư duy sẽ được diễn
ra lại từ đầu
● Có hai cách kiểm tra giả thuyết:
▪ Thử và sai: Thử lần lượt tất cả các trường hợp đến khi tìm ra hướng
đi đúng.
▪ Thuật toán: Một cách thức, tiến trình có tính hệ thống, hướng đến
lời giải đúng.
5. Giải quyết vấn đề:
● Đây là khâu cuối cùng của tư duy.
● Khi giả thuyết đã được kiểm tra, nó sẽ được thực hiện.

B. PHÂN BIỆT TƯ DUY VÀ


TƯỞNG TƯỢNG:
1. Giống nhau:
● Đều là những quá trình tâm lý.
● Là quá trình tâm lý thuộc mức độ nhận thức lý tính (chỉ xảy ra khi có
hoàn cảnh có vấn đề, phản ánh cái mới, tạo ra cái mới…).
● Đều xuất phát từ thực tiễn và do thực tiễn kiểm nghiệm.
2. Khác nhau:
Tưởng tượng Tư duy
Hoàn cảnh có Hoàn cảnh có vấn đề bất định thì Hoàn cảnh có vấn đề rõ
vấn đề nảy sinh ra tưởng tượng ràng thì nảy sinh tư duy
Phản ánh cái Hình ảnh, mô phỏng Khái niệm, tư tưởng
mới
Phương thức Nhờ sự chắp ghép, Nhờ các thao tác tư duy
phản ánh kết hợp
Sản phẩm Các mô hình và hình ảnh mới Các khái niệm, phán đoán,
suy luận
C. NGÔN NGỮ:
I. Khái Niệm:
- Định nghĩa:
▪ Ngôn ngữ là quá trình con người sử dụng hệ thống các kí hiệu đặc biệt
(từ) được sắp xếp theo nguyên tắc nhất định (cú pháp hay ngữ pháp) trong
lao động và cuộc sống. Ngôn ngữ là phương tiện để giao tiếp và là công
cụ cho tư duy.
- Theo triết học:
▪ Ngôn ngữ xuất hiện trong lao động, là phương tiện giao tiếp, trao đổi kinh
nghiệm, tri thức từ thế hệ này sang thế hệ khác. Là công cụ cho tư duy
nhằm khái quát hóa, trừu tượng hóa hiện thực.
⇨ Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất chứa đựng thông tin mang nội
dung ý thức. Không có ngôn ngữ, ý thức không thể tồn tại và thể hiện.

II. Bản Chất :


1. Bản chất xã hội:
● Ngôn ngữ chỉ sinh ra và phát triển trong xã hội loài người.
● Ngôn ngữ không phải của cá nhân ai mà là của chung, của toàn xã hội.
● Ngôn ngữ không phải là hiện tượng sinh vật vì nó không mang tính di
truyền.
● Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt.
● Ngôn ngữ không mang tính giai cấp.
● Ngôn ngữ ra đời thỏa mãn nhu cầu giao tiếp của con người: con người
trong cuộc sống xã hội luôn sống và làm việc cùng nhau, do đó dẫn đến
nhu cầu giao tiếp (thông báo) và nhận thức hiện thực (khái quát hóa).
● Dù một số loài động vật cũng có khả năng giao tiếp thông qua một số loại
“ngôn ngữ” hay cách thức nào đó nhưng ngôn ngữ Loài Người là vượt
trội hơn cả :
▪ Cho phép con người học được, tiếp thu và sử dụng kinh nghiệm của
những người khác, văn minh khác bất chấp khoảng cách không gian
hay thời gian.
▪ Cho phép con người truyền đạt những kinh nghiệm, tích lũy cá nhân
mình cho người khác.
⇨ Ngôn ngữ là sản phẩm phức tạp và vĩ đại của con người.
2. Bản chất tín hiệu:
● Ngôn ngữ tác động trực tiếp đến con người thông qua thính giác và thị
giác.
● Một hệ thống các kí hiệu được coi là ngôn ngữ nếu nó đáp ứng được các
tiêu chí :
▪ Ngôn ngữ sử dụng các kí hiệu như âm thanh, điệu bộ, cử chỉ hoặc kí tự
viết để biểu đạt vật thể, hành động, sự kiện. Các kí hiệu này cho phép con
người ám chỉ đến những đối tượng khác mà vượt qua giới hạn không gian
và thời gian.
● Ngôn ngữ phải có tính khái quát
Ví dụ: nói đến cái “bàn”, người ta có thể nghĩ đến từ “cái bàn” ở bất cứ
đâu, loại bàn gì.
● Ngôn ngữ có tính sản sinh, các kí hiệu ngôn ngữ có thể phối hợp, liên kết
với nhau để tạo ra vô số các thông điệp.
Ví dụ: Sự kết hợp tính từ và danh từ trong :
• Tiếng Việt : ‘xe’ + ‘đẹp’
• Tiếng Anh: ‘beautiful’ + ‘car’
● Ngôn ngữ có các nguyên tắc sắp xếp kí hiệu giúp ta dễ dàng hiểu được
thông tin truyền đạt hay còn gọi là ngữ pháp.

III. Cấu Tạo Của Ngôn Ngữ:


1. Âm vị
● Là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất có chức năng khu biệt nghĩa (Khu biệt làm
phân biệt rõ với những cái khác trong sự phân loại đặc điểm khu biệt
những nét khu biệt chính giữa nguyên âm và phụ âm).
Ví dụ:
• Trong Tiếng Việt, có 23 âm vị là phụ âm : như d (dờ), ch (chờ)
• Với 16 nguyên âm: a ă â e i o ô ô e ê u
2. Hình vị
● Là đơn vị có nghĩa nhỏ nhất của ngôn ngữ.
Ví dụ:
Trong Tiếng Việt, hình vị có thể đóng vai trò là một từ hay một thành tố
cấu tạo từ:
• Mèo, chó, mưa là một hình vị.
• Từ ‘thoang’ trong ‘thoang thoảng’ .
• Từ ‘bong’ trong ‘bong bóng’ là thành tố cấu tạo từ.
3. Cú pháp:
● Là hệ thống các nguyên tắc quy định các từ được sắp xếp có nghĩa để tạo
thành câu.
● Các nguyên tắc quy định trật tự câu là ngữ pháp.
Ví dụ: Một câu đơn hoàn chỉnh trong Tiếng Việt phải đáp ứng đủ chủ ngữ
và vị ngữ.
4. Ngữ nghĩa
● Nghĩa của ngôn ngữ, mối quan hệ giữa ngôn ngữ và sự vật, hiện tượng
Ví dụ:
• Trong Tiếng Việt, có nhiều từ đa nghĩa, tùy thuộc hoàn cảnh sử dụng.
• Cái bàn và ‘bàn’.

IV.Chức Năng Của Ngôn Ngữ:


1. Chức năng chỉ nghĩa:
● Ngôn ngữ được dùng để chỉ chính sự vật hiện tượng, tức là làm vật thay
thế cho sự vật hiện tượng.
● Ý nghĩa của sự vật hiện tượng có thể tồn tại khách quan, tách rời khỏi vật
thể chưa được nó làm cho con người có thể nhận thức được ngay khi
không tri giác vật.
● Chức năng chỉ nghĩa của ngôn ngữ còn được gọi là chức năng làm
phương tiện tồn tại, truyền đạt và lưu giữ kinh nghiệm của xã hội loài
người.
2. Chức năng thông báo:
● Ngôn ngữ dùng để truyền đạt, tiếp nhận biểu cảm thông tin, qua đó thúc
đẩy điều chỉnh hành động, hành vi của con người.
● Chức năng thông báo còn được gọi là chức năng giao tiếp ngôn ngữ giao
tiếp luôn dẫn đến sự điều chỉnh và thay đổi hành vi.
3. Chức năng khái quát hóa:
● Ngôn ngữ bao hàm sự tách nội dung ra khỏi hình thức.Do đó, ngôn ngữ
không chỉ gọi tên sự vật hiện tượng riêng rẽ mà chỉ một loạt một nhóm
các sự vật hiện tượng có chung thuộc tính Bản chất.
● Ngôn ngữ vừa là công cụ tồn tại của hoạt động trí óc, vừa là công cụ cố
định củng cố các kết quả của hoạt động này.Nhờ đó, hoạt động trí tuệ
được liên tục.
● Chức năng khái quát của ngôn ngữ còn được gọi là chức năng nhận thức.
❖ Trong 3 chức năng trên chức năng thông báo là cơ bản nhất
o Thông qua giao tiếp con người mới thu nhận được các tri thức mới về
hiện thực, nhờ đó điều chỉnh được hành vi của mình cho phù hợp với
hoàn cảnh.
o Chức năng khái quát hóa cũng là một quá trình giao tiếp mà là giao tiếp
với bản thân chủ thể.
o Chức năng chỉ nghĩa là điều kiện thực hiện 2 chức năng kia.
4. Chức năng thể hiện tính cách:
- Ngôn ngữ của con người vừa mang bản chất xã hội. Nhưng cũng mang
tính chất cá nhân rõ nét.
- Vì nội dung của ngôn ngữ là ý thức. Mà ý thức có tính chủ thể sinh động,
sáng tạo nên ngôn ngữ cũng mang tính chất cá nhân rõ nét.
- Thông qua ngôn ngữ, bản sắc và giá trị nhân cách được thể hiện ở một số
đặc điểm sau :
● Tính cởi mở: Có người cởi mở, có người thiếu cởi mở. Cởi mở là sự
thể hiện tối ưu của nhu cầu giao tiếp ở con người. Nhưng không phải
cứ có nhu cầu là sẽ cởi mở. Tính cởi mở có 2 dấu hiệu đặc trưng là
tính có chọn lọc và có sự phong phú của nội tâm.
● Tính kín đáo: Là tính không hay trao đổi tâm tư với người khác vì
không có nhu cầu, không có thói quen giao tiếp chứ không phải là
không tin vào người khác.
● Tính hùng biện: Có sự thống nhất giữa.Ý nghĩ và lời nói.Ý nghĩa được
biểu đạt mục đích rõ ràng, mạch lạc ngôn ngữ có hình ảnh và sức
thuyết phục trong lời nói.
- Ngoài ra, Mỗi cá nhân có cách thể hiện ngôn ngữ khác nhau như:
● Sự khác biệt giữa các cá nhân về vốn từ loại từ.

● Sự khác biệt giữa các cá nhân về giọng.

● Sự khác biệt giữa các cá nhân về cấu trúc và sự lựa chọn từ trong câu.

● Sự khác biệt giữa các cá nhân về phong cách ngôn ngữ.

● Sự khác biệt giữa các cá nhân và tính chất thông tin của ngôn ngữ.

V. Phân Loại:
1. Ngôn ngữ bên ngoài:
● Ngôn ngữ bên ngoài là thứ ngôn ngữ hướng vào người khác, nó được
dùng để truyền đạt hay trao đổi, tiếp thu những tư tưởng và thông tin khác
nhau.
● Ngôn ngữ bên ngoài gồm 2 loại ngôn ngữ nói và viết.
a. Ngôn ngữ nói :
i. Khái niệm :
● Là ngôn ngữ hướng vào người khác, được biểu hiện bằng ngôn ngữ có âm
thanh và được tiếp thu bằng cơ quan phân tích thính giác.
ii. Đặc điểm:
● Ngôn ngữ âm thanh là lời nói trong giao tiếp.
● Người nói và người nghe trực tiếp trao đổi với nhau, họ có thể đổi vai,
cho nên trong giao tiếp có thể sửa đổi. Người nói ít có điều kiện gọt giũa,
người nghe ít có điều kiện, suy ngẫm, phân tích.
● Phối hợp giữa âm thanh và cử chỉ dáng điệu.
● Từ ngữ sử dụng trong ngôn ngữ nói khá đa dạng:
○ Khẩu ngữ.
○ Từ địa phương.
○ Tiếng lóng.
○ Biệt ngữ.
● Câu có khi rườm rà trùng lặp về từ ngữ vì không có thời gian gọt giũa. Ở
đây là giao tiếp tức thời.
● Nói và đọc cùng là ngôn ngữ phát ra âm thanh. Tuy nhiên, đọc lệ thuộc
vào văn bản đến từng dấu ngắt câu. Trong khi đó nói thì phải tận dụng
ngữ điệu cử chỉ để biểu cảm.
iii. Phân loại :
❖ Ngôn ngữ đối thoại :
● Là ngôn ngữ của hai hay nhiều người nói với nhau. Các chủ thể luôn đổi
vai cho nhau. Khi là người nói khi lại là người nghe. Khi đối thoại các cử
chỉ điệu bộ trong giao tiếp khiến cho các chủ thể dễ hiểu nhau hơn.
❖ Ngôn ngữ độc thoại :
● Là ngôn ngữ mà trong đó một người nói và những người khác nghe. Cứ
độc thoại là ngôn ngữ liên tục, một chiều, không có sự hỗ trợ ngược lại.
Người nói vợ chuẩn bị đầy đủ về nội dung và kết cấu những điều sẽ nói,
tìm hiểu trước đối tượng, ngôn ngữ trong sáng, người nghe phải tầm trung
trong khoảng thời gian dài.
b. Ngôn ngữ viết:
● Là ngôn ngữ hướng vào người khác, biểu hiện bằng các ký hiệu chữ
viết và được tiếp thu bằng cơ quan phân tích thị giác.
● Ngôn ngữ viết cho phép con người trao đổi với nhau không phụ thuộc
vào không gian và thời gian. Gồm chữ viết không thể hiện cử chỉ điệu
bộ, không biết được ngay phản ứng của người nghe, người đọc không
thể bày tỏ ý kiến của mình một cách trực tiếp.
● Vì vậy đối với ngôn ngữ viết là phải tỉ mỉ chính xác, tuân thủ đầy đủ
các quy tắc ngữ pháp chính tả và logic.
● Vì ngôn ngữ viết được thể hiện bằng chữ viết trong văn bản và được
tiếp nhận bằng thị giác, nên :
o Người viết và người đọc phải biết tất cả các ký hiệu chữ
viết.Các quy tắc chính tả, các quy tắc, tổ chức, văn bản.
o Khi viết phải suy ngẫm mình lựa chọn gọt giũa nên người đọc
phải đọc đi đọc lại phân tích, nghiền ngẫm để lĩnh hội.
● Người viết có điều kiện lựa chọn thay thế từ ngữ phong phú:
o Người viết tùy thuộc vào phong cách ngôn ngữ mà sử dụng từ
ngữ.
o Người viết không dùng các từ mang tính khẩu ngữ địa phương,
thổ ngữ.
o Người biết được sử dụng câu dài ngắn khác nhau tùy thuộc ý
định.
2. Ngôn ngữ bên trong:
● Là ngôn ngữ cho mình hướng vào chính mình,giúp cho con người suy
nghĩ được, tự điều chỉnh, tự giáo dục.
● Ngôn ngữ không phải để giao tiếp mà chủ yếu để làm công cụ cho tư duy.
● Ngôn ngữ bên trong không phát ra âm thanh, bao giờ cũng được rút gọn
và cô đọng nhất cơ chế đặc biệt của nó quy định.
● Ngôn ngữ bên trong và ngôn ngữ bên ngoài có quan hệ chặt chẽ với nhau.
Ngôn ngữ bên ngoài là nguồn gốc của ngôn ngữ bên trong nó có trước
ngôn ngữ bên trong.
● Ngôn ngữ bên trong là kết quả nội tâm hoá ngôn ngữ bên ngoài.

