You are on page 1of 42

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA KỸ THUẬT GIAO THÔNG
BỘ MÔN KỸ THUẬT HÀNG KHÔNG
5 -------o0o-------

10 BÀI TẬP LỚN

VẬT LIỆU COMPOSITE

15

SVTH: Huỳnh Gia Hòa


MSSV: 2011244
GVHD: PGS. TS Lý Hùng Anh
20

25 TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 03 năm 2023


II
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
30 KHOA KỸ THUẬT GIAO THÔNG Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
BỘ MÔN KĨ THUẬT HÀNG KHÔNG

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


Họ và tên SV: Huỳnh Gia Hòa MSSV: 2011244

Ngành: Song Ngành Hàng Không-Tàu Thủy Lớp: GT20THK1


1. Tên đề tài: Vật liệu Composite
35 2. Yêu cầu về nội dung:

- Tìm hiểu về vật liệu composite cùng các ứng dụng, ưu điểm và nhược điểm của
loại vật liệu này
- Tìm hiểu các phương pháp chế tạo vật liệu composite và ưu nhược điểm của
các phương pháp này
40 - Tìm hiểu một số công ty sản xuất vật liệu composite tại Việt Nam.
3. Sản phẩm

þ Thuyết minh báo cáo Poster tóm tắt Bài báo khoa học

Chương trình máy tính Chương trình vi xử lý Mô hình mô phỏng

Bản vẽ bố trí chung khổ A3 Bản vẽ lắp khổ A3 Bản vẽ chi tiết khổ A4.

45 Khác: ………………………………………………………………………………….

1. Ngày giao nhiệm vụ: ngày 17 tháng 03 năm 2023

Ngày …… tháng …. năm 2023 Ngày ….. tháng….. năm 2023

Chủ nhiệm Bộ môn GV hướng dẫn chính

50 2. Ngày hoàn thành: ngày 27 tháng 03 năm 2023

III
BẢNG ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Tên đề tài: “Vật liệu composite”


55 Sinh viên thực hiện:

Huỳnh Gia Hòa MSSV: 2011244

Phần đánh giá của giảng viên hướng dẫn:

Ý thức thực hiện: .................................................................................................

.............................................................................................................................

60 .............................................................................................................................

Nội dung thực hiện: .............................................................................................

..............................................................................................................................

..............................................................................................................................

..............................................................................................................................

65 Hình thức trình bày: .............................................................................................

.............................................................................................................................

..............................................................................................................................

..............................................................................................................................

Tổng hợp kết quả: Điểm bằng số:.................... Điểm bằng chữ: .........................

70 Tp. Hồ Chí Minh, ngày……. tháng……năm….

Người hướng dẫn

IV
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN

75 .............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

80 .............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

85 .............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

90 .............................................................................................................................

Tp. Hồ Chí Minh, ngày……. tháng……năm….

Người phản biện

95

V
100

Lời cam kết - Commitment

Tôi cam kết:

- Đây là bài tập lớn do tôi thực hiện.


105 - Các số liệu, kết quả nêu trong bài tập lớn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
- Các đoạn trích dẫn và số liệu kết quả sử dụng để so sánh trong bài tập lớn
này đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết
của tôi.

110

VI
115

VII
Lời cảm ơn - Acknowledgements

Xin cảm ơn quý thầy cô Bộ môn Hàng Không nói riêng và Đại học
120 Bách Khoa nói chung đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho việc hoàn thành bài
tập lớn này của tôi.

Đặt biệt cảm ơn thầy Hùng Anh đã tạo điều kiện cho tôi có lần đầu
tiếp xúc với luận văn, qua đó giúp tôi có thêm kinh nghiệm cho chặng
đường sau này.

125 Huỳnh Gia Hòa

VIII
130

IX
Tóm tắt luận văn

Bài tập lớn này tìm hiểu về vật liệu composite – một loại vật liệu
thông dụng trong cuộc sống hằng ngày.
135 Bài tập lớn này sẽ chỉ ra các khái niệm cơ bản, các loại vật liệu
composite cũng như ưu và nhược điểm của loại vật liệu này.
Các phương pháp chế tạo ra vật liệu composite cũng sẽ được nêu ra
và các ưu và nhược điểm của từng phương pháp.

X
140

Abstract

This report learns about composite materials - a common material in


everyday life.

This report will show the basic concepts, types of composite materials as
145 well as the pros and cons of these materials.

Methods of making composite materials will also be outlined and the


advantages and disadvantages of each method.

