You are on page 1of 8

1.

Khái niệm
1- Căng thảng ( stress) là trạng thái của cơ thể khi phản ứng để dương đầu với
những hoàn cảnh mới.
- slide …
Tất cả mọi sinh vật trên trái đất, trong quá trình hình thành và phát triển đều chịu
sự tác động của môi trường. Với con người cũng vậy, trong cơ thể người mẹ,
trứng được thụ tinh, bắt đầu cho sự phát triển của một sinh linh bé nhỏ.
Khi đó mặc dù thai nhi được phát triển trong một môi trường ấm áp và an toàn,
nhưng cũng chịu những ảnh hưởng nhất định từ môi trường bên ngoài.
Do đó sự phát triển của thai nhi ngoài chịu ảnh hưởng từ cơ thể người mẹ, còn
chịu ảnh hưởng khá lớn từ các tác nhân môi trường khác.
hành trình trong suốt 9 tháng 10 ngày mang thai chứa đầy nhiều điều kỳ diệu, để
tạo nên một mầm sống mới và trở thành mẹ, cha là công việc khó khăn nhưng
đầy hạnh phúc.
Niềm mong ước lớn nhất của người mẹ là sinh ra những đứa con khỏe mạnh,
thông minh. Muốn vậy, việc chăm sóc sức khỏe trong thai kỳ là vô cùng quan
trọng, thậm chí là ngay từ lúc dự định có thai.
Những sự thay đổi của cơ thể người mẹ trong suốt giai đoạn này cũng thật sự
đáng kinh ngạc, cả về thể chất lẫn tinh thần.
Chúng ta hãy cùng nhau nhìn lên màn hình để theo dõi những thay đổi về người
phụ nữ.
Những thay đổi này có thể dễ dàng nhìn thấy, chẳng hạn như bụng to ra, tăng
cân hoặc cũng có thể ẩn sâu bên trong như lưu lượng máu tăng lên, nồng độ
hormone thay đổi phát triển mạnh và lan tỏa khắp cơ thể sản phụ hay tử cung
dần mở rộng.
Có rất nhiều loại nội tiết tố đặc biệt được tiết ra trong các giai đoạn thai kỳ, và
tất cả đều ảnh hưởng đến thai nhi.
Trong đó, có 3 nội tiết tố được nhắc đến nhiều nhất, đó là HCG, estrogen và
progesterone.
HCG là viết tắt của cụm từ Human Chorionic Gonadotropin – một loại hormon
được tiết ra trong quá trình hình thành nhau thai sau khi trứng rụng đã được thụ
tinh và làm tổ.
– Thiếu hụt nội tiết tố HCG khi mang thai: HCG được tiết ra ngay sau khi thụ
thai và nhau thai bám vào thành tử cung. Xét nghiệm nội tiết tố HCG bằng
que thử thai là cách nhanh nhất để biết một người có mang thai hay không.
HCG có vai trò duy trì hoàng thể, giúp tổng hợp estrogen, progesterone và
hỗ trợ nội mạc tử cung để phát triển thai nhi. Thiếu nội tiết tố HCG khi mang
bầu sẽ dẫn đến suy hoàng thể và sảy thai.
-Thiếu nội tiết tố nữ estrogen khi mang thai: Estrogen là nội tiết tố thúc đẩy
mạnh mẽ sự phát triển của tử cung, tuyến vú và sự đàn hồi của các cơ liên
kết. Nó giúp cho cơ thể người mẹ thích ứng kịp thời với sự lớn lên của em bé,
đặc biệt là sự chuẩn bị tuyến sữa để bắt đầu tiết sữa ở quý cuối của thai kỳ.
Estrogen cũng đóng vai trò thúc đẩy máu nuôi đến thai nhi. Do đó nội tiết tố
nữ estrogen kém trong khi mang thai sẽ ảnh hưởng đến sự lớn lên bình thường
của thai nhi. Nó còn khiến bà mẹ khó sinh hơn khi chuyển dạ và có thể gặp tình
trạng ít sữa sau khi sinh.