CĐ4: TƯỞNG TƯỢNG VÀ TRÍ


NHỚ
A. TƯỞNG TƯỢNG:
I. Khái Niệm:
● Tưởng tượng:

● Là quá trình tâm lý xây dựng những hình ảnh chưa có dựa trên những gì
đã có, đã trải qua
● Là những cái mới, mới với cá nhân hoặc xã hội

● Biểu tượng:

● Là những hình ảnh… nảy sinh trên vỏ não, khi mà sự vật hiện tượng
không còn trực tiếp tác động vào giác quan của ta nữa.
⇨ Biểu tượng thường không cụ thể mà nó hiện những nét cơ bản, chủ yếu,
còn những nét khác thì mờ nhạt.
⇨ Là những tình huống mới, khi mà phương pháp cũ của con người không
đủ để giải quyết được.
● Tưởng tượng giúp ta hình dung được kết quả của một quá trình mà ta dự
định sẽ thực hiện.
II. Các Cách Sáng Tạo Của Tưởng
Tượng:
1. Thay đổi kích thước và số lượng:
Ví dụ: Hình tượng người khổng lồ, người tí hon, rắn bảy đầu, Phật nghìn
tay,...
● Là những hình ảnh mới của tưởng tượng được tạo ra bằng cách thay đổi
kích thước và số lượng.
2. Phương thức nhấn mạnh (Các chi tiết, thuộc tính
của sự vật, hiện tượng):
● Tạo hình ảnh mới bằng cách nhấn mạnh đặc biệt hoặc đưa lên hàng đầu
một phẩm chất hay một quan hệ nào đó của sự vật hiện tượng này với
những sự vật hiện tượng kia.
● Nói cách khác là nhấn mạnh các chi tiết, thành phần, thuộc tính của sự vật
hiện tượng.
Ví dụ: Tranh biếm họa, phương pháp cường điệu trong văn học, ...
3. Phương thức cắt ghép:
● Chắp ghép các bộ phận của nhiều sự vật hiện tượng khác nhau thành một
hình ảnh mới.
● Các bộ phận này không thay đổi mà chỉ ghép một cách giản đơn.
Ví dụ:
• Chân gà + mình rắn + vảy cá + đầu sư tử = con rồng.
• Đuôi cá + mình người = người cá
4. Phương thức liên hợp:
● Đây là cách tạo hình ảnh mới bằng việc liên hợp các bộ phận của nhiều sự
vật với nhau. Có vẻ giống phương pháp chắp ghép nhưng thật ra chúng
khác nhau: các bộ phận tạo nên hình ảnh mới đều bị cải biến và sắp xếp
trong những tương quan mới.
● Liên hợp là sự tổng hợp sáng tạo.
● Phương pháp này được sử dụng trong văn học nghệ thuật để xây dựng các
hình tượng văn học, nghệ thuật.
Ví dụ: bộ phim Titanic lấy ý tưởng từ thảm họa chìm tàu vào đêm
10/4/1912. Nhà văn sáng tạo cốt truyện, sẽ không còn đúng nguyên mẫu
ngoài đời: câu chuyện tình yêu của Rose và Jack trên con tàu Titanic định
mệnh là yếu tố sáng tạo.
● Trong khoa học kỹ thuật, phương thức này cũng được áp dụng nhiều, ví
dụ như sự phát minh ra thủy phi cơ (liên hợp máy bay và tàu thủy).
5. Loại suy (tương tự):
● Tưởng tượng tạo ra hình ảnh mới bằng cách mô phỏng (tương tự, bắt
chước) từ những cái đã có sẵn trong tự nhiên.
● Hiện tượng loại suy có từ buổi bình minh của lịch sử loài người. Hiện nay
ngành phỏng sinh học (bionique) ra đời là một bước phát triển cao của
loại suy trong sáng chế phát minh của khoa học, kĩ thuật.
Ví dụ:
• Tạo ra cái cào dựa trên hình ảnh bàn tay.
• Tạo ra cái chén dựa trên hình ảnh lòng bàn tay.
6. Phương pháp điển hình hóa:
● Đây là phương pháp tạo thành hình ảnh mới phức tạp, trong đó những
thuộc tính, đặc điểm điển hình của hình ảnh một nhân cách nào đó là đặc
điểm đặc trưng, đại diện cho một loại người hay một tầng lớp xã hội.
● Yếu tố mấu chốt của phương pháp này là: sự tổng hợp sáng tạo mang tính
khái quát những thuộc tính và đặc điểm cá biệt, điển hình của nhân cách.
● Phương pháp này được dùng nhiều trong sáng tạo văn học , nghệ thuật.
Ví dụ: Nhân vật Chí Phèo trong truyện của Nam Cao. Đại diện cho nhân
cách liên thiện nhưng bị tha hóa vì một xã hội bất công. Nhân vật Xuân
Tóc Đỏ trong truyện “Số đỏ “ của Vũ Trọng Phụng.

III. Phân Loại:


1. Căn cứ vào đặc điểm và nguyên nhân phát sinh tính
chủ động:
a. Tưởng tượng có chủ định:
● Là loại tưởng tượng xuất hiện khi con người có ý định, nhiệm vụ phải xây
dựng hình ảnh nào đó, người tưởng tượng phải có sự nỗ lực nhất định.
b. Tưởng tượng có ý thức:
● Tưởng tượng tái tạo
● Tưởng tượng sáng tạo
c. Tưởng tượng không chủ định:
● Là loại tưởng tượng xuất hiện một cách tự nhiên, không phải cố gắng hay
tập trung tưởng tượng.
2. Căn cứ vào tính tích cực và tiêu cực:
a. Tưởng tượng tích cực:
● Là loại tưởng tượng tạo ra những hình ảnh nhằm đáp ứng những nhu cầu
tích cực thực tế của con người, thúc đẩy con người hành động và biến
tưởng tượng thành hiện thực.
● Nó kích thích tính tích cực thực tế của con người.
● Tưởng tượng tích cực thường là sự tưởng tượng có ý thức.
● Có hai loại tưởng tượng tích cực gồm:
▪ Tưởng tượng tái tạo: tạo ra hình ảnh mới đối với cá nhân dựa trên sự mô
tả của người khác hoặc việc đọc sách vỡ,…
Ví dụ: Bạn tưởng tượng ra hình ảnh của bông hoa mẫu đơn khi đọc cuốn
sách tả về nó.
▪ Tưởng tượng sáng tạo là xây dựng hình ảnh mới đối với cả cá nhân và xã
hội một cách độc lập và được hiện thực hóa trong các sản phẩm vật chất
độc đáo và có giá trị.,…
Ví dụ: Sự phát minh sáng chế ra bóng đèn của Edison, ...
● Đây là nền tảng của mọi hoạt động sự sáng tạo và phát triển.
b. Tưởng tượng tiêu cực:
● Là loại tưởng tượng tạo ra những hình ảnh không được biểu hiện trong
cuộc sống, vạch ranh những chương trình hành vi không thể thực hiện
được và luôn không thể thực hiện được.
● Tưởng tượng tiêu cực có thể là chủ định hoạt không chủ định.
● Tưởng tượng tiêu cực không kích thích hành vi tích cực của cá nhân và
nó còn có thể dẫn đến hành vi lệch lạc.
3. Một dạng tưởng tượng khác của con người về tương
lai là ước mơ và lý tưởng:
● Ước mơ là loại tưởng tượng sáng tạo, nhưng nó không hướng vào hoạt
động hoạt động tương nó có thể có lợi thúc đẩy cá nhân vươn lên, nó có
thể có hại khi nó viễn vông không thực tế.( làm chán nản vì hiện thực quá
xa vời ước mơ). Khi đó bạn có thể bỏ cuộc và nản lòng với chính ước mơ
của mình.
● Lý tưởng có tính tích cực và hiện thực cao hơn ước mơ (cụ thể, rõ ràng
hơn ước mơ), đó là mục tiêu cao đẹp, thúc đẩy con người vươn tới tương
lai. Nó là động cơ mạnh mẽ thúc đẩy con người vươn tới tương lai.
B. TRÍ NHỚ:
I.Khái Niệm:
● Trí nhớ là quá trình tâm lý phản ánh những kinh nghiệm của cá nhân dưới
hình thức biểu tượng, bao gồm sự ghi nhớ, gìn giữ và tái tạo ở trong não
cái mà con người đã trải nghiệm trước đây.
Ví dụ: việc chúng ta có thể tính nhẩm, có thể đọc được sách hay viết được
đều là kết quả của việc ghi nhớ, gìn giữ & tái tạo lại trong não hành động
tính toán hay cách đọc từ mà ta học từ trước (kinh nghiệm).
● Trí nhớ là tối quan trọng đối với một số động vật nói chung & con người
nói riêng.
● Nhờ trí nhớ mà con người có thể:
○ Có đời sống tâm lý ổn định, bình thường & lành mạnh.
○ Hình thành & phát triển các chức năng tâm lý bậc cao.
○ Tích lũy vốn kinh nghiệm sống & sử dụng chúng trong cuộc sống.
● Trí nhớ là quá trình tâm lý có liên quan chặt chẽ với toàn bộ đời sống
tâm lý con người.
● Đối với quá trình nhận thức, trí nhớ đóng vai trò quan trọng trong việc
lĩnh hội tri thức nhờ chức năng lưu giữ và tái tạo lại thông tin/ dữ liệu đã
được lĩnh hội ở giác quan và não.
❖ Sẽ ra sao nếu con người không có trí nhớ?

▪ Con người sẽ chỉ sống với những tri giác tức thời mà ko thể đưa chúng
làm kinh nghiệm để ghi nhớ
▪ Không có hiểu biết

▪ Không thể làm được gì

▪ Cuộc sống sẽ là một mớ hỗn độn giữa những luồng thông tin mới và cũ
chồng chéo nhau mà ko hề có sự liên hệ.

II.Đặc Điểm:
● Trí nhớ có nội dung phản ánh là những sự vật hiện tượng đã có trong kinh
nghiệm (sự vật hiện tượng xảy ra ở quá khứ).
● Trí nhớ có sản phẩm là các biểu tượng: biểu tượng này là hình ảnh, hình
tượng của sự vật hiện tượng được nảy sinh trong não người khi SVHT ko
trực tiếp tác động vào giác quan.

III. Quá Trình:


● Trí nhớ của con người cũng giống như bộ nhớ máy tính, cho phép ta lưu
giữ các thông tin để sử dụng về sau.
● Quá trình trí nhớ được thống nhất là bao gồm: ghi nhớ (mã hóa) thông tin,
lưu giữ thông tin và tái hiện lại thông tin.
1. Ghi nhớ hoặc mã hoá thông tin:
● Ghi nhớ hoặc mã hoá là quá trình lĩnh hội thông tin và đưa chúng vào hệ
thống trí nhớ.
● Quá trình ghi nhớ hoặc mã hoá là giai đoạn đầu tiên của quá trình trí nhớ,
là giai đoạn tạo vết để hình thành những ấn tượng về sự vật trên vỏ não.
● Quá trình ghi nhớ là quá trình chuyển thông tin từ ngoài vào trong.
● Phân Loại:
a. Căn cứ vào mức độ ý nghĩa của đối tượng ghi nhớ:
i. Ghi nhớ máy móc:
● Ghi nhớ dựa trên sự lặp đi lặp lại tài liệu một cách máy móc. Biểu hiện
điển hình là sự học vẹt. Ghi nhớ máy móc dẫn đến sự lĩnh hội tri thức một
cách máy móc.
● Tuy nhiên ghi nhớ máy móc lại có ích trong trường hợp cần ghi nhớ tài
liệu không cần sự hiểu biết về nội dung như: số điện thoại, tài khoản ngân
hàng, số xe, ngày tháng năm sinh, ...
ii. Ghi nhớ ý nghĩa:
● Ghi nhớ dựa trên sự hiểu biết nội dung tài liệu, nhận thức được mối liên
hệ logic giữa các bộ phận của tài liệu đó. Ghi nhớ này phải gắn liền với tư
duy. Ghi nhớ này giúp lĩnh hội tri thức một cách sâu sắc, bền vững.
● Ghi nhớ ý nghĩa gắn liền với quá trình học tập của học sinh. Để ghi nhớ ý
nghĩa một tài liệu, kiến thức, bài học, học sinh cần: xác định mục đích,
mục tiêu ghi nhớ; hiểu ý nghĩa của tài liệu cần ghi nhớ; phân tích nội
dung tài liệu; tách ra trong nội dung những ý cơ bản nhất; khái quát
những ý cơ bản để lập dàn bài; ghi nhớ những ý cơ bản theo dàn bài đã
vạch ra.
b. Căn cứ theo hình thức ghi nhớ - mã hoá:
● Ghi nhớ theo hình ảnh: ghi nhớ thông tin dưới dạng hình ảnh, biểu tượng
của nó.
● Ghi nhớ theo âm thanh: ghi nhớ thông tin bằng âm thanh của nó.
● Ghi nhớ theo ngữ nghĩa: ghi lại theo ngữ nghĩa, ghi lại thông tin dưới
dạng có nghĩa hoặc theo 1 logic, trật tự, liên kết nào đó.
c. Căn cứ theo mức độ chủ đích:
● Ghi nhớ không chủ đích: là sự ghi nhớ thông tin một cách không chủ đích
của chủ thể. Ví dụ: ta nhớ giai điệu của một bài hát do nghe nhiều dù
không cố tình ghi nhớ nó
● Ghi nhớ có chủ đích: là sự ghi nhớ có chủ đích, có kế hoạch, phương
pháp. Đây là loại ghi nhớ chủ yếu của con người vì quan trọng đối với
quá trình học tập.
2. Lưu giữ:

● Lưu giữ là giai đoạn củng cố vững chắc các thông tin đã được mã hoá.

