You are on page 1of 15

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA TÂM LÝ HỌC

-----🙞🙜🕮🙞🙜----

HỌC PHẦN
KỸ NĂNG THÍCH ỨNG
VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Nhóm: Yêu đời


Danh sách nhóm

STT Họ và tên MSSV Phân công

Thiết kế ppt, thuyết trình, soạn


1 Võ Lê Hoàng Quốc Phi 4501611085
khung bài word.

2 Trần Thị Mỹ Dung 4501611024 Soạn nội dung


Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 11, 2022
Soạn nội dung, làm bài tập
3 Võ Hồ Huyền Diệu 4501611021
1,2,3
Soạn nội dung, làm bài tập
4 Huỳnh Hồng Phúc 4501611086
1,2,3
Soạn nội dung bài tập 1,2,3,
5 Ngô Lê Thảo Hiền 4501611035
trình bày bài tập 1,2
Phần 1: Bảng tiêu chí đánh giá kết quả học tập
a. Đánh giá giữa kỳ (20%)

Tiêu chí Xuất sắc Tốt Đạt yêu Chưa đạt Điểm
đánh giá cầu

1. Hình thức 1.7 – 2.0 1.4 – dưới 1.7 1.0 – 0 - dưới 1.0 Nhóm
báo cáo (File dưới 1.4 tự cho
báo cáo và điểm
SP trình
chiếu)
2 Đẹp, rõ, còn Rõ, còn Đơn điệu, chữ
(tối đa 2 lỗi chính tả lỗi chính nhỏ, nhiều lỗi
điểm) Đẹp, rõ, không tả chính tả
lỗi chính tả

2. Nội dung 4.0 – 5.0 3.0 - dưới 4.0 2.0 – 0 – dưới 2.0
báo cáo (tối dưới 3.0
đa 5 điểm)

Đáp ứng tốt yêu 3.5 Đáp ứng Đáp ứng dưới
cầu, có mở được từ 50% yêu cầu
rộng, có ví dụ Đáp ứng tốt trên 50%
minh họa, có yêu cầu, có ví yêu cầu
trích nguồn dụ minh họa

Kỹ năng 0.8 – 1.0 0.6 – dưới 0.8 0.4 – 0 – dưới 0.4


trình bày (tối dưới 0.6
đa 1 điểm)

Chỉ tính Ngôn ngữ rõ Ngôn ngữ rõ Ngôn ngữ Ngôn ngữ chưa 1. Võ Lê
người trình ràng, tác phong ràng, tác chưa rõ rõ ràng, nói Hoàng
bày (kể cả tự tin, tương tác phong tự tin, ràng, nhỏ, thiếu tự
với người nghe, có tương tác thiếu tự tin, không giao
Quốc
BT nhóm) Phi
có sự thuyết với người nghe tin, ít lưu với người
phục, sáng tạo giao lưu nghe
khi trình bày với người
nghe

3
Đặt hoặc Trả 0.4 – 0.5 0.3 – dưới 0.4 0.2 – 0 – dưới 0.2 Ghi cụ
lời câu hỏi dưới 0.3 thể tên
(tối đa 0,5 SV
điểm/câu)

0.5 Trả lời đúng Trả lời Trả lời đúng 1.Võ Hồ
từ 80% câu đúng từ dưới 50% câu Huyền
0.5 hỏi trở lên 50% câu hỏi
hỏi trở
Diệu
0.5 lên
2.Ngô
Trả lời đúng tất Lê Thảo
cả các câu hỏi Hiền

3.Huỳnh
Hồng
Phúc

Tham gia 0.8 – 1.0 0.6 – dưới 0.8 0.4 – 0 – dưới 0.4
thực hiện - dưới 0.6
Cảm nhận trải
nghiệm làm
việc cùng 1 Từ 80% thành Từ 50% Dưới 50% 10 bài
nhau (tối đa 1 viên trở lên thành thành viên tham
100% thành tham gia viên trở gia
điểm) viên tham gia lên tham
gia

TỔNG ĐIỂM

b. Đánh giá quá trình (30%)


b.1 Tích cực cá nhân (10%)

