You are on page 1of 11

Chỉ số chứng khoán và phương pháp tính toán

1. Khái niệm chỉ số chứng khoán:


Chỉ số thị trường chứng khoán là một giá trị thống kê phản ánh tình hình cổ
phiếu. Chỉ số thị trường chứng khoán được tổng hợp từ danh mục các cổ phiếu
theo phương pháp nhất định. Thông thường, danh mục sẽ bao gồm các cổ phiếu có
những điểm chung như cùng niêm yết tại một số giao dịch, cùng ngành hay cùng
mức vốn hóa thị trường.
Các chỉ số chứng khoán này có thể do sở giao dịch chứng khoán định ra(ví
dụ như VN-Index do ủy Ban chứng khoán nhà nước định ra), cũng có thể do hãng
thông tin (như Nikkei 225- thời báo kinh tế Nhật) hay một thể chế tài chính nào đó
định ra (như Hang seng Index- ngân hàng Hang seng)
 2.Ý nghĩa của chỉ số chứng khoán

  Chỉ số giá chứng khoán được coi là phong vũ biểu, hay là nhiệt kế để do tình
trạng sức khỏe của nền kinh tế, xã hội. Thông thường nền kinh tế tăng trưởng thì
chỉ số tăng và ngược lại. Tuy nhiên, giá chứng khoán nói riêng, giá của thị trường
nói chung đều là tổng hợp của hàng loạt yếu tố như: các yếu tố kinh tế vĩ mô, các
yếu tố của môi trường đầu tư… nhất là yếu tố tâm lý của người đầu tư. Nhiều khi
mới chỉ có dấu hiện tăng trưởng của nền kinh tế (mà chưa thực sự có) là mức lạc
quan của nhà đầu tư đã có thể rất cao và họ đua nhau để mua chứng khoán, đẩy giá
lên cao. Ngược lại, có khi tình hình chưa đến nỗi tồi tệ, nhưng mọi người đã hoảng
hốt bán tống bán tháo chứng khoán làm giá giảm tồi tệ

Có nhiều cách tính chỉ số chứng khoán khác nhau nhưng mỗi một chit số
chứng khoán đều ẩn chứa thông tin về tình trạng thị trường chứng khoán tại thời
điểm tính.. mỗi chỉ số chứng khoán đứng riêng lẻ không mang đến thông tin hữu
ích cho nhà đầu tư, chỉ số chứng khoán phải được theo dõi trong cả thời kỳ, thông

1
qua đó nhà đầu tư có thể nhìn nhận được xu thế, xu hướng của thị trường, từ đó có
các hoạt động đầu tư hiệu quả.

Trong quá trình xây dựng chỉ số giá là phải cố định phần lượng, loại bỏ mọi
yếu tố ảnh hưởng về giá trị để khảo sát sự thay đổi của riêng giá. Có như vậy chỉ số
giá mới phản ánh đúng sự biến động về giá.

Để thực hiện được mục tiêu đó cần giải quyết 3 vẫn đề trong quá trình xây
dựng chỉ số giá cổ phiếu:

- Chọn phương pháp

- Chọn rổ đại diện

- Tìm biện pháp trừ khử các yếu tố về giá trị để đảm bảo chỉ số giá chỉ phản
ánh sự biến động của riêng giá

3. Chỉ số giá cổ phiếu

Chỉ số giá cổ phiếu được xem là phong vũ biểu thể hiện tình hình hoạt động
của TTCK. Đây là thông tin quan trọng đối với hoạt động của thị trường của nhà
đầu tư và các nhà phân tích kinh tế.

Tất cả các TTCK đều xây dựng hệ thống chỉ số giá cổ phiếu cho riêng mình.