● Có hai cách lưu giữ:

▪ Lưu giữ tiêu cực: là sự gìn giữ dựa trên nhắc đi nhắc lại, nhẩm lại
nhiều lần một cách đơn giản.
▪ Lưu giữ tích cực: là sự gìn giữ dựa trên việc ý thức về nội dung, ngữ
nghĩa, tính chất của thông tin.
3. Tái hiện:
● Là giai đoạn con người làm sống lại các sự vật hiện tượng đã được cất
giữ.
● Nếu không tái hiện được chúng ta sẽ không sử dụng được kí ức.
● Việc tái hiện, lấy lại thông tin từ trí nhớ cũng cần đến các điểm đầu mối.
● Điểm đầu mối là bất cứ một thông tin nào có thể giúp chúng ta tái hiện lại
trí nhớ. Âm thanh, hình ảnh, mùi vị, khái niệm... đều có thể là manh mối
để gợi lại các kí ức.
● Quá trình tái hiện đòi hỏi sự linh hoạt cao độ của hệ thần kinh, đặc biệt ở
các synapse.
● Việc tìm kiếm manh mối kí ức của một thông tin nào đó thường được
thực hiện nhờ vào liên tưởng.
● Có 2 mức độ tái hiện:
▪ Nhận lại: là việc tái hiện lại sự vật hiện tượng khi tri giác trực tiếp sự
vật hiện tượng đó. Nhận lại mang tính không chủ định và luôn gắn với
việc tri giác trực tiếp đối tượng.
▪ Nhớ lại: là sự tái hiện lại sự vật hiện tượng bằng cách làm sống lại các
hình ảnh của sự vật hiện tượng trong trí óc mà không đòi hỏi phải tri
giác lại sự vật hiện tượng đó nữa. Nhớ lại có 2 loại:
o Nhớ lại không chủ định: là sự tái hiện thông tin khi không gắn với
nhiệm vụ hay chủ đích nào đó.
o Nhớ lại có chủ định: là sự tái hiện được những gì ta cần để giải
quyết vấn đề của thực tiễn. Hình thức cao nhất của nó là hồi tưởng.

IV. Phân Loại :


1. Trí nhớ cảm giác:
● Lưu trữ tạm thời các thông tin do giác quan mang lại (ví dụ: tiếng chuông
đã chấm dứt nhưng vẫn âm vang trong đầu, quang cảnh xung quanh cung
đường vừa đi qua…)
● Trí nhớ cảm giác thường không được ý thức và thông tin được lưu lại
trong khoảng thời gian rất ngắn. Trí nhớ thị giác kéo dài dưới 1 giây, trí
nhớ thính giác kéo dài 3 – 4 giây. Dữ liệu sẽ biến mất rất nhanh hay
chuyển thành trí nhớ ngắn hạn khi có sự chú ý.
2. Trí nhớ ngắn hạn:
● Trí nhớ ngắn hạn diễn ra khi các dữ liệu ở trí nhớ cảm giác được ý thức
và nhận biết. Trí nhớ ngắn hạn có thể dài hơn trí nhớ cảm giác (nhiều nhất
là 30 giây). Có thể lưu trữ 5–9 byte trong trí nhớ ngắn hạn ở bất kì thời
điểm nào.
● Trí nhớ ngắn hạn có vai trò quan trọng trong tư duy và có khả năng thay
đổi theo độ tuổi: càng lớn trí nhớ ngắn hạn càng tăng nhưng càng già, trí
nhớ ngắn hạn lại càng giảm. Trí nhớ ngắn hạn bị ảnh hưởng bởi một số
bệnh tổn thương não (Alzheimer). Do có sự tương quan với trí thông
minh nên một số trắc nghiệm đo trí thông minh người ta kiểm tra cả trí
nhớ ngắn hạn.
● Những nguyên nhân diễn ra việc lưu trữ trong trí nhớ ngắn hạn:
▪ Hiệu ứng ban đầu: thông tin đầu tiên được ghi nhớ tốt hơn.

▪ Hiệu ứng về cái mới xảy ra: thông tin cuối cùng được ghi nhớ tốt hơn
vì chưa có nhiều thời gian diễn ra sự quên.
▪ Sự khác biệt: những gì nổi trội hơn, đặc biệt hơn được ghi nhớ tốt hơn.

▪ Hiệu quả của việc thường xuyên: thông tin được dùng thường xuyên
hơn thì nhớ tốt hơn.
▪ Liên kết: kết nối các thông tin lại với nhau sẽ dễ nhớ hơn.
3. Trí nhớ dài hạn:
● Bất cứ thông tin nào chúng ta ghi nhớ được cũng nằm trong trí nhớ dài
hạn. Trí nhớ dài hạn như một kho chứa đựng thông tin bền vững và vô
hạn về khả năng. Con người có thể học và ghi nhớ kiến thức cả đời. Trí
nhớ sẽ được giữ khi thường xuyên được sử dụng và cung cấp thông tin
mới.
● Có quan điểm cho rằng thông tin sẽ trở thành trí nhớ ngắn hạn và tùy vào
tính chất mà trở thành trí nhớ dài hạn. Nếu thông tin có ý nghĩa hoặc tính
chất đặc biệt nào đó nó sẽ được xử lý và lưu thành trí nhớ dài hạn.
● Một quan điểm khác cho rằng trí nhớ dài hạn và ngắn hạn diễn ra song
song, không theo tuần tự. Nghĩa là một thông tin sẽ cùng lúc được lưu giữ
ở cả 2 hình thức ngắn hạn và dài hạn. Với quan điểm này, trí nhớ ngắn
hạn chính là trí nhớ dài hạn đang được huy động trong thời điểm hiện tại.

V. Học Tập Và Sự Phát Triển Trí Nhớ:


1. Sự khác biệt giữa các cá nhân về trí nhớ:
● Trí nhớ thuộc về riêng mỗi người. Nó bao gồm số lượng lớn các kiến thức
đã được tích lũy theo năm tháng.
● Do vậy mỗi cá nhân khác nhau về trí nhớ, thể hiện ở:
▪ Tốc độ ghi nhớ: là thời lượng bỏ ra để ghi nhớ thông tin nào đó. Mỗi
người có một tốc độ ghi nhớ riêng. Có người ghi nhớ nhanh, có người
ghi nhớ chậm.
▪ Thời gian gìn giữ: là thông tin được ghi nhớ tồn tại lâu hay không lâu.
Có người nhớ lâu nhưng có người lại quên nhanh.
▪ Sự tham gia của các cơ quan phân tích khi ghi nhớ: là mức độ tham
gia của các cơ quan phân tích khi ghi nhớ. Mỗi người có mức độ khác
nhau. Có người thì thị giác chiếm ưu thế (hình ảnh), có người cơ quan
vận động chiếm ưu thế (trí nhớ vận động), ...
▪ Đặc điểm tài liệu ghi nhớ: là thiên hướng ghi nhớ các loại tài liệu khác
nhau. Có người thiên về ghi nhớ tài liệu có ý nghĩa, có người thiên về
ghi nhớ máy móc, ...
▪ Về lứa tuổi, giới tính: lứa tuổi và giới tính khác nhau thì trí nhớ cũng
khác.
2. Trí nhớ và học tập:
a. Đối với người học:
● Bước đầu tiên phải thực hiện trong quá trình học tập là thu lượm đầy đủ
các thông tin với sự trợ giúp của các giác quan từ đó nuôi dưỡng trí nhớ
cảm giác của mình.
● Với các loại trí nhớ khác, phải cung cấp nhiều thông tin mỗi khi học, đặc
biệt là trí nhớ ngữ nghĩa (chứa các tri thức đã lĩnh hội).
b. Đối với người dạy:
● Phải hỗ trợ người học khai thác tốt chính nguồn tiềm năng đã biết của họ.
Như là giúp họ kết nối mối quan hệ giữa các tri thức mới với hình ảnh,
cảm giác đã cảm nhận, cảm xúc đã trải qua, các khái niệm đã học.
● Người dạy thực hiện việc tích hợp các kiến thức mới với nguồn tri thức
đã có của người học. Giải thích cho người học những gì cần liên hệ với
những kỉ niệm, hình ảnh, sự kiện người học đã nhớ.
● Trí nhớ cần được xem là một công cụ cơ bản trong quá trình lĩnh hội tri
thức. Không có trí nhớ thì không thể biết, hiểu, nói, viết, mơ, phát minh.

VI. Sự Quên Và Cách Chống Quên:


1. Sự quên:
a. Định nghĩa:
● Quên là sự không nhận lại hay nhớ lại được những sự vật hiện tượng đã
có trong kinh nghiệm của cá nhân khi cần sử dụng.
● Quên là một hiện tượng hết sức tự nhiên, giúp con người thích nghi và tồn
tại.
b. Phân loại 3 cấp độ quên:
● Quên tạm thời
● Quên cục bộ (không nhớ được nhưng nhận lại được hình ảnh đã được ghi
nhớ)
● Quên toàn bộ (không nhớ cũng ko nhận lại được hình ảnh)
c. Nguyên nhân:
i. Lý thuyết về sự suy yếu, mờ đi của các vết trí nhớ trên não:
● Thuyết cổ điển nhất về sự quên
● Cho rằng các vết trí nhớ ghi được trên vỏ não bị suy yếu theo thời gian
● Đã từng được chấp nhận nhưng hiện nay thì ko còn được đồng tinh vì:
● Không nói lên được cơ chế của sự quên
● Thời gian ko phải nguyên nhân trực tiếp gây ra sự quên mà là các hoạt
động khác (kiểu sự kiện mới thay thế & che lấp đi sự kiện cũ).
● Chưa phát biểu được bản chất của sự quên.
● Không giải thích được cho các trường hợp đặc biệt (các trường hợp nhớ
lại được mặc dù đã được cho là quên hoàn toàn từ trước).
ii. Lý thuyết về sự ức chế:
● Cho rằng chúng ta quên các dữ liệu của trí nhớ ngắn hạn & dài hạn vì các
dữ kiện mới nạp chen vào & gây nhiễu các dữ kiện cũ & gây ức chế cho
quá trình tái hiện.
● Có 2 dạng ức chế:
▪ Ức chế xuôi (retroactive inhibition): là sự xuất hiện những tài liệu mới
gây cản trở đối với việc nhớ lại những tài liệu đã nhớ trước đây.
Ví dụ: việc chúng ta nhớ về bữa ăn tối của hôm qua sẽ gây cản trở, ức chế
khả năng ta nhớ lại những gì ta ăn vào buổi sáng T6 tuần trước.
▪ Ức chế ngược ( proactive inhibition): là những dữ liệu trong trí nhớ dài
hạn cản trở, ức chế các thông tin, dữ liệu đang được ghi nhớ hiện tại.
Ví dụ: Bạn đã học tiếng Anh từ khi vào lớp 1 và giờ đây bạn quyết định
học thêm tiếng Nhật. Vốn kiến thức bạn đã có từ tiếng Anh sẽ gây cản trở
cho việc tiếp thu kiến thức của tiếng Nhật.
iii. Lý thuyết về sự dồn nén (của Sigmund Freud):
● Cho rằng nguyên nhân của sự quên là do dồn nén, sự chủ động, cố ý quên
đi những sự kiện, dữ liệu gây khó chịu do tính chất nguy hiểm của chúng.
(Vd: một người đã từng sống trong chiến tranh sẽ cố gắng dồn nén những
ký ức đó để có thể quên được về thời gian khốc liệt trên).
● Tuy được dồn nén, các ký ức này vẫn sẽ tiếp tục, 1 cách vô thức, tác động
đến hành vi, thái độ của cá nhân & gây ra hiệu quả phụ như các rối loạn
tâm lý.
2. Cách chống quên:
Một số cách chống quên (có thể) hiệu quả:
● Phối hợp nhiều giác quan cùng tham gia khi ghi nhớ.
● Lựa chọn phối hợp các loại ghi nhớ một cách hợp lý, phù hợp với tính
chất, nội dung tài liệu & nhiệm vụ, mục đích.
● Tập trung, chú ý cao độ & có hứng thú sâu sắc.
● Lưu giữ và ôn tập tích cực.
● Hồi tưởng (tái hiện lại).
CHỦ ĐỀ 5: Ý CHÍ VÀ HÀNH
ĐỘNG Ý CHÍ
I. Khái niệm ý chí
1. Một số quan điểm về ý chí:
a. Thuyết Duy lý:
● Các nhà duy tâm chủ quan cho rằng ý chí là một loại hiện tượng tinh thần
không có liên quan gì đến hoạt động của não.
● Các nhà duy tâm khách quan cho rằng ý chí không có bản ngã mà chỉ là
sự phản ánh thế giới mà thôi và không chịu khế ước của bất kì trường hợp
nào. Con người phụ thuộc và chịu sự điều chỉnh của hiện thực khách
quan, ý thức con người do hiện thực khách quan quyết định.
b. Lý thuyết cảm xúc:
● Các cảm xúc tạo nên hệ thống động cơ chính của con người và ý chí là
khát vọng chiến thắng một khát vọng khác. Thuyết này cho rằng nguyên
nhân gây ra hành động ý chí là cảm xúc, cơ sở của ý chí là khát vọng
được kéo dài sự thỏa mãn và tránh sự đau khổ.
c. Thuyết Xã hội:
● Con người có ý chí khi phụng sự một lý tưởng cao cả. Ý chí chỉ thực hiện
những mệnh lệnh của tập thể, xã hội và xã hội là cơ sở của ý chí. Thuyết
này cho rằng ý chí của con người phụ thuộc vào môi trường và con người
hoạt động thụ động và máy móc.
● Các nhà tâm lý học duy vật biện chứng cho rằng ý chí con người cũng
như tất cả các chức năng tâm lý đều xuất hiện và phát triển trong quá trình
phát triển của lịch sử xã hội loài người, thông qua các quan hệ trong lao
động và quan hệ xã hội. Cơ sở xuất hiện ý chí là sự hiểu biết và phương
thức để đạt đến mục đích đó như thế nào.
2. Định nghĩa ý chí:
● Ý chí là mặt năng động của ý thức, giúp con người điều khiển và điều
chỉnh những hoạt động cá nhân, khắc phục mọi khó khăn, nhằm đạt được
mục đích đề ra.
● Ý chí được coi là mặt năng động của ý thức, mặt biểu hiện cụ thể ý thức
trong thực tiễn.
● Ý thức bao gồm cả mặt năng động của trí tuệ, khẳng định năng lực trí tuệ
của mỗi con người.
● Ý chí thể hiện mặt năng động của tình cảm đạo đức, là hình thức điều
chỉnh hành vi tích cực của con người.
3. Các phẩm chất ý chí của nhân cách:
● Tính mục đích: giúp con người điều chỉnh hành vi trong quá trình hoạt
động
● Tính độc lập: người có tính độc lập là người có năng lực quyết định và
thực hiện hành động theo quan điểm và niềm tin của chính mình
● Tính quyết đoán: là khả năng đưa ra những quyết định dứt khoát dựa
trên cơ sở tính toán, cân nhắc kỹ càng.
● Tính kiên cường: nói lên cường độ ý chí cho phép con người có những
quyết định đúng đắn, kịp thời trong những hoàn cảnh khó khăn
● Tính bền bỉ: thể hiện ở sự khắc phục khó khăn, trở ngại khách quan và
chủ quan để đạt được mục đích đề ra
● Tính tự chủ: là khả năng làm chủ hành vi, kìm hãm những xúc cảm, hoạt
động không cần thiết
● Tính dũng cảm: sẵn sàng và nhanh chóng vượt tới mục đích, bất chấp
khó khăn