Tiêu chí chất lượng Giỏi Khá Trung bình Yếu kém
8-10 6-8 5-6 <4

(Thực hiện đạt (Thực hiện (Thực hiện đạt (Đạt <
>85 -100% đạt >70 50 - 70%) 50%)
85%)
Võ Lê Hoàng Quốc Phi

Trần Thị Mỹ Dung

Võ Hồ Huyền Diệu 8.5

Huỳnh Hồng Phúc 8.5

Ngô Lê Thảo Hiền 9

b.2 Bài tập nhóm (20%)

Tiêu chí chất


Xuất Tốt Đạt Chưa
lượng sắc yêu đạt
Tỷ lệ đánh Phương cầu
giá pháp/hình
thức đánh
giá 1.7-2.0 1.4- 1.0 – 0 – dưới
dưới dưới 1.4 1.0
1.7

Mỗi bài 5% A1.2. Bài Nhận thức 1.4


tập thảo khả năng
(Tối đa 2 luận nhóm thích ứng
điểm

A2.2 Bài tập Nhận thức về 1.5


nhóm của QLTG
(Bánh xe
24h)

A4.2 BT cá Bài học về 1.5


nhân mô hình quản

5
lý sự thay đổi

A5.2. Thảo Phân tích về 1.6


luận nhóm vấn đề và sự
ảnh hưởng

A6.2 BT cá Nêu bài học 1.5


nhân rút ra từ HP
và các SP
báo cáo giữa
kỳ

Phần 2: Nội dung


2.1 Sản phẩm giữa kỳ
A. Lý do chọn vấn đề
Vấn đề chung nhóm em nhận thấy đó là cả nhóm lúc nào cũng trong tình trạng có
quá nhiều bài tập, quá nhiều deadline cần phải hoàn thành. Luôn cảm thấy áp lực khi
phải chạy đua với số thời gian mình có mỗi ngày. Những công việc dù hoàn thành lại
chỉ ở mức tạm ổn chứ không được như mong đợi.
Chúng em có quá nhiều căng thẳng, áp lực “deadline” và hoàn thành công việc
không tốt. Bên cạnh đó, còn không có nhiều thời gian dành cho gia đình, chăm sóc
sức khỏe của chính mình, chất lượng cuộc sống giảm một cách đáng kể. Ngoài ra còn
không có cơ hội hơn để phát triển bản thân, học thêm nhiều thứ mới, trải nghiệm
những điều chưa từng làm hay dành thời gian cho gia đình hoặc thăm bạn bè.
Những thói quen xấu như trì hoãn công việc, sắp xếp kém,…thì lại tồn tại bền
vững và gây tác hại khôn lường cho từng thành viên và cho cả nhóm. Chính vì những
lý do trên nhóm em nhận thấy vấn đề của nhóm mình đó là chưa quản lý được thời
gian trong học tập. Với mong muốn và hy vọng sẽ tìm ra giải pháp cách thức giải
quyết những tình trạng vấn đề được nêu trên chúng em sẽ biết cách quản lý thời gian,
chúng em sẽ có thể hoàn thành nhiều việc hơn trong khoảng thời gian ngắn hơn với ít
nỗ lực hơn.
B. Nội dung chính
1. Phân tích vấn đề
Phân tích vấn đề theo mô hình 5W:

Chi tiết
WHAT Chưa quản lý thời gian một cách hợp lý
WHY Không tuân theo nguyên tắc giờ nào việc đó
Thiếu tính kỷ luật
Lạm dụng mạng xã hội
WHO Vấn đề do chính bản thân gây ra.
Gây ảnh hưởng đến bạn bè, gia đình và bản
thân.
WHEN Xảy ra hàng ngày, hàng giờ.
WHERE Xảy ra trong quá trình học tập, làm việc và
trong bản thân mỗi cá nhân.
Gây ảnh hưởng diện rộng
HOW Mong muốn làm việc có hiệu quả nhưng thiếu
ý thức quản lý thời gian.