– Thiếu nội tiết tố nữ progesterone khi mang thai: Trong giai đoạn đầu của
thai kỳ, progesterone được tiết ra từ hoàng thể, có tác dụng duy trì thai nhi.
Trong những tháng tiếp theo, progesterone giữ vai trò ức chế quá trình chín và
những cơn co bóp ở cổ tử cung, ngăn cản quá trình tự hủy của tế bào màng bào
thai, bảo vệ thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Nội tiết tố progesterone kém khi mang thai sẽ làm cho bào thai không còn
được bảo vệ. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến sảy thai, sinh non.
- Oxytocin là hormone có tác dụng làm dịu cơn đau trong quá trình chuyển dạ
2. Dấu hiệu của trầm cảm khi mang thai
Các triệu chứng trầm cảm thường xảy ra chủ yếu vào giai đoạn 3 tháng đầu hoặc
3 tháng cuối. Ở giai đoạn 3 tháng giữa (từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6), nội tiết
tố của mẹ bầu thường tương đối ổn định. Các triệu trứng sẽ giảm khá nhiều về
tần suất cũng như mức độ. Khi có một trong những biểu hiện dưới đây, mẹ bầu
không được chủ quan mà cần lưu ý bởi rất có thể mẹ đã bị trầm cảm:
 Luôn cảm thấy buồn bã, tâm trạng không thoải mái, hay chán nản, bực tức
 Dễ nổi giận vô cớ dù chỉ là chuyện nhỏ
 Mẹ bầu thường xuyên cảm thấy lo lắng, mệt mỏi và căng thẳng
 Dễ khóc là biểu hiện điển hình của trầm cảm khi mang thai
 Cảm thấy không còn hứng thú với những thứ mà trước đây bản thân rất
yêu thích
 Dễ kích động hoặc chậm chạp hơn hẳn so với trước đây
 Khó ngủ hoặc mất ngủ trong thời gian dài
 Ngại tiếp xúc với những người xung quanh, kể cả bạn bè, người thân
trong gia đình, có xu hướng cô lập bản thân
 Có ý chống đối sự hướng dẫn của bác sĩ, không đi khám thai định kỳ
 Có xu hướng thích sử dụng các chất độc hại như rượu bia, hút thuốc
 Nhịp tim tăng nhanh, thỉnh thoảng choáng ngất
 Đôi khi còn suy nghĩ đến cái chết để thoát khỏi giai đoạn khủng hoảng
này.
Vì thế mẹ bầu cần thực sự để ý đến những cảm xúc của bản thân, nếu những suy
nghĩ tiêu cực xuất hiện với tần suất nhiều và kéo dài thì cần đi khám bác sĩ ngay.
Đặc biệt, trong thai kỳ mẹ rất cần nhận được sự quan tâm nhiều hơn của những
người thân trong gia đình để nhận biết sớm các trạng thái cảm xúc bất thường ở
bà bầu.
Bởi chính trạng thái thờ ơ của người thân dễ khiến mẹ bầu rơi vào trầm cảm
nặng.
Dấu hiệu của trầm cảm khi mang thai
Mẹ bầu bị trầm cảm luôn cảm thấy buồn bã, chán nản
3. nguyên nhân dẫn đến tình trạng trầm cảm khi mang thai
Trầm cảm khi mang thai xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Ở mỗi mẹ bầu, nguyên
nhân gây nên bệnh lý này lại khác nhau tùy hoàn cảnh, suy nghĩ và thái độ của
mỗi người.
Thay đổi hoocmon
Khi mang thai, hoocmon trong cơ thể mẹ thay đổi. Nhiều chuyên gia cho rằng
đây chính là nguyên nhân gây nên chứng trầm cảm khi mang thai ở mẹ bầu.
