You are on page 1of 39

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG VÀ QUẢNG CÁO


-------------------------

BÁO CÁO NHÓM 4


MÔN HỌC: CÁC CHUYÊN ĐỀ TRUYỀN THÔNG

TRIỂN LÃM NHỮNG GIẤC MƠ CHẾT

Thành viên nhóm : Mã sinh viên


Đỗ Thanh Thảo 1957090086
Trịnh Thùy Dung 1957090055
Nguyễn Quang Vũ 1957090044
Nguyễn Vũ Anh 1957090049
Nguyễn Mai Hương 1957090064
Trần Đức Long 1957090072
Mai Ngọc Lan 1957090068
Giảng viên: Tào Thanh Huyền
Lớp: Truyền thông Marketing K39 A2

HÀ NỘI – 2022
Mục lục
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ SẢN PHẨM TRUYỀN THÔNG 3

1. Đối tượng 3

2. Cơ sở ý tưởng 3

3. Mục đích 3

4. Thông điệp 3

5. Hình thức 4

PHẦN 2: QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN 12

I. Phân công công việc: 12

II. Quá trình thực hiện 13

1. Thống nhất chủ đề 13

2. Phác thảo ý tưởng: 13

3. Hoàn thiện sản phẩm: 18

3.1. Thực hiện bộ ảnh trưng bày: 18

PHẦN 3: SẢN PHẨM HOÀN THÀNH VÀ PHÂN TÍCH Ý NGHĨA 24

1. Vật trưng bày - những ước mơ và kế hoạch dang dở 24

2. Ảnh chân dung những con người đã lỡ bỏ ngỏ giấc mơ 25

3. Khi giấc mơ chưa thực sự “chết” 29

4. Tấm gương highlight thông điệp: “Ai giết chết giấc mơ của bạn?” 33

5. Những phần khác 34

PHẦN 4: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 35

I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ 35

1
1. Đánh giá kết quả môn học 35

2. Đánh giá thành viên 35

II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM 36

1. Liên quan đến kiến thức chuyên môn - môn học Các chuyên đề truyền
thông……………………………………………………. …………………..36

2. Liên quan đến tinh thần làm việc nhóm 37

3. Lời cảm ơn đến giảng viên bộ môn và nhà trường 37

2
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ SẢN PHẨM TRUYỀN THÔNG

1. Đối tượng
- Công chúng mục tiêu:
+ Những người trong độ tuổi trưởng thành (từ 18 tuổi trở lên)
+ Những người có giấc mơ còn dang dở, chưa thực hiện được
+ Phạm vi: Sinh viên lớp Truyền thông Marketing A2 K39, khoa Quan hệ Công
chúng và Quảng cáo, Học viện Báo chí và Tuyên truyền

2. Cơ sở ý tưởng
Ai trong chúng ta cũng đều có những giấc mơ từ thuở bé. Tuy nhiên, những
giấc mơ đó không phải lúc nào cũng được thực hiện được bởi những lí do khác nhau
như hoàn cảnh, không đủ can đảm để theo đuổi đam mê đến cùng hay đôi khi là ta
quên mất mình đã từng có những ước mơ như vậy. Theo thời gian, những giấc mơ đấy
bị rơi vào quên lãng, để rồi chúng trở thành ‘Những giấc mơ chết”, đây cũng chính là
tên triển lãm của nhóm.

3. Mục đích
Triển lãm “Những giấc mơ chết” ra đời nhằm mục đích mang đến cho công
chúng khán giả một góc nhìn chân thực về những người phải bỏ ngỏ giấc mơ thuở thơ
bé để cuốn theo guồng quay của cuộc sống. Tuy nhiên đằng sau những bức ảnh bơ
phờ và mệt mỏi của họ là khung cảnh chính họ tìm được niềm vui thuở ấu thơ trong
những phút giây thư giãn khỏi bộn bề công việc. Qua đó, triển lãm hy vọng khán giả
có thể nhận thấy được thông điệp về ước mơ mà chúng tôi ẩn chứa thông qua những
bức ảnh và hiện vật được trưng bày.