Thông qua mô hình 5W1H có thể thấy, nguyên nhân chính của vấn đề chưa
quản lý thời gian một cách hợp lý là nằm ở tính thiếu kỷ luật. Trong chính bản
thân mỗi cá nhân khi học tập và làm việc thường ngày đều không đặt kỷ luật
lên hàng đầu, từ đó kéo theo việc không tuân theo nguyên tắc giờ nào việc đó,
luôn lồng ghép các công việc vào với nhau gây ảnh hưởng đến kết quả học tập
và làm việc. Đồng thời, việc thiếu kỷ luật cũng khiến mỗi cá nhân dần lạm
dụng mạng xã hội, chi phối sự tập trung khi làm việc và học tập khiến kết quả
không được như ý muốn. Từ đó làm xuất hiện mâu thuẫn giữa việc mong
muốn có kết quả tốt nhưng không thể đầu tư vào quá trình thực hiện do thiếu
sự quản lý thời gian.

7
2. Nguyên nhân

Từ mô hình 5W1H, nhóm tiến hành thực hiện nghiên cứu sâu hơn các nguyên nhân
chính bao gồm: Sự thiếu kỷ luật, lạm dụng mạng xã hội và không lập kế hoạch làm
việc.
Việc đào sâu vào các nguyên nhân cho thấy, việc không lập kế hoạch làm việc do cá
nhân chưa ý thức được tầm quan trọng của thời gian và việc lập kế hoạch phân chia
thời gian là điều cần thiết. Ngoài ra, những tác động nhỏ từ môi trường bên ngoài chi
phối vào bản kế hoạch được lập ra cũng khiến việc lên kế hoạch làm việc gặp khó
khăn. Tương tự, nguyên nhân lạm dụng mạng xã hội cũng xuất phát từ việc mỗi cá
nhân không có sự quyết đoán, luôn để bản thân bị cuốn theo những nội dung mới lạ và
thu hút từ các diễn đàn, các trang mạng xã hội. Việc này gây mất tập trung, giảm thời
gian học tập, thu ngắn quỹ thời gian của các công việc khác cần giải quyết khiến cho
cá nhân luôn trong tình trạng quá tải.
Tuy nhiên, sau khi phân tích, nhóm nhận ra hai nguyên nhân nêu trên vẫn xuất phát từ
vấn đề thiếu tính kỷ luật. Việc nuông chiều bản thân, luôn tìm cách đáp ứng những
nhu cầu và mong muốn trước mắt từ mỗi cá nhân đã kéo theo những nguyên nhân tiếp
theo đó là lạm dụng mạng xã hội và không lập kế hoạch. Cá nhân thiếu tính kỷ luật sẽ
dễ dàng bị lôi kéo và chi phối bởi các tác nhân như mạng xã hội hay bạn bè rủ rê,
khiến ảnh hưởng đến việc lập kế hoạch và phân chia thời gian làm việc, học tập.
Vì vậy để có thể giải quyết được vấn đề chưa quản lý được thời gian trong học tập,
cần tìm ra giải pháp cho 3 nguyên nhân chính là không lập kế hoạch làm việc, lạm
dụng mạng xã hội và đặc biệt là thiếu tính kỷ luật.
3. Giải pháp

Nguyên nhân Giải pháp Cách thức Người Thời gian dự


thực hiện kiến

Thiếu kỷ luật Xác định cho bản - Nhờ những người xung Bản thân, Nghiêm khắc
thân một mục tiêu quanh hỗ trợ thúc đẩy bản người thân, với bản thân,
thực tế thân. bạn bè thực hiện mọi
- Tạo động lực cho bản việc theo đúng
thân bằng cách hoàn thành với kế hoạch
từng việc một. trong vòng 21
ngày để thiết
Tự đặt ra một hoặc - Lập 1 - 3 nguyên tắc nhỏ. lập thói quen.
nhiều nguyên tắc - Đặt phần thưởng cho bản
riêng cho bản thân thân mỗi khi vượt qua được
cám dỗ.
- Nhờ sự giúp đỡ của người
thân, bạn bè, ra hình phạt
khi phá vỡ nguyên tắc
Lạm dụng mạng Chỉ sử dụng mạng xã - Tắt wifi trên điện thoại Bản thân Thực hiện trong
xã hội hội khi cần thiết khi không cần dùng. khoảng 2 - 3
- Tập một thói quen mới tuần. Thói quen
như đọc sách, tập thể dục… mới sẽ dần
- Tham gia các hoạt động được hình
xã hội. thành.

