You are on page 1of 58

TRƢỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI CTY TNHH DỊCH VỤ CƠ KHÍ

KHOA XD CT BIỂN & DẦU KHÍ HÀNG HẢI PTSC M&C


BÁO CÁO THỰC TẬP CÁN BỘ KỸ THUẬT

MỤC LỤC
PHẦN A. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY THỰC TẬP ...................................................... 6
CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ TỔNG CTY CỔ PHẦN DỊCH VỤ KỸ THUẬT DẦU
KHÍ VIỆT NAM (PTSC) ................................................................................................... 6
1.1. Quá trình hình thành và phát triển ................................................................................. 6
1.2. Cơ cấu tổ chức ............................................................................................................... 7
CHƢƠNG 2. GIỚI THIỆU VỀ CTY DỊCH VỤ CƠ KHÍ HÀNG HẢI (PTSC M&C)8
2.1. Giới thiệu chung về công ty........................................................................................... 8
2.2. Lĩnh vực hoạt động của công ty .................................................................................... 8
2.3. Cơ cấu tổ chức của công ty............................................................................................ 9
PHẦN B. NỘI DUNG THỰC TẬP ................................................................................. 10
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ MỎ SƢ TỬ TRẮNG, GIÀN ST – LQ VÀ CÁC
TIÊU CHUẨN QUY PHẠM TÍNH TOÁN CỦA KHỐI CHÂN ĐẾ GIÀN ST - LQ 10
1.1. Tổng quan về mỏ Sƣ Tử Trắng và giàn ST - LQ......................................................... 10
1.2. Các tiêu chuẩn quy phạm áp dụng trong thiết kế khối chân đế giàn ST – LQ ............ 11
1.2.1. Các tiêu chuẩn quy phạm dung trong thiết kế công trình ......................................... 11
1.2.2. Tiêu chuẩn API (American Petroleum Institute) ...................................................... 12
1.2.3. Tiêu chuẩn DNV (Det Norske Veritas) .................................................................... 12
1.2.4. Tiêu chuẩn AISC (American Institute of Steel Construction) .................................. 12
1.2.5. Tiêu chuẩn ND (Noble Denton) ............................................................................... 12
1.2.6. Tiêu chuẩn AWS (American Welding Society) ....................................................... 12
1.2.7. Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) ................................................................................. 12
1.3. Phạm vi và các bài toán áp dụng với từng tiêu chuẩn ................................................. 13
CHƢƠNG 2. CÁC BÀI TOÁN TÍNH TOÁN CÔNG TRÌNH ST-LQ THUỘC GIÀN
SƢ TỬ TRẮNG................................................................................................................. 15
2.1. Các phân tích tính toán kết cấu Thƣợng tầng .............................................................. 15
2.2. Các phân tích tính toán Kết cấu Khối chân đế ............................................................ 15
CHƢƠNG 3. TÌM HIỂU CÁC PHÂN TÍCH TÍNH TOÁN KẾT CẤU KHỐI CHÂN
ĐẾ GIÀN ST - LQ ............................................................................................................ 16
3.1. Phân tích tính toán kết câu khối chân đế trong điều kiện vận hành ............................ 16
3.2. Phân tích tính toán kết cấu khối chân đế trong bài toán dao động riêng ..................... 22

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN : KS. ĐỖ HỒNG TIẾN


KS. ĐỒNG VĂN SƠN 1
SINH VIÊN THỰC HIỆN : NHÓM I PHÒNG THIẾT KẾ PTSC M&C
TRƢỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI CTY TNHH DỊCH VỤ CƠ KHÍ
KHOA XD CT BIỂN & DẦU KHÍ HÀNG HẢI PTSC M&C
BÁO CÁO THỰC TẬP CÁN BỘ KỸ THUẬT

3.3. Phân tích tính toán kết cấu khối chân đế trong bài toán phản ứng động và tải trọng
quán tính ............................................................................................................................. 26
3.4. Phân tích tính toán kết cấu khối chân đế trong bài toán mỏi của khối chân đế ........... 29
3.5. Phân tích tính toán kết cấu khối chân đế trong bài toán hạ thủy ................................. 31
3.6. Phân tích tính toán kết cấu khối chân đế trong bài toán vận chuyển ........................... 34
3.7. Phân tích tính toán kết cấu khối chân đế trong bài toán cẩu lắp.................................. 36
3.8. Phân tích tính toán kết cấu khối chân đế trong bài toán quay lật và đánh chìm .......... 38
3.9. Phân tích tính toán kết cấu khối chân đế trong bài toán ổn định đáy .......................... 41
3.10. Phân tích tính toán kết cấu khối chân đế trong bài toán cập tàu................................ 43
3.11. Phân tích tính toán kết cấu khối chân đế trong bài toán móng cọc và khả năng đóng
cọc ....................................................................................................................................... 47
CHƢƠNG 4. TÌM HIỂU NỘI DUNG CÁC BẢN VẼ THIẾT KẾ GIÀN KHOẢN ST-
LQ MỎ SƢ TỬ TRẮNG .................................................................................................. 49
4.1. Định dạng khung tên và qui cách trình bày bản vẽ ..................................................... 49
4.1.1. Định dạng khung tên ................................................................................................. 49
4.1.2. Về khổ giấy............................................................................................................... 49
4.1.3. Về tỷ lệ bản vẽ .......................................................................................................... 50
4.1.4. Về nét vẽ trong bản vẽ .............................................................................................. 50
4.2. Hệ thống ký hiệu điển hình.......................................................................................... 51
4.3. Hệ thống các bản vẽ trong giai đoạn thiết kế chi tiết (Detail Design) ......................... 51
4.4. Ví dụ một bản vẽ thực tế.............................................................................................. 52
CHƢƠNG 5. TÌM HIỂU CÁC THIẾT KẾ ĐÃ VÀ ĐANG CÓ TẠI CTY TNHH
DỊCH VỤ CƠ KHÍ HÀNG HẢI – PTSC M&C ............................................................ 54
5.1. Các dự án và thiết kế đã và đang có tại công ty PTSC M&C ..................................... 54

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN : KS. ĐỖ HỒNG TIẾN


KS. ĐỒNG VĂN SƠN 2
SINH VIÊN THỰC HIỆN : NHÓM I PHÒNG THIẾT KẾ PTSC M&C
TRƢỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI CTY TNHH DỊCH VỤ CƠ KHÍ
KHOA XD CT BIỂN & DẦU KHÍ HÀNG HẢI PTSC M&C
BÁO CÁO THỰC TẬP CÁN BỘ KỸ THUẬT

LỜI NÓI ĐẦU


Với tinh thần không ngừng học hỏi, sẵn sàng tiếp thu và luôn luôn cố gắng. Chúng
em, Nhóm I sinh viên thực tập K62 Khoa công trình Biển trƣờng đại học Xây Dựng Hà
Nội gồm:

1. Trần Đức Trung


2. Nguyễn Phú Thái
3. Nguyễn Thế Sơn
4. Đinh Nhật Quang
5. Nguyễn Vũ Tiến Trƣờng

Thực tập tại Phòng Thiết kế, Công ty Dịch vụ Cơ Khí Hàng Hải PTSC M&C, xin gửi lời
cảm ơn chân thành tới sự giúp đỡ tận tình thầy, cô Khoa xây dựng Công trình biển và các
anh, chị công nhân viên của Công ty PTSC M&C dành cho chúng em trong suốt quá trình
thực tập từ ngày 16/08/2021 đến ngày 19/09/2021.
Qua đây, chúng em xin đƣợc gửi lời cảm ơn đến:
Thầy TS. Vũ Đan Chỉnh-Trƣởng Đoàn thực tập. Thầy là ngƣời đã nỗ lực giới thiệu
nơi thực tập theo nguyện vọng của chúng em, đúng chuyên ngành, trong môi trƣờng làm
việc chuyên nghiệp, thân thiện, và đã đƣợc tiếp xúc nhiều với công trình thực tế.
KS. Đỗ Hồng Tiến – Tổ trƣởng tổ kết cấu; KS. Đồng Văn Sơn - Kỹ sƣ Phòng thiết
kế của công ty PTSC M&C, nhờ sự quan tâm, hƣớng dẫn thƣờng xuyên tận tình của các
anh, chúng em đã tập trung vào nhiệm vụ của mình ngay từ ngày đầu thực tập. Chúng em
gửi tới các anh lời biết ơn sâu sắc, sự quan tâm của anh đã giúp chúng em rèn luyện đƣợc
tinh thần làm việc của một ngƣời kỹ sƣ trong môi trƣờng làm việc hiện đại và chuyên
nghiệp.
Đồng thời, chúng em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các anh, chị thuộc
phòng tổ chức - Nhân sự của Công ty Dịch vụ Cơ khí Hàng hải đã làm cầu nối tạo điều
kiện và hỗ trợ chúng em đƣợc thực tập tại Công ty.
Thực tập tại Công ty PTSC M&C thực sự là điều kiện rất tốt đối với chúng em. Tất
cả thành viên trong nhóm đều tập trung vào các mục tiêu nêu trên trong suốt quá trình này
một cách nghiêm túc và hiệu quả cao nhất. Thời gian thực tập tuy ngắn (5 tuần). Tuy vậy,
nhờ vào những kiến thức đã đƣợc trang bị trong trƣờng Đại học, sự giúp đỡ nhiệt tình của

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN : KS. ĐỖ HỒNG TIẾN


KS. ĐỒNG VĂN SƠN 3
SINH VIÊN THỰC HIỆN : NHÓM I PHÒNG THIẾT KẾ PTSC M&C
TRƢỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI CTY TNHH DỊCH VỤ CƠ KHÍ
KHOA XD CT BIỂN & DẦU KHÍ HÀNG HẢI PTSC M&C
BÁO CÁO THỰC TẬP CÁN BỘ KỸ THUẬT

các Thầy, Cô giáo, các Anh, Chị công nhân viên của PTSC M&C, chúng em đã nắm bắt
đƣợc hiệu quả nội dung thực tập tốt nghiệp và hoàn thành đúng thời gian quy định.
Chúng em tin rằng những gì đã tích lũy đƣợc trong đợt thực tập này sẽ giúp chúng
em hoàn thành tốt Đồ án tốt nghiệp và nhiệm vụ của một ngƣời kỹ sƣ xây dựng Công
trình Biển sau khi ra trƣờng. Thân ái!

Nhóm I, Sinh Viên K62 - Thực tập cán bộ kỹ thuật


phòng Thiết Kế , PTSC M&C

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN : KS. ĐỖ HỒNG TIẾN


KS. ĐỒNG VĂN SƠN 4
SINH VIÊN THỰC HIỆN : NHÓM I PHÒNG THIẾT KẾ PTSC M&C
TRƢỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI CTY TNHH DỊCH VỤ CƠ KHÍ
KHOA XD CT BIỂN & DẦU KHÍ HÀNG HẢI PTSC M&C
BÁO CÁO THỰC TẬP CÁN BỘ KỸ THUẬT

NỘI DUNG THỰC TẬP

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN : KS. ĐỖ HỒNG TIẾN


KS. ĐỒNG VĂN SƠN 5
SINH VIÊN THỰC HIỆN : NHÓM I PHÒNG THIẾT KẾ PTSC M&C
TRƢỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI CTY TNHH DỊCH VỤ CƠ KHÍ
KHOA XD CT BIỂN & DẦU KHÍ HÀNG HẢI PTSC M&C
BÁO CÁO THỰC TẬP CÁN BỘ KỸ THUẬT

PHẦN A. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY THỰC TẬP


CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ TỔNG CTY CỔ PHẦN DỊCH VỤ KỸ THUẬT
DẦU KHÍ VIỆT NAM (PTSC)
1.1. Quá trình hình thành và phát triển

 Tên tiếng Việt: Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam
 Tên tiếng Anh: Petrovietnam Technical Services Corporation (PTSC)
 Trụ sở chính: 1-5 Lê Duẩn, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh
Tổng Công ty Cổ Phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) là đơn vị thành
viên của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam với chức năng họat động đa ngành
và chủ yếu cung cấp các dịch vụ kỹ thuật cho ngành công nghiệp dầu khí ở trong và
ngoài nƣớc.
Tổng công ty PTSC đƣợc thành lập từ tháng 2/1993 trên cơ sở sát nhập 2 đơn vị là
Công ty Dịch vụ Dầu khí (PSC) và Công ty Địa vật lý và Dịch vụ Dầu khí (GPTS).
Lĩnh vực hoạt động chính của Tổng công ty PTSC là cung cấp các dịch vụ kỹ thuật
cho dầu khí, công nghiệp. Trong đó, có nhiều loại hình dịch vụ chiến lƣợc, mang
tính chất mũi nhọn, đã phát triển và đƣợc chuyên nghiệp hóa đạt trình độ quốc tế
nhƣ: EPCI công trình biển; EPC công trình công nghiệp; Kho nổi xử lý và xuất dầu
thô FSO/FPSO; Tàu dịch vụ; Khảo sát địa chấn, địa chất và công trình ngầm; Lắp
đặt, vận hành và bảo dƣỡng công trình biển; Cảng dịch vụ và Dịch vụ cung cấp nhân
lực kỹ thuật, bảo vệ và vật tƣ thiết bị dầu khí, dịch vụ khách sạn, văn phòng ….
Hiện nay, Tổng công ty PTSC với khoảng 20 công ty con trực thuộc hoạt động đa
ngành đã trở thành một nhà cung cấp dịch vụ kỹ thuật dầu khí hàng đầu tại Việt
Nam và có tên tuổi trong khu vực Đông Nam Á.
Các sự kiện chính trong lịch sử hình thành của Tổng Công ty:
- Năm 1976: Thành lập Công ty Địa vật lý (tiền thân của Công ty Địa vật lý và
dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí).
- Năm 1986: Thành lập Công ty Dịch vụ Dầu khí (PSC).
- Năm 1989: Thành lập Công ty Địa vật lý và Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (GPTS).
- Năm 1993: Thành lập Công ty Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí trên cơ sở sáp nhập
Công ty Dịch vụ Dầu khí và Công ty Địa vật lý & Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí.
- Tháng 12/2006: Công ty chuyển sang họat động dƣới hình thức công ty CP.
- Năm 2007: Chuyển trụ sở chính của Tổng công ty PTSC vào TP. HCM.