XII
Mục lục - Table of Contents

150 Lời cam kết - Commitment..............................................................................................vi


Lời cảm ơn - Acknowledgements.................................................................................viii
Tóm tắt luận văn...............................................................................................................x
Abstract...........................................................................................................................xii
Mục lục - Table of Contents..........................................................................................xiii
155 Danh mục hình ảnh - List of Figures..............................................................................xv

Chương 1.............................................................................................................1
Giới thiệu vật liệu composite. – Introductions.................................................................1
1.1 Vật liệu composite là gì ?.........................................................................1
1.1.1 Ứng dụng của vật liệu composite....................................................................................2
160 1.2 Phân loại vật liệu composite cùng với ưu điểm và nhược điểm của từng
loại .................................................................................................................. 3
1.2.1 Composite sợi:.................................................................................................................4
1.2.2 Composite mạch chéo:.....................................................................................................4
1.2.3 Composite vật liệu nano:.................................................................................................4
165 1.2.4 Composite sợi than hoạt tính:..........................................................................................5
1.2.5 Composite gốm:...............................................................................................................5
1.2.6 Composite kim loại:.........................................................................................................5
1.2.7 Composite sợi thủy tinh:..................................................................................................5
1.2.8 Composite bột gỗ:............................................................................................................6

170 Chương 2.............................................................................................................7


Các phương pháp chế tạo vật liệu composite - Methods of manufacturing composite
materials............................................................................................................................7
2.1 Phương pháp lăn tay.................................................................................7
2.1.1 Giới thiệu phương pháp lăn tay cùng ưu và nhược điểm:...............................................7
175 2.1.2 Các bước thực hiện:.........................................................................................................8
2.2 Phương pháp súng phun.........................................................................11
2.2.1 Các bước thực hiện:.......................................................................................................12
2.3 Công nghệ Pultrusion.............................................................................13
2.3.1 Các bước thực hiện:.......................................................................................................14
180 2.4 Kỹ thuật đúc nén.....................................................................................16
2.5 Phương pháp quấn sợi............................................................................17
2.5.1 Ứng dụng, ưu và nhược điểm:.......................................................................................17
2.5.2 Các bước thực hiện:.......................................................................................................18

XIII
Chương 3...........................................................................................................21
185 Một số công ty chế tạo vật liệu composite tại Việt Nam................................................21
3.1 Công ty Cổ phần Công nghệ Composite và Ánh Dương.......................21
3.2 Công Ty TNHH Composite Thuận Phú.................................................22
Tài liệu tham khảo - References.....................................................................................23

190

XIV
Danh mục hình ảnh - List of
Figures

Hình 1.1 Ứng dụng của composite..........................................................2

Hình 2.1 công nghệ lăn tay .....................................................................8

195 Hình 2.1.2.2 Quá trình vệ sinh khuôn......................................................8

Hình 2.1.2.3 Tạo lớp bề mặt ...................................................................9

Hình 2.1.2.4 Trải cốt.............................................................................. 9

Hình 2.1.2.5 Đổ nền...............................................................................10

Hình 2.1.2.6 Trải sợi thủy tinh...............................................................10

200 Hình 2.1.2.7 Gọi bỏ ba via.....................................................................11

Hình 2.2. Công nghệ súng phun.............................................................12

Hình 2.2.1.1 Phun composite lên bề mặt tàu..........................................13

Hình 2.3.Công nghệ Pultrusion trong gia công composite.....................14

Hình 2.3.1.1 Minh họa quá trình Pultrusion...........................................15

205 Hình 2.3.1.2 Kéo sợi qua khuôn.............................................................15

Hình 2.4.1.1 Thiết bị đúc nén.................................................................17

Hình 2.5.1.1 Lõi quấn ............................................................................18

Hình 2.5.1.2 Minh họa quy trình quấn sợi..............................................20

XV
210

XVI
MỘT SỐ CÔNG TY CHẾ TẠO VẬT LIỆU COMPOSITE TẠI VIỆT NAM

Chương 1

Giới thiệu vật liệu composite. –


215 Introductions

Vật liệu composite đã xuất hiện từ lâu đời và có vai trò lớn trong đời sống con
người nói chung và ngành hàng không nói riêng. Bài tập lớn lần này sẽ đưa ra
các thông tin sơ lược cũng như tìm hiểu nhưng thông tin, cách phân loại, chế tạo
cũng như ưu nhược điểm của từng loại và cách chế tạo chúng.

220 1.1 Vật liệu composite là gì ?


Vật liệu composite (có tên gọi khác là Compozit, vật liệu tổng hợp, chất
liệu composite,…) là vật liệu mới được tổng hợp từ hai hay nhiều vật liệu khác
nhau để tạo nên vật liệu mới có tính năng vật trội hơn so với vật liệu ban đầu, khi
chúng làm việc riêng lẻ.