Đặt ra giới hạn cho - Thiết lập thời gian sử


việc lên mạng dụng mạng một cách cụ
thể, chỉ sử dụng mạng xã
hội 1 - 2 giờ mỗi ngày.

Lọc các ứng dụng - Đặt mục tiêu ngắn hạn


gây tiêu tốn thời gian không xài ứng dụng này
trong 10h, 24h, 32h,...
- Dùng những ứng dụng
chuyên dụng để cập nhật
tin tức, tránh xa các mạng
xã hội có tích hợp cả tin tức
và liên lạc.

Không lập kế Lên kế hoạch làm - Bắt đầu từ việc lập một Bản thân Thực hiện mỗi
hoạch làm việc việc cho 1 ngày danh sách ngắn 1 - 3 đầu ngày, sau 21

9
việc/ngày. ngày sẽ hình
- Sắp xếp công việc theo thành thói quen.
thứ tự ưu tiên.
- Đặt ra thời gian thực hiện
cho từng đầu việc.
- Nâng số lượng đầu việc
qua mỗi ngày.
Đặt mục tiêu ngắn - Đặt ra mục tiêu ngắn hạn
hạn và dài hạn và mục tiêu dài hạn (mục
tiêu mang tính thực tế).
- Liệt kê các đầu việc cần
hoàn thành để đạt được
mục tiêu
- Đặt phần thưởng cho mỗi
ngày hoàn thành kế hoạch

Như đã phân tích ở trên, các nguyên nhân gây ra vấn đề chưa quản lý
được thời gian trong học tập có một sự liên hệ chặt chẽ với nhau và cùng chung
về nguyên nhân cốt lõi là thiếu tính kỷ luật. Vì vậy các giải pháp trên cần được
thực hiện đồng thời cùng nhau một cách đều đặn. Khi có thể thực hiện việc xác
định mục tiêu, lập kế hoạch đều đặn cùng với việc đặt giới hạn thời gian dùng
mạng xã hội, lọc các ứng dụng gây tiêu tốn thời gian và tập các thói quen khác
như đọc sách, chơi thể thao,... sẽ khiến nguyên nhân thiếu kỷ luật được khắc
phục.
Tuy nhiên, quá trình này cần được diễn ra lâu dài và đặc biệt là giữ tính
liên tục, nghiêm khắc với bản thân sẽ giúp mỗi cá nhân tự thiết lập tính kỷ luật
cho riêng mình. Trong quá trình thực hiện cần có sự khích lệ động viên từ bản
thân và gia đình, bạn bè. Có thể nhờ sự giúp đỡ từ các mối quan hệ thân thiết
xung quanh cùng thực hiện hoặc nhắc nhở, đốc thúc trong thời gian đầu để có
thể thực hiện các giải pháp một cách hiệu quả hơn.
* Bảng ma trận lựa chọn phương án tối ưu: Vấn đề chưa quản lý được thời
gian học tập

Tiêu chí/giải Lợi ích Thời gian Năng lực Rủi ro Tổng hiệu
pháp ( mức độ hợp lý thực ( mức quả
1-5) ( mức độ hiện/khả độ 1-5) 20/80
1-5) thi
( mức độ 1-
5)
Thiếu tính Xác định cho 4 4 4 3 15/20=0,75
kỷ luật bản thân một
mục tiêu thực
tế
Tự đặt ra một 5 4 3 3 15/20=0,75
hoặc nhiều
nguyên tắc
riêng cho bản
thân
Lạm dụng Chỉ sử dụng 4 5 3 2 14/20=0,7
mạng xã mạng xã hội khi
hội cần thiết
Đặt ra giới hạn 4 5 3 2 14/20=0,7
cho việc lên
mạng
Lọc các ứng 5 5 4 1 15/20=0,75
dụng gây tiêu
tốn thời gian
Không lập Lên kế hoạch 5 5 4 3 17/20=0,85
kế hoạch làm việc cho 1
làm việc ngày
Đặt mục tiêu 4 4 4 3 15/20=0,75
ngắn hạn và dài
hạn