4. Thông điệp
“Những giấc mơ chết” là những giấc mơ còn dang dở, bị lãng quên của mỗi
người. Những giấc mơ ấy “chết” có thể vì hoàn cảnh, vì thiếu may mắn hay đơn giản
chỉ là con người ta không đủ dũng khí để theo đuổi những gì họ đam mê.
Thế nhưng, có lẽ sẽ chẳng bao giờ là quá muộn để những giấc mơ đó có quyền
“sống lại”. Dù trong hoàn cảnh nào, con người ta vẫn có thể tìm được hạnh phúc,

3
niềm vui trong cuộc sống khi tiếp tục theo đuổi những giấc mơ còn dang dở. Và để rồi
đến một lúc khi ta nhìn ngắm bản thân mình trong gương, ta bỗng chợt nhận ra kẻ giết
chết giấc mơ của mình không phải là hoàn cảnh, là sự thiếu may mắn hay dũng khí,
mà lại là chính bản thân ta phản chiếu trên chiếc gương ta ngắm mỗi ngày.

5. Hình thức
Triển lãm “Những giấc mơ chết” được thể hiện dưới hình thức trưng bày bộ
ảnh và hiện vật kết hợp với hoạt động tương tác, được sắp xếp theo trình tự như sau:
1 - Bộ ảnh đen trắng và hiện vật “Những giấc mơ chết”
Khi bước vào triển lãm, khán giả sẽ bắt gặp 5 bức ảnh đen trắng của 5 cá nhân,
mỗi người là đại diện cho 5 ngành nghề khác nhau trong xã hội: Giáo viên - Nhân
viên văn phòng - Bác sĩ - Bartender và Công nhân xây dựng. Họ hiện lên với khuôn
mặt bơ phờ và mệt mỏi bởi chính công việc hiện tại của bản thân.

4
Phía trước những bức ảnh là 5 hiện vật được trưng bày tượng trưng cho 5 ước
mơ thuở thơ bé của từng người: Những họa cụ cũ mèm phía trước bức ảnh của người
giáo viên - Bộ đồ làm bánh gỉ sét của anh nhân viên văn phòng - Những cuộn phim và
chiếc máy ảnh phủ bụi của cô bác sĩ - Miếng vải vụn, bản vẽ và thước dây cũ kỹ của
người Bartender - Huy chương và cây vợt cầu lông trầy xước của anh công nhân xây
dựng.
2 - Thông điệp ẩn chứa đằng sau các bức ảnh đen trắng:
Tuy nhiên khi khán giả lật những bức ảnh đen trắng của từng cá nhân lên, họ sẽ
tìm thấy khung cảnh những người này đang vui vẻ và hào hứng khi được làm những
điều liên quan đến ước mơ thuở thơ bé của họ, được thể hiện qua những bức ảnh có
màu. Những bức ảnh này ẩn chứa thông điệp: “Chẳng bao giờ là quá muộn để theo
đuổi giấc mơ”

Khán giả lật các bức ảnh đen trắng để khám phá bức ảnh phía sau

5
6
7
Các cặp ảnh được trưng bày tại triển lãm

3 - Tấm gương “Người giết chết giấc mơ của bạn:”


Ở cuối triển lãm, người xem sẽ bắt gặp một tấm gương có dòng chữ “Người
giết chết giấc mơ của bạn:”. Tấm gương là hiện vật ẩn chứa thông điệp BTC muốn
gửi gắm: “Đôi khi, kẻ giết chết giấc mơ của ta không phải là hoàn cảnh, là sự thiếu
may mắn hay dũng khí, mà lại là chính bản thân ta phản chiếu trên chiếc gương ta
ngắm mỗi ngày.”

8
Tấm gương “Người giết chết giấc mơ của bạn”

4 - Hoạt động tương tác: “Tô điểm giấc mơ”


Với 2 tông màu chủ đạo đen và trắng, triển lãm “Những giấc mơ chết” mang
đến một không khí đầy tiếc nuối của những giấc mơ còn dang dở. Và để góp phần tô
điểm và nhuộm lên những sắc màu đầy vui tươi cho triển lãm, BTC đã chuẩn bị những
tờ giấy note và bút dạ sặc sỡ để khán giả đến xem có thể viết nên giấc mơ của mình và
dán chúng lên không gian trưng bày.