Huỳnh Gia Hòa


1
MỘT SỐ CÔNG TY CHẾ TẠO VẬT LIỆU COMPOSITE TẠI VIỆT NAM

225 1.1.1 Ứng dụng của vật liệu composite

Hình 1.1 Ứng dụng của vật liệu composite

Các vật liệu composite được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực đời
sống và sản xuất, như:

230  Composite nền polyme cốt vải sợi thủy tinh được dùng để chế tạo các
đường ống dẫn nước của các nhà máy hóa chất, ống dẫn nước trong qua
các vùng nước ngập mặn, nhiễm phèn vì có độ bền cao, chống ăn mòn
trong môi trường nước bẩn và axit.

 Vật liệu composite nền polyme cốt SiO2 và sỏi được sử dụng rộng rãi
235 trong ngành chế tạo máy bởi độ bền cao, hệ số giãn nở nhỏ, chống được
những tác động của môi trường không khí và nước bẩn.

 Vật liệu composite nền gồm thường dùng để chế tạo các chi tiết làm việc
trong môi trường khắc nghiệt như các động cơ tên lửa, động cơ phản lực,
động cơ khí trong nhà máy năng lượng, vỏ cách nhiệt của tàu không gian,
240 phanh máy bay…

 Composite nền cốt oxit nhôm dạng hạt hình cầu có thêm sợi cacbon được
dùng để chế tạo các bộ phận máy như cánh tay robot do đặc tính bền
tương tự thép nhưng có trọng lượng nhẹ hơn nhiều.

 Vật liệu composite hạt thô nền kim loại có các thành phần là cacbit
245 vonfram, cacbit titan, cacbit tantan(wc.TiC, TaC) được liên kết với nhau

Huỳnh Gia Hòa


2
MỘT SỐ CÔNG TY CHẾ TẠO VẬT LIỆU COMPOSITE TẠI VIỆT NAM

trên nền cacbon, có độ bền, độ cứng, khả năng chịu nhiệt và chống mài
mòn cao nên được dùng để chế tạo các dụng cụ cắt gọt.

 Ngoài ra còn rất nhiều các loại vật liệu composite khác để chế tạo vỏ máy
bay, tàu thuyền, tàu vũ trụ, bình áp suất, sứ cách điện, lốp ô tô/xe máy, vật
250 liệu xây dựng, nội thất, trám răng thẩm mỹ bằng composite, đồ chơi trẻ
em, mô hình quảng cáo, các loại máy móc, thiết bị…

1.2 Phân loại vật liệu composite cùng với ưu


điểm và nhược điểm của từng loại
255 Vật liệu composite rất đa dạng với các chức năng, nhiệm vụ khác nhau.
Dưới đây là một số loại composite điển hình cùng với ưu điểm và nhược điểm
riêng tuy nhiên có 1 số ưu và nhược điểm chung, đó là:

- Ưu điểm của Composite

Vật liệu composite có khá nhiều ưu điểm như sau:

260  Khối lượng riêng nhỏ, độ bền cơ học cao, độ cứng vững và uốn kéo tốt.

 Khả năng chống chịu thời tiết, chống lão hóa, chống tia UV cao.

 Khả năng cách điện và cách nhiệt tốt.

 Kháng hóa chất và chống ăn mòn cao, dễ bảo quản, bảo dưỡng.

 Gia công và chế tạo đơn giản, dễ tạo hình, tạo màu, thay đổi và sửa chữa. 

265  Tuổi thọ sử dụng cao, hơn kim loại và gỗ khoảng 2-3 lần.

 Chi phí đầu tư trang thiết bị sản xuất và chi phí bảo dưỡng thấp.

- Nhược điểm của composite

Giống nhiều loại vật liệu khác, cùng với những ưu điểm thì composite cũng
có những nhược điểm, hạn chế như sau:

Huỳnh Gia Hòa


3
MỘT SỐ CÔNG TY CHẾ TẠO VẬT LIỆU COMPOSITE TẠI VIỆT NAM

270  Khó tái chế, tái sử dụng khi hư hỏng hoặc là phế phẩm trong quá trình sản
xuất.

 Giá thành nguyên liệu thô khá cao, tốn thời gian khi gia công.

 Khá phức tạp khi phân tích cơ, lý, hóa tính của các mẫu vật.

Chất lượng vật liệu phụ thuộc vào tay nghề, trình độ của công nhân.