+ Đối với nguyên nhân đầu tiên là thiếu tính kỷ luật, nhóm đề ra 2 giải pháp
là Xác định cho bản thân một mục tiêu thực tế, Tự đặt ra một hoặc nhiều
nguyên tắc riêng cho bản thân. Sau khi đánh giá mức độ hiệu quả thông
qua bảng ma trận, nhóm nhận thấy cả hai giải pháp đều có hiệu quả thực
hiện như nhau. Tuy nhiên nhóm lựa chọn giải pháp Xác định cho bản
thân một mục tiêu thực tế vì mức độ khả thi cao hơn giải pháp còn lại.
+ Nguyên nhân thứ hai là lạm dụng mạng xã hội, qua bảng ma trận nhóm
lượng giá mức độ hiệu quả của cả ba giải pháp và lựa chọn giải pháp Lọc
các ứng dụng gây tiêu tốn thời gian có mức độ hiệu quả cao nhất để giải
quyết vấn đề này.

11
+ Với nguyên nhân cuối cùng là không lập kế hoạch làm việc, nhóm đánh
giá mức độ hiệu quả của giải pháp trên bảng ma trận có hiệu quả cao nhất
là 0.85.

=> Vì vậy giải pháp Lên kế hoạch làm việc cho 1 ngày là giải pháp tối ưu nhất
cho vấn đề Không lập kế hoạch làm việc.
4. Kết luận
- Bài của Võ Lê Hoàng Quốc Phi
Qua bài tập này cũng như những bài tập và nhiều điều học được từ học phần kỹ
năng thích ứng và giải quyết vấn đề em học được nhiều điều giúp cho cuộc sống
tốt hơn và công việc hiệu quả hơn. Cụ thể em biết được cách thức giúp bản thân
làm việc độc lập và dễ dàng thích ứng với sự thay đổi trong cuộc sống và quá
trình học tập, làm việc hơn.. Từ đó các vấn đề trong cuộc sống được giải quyết
một cách hiệu quả hơn, sáng tạo hơn trong môi trường này hoặc môi trường
khác. Từ việc nắm được sự cần thiết và vai trò quan trọng của kỹ năng thích
ứng và giải quyết vấn đề. Cũng như biết được quy trình hình thành kỹ năng
thích ứng và giải quyết vấn đề. Từ đó có thể tự phân tích và áp dụng các mô
hình được học trong việc thích ứng và giải quyết các vấn đề trong cuộc sống và
cụ thể trong việc quản lý thời gian học tập của bản thân.
Trong quá trình làm việc nhóm ở nhiều học phần khác có nhiều khó khăn và
học phần này cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên em dần dần đã có thể thích ứng
tốt hơn, có thể hòa đồng với nhiều nhóm học tập, tập thể xung quanh mình. Nhờ
được học học phần kỹ năng thích ứng em tự tin có thể thích ứng với môi trường
học tập và rèn luyện ở nơi thực tập, cũng như môi trường làm việc nhau này. Kỹ
năng thích ứng giúp em vượt qua những bỡ ngỡ ban đầu dễ dàng hơn và duy trì
được những nhiệt huyết và tinh thần với nghề bền vững hơn. Có được như vậy
là nhờ em biết được cách xác định vấn đề cần giải quyết để thích ứng, từ đó tìm
kiếm giải pháp và thực hiện giải pháp. Qua đó vấn đề làm việc nhóm hiệu quả
hơn nhờ việc thấu hiểu và tư duy phản biện trong việc giải quyết các vấn đề bài
tập có nhiều sự thay đổi hơn.
- Bài của Trần Thị Mỹ Dung
Học phần Kỹ năng thích ứng và giải quyết vấn đề là một học phần có rất nhiều
ý nghĩa đối với em. Đây không phải là học phần có giờ học sớm nhất mà em
từng tham gia. Tuy nhiên, lại là học phần em đi học đúng giờ và đầy đủ nhất.
Riêng chuyện này với em đã là bước ngoặt của cuộc sống.
Trong quá trình tham gia học tập học phần này: Em đã tự đặt câu hỏi “Phải