II. Hành động ý chí:


1. Định nghĩa:
● Hành động ý chí là hành động có ý thức, có chủ tâm, đòi hỏi nỗ lực khắc
phục khó khăn thực hiện đến cùng mục đích đã đề ra.
2. Đặc điểm:
● Xuất hiện khi gặp khó khăn trở ngại.
● Nguồn gốc của HĐYC do cơ chế động cơ hóa hành động, chủ thể nhận
thức ý nghĩa của kích thích để từ đó quyết định có hành động hay không.
● Hành động ý chí được ý thức rõ ràng và chứa đựng nội dung đạo đức.
● Hành động ý chí luôn có sự điều khiển, điều chỉnh, kiểm tra của ý thức,
luôn có sự nỗ lực khắc phục khó khăn, trở ngại để đạt được mục đích đề
ra.
3. Phân loại:
● Hành động ý chí đơn giản: là những hành động có mục đích nhưng chưa
thể hiện rõ các đặc điểm của hành động ý chí.
● Hành động ý chí cấp hách: đây là những hành động xảy ra trong một thời
gian ngắn đòi hỏi sự quyết định và giải quyết nhanh.
● Hành động ý chí phức tạp: là những hành động ý chí điển hình thể hiện rõ
ràng các đặc điểm của hành động ý chí. Ý chí con người được bộc lộ rõ
qua hành động ý chí điển hình này.
4. Cấu trúc của hành động ý chí:
● Trong một hành động ý chí điển hình thường có 3 giai đoạn cơ bản sau:
● Giai đoạn chuẩn bị:
- Đây là giai đoạn hành động trí tuệ, suy nghĩ và cân nhắc các khả
năng khác nhau. Giai đoạn chuẩn bị gồm các bước sau:
+ Đặt ra và ý thức rõ mục đích của hành động - nghĩa là xác định
mục đích, hình thành động cơ để chọn lấy một mục đích, một
động cơ nổi bật. Việc đấu tranh động cơ còn diễn ra trong suốt
quá trình hoạt động.
+ Lập kế hoạch, lựa chọn biện pháp và phương tiện hành động:
Khi xác định được động cơ và mục đích thì chủ thế sắp xếp, lên
kế hoạch và lựa chọn phương tiện để thực hiện hành động.
+ Quyết định hành động: Đây là bước cuối của giai đoạn chuẩn bị,
khi đó chủ thể đã lựa chọn được một mục đích, phương pháp,
phương tiện thực hiện theo một kế hoạch nhất định.
● Giai đoạn thực hiện:
- Đây là giai đoạn chuyển từ ý tưởng sang hành động, biến nguyện
vọng thành hiện thực. Giai đoạn thực hiện diễn ra dưới hai hình
thức:
+ Thực hiện hành động bên ngoài.
+ Thực hiện hành động ý chí bên trong (hay kìm hãm các hành
động bên ngoài).
- Trong quá trình hành động, con người có thể gặp phải những khó
khăn trở ngại mà đòi hỏi con người phải nỗ lực vượt qua các khó
khăn đó để nhằm thực hiện được mục đích đã định ra. Ý chí thể
hiện tập trung và rõ ràng khi nó khắc phục các khó khăn để đạt
được mục đích đặt ra bằng sự nỗ lực của bản thân.
● Giai đoạn đánh giá kết quả thực hiện:
- Sau giai đoạn thực hiện sẽ đạt được kết quả nhất định.
- Việc con người tiến hành đánh giá các kết quả của hành động đã đạt được
là vô cùng cần thiết được rút ra được những kinh nghiệm cho hành động
sau.
- Kết quả hành động phù hợp với mục đích đặt ra thường đem lại sự hài
lòng, thỏa mãn và ngược lại. Kết quả đánh giá còn trở thành động cơ đối
với các hoạt động tiếp theo. Khi đánh giá tốt sẽ kích thích việc tiếp tục
tăng cường hành động đang thực hiện, ngược lại, đánh giá không tốt sẽ
dẫn đến đình chỉ hoặc sửa chữa hành động hiện tại.

5. Hành động tự động hóa:


● Hành động tự động hóa là loại hành động lúc đầu là hành động có ý thức,
có ý chí nhưng được lặp đi lặp lại nhiều lần hoặc do luyện tập mà hành
động đó trở thành tự động hóa, không cần có sự kiểm soát trực tiếp của ý
thức mà vẫn đạt hiệu quả.
● Hành động tự động hóa chia làm hai loại: Kĩ xảo và thói quen
❖ Kỹ xảo là loại hành động tự động hóa nhờ luyện tập và có các đặc điểm:
➢ Mức độ tham gia của ý chí là rất ít, thậm chí ở mức độ nào đó
không có sự tham gia của ý chí.
➢ Kỹ xảo không chỉ được kiểm tra bằng mắt mà còn được kiểm tra
bằng cảm giác vận động.
➢ Kỹ xảo loại bỏ những động tác thừa làm cho hành động diễn ra
nhanh chóng và hiệu quả.
➢ Kỹ xảo càng được hình thành cao bao nhiêu sẽ làm cho hiệu quả
hành động tăng bấy nhiêu và thể hiện năng lực cá nhân.
❖ Thói quen là hành động tự động hóa ổn định trở thành nhu cầu của con
người, thường gắn với thái độ, nhu cầu, hứng thú,… Cần hình thành thói
quen tốt và tránh đi những thói quen xấu.

6. Quy luật hình thành kỹ xảo:


a. Quy luật về sự tiến bộ không đồng đều của các kỹ xảo:
● Trong quá trình luyện tập các kỹ xảo có sự phát triển không đồng đều
giữa các kỹ xảo. Có kỹ xảo luyện tập lúc đầu tiến bộ nhanh sau chậm lại,
hoặc ngược lại, hoặc chỉ nhanh trong một giai đoạn nhất định và đến giai
đoạn khác lại chậm.
● Vì vậy, chúng ta cần phải chú ý khi hình thành kỹ xảo, phải kiên trì,
không nóng vội, không chủ quan.
b. Quy luật “đỉnh "của phương pháp luyện tập:
● Mỗi phương pháp chỉ đạt đến một kết quả cao nhất của phương pháp đó
mà thôi.
● Muốn đạt hiệu quả cao hơn cần phải thay đổi phương pháp đang sử dụng
sang phương pháp mới có kết quả cao hơn.
● Trong giáo dục và phương pháp dạy và học, người giáo viên cần lưu ý sự
biến đổi của các phương pháp để giúp cho học sinh tiếp thu được hiệu quả
nhất.
c. Quy luật về sự tác động qua lại giữa kỹ xảo đã có và kỹ xảo
mới:
- Đây là sự ảnh hưởng hai chiều:
(1) Kỹ xảo cũ ảnh hưởng tốt đến kỹ xảo mới, làm cho kỹ xảo mới dễ dàng
hơn, thí dụ; việc đánh máy chữ thành thạo sẽ thuận lợi hóa việc đánh máy
tính.
(2) Kỹ xảo cũ ảnh hưởng xấu, gây trở ngại cho việc hình thành kỹ xảo mới.
Đó là hiện tượng giao thoa kỹ xảo. Ví dụ: một người giỏi bóng bàn khi
chơi cầu lông sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực.
d. Quy luật dập tắt kỹ xảo:
● Một kỹ xảo được hình thành nếu không củng cố luyện tập và sử dụng
thường xuyên thì sẽ bị suy yếu và mất hẳn đi. Vấn đề “văn ôn võ luyện”
là vô cùng quan trọng.
7. Giáo dục và rèn luyện ý chí:
● Cần quan tâm, chú ý phát triển và củng cố các phẩm chất tốt của ý chí
● GDYC cần gắn với giáo dục tình cảm vì tình cảm là độc lực hối thúc cho
học sinh - sinh viên
● GDYC gắn liền với sự trang bị kiến thức và phát triển tư duy cho học sinh
- sinh viên
● GDYC chú trọng đến việc phát triển ở người học tinh thần nỗ lực ý chí
● GDYC là giáo dục tổng hợp như thế giới quan, lý tưởng, niềm tin, tính
cách, năng lực, khí chất,…
CHỦ ĐỀ 6: XÚC CẢM VÀ TÌNH
CẢM
I. Khái niệm xúc cảm và tình cảm:
1. Định nghĩa xúc cảm - tình cảm:
a. Xúc cảm: Là những rung động tương đối đơn giản, ngắn ngủi có tính
chất trực tiếp, tính chất tình huống và nó gắn liền với sự tri giác của đối
tượng.
b. Tình cảm: Là những thái độ cảm xúc ổn định của con người với những
sự vật, hiện tượng của hiện thực, phản ánh ý nghĩa của chúng trong mối
liên hệ với nhu cầu và động cơ của họ. Tình cảm là sản phẩm cao cấp của
sự phát triển các quá trình cảm xúc trong các điều kiện xã hội.
● Phản ánh cảm xúc cũng là hiện tượng tâm lý phản ánh hiện thực khách
quan, mang tính chủ thể và có bản chất xã hội - lịch sử tương tự như phản
ánh nhận thức.
2. So sánh xúc cảm và tình cảm:
- Dựa trên 3 đặc tính khác biệt: Tính ổn định, tính xã hội, cơ chế sinh lý -
thần kinh
● Tính ổn định: Tình cảm là một thuộc tính tâm lý, tương đối ổn định, bền
vững, khó hình thành, khó mất đi, và có tính chất nhất quán. Xúc cảm là
một quá trình tâm lý phụ thuộc vào tình huống, có tính chất tạm thời và
đa dạng, có thể nảy sinh ngay nhưng cũng có thể mất đi ngay. Tình cảm
luôn ở trạng thái tiềm tàng và xuất hiện sau còn xúc cảm luôn ở trạng thái
hiện thực và xuất hiện trước.
● Tính xã hội: Xúc cảm có cả ở con người và động vật, còn tình cảm chỉ có
ở con người. Tuy nhiên xúc cảm của con người khác xa về chất so với
xúc cảm ở con vật. Xúc cảm thực hiện chức năng sinh vật có nghĩa là
giúp cơ thể định hướng và thích nghi với môi trường với tư cách là một cá
thể. Tình cảm thực hiện chức năng xã hội, giúp con người định hướng,
thích nghi với xã hội với tư cách là một nhân cách.
● Cơ chế sinh lý thần kinh: Xúc cảm gắn liền với phản xạ không điều kiện,
bản năng. Tình cảm gắn liền với phản xạ có điều kiện, với các động hình
thuộc hệ thống tín hiệu thứ 2.
- Xúc cảm và tình cảm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Tình cảm được
hình thành từ những xúc cảm cùng loại qua quá trình khái quát hóa, tổng
hợp hóa và động hình hóa thành. Ngược lại, khi tình cảm đã hình thành,
tình cảm đó sẽ được biểu hiện qua các xúc cảm và đồng thời tác động trở
lại xúc cảm của con người.