275 1.2.1 Composite sợi:

Composite sợi là một trong những loại vật liệu composite phổ biến nhất,
được tạo ra bằng cách kết hợp sợi bên trong ma trận liên kết. Ma trận liên kết có
thể là nhựa, kim loại, gốm hoặc bất kỳ loại vật liệu nào khác. Ưu điểm của
composite sợi là có độ cứng và độ bền cao, độ chịu mài mòn tốt và trọng lượng
280 nhẹ, tuy nhiên nhược điểm là chi phí sản xuất có thể cao và phải sử dụng thiết bị
đặc biệt để tạo ra.

1.2.2 Composite mạch chéo:

Composite mạch chéo là loại vật liệu composite được tạo ra bằng cách kết
285 hợp hai lớp vật liệu khác nhau, mỗi lớp nằm theo hướng khác nhau so với lớp
còn lại. Điều này tạo ra một cấu trúc có độ bền và độ cứng tốt hơn so với vật liệu
đơn lẻ. Ưu điểm của composite mạch chéo là có khả năng chống va đập tốt, độ
cứng cao và trọng lượng nhẹ, tuy nhiên nhược điểm là khó khăn trong quá trình
sản xuất và có thể đắt đỏ.

290

1.2.3 Composite vật liệu nano:

Composite vật liệu nano là loại vật liệu composite được tạo ra bằng cách
kết hợp các vật liệu nano khác nhau. Ưu điểm của composite vật liệu nano là có
tính năng đặc biệt như khả năng điều chỉnh cấu trúc và tính chất của vật liệu, khả

Huỳnh Gia Hòa


4
MỘT SỐ CÔNG TY CHẾ TẠO VẬT LIỆU COMPOSITE TẠI VIỆT NAM

295 năng chịu mài mòn tốt và độ cứng cao, tuy nhiên nhược điểm là khó khăn trong
quá trình sản xuất và có chi phí cao.

1.2.4 Composite sợi than hoạt tính:

300 Composite sợi than hoạt tính là loại vật liệu composite được tạo ra bằng
cách kết hợp sợi carbon với than hoạt tính. Ưu điểm của composite sợi than hoạt
tính là có khả năng hấp phụ khí độc và chất lỏng, độ bền cao và trọng lượng nhẹ,
tuy nhiên nhược điểm là có chi phí cao và khó khăn trong quá trình sản xuất.

305 1.2.5 Composite gốm:

Composite gốm là loại vật liệu composite được tạo ra bằng cách kết hợp
hai hoặc nhiều loại vật liệu gốm khác nhau với nhau hoặc kết hợp gốm với các
vật liệu khác như kim loại, sợi carbon, sợi thủy tinh, nhựa, vv. Ưu điểm của
composite gốm là có độ cứng và độ bền cao, chịu nhiệt tốt và khả năng chịu mài
310 mòn tốt, tuy nhiên nhược điểm là dễ gãy vỡ và khó sửa chữa.

1.2.6 Composite kim loại:

Composite kim loại là loại vật liệu composite được tạo ra bằng cách kết
hợp kim loại với nhựa, sợi thủy tinh, sợi carbon hoặc các loại vật liệu khác. Ưu
315 điểm của composite kim loại là có độ bền và độ cứng cao, chịu nhiệt tốt và khả
năng chống ăn mòn tốt, tuy nhiên nhược điểm là có trọng lượng nặng và chi phí
sản xuất có thể cao.

Huỳnh Gia Hòa


5
MỘT SỐ CÔNG TY CHẾ TẠO VẬT LIỆU COMPOSITE TẠI VIỆT NAM

1.2.7 Composite sợi thủy tinh:

320 Composite sợi thủy tinh là loại vật liệu composite được tạo ra bằng cách
kết hợp sợi thủy tinh với nhựa. Ưu điểm của composite sợi thủy tinh là giá thành
rẻ, dễ sản xuất và có độ bền cao, tuy nhiên nhược điểm là độ cứng thấp hơn so
với composite sợi carbon và có thể bị biến dạng khi bị va đập.

