You are on page 1of 6

ÔN TẬP KIỂM TRA HK1 HÓA 8

A. HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


Câu 1: Biết Cr hoá trị III và O hoá trị II. Công thức hoá học nào viết đúng?
A. CrO. B. Cr2O3. C. CrO2. D. CrO3.
Câu 2: Cho Ca(II), PO4(III), công thức hóa học nào viết đúng?
A. CaPO4. B. Ca2PO4. C. Ca3(PO4)2. D. Ca3PO4.
Câu 3: Nguyên tử S có hoá trị VI trong phân tử chất nào?
A. SO2. B. H2S. C. SO3. D. CaS.
Câu 4: N trong hợp chất nào sau đây có hóa trị 4?
A. NO. B. N2O. C. N2O3. D. NO2.
Câu 5: Công thức hóa học nào sau đây là công thức của hợp chất?
A. Fe. B. NO2. C. Ca. D. N2.
Câu 6: Chất thuộc đơn chất có công thức hóa học là
A.  KClO3. B.  H2O. C.  H2SO4. D.  O3.
Câu 7: Khí oxi là
A. hợp chất. B. đơn chất. C. nguyên tử. D. hỗn hợp.
Câu 8: Muối ăn (NaCl) là
A. hợp chất. B. đơn chất. C. nguyên tử. D. hỗn hợp.
Câu 9: Glucozơ tạo nên từ C, H, O là hợp chất
A. vô cơ. B. khí. C. hữu cơ. D. lỏng.
Câu 10: Dãy chất chỉ gồm các đơn chất?
A. H2, O2, Na. B. CaO, CO2, ZnO.
C. HNO3, H2CO3, H2SO4. D. Na2SO4, K2SO4, CaCO3.
Câu 11: Dãy chất chỉ gồm các hợp chất là
A. C, H2, Cl2, CO2. B. H2, O2, Al, Zn. C. CO2, CaO, H2O. D. Br2, HNO3,NH3.
Câu 12: Dãy chất nào sau đây chỉ gồm các hợp chất?
A. CaCO3, NaOH, Fe, NaCl. B. FeCO3, NaCl, H2SO4, NaOH.
C. NaCl, H2O, H2, NaOH. D. HCl, NaCl, O2 , CaCO3.
Câu 13: Trong số các công thức hóa học sau: O 2, N2, Al, Al2O3, H2, AlCl3, H2O, P. Số đơn chất

A. 4. B. 3. C. 5. D. 6.
Câu 14: Trong số các chất sau: Cl2, ZnCl2, Al2O3, Ca, NaNO3, KOH số đơn chất và hợp chất
lần lượt là:
A. 3 đơn chất và 3 hợp chất. B. 5 đơn chất và 1 hợp chất.
C. 2 đơn chất và 4 hợp chất. D. 1 đơn chất và 5 hợp chất.
Câu 15: Công thức nào sau đây không đúng?
A. BaSO4. B. BaO. C. BaCl. D. Ba(OH)2.
Câu 16: Dãy gồm các công thức hóa học đúng là:
A. KCl, AlO, S. B. Na, BaO, CuSO4. C. BaSO4, CO, BaOH. D. SO4, Cu, Mg.
1
Câu 17: Cho một số công thức hóa học: MgCl, Ba3(SO4)2, Na2O, KCO3, HSO4. Số công thức
hóa học viết sai là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
Câu 18: Cho hợp chất của X là XO và Y là Na2Y. Công thức hợp chất tạo bởi X và Y là
A. XY. B. X2Y. C. X3Y. D. XY2.
Câu 19: Trong phản ứng hóa học, yếu tố thay đổi là:
A. liên kết giữa các nguyên tử.
B. tổng số lượng các nguyên tử.
C. tổng số lượng các phân tử.
D. cả 3 yếu tố trên.
Câu 20: Trong phản ứng hóa học, yếu tố không thay đổi là:
A. liên kết giữa các nguyên tử.
B. tổng số lượng các phân tử.
C. tổng khối lượng các chất tham gia và sản phẩm.
D. cả 3 yếu tố trên.
Câu 21: Dấu hiệu giúp ta nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra là:
A. có chất kết tủa (chất không tan) hoặc chất khí sinh ra.
B. có tỏa nhiệt và phát sáng
C. có sự thay đổi màu sắc.
D. tất cả các dấu hiệu trên.
Câu 22: Điều kiện để phản ứng hoá học xảy ra là:
A. các chất tiếp xúc với nhau.
B. cung cấp nhiệt độ hoặc thêm chất xúc tác.
C. các chất tiếp xúc với nhau, có thể cung cấp nhiệt độ hoặc thêm chất xúc tác.
D. các chất tiếp xúc với nhau, phải cung cấp nhiệt độ và thêm chất xúc tác.
Câu 23: Trong quá trình phản ứng hóa học xảy ra thì:
A. lượng chất phản ứng tăng dần, lượng sản phẩm giảm dần.
B. lượng chất phản ứng giảm dần, lượng sản phẩm tăng dần.
C. lượng chất phản ứng và lượng sản phẩm không thay đổi.
D. lượng chất phản ứng và lượng sản phẩm đều giảm dần.
Câu 24: Trong các khẳng định sau, khẳng định sai là:
A. hiện tượng hóa học là sự biến đổi chất này thành chất khác.
B. trong phản ứng hóa học tính chất của các chất giữ nguyên.
C. trong phản ứng hóa học tổng số lượng các nguyên tử vẫn giữ nguyên.
D. trong phản ứng hóa học tổng khối lượng chất tham gia bằng tổng khối lượng sản phẩm.

