You are on page 1of 51

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA QUẢN LÝ KINH DOANH

BÁO CÁO THỰC TẬP


Cơ sở ngành Kinh tế

Họ và tên sinh viên : Vũ Thị Minh Nhật


Lớp : Quản trị kinh doanh 3 – Khóa 14
Giáo viên hướng dẫn : ThS. Lương Thị Thu Hằng

HÀ NỘI – 2022
CÔNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

XÁC NHẬN CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP


Cơ sở thực tập Công ty cổ phần Stevia Nhiệt đới có trụ sở tại:
Số 11 đường 800A, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
Số điện thoại: 0466533456
Địa chỉ Email: lananhtbyt@gmail.com
Xác nhận: 
Chị : Vũ Thị Minh Nhật
Là sinh viên lớp: Quản trị kinh doanh 03 – K14  Mã sinh viên:
2019607304
Có thực tập tại Công ty Cổ phần Stevia Nhiệt đới trong khoảng thời gian
từ ngày 23/05/2022 đến ngày 18/06/2022. Trong khoảng thời gian thực hiện tại
Công ty Cổ phần Stevia Nhiệt đới, chị Vũ Thị Minh Nhật đã chấp hành tốt các
quy định của công ty Cổ phần Stevia Nhiệt đới và thể hiện tinh thần làm việc
nghiêm túc, chăm chỉ và chịu khó học hỏi.
Hà Nội, thứ ngày tháng năm 2022
Xác nhận của Cơ sở thực tập

2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
NỘI Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
KHOA QUẢN LÝ KINH DOANH

PHIẾU NHẬN XÉT


về CHUYÊN MÔN và QUÁ TRÌNH THỰC TẬP CỦA SINH VIÊN
Họ và tên: Vũ Thị Minh Nhật Mã số sinh viên: 2019607304
Lớp: Quản trị kinh doanh 03 – K14 Ngành: Quản trị kinh doanh
Địa điểm thực tập: Công ty cổ phần Stevia Nhiệt đới, Số 11 đường 800A,
Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Lương Thị Thu Hằng


Đánh giá chung của giáo viên hướng dẫn:
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
                                                                  Hà Nội, ngày  tháng  năm 2022
                                                                           Giáo viên hướng dẫn

3
MỤC LỤC
MỤC LỤC.............................................................................................................4
DANH MỤC HÌNH ẢNH.....................................................................................7
DANH MỤC BẢNG BIỂU...................................................................................7
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................8
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................9
Phần 1. Tổng quan về Công ty cổ phần Stevia Nhiệt đới....................................10
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Stevia Nhiệt đới..10
1.1.1. Tên, địa chỉ và quy mô hiện tại của Công ty cổ phần Stevia Nhiệt đới
.....................................................................................................................10
1.1.2. Các mốc quan trọng trong quá trình phát triển:.................................10
1.1.3. Một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản...........................................................11
1.2. Nhiệm vụ chính và nhiệm vụ khác của Công ty cổ phần Stevia Nhiệt đới
.........................................................................................................................12
1.2.1. Các chức năng, nhiệm vụ theo giấy phép kinh doanh của Công ty cổ
phần Stevia Nhiệt đới..................................................................................12
1.2.2. Các hàng hóa và dịch vụ hiện tại của Công ty cổ phần Stevia Nhiệt
đới................................................................................................................13
1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của của Công ty cổ phần Stevia Nhiệt đới
.........................................................................................................................14
1.3.1. Sơ đồ khối về cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý và mối quan hệ giữa
các bộ phận..................................................................................................14
1.3.2. Chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của từng bộ phận.........................14
1.4. Tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Stevia Nhiệt đới.......16
1.4.1. Các nhóm sản phẩm chính và sản phẩm khác của Công ty cổ phần
Stevia Nhiệt đới...........................................................................................16
1.4.2. Quy trình sản xuất một loại sản phẩm chính.....................................16
Phần 2. Thực tập theo chuyên đề........................................................................18
2.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm và công tác marketing của Công ty cổ phần
Stevia Nhiệt đới...............................................................................................18
2.1.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần Stevia Nhiệt đới
trong những năm gần đây............................................................................18
4
2.1.2. Chính sách sản phẩm – thị trường của Công ty cổ phần Stevia Nhiệt
đới................................................................................................................19
2.1.3. Chính sách giá của Công ty cổ phần Stevia Nhiệt đới......................20
2.1.4. Chính sách phân phối của Công ty cổ phần Stevia Nhiệt đới...........21
2.1.5. Chính sách xúc tiến bán hàng của Công ty cổ phần Stevia Nhiệt đới
.....................................................................................................................21
2.2. Công tác quản lý nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ trong Công ty cổ
phần Stevia Nhiệt đới......................................................................................22
2.2.1. Xác định nhu cầu nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ cần dùng năm kế
hoạch...........................................................................................................22
2.2.2. Lập kế hoạch dự trữ vật liệu dụng cụ trong Công ty cổ phần Stevia
Nhiệt đới......................................................................................................23
2.2.3. Quản lý kế hoạch cung ứng vật liệu dụng cụ trong Công ty cổ phần
Stevia Nhiệt đới...........................................................................................23
2.3. Công tác quản lý tài sản cố định trong Công ty cổ phần Stevia Nhiệt đới
.........................................................................................................................24
2.3.1. Thống kê khả năng sản xuất, phục vụ của tài sản cố định................24
2.3.2. Thống kê số lượng máy móc – thiết bị sản xuất trong Công ty cổ
phần Stevia Nhiệt đới..................................................................................27
2.4. Công tác quản lý lao động tiền lương trong Công ty cổ phần Stevia Nhiệt
đới....................................................................................................................28
2.4.1. Cơ cấu lao động của Công ty cổ phần Stevia Nhiệt đới....................28
2.4.2. Phương pháp xây dựng định mức lao động cho một số sản phẩm cụ
thể................................................................................................................29
2.4.3. Năng suất lao động chung của Công ty cổ phần Stevia Nhiệt đới....29
2.4.4. Tổng quỹ lương của Công ty cổ phần Stevia Nhiệt đới....................30
2.4.5. Các hình thức trả công lao động ở Công ty cổ phần Stevia Nhiệt đới
.....................................................................................................................31
2.5. Những vấn đề về tài chính của Công ty cổ phần Stevia Nhiệt đới...........32
2.5.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty cổ phần Stevia
Nhiệt đới......................................................................................................32

5
2.5.2. Phân tích các tỷ số tài chính đặc trưng của Công ty cổ phần Stevia
Nhiệt đới......................................................................................................32
Phần 3. Đánh giá chung và đề xuất hoàn thiện...................................................37
3.1. Đánh giá chung về tình hình của Công ty cổ phần Stevia Nhiệt đới........37
3.1.1. Những Ưu điểm.................................................................................37
3.1.2. Những Nhược điểm...........................................................................37
3.2. Các đề xuất hoàn thiện.............................................................................38
3.2.1. Tăng cường công tác điều tra và tiêu thụ sản phẩm..........................38
3.2.2. Nâng cao chất lượng đào tạo lao động..............................................38
3.2.3. Cải thiện công tác quản lý.................................................................38
KẾT LUẬN.........................................................................................................39
PHỤ LỤC............................................................................................................40
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................46

6
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Logo của Công ty cổ phần Stevia Nhiệt đới
Hình 1.2. Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của Công ty cổ phần Stevia Nhiệt đới
Hình 1.3. Sơ đồ quy trình sản xuất sản phẩm đường Cỏ ngọt
Hình 2.1. Sản phẩm Đường Cỏ ngọt
Hình 2.2. Sơ đồ các kênh phân phối của doanh nghiệp

DANH MỤC BẢNG BIỂU


Bảng 1.1. Một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản
Bảng 1.2. Các nhóm hàng hóa và dịch vụ hiện tại của Công ty cổ phần Stevia Nhiệt đới
Bảng 1.3. Các nhóm sản phẩm chính và sản phẩm khác của Công ty cổ phần Stevia Nhiệt đới
Bảng 2.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp
Bảng 2.2. Bảng giá bán lẻ sản phẩm Đường Cỏ ngọt Stevia
Bảng 2.3. Số lượng và đặc điểm của các nhà trung gian
Bảng 2.4. Các phương pháp xúc tiến bán hàng.
Bảng 2.5. Nhu cầu nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ cần dùng năm kế hoạch
Bảng 2.6. Định mức tiêu dùng nguyên vật liệu
Bảng 2.7. Kế hoạch dự trữ vật liệu dụng cụ trong Công ty cổ phần Stevia Nhiệt đới
Bảng 2.8. Thống kê số lượng tài sản cố định, tình trạng tài sản cố định
Bảng 2.9. Nghiên cứu tài sản cố định của Công ty cổ phần Stevia Nhiệt đới
Bảng 2.10. Nghiên cứu tình hình tăng giảm TSCĐ của Công ty cổ phần Stevia Nhiệt đới
Bảng 2.11. Thống kê hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty cổ phần Stevia Nhiệt đới
Bảng 2.12. Thống kê số lượng máy móc – thiết bị sản xuất
Bảng 2.13. Cơ cấu lao động của Công ty cổ phần Stevia Nhiệt đới
Bảng 2.14. Năng xuất lao động của Công ty cổ phần Stevia Nhiệt đới 2019-2021
Bảng 2.15. Quy định về hệ số lương và lương cơ bản
Bảng 2.16. Công thức tính lương tăng ca
Bảng 2.17. Các tỷ số tài chính đặc trưng của Công ty cổ phần Stevia Nhiệt đới

7
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ST Từ viết tắt Giải nghĩa
T
1 STT Số thứ tự
2 ĐVT Đơn vị tính
3 KH Khách hàng
4 DN Doanh nghiệp
5 TSCĐ Tài sản cố định
6 bq Bình quân
7 LNST Lọi nhuận sau thuế
8 HTK Hàng tồn kho
9 NVCSH Nguồn vốn chủ sở hữu
10 TTS Tổng tài sản
11 Nợ DH Nợ dài hạn
12 TSLĐ&ĐTNH Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
13 TSCĐ&ĐTDH Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
14 TSNH Tài sản ngắn hạn
15 GTTSCĐ đn Giá trị tài sản cố định đầu năm
16 GTTSCĐ cn Giá trị tài sản cố định cuối năm
17 DTT Doanh thu thuần
18 HSL Hệ số lương
19 Tiền lương CB Tiền lương cơ bản
PC thâm niên,
20 Phụ cấp thâm niên, phụ cấp nhà ở
PC nhà ở
21 MM - TB Máy móc – Thiết bị

8
LỜI MỞ ĐẦU
Thực tập cơ sở ngành Quản trị kinh doanh chính là cơ hội để sinh viên trực tiếp
ứng dụng những kiến thức và kỹ năng có được từ quá trình học tập trong nhà trường
vào thực tế của hoạt động của đơn vị thực tập nhằm củng cố kiến thức và kỹ năng đã
học. Đồng thời giúp sinh viên hiểu rõ hơn nữa về kiến thức chuyên sâu của ngành học
và là dịp để sinh viên được học hỏi trau dồi thêm kinh nghiệm cọ sát với thực tế.
Ngoài ra, đợt thực tập này còn giúp sinh viên được rèn luyện phong cách làm việc và
ứng xử trong các mối quan hệ công tác tại doanh nghiệp. Vì vậy mà thực tập cơ sở
ngành Quản trị kinh doanh là một phần không thể thiếu trong quá trình học tập của
sinh viên, nó không chỉ giúp sinh viên tích lũy được kinh nghiệm sống mà còn có cơ
hội để củng cố, nâng cao kiến thức chuyên ngành từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho
bản thân phục vụ công việc và đời sống sau khi rời ghế nhà trường.

Em xin được cảm ơn Khoa Quản lý kinh doanh trường Đại học Công Nghiệp
Hà Nội đã tổ chức kỳ kiến tập này để em có cơ hội được thực tập tại Công ty cổ phần
Stevia Nhiệt đới. Cảm ơn Ban lãnh đạo cùng các anh chị trong Công ty cổ phần Stevia
Nhiệt đới đã giúp đỡ em nhiệt tình trong quá trình em thực tập tại công ty. Trong suốt
quá trình thực tập và hoàn thành báo cáo thực tập, em xin cảm ơn sự giúp đỡ và hướng
dẫn tận tình của Th.S Lương Thị Thu Hằng đã giúp em hoàn thành bài báo cáo này.

Bài báo cáo của em gồm 3 phần:


Phần 1: Công tác tổ chức quản lý của doanh nghiệp
Phần 2: Thực tập theo chuyên đề
Phần 3: Đánh giá chung và đề xuất hoàn thiện

Vì kiến thức của em còn hạn chế nên bài báo cáo không tránh khỏi những
khuyết điểm, em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô giáo cũng như các anh chị
trong Công ty Cổ phần Stevia Nhiệt đới để em có thể hoàn thiện bài báo cáo thực tập
của mình một cách tốt nhất.

Em xin chân thành cảm ơn!