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN : KS. ĐỖ HỒNG TIẾN


KS. ĐỒNG VĂN SƠN 6
SINH VIÊN THỰC HIỆN : NHÓM I PHÒNG THIẾT KẾ PTSC M&C
TRƢỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI CTY TNHH DỊCH VỤ CƠ KHÍ
KHOA XD CT BIỂN & DẦU KHÍ HÀNG HẢI PTSC M&C
BÁO CÁO THỰC TẬP CÁN BỘ KỸ THUẬT

1.2. Cơ cấu tổ chức

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

BAN KIỂM SOÁT

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN TỔNG GIÁM ĐỐC

VĂN BAN TỔ BAN TÀI BAN BAN KẾ BAN PHÁT BAN AN


PHÒNG CHỨC CHÍNH THƢƠNG HOẠCH TRIỂN TOÀN
NHÂN KẾ TOÁN MẠI ĐẦU TƢ KH&QLDA CHẤT
SỰ LƢỢNG

ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC CÔNG TY CON CÔNG TY LIÊN DOANH

Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty PTSC

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN : KS. ĐỖ HỒNG TIẾN


KS. ĐỒNG VĂN SƠN 7
SINH VIÊN THỰC HIỆN : NHÓM I PHÒNG THIẾT KẾ PTSC M&C
TRƢỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI CTY TNHH DỊCH VỤ CƠ KHÍ
KHOA XD CT BIỂN & DẦU KHÍ HÀNG HẢI PTSC M&C
BÁO CÁO THỰC TẬP CÁN BỘ KỸ THUẬT

CHƢƠNG 2. GIỚI THIỆU VỀ CTY DỊCH VỤ CƠ KHÍ HÀNG HẢI (PTSC


M&C)
2.1. Giới thiệu chung về công ty

 Tên công ty: Công ty TNHH MTV Dịch vụ Cơ khí Hàng Hải PTSC.
 Tên giao dịch quốc tế: PTSC Mechanical & Construction Limited Company.
 Trụ sở chính: số 31, đƣờng 30/4, phƣờng 9, TP Vũng Tàu, Việt nam.
 Trụ sở cảng PTSC: 65A, đƣờng 30/4, phƣờng 9, TP Vũng Tàu.
 PTSC M&C là công ty con của PTSC, đƣợc thành lập theo Quyết định số
731/QĐ-HĐQT ngày 15/05/2001 với tên giao dịch: ”Xí nghiệp dịch vụ cơ khí
hàng hải”, từ 03/2007 đƣợc đổi tên thành: “Công ty TNHH Dịch vụ Cơ khí Hàng
hải”, 01/04/2012 đổi tên thành Công ty Cổ phần Dịch vụ Cơ khí Hàng hải, từ
01/04/2013 cho đến nay đổi tên thành Công ty TNHH Một Thành Viên Dịch vụ
Cơ khí Hàng hải.
 Hệ thống quản lý: ISO 9001-2008, ISO 14001-2004 và OHSAS 18001-2007.
 Là một trong 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (vị trí 67 năm 2012).
 Năng lực sản xuất tới 50,000 MT/năm.
 Đã thực hiện thành công hơn 50 dự án trong và ngoài nƣớc, với các khách hàng
nhƣ: Talisman, Premier Oil Vietnam, Petronas, BP, Cửu Long JOC, Hoàng Long
JOC, Biển Đông POC, Thăng Long JOC, Lam Sơn JOC và dự án Sao Vàng &
Đại Nguyệt (Đang trong giai đoạn thi công),…
2.2. Lĩnh vực hoạt động của công ty
PTSC M&C hoạt động trong hai lĩnh lực chính:
 Dịch vụ trên bờ: Thực hiện dịch vụ tổng thầu EPC (thiết kế, mua sắm, thi công)
cho các dự án cơ khí chế tạo và xây lắp các nhà máy lọc hóa dầu, nhà máy điện,
tua-bin điện gió, nhà máy LNG, v.v.
 Dịch vụ ngoài khơi: Thực hiện dịch vụ tổng thầu EPCI (thiết kế, mua sắm, thi
công, vận chuyển, lắp đặt đấu nối và chạy thử) cho các dự án cơ khí chế tạo và
xây lắp ngoài khơi, bao gồm: các giàn đầu giếng/ giàn khai thác, giàn xử lý trung
tâm, các phƣơng tiện nổi (FPSO/FSO/MOPU), các cụm thiết bị dầu khí, các hệ
thống subsea, các mô-đun tàu chứa, v.v.

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN : KS. ĐỖ HỒNG TIẾN


KS. ĐỒNG VĂN SƠN 8
SINH VIÊN THỰC HIỆN : NHÓM I PHÒNG THIẾT KẾ PTSC M&C
TRƢỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI CTY TNHH DỊCH VỤ CƠ KHÍ
KHOA XD CT BIỂN & DẦU KHÍ HÀNG HẢI PTSC M&C
BÁO CÁO THỰC TẬP CÁN BỘ KỸ THUẬT

2.3. Cơ cấu tổ chức của công ty

ĐẠI HỘI ĐỒNG


CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN


BAN KIỂM SOÁT
TRỊ

GIÁM ĐỐC ĐIỀU


HÀNH

PHÓ GIÁM PHÓ GIÁM PHÓ GIÁM PHÓ GIÁM PHÓ GIÁM PHÓ GIÁM
ĐỐC ĐỐC ĐỐC ĐỐC ĐỐC ĐỐC

PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG
ANTOÀN
KẾ TỔ HÀNH TÀI THƢƠNG KỸ XÂY PHÁT THIẾT QUẢN
SỨC
HOẠCH CHỨC CHÍNH CHÌNH - MẠI THUẬT - DỰNG TRIỂN KẾ LÝ
KHỎE
NHÂN TỔNG KẾ SẢN CÔNG KINH CHẤT
MÔI
SỰ HỢP TOÁN XUẤT TRÌNH DOANH LƢỢNG
TRƢỜNG

XƢỞNG XƢỞNG XƢỞNG XƢỞNG XƢỞNG ĐỘI


KẾT DỊCH VỤ ĐIỆN – CƠ KHÍ – THIẾT BỊ BẢO VỆ
CẤU TỔNG TỰ LẮP TỔNG
THÉP HỢP ĐỘNG MÁY HỢP

Hình 1.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty PTSC M&C

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN : KS. ĐỖ HỒNG TIẾN


KS. ĐỒNG VĂN SƠN 9
SINH VIÊN THỰC HIỆN : NHÓM I PHÒNG THIẾT KẾ PTSC M&C
TRƢỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI CTY TNHH DỊCH VỤ CƠ KHÍ
KHOA XD CT BIỂN & DẦU KHÍ HÀNG HẢI PTSC M&C
BÁO CÁO THỰC TẬP CÁN BỘ KỸ THUẬT

PHẦN B. NỘI DUNG THỰC TẬP


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ MỎ SƢ TỬ TRẮNG, GIÀN ST – LQ VÀ CÁC
TIÊU CHUẨN QUY PHẠM TÍNH TOÁN CỦA KHỐI CHÂN ĐẾ GIÀN ST -
LQ
1.1. Tổng quan về mỏ Sƣ Tử Trắng và giàn ST - LQ

Mỏ Sƣ Tử Trắng nằm ở cuối phía Nam của lô 15-1 (khoảng 20km về phía Nam của STV)
có độ sâu khoảng 56 mét nƣớc. Lô 15-1 nằm trong lƣu vực Cửu Long ngoài khơi miền
Nam Việt Nam, cách thành phố Hồ Chí Minh 180 km về phía Đông nam.

Dự án Sƣ Tử Trắng đƣợc bắt đầu phát triển vào tháng 9 năm 2012 với giai đoạn thử dài
hạn. Nó bao gồm một giàn đầu đỡ đầu giếng điều khiển từ xa, tự hành (WHP-C) sản xuất
và đƣợc điều khiển từ Sƣ Tử Vàng CPP. Giàn đỡ đầu giếng có khả năng xử lý 4 giếng khí
áp lực cao. Sản lƣợng hiện tại là 6.000 BPD (barrel per day) khí hoá lỏng và 50 MMSCFD
(Million standard cubic feet per day) khí và tất cả các chất lỏng từ mỏ STT đƣợc khai thác
và đƣợc chuyển sang cho Sƣ Tử Vàng CPP xử lí thông qua đƣờng ống 12” đa pha.

Giàn ST-LQ là một trong 3 giàn khoan đƣợc xây dựng trong dự án Sƣ Tử Trắng .Giàn ST-
LQ có chân đế đƣợc cấu tạo từ 4 ống chính, với độ dốc các ống chính là 1:8, có 4 mặt cắt
ngang của giàn lần lƣợt tại các cao độ +5.6 m;-11.30 m;-32.20 m;-55.60 m. Thƣợng tầng
của giàn có cao độ của các sàn lần lƣợt là +13.10 m (Sub Cellar Deck); +17.50 m (Cellar
Deck); + 21.50 m (Intermediate Deck); +26.50 m (Main Deck).Công trình đƣợc xây dựng
ở độ sâu nƣớc là 55.60 m. Hƣớng của công trình là 42.5 độ về phía Tây (so với hƣớng
Bắc).

Dƣới đây là hình ảnh mô hình giàn ST-LQ:

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN : KS. ĐỖ HỒNG TIẾN


KS. ĐỒNG VĂN SƠN 10
SINH VIÊN THỰC HIỆN : NHÓM I PHÒNG THIẾT KẾ PTSC M&C
TRƢỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI CTY TNHH DỊCH VỤ CƠ KHÍ
KHOA XD CT BIỂN & DẦU KHÍ HÀNG HẢI PTSC M&C
BÁO CÁO THỰC TẬP CÁN BỘ KỸ THUẬT

Hình 2.2: Mô hình giàn ST-LQ.

1.2. Các tiêu chuẩn quy phạm áp dụng trong thiết kế khối chân đế giàn ST – LQ
1.2.1. Các tiêu chuẩn quy phạm dung trong thiết kế công trình

 Tiêu chuẩn API (American Petroleum Institute).

 Tiêu chuẩn AISC (American Institute of Steel Construction).

 Tiêu chuẩn AWS (American Welding Society).

 Tiêu chuẩn DnV (Det Norske Veritas).

 Tiêu chuẩn ND (Noble Denton).

 Tiêu chuẩn CAP (Civil Aviation Authority, London).

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN : KS. ĐỖ HỒNG TIẾN


KS. ĐỒNG VĂN SƠN 11
SINH VIÊN THỰC HIỆN : NHÓM I PHÒNG THIẾT KẾ PTSC M&C
TRƢỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI CTY TNHH DỊCH VỤ CƠ KHÍ
KHOA XD CT BIỂN & DẦU KHÍ HÀNG HẢI PTSC M&C
BÁO CÁO THỰC TẬP CÁN BỘ KỸ THUẬT

 Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN).