3. Khác biệt giữa phản ánh cảm xúc và phản ánh nhận
thức:
Nội dung Phản ánh cảm xúc Phản ánh nhận thức
Đối tượng phản - Mối liên hệ giữa các sự vật - Bản thân sự vật, hiện tượng,
ánh hiện tượng đó với nhu cầu và các mối liên hệ và quan hệ
động cơ của con người giữa các sự vật, hiện tượng đó.
- Giúp chủ thể nhận thấy ý - Giúp con người nhận biết thế
nghĩa sự vật hiện tượng đó giới khách quan, hiểu và cải
trong mối quan hệ với chủ tạo thế giới khách quan
thể
- Có liên quan lẫn nhau. Phản ánh nhận thức giúp chủ thể hiểu biết
đối tượng, phản ánh tình cảm sẽ làm tăng cường khả năng tự lựa
chọn trong việc phản ánh đối tượng, sự vật hiện tượng thông qua
lăng kính chủ quan của chủ thể
Phạm vi phản ánh - Xúc cảm, tình cảm không - Phản ánh mọi sự vật tác động
phản ánh tất cả mọi sự vật, vào giác quan của chúng ta ở
hiện tượng mà chỉ phản ánh một mức độ nhất định =>
những sự vật, hiện tượng phạm vi rộng hơn
liên quan đến động cơ và
nhu cầu của chủ thể =>
mang tính lựa chọn, thu hẹp
hơn
Phương thức - Các rung động, trải nghiệm - Hình ảnh, biểu tượng, khái
phản ánh của chủ thể niệm
- Kết quả phản ánh xúc cảm, - So sánh kết quả phản ánh nhận
tình cảm mang tính chủ thức với hiện thực, thực tiễn
quan, khó đem so sánh kết khách quan => kết quả so sánh
quả giữa các chủ thể với tương đối chính xác
nhau.
Mức độ thể hiện - Thể hiện đậm nét hơn, phụ - Thể hiện rõ nét phụ thuộc vào
tính chủ thể thuộc vào quan điểm, suy mức độ nhận thức của mỗi chủ
nghĩ, mong muốn, nhu cầu thể => đánh giá tính chủ thể
và động cơ khác nhau của của nhận thức thuận lợi, dễ
mỗi chủ thể dàng hơn so với phản ánh tình
cảm, cảm xúc
Quá trình hình - Diễn ra trong quá trình lâu - Diễn ra nhanh
thành dài

II. Một số học thuyết về cơ sở sinh lý của


xúc cảm:
1. Thuyết Xúc Cảm (của Jame - Lange):
● Theo thuyết này, xúc cảm được coi là tổng hợp các thay đổi trạng
thái cơ thể, xuất hiện do có tác động bên ngoài được con người
nhận thức. Jame – Lange cho rằng, một trạng thái nào đó của cơ thể
sẽ đặc trưng cho một loại xúc cảm nhất định.
● Với cách hiểu của Jame – Lange, chúng ta phải hành động trước
(phản ứng thích nghi của cơ thể) sau đó mới xuất hiện xúc cảm (hệ
quả) và như vậy, xúc cảm, tình cảm của chúng ta liên hệ chặt chẽ
với những biến đổi của cơ thể.
2. Thuyết Trung Ương Thần Kinh:
● Cannon và Bard (1927) là hai nhà tâm lý học Mỹ đã đưa ra lý
thuyết cho rằng, xúc cảm xảy ra đồng thời với các thay đổi sinh học
của cơ thể. Thuyết này do Cannon – Bard (1927) để xuất, ông cho
rằng hành vi xúc cảm và những biến đổi sinh lý diễn ra cùng lúc.

3. Thuyết Vỏ Não Của I. P. Pavlov:


● I. P. Pavlov cho rằng quá trình hưng phấn nảy sinh theo phương
thức phản xạ không điều kiện và có điều kiện trên vỏ não, trong
điều kiện nhất định sẽ lan rộng xuống các trung khu dưới vỏ não.
● Các hưng phấn này sau đó truyền xuống hệ thần kinh thực vật và
tạo ra những biến đổi tương ứng trong cơ thể, gây nên những biểu
hiện tương ứng bên ngoài của cảm xúc.
4. Thuyết Sinh Học (Của P.K.Anokhin):
● Về mặt tiến hóa, thuyết này coi quá trình sống là sự luân phiên,
chuyển đổi giữa hai trạng thái cơ bản của cơ thể là hình thành nhu
cầu và thỏa mãn nhu cầu.
● Về mặt sinh lý, lý thuyết đưa ra khái niệm "cấu trúc trọn vẹn của
hành vi” gồm có: những bộ phận làm nhiệm vụ lập chương trình
hành động và làm nhiệm vụ của cơ quan nhận cảm hành động.
*** Mỗi lý thuyết đều có đóng góp giá trị. Tuy nhiên, cần phải xem xét sự
tác động của các cơ quan sinh lý tham gia vào các quá trình xúc cảm, tình
cảm gồm: hệ lưới hoạt hóa. hệ thần kinh tự chủ, hoóc môn, hoạt động của
não bộ.***
III. Đặc điểm đời sống tình cảm:
1. Tính nhận thức:
● Tính nhận thức của tình cảm thể hiện ở chỗ là trước khi con người có thái
độ, cảm xúc với sự vật, hiện tượng nào đó thì họ phải nhận thức được về
sự vật, hiện tượng ấy. Cái được nhận thức là nguyên nhân của xúc cảm -
tình cảm.
● Chủ thể cũng luôn có nhu cầu nhận thức về chính xúc cảm - tình cảm của
mình.
2. Tính xã hội:
● Điều kiện hình thành: xúc cảm - tình cảm hình thành trong hoạt động,
giao tiếp.
● Nội dung của tình cảm: phản ánh tính chất xã hội, thời đại mà chủ thể
sống.
● Phương thức biểu hiện: mang tính văn hóa, giáo dục.
3. Tính khái quát:
● Tình cảm có được là do tổng hợp hóa, động hình hóa, khái quát hóa
những xúc cảm cùng loại.
● Tính khái quát của tình cảm thể hiện ở chỗ, tình cảm là thái độ của con
người với các sự vật, hiện tượng cùng loại ( một phạm trù các sự vật hiện
tượng) chứ không chỉ với từng sự vật hiện tượng đơn lẻ.
VD: dân tộc nào bị đàn áp, bóc lột cũng đều đấu tranh chống lại cái ác.
4. Tính ổn định:
● Tình cảm là những thái độ ổn định của con người trước hiện thực, đối với
bản thân, với những người xung quanh
● Khi tình cảm được hình thành sẽ tạo nên kết cấu tâm lý ổn định, tiềm tàng
của nhân cách.
● Tình cảm cần phải có những điều kiện nhất định mới hình thành được vì
thế mà khó mất đi, bền vững và ổn định.
5. Tính chân thực:
● Tình cảm phản ánh chính nội tâm thực của con người cho dù người ấy có
cố tình che giấu bằng những “động tác giả” bên ngoài.
VD: Chẳng hạn bảo không vui, nhưng thực ra vui nổ trời.
6. Tính đối cực (hai mặt):
● Tình cảm phản ánh sự vật hiện tượng trong mối liên quan với nhu cầu và
động cơ của chủ thể. Khi nhu cầu được thỏa mãn thì chủ thể bộc lộ những
cảm xúc, tình cảm tích cực và ngược lại.
IV. Các loại tình cảm:
➔ Dựa trên nhu cầu sinh học và nhu cầu xã hội có thể chia thành 2 loại tình
cảm:
1. Tình cảm cấp thấp:
● Nảy sinh do sự thỏa mãn hay không thỏa mãn các nhu cầu sinh học.
VD: sự thoải mái sau khi uống cốc nước mát giữa trời nóng,...
2. Tình cảm cấp cao:
● Nảy sinh dựa trên sự thỏa mãn hay không thỏa mãn các nhu cầu đạo đức
xã hội, phản ánh thái độ của con người với những mặt biểu hiện khác
nhau của đời sống xã hội.
● Gồm:
a. Tình cảm đạo đức:
● Biểu thị thái độ của con người với các yêu cầu đạo đức trong xã
hội, trong quan hệ giữa con người với nhau, với cộng đồng, xã hội.
VD: tình đồng đội, tình yêu tổ quốc,...
b. Tình cảm trí tuệ:
● Là thái độ rung cảm của con người đối với việc nhận thức các hiện
tượng của tự nhiên và đời sống xã hội.
● Được thể hiện qua sự ham hiểu biết, óc hoài nghi khoa học và nhạy
cảm với cái mới; mong muốn nhận thức cái mới, cải tạo thế giới,
khẳng định năng lực bản thân.
c. Tình cảm thẩm mĩ:
● Biểu hiện khi ta rung cảm trong việc tiếp xúc các sự vật hiện tượng
liên quan đến nhu cầu về cái đẹp.
● Đánh giá thẩm mỹ bằng các thị hiếu thẩm mĩ, trạng thái khoái cảm
nghệ thuật
● Được quy định bởi xã hội, phản ánh trình độ phát triển của xã hội.
● Không chỉ rung cảm bởi hình thức mà cả nội dung trong đời sống
và tác phẩm nghệ thuật ( mức độ cao của tình cảm thẩm mĩ).
d. Tình cảm hoạt động:
● Là những loại tình cảm được sinh ra từ chính bản thân hoạt động
của con người ( thành công, thất bại, khó khăn,...)
● Thể hiện qua tình yêu lao động, tôn trọng người lao động và các giá
trị mà người lao động tạo ra. Mức độ cao hơn của nó chính là sự
say mê làm việc, sáng tạo, cống hiến.
➔ Việc phân chia các loại tình cảm trên chỉ mang tính chất tương đối,
không có sự tách biệt hoàn toàn mà chúng luôn có sự đan xen, tác
động, ảnh hưởng lẫn nhau.

V. Các mức độ của tình cảm:


➔ Dựa trên các căn cứ: cường độ, thời gian, độ khái quát và tính có ý thức
của các hiện tượng xúc cảm đó. Chúng ta chia thành các mức độ tình cảm
sau:
1. Màu sắc xúc cảm của cảm giác:
● Đây là mức độ phản ánh đầu tiên của tình cảm và thường đi kèm với một
quá trình cảm giác.
● Màu sắc xúc cảm của cảm giác thường gắn liền với một thuộc tính nào đỏ
của sự vật hiện tượng gây nên.
Ví dụ: màu đỏ cho chúng ta sắc thái cảm xúc “nóng, căng thẳng”, màu
xanh cho chúng ta cảm xúc “mát mẻ” . Nhiệt độ khác nhau tạo cho chúng
ta các màu sắc xúc cảm khác nhau.
❖ Mức độ này rất quan trọng đến hình thành tình cảm vì cơ sở giúp chúng ta
cảm thấy thích thú, mong muốn làm việc và dần dần hình thành các mức
độ khác nhau của tình cảm.
2. Xúc cảm:
● Xúc cảm là những rung động diễn ra trong khoảng thời gian ngắn, phản
ánh những biến cố, sự kiện liên quan đến cuộc sống của cá nhân hay tập
thể.

V.Wundt R.Plutchik C.Izard


hài lòng - không hài vui - buồn; vui, buồn, ngạc nhiên,
lòng, ngạc nhiên - để phòng; giận dữ, chán ghét, coi
căng thẳng - thoải mái; chấp nhận - ghê tởm; khinh, sợ hãi, hổ thẹn,
kích động - yên tĩnh. sợ hãi - giận giữ. tội lỗi, quan tâm.
➔ Các xúc cảm cơ bản này kết hợp với nhau sẽ tạo ra các xúc cảm khác
nhau của đời sống tình cảm.

3. Xúc động:
● Xúc động là một dạng đặc biệt của xúc cảm.
● Xúc động diễn ra trong khoảng thời gian ngắn, có cường độ mạnh và nó
hoàn toàn chiếm lĩnh tâm lý con người.
● Khi xảy ra những cơn xúc động thì chủ thể khó làm chủ được bản thân
minh,
● Các xúc động rất khó kiểm soát nhưng nếu thay đổi hoàn cảnh, nỗ lực của
ý chí hoặc chuyển sang hoạt động khác thì có thể giảm bớt được các cơn
xúc động.

4. Tâm trạng:
● Tâm trạng cũng là một dạng xúc cảm, có cường độ tương đối yếu và diễn
ra trong một khoảng thời gian khá dài, trở thành một trạng thái cảm xúc
và bao trùm lên toàn bộ hoạt động của con người.
● Tâm trạng có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của con người.
● Khi chủ thể vào tâm trạng tích cực (phấn chấn, vui vẻ, lạc quan, yêu đời
vv...) thì con người làm việc hiệu quả hơn, tác động tốt đến sức khỏe,
ngược lại, khi ở vào tâm trạng tiêu cực (chán nản, bi quan, đau khổ) thì
con người không tích cực hoạt động, hiệu quả công việc sẽ giảm và ảnh
hưởng xấu đến sức khỏe của con người.
● Chính vì vậy, chúng ta phải luôn điều chỉnh để có được những tâm trạng
tích cực, tránh rơi vào những tâm trạng tiêu cực không đáng có.

5. Tình cảm:
● Tình cảm là mức độ cao nhất trong đời sống xúc cảm, tình cảm của con
người, là thái độ ổn định của con người đối với hiện thực, đối với bản
thân và trở thành thuộc tính tâm lý của nhân cách.
● Tình cảm luôn gắn liền với việc nhận thức rõ ràng về các chuẩn mực xã
hội có liên quan đến con người. Sự say mê đó là sự thể hiện rõ ràng nhất
của tình cảm có cường độ mạnh, diễn ra trong thời gian dài và được chủ
thể ý thức rõ ràng. Khi giáo dục hình thành tình cảm ở con người đạt đến
mức say mê là giáo dục thành công.
● Những niềm say mê này sẽ giúp chúng ta làm được nhiều điều tốt đẹp và
có giá trị cho cuộc sống.