9
Phần 1. Tổng quan về Công ty cổ phần Stevia Nhiệt đới
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Stevia Nhiệt đới
1.1.1. Tên, địa chỉ và quy mô hiện tại của Công ty cổ phần Stevia Nhiệt đới
+ Tên chính thức: Công ty cổ phần Stevia Nhiệt đới
+ Tên giao dịch: Stevia Tropical Joint Stock Company
+ Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần
+ Mã số thuế: 0106039906
+ Địa chỉ: Số 11 đường 800A, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.
+ Năm thành lập: 19/11/2012
+ Ngành nghề chính: Sản xuất đường Cỏ ngọt
+ Ngành nghề khác: Bán buôn, bán lẻ, dịch vụ quà tặng, giáo dục, in ấn,…
+ Phạm vi hoạt động: Sản xuất và kinh doanh về sản phẩm đường chiết suất từ
cây cỏ ngọt; kinh doanh thiết bị y tế, quà tặng, thủ công mỹ nghệ,…
+ Số lượng lao động: 100 người (2021)
+ Vốn điều lệ: 1.900.000.000
Hình 1.1. Logo của Công ty cổ phần Stevia Nhiệt đới

(Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự của Công ty cổ phần Stevia Nhiệt đới)
1.1.2. Các mốc quan trọng trong quá trình phát triển:
- 11/2012: Công ty cổ phần Stevia Nhiệt đới thành lập và cung cấp thiết bị y tế cho
bệnh viện Thái Bình, Phụ sản trung ương.
- 3/2013: Công ty cổ phần Stevia Nhiệt đới ra mắt thực phẩm chức năng: đường Cỏ
ngọt trên thị trường.
- 2014: Công ty cổ phần Stevia Nhiệt đới cung cấp quà Tết cho phủ Chủ tịch (Thời
chủ tịch Trương Tấn Sang)
- 2015: Công ty cổ phần Stevia Nhiệt đới đã cung cấp thiết bị y tế và sản phẩm
chức năng cho các bệnh viện: bệnh viện 105, bệnh viện y học hàng không,...
- 2016: Công ty cổ phần Stevia Nhiệt đới cung cấp quà Tết cho phủ Chủ tịch (Thời
chủ tịch Trần Đại Quang)
- 2018: Công ty cổ phần Stevia Nhiệt đới cung cấp quà Tết cho phủ Chủ tịch (Thời
chủ tịch Nguyễn Phú Trọng)
- 2022: Công ty cổ phần Stevia Nhiệt đới đã trở thành đối tác đáng tin cậy cho
nhiều bệnh viện lớn.
10
1.1.3. Một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản
Bảng 1.1. Một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản
So sánh tuyệt đối
CHỈ
STT ĐVT Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2020 so với Năm 2021 so với
TIÊU
năm 2019 năm 2020
Doanh thu
1 các hoạt Đồng 10.645.850.000 7.645.850.000 8.352.178.000 -3.000.000.000 706.328.000
động
2 Lợi nhuận Đồng 2.514.821.772 1.649.680.033 1.820.189.250 -865.141.739 170.509.217
Tổng vốn Đồng 8.153.510.000 7.696.116.000 8.653.954.000 -457.394.000 957.838.000
- Vốn cố
3
Đồng 6.470.000.000 5.650.000.000 6.600.000.000 -820.000.000 950.000.000
định
- Vốn lưu
Đồng 1.683.510.000 2.046.116.000 2.053.954.000 362.606.000 7.838.000
động
Số công
Người
nhân viên
- Số lượng Người 105 90 100 -15 10
4 - Trình độ Người
Đại học Người 35 26 35 -9 9
Cao đẳng Người 45 34 32 -11 -2
Trung cấp Người 25 30 33 5 3
(Nguồn: Phòng Kế toán của Công ty cổ phần Stevia Nhiệt đới)

11
=> Nhận xét:
Qua bảng số liệu một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản của Công ty cổ phần Stevia
Nhiệt đới ta thấy được trong 3 năm gần đây các chỉ tiêu kinh tế có sự biến động rõ
nét. Cụ thể như sau:
- Số lao động của công ty năm 2020 là 90 người giảm so với năm 2019 là 15
người, số lao động năm 2021 tăng so với năm 2020 là 10 người. Sự tăng/giảm số lao
động này là do trong năm 2020 dịch Covid bùng phát mạnh mẽ dẫn đến việc công ty
phải điều tiết linh hoạt từ phía phòng hành chính nhân sự để giảm thiểu số người lao
động, thu hẹp sản xuất nhằm duy trì doanh nghiệp qua giai đoạn khó khăn này. Đến
năm 2021, khi dịch bệnh đã được kiểm soát tương đối, công ty có nhu cầu hơn về việc
tăng số lượng lao động nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh để phát triển doanh nghiệp
sau khoảng thời gian bị kìm hãm.
- Tổng doanh thu từ các hoạt động của Công ty thay đổi qua các năm, năm
2020 giảm 3 tỷ đồng so với năm 2019. Đến năm 2021 thì doanh thu đã tăng lên
706.328.000 đồng so với năm 2020 nhưng vẫn chưa vượt qua năm 2019. Đây là giai
đoạn vượt khó của công ty, điều đáng mừng là tổn thất mang lại không lớn, bên cạnh
đó công ty đã làm tốt trong việc duy trì hoạt động kinh doanh của mình, thể hiện ở
việc năm 2021 tổng doanh thu đã tăng lên đáng kể, tuy không bằng năm 2019 nhưng
đây là dấu hiệu tích cực cho thấy doanh nghiệp đang đi đúng hướng.
- Nguồn vốn của công ty thay đổi, năm 2020 giảm so với năm 2019 với mức
giảm là 457.394.000 đồng. Đến năm 2021 nguồn vốn tăng thêm 957.838.000 đồng so
với năm 2020 và vượt năm 2019. Do doanh nghiệp đang chú trọng nâng cao nguồn
vốn nhằm chuẩn bị cho sự phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh sau những tháng
ngày bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh cũng như các vấn đề khác từ xã hội.
- Lợi nhuận sau thuế của công ty cũng đã thay đổi trong giai đoạn 2019-2021.
Năm 2020 so với năm 2019 bị giảm 865.141.739 đồng, đến năm 2021 thì lợi nhuận đã
tăng, cụ thể là tăng thêm 170.509.217 đồng so với năm 2020. Lợi nhuận của công ty
thấp chủ yếu do các chi phí mua nguyên vật liệu cao hoặc chất lượng không đáp ứng
được nhu cầu. Lợi nhuận tăng cho thấy doanh nghiệp rất quan tâm và linh hoạt trong
việc xoay chuyển sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội.
=> Như vậy, doanh nghiệp đã cố gắng nỗ lực trong mọi chỉ tiêu kinh tế nhằm
duy trì hoạt động trong giai đoạn khủng hoảng 2019-2020 và phát triển hoạt động kinh
doanh của công ty. Với sự nỗ lực trên đã tạo một điều kiện to lớn để công ty vẫn có thể
đứng vững trên thị trường và không ngừng phát triển. Doanh nghiệp cần phát huy
những mặt điểm mạnh đã có và khắc phục những nhược điểm còn tồn tại để không
ngừng phát triển hơn nữa.

1.2. Nhiệm vụ chính và nhiệm vụ khác của Công ty cổ phần Stevia Nhiệt đới
1.2.1. Các chức năng, nhiệm vụ theo giấy phép kinh doanh của Công ty cổ phần
Stevia Nhiệt đới
- Nhiệm vụ chính: Sản xuất đường cỏ ngọt Stevia, là một loại đường có độ ngọt
gấp 300 lần đường cát, là loại đường tự nhiên dùng rất tốt cho người tiểu đường, người
ăn kiêng vì nó không sinh năng lượng. Ngoài ra, nó còn được dùng cho ngành công
nghiệp thực phẩm, chế biến nước giải khát, thực phẩm chức năng cho người tiểu
đường, người ăn kiêng, dược phẩm,…

12
- Nhiệm vụ khác:
+ Ngoài việc kinh doanh đường cỏ ngọt, hiện tại doanh nghiệp còn cung cấp
các hàng hóa và dịch vụ như:
 Thiết bị y tế
 Dịch vụ cung cấp quà Tết cho phủ chủ tịch
 Sửa chữa máy móc, thiết bị y tế
 Bán buôn thực phẩm chức năng
 Bán buôn đồ uống
+ Xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh theo đúng nghành nghề
ghi trong giấy phép kinh doanh.
+ Xây dựng, tổ chức tốt công tác sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế
cao và lợi nhuận ổn định.
+ Thực hiện nộp thuế và ngân sách đối với nhà nước.
+ Mở sổ sách kế toán và ghi sổ theo quy định của pháp luật, của hệ thống kế
toán tài chính, và chịu sự kiểm định của cơ quan thuế, tài chính.
+ Tuân thủ các quy định của nhà nước về bảo vệ công ty, bảo vệ môi trường,
bảo đảm an ninh trật tự xã hội.
1.2.2. Các hàng hóa và dịch vụ hiện tại của Công ty cổ phần Stevia Nhiệt đới
Các nhóm hàng hóa và dịch vụ hiện tại Công ty cổ phần Stevia Nhiệt đới đang kinh
doanh.
Bảng 1.2. Các nhóm hàng hóa và dịch vụ hiện tại của Công ty cổ phần Stevia Nhiệt đới
Tên nhóm hàng hóa và Mô tả
dịch vụ
Máy nội soi tai mũi họng, Máy nội soi dạ dày, Máy xét
Thiết bị y tế
nghiệm sàng lọc máu, Máy xét nghiệm nước tiểu,…
Đường Cỏ ngọt, Đường ăn kiêng 104 Stevia, Đường ăn
Thực phẩm chức năng kieng 105 Stevia, Stevia Extract trắng bột, Stevia Plus
Fiber Packets, Stevia dang viên nén...
Dịch vụ quà tặng Giỏ quà tặng lễ, Tết
Trà Artiso, Trà sâm quy, Trà Stevin, Trà ngọt Sweet
Đồ uống
tea, Trà thảo mộc Sweet herb tea...
(Nguồn: Phòng Kinh doanh của Công ty cổ phần Stevia Nhiệt đới)

13
1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của của Công ty cổ phần Stevia Nhiệt
đới
1.3.1. Sơ đồ khối về cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý và mối quan hệ giữa các bộ
phận.
Hình 1.2. Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của Công ty cổ phần Stevia Nhiệt đới

Đại hội đồng cổ đông

B quản trị
Hội đồng Ban kiểm soát

Giám đốc

Phòng Hành Chính Phòng Sản Xuất


Phòng Kế Toán
Phòng Kinh Doanh Nhân Sự

Bộ phận bán hàng Bộ phận sản


xuất
Bộ phận chăm sóc
Bộ phận giao
khách hàng
nhận
(Nguồn: Phòng Hành chính và nhân sự Công ty cổ phần Stevia Nhiệt đới)
1.3.2. Chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của từng bộ phận.
* Phòng Kinh Doanh
 Chức năng:
+ Nghiên cứu, khảo sát, đưa ra ý kiến, chiến lược giúp hiệu quả kinh doanh
tăng cao.
+ Tham mưu cho Ban lãnh đạo các hoạt động đưa sản phẩm và dịch vụ của
doanh nghiệp ra ngoài thị trường.
+ Phát triển nguồn khách hàng cho công ty: chăm sóc khách hàng hiện có và
phát hiện, mở rộng tệp khách hàng mới cho doanh nghiệp.
 Nhiệm vụ:
+ Có nhiệm vụ nắm bắt khả năng nhu cầu thị trường để xây dựng và tổ chức các
phương án kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo nguồn hàng chất lượng tốt, phù hợp với
thị hiếu người tiêu dùng.
+ Thực hiện các công tác nghiên cứu thị trường và đề ra các chiến lược kinh
doanh của công ty
+ Thiết lập hệ thống quản lý mạng lưới đại lý, đề xuất các phương án, mạng
lưới bán hàng, các hình thức quảng cáo, khuyến mãi…nhằm thúc đẩy tiêu thụ.