9
10
Khán giả tham gia hoạt động tương tác tại triển lãm

Triển lãm trước và sau khi khán giả tham gia hoạt động tương tác

11
PHẦN 2: QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN

I. Phân công công việc:

Công việc Nội dung Nhân sự

Quản lí chung Phân công nhiệm Đỗ Thanh Thảo - Nhóm


vụ, công việc trưởng
Giám sát quá trình
làm việc của team
cũng như các thành
viên
Chịu trách nhiệm
cập nhật, báo cáo dự
án

Nhóm thi công Hiện thực hóa các ý tưởng Mai Ngọc Lan
của nhóm Đỗ Thanh Thảo
Thi công chính các phần Nguyễn Mai Hương
tạo nên không gian triển Trần Đức Long
lãm

Nhóm hậu cần Quản lí tài chính Nguyễn Vũ Anh


Hỗ trợ nhóm thi công Trịnh Thuỳ Dung
trong việc chuẩn bị vật Nguyễn Quang Vũ
liệu
Thiết kế poster
Lên nội dung thuyết trình

12
II. Quá trình thực hiện

1. Thống nhất chủ đề


Sau khi nhận được yêu cầu đề bài của cô Huyền, nhóm đã dành ra ba ngày để
suy nghĩ kỹ về chủ đề triển lãm sẽ làm. Qua quá trình họp lại và cùng trao đổi
nhóm đã tổng hợp được những ý tưởng sau đây:

Ý tưởng Nhân sự

Your body your choice Trần Đức Long

Triển lãm cặp kính (lăng kính cuộc Trịnh Thuỳ Dung
sống)

Chủ đề những giấc mơ chết Đỗ Thanh Thảo

Vấn đề rác thải nhựa Nguyễn Quang Vũ

Vấn nạn bạo lực học đường Nguyễn Vũ Anh

Chủ đề nam tính độc hại Mai Ngọc Lan

Vấn nạn xâm hại tình dục Nguyễn Mai Hương

Sau khi tổng hợp ý tưởng từ các thành viên, nhóm đã họp lại, từng thành viên
thuyết trình về ý tưởng của mình. Cuối cùng nhóm biểu quyết cho ý tưởng
“Triển lãm cặp kính”, đồng thời trong các buổi họp đã triển khai nội dung làm
triển lãm. Tuy nhiên nhận thấy ý tưởng ban đầu không thể hiện thực hoá, nhóm
đã thay đổi và thống nhất làm chủ đề triển lãm “Những giấc mơ chết”

2. Phác thảo ý tưởng:


Từ chủ đề với cái tên là “Những giấc mơ chết”, nhóm đã dành ra vài buổi họp
để ngồi lại với nhau và đưa ra những ý tưởng độc đáo về hiện vật trưng bày,
phương thức trưng bày ảnh, và các cách tương tác với khán giả để lồng ghép
vào triển lãm của nhóm. Nhóm đã chia nhỏ khối lượng công việc thành những
phần như sau để hoàn thành lần lượt:
- Bộ ảnh trưng bày
- Phông, bục trưng bày hiện vật triển lãm
- Phương thức tương tác với khán giả (Gương, Giấy note,...)

13
2.1. Ý tưởng bộ ảnh trưng bày
Nhóm đã thảo luận và đưa ra ý tưởng bộ ảnh gồm hai phần là Hiện thực và Ước
mơ như bản phác thảo phía dưới. Ban đầu nhóm chỉ định chụp phần Hiện thực để
trưng bày cùng đạo cụ, thế nhưng sau đó đã quyết định thêm phần Ước mơ giúp triển
lãm hướng đến một cái nhìn tích cực và tươi sáng hơn.

Cảm hứng của bộ ảnh nhóm đã chụp

14
2.2. Ý tưởng phông, bục trưng bày đạo cụ triển lãm
Sau khoảng thời gian phân chia nhau tìm kiếm nguồn cảm hứng cho set up triển
lãm, nhóm đã chốt sử dụng bục trưng bày kết hợp phông nền đằng sau.

Ví dụ về triển lãm sử dụng bục và nền trơn phía sau

Nhóm quyết định lựa chọn hai màu trắng - đen làm tông màu chủ đạo. Từ đó,
nhóm đưa ra một số bản phác thảo như hình dưới.