VI. Các quy luật của tình cảm:


1. Quy luật hình thành tình cảm:
● Tình cảm được hình thành từ những xúc cảm, do các xúc cảm cùng loại
được tổng hợp hóa, động hình hóa, khái quát hóa mà thành.
Vd: Tình cảm của con cái đối với cha mẹ là xúc cảm dương tính do cha
mẹ đem lại trong quá trình lớn khôn của đứa trẻ tạo thành.
2. Quy luật thích ứng:
● Một xúc cảm nào đó được lặp đi lặp lại nhiều lần, không đổi, đơn điệu sẽ
bị suy yếu dần. Đây còn là hiện tượng chai sạn tình cảm.
Vd: Tình cảm lâu dài giữa cặp đôi sẽ bị nhạt nhòa nếu không được đổi
mới,gọi chung là chán.
3. Quy luật lây lan:
● Xúc cảm, tình cảm có thể lan truyền từ người này sang người khác. Cơ sở
của quy luật này chính là tính xã hội trong tình cảm của con người.
Vd: Cảm thông, đồng cảm hoặc vui lây buồn lây thể hiện rõ trong câu tục
ngữ “ Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”
● Sự lây lan tình cảm gồm có hai mặt tích cực và tiêu cực.
Vd: Tinh thần đoàn kết, sức mạnh cộng đồng là ví dụ về mặt tích cực,
hoặc sự hoảng loạn về dịch bệnh, chiến tranh, động đất là mặt tích cực.
4. Quy luật cảm ứng:
● Bản chất của quy luật này thể hiện ở sự tác động qua lại giữa xúc cảm âm
tính và dương tính, cùng một loại. Một thể nghiệm này có thể làm tăng
cường hoặc giảm đi một thể nghiệm khác, xảy ra đồng thời hoặc nối tiếp
với nó.
Vd: Quy luật này thể hiện trong câu Yêu nhiều- Ghét nhiều mang nghĩa
đối lập hoặc Có mới nới cũ, có trăng quên đèn mang tính chất nối tiếp.
5. Quy luật di chuyển:
● Xúc cảm, tình cảm của con người có thể di chuyển từ đối tượng này sang
đối tượng khác.
Vd: Vơ đũa cả nắm, giận cá chém thớt
6. Quy luật pha trộn:
● Sự pha trộn tình cảm là sự kết hợp màu sắc âm tính với màu sắc dương
tính của nó. Hơn nữa màu sắc âm tính còn là nguồn gốc và điều kiện để
nảy sinh màu sắc dương tính.
Vd: Cảm xúc yêu và ghét, cảm xúc lo âu và tự hào
CHỦ ĐỀ 7: LAO ĐỘNG CẢM
XÚC - TRÍ TUỆ CẢM XÚC
I. Trí thông minh và trí thông minh cảm
xúc:
1. Khái niệm:
● Về cơ bản, trí thông minh liên quan đến các hoạt động trí tuệ của con
người, bao gồm khả năng học hỏi từ kinh nghiệm, thích ứng với các tình
huống mới, hiểu và xử lý các khái niệm trừu tượng và sử dụng kiến thức
để thích nghi với môi trường của mỗi người.
● Trí thông minh bao gồm nhiều khía cạnh và một trong số đó là EI
(Emotional Intelligence).
● Theo mô hình năng lực của J.Mayer và P.Salovey
“Trí tuệ cảm xúc là năng lực nhận thức, đánh giá và bày tỏ xúc cảm một
cách chính xác, năng lực tiếp nhận và tạo ra các xúc cảm khi những xúc
cảm đó thể hiện ở suy nghĩ; năng lực hiểu được cảm xúc cảm và tri thức
xúc cảm, những năng lực điều tiết các xúc cảm để đẩy nhanh sự hình
thành và phát triển xúc cảm và trí tuệ.”
2. Vai trò:
● Giúp con người có khả năng nhận thức và biểu lộ cảm xúc.
● Giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện, thấu đáo hơn.
● Nghiên cứu ứng dụng hiệu quả trong dạy học và giáo dục.

II. Mô hình trí tuệ cảm xúc của J. Mayer


và P. Salovey:
1. EI 90: Mô hình trí tuệ cảm xúc thuần năng lực:
- Bao gồm ba quá trình trí tuệ (mental process)
● Đánh giá về biểu hiện xúc cảm
● Điều khiển hoặc kiểm soát xúc cảm
● Sử dụng xúc cảm một cách phù hợp cho hoạt động
2. EI 97: Quan niệm mới trí tuệ cảm xúc 1997:
● Bao gồm bốn năng lực xúc cảm:
a. Nhận thức chính xác xúc cảm của bản thân, người khác và môi
trường
b. Sử dụng xúc cảm để đẩy mạnh tư duy và để tạo ra một sự chia sẻ xúc
cảm tương ứng
c. Hiểu được nguyên nhân của xúc cảm và chúng biến đổi qua thời
gian như thế nào
d. Kiểm soát sự kết hợp của lập luận và dữ kiện về những xúc cảm để ra
những quyết định chiến lược

III. Trí tuệ xã hội:


1. Định nghĩa:
● "Trí tuệ Xã hội đơn giản là khả năng giao tiếp một cách hòa hợp với
mọi người xung quanh”
● Trí tuệ xã hội có được và cải thiện, phát triển qua quá trình giao tiếp xã
hội.
● Đây là một trong những loại hình trí thông minh, giúp ta vượt qua những
sai lầm, xung đột,..
● Trí tuệ xã hội có mối liên kết chặt chẽ với trí thông minh cảm xúc.
2. Biểu hiện:
● Lắng nghe chủ động
● Kỹ năng giao tiếp
● Danh tiếng
● Giảm thiểu tranh luận
3. Vai trò, tầm quan trọng:
● Trí tuệ xã hội là chìa khóa để thành thạo các kỹ năng giao tiếp hiệu quả,
đàm phán và làm việc nhóm tạo môi trường làm việc thoải mái và năng
suất.
4. Cách nâng cao, cải thiện trí tuệ xã hội:
● Chú ý/ quan sát những điều xảy ra xung quanh
● Cải thiện trí thông minh cảm xúc
● Tôn trọng sự khác biệt văn hóa
● Luyện tập lắng nghe
IV. Lao động cảm xúc:
1. Quy tắc cảm xúc:
● Các quy tắc cảm giác/cảm nhận (feeling rules) xác định cảm giác phù hợp
trong một bối cảnh xã hội nhất định.
● Các quy tắc biểu hiện (expression rules)là hướng dẫn biểu đạt và bộc lộ
tình cảm phù hợp trong hoàn cảnh xã hội nhất định.
➔ Cần điều chỉnh cảm xúc và biểu hiện cảm xúc theo 2 quy tắc trên trong
mọi hoàn cảnh xã hội
➔ Nếu không, sẽ trở thành những kẻ lệch lạc về cảm xúc (Thoits, 1990)
❖ Lệch lạc cảm xúc:
➢ Cá nhân sẽ đi ngược lại quy ước chung của xã hội, tự tạo cho mình
cảm xúc tốt bằng cách gây hại, tạo ra cảm xúc xấu cho người khác.
➢ Khi có điều kiện lặp đi lặp lại các cảm xúc lệch lạc này, sau một
thời gian, cá nhân sẽ cảm thấy dễ chịu và sẽ bị lệ thuộc vào những
cảm xúc xấu này.
➢ Ðây là một dạng đặc trưng của thói quen bị lệ thuộc vào các cảm
xúc bệnh hoạn.
2. Khái niệm:
❖ Công việc cảm xúc (Emotional Work): có thể được định nghĩa là việc
quản lý cảm xúc của chính mình trong đời sống cá nhân hoặc trong công
việc nhằm nỗ lực duy trì mối quan hệ.
❖ Lao động cảm xúc (Emotional Labour): là người lao động phải thực hiện
nhưng cảm xúc được tạo sẵn vì công việc. Đó như một phần quan trọng
của quá trình lao động tư bản chủ nghĩa.
- Giống nhau: Đều là việc quản lý cảm xúc.
- Khác nhau :
Công việc cảm xúc Lao động cảm xúc
- Là việc quản lý cảm xúc trong - Là việc quản lý cảm xúc trong đời
môi trường làm việc được trả sống cá nhân - không được trả
lương. lương.

- Có giá trị trao đổi - Có giá trị sử dụng

3. Cách quản lý cảm xúc:


a. Cách điều chỉnh cảm xúc:
● Hochschild đã xác định ba chiến lược điều chỉnh cảm xúc: nhận thức, cơ
thể và biểu cảm.
○ Nhận thức: chúng ta có thể thử và thay đổi ý tưởng hoặc suy nghĩ
của mình để thay đổi cách cảm nhận về một cái gì đó.
○ Ví dụ: bị mẹ mắng đang rất tức giận nhưng khi nghĩ rằng điều đó là
tốt cho mình bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn
○ Cơ thể: Vị dụ, khi tức giận, chúng ta sẽ hít thở sâu để làm dịu cơn
tức giận đó chúng ta sẽ hít thở sâu để xoa dịu thần kinh khi nói
trước đám đông.
○ Sử dụng các cử chỉ biểu cảm: Đôi khi chúng ta sẽ mỉm cười để
làm cho chúng ta cảm thấy hạnh phúc.

b. Cách để quản lý cảm xúc thật:


● Hochschild (1979, 1990) xác định hai cách quản lý cảm xúc:
(1) Diễn xuất bề mặt:
● Hành động bề ngoài xảy ra khi biểu hiện cảm xúc cần thiết mà không thay
đổi cảm giác thực sự
(2) Diễn sâu:
● Là một quá trình nỗ lực thay đổi cảm xúc bên trong để phù hợp với kỳ
vọng, tạo ra những biểu hiện cảm xúc tự nhiên và chân thực hơn.
Ví dụ: Trong nghệ thuật làm phim thì có thể nghĩ đến phương pháp Method
Acting rất nguy hiểm đối với diễn viên.

4. Những công việc có tính chất sử dụng Emotional


Labour:
● Hochschild liên kết lao động cảm xúc với những công việc đòi hỏi nhân
viên
(1) Gặp mặt trực tiếp hoặc liên lạc trực tiếp
(2) Tạo ra trạng thái cảm xúc tích cực hay tiêu cực ở những người khác
(3) Chịu đựng sự giám sát và kiểm soát của người khác đối với hoạt động
cảm xúc của họ
➔ Các công việc: Hầu hết các công việc tuy nhiên một số công việc cần sự
thể hiện rõ của Emotional Labor như: nhân viên nhà hàng, thu ngân, nhân
viên bệnh viện, người thu hóa đơn, cố vấn, thư ký và y tá, tiếp viên hàng
không…
5. Mặt tích cực, hậu quả của Emotional Labor:
a. Tích cực:
● Giúp khách hàng có trải nghiệm dịch vụ tốt, khả năng quay lại cửa hàng
cũng như giới thiệu cho người quen.
● Và mục đích cuối cùng là tăng doanh thu.
b. Tiêu cực:
● Khiến nhân viên bị cạn kiệt cảm xúc - emotional exhaustion là một phận
của hiện tượng burnout.

CHỦ ĐỀ 8: NHÂN CÁCH VÀ


CÁC QUAN ĐIỂM VỀ CẤU
TRÚC CỦA NHÂN CÁCH
I. Nhân cách:
1. Các quan niệm về nhân cách:
● Phân tâm học:
o Nhân cách con người có cơ sở là vô thức.
o Cấu trúc nhân cách gồm: Id, Ego, Superego
● Hành vi:
o Nhân cách là một tập hợp các phản ứng hành vi của một người
o Bao gồm: năng lực phản ứng, sự bền vững của các kỹ xảo.
o Các phản ứng xuất phát từ các kích thích khác nhau, khi được củng
cố thì phản ứng được tăng cường.
● Nhân văn:
o Nhân cách là tổng hợp hệ thống nhu cầu từ thấp đến cao.
o Mức độ nhu cầu khác nhau ở mỗi người dẫn đến nhân cách khác
nhau
● Tâm lý học Xô Viết:
o Nhân cách là một phạm trù xã hội, có bản chất xã hội - lịch sử
o Những điều kiện lịch sử cụ thể của xã hội cụ thể chuyển vào thành
đặc điểm nhân cách từng người
● Quan điểm sinh vật hóa nhân cách:
o Coi bản chất nhân cách nằm trong các đặc điểm hình thể
(Kretchmev), ở góc mặt (C. Lombrozo), ở thể tạng (Sheldon), ở
bản năng vô thức (S.Freud)...
● Quan điểm xã hội học hóa nhân cách:
o Lấy các quan điểm xã hội (gia đình, họ hàng, làng xóm...) để thay
thế một cách đơn giản, máy móc các thuộc tính tâm lí của cá nhân
đó
2. Khái niệm:
● Nhân cách:
○ Chính là con người xét về mặt bản chất xã hội, hoạt động xã hội, và
giá trị xã hội của người đó.
○ Bao gồm phần xã hội, tâm lý của cá nhân với tư cách là thành viên
của một xã hội nhất định
○ Là chủ thể của các quan hệ người với người, của hoạt động có ý
thức và giao tiếp
3. Định nghĩa:
● Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý của cá
nhân, quy định bản sắc và giá trị xã hội của cá nhân đó.
4. Các cấp độ:
● Những thuộc tính tâm lý tạo thành nhân cách thường biểu hiện trên ba cấp
độ:
○ Cấp độ bên trong cá nhân
○ Cấp độ liên cá nhân
○ Cấp độ siêu cá nhân
5. Đa nhân cách:
● Đa nhân cách (rối loạn nhân dạng phân ly): Rối loạn bao gồm việc không
có khả năng nhớ lại các sự kiện hàng ngày, thông tin cá nhân quan trọng,
và/hoặc các sự kiện sang chấn hoặc căng thẳng, tất cả đều không bị mất
khi quên bình thường.
● Nguyên nhân hầu hết là do các sang chấn quá mạnh xảy ra thời thơ ấu.