Giá bình quân thời kỳ gốc trong so sánh chỉ số giá thường là 100. Ví dụ, khi
thông báo về TTCK như chỉ số giá VN-Index ngày 30/3/2016 là 460.02 điểm có nghĩa
đó là chỉ số giá cổ phiếu ngày 30/3/2016 so với ngày gốc đã chọn là 28/7/2000 (là thị
trường chứng khoán VN chính thức đi vào hoạt động) với giá gốc là 100 . so sánh giá
trị chỉ số giữa 2 thời điểm khác nhau ta được mức biến đổi giá giữa 2 thời điểm đó.
Nếu trị giá chỉ số Vn-Index ngày 31/3/2016 là 461.11 điểm thì có nghĩa là TTCK VN
đã có dấu hiệu phục hồi với chỉ số Vn-Index đã tăng 1.09 điểm (+0,24%) trong ngày

2
31/3/2016. Nếu đem số này so sánh với giá đóng cửa hôm trước và nhân với 100 thì ta
có được sự biến đổi theo %: (1.09:40x0,2)100=0,24%

Chỉ số giá cổ phiếu được tính cho:

- Từng cổ phiếu

- Tất cả cổ phiếu của thị trường

- Từng ngành, nhóm ngành như: chỉ số ngành công nghiệp Mỹ (DJIA)

- Thị trường quốc tế như MSCI Asia pacific là chỉ số đo mức độ vốn hóa thị
trường trung bình trọng số tự do điều chỉnh của các chứng khoán ở Úc, Trung Quốc,
Ấn Độ, Hồng Kong, Hàn quốc, Đài Loan và Thái Lan

Ngoài ra một số chỉ tiêu sau cũng được thống kê, tổng hợp đối với chỉ số giá và
thông báo rộng rãi: chỉ số giá trong ngày, ngày đó so với ngày trước, so với đầu năm,
chỉ số cao nhất và thấp nhất trong năm…

Chỉ số giá có thể tính theo thời gian(so sánh theo thời gian) hoặc theo không
gian để so sánh giữa các vùng lãnh thổ với nhau.

Hiện nay các nước trên thế giới thường dùng 5 phương pháp để tính chỉ số giá
cổ phiếu đó là:

a. Phương pháp số bình quân giản đơn

Phương pháp tính giá bình quân giản đơn cũng thường được áp dụng. công thức
đơn giản là lấy tổng giá của chứng khoán cho chứng khoán tham gia tính toán:

Trong đó: IP: giá bình quân

Pi: giá của chứng khoán i

n: Số lượng chứng khoán đưa vào tính toán

3
Các chỉ số họ Dow Jone của Mỹ, Nikkei 225 của Nhật, MBI của Ý áp dụng
phương pháp này. Phương pháp này sẽ tốt khi mức giá của các cổ phiếu tham gia
niêm yết khá đồng đều, hay độ lệch chuẩn của nó thấp.

b. Chỉ số giá bình quân gia quyền

Là chỉ số bình quân được tính có sự tham gia của khối lượng, có nghĩa là biến
đổi giá của những nhân tố có tỷ trọng khối lượng trong tổng thể càng lớn thì ảnh
hưởng càng nhiều đến chỉ số giá chung và ngược lại.

trong đó: I: là chỉ số giá bình quân gia quyền

pt: giá kỳ báo cáo

p0: giá kỳ gốc

q: là khối lượng (quyền số), có thể theo thời kỳ gốc


hoặc kỳ báo cáo, cũng có thể là cơ cấu của khối lượng

- Ưu điểm: có đề cập đến quyền số trong quá trình tính toán

- Nhược điểm: do chọn rổ đại diện theo nhiều tiêu thức và mỗi tiêu thức cũng
có ưu nhược điểm riêng, nên trong nhiều trường hợp chỉ số này không phản ánh đúng
tình hình giao dịch của thị trường.