325 1.2.8 Composite bột gỗ:

Composite bột gỗ là loại vật liệu composite được tạo ra bằng cách kết hợp
bột gỗ với nhựa hoặc cao su. Ưu điểm của composite bột gỗ là nguồn gỗ tái chế,
thân thiện với môi trường và có tính năng cách âm tốt, tuy nhiên nhược điểm là
độ bền và độ cứng thấp hơn so với các loại composite khác

330

Huỳnh Gia Hòa


6
MỘT SỐ CÔNG TY CHẾ TẠO VẬT LIỆU COMPOSITE TẠI VIỆT NAM

Chương 2

Các phương pháp chế tạo vật liệu


composite - Methods of
335 manufacturing composite
materials

Có 5 phần trong chương này:

- Phần 2.1 Phương pháp lăn tay

- Phần 2.2 Phương pháp súng phun

340 - Phần 2.3 Công nghệ Pultrusion

- Phần 2.4 Kỹ thuật đúc nén

- Phần 2.5 Phương pháp quấn sợi

2.1 Phương pháp lăn tay

2.1.1 Giới thiệu phương pháp lăn tay cùng ưu và nhược

345 điểm:

Huỳnh Gia Hòa


7
MỘT SỐ CÔNG TY CHẾ TẠO VẬT LIỆU COMPOSITE TẠI VIỆT NAM

Kỹ thuật lăn tay được thực hiện bằng cách tẩm ướt sợi thủy tinh cùng nhựa
lỏng, nhựa có thể được pha hoặc chưa pha chất đóng rắn. Yêu cầu của công nghệ
này là áp dụng cho những sản phẩm có kích thước không quá lớn, cũng không
350 thể sản xuất từ những phương pháp khác. 

Hình 2.1.Công nghệ lăn tay ứng dụng khi gia công vật liệu composite

Kỹ thuật này chủ yếu ứng dụng cho sản phẩm số lượng không nhiều và đầu
tư cho sản xuất tháp. Ví dụ có thể kể đến như bồn chứa hóa chất, tàu thuyền,
355 thùng chứa hóa chất…

2.1.2 Các bước thực hiện:

Bước 1: Tạo khuôn mẫu cho sản phẩm

Bước 2: Vệ sinh khuân và lau chống dính

Huỳnh Gia Hòa


8
MỘT SỐ CÔNG TY CHẾ TẠO VẬT LIỆU COMPOSITE TẠI VIỆT NAM

360 Hình 2.1.2.2 Quá trình vệ sinh khuôn

Bước 3: Tạo lớp bề mặt cho sản phẩm

Hình 2.1.2.3 Tạo lớp bề mặt

365

Bước 4: Trải lớp cốt cho sản phẩm

Huỳnh Gia Hòa


9
MỘT SỐ CÔNG TY CHẾ TẠO VẬT LIỆU COMPOSITE TẠI VIỆT NAM

Hình 2.1.2.4 Trải cốt

370 Bước 5: Đổ lớp nền cho sản phẩm

Hình 2.1.2.5 Đổ nền

Bước 6: Trải sợi thủy tình đổ nhựa chờ tách khuôn

Huỳnh Gia Hòa


10
MỘT SỐ CÔNG TY CHẾ TẠO VẬT LIỆU COMPOSITE TẠI VIỆT NAM

375

Hình 2.1.2.6 Trải sợi thủy tinh

Bước 7: Mài bỏ ba via hoàn thiện sản phẩm

380 Hình 2.1.2.7 Gọi bỏ ba via

Huỳnh Gia Hòa


11
MỘT SỐ CÔNG TY CHẾ TẠO VẬT LIỆU COMPOSITE TẠI VIỆT NAM

2.2 Phương pháp súng phun


385 Kỹ thuật súng phun thường được sử dụng thay thế cho kỹ thuật lăn tay,
nhưng giữa 2 phương pháp này cũng có một số điểm nhất định. Trong đó,
phương pháp này sử dụng cho khuôn quá lớn nhưng không chuẩn bị sợi gia
cường vì quá nặng, không thể dùng tay được.

390 Hình 2.2. Công nghệ súng phun

Kỹ thuật gia công vật liệu composite này được đánh giá là hoàn thành
nhanh hơn so với kỹ thuật lăn tay. Bên cạnh đó, có thể kết hợp thêm phương
pháp phủ và tự động hóa để tăng hiệu suất công việc. 

Kỹ thuật súng phun cũng có thể áp dụng cho sửa chữa, gia cường thùng
395 chứa kim loại ở bên trong hoặc ngoài, hồ bơi và cấu trúc chống ăn mòn
khác.Ngoài ra, phương pháp này ứng dụng sản xuất các pano bảo vệ máy, bồn
tắm, thùng xe tải,…

Huỳnh Gia Hòa


12
MỘT SỐ CÔNG TY CHẾ TẠO VẬT LIỆU COMPOSITE TẠI VIỆT NAM

2.2.1 Các bước thực hiện:

Bước 1: Phủ gel

400 Cũng giống như Quy trình đúc Mở khuôn, lớp gel chống dính sẽ được phu
lên bề mặt khuôn.

Bước 2: Phun

Các hợp chất nhựa được đưa qua một súng cắt nhỏ, làm lắng đọng và bão
hòa nhựa trên khuôn.

