You are on page 1of 2

PHẦN PHÂN TÍCH KẾT QUẢ THỰC TẬP BÀI VIÊM THỰC NGHIỆM

Họ và tên sinh viên: Lê Thị Hoài Phương


Lớp: XN20A
Môn : Sinh Lý Bệnh- Miễn Dịch
Thực tập ngày: 10/12/2021
1. Thí nghiệm viêm da do nhiệt
1.2. Kết quả

- Sau khi áp chai nước nóng vào bụng thỏ lần đầu tiên, ta thấy được vùng da làm thí
nghiệm nóng hơn và đỏ hơn nhiều so với vùng chứng.
- Sau khi tiêm xanh trypan 1% và áp chai nước nóng lần hai, ta thấy xuất hiện màu
xanh trypan tại ổ viêm và khi dùng tay ấn vào thì màu xanh không bị mất đi như khi
ta ấn vào tĩnh mạch ở tai thỏ sau khi tiêm. Và chúng ta dùng đầu ngón tay sờ vào ổ
viêm thì thấy vùng da gây viêm đã sưng lên, để thêm thời gian thì vùng da thí nghiệm
sẽ càng thấy rõ sự phù nề. Về nhiệt độ thì khi sờ vào vùng da lúc này sẽ thấy giảm
nhiệt hơn so với lần đầu tiên áp nước nóng.

1.2. Giải thích


1.2.1. Triệu chứng đỏ

- Do giãn mạch dẫn đến tăng lượng máu mang nhiều bạch cầu đến ổ viêm làm tăng áp
lực máu và cuối cùng dẫn đến ứ máu.

1.2.2. Triệu chứng nề

- Dưới tác dụng của các chất trung gian, giải phóng các chất trung gian hóa học như
histamine, gây giãn mạch, tăng tính thấm. Các chất dịch thoát ra ngoài, ở ngoài thành
mạch tích tụ các dịch, qua một thời gian sẽ thành hiện tượng sưng và phù nề.

1.2.3. Sự xuất hiện của xanh trypan

- Xanh trypan là thuốc chỉ thị màu. Sau khi tiêm vào tĩnh mạch tai thỏ thì dùng tay ấn
vào vùng da gây viêm, màu xanh không mất đi. Vì xanh trypan sau khi đi vào máu sẽ
bám vào albumin trong máu, nằm trong khoang gian bào. Khi viêm thì máu mang
bạch cầu đến ổ viêm nên vùng da ở bụng thỏ sẽ thấy được màu xanh của trypan.

1.2.4. Sự thay đổi của nhiệt độ ở ổ viêm

- Nhiệt độ: Áp chai nước nóng: Nhiệt độ tăng do tăng lưu lượng tuần hoàn dẫn đến tăng
chuyển hóa và sinh nhiệt. Sau 10 phút tiêm xanh Trypan, nhiệt độ tại ổ viêm đã giảm
hơn so với lần trước.
2. Thí nghiệm gây viêm trên màng treo ruột ếch
2.1. Kết quả quan sát
- Lưu lượng máu làm tổn thương động mạch, tăng số lượng tế bào máu trong một thiết
diện, tăng tốc độ dòng máu. Quan sát thấy hiện tượng sưng huyết do tăng lưu lượng
tuần hoàn.
- Ở Tĩnh mạch, tế bào máu ồ ạt rồi ngựng lại. sau đó chạy đến theo hướng ngược lại,
liên tục như vậy thành hiện tượng đong đưa
2.2. Tác nhân gây viêm trong trường hợp này là gì?

- Tác nhân cơ học :lôi ruột ra ngoài thành bụng


- Tác nhân vật lý: ánh sáng, nhiệt, môi trường ....

- 2.3. Giải Thích cơ chế gây tình trạng ứ máu tại ổ viêm

- Sau khi xảy ra tình trạng xung huyết tĩnh mạch là tình trạng ứ máu

- +Bạch cầu bám dính thành mạch -> cản trở lưu thông máu

- +Dòng máu bị cô lập và cô đặc -> xuất hiện cục máu đông

- +Huyết khối -> tắc mạch

- +Thần kinh tê liệt -> tạo ra các sản phẩm toan

- + Dich nệm chèn ép

You might also like