2
Câu 25: Ý nghĩa của phương trình hóa học cho biết:
A. tỉ lệ các chất phản ứng vừa đủ với nhau.
B. tỉ lệ số nguyên tử và phân tử của các chất trên phương trình.
C. tỉ lệ số nguyên tử và phân tử của từng cặp chất.
D. cả 3 ý nghĩa trên.
Câu 26: Hiện tượng vật lí là:
A. chất thay đổi về khối lượng.
B. chất biến đổi có tạo ra chất khác.
C. chất biến đổi mà vẫn không tạo ra chất khác.
D. chất thay đổi về nhiệt độ nóng chảy.
Câu 27: Hiện tượng hóa học là:
A. chất thay đổi về khối lượng.
B. chất biến đổi có tạo ra chất khác.
C. chất biến đổi mà vẫn không tạo ra chất khác.
D. chất thay đổi về hình dạng bên ngoài.
Câu 28: Trong các hiện tượng sau, hiện tượng hóa học là:
A. xăng để trong lọ hở nút bị bay hơi.
B. than cháy trong không khí tạo ra khí carbonic.
C. thủy tinh nóng chảy được thổi thành chai, lọ.
D. vàng được uốn cong thành nhẫn, vòng.
Câu 29: Trong các hiện tượng sau, hiện tượng vật lí là:
A. xay gạo thành bột.
B. đốt bột lưu huỳnh thành khí.
C. thanh sắt để ngoài không khí bị gỉ.
D. đốt cháy đường tạo thành than và nước.
Câu 30: Quá trình sau đây có xảy ra phản ứng hóa học:
A. hòa tan đường vào nước thu được nước đường.
B. nước đường khi đun nóng có hiện tượng nước bay hơi.
C. đun nóng đường tới lúc xuất hiện chất rắn màu đen.
D. chất rắn màu đen khô lại và tách ra thành mảng nhỏ.
Câu 31: Quá trình sau đây không xảy ra phản ứng hóa học:
A. rượu để lâu trong không khí bị chua. B. nước cạn dần khi để lâu trong không khí.
C. sắt để lâu trong không khí ẩm bị gỉ sét.
D. đun dầu ăn trên chảo quá nóng sinh ra chất có mùi khét.

3
Câu 32: Hòa tan 2 viên Zn vào dung dịch acid HCl thì thấy có hiện tượng sủi bọt khí. Dấu
hiệu nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra ở thí nghiệm này là:
A. có sự thay đổi nhiệt độ.
B. có sự thay đổi màu sắc.
C. có chất khí sinh ra.
D. cả 3 dấu hiệu trên.
Câu 33: Cho từ từ dung dịch BaCl2 vào ống nghiệm chứa dung dịch Na2SO4 thì thấy xuất hiện
chất rắn không tan. Dấu hiệu nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra ở đây là:
A. có sự thay đổi nhiệt độ.
B. có sự thay đổi màu sắc.
C. có chất rắn sinh ra.
D. cả 3 dấu hiệu trên.
Câu 34: Chấm dung dịch acid HCl lên mẩu quỳ tím, quỳ tím chuyển sang màu đỏ. Dấu hiệu
nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra ở đây là:
A. có sự thay đổi nhiệt độ.
B. có sự thay đổi màu sắc.
C. có chất khí sinh ra.
D. cả 3 dấu hiệu trên.
Câu 35: Nung thuốc tím (KMnO4) sau một thời gian người ta thu được chất rắn màu xanh tan
được trong nước, chất rắn màu đen không tan và khí oxygen. Để khẳng định có phản ứng hóa
học xảy ra, ta dựa vào dấu hiệu:
A. có sự thay đổi nhiệt độ.
B. có sự thay đổi màu sắc.
C. có chất khí sinh ra.
D. cả 2 dấu hiệu là thay đổi màu sắc và có chất khí sinh ra.
Câu 36: Số Avogađro có giá trị là
A. 6.1022. B. 6.1023. C. 6.1024. D. 6.1025.
Câu 37: Điều kiện chuẩn là
A. 25oC; 1atm. B. 0oC; 1atm. C. 25oC; 1bar. D. 0oC; 1bar.
Câu 38: Ở điều kiện chuẩn, 1 mol của bất kì chất khí nào đều chiếm một thể tích là
A. 24,79 lít. B. 22,4 lít. C. 24,2 lít. D. 42,4 lít.
Câu 39: 1 mol nước chứa số phân tử là
A. 6,02.1023. B. 12,04.1023. C. 18,06.1023. D. 24,08.1023.
Câu 40: Ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất hai chất khí có cùng số mol thì
A. Có cùng thể tích. B. Có thể tích khác nhau.
C. Có cùng khối lượng. D. Có cùng khối lượng mol.