 Tiêu chuẩn ASTM (American Society for Testing and Materials).

 Tiêu chuẩn BS (British Standards Institute).

 Tiêu chuẩn ES (European Standards).

1.2.2. Tiêu chuẩn API (American Petroleum Institute)


Các tiêu chuẩn của API đƣợc sử dụng trong dự án :

 RP 2A-WSD, "Recommended Practice for Planning, Designing and Constructing

Fixed Offshore Platforms - Working Stress Design”. 21st Edition, Dec 2000, Errata

and Supplement 1, December 2002, Errata and Supplement 2, September 2005, Errata

and Supplement 3, October 2007, Reaffirmed, October 2010.

 RP 2L, “Planning, Designing and Constructing Heliports for Fixed Offshore

Platforms”.

 Specification 2C, “Specification for Offshore Cranes”

1.2.3. Tiêu chuẩn DNV (Det Norske Veritas)


Các tiêu chuẩn của DNV đƣợc sử dụng trong dự án :

 RP B401, “Recommended Practice for Cathodic Protection Design”


 DNV-RP-C205, “Environmental Conditions and Environmental Loads”
 “Rules for Planning and Execution of Marine Operations”.
1.2.4. Tiêu chuẩn AISC (American Institute of Steel Construction)

 “Specification for Structural Steel Buildings, Allowable Stress Design and Plastic
Design”, 13th Edition.
1.2.5. Tiêu chuẩn ND (Noble Denton)

 0030/ND, “Guidelines for Marine Transportations”.


1.2.6. Tiêu chuẩn AWS (American Welding Society)

 AWS D1.1, “Structural Welding Code-Steel”.


1.2.7. Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN)

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN : KS. ĐỖ HỒNG TIẾN


KS. ĐỒNG VĂN SƠN 12
SINH VIÊN THỰC HIỆN : NHÓM I PHÒNG THIẾT KẾ PTSC M&C
TRƢỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI CTY TNHH DỊCH VỤ CƠ KHÍ
KHOA XD CT BIỂN & DẦU KHÍ HÀNG HẢI PTSC M&C
BÁO CÁO THỰC TẬP CÁN BỘ KỸ THUẬT

 CONTRACTOR/ VENDOR shall be responsible for ensuring compliance with


allapplicable Vietnamese codes, standards and regulations. All equipment/
packages are subject to VIRES (Vietnam Register of Shipping)Classification
Requirements.
1.3. Phạm vi và các bài toán áp dụng với từng tiêu chuẩn
 Trong thực tế, các tiêu chuẩn không áp dụng riêng rẽ mà đƣợc sử dụng tổ hợp cho
mỗi giai đoạn, công việc do chủ đầu tƣ quyết định.
 Khi thiết kế một công trình biển bằng thép; những đặc tính, tiêu chuẩn và quy phạm
sẽ phải đƣợc thể hiện nhƣ một yêu cầu quan trọng trong việc ứng dụng tính toán
các công việc của dự án.
 Các bài toán tính toán cho giàn ST-LQ gồm các bài toán tính toán về khối chân đế
và các bài toán tính toán về thƣợng tầng. Các tiêu chuẩn và các bài toán áp dụng
tính toán cụ thể đƣợc cho nhƣ hình dƣới đây:

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN : KS. ĐỖ HỒNG TIẾN


KS. ĐỒNG VĂN SƠN 13
SINH VIÊN THỰC HIỆN : NHÓM I PHÒNG THIẾT KẾ PTSC M&C
TRƢỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI CTY TNHH DỊCH VỤ CƠ KHÍ
KHOA XD CT BIỂN & DẦU KHÍ HÀNG HẢI PTSC M&C
BÁO CÁO THỰC TẬP CÁN BỘ KỸ THUẬT

Hình 2.1: Các bài toán áp dụng với các tiêu chuẩn.

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN : KS. ĐỖ HỒNG TIẾN


KS. ĐỒNG VĂN SƠN 14
SINH VIÊN THỰC HIỆN : NHÓM I PHÒNG THIẾT KẾ PTSC M&C
TRƢỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI CTY TNHH DỊCH VỤ CƠ KHÍ
KHOA XD CT BIỂN & DẦU KHÍ HÀNG HẢI PTSC M&C
BÁO CÁO THỰC TẬP CÁN BỘ KỸ THUẬT

CHƢƠNG 2. CÁC BÀI TOÁN TÍNH TOÁN CÔNG TRÌNH ST-LQ THUỘC
GIÀN SƢ TỬ TRẮNG
2.1. Các phân tích tính toán kết cấu Thƣợng tầng
 Các bài toán tính toán thiết kế với thƣợng tầng là:
- Bài toán trong điều kiện hạ thủy (Load-out).
- Bài toán trong điều kiện vận chuyển (Transportation).
- Bài toán cẩu lắp thƣợng tầng (Lifting).
- Bài toán trong điều kiện khai thác (In-place).
- Bài toán cẩu lắp cầu dẫn (Bridge Lifting).
- Bài toán vận chuyển cầu dẫn (Bridge Transportation).
- Bài toán trong điều kiện khai thác của cầu dẫn (In-Place).

2.2. Các phân tích tính toán Kết cấu Khối chân đế
 Các bài toán tính toán thiết kế với chân đế là:
- Bài toán khối chân đế trong quá trình vận hành.
- Bài toán tần số giao động riêng.
- Bài toán phản ứng động và tải trọng quán tính.
- Bài toán mỏi.
- Bài toán khối chân đế trong quá trình hạ thuỷ.
- Bài toán khối chân đế trong quá trình vận chuyển.
- Bài toán khối chân đế trong quá trình cẩu lắp.
- Bài toán khối chân đế trong quá trình quay lật và đánh chìm.
- Bài toán ổn định đáy.
- Bài toán ảnh hƣởng của tàu khi cập giàn.
- Bài toán móng cọc và khả năng đóng cọc.

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN : KS. ĐỖ HỒNG TIẾN


KS. ĐỒNG VĂN SƠN 15
SINH VIÊN THỰC HIỆN : NHÓM I PHÒNG THIẾT KẾ PTSC M&C
TRƢỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI CTY TNHH DỊCH VỤ CƠ KHÍ
KHOA XD CT BIỂN & DẦU KHÍ HÀNG HẢI PTSC M&C
BÁO CÁO THỰC TẬP CÁN BỘ KỸ THUẬT

CHƢƠNG 3. TÌM HIỂU CÁC PHÂN TÍCH TÍNH TOÁN KẾT CẤU KHỐI
CHÂN ĐẾ GIÀN ST - LQ
3.1. Phân tích tính toán kết câu khối chân đế trong điều kiện vận hành
 Một mô hình kết hợp giữa thƣợng tầng và khối chân đế đã đƣợc phát triển để phân
tích quá trình vận hành của giàn ST-LQ thông qua phần mềm SACS.
 Các thành phần của khối chân đế, phần cọc và khớp liên kết đƣợc đánh giá và kiểm
tra theo các tiêu chuẩn API RP 2A và AISC 13th edition.
 Các trƣờng hợp tải trọng
+ Độ sâu nƣớc nhỏ nhất và lớn nhất trong điều kiện vận hành 1 năm, điều kiện
cực hạn 100 năm và trong điều kiện biển lặng đã đƣợc phân tích để kiểm tra thành
phần của khối chân đế, kiểm tra các liên kết khớp, kiểm tra cọc và kiểm tra khả năng
chịu tải của cọc.
+ Thông số đầu vào:

 Độ sâu nƣớc.
 Hƣớng sóng.
 Thông số sóng (bao gồm thuỷ triều).
 Nƣớc dâng do bão.
 Thông số gió.
 Thông số dòng chảy.
 Thông số hà bám theo độ sâu.
 Hệ số thuỷ động Hệ số cản vận tốc Cd
Hệ số quán tính Cm

 Bề dày ăn mòn cho phép: 6mm trong khoảng -5m đến +5m so với MSL.
 Hệ số khuếch đại động DAF
 Thông số nền đất.
 Thông số xói mòn của đất.
 Hệ số kể đến ảnh hƣởng của chiều dài phần tử.
 Loại vật liệu và thông số của vật liệu.

Tổ hợp tải trọng :

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN : KS. ĐỖ HỒNG TIẾN


KS. ĐỒNG VĂN SƠN 16
SINH VIÊN THỰC HIỆN : NHÓM I PHÒNG THIẾT KẾ PTSC M&C
TRƢỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI CTY TNHH DỊCH VỤ CƠ KHÍ
KHOA XD CT BIỂN & DẦU KHÍ HÀNG HẢI PTSC M&C
BÁO CÁO THỰC TẬP CÁN BỘ KỸ THUẬT

+ Các trƣờng hợp tải trọng cơ bản phải đƣợc kết hợp để tạo ra những tổ hợp tải
trọng để xác định trạng thái nguy hiểm nhất cho cấu trúc ngập trong nƣớc ở các
điều kiện vận hành khác nhau.

+) Điều kiện I: Biển lặng. Điều kiện này tƣơng ứng với tải trọng thƣợng tầng lớn nhất
theo WCR và không kể đến tải trọng môi trƣờng.
+) Điều kiện II: Điều kiện vận hành. Đây là những điều kiện môi trƣờng bình thƣờng với
tải trọng thƣợng tầng tối đa theo WCR.
+) Điều kiện III: Điều kiện cực hạn với tải trọng thƣợng tầng lớn nhất. Điều kiện này đề
cập đến các điều kiện môi trƣờng cực hạn với tải trọng thƣợng tầng trong thời gian vận
hành là lớn nhất theo WCR. Hệ số giảm 75% sẽ đƣợc áp dụng cho hoạt tải.
+) Điều kiện IV: Điều kiện cực hạn với tải trọng thƣợng tầng nhỏ nhất. Điều kiện này đề
cập đến các điều kiện môi trƣờng cực hạn với tải trọng thƣợng tầng nhỏ nhất. Hoạt tải
không đƣợc xem xét.

Điều kiện
Tải trọng cơ bản
I II III IV
Tĩnh tải của KCĐ    
Tĩnh tải phần phụ kiện trên KCĐ    

Tĩnh tải thƣợng tầng(Kết cấu, thiết bị,


   
ống, hàng hoá)

Tải trọng thƣợng tầng trong giai đoạn


   
vận hành hoặc thử áp lực(nếu có)

Tải trọng cầu    


Tĩnh tải của cần trục    
Hoạt tải của cần trục 
Hoạt tải trên khu vực mở của thƣợng   
tầng   
Tải trọng gió -Vận hành  
Tải trọng gió -Cực đại  
 

 
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN : KS. ĐỖ HỒNG TIẾN
KS. ĐỒNG VĂN SƠN 17
SINH VIÊN THỰC HIỆN : NHÓM I PHÒNG THIẾT KẾ PTSC M&C
TRƢỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI CTY TNHH DỊCH VỤ CƠ KHÍ
KHOA XD CT BIỂN & DẦU KHÍ HÀNG HẢI PTSC M&C
BÁO CÁO THỰC TẬP CÁN BỘ KỸ THUẬT

Điều kiện
Tải trọng cơ bản
I II III IV
Tải trọng sóng và dòng chảy -Vận
hành 
Tải trọng sóng và dòng chảy -Cực đại  
 

Tải trọng quán tính (Do sóng)  
  

Vận
Biển Bão+TT Bão+TT
hành+TT
lặng max min
max

Bảng 2.8: Tổ hợp tải trọng dùng cho phân tích hệ KCĐ – Cọc – Nền đất trong quá
trình làm việc
 STT-LQ:
- Quy trình phân tích, dựng mô hình dự án:
Dựng mô hình Nhập thông số đáy biển Nhập các tổ hợp tải trọng
Đối chiếu kết quả với API-RP2A Chạy phân tích, xuất kết quả

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN : KS. ĐỖ HỒNG TIẾN


KS. ĐỒNG VĂN SƠN 18
SINH VIÊN THỰC HIỆN : NHÓM I PHÒNG THIẾT KẾ PTSC M&C
TRƢỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI CTY TNHH DỊCH VỤ CƠ KHÍ
KHOA XD CT BIỂN & DẦU KHÍ HÀNG HẢI PTSC M&C
BÁO CÁO THỰC TẬP CÁN BỘ KỸ THUẬT

Hình 2.14: Quy trình tổng quát cho phân tích trong quá trình vận hành
 Mô hình tính
+ Khối chân đế, các bộ phận riêng lẻ, khớp và phụ kiện của nó phải đƣợc đánh giá
để chịu đƣợc tải trọng tối đa từ tổ hợp của tải môi trƣờng và trọng lực xảy ra trong
điều kiện vận hành và điều kiện có bão.
+ Bài toán động phải đƣợc áp dụng nếu chu kỳ dao động riêng của khối chân đế là
hơn 3 giây, nếu không thì bài toán tựa tĩnh đƣợc sử dụng để tính toán.
+ Mô hình khối đỡ (hệ khối chân đế-cọc-nền đất) phải kể đến tất cả các thành
phần kết cấu của hệ thống khối chân đế, cọc và nền đất. Mô hình sẽ làm rõ tải trọng các
tác dụng lên.