Theo phương pháp này, chọn q theo kỳ gốc là phương pháp Laspeyres, chọn q
theo kỳ tính toán là phương pháp Passcher

c. Phương pháp Laspeyres

Chỉ số giá bình quân Laspeyres là chỉ số giá bình quân gia quyền giá trị, lấy
quyền số là số cổ phiếu niêm yết thời kỳ gốc. như vậy, kết quả tính sẽ phụ thuộc vào
cơ cấu quyền số kỳ gốc
4
trong đó: pt: giá kỳ báo cáo

p0: giá kỳ gốc

q0: là khối lượng (quyền số) kỳ gốc hoặc cơ cấu của


khối lượng c (số lượng cổ phiếu niêm yết) kỳ gốc

- Ưu điểm: không phải theo dõi liên tục sự biến động của quyền số, vì quyền số
gốc đã có sẵn ngay ở lần tính đầu tiên

- Nhược điểm: không cập nhật được sự thay đổi của khối lượng trong quá trình
giao dịch, mua bán

Có ít nước áp dụng phương pháp này, đó là chỉ số FAZ, DAX của Đức.

d. Phương pháp Passcher

Đây là loại chỉ số giá cổ phiếu thông dụng nhất và nó là chỉ số giá bình quân gia
quyền giá trị với quyền số là số lượng chứng khoán niêm yết thời kỳ tính toán. Kết
quả tính toán sẽ phụ thuộc vào cơ cấu quyền số thời kỳ tính toán.

Trong đó: qt: là khối lượng (quyền số) kỳ tính toán hoặc cơ cấu của khối lượng
thời điểm tính toán.

Đây là chỉ số giá bình quân gia quyền giá trị lấy quyền số là quyền số thời kỳ
tính toán, vì vậy kết quả tính sẽ phụ thuộc vào cơ cấu quyền số (cơ cấu chứng khoán
niêm yết) kỳ tính toán

- Ưu điểm: phải thường xuyên cập nhật khối lượng hàng hóa kỳ báo cáo và vì
thế khả năng phản ánh biến động của thị trường tốt hơn.

5
- Nhược điểm: phải thường xuyên cập nhật quyền số (tỷ trọng) và phương pháp
tính cũng phức tạp hơn.

Các chỉ số KOSPI (Hàn Quốc), S&P500 (Mỹ), FT-SE (Anh), TOPIX (Nhật),
CAC(Pháp), TSE (Đài Loan), Hangseng (Hong Kong) các chỉ số của Thụy Sỹ… và
Vn-Index của Việt Nam áp dụng phương pháp này

e. Chỉ số giá bình quân Fisher

Chỉ số giá bình quân Fisher là chỉ số giá bình quân nhân giữa chỉ số giá
Passcher và chỉ số Laspeyres

Giá trị chỉ số tính toán ra phụ thuộc vào quyền số của cả 2 thời kỳ: kỳ gốc và kỳ
tính toán

- Ưu điểm: loại trừ được nhược điểm cuar 2 phương pháp Laspeyres và
Passcher mắc phải.

Về mặt lý luận có phương pháp này nhưng không thấy nó được áp dụng ở bất
kỳ 1 quốc gia nào.

4. Một số chỉ số giá chứng khoán quốc tế

- Mỹ:

+ Chỉ số Dow Jones (Dow Jone Average)

+ Chỉ số Dow Jones Công nghiệp

+ Chỉ số Dow Jones vận tải

+ Chỉ số ngành phục vụ công cộng (DJUA)

+ NASDAQ Composite Index

+ Chỉ số S&P 500 (Standard Poors)

6
….

