You are on page 1of 6

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU


2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1.1 Khái niệm
2.1.1.1 Mua sắm trực tuyến
Mua sắm trực tuyến là một dạng thương mại điện tử cho phép khách hàng trực tiếp
mua hàng hóa hoặc dịch vụ từ người bán qua Internet sử dụng trình duyệt web. Người tiêu
dùng tìm thấy một sản phẩm quan tâm bằng cách trực tiếp truy cập trang web của nhà bán lẻ
hoặc tìm kiếm trong số các nhà cung cấp khác sử dụng công cụ tìm kiếm mua sắm, hiển thị sự
sẵn có và giá của sản phẩm tương tự tại các nhà bán lẻ điện tử khác nhau. Kể từ năm 2016,
khách hàng có thể mua sắm trực tuyến bằng nhiều loại máy tính và thiết bị khác nhau, bao
gồm máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng và điện thoại thông minh.
Theo nghiên cứu của Li và Zhang (2002), hành vi mua sắm trực tuyến (còn được gọi
là hành vi mua sắm qua mạng, hành vi mua sắm qua internet) là quá trình mua sản phẩm dịch
vụ qua internet. Theo định nghĩa trong nghiên cứu của Perea y Monsuwe và cộng sự (2004) thì
mua sắm trực tuyến là hành vi của người tiêu dùng trong việc mua sắm thông qua các cửa hàng
trên mạng internet hoặc website sử dụng các giao dịch mua sắm trực tuyến.
2.1.1.2 Ví điện tử
Theo Lê Văn Luyện (2020): Ví điện tử hay ví số là một tài khoản điện tử. Nó
giống như “ví tiền” của bạn trên Internet và đóng vai trò như một chiếc ví tiền mặt trong thanh
toán trực tuyến, giúp người sử dụng thực hiện công việc thanh toán các khoản phí trên Internet,
gửi và chuyển tiền một cách nhanh chóng, đơn giản và tiết kiệm cả về thời gian và tiền bạc của
người sử dụng. Dịch vụ ví điện tử có thể hiểu là tiền điện tử dựa trên môi trường Internet để
hình thành các ví ảo.
Theo Pachpande và Kamble (2018): Ví điện tử là một loại thẻ hoạt động bằng điện
tử và cũng được sử dụng cho các giao dịch được thực hiện trực tuyến thông qua máy tính hoặc
điện thoại thông minh và tiện ích của nó giống như thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ. Theo Thông tư
hướng dẫn về dịch vụ thanh toán trung gian của Ngân hàng Nhà nước: “ Dịch vụ Ví điện tử” là
dịch vụ cung cấp cho khách hàng một tài khoản điện tử định danh do các tổ chức cung ứng dịch
vụ tạo lập trên vật mang tin (như chip điện tử, sim điện thoại di động, máy tính...), cho phép
lưu giữ một giá trị tiền tệ được đảm bảo bằng giá trị tiền gửi tương đương với số tiền được
chuyển từ tài khoản thanh toán của khách hàng tại ngân hàng vào tài khoản đảm bảo thanh toán
của tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử theo tỷ lệ 1:1 và được sử dụng làm phương tiện thanh
toán không dùng tiền mặt.
2.1.1.3 Chức năng của ví điện tử
Chức năng của ví điện tử là giao dịch và thanh toán. Hầu hết các ví điện tử tại Việt
Nam hiện nay đều có thể thực hiện:
- Nhận và chuyển tiền: sau khi đăng ký và kích hoạt thành công thì tài khoản ví điện
tử đó co thể nhận tiền chuyển vào từ nhiều hình thức khác nhau như: nạp tiền trực tiếp tại quầy
giao dịch của tổ chức cung ứng ví điện tử, nạp tiền trực tiếp từ tài khoản ví điện tử cùng loại,
nạp tiền trực tiếp từ tài khoản ngân hàng.
- Lưu trữ tiền trên tài khoản điện tử: khách hàng có thể sử dụng ví điện tử làm nơi
lưu trữ tiền dưới dạng tiền số hóa (tiền điện tử) một cách an toàn và tiện lợi. Số tiền ghi nhận
trên tài khoản ví điện tử tương đương với số tiền thật được chuyển vào.
2.1.1.4 Ý định sử dụng
Theo Ajzen (1991): Ý định là một yếu tố dùng để đánh giá khả năng thực hiện hành
vi trong tương lai, ý định là một yếu tố tạo động lực, nó thúc đẩy cá nhân sẵn sàng thực hiện
hành vi và bị ảnh hưởng trực tiếp bởi thái độ, chuẩn mực chủ quan và nhận thức kiểm soát hành
vi. Ý định hành vi được giả định là tiền đề trung gian của hành vi, nghiên cứu về ý định sử
dụng sẽ dự đoán tốt đối với hành vi sử dụng.
Theo Scheer (2004): Ý định là một trạng thái tinh thần, thường có sức mạnh nhân
quả. Sự quyết tâm, của một người hoặc sự lo lắng, háo hức của người đó, như những “sức
mạnh” thúc đẩy chúng ta. Có những đặc điểm khác của ý định mà trạng thái tinh thần của ý
định không có chung. Ý định không có các đặc điểm thời gian mà trạng thái tinh thần có, hoặc
chia sẻ sự phụ thuộc bối cảnh gây tò mò mà ý định có. Do các trạng thái tinh thần hoạt động
theo quan hệ nhân quả, nên một người sẽ không thể cam kết thực hiện một quá trình hành động
như chúng ta thường làm khi hứa hoặc ký một thỏa thuận hoặc hợp đồng.
2.1.2 Đặc điểm
…….
2.1.3 …
….. các yếu tố ảnh hưởng …….