14
15
* Phòng Hành Chính Nhân Sự
 Chức năng:
+ Tham mưu và hỗ trợ cho Ban lãnh đạo toàn bộ các công tác liên quan đến
việc tổ chức và quản lý nhân sự, quản lý nghiệp vụ hành chính, cũng như các vấn đề
pháp chế, hoạt động truyền thông và quan hệ công chúng.
 Nhiệm vụ:
+ Xây dựng cơ cấu tổ chức nhân sự cho các phòng ban trong doanh nghiệp.
+ Xây dựng kế hoạch nhân sự và chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho
doanh nghiệp, tính toán ngân sách liên quan đến chi phí lao động.
+ Xây dựng quy chế tiền lương, nội quy lao động, các quy chế làm việc và quy
trình, quy chế trong công tác tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức,
khen thưởng, kỷ luật, đánh giá đối với nhân viên trong doanh nghiệp.
+ Tổ chức và tiến hành các hoạt động nhân sự theo đúng quy định: tuyển dụng,
đánh giá nhân sự, đánh giá kết quả công việc, đào tạo, thanh toán lương, chế độ phúc
lợi…
+ Quản lý hồ sơ, thông tin nhân sự theo quy định hiện hành.
* Phòng Kế Toán
 Chức năng:
+ Thực hiện những nghiệp vụ về chuyên môn tài chính, kế toán theo đúng quy
định của Nhà nước.
+ Theo dõi, phản ánh sự vận động vốn kinh doanh của Công ty và cố vấn cho
Ban lãnh đạo các vấn đề liên quan.
 Nhiệm vụ:
+ Ghi chép, tính toán, và báo cáo tình hình hiện có. Ghi chép tình hình luân
chuyển và sử dụng tài sản, tiền vốn. Ghi chép lại toàn bộ quá trình sử dụng vốn của
công ty.
+ Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh. Kiểm tra kế hoạch
thu chi tài chính. Kiểm tra việc giữ gìn và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn.
+ Cung cấp các số liệu, tài liệu cho việc điều hành hoạt động sản xuất kinh
doanh.
+ Kiểm tra, phân tích hoạt động kinh tế tài chính, phục vụ công tác lập và theo
dõi kế hoạch. Cung cấp số liệu báo cáo cho các cơ quan theo chế độ kế toán hiện hành.
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho Ban lãnh đạo công ty.
* Phòng Sản Xuất
 Chức năng:
+ Tham mưu cho Ban lãnh đạo công ty về công tác sản xuất, tồn trữ và bảo
quản các thiết bị, máy móc.
+ Thực hiện quá trình sản xuất, bảo quản, vận chuyển, giao nhận hàng hóa phục
vụ cho nhu cầu kinh doanh.
+ Thực hiện hoạt động nghiên cứu nhằm cải thiện các sản phẩm của doanh
nghiệp bằng cách thay đổi hoặc đổi mới một phần hay toàn bộ sản phẩm.
 Nhiệm vụ:
+ Xác định lượng nguyên vật liệu và các loại máy móc cần thiết để đạt được
mục tiêu sản xuất.
+ Lập kế hoạch với các nhiệm vụ cần thực hiện xuyên suốt quy trình sản xuất
và phân bổ nhiệm vụ cho từng bộ phận liên quan.
16
+ Đảm bảo các sản phẩm sản xuất ra luôn đạt tiêu chuẩn chất lượng tối thiểu.
Tập trung vào việc tiêu chuẩn hóa quy trình để nâng cao chất lượng sản phẩm.
+ Đảm bảo trật tự, an toàn vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ tại nơi làm
việc.

1.4. Tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Stevia Nhiệt đới
1.4.1. Các nhóm sản phẩm chính và sản phẩm khác của Công ty cổ phần Stevia
Nhiệt đới
Bảng 1.3. Các nhóm sản phẩm chính và sản phẩm khác của Công ty cổ phần Stevia Nhiệt đới

STT Tên nhóm sản phẩm Mô tả


Nhóm sản phẩm chính
Đường Cỏ ngọt, Đường ăn kiêng 104 Stevia,
Đường ăn kiêng 105 Stevia, Stevia Extract trắng
1 Thực phẩm chức năng
bột, Stevia Plus Fiber Packets, Stevia dạng viên
nén...
Nhóm sản phẩm khác
Máy nội soi tai mũi họng, Máy nội soi dạ dày, Máy
2 Thiết bị y tế xét nghiệm sàng lọc máu, Máy xét nghiệm nước
tiểu,…
3 Dịch vụ quà tặng Giỏ quà tặng lễ, Tết
Trà Artiso, Trà sâm quy, Trà Stevin, Trà ngọt Sweet
4 Đồ uống tea, Trà thảo mộc Sweet herb tea...
(Nguồn: Phòng Kinh doanh của Công ty cổ phần Stevia Nhiệt đới)
1.4.2. Quy trình sản xuất một loại sản phẩm chính
- Quy trình sản xuất sản phẩm đường Cỏ ngọt:
Hình 1.3. Sơ đồ quy trình sản xuất sản phẩm đường Cỏ ngọt

Loại
Cỏ Chưng Cô Sấy
tinh
ngọt cất 1 đặc phun
dầu

Thu
Phơi Chưng Kết
dịch Bột
khô cất 2 tủa
chiết Stevioside

Nghiền, Chiết, Thu


Rửa
xay mịn trích ly dịch
(Nguồn: Phòng Sản xuất của Công ty cổ phần Stevia Nhiệt đới)
17
Giải thích sơ đồ:
Sau khi cỏ ngọt được thu hoạch về, bước đầu tiên là phải phơi khô để có thể dễ
dàng bảo quản và vận chuyển. Cỏ ngọt sau khi phơi khô được, bảo quản ở nhiệt độ
khoảng 20-300C và đưa tới nhà máy sản xuất. Tại nhà máy, lượng cỏ ngọt này được
nghiền và xay nhuyễn thành bột dược liệu. Bột dược liệu này được hồi lưu 4 lần bằng
ethanol 80%. Tập trung dịch chiết lại, chưng cất để thu lại lượng dung môi, rồi cô tới
rắn. Hòa tan rắn bằng nước nóng, lọc. Loại bỏ mỡ bằng ether dầu. Nước ngọt sau khi
đã loại bỏ mỡ, cô đặc cách thủy để đuổi hết ether dầu và để dịch ngọt đậm đặc hơn.
Chiết stevioside bằng n-butanol bão hòa nước cho đến khi dịch nước không còn
stevioside nữa. Rửa dịch n-butanol bằng nước bão hòa n-butanol. Chưng cất để thu hồi
n-butanol và cô đặc để được rắn stevioside thô. Hòa rắn sevioside thô trong methanol
vừa đủ để kết tinh lạnh. Lọc lấy tủa rồi sấy khô đến khối lượng không đổi để thu được
bột chiết phẩm stevioside.

18
Phần 2. Thực tập theo chuyên đề
2.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm và công tác marketing của Công ty cổ
phần Stevia Nhiệt đới
2.1.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần Stevia Nhiệt đới trong
những năm gần đây
Bảng 2.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp
Sản Sản lượng Doanh thu (ĐVT: Nghìn đồng)
Stt ĐVT
phẩm 2019 2020 2021 2019 2020 2021
Đường
1 Cỏ 50.000 21.000 35.000 Hộp 3.150.000 1.305.000 2.175.000
ngọt
Máy
nội soi
2 10 9 9 Cái 780.000 702.000 702.000
tai mũi
họng
Máy
3 nội soi 11 8 10 Cái 880.000 640.000 800.000
dạ dày
Máy
xét
nghiệ
4 5 4 5 Cái 4.000.000 3.200.000 4.000.000
m sàng
lọc
máu
Máy
xét
nghiệ
5 5 8 4 Cái 750.000 1.250.000 600.000
m
nước
tiểu
(Nguồn: Phòng Kinh doanh của Công ty cổ phần Stevia Nhiệt đới)
=> Nhận xét:
- Trong những năm gần đây tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp nhìn
chung có phần giảm do ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau. Nhưng, trong thời kì
nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh thì tình hình tiêu thụ này duy trì ở mức
ổn dịnh, chấp nhận được.
- Năm 2020, sản lượng tiêu thụ giảm mạnh do xã hội vừa bước vào giai đoạn mất
cân bằng, ảnh hưởng của Covid-19 dẫn đến việc tiêu dùng sản phẩm có phần bị trì trệ,
còn người lao động thì xin nghỉ việc nhiều.
- Sang đến năm 2021, sản lượng tiêu thụ tăng nhẹ, báo động việc nền kinh tế có
khởi sắc và chuẩn bị mở ra một thời kỳ phát triển mới. Song việc bị ảnh hưởng ít nhiều
sau giai đoạn khó khăn là không tránh khỏi, khi tình hình doanh thu còn ở mức trung
bình so với những năm trước.

19
2.1.2. Chính sách sản phẩm – thị trường của Công ty cổ phần Stevia Nhiệt đới
- Doanh nghiệp cam kết sản xuất ra các sản phẩm chất lượng tốt nhất, thời gian
giao hàng đúng hạn, không ngừng cải tiến các quá trình, sản phẩm dịch vụ và hệ thống
nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
- Là công ty chuyên cung cấp cho thị trường các sản phẩm đường Stevia chế
biến từ cây Cỏ ngọt - một loại thảo dược thiên nhiên đem lại nhiều lợi ích về mặt sức
khỏe. Vì vậy công ty sử dụng chiến lược tập trung vào chất lượng sản phẩm đi đôi với
phát triển dịch vụ.

Hình 2.1. Sản phẩm Đường Cỏ ngọt


- Đặc điểm sản phẩm: Đường Cỏ ngọt được chiết suất 100% từ cây Cỏ ngọt tự
nhiên, an toàn với sức khỏe con người. Loại đường này có độ ngọt gấp 300 lần đường
cát, là loại đường tự nhiên dùng rất tốt cho người tiểu đường, người ăn kiêng vì nó
không sinh năng lượng.
- Chất lượng: Từ tự nhiên, an toàn với sức khỏe con người.
- Kiểu dáng: Đường có dạng hạt nhỏ.
- Bao bì: Sản phẩm được đóng thành gói nhỏ và đựng trong hộp, trên miệng
hộp có tem chống hàng giả.
- Nhãn hiệu: Tên sản phẩm (Đường Cỏ ngọt), Logo của Công ty cổ phần Stevia
Nhiệt đới (STEVIA Tropical corp).
- Dịch vụ: Giao hàng (Thời gian giao hàng đúng hạn); Gói quà Tết, quà tặng,…
- Định hướng thị trường mục tiêu: Thị trường mục tiêu của doanh nghiệp sẽ
hướng tới các hiệu thuốc, các bệnh viện lớn nhỏ toàn quốc, ngoài ra còn có các siêu
thị, cửa hàng tiện lợi, trung tâm thương mại,... Đặc biệt đối tượng khách hàng sẽ là
những người mắc bệnh tiểu đường hoặc những người đang có chees độ ăn kiêng.

20
2.1.3. Chính sách giá của Công ty cổ phần Stevia Nhiệt đới
- Mục tiêu định giá:
+ Mục tiêu định giá của doanh nghiệp là: Mục tiêu định hướng bán hàng
+ Với mục tiêu này, doanh nghiệp hướng tới các mục tiêu sau:
 Tăng số lượng hàng bán tối đa
 Duy trì hoặc tăng thị phần
+ Số lượng sản phẩm bán tăng sẽ dẫn tới chi phí trên đơn vị sản phẩm giảm xuống,
và lợi nhuận dài hạn tăng lên. Với mục tiêu đó, công ty đặt giá thấp để kích thích sức
mua khi sản phẩm bước vào giai đoạn suy thoái, khi mới triển khai sản phẩm mới, hay
vào thời kỳ ế ẩm.
+ Tăng số lượng hàng bán cũng giúp cho công ty đạt được hiệu quả theo quy mô,
và giảm được giá thành, và do vậy tăng được lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm.
- Phương pháp định giá:
+ Doanh nghiệp sử dụng phương pháp: Định giá sản phẩm theo phương pháp
Markup

Chi phí sản phẩm


Giá sản phẩm = (Giá mua + Chi phí sản xuất + Markup (Lợi nhuận)
+ Chi phí vận chuyển )

- Chính sách giá của sản phẩm Đường Cỏ ngọt:


+ Giá sản phẩm được chia dựa vào khối lượng đóng gói.
Bảng 2.2. Bảng giá bán lẻ sản phẩm Đường Cỏ ngọt Stevia
Bảng giá đường Đơn giá
Tên sản phẩm Đơn vị tính Khối lượng/Đơn vị tính (VNĐ)
Hộp 50g/Hộp 70.000
Đường Cỏ ngọt
Chai 50ml/Chai 200.000
Stevia
Chai 120ml/Chai 430.000
(Nguồn: Phòng kinh doanh của Công ty cổ phần Stevia Nhiệt đới)
+ Đối với những khách hàng mua sản phẩm với số lượng lớn, công ty luôn đưa
ra những chính sách, ưu đãi về giá cả để đôi bên cùng có lợi. Ngoài ra đối với khách
hàng quen thuộc lâu năm, công ty cũng luôn chú trọng dành cho đối tác của mình
những ưu đãi nhất định về giá cả.
+ Với giá trị đơn hàng 10.000.000 đồng trở lên thì khách hàng sẽ được chiết
khấu 5%. Với giá trị đơn hàng 50.000.000 đồng trở lên thì công ty sẽ chiết khấu cho
khách hàng 10% và với đơn hàng từ 100.000.000 đồng trở lên thì khách hàng sẽ được
chiết khấu 15%
+ Đối với khách hàng lâu năm doanh nghiệp ưu tiên chiết khấu 15% với đơn
hàng từ 80.000.000 đồng trở lên và miễn phí vận chuyển trong bán kính 5km.