Sự thay đổi hoocmon khiến mẹ bầu nhạy cảm hơn, cảm xúc của mẹ cũng
thay đổi theo hướng mạnh hơn với những vấn đề xoay quanh cuộc sống của
mình. “Chuyện bé xé ra to” là tình trạng rất thường gặp ở mẹ bầu khiến mẹ suy
nghĩ nhiều hơn, lo lắng nhiều hơn và mệt mỏi cũng nhiều hơn.
Những cãi vã thường ngày của vợ chồng cũng trở nên căng thẳng hơn trong thời
gian mẹ mang bầu.
Mang thai ngoài ý muốn cũng có thể khiến mẹ bầu bị trầm cảm
Áp lực tài chính
Khi mang thai, mẹ bầu cần có tâm lý thoải mái và được cung cấp đầy đủ dinh
dưỡng để nuôi lớn thai nhi. Thế nhưng, không ít mẹ bầu luôn phải đau đầu suy
nghĩ về vấn đề tài chính, cân đối chi tiêu bởi việc sinh em bé tốn kém rất nhiều
khoản chi phí khác nhau…
Hơn nữa, trong cuộc sống hiện đại ngày nay, rất nhiều phụ nữ phải cùng lúc chu
toàn cả việc cơ quan, việc gia đình, quá trình mang thai vẫn phải làm việc vất vả
để đảm bảo tài chính cho gia đình. Những áp lực ấy cũng là nguyên nhân dễ
khiến mẹ bị trầm cảm khi mang thai.
Thiếu sự hỗ trợ
Khi mang bầu, người mẹ trở nên nhạy cảm và mệt mỏi nhiều hơn bởi những cơn
ốm nghén, sự nặng nề của cơ thể, những lo lắng thường trực về sự phát triển của
em bé trong bụng mẹ. Thời kỳ này mẹ rất cần nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ,
quan tâm nhiều hơn của người thân quanh mình.
Tuy nhiên rất nhiều trường hợp mẹ bầu không nhận được nhiều sự hỗ trợ của
người thân. Sự thờ ơ, coi nhẹ và thiếu quan tâm của mọi người xung quanh
khiến bà bầu bị tổn thương về mặt tinh thần, rơi vào những suy nghĩ tiêu cực và
trở thành trầm cảm khi mang thai.
Mang thai ngoài ý muốn
Trái ngược với những cặp vợ chồng đang mong ngóng con, phụ nữ mang thai
ngoài ý muốn thường sẽ có nhiều suy nghĩ tiêu cực, ảnh hưởng đến tâm sinh lý
và sức khỏe của mẹ.
Việc mang thai ngoài ý muốn khiến mẹ luôn lo lắng, dè dặt trước ánh mắt và
thái độ của những người xung quanh. Thêm vào thiếu sự chuẩn bị trước cho việc
mang thai khiến mẹ gặp nhiều rắc rối về tài chính, công việc và cuộc sống hàng
ngày cũng bị đảo lộn, làm gia tăng mệt mỏi và sự căng thẳng. Những suy nghĩ
tiêu cực ấy rất dễ khiến mẹ bị trầm cảm khi mang thai.
Áp lực xã hội
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, ngày nay nhiều phụ nữ phải chịu áp lực cao
từ xã hội. Khi họ mang thai những áp lực đó còn tăng lên nhiều hơn khi vừa phải
đi làm, vừa phải chỉn chu việc gia đình.
Quá trình mang thai, người mẹ cũng luôn phải đối mặt với sự dò hỏi từ những
người xung quanh về nhiều vấn đề như: giới tính, cân nặng của con, ngoại hình
của mẹ… Quá nhiều lo toan, bận rộn khiến mẹ bầu không được nghỉ ngơi, thư
giãn mà thường xuyên ở trạng thái căng thẳng dẫn đến trầm cảm.
Di truyền
Một số nghiên cứu cho rằng, trầm cảm khi mang thai do sự rối loạn cảm xúc của
người mẹ cũng có yếu tố di truyền. Khảo sát cho thấy rằng, nếu mẹ hoặc chị gái
của bạn từng bị trầm cảm khi mang thai, thì nguy cơ bạn mắc phải tình trạng này
cũng cao hơn so với những bà bầu khác.