Bản phác thảo 1

15
Bản phác thảo 2

16
2.3. Phương thức tương tác với khán giả (Gương, giấy note,...)
Trong quá trình xây dựng phác thảo ý tưởng cho triển lãm, nhóm đã nhiều lần
nghĩ đến những phương thức để có thể kết nối trực tiếp với khán giả. Trong số đó có
thể kể đến: khán giả quét mã QR dẫn đến trang web có bộ ảnh ‘Ước mơ’, treo ảnh lơ
lửng bằng dây từ trên trần để khán giả lật mặt trước sau (mặt trước: Hiện thực - mặt
sau: Ước mơ),...
Sau một khoảng thời gian bàn bạc và trao đổi, nhóm đã quyết định chọn những
phương thức tương tác như sau:
- Dán ảnh lên phông, hai bộ ảnh dán chồng lên nhau để khán giả có thể lật ảnh
lên/xuống (ảnh trước: Hiện thực - ảnh sau: Ước mơ)
- Cung cấp bút màu và giấy note để khán giả có thể viết những ước mơ của mình
và dán lên phông
- Đặt gương bên cạnh phông & bục trưng bày, có dán dòng chữ “Người giết chết
giấc mơ của bạn” để khán giả có thể chụp ảnh check-in

Phương thức tương tác với khán giả xem triển lãm

17
Phác thảo bố cục sắp xếp chữ lên gương

3. Hoàn thiện sản phẩm:

3.1. Thực hiện bộ ảnh trưng bày:


- Bộ ảnh được thực hiện với sự trợ giúp của tất cả các thành viên về mặt đạo cụ,
địa điểm chụp và mẫu. Cùng với hiện vật, đây sẽ là phần chính trong buổi triển
lãm. Bộ ảnh đòi hỏi sự chuẩn bị, lên ý tưởng và thực hiện đến từ đóng góp của
mọi thành viên.

18
Thành viên nhóm chăm chú theo dõi kịch bản chụp

3.2. Thực hiện hoá không gian trưng bày


- Thi công phông trưng bày ảnh
Để tiết kiệm chi phí, nhóm đã tận dụng lại khung sắt của một thành viên trong
nhóm. Phương án ban đầu nhóm định thực hiện là sử dụng vải trắng để tạo
không gian trưng bày. Tuy nhiên do hạn chế của diện tích vải thì nhóm đã
chuyển sang phương án sử dụng sơn xịt màu trắng

Thành viên nhóm chăm chỉ hoàn thiện phần phông cho triển lãm

- Thi công phần bục để trưng bày hiện vật


Sau một hồi cân nhắc cũng như kết luận rằng việc xây dựng thủ công bục hình
tròn với chất liệu bìa formex cứng đòi hỏi nhiều kĩ thuật, nhóm đã quyết định
sử dụng chậu nhựa cùng bìa cứng để “tự chế” bục trưng bày.

19
Hình ảnh bục trưng bày nhóm muốn thi công

- Thi công phần đám mây trang trí


Để tạo được không khí cho buổi triển lãm, nhóm đã quyết định thực hiện xây
dựng những đám mây thủ công từ bìa cứng và bông. Các thành viên nhóm theo
dõi các video hướng dẫn cách làm và đã hoàn thành được 5 đám mây để treo
lên trần nhà, sử dụng dây cước và băng dính.

Thành viên nhóm thực hiện treo mây

20
- Thi công mặt gương
Ngay từ đầu nhóm muốn có một tấm gương để người xem có thể tương tác.
Phương án ban đầu của nhóm sẽ xây dựng một không gian khép kín nhỏ. Tuy
nhiên sau khi phương án xây dựng cũng như tính toán về trải nghiệm sử dụng,
nhóm quyết định sẽ dán decal chữ trên mặt gương.

Hình ảnh cắt dán mặt chữ

Tương tác có những bộ ảnh chất lừ

21
3.2. Hiện thực hóa phần poster:
- Bản poster được thực hiện với các chỉnh sửa và ý tưởng đến từ các thành viên
trong nhóm. Bản poster được thực hiện qua các bước như sau:

Bản ý tưởng ban đầu

22
Bản ý tưởng thứ hai

Bản poster cuối cùng

23
PHẦN 3: SẢN PHẨM HOÀN THÀNH VÀ PHÂN TÍCH Ý NGHĨA

Tóm tắt câu chuyện & ý nghĩa:


Mỗi người trong chúng ta đều có những ước mơ, kế hoạch riêng, có những người đủ
bản lĩnh, nỗ lực và may mắn để “thực hiện hóa” những dự định đó, nhưng bên cạnh
đó, cũng có những giấc mơ không may mắn được thành hình, bị bỏ lại vì nhiều lý do
khác nhau.
“Hãy theo đuổi giấc mơ của bạn”, là điều là ai cũng muốn. Thế nhưng, ngoài lời
động viên, cổ vũ người xem theo đuổi ước mơ, nhóm 4 cũng muốn gửi gắm sự cảm
thông tới những con người đã lỡ, hay không còn cách nào khác phải từ bỏ giấc mơ của
mình, vì đôi khi những giấc mơ đó có thể rất “đắt”
Thế nhưng, sau cùng, có lẽ nhưng ước mơ đó, vẫn có thể sống trong bạn bằng cách
này hay cách khác. Vì theo nhóm, người duy nhất có thể khiến “giết chết” triệt để giấc
mơ của bạn, chỉ có thể là chính bạn. Vì vậy, hãy luôn nuôi dưỡng giấc mơ của
mình, theo cách của bạn nhé!

Để thể hiện và làm rõ thông điệp trên, nhóm đã triển khai trưng bày trong triển lãm
những phần, theo thứ tự cũng là hành trình trải nghiệm của khán giả qua từng phần
sau:

1. Vật trưng bày - những ước mơ và kế hoạch dang dở


Bao gồm 5 bục trưng bày tương ứng với 5 ước mơ, ý định, kế hoạch dang dở.
- Bục 1 - Giấc mơ họa sĩ: bao gồm pallate màu, cọ, họa cụ
- Bục 2 - Giấc mơ thợ làm bánh: tạp dề, dụng cụ làm bánh
- Bục 3 - Giấc mơ làm nhiếp ảnh gia: máy ảnh, phim
- Bục 4 - Giấc mơ làm nhà thiết kế thời trang: thước dây, kim chỉ, bản vẽ
- Bục 5 - Giấc mơ làm vận động viên: huân chương thể thao, vợt
Vật trưng bày bắt mắt thu hút sự chú ý của khán giả và tạo sự tò mò, hứng thú,
đồng thời tạo sự đồng cảm khi gợi về những giấc mơ dang dở của mỗi người.

24
Ảnh sản phẩm trưng bày bục 1,2 (theo thứ tự)

Ảnh sản phẩm trưng bày bục 3,4,5 (theo thứ tự)

2. Ảnh chân dung những con người đã lỡ bỏ ngỏ giấc mơ


Tương ứng với từng bục trưng bày vật phẩm là những bức ảnh minh họa chân dung
con người đã bỏ lỡ giấc mơ được bố trí đằng sau bục trưng bày
- Tương ứng với bục 1 - với giấc mơ làm họa sĩ: Một họa sĩ nhí đã không dám
theo đuổi con đường nghệ thuật vì những lời “khuyên ngăn” từ người thân giờ
đây đã là một cô giáo, với đôi phần mệt mỏi vì có lẽ đây không phải công việc
cô ấy yêu thích.
25
Ảnh minh họa bục 1

- Tương ứng với bục 2 - giấc mơ làm thợ làm bánh: Một nhân viên văn phòng
kiệt sức với deadline vì “thợ làm bánh có vẻ không phải là một nghề phù hợp
với anh ấy”, được nhận xét từ họ hàng.

Ảnh minh họa bục 2

26
- Tương ứng với bục 3 - giấc mơ nhiếp ảnh gia: từng đam mê nhiếp ảnh, nhưng
giờ cô ấy trở thành bác sĩ vì “nghề ấy không ổn định”, vẫn là trích lời từ người
khác.

Ảnh minh họa bục 3


- Tương ứng với bục 4 - giấc mơ làm nhà thiết kế thời trang: một bartender gác
tạm bản thiết kế vì giấc mơ khó đánh bại nỗi lo cơm áo gạo tiền.

Ảnh minh họa bục 4

27
- Tương ứng với bục 5 - giấc mơ làm vận động viên: khi một chấn thương trong
quá khứ đóng lại cánh cửa làm vận động viên chuyên nghiệp của gã thợ xây.

Ảnh minh họa bục 5

Những lý do, câu chuyện trên, trong từng trường hợp đã không được thể hiện rõ và
đầy đủ trong triển lãm, là một bất cập và sơ suất trong quá trình triển khai của nhóm.
Tuy nhiên, trên đây có những câu chuyện có thật, một số là của thành viên trong
nhóm, những người quen thuộc và gần gũi với khán giả tham quan, để đảm bảo
tính sinh động và xác thực cho thông điệp, chủ đề triển lãm.

