Dương Cẩm Thu - 2251160316 - Bài kiểm tra 1 - Pháp luật về Hợp đồng và giải quyết tranh chấp về hợp đồng trong hoạt động kinh doanh

You might also like

You are on page 1of 5

BÀI KIỂM TRA

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Môn: Pháp luật về Hợp đồng và giải


THÀNH ĐÔNG quyết tranh chấp về hợp đồng trong hoạt
động kinh doanh
Lớp: Thạc sĩ Luật kinh tế Họ tên: Dương Cẩm Thu
5D22-LKT4(S2.22) MSSV: 2251160316
Ngày: 26/03/2023

Đề bài: Tình huống 1:


Công ty cổ phần Thiên Phát (được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Y cấp
giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp ngày 10/2/2017) có ngành
nghề kinh doanh là sản xuất các loại ống dẫn nước bằng nhựa.
Ngày 20/5/2018, Công ty cổ phần Thiên Phát phát hiện trên địa bàn
tỉnh X có Công ty trách nhiệm hữu hạn Thiên Phát kinh doanh cùng ngành
nghề có phần tên riêng “Thiên Phát” trùng với tên riêng của công ty mình.
Qua tìm hiểu, Công ty cổ phần Thiên Phát được biết Công ty trách nhiệm hữu
hạn Thiên Phát được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh X cấp giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp ngày 10/5/2018.
Câu hỏi:
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn Thiên Phát có vi phạm quy định về đặt
tên doanh nghiệp hay không? Vì sao?
2. Nếu có, Công ty cổ phần Thiên Phát cần phải làm gì để bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của mình? Nêu rõ cơ sở pháp lý.

BÀI LÀM
Công ty trách nhiệm hữu hạn Thiên Phát có vi phạm quy định về đặt
tên doanh nghiệp bởi vì:
Căn cứ theo pháp luật hiện hành Luật doanh nghiệp 2020 quy định về
tên công ty bị trùng nhau như sau:
Tại Điều 41 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về tên trùng và
tên gây nhầm lẫn có nội dung cụ thể như sau: “Tên trùng là tên tiếng Việt
của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng
Việt của doanh nghiệp đã đăng ký”.
Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật Doanh nghiệp
2020 thì tên tiếng Việt bao gồm 2 thành tố: loại hình doanh nghiệp và tên
riêng của doanh nghiệp. Do đó, có thể hiểu khi tên doanh nghiệp bị coi là tên
trùng với tên doanh nghiệp khác thì có nghĩa là cả loại hình và tên riêng.
Điều 38. Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp
Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng
ký được quy định tại Điều 41 của Luật này.
Điều 41. Tên trùng và tên gây nhầm lẫn
1. Tên trùng là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được
viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký.
2. Các trường hợp được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của doanh
nghiệp đã đăng ký bao gồm:
a) Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống tên
doanh nghiệp đã đăng ký;
b) Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt
của doanh nghiệp đã đăng ký;
c) Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng
với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;
d) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng
của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, một số thứ tự
hoặc một chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, chữ F, J, Z, W được viết liền
hoặc cách ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;
đ) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng
của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một ký hiệu “&” hoặc “và”, “.”,
“,”, “+”, “-”, “_”;
e) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng
của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc từ
“mới” được viết liền hoặc cách ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh
nghiệp đã đăng ký;
g) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng
của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một cụm từ “miền Bắc”, “miền
Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông”;
h) Tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã
đăng ký.
3. Các trường hợp quy định tại các điểm d, đ, e, g và h khoản 2 Điều
này không áp dụng đối với công ty con của công ty đã đăng ký.
Điều 18 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP
Điều 18. Đăng ký tên doanh nghiệp
1. Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp không được đăng
ký tên doanh nghiệp trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác
đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trên phạm
vi toàn quốc, trừ những doanh nghiệp đã giải thể hoặc đã có quyết định có
hiệu lực của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản.
2. Phòng Đăng ký kinh doanh có quyền chấp thuận hoặc từ chối tên dự
kiến đăng ký của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Để tránh tên
doanh nghiệp bị trùng, nhầm và vi phạm quy định về đặt tên doanh nghiệp, ý
kiến Phòng Đăng ký kinh doanh là quyết định cuối cùng. Trường hợp không
đồng ý với quyết định của Phòng Đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp có thể
khởi kiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
3. Doanh nghiệp hoạt động theo Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng
nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) hoặc giấy tờ
có giá trị pháp lý tương đương được cấp trước ngày 01 tháng 7 năm 2015
được tiếp tục sử dụng tên doanh nghiệp đã đăng ký và không bắt buộc phải
đăng ký đổi tên doanh nghiệp trong trường hợp có tên trùng, tên gây nhầm lẫn
với tên doanh nghiệp đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký
doanh nghiệp.
4. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có tên
trùng và tên gây nhầm lẫn tự thương lượng với nhau để đăng ký đổi tên doanh
nghiệp.
Như vậy, tên công ty không được trùng với tên của một công ty khác
trước đó đã đăng ký cụ thể Công ty cổ phần Thiên Phát (được Sở Kế hoạch và
Đầu tư tỉnh Y cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp ngày
10/2/2017) còn Công ty trách nhiệm hữu hạn Thiên Phát được Sở Kế hoạch
và Đầu tư tỉnh X cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ngày 10/5/2018
như vậy là giấy phép Công ty trách nhiệm hữu hạn Thiên Phát được cấp sau
Công ty cổ phần Thiên Phát.
Nếu có, Công ty cổ phần Thiên Phát cần phải làm các biện pháp để bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình như sau:
1. Công ty cổ phần Thiên Phát thỏa tự thỏa thuận với công ty trách nhiệm
hữu hạn Thiên Phát về việc trùng tên của hai công ty và yêu cầu công ty
trách nhiệm hữu hạn Thiên Phát đổi lại tên của doanh nghiệp mình tại
khoản 4 Điều 18 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP quy định “Khuyến khích
và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có tên trùng và tên gây
nhầm lẫn tự thương lượng với nhau để đăng ký đổi tên doanh nghiệp”.
2. Khởi kiện tại tòa án có thẩm quyền yêu cầu thu hồi giấy phép Công ty
trách nhiệm hữu hạn Thiên Phát Điều 186 Bộ luật Tố tụng dân sự
(BLTTDS) năm 2015 quy định về quyền khởi kiện vụ án “Cơ quan, tổ
chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp
khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm
quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”. Khoản 5
Điều 189 BLTTDS năm 2015 “Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu,
chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm
phạm. Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp
đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu,
chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi
kiện bị xâm phạm. Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài
liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ
án”.
tại Điều 18 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP quy định Doanh nghiệp hoạt
động theo Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý
tương đương được cấp trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 được tiếp tục sử
dụng tên doanh nghiệp đã đăng ký và không bắt buộc phải đăng ký đổi tên
doanh nghiệp trong trường hợp có tên trùng, tên gây nhầm lẫn với tên
doanh nghiệp đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh
nghiệp.

You might also like