21
2.1.4. Chính sách phân phối của Công ty cổ phần Stevia Nhiệt đới
- Sơ đồ các kênh phân phối của Công ty cổ phần Stevia Nhiệt đới
Hình 2.2. Sơ đồ các kênh phân phối của doanh nghiệp
Công ty Cổ phần
Stevia Nhiệt đới

Bệnh viện Hiệu thuốc lớn Đại lý bán buôn

Hiệu thuốc Đại lý bán lẻ


bệnh viện

Khách hàng Hiệu thuốc


nhỏ Khách hàng
Khách hàng

Khách hàng

(Nguồn: Phòng Kinh doanh của Công ty cổ phần Stevia Nhiệt đới)

- Số lượng và đặc điểm của các nhà trung gian


Bảng 2.3. Số lượng và đặc điểm của các nhà trung gian
Tên các nhà Số
Đặc điểm
trung gian lượng
- Sản phẩm thường được kê đơn theo phác đồ điều trị
Bệnh viện 5
và hướng dẫn sử dụng của bác sĩ
- Thường mua với số lượng lớn để được giá rẻ, sau đó
Hiệu thuốc lớn 9 cung cấp sản phẩm tới các hiệu thuốc nhỏ hơn hoặc
người tiêu dùng.
- Các hiệu thuốc nhỏ thường nhập số lượng ít, hoặc
Hiệu thuốc nhỏ 15
theo sự đặt hàng của khách hàng.
- Mua sản phẩm với số lượng lớn để được giá rẻ và
Đại lý bán buôn 8
phân phối sản phẩm tới các đại lý bán lẻ.
- Trực tiếp mang sản phẩm tới tay người tiêu dùng.
Đại lý bán lẻ 16
Chỉ lấy số lượng vừa và nhỏ từ các đại lý bán buôn.
(Nguồn: Phòng Kinh doanh của Công ty cổ phần Stevia Nhiệt đới)
2.1.5. Chính sách xúc tiến bán hàng của Công ty cổ phần Stevia Nhiệt đới
- Các phương pháp xúc tiến bán hàng mà Công ty cổ phần Stevia Nhiệt đới đã sử
dụng:
22
Bảng 2.4. Các phương pháp xúc tiến bán hàng.

Phương Chi phí


Chương trình Nhận xét
pháp (Đồng)
- Website, Banner, Biển hiệu, Mang lại hiệu quả tốt.
Quảng cáo 20.000.000
Internet, Đài, Báo chí,… Nhưng chi phí cao.
- Giảm giá nhân dịp Ngày hội Vì Kết nối được với
Khuyến cộng đồng khách hàng. Mang lại
10.000.000
mại - Tặng 100 hộp cho 100 người cơ hội sử dụng thử sản
mắc bệnh đái tháo đường. phẩm cho KH.
- Tiếp thị tới các nhà phân phối Nâng cao hiệu quả
trung gian. hoạt động kinh doanh
Bán hàng
- Hỗ trợ setup, băng rôn, biển 5.000.000 cho DN, thúc đẩy quá
trực tiếp
quảng cáo cho các nhà phân phối trình bán hàng.
lớn của doanh nghiệp.
- Tổ chức sự kiện về sức khỏe Chi phí cao. Hiệu quả
Quan hệ
- Thông cáo báo chí tốt. Kết nối được với
công 60.000.000
- Quan hệ cộng đồng, khách hàng khách hàng
chúng
- Tài trợ
- Bán hàng cá nhân Hữu hiệu, linh hoạt và
Marketing - Gửi thư trực tiếp mang thông tin đầy đủ
5.000.000
trực tiếp - Phát tờ tơi tới KH
- Website
(Nguồn: Phòng Kinh doanh của Công ty cổ phần Stevia Nhiệt đới)

2.2. Công tác quản lý nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ trong Công ty cổ
phần Stevia Nhiệt đới
2.2.1. Xác định nhu cầu nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ cần dùng năm kế
hoạch.
ĐỊNH MỨC TIÊU DÙNG NGUYÊN VẬT LIỆU
Sản xuất sản phẩm: Đường Cỏ ngọt
Mã sản phẩm: 10720 Số lượng: 120kg
Bảng 2.5. Nhu cầu nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ cần dùng năm kế hoạch
Định mức/1
Nhu
STT Loại nguyên vật liệu ĐVT đơn vị sản Ghi chú
cầu
phẩm (hộp)
1 Cây Cỏ ngọt Gam 100 240.000 Đã sấy khô
Tùy thuộc vào
57.600-
2 Dung môi ethanol 80% Ml 24-32 thời gian trong
76.800
bước dung môi
3 Ether dầu Ml 25 60.000
4 Nước tinh khiết Lít 1,5 3.600
5 Dung môi n-butanol Ml 24 57.600
6 Methanol Ml 22 52.800
(Nguồn: Phòng Sản xuất của Công ty cổ phần Stevia Nhiệt đới)

23
24
ĐỊNH MỨC TIÊU DÙNG NGUYÊN VẬT LIỆU
Bảng 2.6. Định mức tiêu dùng nguyên vật liệu
Nhu
Sản Định mức/1 đơn Ghi
STT Loại sản phẩm ĐVT cầu
lượng vị sản phẩm chú
(Hộp)
1 Đường Cỏ ngọt Kg 120 0,05 2400
(Nguồn: Phòng Sản xuất của Công ty cổ phần Stevia Nhiệt đới)

2.2.2. Lập kế hoạch dự trữ vật liệu dụng cụ trong Công ty cổ phần Stevia Nhiệt
đới
Bảng 2.7. Kế hoạch dự trữ vật liệu dụng cụ trong Công ty cổ phần Stevia Nhiệt đới
Tên vật liệu, dụng cụ cần Lượng dự trữ Số ngày cần
STT ĐVT
dự trữ mỗi ngày dự trữ
1 Cây Cỏ ngọt Gam 106.000 5
2 Dung môi ethanol 80% Ml 25.440 – 33.920 4
3 Ether dầu Ml 26.500 6
4 Nước tinh khiết Lít 1.590 2
5 Dung môi n-butanol Ml 25.440 6
6 Methanol Ml 23.320 5
(Nguồn: Phòng Sản xuất của Công ty cổ phần Stevia Nhiệt đới)
2.2.3. Quản lý kế hoạch cung ứng vật liệu dụng cụ trong Công ty cổ phần Stevia
Nhiệt đới
Trong sản xuất đường, nguyên vật liệu chiếm 70% trong giá thành sản xuất,
việc quản lý tốt nguyên vật liệu đầu vào sẽ quyết định hiệu quả sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp. Công tác quản trị nguyên vật liệu phải làm sao để cung cấp đủ, kịp
thời cả về số lượng, chất lượng cũng như sử dụng nguyên vật liệu một cách hợp lý
nhất. Vì vậy vấn đề đặt ra cho Công ty là phải quản lý và sử dụng nguyên vật liệu
trong Công ty chặt chẽ, hiệu quả, không có sự thất thoát, gây lãng phí vốn để từ đó
giảm giá thành sản phẩm tăng lợi nhuận cho Công ty.
=> Việc quản lý tốt nguyên liệu vật liệu chính là góp phần quản lý tốt vốn sản xuất
kinh doanh và tài sản của doanh nghiệp
 Quản lý việc tiếp nhận
- Nhiệm vụ:
+ Tiếp nhận chính xác số lượng, chất lượng theo đúng nội dung đã ký trong hợp
đồng mua bán.
+ Vận chuyển nhanh chóng đến kho của doanh nghiệp, tránh để xảy ra tình trạng
rơi, vỡ gây hư hỏng mất mát ảnh hưởng đến nguồn cung cho sản xuất.
- Yêu cầu:
+ Tiếp nhận hàng hóa và giấy tờ liên quan theo quy định của nhà nước.
+ Phiếu nhập kho phải đảm bảo có chữ ký xác nhận của thủ kho và người giao
hàng.
+ Bên nhà cung cấp và doanh nghiệp thống nhất nơi giao nguyên vật liệu, đảm bảo
đúng thời gian địa điểm đã thống nhất.
 Tổ chức quản lý vật liệu dụng cụ trong kho: bố trí kho, quản lý lượng vật liệu
dụng cụ tồn kho…

25
- Sau khi nguyên vật liệu nhập kho cần phải kiểm soát số lượng và chất lượng để
hạn chế tối đa hao hụt trong quá trình lưu kho.

26
- Nhiệm vụ:
+ Hạn chế tối đa mất mát nguyên vật liệu
+ Theo dõi, kiểm tra thường xuyên tình trạng hàng hóa
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất kho bất cứ lúc nào
- Yêu cầu:
+ Sắp xếp chuyên nghiệp, phân theo chủng loại đặc tính, đánh số ghi tên để
phân bổ hợp lý
+ Bảo đảm an toàn về phòng cháy chữa cháy với những nguyên liệu dễ gây nổ
+ Thường xuyên cập nhật tình trạng hàng hóa
- Bố trí kho hàng tối ưu: Với không gian nhà kho có diện tích nhất định, việc sắp
xếp kho hàng logic sẽ giúp quản lý vật tư dễ dàng. Tránh việc nhầm lẫn, hoặc bỏ sót
các hàng hóa trong kho. Ngoài ra còn có các kệ hàng để bảo quản hàng hóa, vật tư.
Tránh để các tác động ngoại lực hoặc thời tiết làm ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm.
- Quản lý lượng vật liệu dụng cụ tồn kho: Thường xuyên thống kê số lượng vật liệu
dụng cụ còn trong kho dựa trên chênh lệch xuất nhập thực tế. Sau đó, lập báo cáo xuất
nhập tồn kho hàng hóa vật tư, hàng hóa dự trữ và báo cáo tổng hợp tồn kho lên cấp
trên.
 Tổ chức cấp phát vật tư trong doanh nghiệp
- Để cấp phát vật tư một cách kịp thời, chính xác, khoa học, tạo điều kiện thuận lợi
trong việc tận dụng hiệu quả năng suất lao động của công nhân, của máy móc thiết bị.
Công ty đang áp dụng các hình thức cấp phát vật tư sau:
+ Cấp phát theo tiến độ kế hoạch: là hình thức cấp phát quy định cả số lượng và
thời gian nhằm tạo ra sự chủ động cho cả bộ phận sử dụng và bộ phận cấp phát.
+ Cấp phát theo yêu cầu của bộ phận sản xuất: căn cứ vào yêu cầu sản phẩm của
từng phân xưởng đã báo trước cho bộ phận cấp phất của kho. Số lượng vật tư yêu cầu
được tính toán dựa trên nhiệm vụ sản xuất và hệ thống định mức tiêu dùng vật mà
Công ty đã xây dựng.

2.3. Công tác quản lý tài sản cố định trong Công ty cổ phần Stevia Nhiệt đới
2.3.1. Thống kê khả năng sản xuất, phục vụ của tài sản cố định
a. Thống kê số lượng tài sản cố định, tình trạng tài sản cố định
BẢNG CÂN ĐỐI TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Đơn vị tính: VNĐ

27
Bảng 2.8. Thống kê số lượng tài sản cố định, tình trạng tài sản cố định
Đơn vị tính: Đồng
Tăng trong kỳ Giảm trong kỳ

Loại
STT Loại TSCĐ Có đầu năm Có cuối năm
Loại DN Loại hiện không Loại cũ
Tổng số Tổng số
đã có đại hơn cần bị hủy bỏ
dùng

Dùng trong sản


A xuất cơ bản
Tổng số: 3.566.060.213 211.000.000 44.400.000 166.600.000 7.196.273 - 7.196.273 3.769.863.940
Trong đó:
- Nhà cửa 1.000.000.000 - - - - - - 3.000.000.000
- Vật kiến trúc 76.660.000 46.600.000 15.000.000 31.600.000 - - - 123.260.000
- Thiết bị truyền
820.000.000 70.000.000 20.000.000 50.000.000 - - 890.000.000
dẫn
- Thiết bị sản xuất 1.300.000.000 64.400.000 9.400.000 55.000.000 - 7.196.273 1.357.203.727
- Thiết bị vận tải 229.400.213 5.000.000 - 5.000.000 - - - 229.405.213
Dùng trong sản
B - - - - - - - -
xuất khác
Không dùng trong
C 140.000.000 25.000.000 - 25.000.000 - - - 165.000.000
sản xuất
(Nguồn: Phòng Kế toán của Công ty cổ phần Stevia Nhiêt đới)

28
=> Nhận xét:
 Công tác quản lý tài sản cố định đối với doanh nghiệp sản xuất là rất quan
trọng. Công tác này nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục,
không bị gián đoạn.
 Công tác này cũng giúp cho doanh nghiệp xác định được tài sản cố định của
mình đang trong tình trạng nào để có kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng, nâng cấp.
b. Thống kê hiệu quả sử dụng tài sản cố định
CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
* Nghiên cứu kết cấu TSCĐ.
Bảng 2.9. Nghiên cứu tài sản cố định của Công ty cổ phần Stevia Nhiệt đới
Kết
Stt Tên chỉ tiêu Công thức Thay số
quả
Chỉ tiêu kết cấu Giá trị một tài sản cố định 1.000.000 .000
1 TSCĐ Giá trị toànbộ tài sản cố định 3.566.060 .213 0,28

(Nguồn: Tác giả tự tính toán)