28
3. Khi giấc mơ chưa thực sự “chết”
Để tạo bất ngờ và trải nghiệm “wow” cho khán giả tham quan, và để củng cố trọn vẹn
thông điệp muốn truyền tải. Phía dưới những bức hình có phần tăm tối và hiện thực
không thể theo đuổi ước mơ, là bức ảnh mang màu sắc tươi sáng hơn với nội dung,
khi những con người ấy, thật bất ngờ, vẫn nuôi dưỡng giấc mơ của họ bằng cách này
hay cách khác.

29
- Bục 1: Khi cô giáo ấy vẫn thường xuyên vẽ tranh trong thời gian rảnh

- Bục 2: Khi người nhân viên văn phòng vẫn thường xuyên làm bánh, và làm
vlog dạy làm bánh

30
- Bục 3: Khi người bác sĩ ấy vẫn chăm chụp ảnh, lưu giữ lại những khoảnh khắc,
con người cô ấy yêu

- Bục 4: Khi cô bartender ấy vẫn giữ nhiệt huyết, học thiết kế ngoài giờ làm việc

31
- Bục 5: Dù không thể trở thành vận động viên chuyên nghiệp, người thợ ấy
quyết định mở lớp thể dục miễn phí cho các em nhỏ

Thể hiện thông điệp “Bạn luôn có thể nuôi dưỡng ước mơ, bản ngã trong bạn
bằng cách này hay cách khác”

32
4. Tấm gương highlight thông điệp: “Ai giết chết giấc mơ của bạn?”
Điểm nhấn cũng như kết lại trải nghiệm của khách tham quan sau 3 phần trưng bày
tương ứng theo flow câu chuyện là tấm gương dán chữ “Ai giết chết giấc mơ của
bạn?” với mục đích tạo điểm nhấn phá và cái kết bùng nổ cho mạch trải nghiệm của
khán giả, nhấn mạnh lại thông điệp “Chỉ có bạn mới có thể giết chết giấc mơ của
chính bạn”. Tạo sự dòng suy nghĩ, trăn trở, ấn tượng mạnh trong người xem.

Hình ảnh chiếc gương tương tác

33
5. Những phần khác
- Phần tương tác: khán giả tham quan dán những tờ note màu sắc, viết về ước mơ
bất kì của các bạn, tạo thêm màu sắc sôi nổi cho triển lãm
- Những đám mây biểu tượng cho những giấc mơ không thành hiện thực

Trước và sau khi tương tác bằng giấy note

Như vậy, với mạch trải nghiệm được thiết kế theo từng phần, bám sát theo mạch câu
chuyện, thông điệp muốn truyền tải. Tuy hình thức thiết kế chưa thực sự thỏa mãn
được kỳ vọng của cả nhóm, thế nhưng qua từng phần triển khai, sự nhất quán trong
từng chi tiết với thông điệp truyền thông và cách truyền tải ấn tượng bằng đa dạng
hình thức (vật phẩm, hình ảnh,...) cùng nhiều yếu tố khác tổng hòa đã giúp nhóm tạo
nên một triển lãm tương đối trọn vẹn vè mặt ý nghĩa, phản ánh đúng một khía cạnh
nào đó của giới trẻ nói riêng và con người trong xã hội hiện nay nói chung. Qua đó
chúng em cũng muốn gửi lời động viên đến không chỉ các bạn trẻ, mà là tất cả mọi
người, rằng giấc mơ của họ sẽ sống mãi, chỉ cần họ muốn, theo cách họ muốn.

34
PHẦN 4: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ

1. Đánh giá kết quả môn học


Sản phẩm truyền thông của nhóm đã được thực hiện theo đúng tiến
độ và đúng với những ý tưởng ban đầu đề ra, đồng thời xuyên suốt buổi
triển lãm sản phẩm truyền thông của nhóm nhận được nhiều sự chú ý, tò
mò từ các khách trong ngày hôm đó.
Có thể nói sản phẩm truyền thông cuối môn học là từ sự nỗ lực của
cả nhóm, từ khâu lên kế hoạch đến quá trình chuẩn bị. Tuy sản phẩm
trong buổi triển lãm của nhóm không quá hấp dẫn về mặt hình thức, song
yếu tố thu hút người xem mà nhóm nhận thấy đó là sự tò mò về những
bức ảnh ở phía mặt sau.
Trong bài tập nhóm lần này, mọi thành viên đều có tinh thần làm
việc rất tốt và tích cực, chia sẻ công việc đều cho nhau để tránh tình trạng
bị quá tải dẫn đến làm việc không hiệu quả.

