You are on page 1of 4

CÂU 1: Trình bày cấu tạo lõi thép máy biến áp một pha

- Lõi thép của máy biến áp được chế tạo bằng những vật
liệu có độ dẫn từ cao vì nó được dùng để dẫn từ thông
chính trong máy.
- Vật liệu chế tạo lõi thép là thép kỹ thuật điện (còn gọi là
tôn silic).
- Để giảm tổn hao do dòng điện xoáy trong lõi (dòng Fuco),
người ta không làm thành khối liền mà dùng các lá thép có
chiều dày từ 0,3mm - 0,5mm, có phủ cách điện ghép
- Hình dạng khác nhau như hình chữ nhật, hình xuyến...
Lõi thép được chia làm hai phần:
- Trụ từ: là nơi để đặt dây quấn,
- Gông từ: là phần khép kín mạch từ giữa các trụ.
Trụ từ và gông từ tạo thành mạch từ khép kín
CÂU 2:Trình bày cấu tạo dây quấn máy biến áp một pha
-Dây quấn máy biến áp thường được chế tạo bằng dây đồng
(hoặc nhôm), tiết diện chữ nhật, hoặc tròn, phía ngoài có bọc
cách điện.
-Dây quấn gồm nhiều vòng dây quấn quanh trụ từ. Giữa các
vòng dây, giữa các dây quấn được cách điện với nhau và cách
điện với lõi thép.
-Máy biến áp thường có 2 hoặc nhiều dây quấn.
Dây quấn nhận điện áp vào → sơ cấp
Dây quấn đưa điện áp ra → thứ cấp
Cấu tạo máy biến áp ba pha
 Lõi thép là một trong những thành phần chính cấu tạo
nên máy biến áp 3 pha. Lõi thép của máy biến áp 3 pha
có 3 trụ từ để quấn dây và gông từ để khép kín mạch từ.
Lõi thép của máy được làm từ những lá thép kỹ thuật
điện, 2 mặt phủ sơn cách điện và được ghép lại với nhau
thành hình trụ.
 Dây quấn máy 3 pha có 6 dây quấn đồng được bọc cách
điện, quấn quanh trụ. Dây quấn đảm nhiệm việc nhận
năng vào và truyền năng lượng ra trong quá trình máy
vận hành.
 Vỏ máy là bộ phận cũng khá quan trọng, giúp bảo vệ và
duy trì tuổi thọ cho máy biến áp. Thông thường, vỏ máy
biến áp 3 pha được làm từ nguyên liệu nhựa, sắt, thép,…
tùy theo kết cấu của máy và từng hãng máy biến áp 3
pha mà chúng sẽ được cấu tạo khác nhau.
CÂU 3:

-Sơ đồ

- Nguyên lí làm việc của MBA 1 pha: hoạt động dựa trên
hiện tượng cảm ứng điện từ
- Phân tích: khi đóng điện ở hai đầu cuộn sơ cấp có điện
áp vào U1, hiện tượng cảm ứng điện từ làm xuất dòng
điện cảm ứng trong cuộn thứ cấp, ở hai đầu cuộn thứ
cấp có điện áp ra U2 đi vào phụ tải
CÂU 4: Phương trình điện áp sơ cấp, thứ cấp MBA 1 pha
*PT sơ cấp
theo Kirhof2,
i1R1 + L1( di1/dt) = u1 + e1
 u1= R1i1 + L1(di1/dt)- e1
u1: nguồn điện áp
e1: sức điện động
R1:điện trở dây quấn sơ cấp
L1: điện cảm tản sơ cấp
*PT thứ cấp
Theo Kirhof2,
i2R2 + L2(di2/dt) + u2 = e2
 u2 = e2 – i2R2 – L2(di2/dt)

u2: nguồn điện áp


e2: sức điện động
R2:điện trở dây quấn thứ cấp
L2: điện cảm tản thứ cấp

CÂU 5: Vẽ sơ đồ tương đương,viết các pt cơ bản(T26-28)


*sơ đồ SGK tr 26
*pt cơ bản SGK tr 27
CÂU 7: Vẽ sơ đồ tương đương, viết pt cơ bản và đồ thị vecto
của MBA 1 pha ở chế độ có tải (T32-36)
*sơ đồ SGK tr 33
*PT cơ bản SGK tr 34
*đồ thị SGK tr 35
CÂU 8: vẽ sơ đồ tương đương viết các pt cơ bản(T36-39)
*sơ đồ SGK tr 37
*pt cơ bản SGK tr 38
CÂU 9: Trình bày đặc điểm về tổ nối dây MBA 3 pha , cho VD
- Tổ nối dây cho biết góc lệch pha giữa điện áp dây sơ cấp và
thứ cấp.
- Ký hiệu tổ nối dây: Bằng chữ số đằng sau cách nối dây quấn
sơ cấp và thứ cấp. Có 12 tổ nối dây tương ứng với góc lệch
360o, như vậy mỗi đơn vị của tổ nối dây tương ứng với góc
lệch 30o.
- Ví dụ: Tổ nối dây Y/Δ – 11: cho biết dây quấn sơ cấp nối Y,
dây quấn thứ cấp nối Δ và góc lệch giữa điện áp dây tương
ứng của sơ cấp và thứ cấp là 30o x 11 = 330o.

CÂU 10:
Hệ số truyền đạt của MBA 3 pha
-hệ số biến áp pha Kp=U1/U2= W1/W2
-hệ số biến áp dây Kd= U1/U2

You might also like