- Anh:

+ FT-30

+ FT-SE100

`- Hồng Kong:

+ Chỉ số Hangseng (HSI)

+ Chỉ ố tổng hợp cổ phiếu thường Hồng kong (AOI)

+ Chỉ số tham chiếu Hang Seng London của Hồng Kong (HSLRI)

+ Chỉ số Hang Seng Châu Á của Hồng Kong (HSAI)

- Hàn Quốc: KOSPI tổng hợp

- Nhật Bản:

+ Nikkei 225

+ TOPIX

- Pháp: CAC

- Đức : DAX

- Malaysia: chỉ số tổng hợp chứng khoán KLSE

Ngoài ra chỉ số giá trái phiếu:

Chỉ số trái phiếu so sánh mức giá trái phiếu tại thời điểm so sánh với mức giá
tại thời điểm gốc đã chọn. chỉ số giá trái phiếu phản ánh sự biến động của mức lãi suất
(nếu là 1 loại trái phiếu) và mức lãi suất bình quân (nếu là 1 danh mục các loại trái
phiếu)

5. Chọn rổ đại diện

7
Một nhiệm vụ thứ 2 quan trọng trong việc xây dựng chỉ số giá chứng khoán là
việc chọn rổ đại diện. Ở sở giao dịch chứng khoán New York có trên 3000 cổ phiếu
niêm yết, nhưng chỉ số tổng hợp Dow Jones chỉ bao gồm 65 cổ phiếu. Trong đó chỉ số
Dow Jones công nghiệp (DJIA) chỉ bao gồm 30 cổ phiếu, Dow Jones vận tải (DJTA)
bao gồm 20 cổ phiếu và Dow Jones dịch vụ (DIUA) bao gồm chỉ 15 cổ phiếu. Tuy chỉ
bao gồm một số lượng cổ phiếu niêm yết rất nhỏ như vậy trong tổng thể nhưng các chỉ
số Dow Jones vẫn trường tồn qua năm tháng, Vì nó phản ánh được xu thế, động thái
của quá trình vận động của giá cả. Rổ đại diện này là tiêu biểu, đại diện được cho tổng
thể vì họ thường xuyên thay những cổ phiếu không còn tiêu biểu nữa bằng cổ phiếu
tiêu biểu hơn.

Ba tiêu thức quan trọng để xác định sự tiêu biểu của cổ phiếu để chọn vào rổ đại
diện là số lượng cổ phiếu niêm yết, giá trị niêm yết và tỷ lệ giao dịch, mua bán chứng
khoán đó trên thị trường (khối lượng và giá trị giao dịch)

6. Vấn đề trừ khử ảnh hưởng của các yếu tố thay đổi về khối lượng và giá trị
trong quá trình tính toán chỉ số giá cổ phiếu

Trong quá trình tính toán một số nhân tố làm thay đổi về khối lượng và giá trị
của các cổ phiếu trong rổ đại diện sẽ ảnh hưởng đến tính liên tục của chỉ số.

Ví dụ như phạm vi, nội dung tính toán của ngày báo cáo không đồng nhất với
ngày trước đó và làm cho việc so sánh bị khập khiễng, chỉ số giá tính ra không phản
ánh đúng sự biến động của riêng giá.

Các yếu tố đó là: Thêm, bớt cổ phiếu khỏi rổ đại diện, thay cổ phiếu trong rổ
đại diện, nhập, tách cổ phiếu, thưởng cổ phần, thưởng tiền, tăng vốn bằng cách phát
hành cổ phiếu mới, bán chứng quyền, cổ phiếu trong rổ đại diện bị giảm giá trong
những ngày giao dịch không có cổ tức.

8
Để trừ khử ảnh hưởng của các yếu tố thay đổi về khối lượng và giá trị trong quá
trình tính toán chỉ số giá cổ phiếu, làm cho chỉ số giá cổ phiếu thực sự phản ánh đúng
sự biến động của riêng giá cổ phiếu mà thôi người ta dùng kỹ thuật điều chỉnh hệ số
chia. Đây là một đặc thù riêng của việc xây dựng chỉ số giá chứng khoán

II. Liên hệ Việt Nam

Hiện nay trên sàn chứng khoán Việt Nam, các chỉ số Vn-Index cũng như HNX-
Index và UPCoM-Index đều giống nhau là theo phương pháp Passcher, tức là các chỉ
số của TTCK Việt Nam hiện nay được tính bằng chỉ số gía bình quân gia quyền giá
trị, với quyền số là số lượng chứng khoán niêm yết kỳ tính toán. Với cách tính này thì
mã nào có giá trị vốn hóa càng lớn thì sự ảnh hưởng của nó tới các chỉ số càng cao.