405
Hình 2.2.1.1 Phun composite lên bề mặt tàu

Bước 3: Cán mỏng

Tiếp đến, quy trình cán mỏng sẽ được cán để thấm hoàn toàn các sợi thủy
tinh và nén chặt xuống. Các lớp bổ sung được thêm vào theo yêu cầu về độ dày
410 của từng loại sản phẩm. Chúng ta có thể sử dụng thêm các chất gia cố cho khâu
quấn sợi.

2.3 Công nghệ Pultrusion


Pultrusion là công nghệ ứng dụng sản xuất composite bằng cách kéo sợi
qua bộ phận quấn tẩm ướt nhựa, định hình và đóng rắn. Nguyên liệu sử dụng cho
415 quá trình này là thủy tinh dạng sợi roving  kết hợp cùng nhựa nhiệt rắn ở dạng
lỏng  (nhựa polyester hay nhựa epoxy).

Huỳnh Gia Hòa


13
MỘT SỐ CÔNG TY CHẾ TẠO VẬT LIỆU COMPOSITE TẠI VIỆT NAM

Hình 2.3.Công nghệ Pultrusion trong gia công composite

Ngày nay, kỹ thuật Pultrusion được ứng dụng rộng rãi để gia công vật liệu
420 composite tại các quốc gia  Nhật, Thụy Sĩ, Anh, Đức,…Thành phẩm của phương
pháp này có dạng ống, thanh dùng nhiều trong kỹ thuật điện chống ăn mòn. Bên
cạnh đó, với những sản phẩm kỹ thuật cao sẽ đòi hỏi những phương pháp gia
công phức tạp và tiên tiến hơn. 

2.3.1 Các bước thực hiện:

425

Huỳnh Gia Hòa


14
MỘT SỐ CÔNG TY CHẾ TẠO VẬT LIỆU COMPOSITE TẠI VIỆT NAM

Hình 2.3.1.1 Minh họa quá trình Pultrusion

430 Chú thích:

1. Cuộn liên tục sợi gia cường/thảm sợi dệt


2. Con lăn căng sợi
3. Nhựa tẩm
4. Sợi tẩm nhựa
435 5. Bộ gia nhiệt
6. 2 trục kéo

Bước 1 :Trong quy trình Pultrusion tiêu chuẩn, các vật liệu gia
cố như sợi hoặc sợi dệt hoặc bện được ngâm tẩm với nhựa, có thể
440 được theo sau bởi một hệ thống tạo khuôn riêng biệt

Hình 2.3.1.2 Kéo sợi qua khuôn

Huỳnh Gia Hòa


15
MỘT SỐ CÔNG TY CHẾ TẠO VẬT LIỆU COMPOSITE TẠI VIỆT NAM

Bước 2: Kéo qua một khuôn cố định được nung nóng, nơi
nhựa trải qua quá trình trùng hợp. Quá trình ngâm tẩm được thực
445 hiện bằng cách kéo cốt thép qua bồn tắm hoặc bằng cách bơm nhựa
vào buồng phun thường được nối với khuôn.

Bước 3: Đưa qua 2 thanh xoắn áp lực để kéo Thanh composite

450

2.4 Kỹ thuật đúc nén


Trong kỹ thuật đúc nén, người ta dùng máy dưới áp lực và có gia nhiệt, với
455 khuôn gồm 2 nửa đực và cái. Dưới tác động, áp lực của lực nén cùng với gia
nhiệt khuôn, các phản ứng đóng rắn diễn ra, làm cho sản phẩm đóng rắn hoàn
toàn.

Công nghệ này ứng dụng cho sản xuất số lượng lớn, áp lực nén cao để tạo
ra các chi tiết lớn theo module và cho các sản phẩm sở hữu cả hai mặt nhẵn, hình
460 dạng chính xác theo khuôn. Công nghệ này chưa quá phổ biến ở nước ta do đầu
tư trang thiết bị còn khá cao. 

Huỳnh Gia Hòa


16
MỘT SỐ CÔNG TY CHẾ TẠO VẬT LIỆU COMPOSITE TẠI VIỆT NAM

Hình 2.4.1.1 Thiết bị đúc nén

2.5 Phương pháp quấn sợi

465 2.5.1 Ứng dụng, ưu và nhược điểm:

Phương pháp này phù hợp để sản xuất cho những sản phẩm là thùng chịu
áp suất hình trụ hoặc hình cầu. Những sản phẩm này thường được ứng dụng làm:

  Ống dẫn khí oxy, khí gas cùng nhiều loại khí khác. 

