You are on page 1of 2

NGỌC TRÚC

4. NGHỀ NGHIỆP
Mỗi người có nghề nghiệp riêng mình, vì thế cách ăn và tiêu chuẩn chọn món ăn của mỗi người
cũng khác nhau. Để phân loại món ăn theo nghề nghiệp, có thể chia làm 3 nhóm chính
4.1. Những người lao động nặng

 Đặc điểm công việc: là những công việc chân tay, làm sản xuất, chế tạo, đòi hỏi nhiều
năng lượng và sức khỏe
Ví dụ: nông dân, công nhân mỏ, công nhân xây dựng công trình, vận động viên thể thao,.
 Đặc điểm ăn uống: dựa vào tính chất công việc sẽ quyết định đặc điểm ăn uống của mỗi
người
- Tính chất công việc đòi hỏi thức ăn nhiều chất đạm, chất béo và mùi vị mạnh để kích
thích khẩu phần ăn lớn để có sức lao động
Ví dụ: Món ăn chính sẽ là cơm, đồ ăn: cá kho, thịt kho, gà chiên,.. canh bí đỏ, canh khổ qua
dồn thịt (hình 4.1 a)
- Khối lượng công việc lớn nên có nhu cầu về khẩu phần ăn về cả lượng và chất =>
Người lao động chân tay thường sẽ ít ăn các món ăn healthy như salad vì không đủ
calo cho một ngày làm việc
Ví dụ: Các món ăn chứa nhiều calo để có nhiều năng lượng: trứng, thịt bò, bơ đậu phộng,
trái bơ,.. (hình 4.1b)
- Vì công việc có ít thời gian để nghỉ ngơi và làm việc với tần suất cao nên họ thường dễ
tính trong việc lựa chọn các món ăn
Ví dụ: Các công nhân lao động nặng thường có xu hướng dùng cơm hộp, khẩu phần thường
gồm cơm, thịt kho, đồ xào, canh (hình 4.1c)
Lưu ý: Một số ngành nghề lao động nặng nhưng có đòi hỏi cao chất lượng bữa ăn (vận động
viên thể hình,..) họ sẽ thường ăn khẩu phần với lượng thức ăn lớn, chất lượng, và đòi hỏi sự
cân bằng hợp lí giữa các nhóm chất béo, đạm, protein,..
Ví dụ: Những vận động viên thể hình sẽ thường có những thực đơn riêng, các nhóm chất
được cân đo chi tiết, và chuộng các nhóm đồ ăn chứa nhiều chất xơ như rau củ để xây dựng
thể hình; họ thường ăn theo quy tắc 40:20:40 : 40% carbonhydrate, 20% chất béo và 40%
protein (hình 4.1c c)
 Cùng là những công việc có tính chất nặng và làm việc với tần suất cao và nhưng mục
đích công việc khác nhau sẽ dẫn đến việc lựa chọn các món ăn khác nhau
4.2. Những người lao động trí óc

 Đặc điểm công việc: là những công việc ít sử dụng sức mạnh chân tay, chủ yếu là lao
động chất xám
 Đặc điểm trong ăn uống: dựa vào tính chất công việc sẽ như sau
- Vì tính chất công việc nên nhu cầu về lượng ăn ít nhưng được chia thành nhiều bữa
Ví dụ: Người làm việc trong văn phòng thường ưu tiên sử dụng các thức ăn hỗ trợ trí óc, trí
nhớ và hỗ trợ tiêu hóa vì thường xuyên ngồi một chỗ như: hạt điều, rau,.. (hình 4.2a)
- Chú trọng hình thức, thức ăn phong phú và phức tạp, thường chứa các chất như chất
đạm, chất khoáng, vitamin, đường,.. và có mùi vị nhẹ
Ví dụ: Các hộp cơm văn phòng thường được sắp xếp gọn và đẹp mắt, thức ăn không quá
mùi vị, nhiều rau xanh có có đầy đủ món chính, đồ ăn, món tráng miệng ( hình 4.2b)

4.3. Những doanh nhân

 Đặc điểm công việc: bận rộn và thường hay chiêu đãi khách, tiếp khách. Những doanh
nhân thường cởi mở và đón nhận cái mới
 Đặc điểm ăn uống
- Ít bị lệ thuộc vào tập quán ăn uống, cởi mở và dễ chấp nhận các khẩu vì mới vì thường
chiều theo ý đối tác để đạt được hiệu quả công việc
Ví dụ: (hình 4.3a)
- Khi nghỉ ngơi, giải trí hoặc chiêu đãi, các doanh nhân thường đòi hỏi cao về chuyên môn
và hình thức món ăn
Ví dụ: Món ăn phải được chế biến và trình bày đẹp mắt (hình 4.3b)
Kĩ thuật chuyên môn và chất lượng đồ ăn cao: hải sản phải tươi (hình 4.3.bb); lượng máu
trong thịt bò Kobe rất ảnh hưởng đến độ mềm của thịt, vì thế khi chế biến cần phải được
chế biến một cách có kĩ thuật để đạt được độ hoàn hảo của thịt bò (hình 4.3bbb)
 Vì vậy, có thể thấy nghề nghiệp cũng là một trong các yếu tố quan trọng ảnh hưởng
đến sự lựa chọn các món ăn

You might also like