1. Vn-Index:

Vn-Index được tính theo công thức sau:

Trong đó: ∑ptqt: tổng giá trị thị trường tại thời điểm tính toán

∑p0q0: tổng giá trị thị trường tại thời điểm gốc

Trong quá trình tính toán chỉ số, bên cạnh sự biến động về giá cổ phiếu làm
thay đổi giá trị chỉ số còn có một nhân tố khác làm thay đổi cơ cấu số cổ phiếu niêm
yết như thêm, bớt, tách, gộp cổ phiếu. Trong trường hợp này sẽ ảnh hưởng đến tính
không liên tục của chỉ số, nghĩa là chỉ số ngày báo cáo không đồng nhất với ngày
trước đó. Do đó cần phải đưa thêm vào sự điều chỉnh này bằng hệ số chia của công
thức trên.

Hệ số chia mới = (tổng giá trị thị trường các cổ phiếu sau khi thay đổi)/ tổng giá
trị thị trường các cổ phiếu trước khi thay đổi

9
Trường hợp cổ phiếu mới đưa vào niêm yết, số chia mới được tính như sau:

Hệ số chia mới= số chia cũ x(tổng giá thị trường của cổ phiếu niêm yết cũ + giá
thị trường của cổ phiếu niêm yết mới)/tổng giá trị thị trường của cổ phiếu niêm yết cũ

Hoặc khi thị trường xảy ra trường hợp niêm yết mới hay tổ chức niêm yết tiến
hành tăng vốn, hệ số chia sẽ được điều chỉnh như sau”

Dt=Vt/(Vt-AV)xD0

Trong đó: Dt: hệ số chia mới

D0: hệ số chia cũ D0=∑p0q0

Vt: tổng giá trị hiện hành của các cổ phiếu niêm yết Vt=∑ptqt

AV: giá trị điều chỉnh cổ phiếu

Khi hủy niêm yết hay tổ chức niêm yết tiến hành giảm vốn, hệ số chia mới được
tính như sau:

Dt=Vt/(Vt+ AV)xD0

Xem xét ví dụ sau:


- Tại phiên thứ nhất ngày 5/1 có kết quả giao dịch tại thời điểm gốc như sau:

Cổ phiếu Giá thực hiện Số lượng cổ phần Giá trị thị trường

AAA 16000 15 triệu 240000000

BBB 17000 12 triệu 204000000

Cộng 444000000

Index= 444000000/444000000 x100 = 100

- Tại phiên thứ hai ngày 10/1, giá cổ phiếu AAA là 16300, BBB là 17200

10
Index = (16300x15 triệu + 17200x 12 triệu)/440000000 x 100 = 101,55
- Tại phiên thứ 3 ngày 15/1 có thêm 2 cổ phiếu nữa là CCC và DDD:

Cổ phiếu Giá thực hiện Số lượng cổ phần Giá trị thị trường

AAA 16900 15 triệu 253500 triệu

BBB 17800 12 triệu 213600 triệu

CCC 16000 1,008tr 16128 triệu

DDD 14000 2,2 triệu 30800 triệu

Cộng 514028 triệu

Hệ số chia mới:

D = tổng giá thị trường của tất cả các cổ phiếu/ tổng giá thị trường của các cổ
phiếu cũ x hệ số góc

= 514028 triệu / (16900x15 triệu + 17800 x 12 triệu)x 444000000 = 488607,2 triệu

Index = 514028 triệu / 488607,2 triệu x 100 = 105,2

Như vậy, phiên giao dịch ngày 15/1 Index đã tăng 3,65 (= 105,2 – 101,55) điểm
tương đương với 3,59% (3,65/101,55) so với phiên trước

11

You might also like