* Nghiên cứu tình hình tăng giảm TSCĐ.
Bảng 2.10. Nghiên cứu tình hình tăng giảm TSCĐ của Công ty cổ phần Stevia Nhiệt đới
Kết
Stt Tên chỉ tiêu Công thức Thay số
quả
Giá trị TSCĐ tăng trong kỳ 211.000.000
1 Hệ số tăng TSCĐ 0,06
Giá trị TSCĐ có cuối kỳ 3.769.863 .940
Giá trị TSCĐ giảmtrong kỳ 7.196 .273
2 Hệ số giảm TSCĐ 0,002
Giá trị TSCĐ có đầu kỳ 3.566.060 .213
Giá trị TSCĐ mới tăng trong kỳ 166.600 .000
3 Hệ số đổi mới TSCĐ 0,04
Giá trị TSCĐ có cuốikỳ 3.769.863 .940
Giá trị TSCĐ cũ loại bỏ trong kỳ 7.196 .273
4 Hệ số loại bỏ TSCĐ 0,002
Giá trị TSCĐ có đầu kỳ 3.566.060 .213
(Nguồn: Tác giả tự tính toán)
* Thống kê hiệu quả sử dụng TSCĐ.
Bảng 2.11. Thống kê hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty cổ phần Stevia Nhiệt đới
Stt Tên chỉ tiêu Công thức Thay số Kết quả
So sánh giữa
giá trị sản
xuất của
doanh
nghiệp thực
Giá trị TSCĐ cũ loại bỏ trong kỳ 7.196 .273
hiện trong 0,002
Tổng giá trị TSCĐ bq trong năm 3.566.060 .213
năm với
1 tổng giá trị
TSCĐ bình
quân trong
năm
Trong đó:
Tổng giá trị ∑ GTTSCĐ đn+∑ GTTSCĐ cn 7.335.924 .153 3.667.962.07
TSCĐ bình 2 2
quân
29
So sánh giữa
mức thu
nhập của
doanh
nghiệp thực 8.352.178 .000
hiện được Tổng thu nhập
3.667.962 .077
2 2
trong năm Tổng giá trị TSCĐ bq trong năm
với tổng giá
trị tài sản cố
định bình
quân trong
năm
Hệ số trang
bị tài sản cố
định cho
Tổng giá trị TSCĐ bq trong năm 3.667.962 .077
3 một công 36.679.621
Số công nhân trực tiếp sản xuất 100
nhân trực
tiếp hoặc số
chỗ làm việc
(Nguồn: Tác giả tự tính toán)
2.3.2. Thống kê số lượng máy móc – thiết bị sản xuất trong Công ty cổ phần
Stevia Nhiệt đới
Bảng 2.12. Thống kê số lượng máy móc – thiết bị sản xuất
Đơn vị tính: Cái
Số máy móc - thiết bị hiện có
Số máy móc – thiết bị (MM – TB) đã lắp
Số MM – Số MM – Số MM – Số MM – Số MM
Năm Số MM – TB
TB thực TB sửa TB dự TB bảo – TB
chưa lắp
tế làm chữa theo phòng dưỡng ngừng
việc kế hoạch việc
2019 18 5 5 5 0 5
2020 17 5 3 5 2 3
2021 20 5 10 5 5 10
(Nguồn: Phòng Sản xuất của Công ty cổ phần Stevia Nhiệt đới)
=> Nhận xét:
 Doanh nghiệp luôn bố trí MM – TB một cách phù hợp cho quá trình sản xuất
của mình.
 Số MM – TB thực tế làm việc năm 2020 giảm so với năm 2019, do doanh
nghiệp thu hẹp sản xuất, giảm số lượng lao động để có thể duy trì doanh nghiệp
qua giai đoạn khó khăn bởi ảnh hưởng của dịch Covid.
 Số MM – TB dự phòng năm 2021 tăng so với năm 2020 là 7 cái, cho thấy
doanh nghiệp đang chuẩn bị tăng cường sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh năng
suất lao động để vực dậy sau thời gian dịch bệnh kìm hãm sự phát triển.
 Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng thường xuyên nâng cấp bảo dưỡng MM – TB
để đảm bảo an toàn lao động trong quá trình sản xuất và quá trình sản xuất
không bị đứt gãy do MM – TB hư hỏng.
30
2.4. Công tác quản lý lao động tiền lương trong Công ty cổ phần Stevia
Nhiệt đới
2.4.1. Cơ cấu lao động của Công ty cổ phần Stevia Nhiệt đới
- Cơ cấu lao động xét về mặt nguồn lực tức là mặt cơ cấu cung lao động đươc phân
chia theo các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu (tỉ lệ) số lượng và chất lượng nguồn lao động.
- Cơ cấu lao động xét về mặt phân công lao động xã hội tức là cơ cấu cầu lao động,
phản ánh tình trạng việc làm và nhu cầu sử dụng lao động trong các ngành, các thành
phần kinh tế.
Bảng 2.13. Cơ cấu lao động của Công ty cổ phần Stevia Nhiệt đới
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Chỉ tiêu Số Số Số
Cơ cấu Cơ cấu Cơ cấu
lượng lượng lượng
Tổng số lao động 105 100% 90 100% 100 100%
Phân theo:
A. Kinh nghiệm
Dưới 2 năm 45 42,86% 36 40% 41 41%
Từ 2 năm đến 5 năm 32 30,48% 27 30% 31 31%
Trên 5 năm 28 26,66% 27 30% 28 28%
B. Trình độ lao động
Đại học 35 33,33% 26 28,89% 35 35%
Cao đẳng 45 42,86% 34 37,78% 32 32%
Trung cấp 25 23,81% 30 33,33% 33 33%
C. Giới tính
Nam 42 40% 46 51,11% 48 48%
Nữ 63 60% 44 48,89% 52 52%
(Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự của Công ty cổ phần Stevia Nhiệt đới)
=> Nhận xét:
- Qua bảng số liệu trên ta thấy số lượng và cơ cấu lao động của doanh nghiệp thay
đổi qua các năm. Số lượng lao động năm 2020 giảm so với năm 2019 là 15 người, do
ảnh hưởng của dịch Covid-19, doanh nghiệp phải cắt giảm bớt nhân sự hoặc người lao
động xin nghỉ việc.
- Năm 2021 số lượng lao động trong doanh nghiệp tăng lên 10 người so với năm
2020, cho thấy tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có sự biến
động.
- Số lao động có kinh nghiệm dưới 2 năm của công ty chiếm phần lớn trong cơ cấu
phân theo kinh nghiệm lao động, trong số này thường là những người mới chưa có sự
gắn bó lâu dài với công ty. Năm 2019, số lao động có kinh nghiệm dưới 2 năm chiếm
42,86%; năm 2020 là 40% và năm 2021 là 41%. Số lượng lao động có kinh nghiệm
trên 5 năm là những người gắn bó lâu dài với công ty và chỉ chiếm số cơ cấu ít nhất,
năm 2019 là 26,66%; năm 2020 là 30% và 2021 là 28%.
- Ta thấy số lượng lao động có trình độ Cao đẳng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ
cấu lao động, cụ thể năm 2019 là 42,86% năm 2020 là 37,78% và năm 2021 là 32%;
số lượng người lao động có trình độ Cao đẳng tuy có xu hướng giảm nhưng vẫn chiếm
tỷ trọng nhất định trong cơ cấu lao động.

31
- Về giới tính, giới tính nữ chiếm tỷ trọng lớn hơn giới tính nam trong cơ cấu lao
động của công ty. Năm 2019 giới tính nữ chiếm 60%, năm 2020 giới tính nữ chiếm
48,89% và 2021 là 52%. Nhìn chung tỷ lệ nam nữ trong công ty khá tương đồng.
2.4.2. Phương pháp xây dựng định mức lao động cho một số sản phẩm cụ thể
- Phương pháp xây dựng định mức lao động cho sản phẩm: Đường Cỏ ngọt
=> Phương pháp thống kê kinh nghiệm .
- Cơ sở phương pháp :
+ Số liệu thống kê về Năng suất lao động của người lao động.
+ Kinh nghiệm bản thân của cán bộ định mức, đốc công, nhân viên kỹ thuật
hoặc những bậc thơ cao nhất.
- Trình tự xây dựng mức :
+ Bước 1 : Thống kê năng suất lao động của những người lao động làm bước
công việc cần định mức.
+ Bước 2 : Tính năng suất lao động trung bình
+ Bước 3 : loại những số liệu năng suất lao động thấp hơn năng suất lao động
trung bình. Tính năng suất lao động trung bình tiên tiến.
+ Bước 4 : Hội ý với các chuyên gia giàu kinh nghiệm (đốc công, nhân viên kỹ
thuật…) để quy định mức được giao trên cơ sở mức trung bình tiên tiến vừa tính được
2.4.3. Năng suất lao động chung của Công ty cổ phần Stevia Nhiệt đới
- Năng suất lao động là một chỉ tiêu đánh giá hiệu quả. “Năng suất lao động là
hiệu quả của hoạt động có ích của con người trong một đơn vị thời gian, nó được biểu
hiện bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc hao phí để
sản xuất ra được một sản phẩm”.
- Công thức tính năng xuất lao động của doanh nghiệp:
Q
I=
T
Trong đó: Q: Giá trị sản xuất
T: Số lượng lao động
Bảng 2.14. Năng xuất lao động của Công ty cổ phần Stevia Nhiệt đới 2019-2021
Đơn vị tính: Đồng/người
Stt Năm Công thức Thay số Kết quả
10.645.850 .000
1 2019 101.389.047
105
Q 7.645.850 .000
2 2020 I= 80.482.632
T 95
8.352.178 .000
3 2021 83.521.780
100
(Nguồn: Tác giả tự tính toán)
=> Nhận xét:
- Ta thấy, năng suất lao động năm 2020 giảm mạnh so với năm 2019 là 20.906.415
đồng/người do ảnh hưởng của dịch Covid 19, người lao động nghỉ việc.
- Nhưng đến năm 2021, năng suất lao động của doanh nghiệp đã khởi sắc hơn, tăng
3.039.148 đồng/người, do tình hình dịch bệnh được kiểm soát, người dân có ý thức
hơn trong việc phòng chống dịch, người lao động quay trở lại lam việc.
- Nhìn chung, năng suất lao động trong 2 năm 2020 và 2021 đều ở mức thấp hơn so
với năm 2019. Đây là 2 năm mà nền kinh tế đã phải gánh chịu hậu quả nặng nề của
dịch bệnh.
32
2.4.4. Tổng quỹ lương của Công ty cổ phần Stevia Nhiệt đới
Tổng quỹ lương là toàn bộ tiền lương của doanh nghiệp trả cho tất cả các loại lao
động thuộc doanh nghiệp quản lý và sử dụng bao gồm tiền lương và các khoản trợ cấp,
phụ cấp, tiền thưởng hoặc các loại tiền khác.
 Các thành phần
+ Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian thực tế làm việc (theo thời
gian, theo sản phẩm...)
+ Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất do nguyên
nhân khách quan, trong thời gian được điều động đi công tác làm nghĩa vụ theo chế độ
quy định, thời gian nghỉ phép, thời gian đi học.
+ Tiền ăn trưa, ăn ca.
+ Các loại phụ cấp làm thêm giờ, làm thêm,…
+ Các khoản tiền thưởng có tính chất thường xuyên: phụ cấp khu vực, phụ cấp
trách nhiệm, phụ cấp học nghề, phụ cấp thâm niên,…
+ Ngoài ra, trong quỹ tiền lương kế hoạch còn được tính cả khoản tiền chi trợ cấp
bảo hiểm xã hội cho công nhân viên trong thời gian ốm đau, thai sản, tai nạn lao động,

* Trong quan hệ với quá trình sản xuất - kinh doanh, kế toán phân loại quỹ tiền lương
của doanh nghiệp như sau:
- Tiền lương chính: là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian làm nhiệm
vụ chính đã quy định cho họ, bao gồm: tiền lương cấp bậc, các khoản phụ cấp thường
xuyên và tiền thưởng trong sản xuất.
- Tiền lương phụ: là tiền lương phải trả cho người lao động trong thời gian không
làm nhiệm vụ chính nhưng vẫn được hưởng lương theo chế độ quy định như tiền
lương trả cho người lao động trong thời gian nghỉ phép, thời gian đi làm nghĩa vụ xã
hội, hội họp, đi học, tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất.
=> Việc phân chia quỹ tiền lương thành tiền lương chính và tiền lương phụ có ý
nghĩa nhất định trong công tác kế toán, phân bổ tiền lương theo đúng đối tượng và
trong công tác phân tích tình hình sử dụng quỹ lương ờ các doanh nghiệp
 Phương pháp xác định tổng quỹ lương
- Phương pháp xác định tổng quỹ lương:
F =XxT
Trong đó: F: tổng quỹ lương
X: tiền lương bình quân 1 lao động
T: số lượng lao động bình quân