4. hậu quả
Trầm cảm không được điều trị khiến mẹ bầu không quan tâm đến chăm sóc sức
khỏe. Từ đó dẫn đến chế độ dinh dưỡng kém, mẹ có thể uống rượu, hút thuốc
trong thai kỳ để giải tỏa nhưng lại gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bản thân và
thai nhi. Nếu để trầm cảm kéo dài đến sau sinh, mẹ cũng sẽ không thể chăm sóc
tốt em bé và bản thân. Một số trường hợp nghiêm trọng hơn là mẹ bị trầm cảm
có xu hướng muốn tự sát gây đe dọa đến tính mạng của cả mẹ và bé.
Có thể bạn quan tâm Uống rượu, hút thuốc khi mang thai: Hại mẹ bầu lẫn thai
nhi
Ảnh hưởng đối với thai nhi trong bụng và sau khi chào đời
Trầm cảm khi mang thai khiến mẹ không chăm sóc tốt bản thân chắc chắn sẽ
gây hại đến thai nhi. Trong đó bao gồm những vấn đề như em bé bị nhẹ cân,
chậm phát triển, dễ bị sinh non và gặp nhiều rủi ro.
Hơn nữa sau khi chào đời, trẻ được sinh ra từ mẹ bị trầm cảm có thể ít hoạt
động, giảm chú ý và dễ cáu kỉnh hơn so với trẻ được sinh ra từ mẹ không bị trầm
cảm. Trẻ cũng sẽ dễ có những vấn đề trong phát triển, học tập, hành vi và sức
khỏe tinh thần sau này. Đó là lý do mà trầm cảm khi mang thai luôn cần được
điều trị kịp thời để hạn chế những hậu quả đối với sức khỏe và sự phát triển của
em bé. pháp hỗ trợ kịp thời.
5. Biện pháp giải quyết trầm cảm khi mang thai
Trầm cảm khi mang thai rất nguy hiểm đối với bà bầu và thai nhi nên cần
được phát hiện sớm và có biện pháp can thiệp kịp thời. Dưới đây là một số giải
pháp thường được áp dụng cho các mẹ bầu bị trầm cảm.
Liệu pháp tâm lý
Trầm cảm là một dạng rối loạn tâm lý nên liệu pháp tâm lý là ưu tiên hàng đầu
để giải quyết vấn đề này. Mẹ bầu nên tìm đến các bác sĩ tâm lý để được tư vấn,
tháo gỡ những rối loạn và cảm xúc tiêu cực.
Bên cạnh đó, mẹ bầu hãy tự dành cho mình nhiều thời gian hơn để thư giãn, đọc
sách hoặc “nuông chiều” những sở thích của bản thân nhằm tránh xa các suy
nghĩ tiêu cực. Hãy tâm sự, chia sẻ nhiều hơn với người thân, bạn bè để được giải
tỏa những lo lắng và mệt mỏi.
Tập thể dục thường xuyên
Mẹ hãy cố gắng vận động nhẹ nhàng hàng ngày bằng những bài thể dục đơn
giản dành cho bà bầu. Việc vận động cơ thể sẽ giúp cho khí huyết lưu thông tốt
hơn, cơ thể khỏe khoắn, nhẹ nhàng, nhờ đó tinh thần cũng trở nên thư thái hơn,
tránh những suy nghĩ tiêu cực không nên có.
Vai trò của người thân, bạn bè
Khi bà bầu bị trầm cảm, vai trò của người thân, bạn bè xung quanh là rất quan
trọng. Bởi chính việc không được chia sẻ về mặt tinh thần, giúp đỡ, hỗ trợ trong
cuộc sống hàng ngày khiến bà bầu cảm thấy cô đơn, mệt mỏi và dẫn tới trầm
cảm.