II. Đặc điểm cơ bản:


1. Tính thống nhất:
● Sự thống nhất trọn vẹn của nhân cách tạo thành một hệ thống cân bằng
động - thống nhất trọn vẹn trong sự vận động và phát triển.
● Nhân cách là một chỉnh thể thống nhất giữa cái chung và cái riêng, giữa
phẩm chất và năng lực trong đời sống tinh thần của con người.
2. Tính ổn định:
● Phẩm chất nhân cách bao giờ cũng ổn định trong thời gian và không
gian nhất định.
● Nhân cách là một tổ hợp những thuộc tính tâm lý tương đối bền
vững, ổn định của cá nhân, những đặc điểm tâm lý thể hiện phẩm
cách, giá trị đạo đức, giá trị xã hội của cá nhân đó.
● Các đặc điểm nhân cách khó hình thành và khó mất đi.
● Nhân cách là một cấu trúc trọn vẹn, mang tính ổn định chứ không cố
định, bất biến.
3. Tính giao lưu:
● Thông qua giao tiếp và hoạt động chủ thể nhân cách dần dần trưởng thành
và hoàn thiện mình, không ngừng phát triển.
● Nhân cách không bẩm sinh, không có sẵn mà dần dần được hình thành
trong quá trình sống của mỗi cá nhân.
● Trong môi trường xã hội, thông qua hoạt động và giao lưu, nhân cách
được hình thành, phát triển, tồn tại, được đánh giá, được đóng góp giá trị
cho xã hội.
4. Tính tích cực:
● Thể hiện khả năng chủ động tích cực của chủ thể nhân cách nhằm cải tạo
thế giới và hoàn thiện bản thân.
● Nhân cách không chỉ là sản phẩm đơn thuần của môi trường sống, khi
nhân cách hình thành, chủ thể của nhân cách tích cực tác động vào môi
trường nhằm cải tạo môi trường.
● Hệ thống nhu cầu của cá nhân và của cộng đồng là động lực thúc đẩy
nhân cách không ngừng phát triển và hoàn thiện.

❖ Một số quan điểm về cấu trúc:


- Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau nghiên cứu về cấu trúc của nhân
cách, có thể kể đến như
● A.G. Kovaliov cho rằng, trong cấu trúc của nhân cách bao gồm có: các
quá trình tâm lý, các trạng thái tâm lý và các thuộc tính tâm lý cá nhân.
● Quan niệm nhân cách có nhiều tầng:
○ Tầng "nổi", sáng tỏ: ý thức, tự ý thức và ý thức nhóm.
○ Tầng "sâu”, tối tăm: bao gồm tiềm thức và vô thức.
● Quan niệm coi nhân cách bao gồm ba lĩnh vực cơ bản là:
○ Nhận thức (gồm tri thức và năng lực trí tuệ)
○ Rung cảm (tình cảm và thái độ)
○ Hành động ý chí (phẩm chất ý chí, kỹ năng, kỹ xảo, thói quen).
● Quan niệm về các mặt đào tạo của nhân cách: đức, trí, thể mỹ v.v...
● Quan niệm coi nhân cách gồm hai mặt thống nhất với nhau là đức và tài:
○ Đức (Phẩm chất):
■ Phẩm chất xã hội (đạo đức – chính trị): thế giới quan, niềm
tin, lý tưởng, lập trường, thái độ chính trị, thái độ lao động
■ Phẩm chất cá nhân (tư cách đạo đức): Các nết, các thói, các
thú (ham muốn).
■ Phẩm chất ý chí: Tính kỉ luật, tính tự chủ, tính mục đích, tính
quả quyết, tính phê phán v.v...
■ Cung cách ứng xử.
■ Tác phong, lễ tiết, tính khí v,v...
○ Tài (Năng lực):
■ Năng lực xã hội hóa: Năng lực thích ứng, Năng lực sáng tạo,
động cơ, mềm dẻo, linh hoạt trong toàn bộ cuộc sống xã hội.
■ Năng lực chủ thể hóa: Khả năng biểu hiện tính độc đáo, đặc
sắc, khả năng biểu hiện cái riêng, cái bản lĩnh của cá nhân.
■ Năng lực hành động: Khả năng hành động có mục đích, có
điều khiển, chủ động tích cực, đánh giá.
■ Năng lực giao tiếp: Khả năng thiết lập và duy trì quan hệ với
người khác.
➔ Như vậy, cấu trúc của nhân cách là vô cùng phức tạp, đa dạng, nhiều mặt,
cơ động, đòi hỏi phải có cái nhìn toàn diện hơn về cấu trúc của nhân cách.

III. Cấu trúc của nhân cách:


1. Xu hướng:
a. Khái niệm:
● Là sự hướng tới một mục tiêu, một đối tượng nào đó.
● Xu hướng là hệ thống động cơ thúc đẩy, quy định tính lựa chọn của các
thái độ và tính tích cực của con người.
● Trong xu hướng, có ba mặt hoạt động tâm lý:
○ Nhận thức
○ Tình cảm
○ Ý chí và hành động ý chí
b. Vai trò:
➔ Xu hướng nhân cách nằm ở vị trí trung tâm vì:
◆ Nó nói lên chiều hướng phát triển của nhân cách theo một mục tiêu
nhất định.
◆ Nó quy định nội dung giá trị đạo đức, giá trị xã hội của nhân cách.
c. Biểu hiện:
❖ Nhu cầu:
● Là những đòi hỏi tất yếu mà cá nhân cảm thấy cần được thỏa mãn để tồn
tại và phát triển.
● Có vai trò thúc đẩy hoạt động của con người nhằm hướng tới một mục
tiêu nào đó.
● Đặc điểm:
○ Có đối tượng cụ thể
○ Có nội dung cụ thể
○ Mang tính chu kỳ
○ Mang tính xã hội
○ Đa dạng và phức tạp
● Phân loại:
○ Nhu cầu tự nhiên/vật chất: Đòi hỏi cái tồn tại
○ Nhu cầu xã hội/tinh thần: Đòi hỏi cần được phát triển
❖ Niềm tin:
● Là một phẩm chất của thế giới quan, là sự gắn bó mật thiết của quan điểm
sống, tri thức, tình cảm và ý chí của con người.
● Niềm tin tạo cho con người nghị lực, ý chí để hành động phù hợp với
quan điểm đã được chấp nhận. Tạo động lực đấu tranh bảo vệ lẽ phải.
❖ Hứng thú:
● Là thái độ có tính chất lựa chọn của cá nhân đối với đối tượng nào đó.
● Vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống vừa có khả năng đem lại khoái cảm cho
cá nhân.
● Chủ thể ý thức được đối tượng↔đối tượng hấp dẫn chủ thể.
● Đặc điểm:
● Có 2 mặt: nhận thức và tình cảm
● Vai trò: Làm nảy sinh khát vọng hành động, làm tăng hiệu quả nhận thức,
tăng sức hoạt động.
❖ Lý tưởng:
● Là mục tiêu cao đẹp, là hình ảnh mẫu mực và tương đối phù hợp với giá
trị xã hội, có sức lôi cuốn toàn bộ cuộc sống của con người vươn tới, gần
gũi với đam mê.
● Đặc điểm:
○ Biểu hiện của nhận thức sâu sắc
○ Biểu hiện của tình cảm mãnh liệt
○ Động cơ mạnh mẽ
○ Vừa có tính hiện thực, vừa có tính lãng mạn, tính lịch sử/giai cấp.
❖ Thế giới quan:
● Là hệ thống những quan điểm, những tri thức về tự nhiên, xã hội và con
người, được hình thành trong quá trình lĩnh hội những kinh nghiệm lịch
sử - xã hội và trong quá trình tạo ra những kinh nghiệm của bản thân.
● Xác định phương châm hành động, xu hướng đạo đức, tư tưởng chính trị,
xu hướng thẩm mỹ, …
● Là cơ sở để con người hình thành suy nghĩ, xem xét và giải quyết mọi
việc.
● Thế giới quan phù hợp, nhất quán, con người sẽ vững vàng đi vào cuộc
sống và ngược lại.

2. Tính cách và khí chất:


a. Khái niệm:
● Là sự kết hợp độc đáo các đặc điểm tâm lý ổn định của cá nhân. Những
đặc điểm tâm lý này quy định phương thức hành vi điển hình của cá nhân
đó trong những điều kiện và hoàn cảnh sống nhất định.
● Là thuộc tính tâm lý của cá nhân, là hệ thống thái độ ổn định của cá nhân
đối với hiện thực, thể hiện trong hệ thống hành vi, cử chỉ và cách nói
năng tương ứng.
b. Đặc điểm:
● Tính ổn định: những thái độ, hành vi ổn định, nhất quán trong mọi hoàn
cảnh.
● Tính linh hoạt: tính cách mang tính ổn định nhưng không bất biến, nó
luôn biến đổi trong mọi hoàn cảnh.
● Tính điển hình: những người sống trong cùng một điều kiện xã hội, lịch
sử đều có nét tính cách điển hình, đặc trưng cho điều kiện xã hội, lịch sử
đó.
● Tính độc đáo: tính cách mỗi người mỗi vẻ mang đặc điểm riêng biệt của
người đó.
c. Cấu trúc:
● Tính cách bao gồm:
○ Thái độ:
■ Đối với tự nhiên, xã hội
■ Đối với lao động
■ Đối với mọi người
■ Đối với bản thân
○ Hành vi, cử chỉ, ngôn ngữ
d. Tính cách và các thuộc tính ngôn ngữ khác:
● Cả hai hệ thống trên đều có quan hệ với các hiện tượng tâm lý, với các
thuộc tính tâm lý khác của nhân cách:
○ Xu hướng là mặt chỉ đạo của tính cách.
○ Nhu cầu, niềm tin, lý tưởng, thế giới quan xác định mặt đạo đức,
nguyên tắc của tính cách.
○ Tình cảm tham gia vào việc hình thành hệ thống thái độ/nội dung
của tính cách.
○ Ý chí làm nảy sinh hay kiềm chế những hành vi, cử chỉ, lời nói của
cá nhân trong việc hình thành những nét tính cách tốt và cải tạo
những nét tính cách xấu.
○ Khí chất biểu thị sắc thái của tính cách.
○ Kỹ xảo, thói quen tạo nên hệ thống hành vi ổn định và bền vững
của tính cách.

3. Năng lực:
a. Khái niệm:
● Là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân, phù hợp với những yêu cầu
của một hoạt động hay một lĩnh vực nhất định, nhằm đảm bảo cho hoạt
động đó, lĩnh vực đó đạt được kết quả tốt.
b. Các mức độ:
Tiềm năng → Năng khiếu → Năng lực → Tài năng → Thiên tài.

c. Các loại năng lực:


❖ Xét về trình độ phát triển:
● Năng lực tái tạo: Đạt kết quả dựa vào mẫu có sẵn.
● Năng lực sáng tạo: Đạt kết quả cao theo cách mới, độc đáo.
❖ Xét về chức năng:
● Năng lực chung: Những điều kiện cần thiết để giúp cho nhiều lĩnh vực
hoạt động có kết quả.
● Năng lực riêng: Sự thể hiện độc đáo các phẩm chất riêng biệt, có tính
chuyên môn, nhằm đáp ứng yêu cầu của một lĩnh vực hoạt động chuyên
biệt với kết quả cao.
❖ Xét về nguồn gốc phát sinh:
● Năng lực tự nhiên: là loại năng lực có nguồn gốc sinh vật và có quan hệ
trực tiếp với tư chất. Năng lực này được di truyền qua gen.
● Năng lực xã hội: hình thành và phát triển trong quá trình sống và hoạt
động của mỗi cá nhân.
CHỦ ĐỀ 9: CÁC YẾU TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH,
PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH

A. YẾU TỐ BẨM SINH:


I. Phát triển nhân cách:
● Phát triển nhân cách là quá trình hình thành nhân cách như là một phẩm
chất xã hội của cá nhân, là kết quả của sự xã hội hóa nhân cách và của
giáo dục.
● Quá trình hình thành và phát triển nhân cách của con người là kết quả
tổng hòa của cả bốn yếu tố, trong đó mỗi yếu tố giữ vai trò nhất định,
không thay thế cho nhau , không một yếu tố nào đơn độc đủ đảm bảo hình
thành nên một nhân cách tốt. Trong đó:
○ Bẩm sinh di truyền giữ vai trò là tiền đề cơ sở vật chất.
○ Môi trường giữ vai trò là điều kiện quyết định gián tiếp.
○ Giáo dục giữ vai trò chủ đạo.
○ Hoạt động cá nhân và giao tiếp giữ vai trò quyết định trực tiếp.
● Mỗi cá nhân phải là chủ thể của quá trình hình thành và phát triển nhân
cách.
II. Yếu tố bẩm sinh di truyền:
1. Khái niệm:
● Yếu tố bẩm sinh di truyền là toàn bộ những đặc điểm sinh lý cơ thể (đặc
biệt là đặc điểm của hệ thần kinh, não bộ và các giác quan) đã có:
○ Từ khi lọt lòng mẹ (bẩm sinh)
○ Được truyền lại từ thế hệ trước (di truyền)
2. Vai trò của yếu bẩm sinh di truyền:
● Là tiền đề, cơ sở sinh lý của sự hình thành và phát triển nhân cách.
● Không quyết định nhân cách nhưng tạo điều kiện thuận lợi hay gây khó
khăn cho quá trình hình thành và phát triển nhân cách.
● Ảnh hưởng của yếu tố bẩm sinh di truyền tới nhân cách thông qua mối
quan hệ xã hội và thông qua giai đoạn nào của sự phát triển nhân cách.
➔ Yếu tố bẩm sinh di truyền tạo tiền đề cho sự hình thành và phát triển nhân
cách. Bẩm sinh di truyền không quyết định chiều hướng phát triển nhân
cách.

III. Kết luận:


● Phủ nhận hoàn toàn vai trò của yếu tố bẩm sinh và di truyền đối với sự
phát triển nhân cách của mỗi cá nhân cũng không đúng. Nếu không có
những tiền đề vật chất loài người thì không thể phát triển thành con
người.
● Đánh giá đúng vai trò của bẩm sinh, di truyền đối với sự hình thành và
phát triển nhân cách là đấu tranh chống lại tư tưởng xem thường (hạ thấp)
cũng như đề cao quá mức vai trò của môi trường tới sự hình thành và phát
triển nhân cách.
● Trong giáo dục, cần tạo điều kiện cho học sinh có được sự phát triển thể
chất lành mạnh, tạo cơ sở để phát triển những giá trị đạo đức và trí tuệ
cho các em.
● Quan tâm đến bẩm sinh, di truyền là quan tâm đến việc phát hiện năng
khiếu và bồi dưỡng nhân tài, tạo ra những điều kiện thuận lợi để phát
triển tài năng ở các em. Hướng dẫn và tạo điều kiện cho học sinh thấy
được mặt mạnh và yếu về thể chất và năng khiếu của mình để học tập và
lựa chọn nghề nghiệp cho phù hợp với khả năng của cá nhân và yêu cầu
xã hội…
● Tuyệt đối không được có định kiến đối với những trẻ em có yếu tố bẩm
sinh không thuận lợi, phải tạo điều kiện để các em được sống, học tập,
hòa nhập với cộng đồng.

B. YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG:


I. Khái niệm môi trường:
● Môi trường là hệ thống phức hợp các hoàn cảnh bên ngoài , các điều kiện
tự nhiên , xã hội xung quanh cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của con
người. Trong đó có sự hình thành và phát triển nhân cách.·
➔ Theo luật khoa học môi trường : thì định nghĩa môi trường gồm các yếu
tố tự nhiên và các yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau
bao quanh con người. Có ảnh hưởng tới đời sống, sự tồn tại , phát triển
của con người và thiên nhiên
II. Phân loại môi trường:
- Hiện nay thông thường được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đó là chia
môi trường thành 2 loại là : môi trường tự nhiên và môi trường xã hội
1. Môi trường tự nhiên:
● Gồm các điều kiện tự nhiên – sinh thái phục vụ cho các hoạt động của
con người.

Ví dụ: đất, nước, khí hậu, sinh vật….

2. Môi trường xã hội:


● Do con người tạo nên.

Ví dụ: đình chùa, các khu du lịch …

● Trong hai loại môi trường trên thì môi trường xã hội có tầm quan trọng
đặc biệt tới sự hình thành và phát triển nhân cách.
● Vì nếu không có môi trường xã hội thì những tư chất có tính người không
thể phát triển được.
● Phân loại:
a. Môi trường lớn: được đặc trưng bởi tính chất của Nhà nước , chế độ
chính trị, chế độ kinh tế , hệ thống các quan hệ sản xuất, quan hệ sản xuất,
quan hệ xã hội… có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự hình thành và phát triển
nhân cách.

Ví dụ: đất nước, dân tộc, ...

b. Môi trường nhỏ: là một bộ phận của môi trường lớn trực tiếp bao
quanh trẻ

Ví dụ: gia đình, nhà trường, bạn bè… có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát
triển nhân cách

3. Một số môi trường khác:


a. Môi trường chính trị: chế độ chính trị , các quan hệ giai cấp – xã
hội , các cơ quan chính quyền , các đoàn thể chính trị , các tổ chức xã hội.
b. Môi trường kinh tế sản xuất: chế độ kinh tế , các quan hệ sản xuất ,
các cơ sở sản xuất kinh doanh…
c. Môi trường văn hóa: hệ tư tưởng , nhà trường , các cơ quan văn hóa
giáo dục ,các phương tiện thông tin đại chúng,
d. Môi trường sinh hoạt xã hội: gia đình ,các tổ chức dịch vụ sinh hoạt
công cộng.

III. Vai trò của môi trường:


● Môi trường vừa là nguồn gốc, vừa là nội dung của hiện tượng tâm lý.
Giáo dục học đánh giá cao vai trò quan trọng của môi trường xã hội đối
với sự hình thành và phát triển nhân cách
1. Môi trường là điều kiện cho sự hình thành và phát
triển nhân cách:
● Vì nhân cách chỉ hình thành và phát triển trong một môi trường nhất định.
2. Môi trường góp phần tạo ra mục đích , động cơ cho
sự phát triển nhân cách:
● Môi trường đưa ra những yêu cầu khách quan đối với nhân cách con
người trong những giai đoạn phát triển lịch sử xã hội nhất định .
● Đó là mục đích mà mỗi người phải nỗ lực phấn đấu để đạt được, nhằm
đáp ứng nhu cầu xã hội , qua đó tạo nên sự phát triển của cá nhân và xã
hội.
3. Môi trường tạo ra và cung ứng những phương tiện,
điều kiện cho các nhân hoạt động và giao lưu:
● Qua đó nhân cách được hình thành và phát triển ngày một hoàn thiện.

4. Môi trường quan tâm đến việc khai thác và sử dụng


hợp lí có hiệu quả những khả năng hiện có và khả
năng của con người:
● Nhằm không ngừng thúc đẩy bản thân phát triển theo định hướng xác
định.
5. Môi trường ảnh hưởng đến sự hình thành và phát
triển nhân cách:
● Thông qua các mối quan hệ xã hội đa dạng như: quan hệ giai cấp, dân tộc,
gia đình , quan hệ sản xuất, qua hệ chính trị , quan hệ đạo đức…
● Nhờ các mối quan hệ này mà môi trường và con người tác động qua lại
với nhau , giúp mỗi người chiếm lĩnh những kinh nghiệm xã hội , những
giá trị nhân văn , đạo đức văn hóa và trên cơ sở đó nhân cách hình thành
và phát triển.
6. Môi trường ảnh hưởng đến nhân cách trên hai mặt
tích cực và tiêu cực:
● Tuy nhiên tính chất và mức độ ảnh hưởng của môi trường còn tùy thuộc
vào quan điểm, xu hướng, năng lực của cá nhân , ở chừng mực nhất định
con người tham gia cải tạo môi trường.
● Trong quan hệ với môi trường , một mặt nhân cách thu nhận và tận dụng
được những ảnh hưởng tốt là cơ bản, một mặt khác nhân cách cũng chịu
ảnh hưởng xấu do môi trường đem lại ảnh hưởng tốt – xấu của môi
trường thường đan xen vào nhau, phản ánh sự không đồng đều của các
yếu tố môi trường.

IV. Kết luận:


➔ Môi trường là nguồn gốc của sự hình thành và phát triển nhân cách.

C. YẾU TỐ GIÁO DỤC:


I. Khái niệm:
● Giáo dục là hoạt động đặc trưng của xã hội, là quá trình tác động tự giác,
chủ động đến con người nhằm hình thành và phát triển nhân cách con
người theo yêu cầu xã hội.
● Theo nghĩa rộng, giáo dục là toàn bộ tác động tự giác của gia đình, nhà
trường, xã hội bao gồm cả việc dạy học và tác động khác đến con người.
● Theo nghĩa hẹp, giáo dục là quá trình tác động tự giác đến tư tưởng, đạo
đức hành vi của con người.

II. Vai trò:


- Trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách, giáo dục giữ vai trò
chủ đạo, điều này được thể hiện:
● Giáo dục vạch ra phương hướng cho sự hình thành và phát triển nhân
cách.
○ Giáo dục là quá trình tác động có mục đích xác định (mục tiêu)
hình thành một mẫu người cụ thể cho xã hội, một mô hình nhân
cách phát triển hướng tới hoàn thiện nhằm đáp ứng nhu cầu của xã
hội và cuộc sống của cá nhân.
● Nhờ giáo dục mà mỗi cá nhân lĩnh hội được từ nền văn hóa dân tộc và
nhân loại những điều bổ ích có cho mình, đáp ứng mục tiêu giáo dục quốc
gia.
● Giáo dục tác động đến con người nhiều nhất và có hiệu quả nhất, vì nó
dựa trên thành tựu của nghiên cứu khoa học và theo bài bản phù hợp quy
luật.
● Giáo dục huy động được các mặt mạnh của các yếu tố khác chi phối sự
hình thành và phát triển nhân cách:
○ Yếu tố thể chất (bẩm sinh di truyền)
○ Yếu tố hoàn cảnh sống
○ Yếu tố xã hội
○ Đồng thời có sự bù đắp cho những thiếu hụt, hạn chế do các yếu tố
kể trên gây ra (như những người bị khuyết tật, bị bệnh hoặc có
hoàn cảnh không thuận lợi, …).
● Giáo dục có thể uốn nắn những sai lệch nhân cách, làm cho nó phát triển
theo hướng mục tiêu giáo dục, theo yêu cầu xã hội.
➔ Giáo dục có vai trò chủ đạo, có tính quyết định sự hình thành và phát triển
nhân cách, tuy nhiên không nên tuyệt đối hóa vai trò của giáo dục,
giáo dục không phải là vạn năng.
➔ Giáo dục không tách rời: tự giáo dục, tự rèn luyện, tự hoàn thiện nhân
cách của mỗi cá nhân trong 3 môi trường giáo dục: nhà trường, gia đình
và xã hội.

III. Điều kiện để giáo dục phát huy vai trò


chủ đạo:
- Giáo dục phải diễn ra theo một quá trình , trong đó sự vận động là phát
triển đồng bộ của 6 yếu tố :
● Giáo dục đi trước và kéo theo sự phát triển của người được giáo dục.
● Giáo dục và phát triển nhân cách tác động qua lại mật thiết với nhau
● Giáo dục định hướng kích thích sự phát triển nhân cách
● Nhân cách phát triển tạo tiền đề , điều kiện cho giáo dục tiến hành ở trình
độ cao hơn.
● Giáo dục phải quan tâm đến trình độ , đặc trưng chung của tập thể và
trình độ đặc điểm riêng của từng cá nhân người được giáo dục
D. HOẠT ĐỘNG VÀ GIAO TIẾP:
I. Hoạt động và nhân cách:
1. Khái niệm hoạt động:
● Là phương thức tồn tại của con người. (theo Triết học)
● Là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và thế giới (khách thể) để
tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới, cả về phía con người. (theo Tâm Lý
học)
● Hoạt động của con người có tính mục đích, mang tính xã hội, mang tính
cộng đồng, được thực hiện bằng những thao tác nhất định với những công
cụ nhất định
2. Hình thành nhân cách:
● Thông qua 2 quá trình là đối tượng hoá và chủ thể hoá trong hoạt động
mà nhân cách được bộc lộ và hình thành.
○ Đối tượng hóa là quá trình chủ thể chuyển năng lực của mình
thành sản phẩm của hoạt động, hay nói khác đi tâm lý người được
bộc lộ, được khách quan hóa trong quá trình làm ra sản phẩm.
○ Chủ thể hoá là quá trình con người tác động vào thế giới khách
quan để tách những thuộc tính, những đặc điểm của sự vật hiện
tượng và tách những năng lực của loài người, kinh nghiệm xã hội
lịch sử “nằm” trong thế giới khách quan ấy để chuyển vào đầu
(não) con người, làm cho con người tăng thêm vốn kinh nghiệm,
vốn sống, vốn tri thức và để phát triển đời sống tâm lý của chính
mình.
● Con người lĩnh hội kinh nghiệm xã hội, lịch sử bằng hoạt động của bản
thân để hình thành nhân cách. Mặt khác, cũng thông qua hoạt động, con
người xuất tâm “lực lượng bản chất” (sức mạnh của thần kinh, cơ bắp, trí
tuệ, năng lực,...) và xã hội, “tạo nên sự đại diện nhân cách của mình” ở
người khác trong xã hội.
● Sự hình thành và phát triển nhân cách mỗi người phụ thuộc vào hoạt động
chủ đạo ở mỗi thời kỳ nhất định. Muốn hình thành nhân cách, con người
phải tham gia vào các dạng hoạt động khác, trong đó đặc biệt chú ý vai
trò của hoạt động chủ đạo.
3. Hoạt động chủ đạo:

● Vì thế phải lựa chọn, tổ chức và hướng dẫn các hoạt động đảm bảo tính
giáo dục và tính hướng dẫn các hoạt động đảm bảo tính giáo dục và tính
hiệu quả đối với việc hình thành là rất quan trọng trong việc hình thành
nhân cách.
● Việc đánh giá sẽ chuyển dần thành tự đánh giá giúp con người thấm
nhuần những chuẩn mực, những biểu giá trị xã hội thành lương tâm của
con người.

II. Giao tiếp và nhân cách:


1. Khái niệm giao tiếp:
● Là sự tác động qua lại giữa con người với con người, là sự tiếp xúc tâm lý
được biểu hiện ở sự trao đổi thông tin, ở sự rung cảm lẫn nhau, hiểu biết
nhau và ảnh hưởng đến nhau.
● Giao tiếp xác lập và vận hành các quan hệ người - người, hiện thực hoá
các quan hệ xã hội giữa chủ thể này với chủ thể khác.
2. Vai trò của giao tiếp:
● Cùng với hoạt động, giao tiếp giữ vai trò quyết định sự hình thành và phát
triển nhân cách.
● Hoạt động bao giờ cũng diễn ra trong các mối quan hệ con người , vì vậy
giao tiếp là điều kiện tồn tại cá nhân và xã hội.
● Nhờ giao tiếp, con người gia nhập vào các quan hệ xã hội, lĩnh hội nền
văn hoá xã hội, chuẩn mực xã hội “tổng hòa các quan hệ xã hội" làm hình
thành bản chất con người, đồng thời thông qua giao tiếp con người đóng
góp tài lực của mình vào kho tàng chung của nhân loại, của xã hội.
● Trong giao tiếp, con người không chỉ nhận thức được người khác, nhận
thức được các quan hệ xã hội, mà còn nhận thức được chính bản thân
mình, tự đối chiếu so sánh mình với người khác, với chuẩn mực xã hội, tự
đánh giá bản thân mình như là một nhân cách, để hình thành một thái độ
giá trị - cảm xúc nhất định đối với bản thân. Hay nói khác đi, qua giao
tiếp, con người hình thành năng lực tự ý thức.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu tham khảo chính:
[1] Đinh Thị Kim Thoa.(2004).Tâm lý học đại cương. Nhà xuất bản Đại học
quốc gia Hà Nội.
2. Tài liệu tham khảo bổ sung:
[1] Nguyễn Quang Uẩn.(2001).Tâm lý học đại cương. Nhà xuất bản Đại học
quốc gia Hà Nội.
[2] Nguyễn Văn Phi. (05/2022). So sánh nhận thức cảm tính và nhận thức lý
tính.
[3] Lê Thị Bừng (Chủ biên, 2009), Hỏi – đáp những vấn đề tâm lý,
NXB Giáo dục.
[4] Nguyễn Văn Tường, 2010, Chuyên đề: Tâm lý học nhận thức.

You might also like