 Làm vỏ động cơ phản lực, các bộ phận của tàu vũ trụ, máy bay trực
470 thăng. 

 Thùng chứa siêu lớn, đặt ngầm trong đất: Để chứa xăng, acid, kiềm,
muối, dầu, nước.

Nâng cấp, thay thế, cải tạo đường ống trong đô thị bằng ống vật liệu composite
sẽ đảm bảo bền lâu, không bị ăn mòn và giảm thiểu sự phá hủy đường ống ngay
475 cả khi có áp suất cao.

Ưu điểm:

- Sản xuất nhanh, hiệu quả kinh tế cao

- Tỷ lệ sợi và nhựa có thể điều chỉnh được khi sợi đi qua bể nhựa

- Tiết kiệm chi phí do không thông qua công đoạn dệt sợi thành vải.

Huỳnh Gia Hòa


17
MỘT SỐ CÔNG TY CHẾ TẠO VẬT LIỆU COMPOSITE TẠI VIỆT NAM

480 - Tính chất của sản phẩm tốt, bề mặt nhẵn, láng.

Nhược điểm:

- Giá thành cao

- Ảnh hưởng đến tính cơ học của sản phẩm và ảnh hưởng đến môi trường.

485 2.5.2 Các bước thực hiện:

Bước 1: Chuẩn bị lõi quấn

Trong giai đoạn này, bộ phận để quấn lớp sợi đã được thấm nhựa lên trên
được gọi là lõi quấn. Lõi quấn tạo ra hình dạng sản phẩm nên được xem là bộ
490 phận quan trọng nhất trong công nghệ này. Những lõi quấn thường dùng trong
phương pháp quấn sợi chủ yếu là loại cát có khả năng hoà tan trong nước và
thạch cao đối với những sản phẩm có dung tích nhỏ và có lõi. Lõi quấn gồm
nhiều khúc đoạn, có thể gập lại với các sản phẩm có dạng ống, với những sản
phẩm không tháo lõi như bồn chứa hoá chất composite hay khí nén thì thường
495 được làm bằng kim loại có thể chịu được tải trọng.

Hình 2.5.1.1 Lõi quấn

Bước 2: Giai đoạn quấn sợi


Huỳnh Gia Hòa
18
MỘT SỐ CÔNG TY CHẾ TẠO VẬT LIỆU COMPOSITE TẠI VIỆT NAM

500 Giai đoạn này được bắt đầu như sau: đầu tiên một lượng gồm nhiều bó sợi
hoặc sợi roving sẽ được kéo từ một dãi các cuộn sợi, bao gồm nhiều đầu sợi từ
các cuộn sợi. Tiếp theo, các sợi được kéo qua máng nhúng nhựa (máng nhúng
chứa nhựa đã có chất xúc tác và các thành phần cần thiết khác như chất kháng tia
UV và màu,…). Khi máy bắt đầu vận hành, các đầu sợi được công nhân thao tác
505 cho kéo qua máng nhựa cùng dao gạt nhựa dư và qua các lược chia sợi. Lúc này,
sợi được kéo căng và cho qua đầu hướng sợi, công nhân tiến hành cố định đầu
sợi vào lõi quấn và cho máy hoạt động.

Quá trình quấn liên tục sẽ làm các vòng sợi tiếp đó giữ cho sợi được cố
định trên lõi quấn được siết chặt cho đến khi định hình thành sản phẩm. Lúc này
510 chỉ cần tháo lõi quấn ra, lặp lại quá trình đóng rắn sẽ tạo ra được sản phẩm cuối
cùng.

Bước 3: Đóng rắn

515 Hệ thống đóng rắn sẽ đặt sẵn tại nơi sản xuất và sử dụng hàm lượng nhựa
vừa đủ để đóng rắn.

Các phương pháp đóng rắn gồm: dùng lò, hơi nước, đèn, dầu nóng, nồi hấp
chân không,….

Bước 4: Lấy lõi quấn ra

520

Nếu làm lõi từ cát có thể hoà tan bằng nước thì sản phẩm rất dễ lấy ra.
Nước sẽ được cho vào trục quấn, khi cát tan ra tiến hành tháo dỡ các thiết bị lắp
ráp.

Bước 5 - 6: Hoàn thành sản phẩm và tiến hành kiểm tra đánh giá chất
525 lượng sản phẩm theo quy chuẩn.

