You are on page 1of 2

Câu hỏi 1) (L.O.4.2):Trên cơ sở nào ta phân loại: dung dịch polyme, hệ gel và hệ keo polyme ?

So sánh
giữa hệ Gel loại 1 và loại 2, cho các ví dụ minh họa tương ứng ? (2,5 điểm)
a) Tùy thuộc vào lực tác dụng tươnghỗ của polyme với dung môi ta có dung dịch: khi lực tương tác
tốt, yếu hơn có hệ gel còn không có là hệ keo ( 0,5 điểm)
b) Có 2 loại gel
 Gel loại 1: (1,0 điểm )
- Hệ polyme – chất lỏng (2 pha)- polyme -LML
• Mạng lưới được tạo thành từ các liên kết hóa học giữa các phân tử
• Các liên kết không bị phá vỡ bởi sự gia nhiệt
• Gel không bị tan chảy ở bất kỳ nhiệt độ nào ( khá bền vững) – thermally irrecoverable
- Được thành lập trong các trường hợp
• Sự trương của các polymer liên kết ngang tự xảy ra ( liên kết ngang không tách Po ra
khỏi nhau)
• Sự trùng hợp, trùng ngưng 3 chiều trong dung dịch (Po có độ chức > 2 có mạng
không gian)
• Quá trình tạo liên kết ngang có sự hiện diện của dung môi
Ví dụ: sự trương của cao su lưu hóa đến khi đạt mức cân bằng nhiệt động bền của 1pha gel. Mức độ
cân bằng của sự trương phụ thuộc vào mật độ nối mạng của polyme,nhiệt độ và bản chất dung môi
 Gel loại 2: (1,0 điểm )
- Mạng lưới (2 pha) được tạo thành từ các liên kết liên phân tử (yếu hơn liên kết hóa học)
Bền với một số điều kiện nào đó (liên kết tạm thời); Bị phá vỡ bởi sự gia nhiệt hay bản chất của dung
môi thay đổi: hình thành dung dịch thực, khi trở về điều kiện ban đầu liên kết mạnh được tái tạo và hệ
sẽ gel hóa.- hệ gel phục hồi nhiệt
- Được thành lập trong quá trình tương tác giữa
Các polymer ( thẳng, nhánh) có 2 loại nhóm khác nhau về độ phân cực trên mạch đối với dung môi.;
Dung môi không tốt, chỉ tương tác với một loại nhóm (2 dung môi cho 1 polyme: tốt, xấu), tạo hệ
gel.
- Sự gel xảy ra khi điều kiện thay đổi, làm xấu đi khả năng hòa tan của môi trường :
Khi nhiệt độ thay đổi ;Khi dung môi xấu thêm vào 1 dung dịch tan tốt dẫn đến sự tách pha.

Câu hỏi 2) (L.O.3.4): Trình bày các thuyết hiện đại về hiện tượng kết dính? Phân tích các yếu tố cơ bản
có ảnh hưởng đến khả năng kết dính của vật liệu Polyme? (2,5 điểm)
a) Các thuyết kết dính: cơ học, hóa học, hấp phụ, tĩnh điện, khuếch tán với giải thích chi tiết ( 1,0 điểm)
b) Phân tích yếu tố kết dính: Khả năng tấm ướt, bản chất vật liệu nền và polyme, điều kiện gia công -
chi tiết ( 1,5 điểm)
Câu hỏi 3) (L.O.2.1):Liệt kê các phương pháp xác định trọng lượng phân tử của polyme và cho biết cơ
sở lý thuyết của phương pháp nhóm em đã làm tiểu luận ? Nguyên lý cơ bản và thành phần của hệ
thống phân tích GPC là gì ? (1,5 điểm)
- Liệt kê các phương pháp xác định trọng lượng phân tử của polyme (0,5 điểm)
- Đặc trưng của phương pháp nhóm em đã làm tiểu luận (0,5 điểm)
- Nguyên lý và thành phần cơ bản hệ thống phân tích GPC (0,5 điểm)
Câu hỏi 4) (L.O.3.3):Khái niệm về Polyme blend ? Mục đích và ý nghĩa khi ta tạo polyme blend? Các
phương pháp để đánh giá khả năng tương hợp của các polyme blend ? (2,0 điểm)
 Hỗn hợp polyme: (1,0 điểm )
Gồm 2 hay nhiều polyme và có ý nghĩa ứng dụng với nhiều lý do:
- Nếu yêu cầu tính chất cơ học đối với một ứng dụng cho trước được đáp ứng bởi việc trộn hợp 2 polymer
( thường là một loại nhựa kỹ thuật đắt tiền vả một loại rẻ tiền hơn )
- Nếu muốn tái sinh các sản phẩm polyme, liên quan đến trộn hợp các nguồn polyme khác nhau
- Một vài sự kết hợp mang lại tính chất tốt hơn polyme ban đầu,Tác dụng hiệp đồng ( synergism), sử dụng
nhiều để tăng độ dai cho nhựa
 Các phương pháp để đánh giá khả năng tương hợp của các polyme blend (1,0 điểm )
a) Độ trong: ( tránh các trường hợp này)
Không sử dụng cho hai polyme có chiết suất bằng nhau (chiết suất bằng nhau không tan nhưng vẫn
trong ); Pha polyme có kích thước nhỏ hơn độ dài sóng của ánh sáng thấy được có thể dẫn đến các màng
trong suốt ; Hỗn hợp polyme với tỉ lệ kết tinh tương đối cao dẫn đến tán xạ ánh sáng các tinh thể nhỏ
b) Nhiệt độ hóa thủy tinh Tg : Hỗn hợp polyme tan lẫn có một nhiệt độ Tg đơn trung gian giữa các nhiệt
độ tương ứng với 2 polyme cấu tử . Nếu 2 polyme không tan có 2 Tg là Tg của 2 thành phần. Yêu cầu
Tg tương đối lớn giữa 2 cấu tử ( ít nhất 50 0C). Không sử dụng cho hỗn hợp có polyme tinh thể.
c) Điểm nóng chảy
d) Các tính chất cơ học
Câu hỏi 5) (L.O.5.1): Giản đồ cân bằng pha của hệ polyme – dung môi ( Hình dưới) theo sự thay đổi
của trọng lượng phân tử trung bình Mn của polyme ( Từ M1 - M4). Có nhận xét gì về các giá trị M1
đến M4 và cho biết đặc điểm của hệ tại A, B và C tương ứng? (1,5 điểm)

T B

M
1

M
2
A

M3
M
C 4

100% 𝑃𝑜𝑙𝑦𝑚𝑒
𝜑
2

Nằm trên điểm tới hạn thì dù tp bao nhiêu cũng chỉ có 1pha : UCST–Upper Critical SolutionTemperature
KLPT càng cao, đỉnh càng nghiêng về phía dung môi (nồng độ loãng (M1 > M2 > M3 > M4) (0,5 điểm)

Chia tách giữa vùng trộn�1lẫn , hòa tan không giới hạn với hòa tan có giới hạn : Tại T cho trước với những
điểm nằm phía trên đương phân chia ( A hay B) tương ứng với nồng độ của dung dịch đồng nhất . Những
điểm trong đường cong ( gần C)- tương ứng với hệ hai pha dị thể được tách theo thời gian làm 2 lóp ở
trạng thái cân bằng (1,0 điểm)
--- HẾT---

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN GIÁO VIÊN RA ĐỀ

TS. LA THỊ THÁI HÀ TS. LA THỊ THÁI HÀ

You might also like