chăng 3 năm đầu đại học em đã sử dụng rất hoang phí hay không?". Em cảm
thấy bản thân đã bỏ lỡ quá nhiều thứ. Qua các buổi học, những bài tập cô giao
và qua những lần làm bài nhóm và kỹ năng, em ý thức được mình phải có kỷ
luật để đưa chính mình vào khuôn khổ, tận dụng triệt để quỹ thời gian có sẵn.
Em hiểu được rằng phải tìm ra được những mục tiêu cuộc đời, những khó khăn
bản thân mình mắc phải là do đâu từ đó mới có thể giải quyết triệt để vấn đề
được. Các mô hình và giải pháp cô đưa ra giúp em có cái nhìn khái quát vấn đề,
nhìn nhận vấn đề đa chiều từ đó chọn lựa giải pháp tối ưu nhất cho mình. Bản
thân em tự ý thức được rằng những kiến thức, kỹ năng kỹ xảo là cả quá trình tập
luyện lâu dài mà có được chỉ khi em bắt đầu làm ngay từ bây giờ thì mới có thể
theo kịp thời đại.
Cảm ơn cô và các bạn đã cho em một học phần ý nghĩa.
- Bài của Ngô Lê Thảo Hiền
Qua quá trình học môn học Kỹ năng thích ứng và giải quyết vấn đề, cùng với
việc thực hiện các bài tập nhỏ được giao, em nhận ra được nhiều vấn đề lớn nhỏ
khác nhau thường xuyên xuất hiện trong cuộc sống hàng ngày mà bản thân đã
bỏ qua. Đồng thời, em cũng có thể tự giải quyết những vấn đề mà chính mình
đang trăn trở và suy nghĩ. Qua các bài tập và bài giảng của cô, em nhận ra việc
bản chất của việc giải quyết vấn đề chính là đào sâu vào từng nguyên nhân sâu
xa của nó. Và điều đầu tiên cần phải có trước khi đi tìm nguyên nhân đó là phải
thay đổi suy nghĩ của bản thân, chỉ khi bản thân mong muốn tìm cách thoát ra
khỏi vấn đề của mình thì mới có thể giải quyết nó và thích ứng được với môi
trường.
Việc làm các bài tập và thực hiện dần dần từng bước cũng giúp em nhận ra rằng
mình đang ngày càng nuông chiều và dễ dãi với bản thân, khiến cho em ngày
càng mất đi tính quyết đoán trong suy nghĩ, thiếu tự chủ và thiếu tính kỷ luật.
Đây cũng là nguyên nhân làm xuất hiện những thất bại của bản thân trong học
tập và làm việc thường ngày. Học phần đã giúp em có cơ hội nhìn nhận lại bản
thân, nhìn ra vấn đề và thay đổi suy nghĩ, tiến hành thực hiện những giải pháp
để giải quyết gốc rễ vấn đề.
Quá trình làm việc nhóm theo cảm nhận cá nhân, em nhận thấy nhóm làm việc
diễn ra khá thuận lợi và trơn tru, ít có mâu thuẫn về ý tưởng, nội dung. Nhưng
do cả nhóm đều là sinh viên năm cuối, không tránh khỏi việc mỗi bạn đều có
công việc riêng, nên việc tìm thời gian để làm việc nhóm cũng như hạn bài tập
không được thuận lợi. Tuy nhiên cả nhóm đã cùng nhau hỗ trợ và cố gắng bảo
đảm bài tập được hoàn thành và nộp đúng hạn, đảm bảo hiệu suất làm việc của
nhóm.
- Bài của Huỳnh Hồng Phúc
Sau khi tham gia bài tập này, em nhận ra rằng. Bản thân trước đây khá lơ là
cùng tùy hứng, em vốn không phải là một người thích lập kế hoạch cũng như
không thích việc bản thân phải làm theo một khuôn khổ nào đó. Tuy nhiên,
thông qua các buổi học cũng như sau khi tiếp xúc với các lý thuyết về ma trận
13
Eisenhower, các buổi làm việc nhóm brainstorm về cây vấn đề… Dần dần em