2. Đánh giá thành viên

STT Họ và tên Xếp loại Ghi chú


1 Đỗ Thanh Thảo
2 Nguyễn Vũ Anh
3 Trần Đức Long
4 Mai Ngọc Lan
5 Trịnh Thuỳ Dung
6 Nguyễn Mai Hương
7 Nguyễn Quang Vũ

35
II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM

1. Liên quan đến kiến thức chuyên môn - môn học Các chuyên đề
truyền thông
Qua những bài giảng trên lớp về môn học nói chung và việc thực
hiện sản phẩm truyền thông cho buổi triển lãm nói riêng, nhóm đã rút ra
được những bài học quý giá không chỉ về kiến thức chuyên môn mà còn
về những kỹ năng thực tế khác:
- Xuyên suốt quá trình thực hiện chiến dịch truyền thông phải
gắn liền với một nội dung thông điệp cụ thể muốn truyền tải
được đề ra ban đầu, để tránh chiến dịch đi lệch hướng.
- Trong thời đại ngày nay, hình thức truyền thông tới công
chúng ngày càng trở nên hiện đại và rất đa dạng, đặc biệt
thông qua các bài đăng trên nền tảng mạng xã hội hoặc
những biển quảng cáo ngoài trời. Tuy nhiên thông qua việc
thực hiện bài tập này, nhóm nhận thấy triển lãm vẫn là một
hình thức truyền thông mang tính hiệu quả cao, bởi hình
thức truyền thông này giúp người xem có những trải nghiệm
thực tế và cảm nhận rõ hơn những nội dung thông điệp và ý
nghĩa được truyền tải, đồng thời tối ưu khả năng tương tác
giữa người xem vào sản phẩm truyền thông
- Việc triển khai thành công một kế hoạch, chiến dịch bất kì
cần sử chuẩn bị chu đáo, cân nhắc các nguồn lực, sự phân
công rõ ràng chi tiết, đồng thời cần tinh thần tự giác và làm
việc nhóm, hợp tác tốt. Đồng thời chuẩn bị kĩ lượng những
kế hoạch dự phòng. Sau bài tập lớn này, nhóm đã trưởng
thành hơn rất nhiều trong việc lập kế hoạch, phân chia công
việc để phát huy được điểm mạnh của từng cá nhân cũng
như cách hợp tác để dự án nhận được hiệu quả cao nhất.

36
2. Liên quan đến tinh thần làm việc nhóm
Ngoài những kỹ năng và kiến thức chuyên môn, kỹ năng mềm cũng như
kỹ năng làm việc nhóm cũng là những điều nhóm rèn luyện và cải thiện rất
nhiều qua hành trình triển khai và thực hiện bài tập lớn. Chúng em đã làm việc,
bàn luận và trao đổi thẳng thắn, cũng như tìm cách giải pháp, tháo gỡ vấn đề
phát sinh để tiến trình triển khai hiệu quả nhất. Chúng em tin rằng những kĩ
năng ấy rất cần thiết, là một hành trang thiết yếu trong công việc hay những
hoạt động tập thể khác trong tương lai.

3. Lời cảm ơn tới giáo viên bộ môn và toàn thể khoa, ban đào tạo và nhà
trường
Chúng em tin rằng “Chuyên đề truyền thông” là một bộ môn vô cùng thiết thực
và ý nghĩa. Cùng cách triển khai giảng dạy sáng tạo, đi vào thực tiễn, có tính
ứng dụng cao đã giúp bọn em có thêm nhiều kiến thức chuyên môn trong đa
dạng lĩnh vực, thêm vào đó là nhiều kĩ năng, không chỉ là kĩ năng làm nghề, mà
còn là những kĩ năng trong làm việc nhóm và trong đời sống, xã hội nói chung.
Một lần nữa em xin cảm ơn cô và toàn thể khoa, ban đào tạo và nhà trường đã
giúp chúng em có những trải nghiệm ý nghĩa và hữu ích để làm nghề sau này

37
38

You might also like