33
2.4.5. Các hình thức trả công lao động ở Công ty cổ phần Stevia Nhiệt đới
- Hình thức trả công lao động ở doanh nghiệp là hình thức trả công theo thời
gian. Tiền công của người lao động được tính toán dựa trên cơ sở mức tiền công đã
được xác định cho công việc và số đơn vị thời gian (giờ hoặc ngày) thực tế làm việc.
Với điều kiện họ phải đáp ứng các tiêu chuẩn thực hiện công việc tối thiểu đã được
xây dựng trước nếu muốn tiếp tục được nhận mức tiền công cho công việc đó.
- Cách tính lương cho người lao động:
Lương thời gian = Lương cơ bản + Lương tăng ca + Phụ cấp + Thưởng (Nếu có)
– Các khoản giảm trừ (Nếu có)
+ Phụ cấp: Phụ cấp ăn trưa, Phụ cấp thâm niên, Phụ cấp xăng xe, Phụ cấp nhà ở,…
+ Các khoản trích theo lương bao gồm: Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội,…
+ Thưởng: Chuyên cần, Các ngày lễ Tết, Vượt sản lượng,…
 Quy định về hệ số lương và Lương cơ bản
Bảng 2.15. Quy định về hệ số lương và lương cơ bản
Hệ số lương
Bậc 1 Đại học 2 Số năm vào làm việc Ghi chú:
HSL = 2 + 0,33 x
3 - Số năm vào làm việc
Bậc 2 Cao đẳng HSL = 1,5 + 0,33 x phải từ 1 năm trở lên.
1,5 Số năm vào làm việc - Cứ mỗi 3 năm tăng
3 0,33
Lương trách nhiệm
Giám đốc 14.500.000
Trưởng phòng 7.500.000
Kế toán trưởng 8.000.000
Bán hàng 5.000.000
Nhân viên Chăm sóc khách hàng 4.000.000
bộ phận Sản xuất 4.500.000
Vận chuyển 4.000.000
(Nguồn: Phòng Kế toán của Công ty cổ phần Stevia Nhiệt đới)
 Công thức tính lương tăng ca
Bảng 2.16. Công thức tính lương tăng ca
Làm thêm vào ngày thường = (Tiền lương CB + PC thâm niên + PC nhà ở) x
150% x Số giờ làm thêm
Làm thêm vào ngày chủ nhật = (Tiền lương CB + PC thâm niên + PC nhà ở) x
200% x Số giờ làm thêm
Làm thêm vào ngày lế, Tết = Tiền lương CB + PC thâm niên + PC nhà ở) x
300% x Số giờ làm thêm
(Nguồn: Phòng Kế toán của Công ty cổ phần Stevia Nhiệt đới)
* Những ngày nghỉ được hưởng nguyên lương:
+ Nghỉ lễ, Tết (Theo đúng quy định của Bộ luật lao động
+ Bản thân kết hôn: nghỉ 4 ngày
+ Con kết hôn: nghỉ 2 ngày
+ Cha, mẹ chết (kể cả bên chồng, vợ), vợ hoặc chồng, con chết: nghỉ 3 ngày
+ Nghỉ phép: Người lao động chưa nghỉ phép năm hoặc chưa được nghỉ hết số
ngày phép năm thì sẽ đực thanh toán tiền những ngày chưa nghỉ này. Người lao động

34
đang trong thời gian thử việc hoặc chưa kí hợp đồng lao động thì chưa được hưởng các
chế độ của nhà nước quy định.
2.5. Những vấn đề về tài chính của Công ty cổ phần Stevia Nhiệt đới
2.5.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty cổ phần Stevia Nhiệt
đới
Theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm gần đây của Công ty cổ phần
Stevia Nhiệt đới thì hoạt động của công ty đều có lợi nhuận, tuy không lớn nhưng so
với các công ty khác trong thời gian khó khăn, chịu ảnh hưởng chung của đại dịch
Covid lên toàn nền kinh tế cùng với những ảnh hường khác từ xã hội, từ thị trường thì
đây là một kết quả tốt và có ổn định.
Theo bảng cân đối kế toán 3 năm gần đây của Công ty cổ phần Stevia Nhiệt đới
thì vốn và nguồn vốn của doanh nghiệp có sự biến động. Ta thấy, trong 3 năm này,
nguồn vốn chủ sở hữu của công ty luôn lớn hơn nợ phải trả, điều này chứng tỏ là tài
sản của công ty được tài trợ chủ yếu bởi nguồn vốn chủ sở hữu. Doanh nghiệp cũng ít
gặp khó khăn trong vấn đề về tài chính.
2.5.2. Phân tích các tỷ số tài chính đặc trưng của Công ty cổ phần Stevia Nhiệt
đới
Bảng 2.17. Các tỷ số tài chính đặc trưng của Công ty cổ phần Stevia Nhiệt đới

Chỉ
Công thức tính 2019 2020 2021 ĐVT
tiêu
Các tỷ số về khả năng thanh toán
1. Tỷ
số khả
4.238 .915 .000 3.529.476 .000 4.340 .604 .000
năng TSLĐ∧ĐTNH
2.751.035 .380 2.535.920 .200 2.652 .832.020 Lần
thanh Nợ ngắn hạn
= 1,541 = 1,392 = 1,636
toán
chung
2. Tỷ
số khả
3.046.342 .000 2.347 .076.000 3.257.474 .000
năng TSNH− HTK
2.751.035 .380 2.535.920 .200 2.652 .832.020 Lần
thanh Nợ ngắn hạn
= 1,107 = 0,926 = 1,228
toán
nhanh
Các tỷ số về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư
1. Tỷ
số cơ
4.238 .915 .000 3.529.476 .000 4.340 .604 .000
cấu tài TSLĐ∧ĐTNH
8.153 .510.000 7.696.116 .000 8.653 .954 .000 Lần
sản Tổng tài sản
= 0,52 = 0,459 = 0,502
lưu
động
2. Tỷ TSCĐ∧ĐTDH 3.914 .595.000 4.166 .640 .000 4.313 .350 .000 Lần
số cơ Tổng tài sản 8.153 .510.000 7.696 .116 .000 8.653.954 .000
cấu tài = 0,48 = 0,541 = 0,498
sản cố

35
định
3. Tỷ 4.201 .538.000 3.514 .367 .000 4.329 .245 .000
NVCSH
số tự 8.153 .510.000 7.696 .116.000 8.653.954 .000 Lần
Tổngtài sản
tài trợ = 0,515 = 0,457 = 0,500
4. Tỷ
5.402.474 .620 1.645.828 .800 1.671.876 .980
số tài NVCSH + Nợ DH
8.153.510 .000 7.696.116 .000 8.653.954 .000 Lần
trợ dài Tổngtài sản
= 0,663 = 0,671 = 0,694
hạn
Các tỷ số về khả năng hoạt động (hay sức hoạt động/ sức sản xuất/ năng suất)
1. Tỷ
số
vòng 10.645.850 .000 7.645.850 .000 8.352 .178.000
DTT
quay 4.238 .915.000 3.529.476 .000 4.340 .604 .000 Vòng
TSLĐ∧ĐTNH bq
tài sản = 2,511 = 2,166 = 1,924
lưu
động
2. Tỷ
số
10.645.850 .000 7.645.850 .000 8.352 .178.000
vòng Doanh thu thuần
8.153.510 .000 7.696.116 .000 8.653.954 .000 Vòng
quay TTS bình quân
= 1,306 = 0,993 = 0,965
tổng
tài sản
3. Tỷ
số
vòng 5.535.842 .000 4.434 .593 .000 4.652 .219.000
Giá vốn hàng bán
quay 1.192.573 .000 1.182 .400.000 1.083.130 .000 Vòng
HTK bìnhquân
hàng = 4,641 = 3,75 = 4,295
tồn
kho
Các tỷ số về khả năng sinh lời (Sức sinh lời/Doanh lợi)
1.
Doanh
2.573.447 .401 1.649.680 .033 1.820.189 .250
lợi LNST
10.645.850 .000 7.645.850 .000 8.352.178 .000 Lần
tiêu Doanh thu thuần
= 0,236 = 0,216 = 0,217
thụ
(ROS)
2.
Doanh
2.573.447 .401 1.649 .680.033 1.820 .189.250
lợi LNST
4.201 .538.000 3.514 .367 .000 4.329 .245.000 Lần
vốn NVCSH bình quân
= 0,613 = 0,469 = 0,420
chủ
(ROE)
3. LNST 2.573.447 .401 1.649.680 .033 1.820 .189.250 Lần
Doanh TTS bình quân 8.153.510 .000 7.696.116 .000 8.653.954 .000
lợi = 0,316 = 0,214 = 0,210
tổng
36
tài sản
(ROA
)
(Nguồn: Tác giả tự tính toán)

37
a. Các tỷ số về khả năng thanh toán
Tính thanh khoản của tài sản phụ thuộc mức độ dễ dàng chuyển đổi tài sản
thành tiền mặt mà không phát sinh thua lỗ lớn. Việc quản lý khả năng thanh toán bao
gồm việc khớp các yêu cầu trả nợ với thời hạn của tài sản và các nguồn tiên mặt khác
nhằm tránh mất khả năng thanh toán mang tính chất kĩ thuật. Việc xác định khả năng
thanh toán là quan trọng, nó quyết định đến nghĩa vụ nợ của công ty, do vậy sử dụng
hệ số thanh toán được xem như cách thử nghiệm tính thanh khoản của công ty. Trong
thực tế, hệ số thanh toán được sử dụng nhiều nhất là hệ số khả năng thanh toán hiện tại
và hệ số khả năng thanh toán nhanh.
 Tỷ số khả năng thanh toán chung
Tỷ số khả năng thanh toán chung là mối tương quan giữa tài sản lưu động và
các khoản nợ ngắn hạn. Chỉ số này cho thấy mức độ an toàn của công ty trong việc đáp
ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.
Tỷ số khả năng thanh toán chung của công ty qua 3 năm đều khá cao, năm 2019
chỉ số này là 1,541; năm 2020 là 1,392 và năm 2021 là 1,636. Chỉ số này trong 3 năm
này đều lớn hơn 1 và ở mức vừa phải, cho thấy công ty có khả năng cao trong việc sẵn
sàng thanh toán các khoản nợ ngắn đến hạn. Ta thấy, chỉ số này năm 2019 và năm
2021 nằm trong khoảng được cho là tốt (Từ 1,5 đến 3)
 Tỷ số khả năng thanh toán nhanh
Tỷ số khả năng thanh toán nhanh được sử dụng như một thước đo để đánh giá
khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn bằng việc chuyển hóa tài sản ngắn
hạn thành tiền mà không cần phải bán đi hàng tồn kho. Chỉ số này nói lên tình trạng nợ
ngắn hạn của một doanh nghiệp có lành mạnh hay không. Về nguyên tắc thì chỉ số này
càng cao thì khả năng thanh toán công nợ càng cao và ngược lại.
Tỷ số khả năng thanh toán nhanh của công ty vào năm 2019 và 2021 đều ở mức
lớn hơn 1 nó phản ánh doanh nghiệp có khả năng thanh toán một cách dễ dàng các
khoản nợ ngắn hạn. Năm 2020, chỉ số này là 0,926 và nhỏ hơn 1 cho thấy công ty có
thể gặp khó khăn trong việc hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn và phải được xem xét cẩn
thận.
.b. Các tỷ số về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư
Cơ cấu tài chính được xem như chính sách tài chính của doanh nghiệp, nó có vị trí
quan trọng trong việc điều hành các khoản nợ vay để khuếch đại lợi nhuận cho chủ sở
hữu. Phân tích cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư cho phép đánh giá rủi ro của việc
đầu tư dài hạn của doanh nghiệp.
 Tỷ số cơ cấu tài sản cố định và Tỷ số tài trợ dài hạn
Tài sản cố định và Đầu tư dài hạn phản ánh sự đầu phản ánh sự đầu tư dài hạn của
doanh nghiệp. Nó cần tương xứng với nguồn vốn dài hạn (tổng của nguồn vốn chủ sở
hữu và Nợ dài hạn).
Ta thấy, Tỷ số cơ cấu tài sản cố định của 3 năm 2019, 2020, 2021 lần lượt là: 0,48,
0,541 và 0,498 lần. Bên cạnh đó, Tỷ số tài trợ dài hạn của 3 năm lần lượt là: 0,663;
0,671; 0,694 lần
Trong cả 3 năm thì Tỷ số cơ cấu tài sản cố định đều nhỏ hơn Tỷ số tài trợ dài hạn
(TSCĐ&ĐTDH nhỏ hơn NVDH), điều đó chứng tỏ tình hình tài chính của công ty khá
vững chắc và ổn định.
 Tỷ số tự tài trợ