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN : KS. ĐỖ HỒNG TIẾN


KS. ĐỒNG VĂN SƠN 19
SINH VIÊN THỰC HIỆN : NHÓM I PHÒNG THIẾT KẾ PTSC M&C
TRƢỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI CTY TNHH DỊCH VỤ CƠ KHÍ
KHOA XD CT BIỂN & DẦU KHÍ HÀNG HẢI PTSC M&C
BÁO CÁO THỰC TẬP CÁN BỘ KỸ THUẬT

Hình 2.15: Mô hình KCĐ của dự án STT-LQ cùng với hƣớng công trình
 Kết quả phân tích
+ Kiểm tra các phần tử và khớp liên kết đƣợc thực hiện với ứng suất cơ bản cho
phép trong điều kiện vận hành và điều kiện biển lặng. Việc tăng một phần ba các
ứng suất cơ bản cho phép đƣợc áp dụng là phù hợp với API-RP2A-WSD trong
điều kiện bão cực hạn 100 năm.
+ Kết quả sau khi chạy phân tích cho thấy kích thƣớc các phần từ và khớp là đạt
yêu cầu. Tất cả các phần tử của khối chân đế, cọc và khớp đều có kiểm tra tỷ lệ
ứng suất (UC) và nhỏ hơn giới hạn tối đa là 1.0. Một số khớp có giá trị UC lớn hơn
1 nhƣng với đặc điểm có các thanh nhánh liên kết nên hệ số sử dụng tại các khớp
đó chỉ còn 85% nên vẫn đạt yêu cầu.

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN : KS. ĐỖ HỒNG TIẾN


KS. ĐỒNG VĂN SƠN 20
SINH VIÊN THỰC HIỆN : NHÓM I PHÒNG THIẾT KẾ PTSC M&C
TRƢỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI CTY TNHH DỊCH VỤ CƠ KHÍ
KHOA XD CT BIỂN & DẦU KHÍ HÀNG HẢI PTSC M&C
BÁO CÁO THỰC TẬP CÁN BỘ KỸ THUẬT

+ Kiểm tra cọc:


 4 cọc đều đƣợc cắm vào đất 110m với độ dày khác nhau từ 38.1mm đến
50mm tuỳ đoạn dọc theo chiều dài cọc.
 Độ sâu chôn cọc đƣợc thiết kế dựa theo API RP2A với hệ số an toàn nhỏ
nhất FOS bằng 2 với điều kiện vận hành 1 năm và biển lặng, bằng 1.5 với
điều kiện cực hạn.

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN : KS. ĐỖ HỒNG TIẾN


KS. ĐỒNG VĂN SƠN 21
SINH VIÊN THỰC HIỆN : NHÓM I PHÒNG THIẾT KẾ PTSC M&C
TRƢỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI CTY TNHH DỊCH VỤ CƠ KHÍ
KHOA XD CT BIỂN & DẦU KHÍ HÀNG HẢI PTSC M&C
BÁO CÁO THỰC TẬP CÁN BỘ KỸ THUẬT

+ Kiểm tra chuyển vị:


 Chuyển vị cho phép của khối chân đế không đƣợc lớn hơn H/200 (32.35cm)
và 10% đƣờng kính trong của cọc (14.34cm) theo cả 2 phƣơng X,Y.
 Sau khi chạy phân tích chuyển vị lớn nhất trong điều kiện vận hành lần lƣợt
theo phƣơng X,Y là 4.298 cm và 2.473 cm, đối với điều kiện cực hạn thì
các giá trị lần lƣợt là 11.043 cm và 9.592 cm. Tất cả đều nhỏ hơn giá trị tối
đa cho phép.

3.2. Phân tích tính toán kết cấu khối chân đế trong bài toán dao động riêng
 Mục tiêu của phân tích động là tính toán các yếu tố khuếch đại động (DAF’s) của
các kết cấu giàn và đƣợc sử dụng để tính ảnh hƣởng động của các lực sóng đƣợc
tạo ra trong điều kiện vận hành và điều kiện bão cực hạn và để tuyến tính hóa nền
móng cọc để phân tích phản ứng động. Phân tích eigen-value của giàn đã đƣợc mô
hình hóa phải đƣợc thực hiện trƣớc tiên để tính toán giao động riêng.
 Phân tích động đƣợc thực hiện ở cả 2 điều kiện 1 năm và 100 năm.
 Hệ số khuếch đại động

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN : KS. ĐỖ HỒNG TIẾN


KS. ĐỒNG VĂN SƠN 22
SINH VIÊN THỰC HIỆN : NHÓM I PHÒNG THIẾT KẾ PTSC M&C
TRƢỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI CTY TNHH DỊCH VỤ CƠ KHÍ
KHOA XD CT BIỂN & DẦU KHÍ HÀNG HẢI PTSC M&C
BÁO CÁO THỰC TẬP CÁN BỘ KỸ THUẬT

Các hệ số khuếch đại động (DAF) sẽ đƣợc tính toán cho điều kiện bão cực hạn và điều
kiện sóng trong trƣờng hợp vận hành cho mỗi hƣớng chính sử dụng một mức độ lý tƣởng
hóa khả năng chuyển động đƣợc đƣa ra dƣới đây:

1
DAF=
[(1- ) +(2)2 ]
2 2


Trong đó: =
n

 : tần số sóng, trong trƣờng hợp bão cực hạn hoặc vận hành

n : tần số tịnh tiến đầu tiên của kết cấu theo hƣớng hƣớng thích
hợp

 : tỷ lệ giảm chấn của kết cấu là 2% theo sự cân bằng tỷ lệ


giảm chấn sẽ đƣợc chấp nhận.
Quy trình thông thƣờng là để áp dụng hệ số DAF đƣợc tính toán ở trên để kể đến các tải
trọng môi trƣờng không bao gồm tải trọng dòng chảy nhƣ là một hằng số theo chu kỳ của
tải sóng. Phƣơng pháp này tạo ra kết quả khả quan khi các thời điểm lắc cơ bản của khối
chân đế thép trong nƣớc gần nhƣ tƣơng ứng với dạng phản ứng toàn cục dƣới tải trọng
sóng dài. Phƣơng pháp này có nhƣợc điểm là tải trọng động đƣợc giả định là có cùng phân
bố theo chiều cao hoặc theo kết cấu nhƣ các lực sóng tựa tĩnh.
Hệ số DAF cho các hƣớng xiên đƣợc tính xấp xỉ bằng cách sử dụng công thức dƣới đây:

DAF = (DAFX  cos)2 +(DAFY  sin)2

 Kết quả tính hệ số khuếch đại động của dự án STT-LQ:

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN : KS. ĐỖ HỒNG TIẾN


KS. ĐỒNG VĂN SƠN 23
SINH VIÊN THỰC HIỆN : NHÓM I PHÒNG THIẾT KẾ PTSC M&C
TRƢỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI CTY TNHH DỊCH VỤ CƠ KHÍ
KHOA XD CT BIỂN & DẦU KHÍ HÀNG HẢI PTSC M&C
BÁO CÁO THỰC TẬP CÁN BỘ KỸ THUẬT

 Các tải trọng thiết kế


Tải trọng thiết kế đƣợc dùng để phản ánh các điều kiện tải thiết kế sẽ đƣợc sử dụng để thể
hiện các khối lƣợng liên quan. Các khối lƣợng thƣợng tầng với tâm khối lƣợng tƣơng ứng
với các điều kiện hoạt động bình thƣờng, không bao gồm tải trọng của cần trục đƣợc sử
dụng để phân tích động. Tải trọng khối chân đế (khối lƣợng) sẽ bao gồm kết cấu khối
chân đế và các phụ kiện, có kể đến hà bám.

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN : KS. ĐỖ HỒNG TIẾN


KS. ĐỒNG VĂN SƠN 24
SINH VIÊN THỰC HIỆN : NHÓM I PHÒNG THIẾT KẾ PTSC M&C
TRƢỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI CTY TNHH DỊCH VỤ CƠ KHÍ
KHOA XD CT BIỂN & DẦU KHÍ HÀNG HẢI PTSC M&C
BÁO CÁO THỰC TẬP CÁN BỘ KỸ THUẬT

Khối lƣợng tổng thể sẽ bao gồm các phần dƣới đây:

Tải trọng tác dụng lên Jacket trong bài toán DĐR
+ Tải trọng khối chân đế
+ Tải trọng thƣợng tầng và kết cấu phụ trợ
+ Tải trọng khối lƣợng nƣớc kèm
+ Tải trọng của khối lƣợng phụ kiện khối chân đế
+ Tải trọng của khối lƣợng nƣớc trong ống
+ Tải trọng do hà bám
Bảng 2.9: Các tải trọng tác dụng trong bài toán DĐR

 Mô hình tính
Một mô hình kết cấu khối chân đế đại diện cho độ cứng, khối lƣợng kết cấu, khối lƣợng
của phụ kiện khối chân đế, của hà bám, lƣợng nƣớc trong ống và khối lƣợng của nó gây ra
với các vị trí tâm khối lƣợng với đủ chi tiết và sự chính xác sẽ đƣợc mô phỏng cho phân
tích động. Tất cả các thiết bị nặng, tàu, cẩu và các công trình sẽ đƣợc trình bày và tích hợp
vào mô hình kết cấu để đảm bảo rằng khối lƣợng và tâm của khối lƣợng (COG) đƣợc tính
toán chính xác trong quá trình phân tích
 Mô hình nền móng
Nền móng phải đƣợc biểu diễn bằng một siêu thành phần đƣợc tạo ra bởi các lực đầu cọc
trung bình (tĩnh) phản ánh các đặc tính của hệ thống cọc đất tổng thể.
 Phƣơng pháp Eigen Value
Phƣơng pháp giá trị Eigen với số lƣợng bậc tự do (DOF) đƣợc giữ lại sẽ đƣợc thực hiện
để xác định tần số cơ bản của công trình. Số lƣợng DOF tối thiểu đƣợc giữ lại gấp mƣời
lần số lƣợng modes mong muốn.
 Chu kỳ dao động riêng
20 modes của giao động đƣợc tạo ra trong phân tích động. 6 chu kì giao động riêng lớn
nhất cho mỗi điều kiện đã đƣợc phân tích ra kết quả dƣới đây:

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN : KS. ĐỖ HỒNG TIẾN


KS. ĐỒNG VĂN SƠN 25
SINH VIÊN THỰC HIỆN : NHÓM I PHÒNG THIẾT KẾ PTSC M&C
TRƢỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI CTY TNHH DỊCH VỤ CƠ KHÍ
KHOA XD CT BIỂN & DẦU KHÍ HÀNG HẢI PTSC M&C
BÁO CÁO THỰC TẬP CÁN BỘ KỸ THUẬT

3.3. Phân tích tính toán kết cấu khối chân đế trong bài toán phản ứng động và tải
trọng quán tính
 Mô hình tính
Mô hình tính phải đƣợc thông qua từ mô hình phân tích vận hành với các sửa đổi phù hợp
cần thiết cho phân tích phản ứng động nhƣ là đối với mô hình nền móng.
 Mô hình nền móng
Mô hình nền móng phải đƣợc biểu diễn bằng các lò xo tuyến tính, vị trí cuối của cọc hoặc
ma trận linier cho các nút đầu cọc. Hai mô hình công trình cho điều kiện vận hành và bão
sẽ đƣợc tạo ra để thể hiện các tƣơng tác không linier của hệ đất cọc.

 Hàm truyền
Hàm truyền cho thời điểm cắt cơ sở toàn cầu và thời điểm đảo ngƣợc sẽ đƣợc tăng tới tần
số tối thiểu là sáu mƣơi (60). Dải tần số phải nằm trong khoảng 0,025Hz đến 1,00Hz, với
khoảng tần số chênh lệch tối đa 0,05Hz. Tần số tối thiểu có thể đƣợc lấy bằng chu kỳ sóng
lớn nhất.