Huỳnh Gia Hòa


19
MỘT SỐ CÔNG TY CHẾ TẠO VẬT LIỆU COMPOSITE TẠI VIỆT NAM

Hình 2.5.1.2 Minh họa quy trình quấn sợi

530

Huỳnh Gia Hòa


20
MỘT SỐ CÔNG TY CHẾ TẠO VẬT LIỆU COMPOSITE TẠI VIỆT NAM

Chương 3

Một số công ty chế tạo vật liệu


composite tại Việt Nam

535 Với sự thông dụng của mình, vật liệu composite có mặt trong hầu hết các
kết cấu trong cuộc sống chúng ta. Chương 3 này sẽ giới thiệu 5 công ty sản xuất
vật liệu composite tại Việt Nam.

3.1 Công ty Cổ phần Công nghệ Composite


và Ánh Dương
540 Công ty Ánh Dương chuyên sản xuất và phân phối bồn composite.

Địa chỉ: 39 Lệnh Củ - Khâm Thiên - Hà Nội, số điện thoại liên hệ


04.351.33.522. Đây là một trong những nhà sản xuất vật liệu composite tốt hàng
đầu Việt Nam có giá trị lựa chọn của các nhà bán lẻ và thương nhân.

Sản phẩm bồn composite của Ánh Dương được nghiên cứu và phát triển
545 cao cấp chống ăn mòn hóa chất nên có thể dùng để đựng hóa chất mà vẫn bền
đẹp độ bền theo thời gian. Sản phẩm còn có khả năng chịu lực tốt nên bạn có thể
chống nứt do ngoại lực.

Huỳnh Gia Hòa


21
MỘT SỐ CÔNG TY CHẾ TẠO VẬT LIỆU COMPOSITE TẠI VIỆT NAM

Huỳnh Gia Hòa


22
MỘT SỐ CÔNG TY CHẾ TẠO VẬT LIỆU COMPOSITE TẠI VIỆT NAM

550 Bồn Composite của Công Ty Cổ Phần Ánh Dương ngày một phát triển và
có hình dạng và kích thước đa dạng nên có thể phục vụ nhiều nhu cầu khác nhau.
Từ hộ gia đình, hộ kinh doanh, văn phòng, công trình công cộng để có thể lựa
chọn sản phẩm của Ánh Dương với giá hấp dẫn nhất.

3.2 Công Ty TNHH Composite Thuận Phú


555 Thuận Phú cũng là một trong những công ty sản xuất Composite lớn và
hiện đại nhất Việt Nam, trụ sở chính tại 179T3 Đường 154, KP3, Phường Tân
Phú, Quận 9, TP.HCM.

Sản phẩm composite rất đa dạng gồm bồn nước, bàn ghế composite cho
trường học, bệnh viện hay thậm chí là tấm cách nhiệt, cách âm.

560 Nhờ sự đa dạng về mẫu mã và chất lượng vượt trội, composite của công ty

sản phẩm không chỉ có sức tiêu thụ lớn tại thị trường trong nước mà còn
được công bố ở nước ngoài. Hiện nay, tại Nhật Bản, Trung Quốc, Australia,
Philippines, Ấn Độ, Singapore... đã bắt đầu nhập khẩu vật liệu composite của
Thuận Phú.

565

570

Huỳnh Gia Hòa


23
MỘT SỐ CÔNG TY CHẾ TẠO VẬT LIỆU COMPOSITE TẠI VIỆT NAM

***

Huỳnh Gia Hòa


24
575

Tài liệu tham khảo - References

[1] Công nghệ sản xuất Composite On: www.composite.com.vn

[2] Tìm hiểu quy trình sản xuất và gia công nhựa composite
thietkenhadepaau.com.

[3] Pultrusion: The basics | CompositesWorldwww.compositesworld.com

[4] Cách làm composite: quy trình chế tạo khuôn và đúc mẫu vật | Chậu
Composite Havico On:havico-pottery.com

[5] Phương pháp Hand Layup ( Đắp tay) On: www.composite.com.vn

[6] Quy trình sản xuất sản phẩm composite | nắp ga song chắn rác On:
compositegratingphucan.com.

[7] https://dvn.com.vn/vat-lieu-compozit-co-do-ben-do-chiu-nhiet-tot-hon-
polime-thanh-phan-dung-hay-sai-1650301866/.

[8] https://tonnamkim.com/composite-la-gi/.

[9] https://thanhvolang.com/vat-lieu-composite/

[10] Vật liệu composite – Wikipedia tiếng Việt.


MỘT SỐ CÔNG TY CHẾ TẠO VẬT LIỆU COMPOSITE TẠI VIỆT NAM

580

585

590

595

600

Huỳnh Gia Hòa 26

You might also like