…….
2.2 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
2.2.1 Nghiên cứu ngoài nước
Theo Hanudin Amin (2009), “Factors affecting the intentions of customers in Malaysia to
use mobile phone credit cards”, đã tiến hành cuộc nghiên cứu thực nghiệm tại Sabah –
Malaysia về các nhân tố tác động đến Ý định sử dụng Ví di động của khách hàng cá nhân. Tác
giả bổ sung thêm vào mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) các nhân tố như Cảm nhận biểu
cảm, cảm nhận tin cậy, hiểu biết về ví di động. Nghiên cứu định lượng chính thức được tiến
hành với 150 phiếu khảo sát và thu về 117 phiếu trả lời hợp lệ. Kết quả phân tích dữ liệu cho
thấy các nhân tố Cảm nhận hữu ích, Cảm nhận dễ sử dụng, Cảm nhận biểu cảm và Hiểu biết về
ví di động có tác động đến ý định sử dụng ví di động của khách hàng cá nhân tại Sabah –
Malaysia với mức ý nghĩa 95%.
Theo Junadi và Sfenrianto (2015), “A model of factors influencing costumer’s intention
to
use E-payment system in Indonesia”. Trong nghiên cứu này, các tác giả sẽ điều tra ý định sử
dụng thanh toán điện tử của người tiêu dùng. Mô hình nghiên cứu đề xuất được phát triển bằng
cách mở rộng ly thuyết thống nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT) với văn hóa

nhận thức về bảo mật và mô hình, nhằm xác định các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc
chấp
nhận công nghệ thanh toán điện tử. Thông qua mô hình này, các nhà nghiên cứu có thể có một
lời giải thích chính xác hơn về hành vi của người tiêu dùng không chỉ về mặt chấp nhận công
nghệ, mà các yếu tố khác được coi là có ảnh hưởng đến người tiêu dùng như văn hóa và nhậ
thức về an ninh ở nước xuất xứ. Mô hình này sẽ được sử dụng để kiểm tra hành vi người tiêu
dùng ở Indonesia.
Nghiên cứu của Okeke và Eze (2018): Nghiên cứu này đã mở rộng mô hình TAM và xác
định bốn yếu tố thúc đẩy ý định sử dụng Mobile-Money tại Nigeria, bao gồm: nhận thức tính
dễ
sử dụng, nhận thức tính hữu ích, nhận thức của người tiêu dùng và nhận thức độ tin cậy. Điều
này cũng hoàn toàn trùng khớp với kết quả nghiên cứu của John Marumbwa và Munyaradzi
Mutsikiwa (2013) về ý định sử dụng Mobile-Money tại Zimbabwe. Cũng bắt đầu từ việc mở
rộng mô hình TAM với hai biến: Lợi thế tương đối và nhận thức độ tin cậy, các biến trong mô
hình nghiên cứu đều được chứng minh là có tác động tích cực lên tỷ lệ đăng ký mới và sử dụng
dịch vụ Mobile-Money tại quốc gia này. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra đối với người tham gia
khảo sát, sự thân thiện với người dùng trong giao diện của dịch vụ Mobile-Money là yếu tố tác
động mạnh nhất đến họ, theo ngay sau là tính hữu ích của dịch vụ này. Ngoài ra, biến số nhận
thức độ tin cậy được đưa vào cả hai mô hình nghiên cứu tại Nigeria và Zimbabwe với hàm ý
rằng, nếu gắn kết được niềm tin của khách hàng với dịch vụ/đơn vị cung cấp thì sự trung thành
của khách hàng chính là thành quả lớn nhất đối với các doanh nghiệp viễn thông. 
Nghiên cứu của Mugambe và cộng sự (2017): Nghiên cứu này đã sử dụng mô hình
UTAUT
mở rộng để đánh giá ý định sử dụng Mobile-Money của 321 cá nhân tại Uganda - một quốc gia
còn gặp nhiều khó khăn tại châu Phi. Kết quả nghiên cứu chỉ ra yếu tố ảnh hưởng xã hội có tác
động tích cực nhất đối với ý định sử dụng của họ. Theo sau đó, lần lượt là mức tác động đến từ
thói quen người dùng và điều kiện thuận lợi. Trong khi đó, giá cả, nỗ lực kỳ vọng và động lực
thụ động hầu như không đóng vai tròtrong việc gia tăng tỷ lệ người dùng dịch vụ này tại
Uganda.
2.2.2 Nghiên cứu trong nước

2.2.3 Tóm tắt các nghiên cứu liên quan


…Kẻ bảng tóm tắt các nghiên cứu đã lược khảo ở 2 phần trên
- Đánh giá tổng quan các phần đã lược khảo trên để tìm khoảng trống trong nghiên cứu:
Như: Về Mô hình, phương pháp nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu, phương pháp phân tíc, cơ
sở lý thuyết nền, có gì để mình kế thừa.
2.3 GIẢ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT
2.3.1 Giả thuyết nghiên cứu
… Dựa trên lược khảo và tự bản thân nghiên cứu để viết các giả thuyết nghiên cứu
2.3.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất
… Dựa trên lược khảo tài liệu và tự bản thân nghiên cứu để xây dựng mô hình nghiên cứu phù
hợp với tên đề tài bạn đã chọn

Tóm tắt chương 2


Nêu tóm tắt trong chương này mình đã làm những việc gì……..

You might also like