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN : KS. ĐỖ HỒNG TIẾN


KS. ĐỒNG VĂN SƠN 26
SINH VIÊN THỰC HIỆN : NHÓM I PHÒNG THIẾT KẾ PTSC M&C
TRƢỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI CTY TNHH DỊCH VỤ CƠ KHÍ
KHOA XD CT BIỂN & DẦU KHÍ HÀNG HẢI PTSC M&C
BÁO CÁO THỰC TẬP CÁN BỘ KỸ THUẬT

Trong dải tần số, số những khoảng tần số nhỏ hơn sẽ đƣợc đƣa vào trong khoảng lân cận
của tần số kết cấu.

 Những tần số đƣợc chọn


Ba tần số thấp nhất đầu tiên, tức là việc uốn đầu tiên theo hƣớng X, việc uốn đầu tiên theo
hƣớng Y và xoắn sẽ bao gồm sự xét đến hệ số khối lƣợng tham gia 90% (MPF). Nếu MPF
cho ba thời điểm đầu tiên nhỏ hơn 90%, thì ba thời điểm thấp thứ hai sẽ đƣợc xem xét.
Trong vùng lân cận của tần số kết cấu (fn), số khoảng tần số nhỏ hơn có thể đƣợc dùng
nhƣ sau:
fi=fn (1 + i (±0.02)) ; i=1,2,4
 Tần số sóng thiết kế

Tần số sóng cực đại (fwp) sẽ dựa trên sóng 1 năm, 5 năm, 10 năm và 100 năm. Các tần số
sóng đƣợc chọn khác phải dao động quanh các tần số trên, chẳng hạn nhƣ 1.05fwp và
0.95fwp.
 Tần số dựa trên khoảng cách các ống chính
Số tần số đƣợc chọn dựa trên cấu trúc hình học của khối chân đế nhƣ ống chính, caissons
và khoảng cách tƣơng đối của chúng tại đƣờng mặt nƣớc, có thể đƣợc sử dụng cho các tần
số đã chọn (f).
Các tần số phải đƣợc chọn để mô tả các đỉnh và bụng của các hàm truyền tĩnh. Độ dài
sóng của các sóng này liên quan đến khoảng cách và do đó tần số của chúng phải sao cho
các ảnh hƣởng của tải tối đa và hiệu ứng hủy đƣợc tính đến.
 Phân tích phản ứng động

Phân tích phản ứng động phải đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp chồng chất với số lƣợng
cách thức thích hợp để bắt kịp phản ứng của công trình. Tỷ lệ giảm rung phƣơng thức kết
cấu là 2% có thể đƣợc sử dụng cho tất cả các phƣơng thức phân tích phản ứng sóng.
 Hệ số khuếch đại động
Hệ số DAF phải đƣợc tính cho các hƣớng X, Y và đƣờng chéo dựa trên phản ứng có liên
quan thu đƣợc từ phân tích phản ứng động. Nếu phổ phân tích phản ứng động đƣợc chọn,
thì DAF có thể đƣợc tính nhƣ sau:
DAFs=RMSs giá trị của phản ứng động / RMSs giá trị của phản ứng tĩnh
DAFm=RMSOTM giá trị của phản ứng động / RMSOTM giá trị của phản ứng tĩnh

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN : KS. ĐỖ HỒNG TIẾN


KS. ĐỒNG VĂN SƠN 27
SINH VIÊN THỰC HIỆN : NHÓM I PHÒNG THIẾT KẾ PTSC M&C
TRƢỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI CTY TNHH DỊCH VỤ CƠ KHÍ
KHOA XD CT BIỂN & DẦU KHÍ HÀNG HẢI PTSC M&C
BÁO CÁO THỰC TẬP CÁN BỘ KỸ THUẬT

 Lực quán tính


Lực cắt quán tính và momen đảo chiều quán tính cho phân tích tựa tĩnh có thể đƣợc tính
nhƣ sau:

 Lực cắt quán tính = (DAFs – 1) x lực cắt tĩnh


 Momen đảo chiều quán tính = (DAFm – 1) x momen đảo chiều tĩnh
 Trong đó: DAFs và DAFm lần lƣợt là các hệ số khuếch đại cho lực cắt và momen
đảo chiều.
 Lực cắt tĩnh và momen đảo chiều tĩnh đƣợc tính bằng sóng thiết kế.
 Sự phân bố lực quán tính
Phân bố không gian của các lực quán tính tác động lên các liên kết khớp của công trình có
thể đƣợc lấy từ với giả định kết hợp linier đƣợc đóng góp bởi thời điểm thứ nhất và thứ
hai nhƣ mô tả dƣới đây:

fi  12 M i X i  22M i Yi

Trong đó:

1  2  / T1

2  2  / T2

Mi = Khối lƣợng tại cao độ thứ i


Xi = Phƣơng thức chuyển vị của thời điểm đầu tiên ở cao độ thứ i
Yi = Phƣơng thức chuyển vị của thời điểm thứ hai ở cao độ thứ i
Hệ số α và β đƣợc xác định bằng cách giải hệ phƣơng trình sau:

12  M i X i  22  M i Yi  F
12  M i X i h i  22  M i Yi h i  M

Trong đó: hi = chiều cao của cao độ thứ i so với đáy biển
F = lực cắt quán tính
M = momen đảo chiều quán tính
Tổng các lực quán tính đƣợc thể hiện trên tất cả các cao độ. Các lực quán tính ở mỗi cao
độ đƣợc phân phối cho các khớp khác nhau ở cao độ đó sao cho cân xứng với khối lƣợng
khớp ở cao độ đó.

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN : KS. ĐỖ HỒNG TIẾN


KS. ĐỒNG VĂN SƠN 28
SINH VIÊN THỰC HIỆN : NHÓM I PHÒNG THIẾT KẾ PTSC M&C
TRƢỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI CTY TNHH DỊCH VỤ CƠ KHÍ
KHOA XD CT BIỂN & DẦU KHÍ HÀNG HẢI PTSC M&C
BÁO CÁO THỰC TẬP CÁN BỘ KỸ THUẬT

Các lực quán tính ở mỗi cao độ cho các hƣớng chéo sẽ có đƣợc bằng cách cộng tuyến tính
các thành phần từ hai lực quán tính vuông góc ở mỗi cao độ.
3.4. Phân tích tính toán kết cấu khối chân đế trong bài toán mỏi của khối chân đế
 Mục đích của phân tích mỏi này là để đánh giá tuổi thọ mỏi của khớp ống của giàn
ST-LQ để đảm bảo rằng các chi tiết hàn của khớp có đủ khả năng để mỏi do tải
xuất hiện tuần hoàn đƣợc phát triển trong suốt thời gian sử dụng của giàn không
xảy ra.
 Các thông số đầu vào
 Độ sâu nƣớc: 55.60m
 Tuổi thọ mỏi thiết kế: bằng tuổi thọ công trình nhân với hệ số an toàn. 50 năm đối
với các liên kết chính, 40 năm với các liên kết phụ.
 Hệ số an toàn (2 - 2.5 - 5): hệ số này tùy thuộc vào giới hạn mỏi của nút, vị trí, sự
kiểm định, khả năng tiếp cận và khả năng sửa chữa.
 Vùng dao động sóng (splash zone).
 Chiều cao đỉnh sóng 100 năm + chiều cao nƣớc dâng lớn nhất + MHWS.
 Độ ăn mòn cho phép.
 Lý thuyết sóng tính toán: dự án sử dụng lí thuyết sóng Airy. Lực ma sát và lực
quán tính đƣợc tính theo công thức Morison.
 Hệ số thủy động (Cd, Cm): Cd = 0.525 và 0.84 lần lƣợt với phần tử nhẵn và thô,
Cm = 2.0.
 Thông số hà bám.
 Phổ sóng: sử dụng phổ Pierson - Moskowitz (PM)
 Chia 20 thời điểm đối với 1 con sóng để tính toán.
 Số liệu địa chất: lấy theo báo cáo khảo sát địa chất.
 Thông số xói.
 Kết cấu, hình học, vật liệu.
 Đƣờng cong mỏi S-N: áp dụng theo API RP-2A.
 Hệ số tập trung ứng suất (SCF): 1.5 đối với ứng suất dọc trục và 2.5 đối với ứng
suất uốn tại các liên kết T, X, K, …
 Phƣơng pháp tính mỏi: tính mỏi theo phƣơng pháp ngẫu nhiên.

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN : KS. ĐỖ HỒNG TIẾN


KS. ĐỒNG VĂN SƠN 29
SINH VIÊN THỰC HIỆN : NHÓM I PHÒNG THIẾT KẾ PTSC M&C
TRƢỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI CTY TNHH DỊCH VỤ CƠ KHÍ
KHOA XD CT BIỂN & DẦU KHÍ HÀNG HẢI PTSC M&C
BÁO CÁO THỰC TẬP CÁN BỘ KỸ THUẬT

 Hệ số cản (damping): Bài toán mỏi đƣợc tính với hệ số damping tổng thể cho cả
công trình là 2%.
 Số lƣợng hƣớng sóng xem xét

 Mô hình tính

Hình 2.16: Mô hình tính bài toán mỏi


 Phân tích kết quả
 Có 6 vị trí liên kết là không thoả mãn tuổi thọ mỏi, phƣơng án đƣợc đề xuất là
kiểm soát chất lƣợng đƣờng hàn để gia tăng tuổi thọ cho liên kết.

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN : KS. ĐỖ HỒNG TIẾN


KS. ĐỒNG VĂN SƠN 30
SINH VIÊN THỰC HIỆN : NHÓM I PHÒNG THIẾT KẾ PTSC M&C
TRƢỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI CTY TNHH DỊCH VỤ CƠ KHÍ
KHOA XD CT BIỂN & DẦU KHÍ HÀNG HẢI PTSC M&C
BÁO CÁO THỰC TẬP CÁN BỘ KỸ THUẬT

Liên kết có tuổi thọ 39 năm Liên kết có tuổi thọ 16 năm

Liên kết có tuổi thọ 14 năm Liên kết có tuổi thọ 15 năm

Liên kết có tuổi thọ 37 năm Liên kết có tuổi thọ 25 năm

3.5. Phân tích tính toán kết cấu khối chân đế trong bài toán hạ thủy
 Khối chân đế sẽ đƣợc hạ thuỷ bằng trailers với hệ dầm hỗ trợ (LSF) từ đƣờng
trƣợt của cảng lên sà lan. Phân tích tĩnh sẽ đƣợc thực hiện để đánh giá tính toàn
vẹn của kết cấu trong quá trình hạ thuỷ.
 Tải trọng tác dụng

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN : KS. ĐỖ HỒNG TIẾN


KS. ĐỒNG VĂN SƠN 31
SINH VIÊN THỰC HIỆN : NHÓM I PHÒNG THIẾT KẾ PTSC M&C
TRƢỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI CTY TNHH DỊCH VỤ CƠ KHÍ
KHOA XD CT BIỂN & DẦU KHÍ HÀNG HẢI PTSC M&C
BÁO CÁO THỰC TẬP CÁN BỘ KỸ THUẬT

Tải trọng tác dụng lên Jacket trong bài toán hạ thủy
+ Tải trọng khối chân đế
+ Tải trọng sàn và kết cấu phụ trợ
+ Tải trọng COG (do lệch tâm)
+ Tải trọng hỗ trợ nghiêng, võng
+ Tải trọng do lực quán tính
+ Tải trọng do lực breakout
Bảng 2.10: Tải trọng tác dụng lên Jacket trong điều kiện hạ thủy

 Tổ hợp tải trọng


 Tổ hợp Pre-Load: không xét đến lực ma sát và các tải trọng hỗ trợ hạ thuỷ.

 Tổ hợp tải trọng: Kết hợp với lực ma sát và các tải trọng hỗ trợ hạ thuỷ theo từng
vị trí COG, có 170 tổ hợp đƣợc xét đến khi phân tích hạ thuỷ.
 Mô hình tính

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN : KS. ĐỖ HỒNG TIẾN


KS. ĐỒNG VĂN SƠN 32
SINH VIÊN THỰC HIỆN : NHÓM I PHÒNG THIẾT KẾ PTSC M&C
TRƢỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI CTY TNHH DỊCH VỤ CƠ KHÍ
KHOA XD CT BIỂN & DẦU KHÍ HÀNG HẢI PTSC M&C
BÁO CÁO THỰC TẬP CÁN BỘ KỸ THUẬT

Hình 2.17: Mô hình tính bài toán hạ thủy

 Điều kiện biên


 Tất cả các điểm đỡ đƣợc mô hình cố định bằng phần tử GAP chỉ chịu nén (nằm
dƣới trụ đứng của dầm hạ thủy trên trailer.