Chính vì thế người thân xung quanh, đặc biệt là người chồng hãy thể hiện sự
quan tâm và dành nhiều thời gian hơn để tâm sự, chia sẻ với bà bầu giúp họ giải
tỏa những lo lắng, suy nghĩ tiêu cực. Lắng nghe và trò chuyện là cách tốt nhất để
bà bầu cảm thấy không bị bỏ rơi và có động lực lớn để vượt qua thời kỳ bầu bì
đầy mệt mỏi.
Điều trị bằng thuốc
Với một số trường hợp bà bầu có triệu chứng trầm cảm nặng, mẹ bầu sẽ cần
được điều trị bằng thuốc để ổn định trạng thái cảm xúc. Các loại thuốc này
không được phép tự ý sử dụng, bởi nếu sai liều lượng và cách dùng có thể ảnh
hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.
Mẹ cần tới thăm khám với bác sĩ, chia sẻ chính xác những triệu chứng và cảm
xúc của mình để bác sĩ nắm bắt, chẩn đoán chính xác mức độ bệnh và chỉ định
dùng thuốc phù hợp nhất.
Trong suốt quá trình sử dụng thuốc, nếu gặp phải bất cứ tác dụng phụ nào mẹ
hãy hỏi ý kiến bác sĩ để được chỉ dẫn.
Nhìn chung trầm cảm khi mang thai không phải là vấn đề xa lạ trong xã hội hiện
đại. Chúng ta cần có nhận thức đúng đắn về tình trạng này để hạn chế tối đa
nguy cơ trầm cảm ở bà bầu, tránh những sự việc đáng tiếc có thể xảy ra.
Trong suốt quá trình mang thai, mẹ bầu nên thường xuyên thăm khám bác sĩ
theo lịch định kỳ được tư vấn để theo dõi tình trạng sức khỏe, cập nhật liên tục
các vấn đề của bản thân để được tư vấn và có giải pháp phù hợp.
……………………..

Sau sinh
1. Triệu chứng trầm cảm sau sinh
Ban đầu, trầm cảm sau sinh có thể bị nhầm lẫn với hội chứng baby blues (Các
triệu chứng của baby blues — chỉ kéo dài vài ngày đến một hoặc hai tuần sau
khi em bé chào đời) - nhưng các triệu chứng nghiêm trọng hơn và kéo dài hơn.
Những điều này cuối cùng có thể cản trở khả năng chăm sóc em bé của bạn và
xử lý các công việc hàng ngày khác. Các triệu chứng thường phát triển trong vài
tuần đầu sau khi sinh. Nhưng chúng có thể bắt đầu sớm hơn — trong khi mang
thai — hoặc muộn hơn — cho đến một năm sau khi sinh.
Các triệu chứng trầm cảm sau sinh có thể bao gồm:
Khó liên kết với em bé của bạn
Rút khỏi gia đình và bạn bè
Ít hứng thú và niềm vui trong các hoạt động bạn từng thích
Khó chịu và tức giận dữ dội
Sợ rằng bạn không phải là một người mẹ tốt
vô vọng
Cảm giác vô dụng, xấu hổ, tội lỗi hoặc kém cỏi
Giảm khả năng suy nghĩ rõ ràng, tập trung hoặc đưa ra quyết định
bồn chồn
Lo lắng nghiêm trọng và các cuộc tấn công hoảng loạn
Ý nghĩ lặp đi lặp lại về cái chết hoặc tự tử
Không được điều trị, trầm cảm sau sinh có thể kéo dài nhiều tháng hoặc lâu hơn.
- Hàm lượng hormone Oxytocin sản sinh ngay lập tức nhằm thay thế cho hàm
lượng hormone Progesterone và Estrogen đã mất đi. Theo một vài nghiên cứu
cho thấy, hormone này có ý nghĩa quan trọng đến bản năng, tình cảm của nữ
giới khi làm mẹ.
Ngay thời điểm em bé lọt lòng và bác sĩ lấy phần bánh nhau ra khỏi cơ thể mẹ
thì hàm lượng hormone Estrogen và Progesterone bắt đầu giảm đáng kể.