4
B. TỰ LUẬN
Câu 1: Lập PTHH và cho biết tỷ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất trong mỗi phản ứng:
1)  Al2(SO4)3   +   AgNO3      Al(NO3)3   +  Ag2SO4
2)  K3PO4   +    Mg(OH)2       KOH   +    Mg3 (PO4)2
3)  Na2S   +   HCl        NaCl   +   H2S
4)  CaO  +   H2O      Ca(OH)2
5)  KClO3       KCl   +   O2
6)  Mg   +   HCl       MgCl2   +   H2   
7)   Al(OH)3   +   HCl        AlCl3   +   H2O
8)   KMnO4      K2MnO4    +   MnO2   +   O2
9)   C2H2   +   O2      CO2   +    H2O
10)   Ba(NO3)2    +    Na2SO4       BaSO4   +   NaNO3
11)   C2H2    +    Br2       C2H2Br4
12)   Fe(NO3)3    +   KOH       Fe(OH)3   +   KNO3
13)   Ba(OH)2   +    HCl      BaCl2   +   H2O
14)   Fe    +     O2         Fe3O4
15)   Al(OH)3   +   H2SO4      Al2(SO4)3   +   H2O
16)   Ca(OH)2    +    HCl        CaCl2    +   H2O
17)   Ca(OH)2    +    H2SO4      CaSO4   +   H2O
18)   Ca(OH)2    +   Na2CO3      CaCO3   +   NaOH
19)   Na2S   +    H2SO4       Na2SO4   +   H2S
20)   KNO3      KNO2   +   O2
Câu 2: Cho 1,2395 lít khí CO2 (ở đkc)
a. Tính số mol của CO2 c. Tính số phân tử CO2
b. Tính khối lượng CO2 ( C = 12 , O = 16 )
Câu 3: Cho 4,8 gam khí oxi (oxygen)
a. Tính số mol của O2
b. Tính số phân tử O2 ( Zn = 65 , O = 16 )
c. Phải lấy bao nhiêu gam Kẽm (Zinc) để có số nguyên tử bằng số phân tử có trong 4,8 g O 2
Câu 4: 1,5 . 1023 phân tử chlorine (Cl2) có khối lượng là bao nhiêu? Chiếm thể tích là bao
nhiêu lít ở đkc? (Cl=35,5)
Câu 5: Tính khối lượng của 0,25 mol Fe2(SO4)3 ? (Fe=56 , O=16)
Câu 6: Tính khối lượng của:
a. 0,05 mol Natri cacbonat (Sodium carbonate) Na=23
b. 0,25 mol Silver oxide (gồm Ag và O) Ag=108

5
Câu 7:
a) Phát biểu định luật bảo toàn khối lượng.
b) Áp dụng: Cho 6,5 gam kim loại kẽm (Zinc) tác dụng vừa đủ với 7,3 gam Hydrochloric
acid HCl thu được 13,6 gam muối ZnCl2 và x gam khí hydrogen.
- Lập phương trình hóa học của phản ứng trên.
- Tính giá trị x và thể tích khí Hydrogen thu được ở đkc.
Câu 8: Trong 2 chất khí: khí CO2 , khí Hydrogen. Cho biết chất khí nào nặng hơn không khí,
nhẹ hơn không khí? Ta phải đặt ống nghiệm như thế nào khi thu từng khí trên bằng phương
pháp đẩy không khí?
Câu 9: Một chất khí A có tỉ khối so với khí oxgen là 1,375.
a. Tính khối lượng mol của A.
b. Nếu bơm khí A này vào quả bong bóng thì sẽ có hiện tượng gì khi ta thả quả bóng ra
ngoài không khí? Giải thích?
Câu 10: Có 2 mẫu phân bón hóa học sau: Urê CO(NH 2)2 và Amoni nitrat NH4NO3. Em hãy so
sánh thành phần phần trăm về khối lượng của nguyên tố dinh dưỡng Nitrogen có trong 2 mẫu
phân trên?
Câu 11: Phân tử khí A gổm 3 nguyên tử của nguyên tố X và 8 nguyên tử hydrogen. Biết rằng
khí A nặng hơn khí oxygen 1,375 lần .
a- Tìm tên nguyên tố X. Viết CTHH của khí A .
b- Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố có trong khí A.
Câu 12: Hỗn hợp khí A chứa 17,353 (l) khí C3H8 và 3,2 (g) khí SO2.
a. Tính số mol và khối lượng khí C3H8
b. Tính số mol và thể tích khí SO2 (đkc).
c. Khối lượng hỗn hợp khí A.
d. Thể tích hỗn hợp khí A.

-----HẾT-----
H=1, C=12, N=14, O=16, Na=23, S=32, Mg=24, Al=27, Fe=56, Zn=65, Cu=64, Ba=137,
P=31, Ca=40, Ag=108, Cl=35,5

You might also like