 Bốn điểm support đƣợc gán là gối cố định (pinned)

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN : KS. ĐỖ HỒNG TIẾN


KS. ĐỒNG VĂN SƠN 33
SINH VIÊN THỰC HIỆN : NHÓM I PHÒNG THIẾT KẾ PTSC M&C
TRƢỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI CTY TNHH DỊCH VỤ CƠ KHÍ
KHOA XD CT BIỂN & DẦU KHÍ HÀNG HẢI PTSC M&C
BÁO CÁO THỰC TẬP CÁN BỘ KỸ THUẬT

 Phân tích kết quả


 Khối lƣợng hạ thuỷ: 11475.36 KN.
 Phản lực lớn nhất tại 4 vị trí đỡ chính

 Đa số các phần tử và liên kết đƣợc kiểm tra UC đều có giá trị nhỏ hơn 1.0 là giá trị
giới hạn, một số liên kết có giá trị strength UC lớn hơn 1.0 nhƣng do là liên kết
phụ nên đƣợc chấp nhận.
 Tất cả các phần tử đều có độ võng nằm trong giới hạn cho phép theo Structural
Basis of Design. Giới hạn độ võng theo phƣơng đứng đối với dầm cantilever là
L/100 và với các cấu kiện khác là L/200.

3.6. Phân tích tính toán kết cấu khối chân đế trong bài toán vận chuyển
 Kết cấu khối chân đế phải đƣợc thiết kế để chịu đƣợc tải trọng động đƣợc tạo ra bởi
chuyển động sà lan đƣợc biểu thị dƣới dạng lực quán tính trong quá trình vận
chuyển từ sàn chế tạo đến vị trí lắp đặt
 Các thông số giả định cho sà lan

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN : KS. ĐỖ HỒNG TIẾN


KS. ĐỒNG VĂN SƠN 34
SINH VIÊN THỰC HIỆN : NHÓM I PHÒNG THIẾT KẾ PTSC M&C
TRƢỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI CTY TNHH DỊCH VỤ CƠ KHÍ
KHOA XD CT BIỂN & DẦU KHÍ HÀNG HẢI PTSC M&C
BÁO CÁO THỰC TẬP CÁN BỘ KỸ THUẬT

 Dài = 90.0 m.
 Rộng = 34.6 m.
 Height = 5.5 m.

 Các tải trọng tác dụng

Tải trọng tác dụng lên Jacket trong bài toán vận chuyển
+ Tải trọng khối chân đế
+ Tải trọng của các kết cấu phụ trợ
+ Tải trọng thiết bị hỗ trợ cho GĐ lắp đặt
+ Tải trọng do lực quán tính
+ Tải trọng COG (do lệch tâm)

Bảng 2.11: Tải trọng tác dụng lên Jacket trong điều kiện vận chuyển
 Tổ hợp tải trọng
 Khối chân đế đƣợc phân tích với rất nhiều tổ hợp tải trọng là sự kết hợp của khối
lƣợng tĩnh và lực quán tính do gia tốc tịnh tiến và gia tốc góc gây ra.
 Điều kiện biên
 6 liên kết nhƣ hình bê dƣới sẽ đƣợc coi là phần tử Gap chỉ chịu nén tại các cao độ
EL (+) 5.600, EL (-) 11.300, EL (-) 42.500.

 Mô hình tính

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN : KS. ĐỖ HỒNG TIẾN


KS. ĐỒNG VĂN SƠN 35
SINH VIÊN THỰC HIỆN : NHÓM I PHÒNG THIẾT KẾ PTSC M&C
TRƢỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI CTY TNHH DỊCH VỤ CƠ KHÍ
KHOA XD CT BIỂN & DẦU KHÍ HÀNG HẢI PTSC M&C
BÁO CÁO THỰC TẬP CÁN BỘ KỸ THUẬT

Hình 2.18: Mô hình tính bài toán vận chuyển


 Phân tích kết quả
 Các phần tử thanh, khớp đều đạt yêu cầu theo API RP2A WDS và AISC. Cho phép
ứng suất tăng 1/3 cho tất cả các trƣờng hợp.
 Tất cả các phần tử đều có giá trị UC nhỏ hơn 1.0

6 Khớp có giá trị UC lớn hơn 1.0 nhƣng đều là những khớp có hệ số làm việc 85% nên
vẫn đủ điều kiện.
3.7. Phân tích tính toán kết cấu khối chân đế trong bài toán cẩu lắp
 Việc phân tích và sử dụng hệ số tải trọng động sẽ tuân theo tiêu chuẩn API RP2A.
 Vị trí COG sẽ dịch chuyển trong phạm vi ±0.5m và ±1.0m lần lƣợt theo phƣơng
ngang và phƣơng dọc từ vị trí WCR COG. Khối lƣợng nâng sẽ tính theo khối
lƣợng trong không khí.
 Tải trọng tác dụng:

Tải trọng tác dụng lên Jacket trong bài toán cẩu lắp
+ Tải trọng khối chân đế
+ Tải trọng của sàn nâng
+ Tải trọng thiết bị hỗ trợ cho GĐ cẩu lắp
+ Tải trọng COG (do lệch tâm)

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN : KS. ĐỖ HỒNG TIẾN


KS. ĐỒNG VĂN SƠN 36
SINH VIÊN THỰC HIỆN : NHÓM I PHÒNG THIẾT KẾ PTSC M&C
TRƢỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI CTY TNHH DỊCH VỤ CƠ KHÍ
KHOA XD CT BIỂN & DẦU KHÍ HÀNG HẢI PTSC M&C
BÁO CÁO THỰC TẬP CÁN BỘ KỸ THUẬT

Bảng 2.12: Tải trọng tác dụng lên Jacket trong điều kiện cẩu lắp
 Tổ hợp tải trọng
 Tổ hợp tải trọng sẽ đƣợc xét theo tải trọng bản thân khối chân đế trong không khí
và các tải trọng của khối chân đế khi kể đến các cặp ngẫu lực do sự thay đổi vị trí
COG.
 Hệ số tải trọng động (DLF) là 2.0 đƣợc áp dụng trên tải trọng tĩnh để thiết
kế các phần tử có liên kết khớp nơi gắn các padeye / trunnion và truyền lực
nâng trong kết cấu.
 Hệ số tải trọng động bằng 1.35 đƣợc áp dụng cho các phần tử còn lại.

 Điều kiện biên


 Mô hình tính đƣợc sử dụng từ mô hình Load out.
 Các phần tử GAP chỉ chịu nén bị loại bỏ.
 Vị trí móc cẩu đƣợc tạo bằng liên kết ngàm (111111).
 Dây cáp đƣợc mô hình giữa trunnion và vị trí móc cẩu.
 Lò xo giả 10KN/m đƣợc mô hình cho ổn định tính toán.
 Trunnions đƣợc mô hình là phần tử không trọng lƣợng.
 Mô hình tính

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN : KS. ĐỖ HỒNG TIẾN


KS. ĐỒNG VĂN SƠN 37
SINH VIÊN THỰC HIỆN : NHÓM I PHÒNG THIẾT KẾ PTSC M&C
TRƢỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI CTY TNHH DỊCH VỤ CƠ KHÍ
KHOA XD CT BIỂN & DẦU KHÍ HÀNG HẢI PTSC M&C
BÁO CÁO THỰC TẬP CÁN BỘ KỸ THUẬT

Hình 2.19: Mô hình tính bài toán cẩu lắp


 Phân tích kết quả
 Tải trọng nâng: 1133.26 MT.
 Tất cả các phần tử kết cấu, khớp chính đều đạt yêu cầu theo API RP2A-WSD,
AISC-ASD (UC<1.0).
 Một vài khớp phụ có giá trị UC>1.0 nhƣng với hệ số làm việc 0.85 nên vẫn đạt yêu
cầu.

3.8. Phân tích tính toán kết cấu khối chân đế trong bài toán quay lật và đánh chìm
 Quá trình quay lật là quá trình dùng cẩu thu, nhả cáp xoay khối chân đế từ phƣơng
nằm ngang (sau quá trình cẩu lắp) về phƣơng thẳng đứng.
 Mục đích bài toán là kiểm tra kết cấu khối chân đế trong quá trình xoay lật. Thiết
kế, kiểm tra cáp, ma ní, padeye và lực móc cẩu.
 Các tải trọng tác dụng:

Tải trọng tác dụng lên Jacket trong bài toán quay lật và đánh
chìm
+ Tải trọng khối chân đế
+ Tải trọng của cáp
+ Tải trọng thiết bị phụ trợ
+ Tải trọng của các phao phụ
+ Tải trọng do lực đẩy nổi

Bảng 2.13: Các tải trọng tác dụng lên Jacket trong quá trình quay lật và đánh chìm

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN : KS. ĐỖ HỒNG TIẾN


KS. ĐỒNG VĂN SƠN 38
SINH VIÊN THỰC HIỆN : NHÓM I PHÒNG THIẾT KẾ PTSC M&C
TRƢỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI CTY TNHH DỊCH VỤ CƠ KHÍ
KHOA XD CT BIỂN & DẦU KHÍ HÀNG HẢI PTSC M&C
BÁO CÁO THỰC TẬP CÁN BỘ KỸ THUẬT

 Các trƣờng hợp đƣợc xét đến:


 Trƣờng hợp khối chân đế còn nguyên vẹn (intact case).
 Trƣờng hợp khối chân đế gặp nguy hiểm với các tải trọng cực hạn (damage case).
 Điều kiện biên:
 Phần tử cáp đƣợc mô hình nhƣ phần tử Gap – chỉ chịu kéo.
 Móc cẩu đƣợc mô phỏng bằng liên kết ngàm (111111), vị trí đƣợc lựa chọn sao
cho góc của cáp hợp với phƣơng ngang một góc luôn lớn hơn 60 độ.
 Gán lò xo ổn định theo phƣơng ngang.

 Các bƣớc mô phỏng quá trình quay lật và đánh chìm:

Bƣớc 1 Bƣớc 2

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN : KS. ĐỖ HỒNG TIẾN


KS. ĐỒNG VĂN SƠN 39
SINH VIÊN THỰC HIỆN : NHÓM I PHÒNG THIẾT KẾ PTSC M&C
TRƢỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI CTY TNHH DỊCH VỤ CƠ KHÍ
KHOA XD CT BIỂN & DẦU KHÍ HÀNG HẢI PTSC M&C
BÁO CÁO THỰC TẬP CÁN BỘ KỸ THUẬT

Bƣớc 3 Bƣớc 4

Bƣớc 5 Bƣớc 6

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN : KS. ĐỖ HỒNG TIẾN


KS. ĐỒNG VĂN SƠN 40
SINH VIÊN THỰC HIỆN : NHÓM I PHÒNG THIẾT KẾ PTSC M&C
TRƢỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI CTY TNHH DỊCH VỤ CƠ KHÍ
KHOA XD CT BIỂN & DẦU KHÍ HÀNG HẢI PTSC M&C
BÁO CÁO THỰC TẬP CÁN BỘ KỸ THUẬT

Bƣớc 7 Bƣớc 8

 Phân tích kết quả


 Tải trọng khối chân đế khi nâng (không có giá cập tàu): 1172.52 MT.
 Tải trọng lớn nhất móc cẩu chính phải chịu: 1195.51 MT, tải trọng cáp lúc này là
339.83 MT.
 Tải trọng lớn nhất móc cẩu phụ phải chịu: 509.31 MT, tải trọng cáp lúc này là
134.21 MT.
 Khoảng cách nhỏ nhất tính từ điểm thấp nhất của khối chân đế đến đáy biển là 7.27
m.
 Không có phần tử thanh hay khớp nào bị vƣợt quá ứng suất cho phép.
 Góc quay tối đa cho mỗi bƣớc upending là 1.350 bé hơn góc quay cho phép là 50
theo Jacket Structure Design Basic.

3.9. Phân tích tính toán kết cấu khối chân đế trong bài toán ổn định đáy
 Mục đích của phân tích ổn định đáy là:
 Kiểm tra ổn định theo phƣơng ngang, dọc, ổn định lật của khối chân đế theo API
RP 2A.