38
Tỷ số tự tài trợ là chỉ tiêu phản ánh khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức
độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết, trong tổng số
nguồn vốn của doanh nghiệp, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm mấy phần.
Trong 3 năm gần đây, trị số của chỉ tiêu này năm 2019 là lớn nhất đạt 0,515 lần
chứng tỏ khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính của doanh nghiệp cao dẫn tới mức độ
độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp tăng. Năm 2020, tỷ số này là 0,457 nhỏ hơn
mức 0,5 cho thấy tình hình tài chính của công ty là không vững chắc, mức độ độc lập
về tài chính của doanh nghiệp giảm do phần nợ lớn hơn nguồn vốn chủ sở hữu. Năm
2021, tỷ số này đạt giá trị đẹp nhất hay giá trị vàng là 0,5.
c. Các tỷ số về khả năng hoạt động
 Tỷ số vòng quay tài sản lưu động
Vòng quay vốn lưu động được hiểu là số ngày hoàn thành một chu kỳ kinh doanh.
Chỉ số của vòng quay vốn lưu động càng lớn thì chứng tỏ doanh nghiệp đang hoạt
động kinh doanh ổn định và sử dụng vốn lưu động đạt hiệu quả cao.
Ta thấy chỉ số này ở năm 2019 (2,511) là cao hơn hẳn so với năm 2020 (2,166) và
năm 2021 (1,924). Năm 2021, chỉ số này thấp nhất, thể hiện rằng tình hình hoạt động
kinh doanh của công ty trong năm 2021 gặp khó khăn và bất ổn hơn, việc sử dụng vốn
lưu động của doanh nghiệp trong năm này cũng không đạt mức hiệu quả cao.
 Tỷ số vòng quay tổng tài sản
Năm 2019, chỉ số số vòng quay tổng tài sả là 1,306 lớn hơn năm 2020 (0,993) và
2021 (0,965), điều này cho thấy công ty chưa thực sự sử dụng hiệu quả tài sản của
mình để tạo ra doanh số. Đây thực sự là vấn đề cấp bách, đòi hỏi các nhà lãnh đạo có
những phương pháp, những sự điều chỉnh phù hợp để cải thiện tình hình, nâng cao
hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh
 Tỷ số vòng quay hàng tồn kho
Vòng quay hàng tồn kho là chỉ số phản ánh trình độ quản lý vốn lưu động của
doanh nghiệp. Nếu số vòng quay càng lớn, thì hiệu quả sử dụng của nó càng cao và
ngược lại.
Năm 2019, tỷ số vòng quay hàng tồn kho của công ty là 4,641 lớn hơn năm 2020
(3,75) và năm 2021 (4,295). Năm 2019, chỉ số này lớn nhất giúp doanh nghiệp chứng
minh được khả năng thanh toán của mình và năm 2020 số vòng quay này thấp nhất
cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bất ổn hơn năm 2019 và
2021.
d. Các tỷ số về khả năng sinh lời
 Doanh lợi tiêu thụ (ROS)
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS) cho biết một đồng doanh thu
thuần mà doanh nghiệp thực hiện trong kỳ thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau
thuế. Hệ số này càng lớn chứng tỏ tỷ suất sinh lời càng cao.
Ta thấy chỉ số này ở năm 2019 (0,236) lớn hơn năm 2020 (0,216) và 2021 (0,217),
vậy năm 2019 tỷ suất sinh lời của công ty tốt hơn năm 2020
 Doanh lợi vốn chủ (ROE)
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) cho biết mỗi đồng đầu tư của vốn chủ
sở hữu thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập. Đây là chỉ tiêu quan
trọng nhất về khả năng sinh lợi và là quan trọng nhất đối với các cổ đông.
ROE trong cả 3 năm liên tiếp 2019, 2020 và 2021 của công ty đều lớn hơn 0,2 đây
được coi là mức hợp lí. Nó cho thấy được công ty có sức cạnh tranh tốt.

39
 Doanh lợi tổng tài sản (ROA)
Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) cho biết mỗi đồng đầu tư vào tài sản thì tạo ra
bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Nó phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản ở doanh
nghiệp, thể hiện trình độ quản lý và sử dụng tài sản. Đây là tỷ số quan trọng nhất đối
với doanh nghiệp.
Tỷ số này trong 3 năm 2019, 2020 và 2021 lần lượt là: 0,316; 0,214; 0,210. Ta
thấy tỷ số này đều lớn hơn 0 có nghĩa là công ty làm ăn có lãi. Tỷ số này năm 2019 là
lớn nhất cho thấy năm này công ty làm ăn có hiệu quả cao hơn và hiệu quả quản lý và
sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của công ty là khá tốt.

40
Phần 3. Đánh giá chung và đề xuất hoàn thiện
3.1. Đánh giá chung về tình hình của Công ty cổ phần Stevia Nhiệt đới
Qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Stevia Nhiệt đới, em đã có những
hiểu biết nhất định vể quá trình sản xuất, cũng như quá trình kinh doanh của công ty.
Trong đó, có những điểm mạnh mà công ty đang khai thác và phát huy rất tốt, tạo
những thuận lợi và những nguồn lợi cho sự phát triển của công ty. Bên cạnh đó cũng
còn có những điểm yếu mà công ty cần khắc phục triệt để, tháo gỡ những khó khăn và
phát huy những tiềm lực mà công ty đang có.
Nhìn chung, tình hình hoạt động của doanh nghiệp có sự ổn định tương đối.
Tuy phải chịu ảnh hưởng chung của dịch bệnh lên nền kinh tế, nhưng doanh nghiệp
vẫn duy trì và làm tốt công tác sản xuất kinh doanh của mình, biểu hiện là lợi nhuận
đạt mức dương trong những năm gần đây. Bên cạnh đó, công ty cũng sử dụng nguồn
vốn, điều phối tài chính một cách có hiệu quả, khi các chỉ số về khả năng sinh lời, về
cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư của doanh nghiệp đạt mức khá cao.
3.1.1. Những Ưu điểm
- Công ty có bộ máy tổ chức quản lý được phân công và phân cấp rõ ràng.
Nhiệm vụ và trách nhiệm của từng bộ phận cũng như từng cá nhân được xác định cụ
thể. Do đó tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho người lao động, hạn chế được tình
trạng ỷ lại vào người khác và công việc cũng không bị chồng chéo.
- Chế độ đãi ngộ và trả lương cho người lao động của công ty rất công bằng, rõ
ràng, phù hợp theo đúng quy định của pháp luật. Ngoài ra công ty cũng có những hình
thức để khuyến khích người lao động làm việc, tạo điều kiện cho người lao động có cơ
hội phát huy hết khả năng và sáng tạo trong công việc
- Mạng lưới phân phối sản phẩm của công ty rộng rãi, đa dạng, điều này giúp
cho việc đưa sản phẩm của công ty tiếp cận được tới khách hàng một cách nhanh
chóng, hiệu quả. Tăng độ uy tín, tin cậy của sản phẩm cũng như danh tiếng công ty.
- Áp dụng nhiều những hoạt động markeing cả về trực tiếp lẫn gián tiếp giúp
cho doanh nghiệp có thể quảng bá về sản phẩm dịch vụ của mình nhằm thu hút khách
hàng mới, giữ chân những khách hàng đã sử dụng sản phẩm của mình.
- Có những chính sách về giá cả hợp lý, đưa ra nhiều ưu đãi cho đối tác, khách
hàng từ đó tăng khả năng bán hàng, ký kết hợp đồng,…
- Công tác quản lý những vật liệu dụng cụ và bố trí kho của công ty hợp lý, điều
này giúp cho doanh nghiệp bảo quản tốt nguyên vật liệu cho quá trình sản xuât, tránh
tình trạng hư hỏng, thất thoát, nó cũng giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí.
3.1.2. Những Nhược điểm
- Hoạt động marketing của doanh nghiệp chưa đạt được hiệu quả cao, tuy doanh
nghiệp có nhiều hình thức xúc tiến bán hàng khác nhau nhưng chưa có được kết quả
như mong đợi. Chưa kết nối và hiểu rõ nhu cầu, mong muốn của khách hàng để cải
thiện sản phẩm sao cho làm thỏa mãn yêu cầu của khách hàng.
- Công ty mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh nên tuyển thêm nhiều nhân
lực trẻ chưa có kinh nhiệm dẫn đến năng suất công việc không cao. Bên cạnh đó, ta
thấy trình độ năng lực của người lao động chưa hoàn thiện và chưa có sự đột phá, sáng
tạo trong quá trình làm việc.
- Công tác quản lý mới chỉ ở mức phù hợp chưa chặt chẽ, chưa đạt hiệu quả
cao. Cơ cấu tổ chức quản lý chưa được hoàn thiên, còn nhiều thiếu sót dẫn tới hiệu quả
hoạt động sản xuất kinh doanh chưa cao.

41
3.2. Các đề xuất hoàn thiện
3.2.1. Tăng cường công tác điều tra và tiêu thụ sản phẩm
+ Hoàn thành và đẩy mạnh công tác marketing:
Trong những năm gần đây, nên kinh tế nước ta có nhiều chuyển biến tích cực.
Trong điều kiện nền kinh tế như hiện nay thì các hoạt động marketing ngày càng trở
nên cần thiết và có vị trí quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp trên nhiều góc độ.
Để có thể thực hiện hoạt động marketing một cách tốt nhất, công ty cần tạo tính
rõ ràng và kiên định trong hoạt động tổ chức. Tất cả các nhân tố phải xoay quanh tầm
nhìn chung và chiến lược chung, tạo ra khả năng thực hiện các hoạt động một cách
nhất quán, xác định các hoạt động các hoạt động có liên quan và đem đên một hệ
thống phản hồi từ khách hàng một cách hiệu quả.
Cần thành lập và đánh giá cao đội ngũ nhân viên marketing, hỗ trợ đầy đủ. Hoạt
động bán hàng và hoạt động hoạt động marketing luôn được kết hợp chặt chẽ với nhau
và hỗ trợ cho nhau, điều này sẽ mang lạ nhiều lợi ích hơn cho tổ chức.
Ngoài ra cần có một ngân sách hợp lý cho tất cả các hoạt động marketing trong
doanh nghiệp. Ngân sách quyết định quy mô cũng như chất lượng của các hoạt động
marketing trong doanh nghiệp.
+ Thường xuyên tiếp nhận ý kiến phản hồi từ khách hàng:
Thu thập thông tin phản hồi từ khách hàng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ
nhằm không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, nâng cao uy tín của công
ty và làm thỏa mãn yêu cầu của khách hàng.
Việc thu thập thông tin phản hồi từ khách hàng có thể được thực hiện bằng các
hình thức gọi điện, gửi thư, lấy ý kiến của khách hàng. Công việc này đòi hỏi phải
được công ty tổ chức hàng năm.
3.2.2. Nâng cao chất lượng đào tạo lao động
+ Việc đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ năng lực cho người lao động phải
căn cứ vào mục tiêu phát triển của công ty. Từ đó đánh giá chính xác nhu cầu hiện tại
và những mục tiêu của những năm tiếp theo.
+ Để có đội ngũ cán bộ như mong muốn thì công ty cần có kế hoạch đào tạo để
đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của công tác quản trị.
+ Đối với những lao động có chuyên môn nghiệp vụ thì phải có kế hoạch,
chương trình cụ thể đặt ra để bồi dưỡng cho cán bộ vào các kỳ đến niên hạn xét bậc
lương.
+ Thực hiện công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức để họ có trách nhiệm, yêu
thích công việc mình làm, để họ cố gắng hết sức mình vì sự nghiệp của công ty.
3.2.3. Cải thiện công tác quản lý
+ Đó là bộ phận quan trọng của một tổ chức hay doanh nghiệp, cơ cấu là sự sắp
đặt những bộ phận thành một hệ thống cơ cấu tổ chức quản lý trong doanh nghiệp,
gồm các bộ phận chuyên môn hoá, có những nhiệm vụ và quyền hạn nhất định được
bố trí theo từng cấp từng ngành, nghề.
+ Việc đổi mới hoàn thiện các bộ phận trong cơ cấu tổ chức quản lý của công ty
là một yếu tố cần thiết, phù hợp với cơ chế quản lý mới, nó phát huy được vai trò lãnh
đạo của công ty.
+ Ngoài một số Phòng ban chính của công ty ra thì công ty có thành lập và tổ
chức sắp xết lại một số bộ phận bộ máy quản lý trong thời kỳ phát triển, giúp công ty
hoạt động sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả.

42
43
KẾT LUẬN
Trong điều kiện kinh tế cạnh tranh gay gắt như hiện nay của cơ chế thị trường
thì mọi doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh đều đang đứng trước những khó
khăn và thử thách lớn, làm thế nào để tồn tại lâu dài và cạnh tranh được với những đối
thủ. Những khó khăn này chỉ giải quyết được khi doanh nghiệp chú trọng việc tăng
hiệu quả hoạt động kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ cũng như chất
lượng nguồn nhân lực.

Trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Stevia Nhiệt đới em đã được tiếp
cận thực tế với hệ thống quản trị của công ty, cơ cấu lao động và các hoạt động kinh
doanh của công ty. Từ đó, em hiểu thêm rất nhiều về chuyên ngành Quản trị kinh
doanh, hiểu thêm nhiều về các lĩnh vực đã được học và có thêm một số kinh nghiệm
thực tiễn. Quá trình thực tập tại công ty, giúp em thấy được vai trò của quản trị trong
doanh nghiệp, đồng thời thấy được phải vận dụng lý thuyết vào thực tế để đạt được
hiệu quả cao hơn trong hoạt dộng kinh tế.