nhận ra bản thân chưa đủ trách nhiệm với cuộc sống của chính mình. Gần đây
em đã bắt đầu tập lập kế hoạch một tuần làm việc và em thấy nó khá hiệu quả,
em ghi chú lại lịch học, lịch làm việc, và thời gian nghỉ ngơi cho chính mình.
Việc này mang đến cho em cảm giác khá mới lạ, em cảm thấy bản thân dường
như sống một cách trưởng thành hơn, có khoa học hơn.
Mặt khác, từ những câu chuyện được cô và các bạn chia sẻ, em rút ra được một
điều. Đối với các vấn đề xảy ra trong cuộc sống, thông thường một vấn đề có
thể sẽ bao gồm nhiều nguyên nhân và bản thân chúng ta chỉ có thể giải quyết
các nguyên nhân bắt nguồn từ chính bản thân mình. Đôi khi gặp một số chuyện
xảy ra không theo mong muốn em thường sẽ đổ lỗi cho các yếu tố khách quan
chẳng hạn như đi đường gặp trời mưa nhưng không mang dù, em sẽ đổ lỗi cho
thời tiết mà không chịu nhìn nhận lại rằng nếu bản thân dự phòng trước, mang
theo dù cho mình thì quần áo, cặp sách sẽ không bị ướt và chính em cũng không
cần phải hao phí thời gian chờ trời tạnh mưa rồi mới về. Thay đổi tư duy, suy
nghĩ, cùng hành động của bản thân có thể sẽ giúp cuộc sống của em trở nên đầy
màu sắc hơn.
Về vấn đề làm việc nhóm, do thông tin liên lạc của nhóm em chủ yếu là qua
zalo nên việc trao đổi, thảo luận với nhau sẽ gặp phải một số trục trặc nhỏ.
Nhưng nhìn chung thì hầu như ai cũng cố gắng xây dựng bài làm của nhóm sao
cho tốt nhất có thể. Một điều khá may mắn là do các thành viên trong nhóm
chúng em đã được gặp nhau từ các học phần khác nên việc xảy ra mâu thuẫn,
tranh cãi trong quá trình làm hầu như không có. Trong các buổi thảo luận về các
bài tập như 5W-1H, mục tiêu trong tương lai,... đã mang đến cho em khá nhiều
trải nghiệm cùng bài học mới trong học phần này.
- Bài của Võ Hồ Huyền Diệu
Sau quá trình học tập cùng cô và các bạn trong lớp, bên cạnh đó là các bài tập
nhóm, em nhận thấy bản thân chưa đủ nghiêm khắc bản thân mình, còn khá
nuông chiều theo các sở thích của bản thân. Dù đã lập ra thời gian biểu nhưng
em chưa thể thực hiện đúng theo thời gian biểu đó, bởi các vấn đề ngoại cảnh
tác động, và chưa xác định chính xác được mục tiêu của bản thân. Thông qua
các tiết học lên và các bài tập về nhà thì giờ đây em đã có thể định hình lại cho
mình được một kế hoạch làm việc tương đối ổn định, em biết làm thế nào để đạt
được những mục tiêu đã đặt ra.
Nhờ biết đến ma trận Eisenhower em đã có thể hoạch định cho mình một bản kế
hoạch về các việc mà bản thân cần phải thực hiện. Chỉ có vài tuần ngắn ngủi
nhưng em nhận thấy việc tập của em đã có những cải thiện đáng kể, em có
nhiều thời gian để đầu tư vào các mục tiêu lâu dài hơn, ít sử dụng mạng xã hội
hơn trước, dành nhiều thời gian cho việc học hơn.
Về quá trình làm việc nhóm, do chúng em không có nhiều thời gian gặp nhau
trực tiếp để thảo luận các vấn đề chung mà chủ yếu liên lạc qua Zalo nên còn
gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, các bạn đều đã rất cố gắng để có thể hoàn thành
được hết các nhiệm vụ được giao, hiệu quả làm việc nhóm khá tốt.

15

You might also like