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN : KS. ĐỖ HỒNG TIẾN


KS. ĐỒNG VĂN SƠN 41
SINH VIÊN THỰC HIỆN : NHÓM I PHÒNG THIẾT KẾ PTSC M&C
TRƢỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI CTY TNHH DỊCH VỤ CƠ KHÍ
KHOA XD CT BIỂN & DẦU KHÍ HÀNG HẢI PTSC M&C
BÁO CÁO THỰC TẬP CÁN BỘ KỸ THUẬT

 Kiểm tra tấm mudmat, kích thƣớc của mudmat có phụ hợp với sức chịu tải của nền
đất dƣới đáy biển.
 Các tải trọng tính toán:

Tải trọng tác dụng lên Jacket trong bài toán ổn định đáy
+ Tải trọng khối chân đế
+ Tải trọng của môi trƣờng
+ Tải trọng của cọc
+ Tải trọng do lực đẩy nổi

Bảng 2.14: Tải trọng tác dụng lên Jacket trong điều kiện ổn định đáy
 Tổ hợp tải trọng
 Tổ hợp tải trọng trong phần này bao gồm tải trọng khối chân đế ở độ sâu nƣớc lớn
nhất và thấp nhất cùng với các trƣờng hợp cọc trong ống.
 Điều kiện biên
 Jacket đƣợc coi nhƣ thẳng đứng với 4 nút mô hình bằng các phần tử GAP bên dƣới
mudmat nhƣ các lò xo.
 Mô hình tính

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN : KS. ĐỖ HỒNG TIẾN


KS. ĐỒNG VĂN SƠN 42
SINH VIÊN THỰC HIỆN : NHÓM I PHÒNG THIẾT KẾ PTSC M&C
TRƢỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI CTY TNHH DỊCH VỤ CƠ KHÍ
KHOA XD CT BIỂN & DẦU KHÍ HÀNG HẢI PTSC M&C
BÁO CÁO THỰC TẬP CÁN BỘ KỸ THUẬT

Hình 2.20: Mô hình tính bài toán ổn định đáy

 Phân tích kết quả


 Khối chân đế ổn định theo API RP 2A.
 Khối chân đế ổn định trong 10 trƣờng hợp đóng cọc với mudmat hình chữ nhật
kích thƣớc 11.0x8.0 tại 4 ống chính.
 Tất cả các phần tử đều đạt yêu cầu thiết kế.

3.10. Phân tích tính toán kết cấu khối chân đế trong bài toán cập tàu
 Bài toán cập tàu là bài toán quan trọng với Jacket. Trong quá trình vận hành giàn
khoan, tàu cập vào với nhiều mục đích khác nhua nhƣ: sửa chữa giàn, cung cấp
hàng hóa, vận chuyển dầu…

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN : KS. ĐỖ HỒNG TIẾN


KS. ĐỒNG VĂN SƠN 43
SINH VIÊN THỰC HIỆN : NHÓM I PHÒNG THIẾT KẾ PTSC M&C
TRƢỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI CTY TNHH DỊCH VỤ CƠ KHÍ
KHOA XD CT BIỂN & DẦU KHÍ HÀNG HẢI PTSC M&C
BÁO CÁO THỰC TẬP CÁN BỘ KỸ THUẬT

 Tải trọng tác dụng

Tải trọng tác dụng lên Jacket trong bài toán cập tàu
+ Tải trọng khối chân đế và thƣợng tầng
+ Tải trọng của môi trƣờng
+ Tải trọng của lực cập tàu

Bảng 2.15: Tải trọng tác dụng lên Jacket trong bài toán cập tàu
 Tổ hợp tải trọng

Tổ hợp tải trọng của lực cập tàu chỉ xét cho điều kiện vận hành ở các hƣớng khác nhau

 Điều kiện biên

+ Phân tích động của tàu bằng cách sử dụng mô hình phi tuyến

+ Vùng tác động của tàu xác định từ -5.8 m đến +2.0 m.

+ Điều kiện tăng một phần ba ứng suất cơ bản đƣợc áp dụng (one – third increase).

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN : KS. ĐỖ HỒNG TIẾN


KS. ĐỒNG VĂN SƠN 44
SINH VIÊN THỰC HIỆN : NHÓM I PHÒNG THIẾT KẾ PTSC M&C
TRƢỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI CTY TNHH DỊCH VỤ CƠ KHÍ
KHOA XD CT BIỂN & DẦU KHÍ HÀNG HẢI PTSC M&C
BÁO CÁO THỰC TẬP CÁN BỘ KỸ THUẬT

+ Tính toán bài toán cập tàu với 8 hƣớng cơ bản của tải trọng môi trƣờng.

 Mô hình tính

Hình 2.21: Mô hình tính bài toán cập tàu

 Phân tích kết quả

+ Sử dụng tiêu chuẩn API-RP-2A WSD và AISC để kiểm tra.

+ Kiểm tra đƣợc ứng suất trong các thanh ống chính.Thõa mãn điều kiện theo tiêu
chuẩn UC<1.

+ Kiểm tra đƣợc lực cắt trong các nút. Thõa mãn điều kiện theo tiêu chuẩn UC<1

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN : KS. ĐỖ HỒNG TIẾN


KS. ĐỒNG VĂN SƠN 45
SINH VIÊN THỰC HIỆN : NHÓM I PHÒNG THIẾT KẾ PTSC M&C
TRƢỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI CTY TNHH DỊCH VỤ CƠ KHÍ
KHOA XD CT BIỂN & DẦU KHÍ HÀNG HẢI PTSC M&C
BÁO CÁO THỰC TẬP CÁN BỘ KỸ THUẬT

+ Kiểm tra đƣợc biến dạng và chuyển vị trong các thanh, ống chính

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN : KS. ĐỖ HỒNG TIẾN


KS. ĐỒNG VĂN SƠN 46
SINH VIÊN THỰC HIỆN : NHÓM I PHÒNG THIẾT KẾ PTSC M&C
TRƢỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI CTY TNHH DỊCH VỤ CƠ KHÍ
KHOA XD CT BIỂN & DẦU KHÍ HÀNG HẢI PTSC M&C
BÁO CÁO THỰC TẬP CÁN BỘ KỸ THUẬT

3.11. Phân tích tính toán kết cấu khối chân đế trong bài toán móng cọc và khả năng
đóng cọc
 Bài toán phân tích khả năng đóng cọc của móng cọc bằng cách sử dụng búa đóng
cọc với độ sâu nƣớc xấp xỉ 56 m.
 Các dữ liệu đầu vào
+ Sử dụng 4 loại búa để đóng cọc là: IHC S750, MENCK MHU550S và MENCK
MHU800S.
+ Cọc đƣợc sử dụng để đóng có đƣờng kính 1524 mm.
+ Cọc đóng dài 181,7 m và đƣợc chia thành 5 đoạn.
+ Chiều dài tối đa của cọc để máy có thể nâng đƣợc là 60 m.
+ Dữ liệu về địa chất, các lớp đất

+ Thông số kỹ thuật các loại búa đƣợc sử dụng

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN : KS. ĐỖ HỒNG TIẾN


KS. ĐỒNG VĂN SƠN 47
SINH VIÊN THỰC HIỆN : NHÓM I PHÒNG THIẾT KẾ PTSC M&C
TRƢỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI CTY TNHH DỊCH VỤ CƠ KHÍ
KHOA XD CT BIỂN & DẦU KHÍ HÀNG HẢI PTSC M&C
BÁO CÁO THỰC TẬP CÁN BỘ KỸ THUẬT

 Mô hình tính

Hình 2.22: Mô hình đất và cọc cùng làm việc đồng thời
 Kết quả phân tích
+ Sử dụng tiêu chuẩn API –RP2A-WSD và AISC-ASD để kiểm tra.
+ Ứng suất tĩnh < Ứng suất cho phép theo API-RP-2A.
+ Ứng suất động < 0.9 Fy.
+ Ứng suất (tĩnh+động) < Fy.
+ Kiểm tra đƣợc ứng suất lớn nhất trong cọc

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN : KS. ĐỖ HỒNG TIẾN


KS. ĐỒNG VĂN SƠN 48
SINH VIÊN THỰC HIỆN : NHÓM I PHÒNG THIẾT KẾ PTSC M&C
TRƢỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI CTY TNHH DỊCH VỤ CƠ KHÍ
KHOA XD CT BIỂN & DẦU KHÍ HÀNG HẢI PTSC M&C
BÁO CÁO THỰC TẬP CÁN BỘ KỸ THUẬT

CHƢƠNG 4. TÌM HIỂU NỘI DUNG CÁC BẢN VẼ THIẾT KẾ GIÀN KHOẢN
ST-LQ MỎ SƢ TỬ TRẮNG
4.1. Định dạng khung tên và qui cách trình bày bản vẽ
4.1.1. Định dạng khung tên
Việc định dạng khung tên (gồm tên bản vẽ, khách hàng, hạng mục...) là bƣớc ban đầu và
khá quan trọng trong quá trình triển khai chi tiết các bản vẽ. Việc triển khai các chi tiết,
nội dung trong khung tên phụ thuộc vào từng dự án khác nhau, yêu cầu của chủ đầu tƣ,
của nhà thầu thiết kế và yêu cầu của từng hạng mục thiết kế...
Khung tên phải đƣợc vẽ bằng nét liền đậm và luôn đặt ở bên phải của bản vẽ, sát với
khung bản vẽ. Tờ giấy đặt ngang hoặc đứng và hƣớng đọc của khung tên phải trùng với
hƣớng đọc của bản vẽ. Quy cách trình bày bản vẽ:

Hình 3.1: Khung một bản vẽ triển khai

4.1.2. Về khổ giấy


Để thuận tiện cho việc lƣu trữ, bảo quản và tra cứu, các bản vẽ kỹ thuật phải đƣợc
thiết lập trên các tờ giấy vẽ có kích thƣớc theo quy chuẩn kỹ thuật nhƣ sau:

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN : KS. ĐỖ HỒNG TIẾN


KS. ĐỒNG VĂN SƠN 49
SINH VIÊN THỰC HIỆN : NHÓM I PHÒNG THIẾT KẾ PTSC M&C
TRƢỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI CTY TNHH DỊCH VỤ CƠ KHÍ
KHOA XD CT BIỂN & DẦU KHÍ HÀNG HẢI PTSC M&C
BÁO CÁO THỰC TẬP CÁN BỘ KỸ THUẬT

Ký hiệu khổ giấy A0 A1 A2 A3 A4

Kích thƣớc các cạnh


1189x841 841x594 594x420 420x297 297x210
của tờ giấy (mm)

Bảng 3.1: Các kích thƣớc khổ giấy triển khai


4.1.3. Về tỷ lệ bản vẽ

 Tỷ lệ của bản vẽ là tỷ số giữa kích thƣớc đo trên hình biểu diễn và kích thƣớc
tƣơng ứng đo trên vật thể.

 Tiêu chuẩn áp dụng: TCVN 6079 Bản vẽ xây dựng và kiến trúc – Cách trình
bày bản vẽ - Tỷ lệ”

4.1.4. Về nét vẽ trong bản vẽ

 Trên bản vẽ xây dựng các hình biểu diễn đƣợc vẽ bằng nhiều loại nét vẽ khác
nhau.

 Tiêu chuẩn áp dụng: “TCVN 5570: 1991 Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng –
Bản vẽ xây dựng – Ký hiệu đƣờng nét và đƣờng trục trong bản vẽ “ Quy định
các loại nét vẽ, chức năng, chiều rộng của nét và các quy tắc nét vẽ trên bản vẽ

xây dựng”.

Hình 3.2: Các nét vẽ trong bản vẽ


 Với b có độ đậm từ 0.4mm đến 0.8 mm

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN : KS. ĐỖ HỒNG TIẾN


KS. ĐỒNG VĂN SƠN 50
SINH VIÊN THỰC HIỆN : NHÓM I PHÒNG THIẾT KẾ PTSC M&C
TRƢỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI CTY TNHH DỊCH VỤ CƠ KHÍ
KHOA XD CT BIỂN & DẦU KHÍ HÀNG HẢI PTSC M&C
BÁO CÁO THỰC TẬP CÁN BỘ KỸ THUẬT

4.2. Hệ thống ký hiệu điển hình

Bên cạnh những chi tiết về mối hàn, quy cách hàn (Weld Symbols, Welding Symbols) thì
các ký hiện điển hình (Basic Symbols) là phần không thể thiếu trong mỗi bản vẽ kỹ thuật.

Trong nội dung báo cáo thực tập này chỉ đi một cách khái quát nhất về những ký hiệu cơ
bản đƣợc sử dụng trong mọi bản vẽ kỹ thuật của công ty dịch vụ cơ khí hàng hải (PTSC
M&C).