Hormone Prolactin (thùy trước tuyến yên) sản sinh hàm lượng lớn với tốc độ
khá nhanh nhằm kích thích khả năng sản xuất sữa từ cơ thể mẹ.
-Sau khoảng 3 tuần, phụ nữ sau sinh dần nhận thấy cảm xúc và suy nghĩ của
mình dần có sự cải thiện và ổn định hơn. Đồng thời, với những chị em lần đầu
có con, họ cũng dần quen với những công việc hằng ngày để chăm sóc em bé. Ở
giai đoạn này, việc mất ngủ, cảm xúc không ổn định không chỉ xuất phát từ vấn
đề chăm con mà còn liên quan đến sự sản sinh quá nhiều hàm lượng Adrenalin.
-Sau khi sinh con khoảng 6 tuần, nội tiết tố của cơ thể mẹ bỉm sữa có sự thay đổi
rõ rệt khiến nhiều chị em bắt đầu có những dấu hiệu cảnh báo tình trạng trầm
cảm sau sinh.Hormone buồng trứng tiết ra, quyết định toàn bộ vẻ nữ tính, đời
sống vợ chồng viên mãn, sức khỏe và tuổi xuân của phụ nữ, đó là nội tiết tố nữ
estrogen. Khi hormone này trong cơ thể ở trạng thái cân bằng sẽ giúp giữ nước
và mỡ ở dưới da, ức chế hắc tố da, làm da căng mịn, ngoài ra còn giúp kéo dài
thời gian sống của nang tóc giúp mái tóc được chắc khỏe hơn, mượt mà hơn.
Estrogen giúp cho âm đạo tiết nhiều chất nhờn hơn, tạo ra hormone oxytocine
giúp tăng ham muốn và hưng phấn tình dục…
Ở tuổi đôi mươi, estrogen dồi dào nên phụ nữ thường có vóc dáng thon gọn,
ngực nở, eo thon, da sáng mịn, sinh lý viên mãn, tinh thần vui vẻ. Khi mang
thai, lượng hormone estrogen tăng lên đột biến từ 500-1000 lần để bảo vệ thai
nhi. Đến khi sinh xong, estrogen bị sụt giảm, nhường chỗ cho prolactin
(hormone tiết sữa) tăng cao lên để người mẹ có sữa cho con bú. Cho đến khi
người mẹ dừng cho con bú thì estrogen mới bắt đầu tăng trở lại.
Rối loạn nội tiết tố sau sinh ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, sắc đẹp cũng như
đời sống vợ chồng
Tuy nhiên, không phải chị em nào ngừng cho con bú là sẽ phục hồi nội tiết tố
như ban đầu. Thực tế là những chị em nào cơ địa tốt hoặc sinh con ở giai đoạn
lý tưởng, họ còn có thể tái thiết lập được nội tiết về trạng thái cân bằng, thậm chí
một số ít còn tốt hơn trước khi sinh nên họ còn đẹp và mặn mà hơn. Đây là
những trường hợp người ta thường nói “Gái một con trông mòn con mắt”. Có tới
80% phụ nữ không tái thiết lập được hệ cân bằng này, đặc biệt là phụ nữ sinh
con sau độ tuổi 30 và sinh con thứ hai. Vì lúc này cơ thể bắt đầu rơi vào giai
đoạn suy giảm nội tiết, tình trạng rối loạn nội tiết sau sinh không khắc phục
được nên mãi không thể lấy lại được mức cân bằng để vượt qua những rắc rối
sau sinh.
Theo thống kê, sau sinh, có tới 66% phụ nữ bị nám sạm, hơn 90% bị rụng tóc,
khoảng 75% khô âm đạo, 40% không thấy kinh nguyệt sau khi dừng cho con bú.
Các chuyên gia cũng cho biết, nếu phụ nữ tái thiết lập được hệ nội tiết cân bằng
thì hoàn toàn có thể “đẹp mòn con mắt” dù sinh con thứ hai hay ba.

You might also like