Do thời gian tìm hiểu về công ty với những công việc thực tế chưa nhiều nên
còn nhiều sai sót trong quá trình thực hiện. Hơn nữa, do khả năng và kiến thức thực tế
của bản thân còn hạn chế cho nên báo cáo của em cũng chưa được hoàn chỉnh. Vì vậy,
em rất mong sự góp ý, bổ sung của giáo viên hướng dẫn và các anh chị trong công ty
để giúp em hoàn thành chuyên đề này thật tốt.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của ban lãnh đạo công ty,
các anh chị trong công ty cùng sự hướng dẫn của ThS. Lương Thị Thu Hằng tận tình
giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập của mình.
Em xin trân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 15 tháng 06 năm 2022


Sinh viên thực tập

Nhật
Vũ Thị Minh Nhật

44
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Stevia
Nhiệt đới năm 2019-2021

Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
số
1. Doanh thu bán hàng và 10.645.850.00 8.352.178.000
01 7.645.850.000
cung cấp dịch vụ 0
2. Các khoản giảm trừ
02 0 0 0
doanh thu
3. Doanh thu thuần về bán
10.645.850.00 8.352.178.000
hàng và cung cấp dịch vụ 10 7.645.850.000
0
(10 = 01 - 02)
4. Giá vốn hàng bán 11 5.535.842.000 4.434.593.000 4.652.219.000
5. Lợi nhuận gộp về bán
hàng và cung cấp dịch vụ 20 5.110.008.000 3.211.257.000 3.674.959.000
(20 = 10 - 11)
6. Doanh thu hoạt động
21 298.712.110 175.707.258 220.382.091
tài chính
7. Chi phí tài chính 22 163.352.482 100.915.630 128.580.379
- Trong đó: Chi phí lãi
23 101.252.698 64.504.080 98.820.945
vay
8. Chi phí quản lý kinh
24 2.065.199.395 1.204.756.594 1.485.482.324
doanh
9. Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh 30 3.180.168.233 2.081.292.034 2.306.278.388
(30 = 20 + 21 - 22 - 24)
10. Thu nhập khác 31 73.518.044 42.550.670 60.890.785
11. Chi phí khác 32 36.877.026 23.358.677 29.848.960
12. Lợi nhuận khác
40 36.641.018 19.191.993 31.041.825
(40 = 31 - 32)
13. Tổng lợi nhuận kế
toán trước thuế 50 3.216.809.251 2.062.100.041 2.275.236.563
(50 = 30 + 40)
14. Chi phí thuế TNDN 51 643.361.850 412.420.008 455.047.313
15. Lợi nhuận sau thuế
thu nhập doanh nghiệp 60 2.573.447.401 1.649.680.033 1.820.189.250
(60 = 50 - 51)

45
Phụ Lục 2: Bảng cân đối kế toán của Công ty cổ phần Stevia Nhiệt đới năm 2019-
2021

TÀI SẢN 2019 2020 2021
số
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN
4.340.604.00
(100=110+120+130+140+150 100 4.238.915.000 3.529.476.000
)
0
I. Tiền và các khoản tương
110 251.280.038 106.936.569 180.726.853
đương tiền (110=111+112)
1. Tiền 111 251.280.038 106.936.569 161.054.320
2. Các khoản tương đương
112 - - 19.672.533
tiền
II. Các khoản đầu tư tài
1.500.000.00
chính ngắn hạn 120 1.200.000.000 900.000.000
(120=121+129) 0
1. Chứng khoán kinh doanh 121 - - -
2. Dự phòng giảm giá chứng
122 - - -
khoán kinh doanh (*)
3. Đầu tư nắm giữ đến ngày 1.500.000.00
123 1.200.000.000 900.000.000
đáo hạn 0
III. Các khoản phải thu
ngắn hạn 1.515.726.43
130 1.525.942.546 1.274.888.413
(130 = 131 + 132 + 133 + 134 6
+ 135 + 136 + 139)
1. Phải thu ngắn hạn của 1.110.437.20
131 1.080.520.247 1.074.438.566
khách hàng 0
2. Trả trước cho người bán
132 326.469.171 97.223.171 295.645.881
ngắn hạn
3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 133 - - -
4. Phải thu theo tiến độ kế
134 - - -
hoạch hợp đồng xây dựng
5. Phải thu về cho vay ngắn
135 - - -
hạn
6. Các khoản phải thu ngắn
136 118.953.128 103.226.676 109.643.355
hạn khác
7. Tài sản thiếu chờ xử lý 137 - - -
8. Dự phòng phải thu ngắn
139 - - -
hạn khó đòi (*)
IV. Hàng tồn kho (140 = 141 1.083.130.00
140 1.192.573.000 1.182.400.000
+ 149) 0
1.083.130.00
1. Hàng tồn kho 141 1.192.573.000 1.182.400.000
0
2. Dự phòng giảm giá hàng
149 - - -
tồn kho (*)
V. Tài sản ngắn hạn khác 150 69.119.416 65.251.018 61.020.711
46
(150 = 151 + 152 + 154 +
158)
1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151 55.716.532 52.333.610 50.709.000
2. Thuế GTGT được khấu trừ 152 753.604 888.579 1.220.651
3. Thuế và các khoản khác
153 12.649.280 12.028.829 9.091.060
phải thu nhà nước
4. Giao dịch mua bán lại trái
154 - - -
phiếu Chính phủ
5. Tài sản ngắn hạn khác 155 - - -
B - TÀI SẢN DÀI HẠN
4.313.350.00
(200=210+220+240+250+260 200 3.914.595.000 4.166.640.000
)
0
I- Các khoản phải thu dài
hạn
210 23.444.697 23.444.697 22.509.730
(210 = 211 + 212 + 213 + 214
+ 215 + 216 + 219)
1. Phải thu dài hạn của khách
211 - - -
hàng
2. Trả trước cho người bán dài
212 - - -
hạn
3. Vốn kinh doanh ở đơn vị
213 - - -
trực thuộc
4. Phải thu dài hạn nội bộ 214 - - -
5. Phải thu về cho vay dài hạn 215
4. Phải thu dài hạn khác 216 23.444.697 23.444.697 22.509.730
5. Dự phòng phải thu dài hạn
219 - - -
khó đòi (*)
II. Tài sản cố định (220 = 3.769.863.94
220 3.353.298.927 3.566.060.213
221 + 224 + 227 + 230) 0
1. Tài sản cố định hữu hình 3.769.863.94
221 3.353.298.927 3.566.060.213
(221 = 222 + 223) 0
4.107.315.84
- Nguyên giá 222 4.391.621.395 4.588.539.171
1
(1.038.322.468 (1.022.478.958 (337.451.901
- Gía trị hao mòn luỹ kế (*) 223
) ) )
2. Tài sản cố định thuê tài
224 - - -
chính (224 = 225 + 226)
- Nguyên giá 225 - - -
- Gía trị hao mòn luỹ kế (*) 226 - - -
3. Tài sản cố định vô hình
227 - - -
(227 = 228 + 229)
- Nguyên giá 228
- Gía trị hao mòn luỹ kế (*) 229
III. Bất động sản đầu tư 230 - - -
47
(240 = 241 + 242)
- Nguyên giá 231 - - -
- Gía trị hao mòn luỹ kế (*) 232 - - -
IV. Tài sản dở dang dài hạn 240 - - -
1. Chi phí sản xuất, kinh
241 - - -
doanh dở dang dài hạn
2. Chi phí xây dựng cơ bản dở
242 - - -
dang
V. Đầu tư tài chính dài hạn
(250 = 251 + 252 + 258 + 250 - - -
259)
1. Đầu tư vào công ty con 251 - - -
2. Đầu tư vào công ty liên kết,
252 - - -
liên doanh
3. Đầu tư góp vốn vào đơn vị
253 - - -
khác
4. Dự phòng giảm giá đầu tư
254 - - -
tài chính dài hạn
5. Đầu tư nắm giữ đến ngày
255 - - -
đáo hạn
VI. Tài sản dài hạn khác
260 537.851.376 577.135.090 520.976.330
(260 = 261 + 262 + 268)
1. Chi phí trả trước dài hạn 261 537.851.376 577.135.090 520.976.330
2. Tài sản thuế thu nhập hoãn
262 - - -
lại
3. Thiết bị, vật tư, phụ tùng
263 - - -
thay thế dài hạn
4. Tài sản dài hạn khác 268 - - -
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 8.653.954.00
270 8.153.510.000 7.696.116.000
(270 = 100 + 200) 0
NGUỒN VỐN
A - NỢ PHẢI TRẢ (300 = 4.324.709.00
300 3.951.972.000 4.181.749.000
310 + 330) 0
I. Nợ ngắn hạn (310 = 311 + 2.652.832.02
310 2.751.035.380 2.535.920.200
312 + ... + 319 + 320 + 323) 0
1. Phải trả người bán ngắn hạn 311 773.359.361 785.064.178 715.102.748
2. Người mua trả tiền trước
312 233.357.012 246.130.253 546.130.253
ngắn hạn
3. Thuế và các khoản phải nộp
313 173.644.110 102.736.738 142.736.738
Nhà nước
4. Phải trả người lao động 314 191.774.802 187.220.363 186.212.560
5. Chi phí phải trả ngắn hạn 315 182.724.176 161.565.399 171.565.399
6. Phải trả nội bộ ngắn hạn 316 - - -
7. Phải trả theo tiến độ kế 317 - - -
48
hoạch hợp đồng xây dựng
8. Doanh thu chưa thực hiện
318 83.140.005 43.380.006 67.361.003
ngắn hạn
9. Phải trả ngắn hạn khác 319 172.407.141 149.893.666 145.793.722
10. Vay và nợ thuê tài chính
320 844.299.771 752.000.000 600.000.000
ngắn hạn
11. Dự phòng phải trả ngắn
321
hạn
12. Quỹ khen thưởng phúc lợi 322 96.329.002 107.929.597 77.929.597
13. Quỹ bình ổn giá 323 - - -
14. Giao dịch mua bán lại trái
324 - - -
phiếu Chính phủ
II. Nợ dài hạn (330 = 331 + 1.671.876.98
330 1.200.936.620 1.645.828.800
332 + ... + 338 + 339) 0
1. Phải trả người bán dài hạn 331 - - -
2. Người mua trả tiền trước
332 - - -
dài hạn
3. Chi phí phải trả dài hạn 333 - - -
4. Phải trả nội bộ về vốn kinh
334 - - -
doanh
5. Phải trả dài hạn nội bộ 335 - - -
6. Doanh thu chưa thực hiện
336 - - -
dài hạn
7. Phải trả dài hạn khác 337 126.942.286 368.922.865 366.922.865
8. Vay và nợ thuê tài chính 1.304.954.11
338 1.073.994.334 1.276.905.935
dài hạn 5
9. Trái phiếu chuyển đổi 339 - - -
10. Cổ phiếu ưu đãi 340 - - -
11. Thuế thu nhập hoãn lại
341 - - -
phải trả
12. Dự phòng phải trả dài hạn 342 - - -
13. Quỹ phát triển khoa học
343 - - -
và công nghệ
B. VỐN CHỦ SỬ HỮU 4.329.245.00
400 4.201.538.000 3.514.367.000
(400=410+430) 0
4.329.245.00
I. Vốn chủ sở hữu 410 4.201.538.000 3.514.367.000
0
1.517.352.10
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 1.381.662.830 874.496.497
8
- Cổ phiếu phổ thông có 1.517.352.10
1.381.662.830 874.496.497
quyền biểu quyết 8
2. Thặng dư vốn cổ phần 412 300.210.000 300.210.000 300.210.000
3. Quyền chọn chuyển đổi trái
413 - - -
phiếu
49
4. Vốn khác của chủ sở hữu 414 - - -
5. Cổ phiếu quỹ (*) 415 916.202.300 806.202.300 920.716.000
6. Chênh lệch đánh giá lại tài
416 - - -
sản
7. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 417 - - -
8. Quỹ đầu tư phát triển 418 926.604.365 840.296.941 890.665.010
9. Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh
419 - - -
nghiệp
10. Quỹ khác thuộc vốn chủ
420 - - -
sở hữu
11. Lợi nhuận sau thuế chưa
421 676.858.505 693.161.262 700.301.882
phân phối
- LNST chưa phân phối lũy kế 421
71.785.026 60.785.026 52.666.026
đến cuối kỳ trước a
- LNST chưa phân phối kỳ 421
605.073.479 632.376.236 647.635.856
này b
12. Nguồn vốn đầu tư XDCB 422 - - -
II. Nguồn kinh phí và quỹ
430 - - -
khác
2. Nguồn kinh phí 431 - - -
3. Nguồn kinh phí đã hình
432 - - -
thành TSCĐ
TỔNG CỘNG NGUỒN 8.653.954.00
440 8.153.510.000 7.696.116.000
VỐN (440=300+400) 0

50
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Giáo trình Marketing căn bản – Philip Kotler
[2] Khoa Quản lý kinh doanh (2022), Đề cương thực tập và các quy định về
thực tập cơ sở ngành QTKD, Khoa Quản lý kinh doanh Trường Đại học Công Nghiệp
Hà Nội.
[3] Ths. Cao Thị Thanh (chủ biên) - Ths. Ngô Văn Quang (2013), Marketing
căn bản, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[4] Ths. Cao Thị Thanh (chủ biên) - Ths. Bùi Thị Phương Hoa (2015), Quản trị
Marketing, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[5] PGS. TS. Trương Đình Chiến (chủ biên) và các tác giả (2018), Quản trị
Marketing, ĐH Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
[6] Thân Thanh Sơn (2011), Thống kê doanh nghiệp, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[7] ThS. Nguyễn Minh Phương - ThS. Nguyễn Thị Hải Yến (2015), Tài chính
doanh nghiệp, NXB Thống Kê, Hà Nội.
[8] GS.TS. Đồng Thị Thanh Phương (2011), Quản trị sản xuất và dịch vụ, NXB
Lao động - Xã hội.
[9] TS. Lưu Thị Minh Ngọc - ThS. Bùi thị Kim Cúc (đồng chủ biên). (n.d.).
Quản trị nhân lực. NXB Giáo dục, Hà Nội.
[10] Phòng Kế toán (2021), Báo cáo tài chính, Công ty cổ phần Stevia Nhiệt
đới.
[11] Số liệu từ phòng Hành chính nhân sự, phòng Tài chính, phòng Kinh doanh,
phòng Sản xuất của Công ty cổ phần Stevia Nhiệt đới.

51

You might also like