Ký hiệu Hƣớng
mặt cắt mặt cắt
tiết diện
Ký hiệu Cao độ
chi tiết các khung
thể hiện ngang
Cao độ Cao độ
mực nƣớc đáy biển
lặng
End of
Trục Beam

End of Độ vát cắt


pile của cấu
kiện
Tiêu đề Hƣớng
và tỷ lệ chi tiết

Trọng Kim chỉ


tâm của hƣớng
công trình của bản
COG vẽ
Hình 3.3: Các ký hiệu điển hình trong bản vẽ
4.3. Hệ thống các bản vẽ trong giai đoạn thiết kế chi tiết (Detail Design)

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN : KS. ĐỖ HỒNG TIẾN


KS. ĐỒNG VĂN SƠN 51
SINH VIÊN THỰC HIỆN : NHÓM I PHÒNG THIẾT KẾ PTSC M&C
TRƢỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI CTY TNHH DỊCH VỤ CƠ KHÍ
KHOA XD CT BIỂN & DẦU KHÍ HÀNG HẢI PTSC M&C
BÁO CÁO THỰC TẬP CÁN BỘ KỸ THUẬT

Đối với bản vẽ một dự án công trình biển bằng thép gồm rất nhiều bản vẽ tuy nhiên
chúng đƣợc sắp xếp theo một quy định chung nhƣ sau:
 Danh mục bản vẽ (Drawing Index)
 Bản vẽ tổng thể (General Drawing)
 Bản vẽ thể hiện kết cấu chính (Primary Drawing)
 Bản vẽ thể hiện chi tiết phụ (Secondary Drawing)
4.4. Ví dụ một bản vẽ thực tế

Hình 3.4: Bản vẽ 2014-4989-62-0001 Rev 0ST-LQ Jacket Elevation Row 1.CL Approval

 Từ hình 3.4 tổng hợp lại một số thông tin chính về bản vẽ nhƣ sau:
 Chủ đầu tƣ dự án là : CUU LONG JOINT OPERATING COMPANY

 Nhà thầu tham gia : Technip, PTSC M&C, PVE (PetroVietNam Engineering)

 Tên dự án là: SU TU TRANG FULL FIELD DEVERLOPMENT –PHASE 1


DETAILED ENGINEERING AND PROCEDUREMENT ENGINEERING
SUPPORT SERVICES - Dự án phát triển khu dầu mỏ Sƣ Tử Trắng – Giai đoạn
1: Chi tiết kỹ thuật và công nghệ, dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật.

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN : KS. ĐỖ HỒNG TIẾN


KS. ĐỒNG VĂN SƠN 52
SINH VIÊN THỰC HIỆN : NHÓM I PHÒNG THIẾT KẾ PTSC M&C
TRƢỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI CTY TNHH DỊCH VỤ CƠ KHÍ
KHOA XD CT BIỂN & DẦU KHÍ HÀNG HẢI PTSC M&C
BÁO CÁO THỰC TẬP CÁN BỘ KỸ THUẬT

 Tên bản vẽ: ST-LQ JACKET ELEVATION ROW 1 / Bản vẽ mặt panel 1 của
khối đế ST-LQ.

 Mã và số của bản vẽ: Sheet 01OF 01; DRAWING No.2014-4989-62-000.

 Ngày ký bản vẽ : 08/10/2015

 Các bản vẽ tham khảo

 Jacket Drawing index - 2014-4989-60-0001.


 Jacket Tubular Joint Conection Details - 2014-4989-60-0001.
 Jacket Typical Welding Details 2014-4989-61-0002.
 Ghi chú
 All demensions are in millimeters and elevations are in metres unless noted
otherwise -- Tất cả các kích thƣớc đƣợc đo bằng milimet và các mặt khung
ngang đƣợc ghi là mét trừ trƣờng hợp đƣợc ghi chú.
 For General notes, see this Dwg, No, 20014-4989-61-0001-- Những ghi chú
chung xem bản vẽ Ghi chú chung.

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN : KS. ĐỖ HỒNG TIẾN


KS. ĐỒNG VĂN SƠN 53
SINH VIÊN THỰC HIỆN : NHÓM I PHÒNG THIẾT KẾ PTSC M&C
TRƢỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI CTY TNHH DỊCH VỤ CƠ KHÍ
KHOA XD CT BIỂN & DẦU KHÍ HÀNG HẢI PTSC M&C
BÁO CÁO THỰC TẬP CÁN BỘ KỸ THUẬT

CHƢƠNG 5. TÌM HIỂU CÁC THIẾT KẾ ĐÃ VÀ ĐANG CÓ TẠI CTY TNHH


DỊCH VỤ CƠ KHÍ HÀNG HẢI – PTSC M&C
5.1. Các dự án và thiết kế đã và đang có tại công ty PTSC M&C

Dự án Sao Vàng – Đại Nguyệt Dự án Gallaf Dự án Biển Đông 1

Chủ đầu tƣ: North Oil Company


Chủ đầu từ: Idemitsu Kosan
(NOC)
(Japan) Chủ đầu tƣ : Bien Dong
Quốc gia: Qatar POC
Nằm trong lô 05-1B và 05-1C
ở bể Nam Côn Sơn. Phạm vi công việc: EPCIC Loại hình dự án : EPCIC
Độ sâu nƣớc 120 m Thời gian: 11/2018 – 03/2021 Thời gian : 03/2010 -
11/2012
Thời gian: Quý 3 năm 2020 Tổng khối lƣợng: 3000 Tấn/ giàn
Tổng khối lƣợng: ~ 35,000
Tổng khối lƣợng: ~29000 T
MT

Dự án Hải Sƣ Trắng - Đen Dự án sƣ tử trắng Dự án tê giác trắng

Chủ đầu tƣ : Cuu long JOC Chủ đầu tƣ : Hoang Long


Loại hình dự án : EPCIC JOC
Chủ đầu tƣ: Thang long JOC
Thời gian : 03/2010 - 06/2012 Loại hình dự án : EPCIC
Loại hình dự án : EPCIC
Tổng khối lƣợng: ~ 3,600 MT Thời gian : 11/2009 -
Thời gian:07/2011 - 05/2013
08/2011
Tổng khối lƣợng: ~ 7,000 MT
Tổng khối lƣợng: ~ 6,000
MT

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN : KS. ĐỖ HỒNG TIẾN


KS. ĐỒNG VĂN SƠN 54
SINH VIÊN THỰC HIỆN : NHÓM I PHÒNG THIẾT KẾ PTSC M&C
TRƢỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI CTY TNHH DỊCH VỤ CƠ KHÍ
KHOA XD CT BIỂN & DẦU KHÍ HÀNG HẢI PTSC M&C
BÁO CÁO THỰC TẬP CÁN BỘ KỸ THUẬT

Dự án Sƣ Tử Đen Đông
Dự án Chim Sáo Development Dự án Cụm máy nén Rồng Đôi
Bắc

Chủ đầu tƣ : Cuu Long JOC


Loại hình dự án : EPCIC Chủ đầu tƣ : Premier Oil Vietnam Chủ đầu tƣ : Korea National Oil
Thời gian : 02/2008 - Offshore company
07/2010 Loại hình dự án : EPCIC Loại hình dự án : EPC
Tổng khối lƣợng:~ 4,000 Thời gian : 08/2008 - 10/2010 Thời gian : 07/2011 - 07/2012
MT Tổng khối lƣợng: ~ 7,500 MT Tổng khối lƣợng: ~ 500 MT

Dự án Sƣ Tử Đen Tây
Dự án Ruby B Dự án Pearl
Nam

Chủ đầu tƣ : Cuu long JOC Chủ đầu tƣ : Petronas Carigali Chủ đầu tƣ : Petronas Carigali
Loại hình dự án : EPCI Vietnam Vietnam
Thời gian : 05/2002 - Loại hình dự án : EPC Loại hình dự án : PCC
10/2003 Thời gian : 10/2004 - 09/2005 Thời gian : 01/2008 - 06/2009
Tổng khối lƣợng: ~ 2,200 Tổng khối lƣợng: ~ 1,300 MT Tổng khối lƣợng: ~ 600 MT
MT

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN : KS. ĐỖ HỒNG TIẾN


KS. ĐỒNG VĂN SƠN 55
SINH VIÊN THỰC HIỆN : NHÓM I PHÒNG THIẾT KẾ PTSC M&C
TRƢỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI CTY TNHH DỊCH VỤ CƠ KHÍ
KHOA XD CT BIỂN & DẦU KHÍ HÀNG HẢI PTSC M&C
BÁO CÁO THỰC TẬP CÁN BỘ KỸ THUẬT

Dự án Thăng Long Đông Đô Dự án Topaz Dự án Sông Đốc A

Chủ đầu tƣ : Petronas Carigali Chủ đầu tƣ : Truong Son JOC


Chủ đầu tƣ : Lam Son JOC Vietnam Loại hình dự án : PC
Loại hình dự án : EPCIC Loại hình dự án : PCC Thời gian : 06/2007 - 02/2008
Thời gian : 12/2011 - 07/2013
Thời gian : 08/2009 - 08/2010 Tổng khối lƣợng: ~ 600 MT
Tổng khối lƣợng: ~ 2,500 MT
Tổng khối lƣợng: ~ 4,000 MT

Dự án Bunga Tulip A Dự án WHP - C1/CLPP/NBR3 Dự án Rạng Đông – S1

Chủ đầu tƣ : Talisman Malaysia Chủ đầu tƣ : Japan Vietnam Chủ đầu tƣ : Japan Vietnam
Limited Pertroleum Company Pertroleum Company
Loại hình dự án : C Loại hình dự án : C Loại hình dự án : C
Thời gian : 12/2005 - 07/2006 Thời gian : 10/2004 - 05/2005 Thời gian : 02/2002 - 08/2002
Tổng khối lƣợng: ~ 900 MT Tổng khối lƣợng: ~ 1,500 MT Tổng khối lƣợng: ~ 450 MT

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN : KS. ĐỖ HỒNG TIẾN


KS. ĐỒNG VĂN SƠN 56
SINH VIÊN THỰC HIỆN : NHÓM I PHÒNG THIẾT KẾ PTSC M&C
TRƢỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI CTY TNHH DỊCH VỤ CƠ KHÍ
KHOA XD CT BIỂN & DẦU KHÍ HÀNG HẢI PTSC M&C
BÁO CÁO THỰC TẬP CÁN BỘ KỸ THUẬT

Dự án Cụm máy nén Lan


Dự án 100 Men LQ Dự án Xà lan PTSC - 01
Tây

Chủ đầu tƣ : British Petroleum Chủ đầu tƣ : Petrovietnam Chủ đầu tƣ : PTSC
Vietnam Marine Shipyard Loại hình dự án : EPC
Loại hình dự án : PC Loại hình dự án : C Thời gian : 10/2008 – 11/2009
Thời gian : 07/2006 - 08/2007 Thời gian : 10/2010 – 3/2011 Tổng khối lƣợng: 2.400 MT
Tổng khối lƣợng: ~ 2,000 MT Tổng khối lƣợng: 300 MT

Dự án tàu lai dắt 3509 Dự án LQ-CPP/99 Dự án Bunga Raya A LQ

Chủ đầu tƣ : PTSC Chủ đầu tƣ : VietsovPetro JV Chủ đầu tƣ : Talisman Malaysia
Loại hình dự án : pC Loại hình dự án : EPC Limited
Thời gian : 12/2009 - 10/2010 Thời gian : 12/1999 -12/2000 Loại hình dự án : EPC
Tổng khối lƣợng: 1.000 MT Tổng khối lƣợng: ~2.300 MT Thời gian : 03/2002 – 07/2003
Tổng khối lƣợng: ~ 1,000 MT

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN : KS. ĐỖ HỒNG TIẾN


KS. ĐỒNG VĂN SƠN 57
SINH VIÊN THỰC HIỆN : NHÓM I PHÒNG THIẾT KẾ PTSC M&C
TRƢỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI CTY TNHH DỊCH VỤ CƠ KHÍ
KHOA XD CT BIỂN & DẦU KHÍ HÀNG HẢI PTSC M&C
BÁO CÁO THỰC TẬP CÁN BỘ KỸ THUẬT

Dự án Sƣ Tử Nâu Dự án Bunga Orkid

Chủ đầu tƣ : Japan VN Petroleum Chủ đầu tƣ : Talisman Malaysia


Company Limited
Loại hình dự án : EPC Loại hình dự án : EPC
Thời gian : 07/2006 - 03/2008
Thời gian : 02/2002 – 08/2003
Tổng khối lƣợng: ~ 4,000 MT
Tổng khối lƣợng: 1,400 MT

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN : KS. ĐỖ HỒNG TIẾN


KS. ĐỒNG VĂN SƠN 58
SINH VIÊN THỰC HIỆN : NHÓM I PHÒNG THIẾT KẾ PTSC M&C

You might also like