You are on page 1of 7

1.

Dạng bào chế


Là một dạng trình bày hoạt chất đưa vào cơ thể và đưa ra một tác động dược lý

2. Dạng thuốc
Tập hợp những dạng bào chế có tính chất chung

VD: Những thuốc có dạng lỏng (Khí dung, siro), dạng rắn (viên nang, viên nén),…

3. Tại sao dược chất hiếm khi dùng một mình?


Vì khó phân liều (hàm lượng dược chất sử dụng thường nhỏ nên khó có thể phân chia cho bệnh
nhân sử dụng) - Có thể là thuốc bột pha tiêm

Đối phó bằng cách sử dụng tá dược độn ( ller) hoặc pha loãng

Vì có màu và mùi vị đặc trưng (khó chịu)

Đối phó bằng cách bao nó lại (bột bao có kích thước hạt hoặc độ lớn nhất định) hoặc dùng chất
điều vị, giảm diện tích tiếp xúc (nuốt dễ hơn) hoặc làm cho lưỡi đơ và mất vị giác

4. Tính chất của thuốc bột cần có để đảm bảo tính tự động?
Là tính chảy (lưu tính) là tính tổng quát nhất cần phải có

Tính chảy nhanh hay chậm phụ thuộc vào ma sát (giữa các phân tử bột với nhau - ma sát nội,
giữa bột đến môi trường ngoài - ma sát ngoại)

Yếu tố ảnh hưởng đến ma sát: Khối lượng riêng, diện tích bề mặt tiếp xúc, bề mặt trơn bóng,
tỷ trọng

Sự khác nhau giữa bột và lỏng:

Bột: giữa các tiểu phân bột luôn có khoảng trống, nếu hỗn hợp nhiều bột thì lưu tính do thành
phần chiếm tỉ trọng cao quyết định

Lỏng: Không có khoảng trống

5. Xác định lưu tính

Góc nghỉ

Liên quan đến khối lượng riêng và diện tích bề mặt tiếp xúc

Tính toán góc nghỉ hầu hết là ma sát nội, vì vậy nên thường sẽ sử dụng tá dược để làm giảm ma
sát ngoại và nội

Ma sát nội: Aceril, SIO2

Ma sát ngoại: Mg Stearat, Talc

Bề mặt không nhẵn -> Năng lượng bề mặt biểu hiện qua: Ma sát, tĩnh điện, lực bám dính và lực
cố kết

Thử tĩnh điện; VD: bột Para khi ray sẽ bị tĩnh điện nên phải trộn với một loại bột khác ví dụ như
tinh bột đễ trữ tĩnh điện

Bề mặt không nhẵn -> hút ẩm tốt -> kết dính hạt tạo thành khối lớn không chảy được hoặc tạo
cầu ẩm

Tốc độ chảy - Điều chỉnh tốc độ máy quay hoặc viên nang chảy không đều thì không đồng đều
khối lượng, tốc độ chảy sẽ ảnh hưởng đến khối lượng trong từng phân liều thuốc do máy.

Thành phẩm thường là hỗn hợp bột để giúp dễ chảy nhưng nếu như bột mịn >40% thì có thể
dừng đột ngột nên phải kiểm soát sản phẩm

Chỉ số nén (chỉ số K, tỉ số Haussner)

Vo >= 2/3 V ống -> tụt xuống thành V1 -> (Vo - V1)/Vo còn tỉ số Haussner là Vo/V1

fi
Nó phản ánh khả năng chảy và sắp xếp của chất chứ không thể hiện khả năng nén của nó.

m= D/V thay V=m/D

Chọn những chất khối lượng riêng lớn thì thể tích giảm.

Ứng dụng để dùng tính thể tích khối bột chiếm chỗ, dùng trong dập viên hay tính toán chính xác,
lựa chọn nang phù hợp để đóng nang. Tính toán ra khối lượng.

V của chất lỏng thì có khả năng V1 + V2 tổng 2V nhưng nếu là chất rắn thì sẽ có khoảng hở, có
thể làm cho V lớn hơn. Muốn giảm thiểu khả năng do sai số thì phải điều chỉnh cho cỡ hạt phù
hợp để loại bỏ khả năng khoảng trống giữa các hạt.

Khả năng chịu nén, bột trộn với tá dược bóng rồi làm thành dạng viên, nếu chịu nén tốt thì thành
viên còn chịu nén không tốt thì k thể thành viên. Muốn sửa hạt thì dùng ray.

Khi làm trong quy mô phòng thí nghiệm có khả năng sẽ mắc lỗi do cối chày, không thể tránh
được việc nghiền. Nếu cần hạt lớn để chảy thì khi nghiền sẽ bể đi, khắc phục bằng cách lắc thay
vì trộn bằng cối chày.

Mỗi khoảng trống sẽ có khoảng cách tương ứng, thể tích thực là thể tích đã loại hết khoảng
trống, thể tích hạt là loại khoảng trống giữa các hạt, thể tích biểu kiến (Apparent volume).

Cơ chế trộn: đối lưu, khuếch tán và trộn trượt.

a. Thiết bị trộn không có lưỡi (cả máy đều quay)

b. Thiết bị trộn có lưỡi (chỉ có lưỡi bên trong chuyển động) - tuỳ theo tốc độ lưỡi hoặc hình
dạng lưỡi

Nếu trộn khô thì dùng thùng trộn, trộn lưỡi cũng được nhưng không hiệu quả bằng. Trộn lưỡi thì
dùng trộn ướt (nhóm thiết bị nhào trộn)

Nếu đã cho tá dược trơn bóng nhưng vẫn không chảy tốt thì làm tăng kích thước hạt hoặc khối
lượng riêng của hạt, đó được gọi là tạo hạt.

Nghiền tán, xay nghiền (lớn -> nhỏ); Tạo hạt (Nhỏ -> lớn)

Nghiền tán: Cơ chế va đập, ép, nghiền, cắt, xé.

Va đập: Chày giã xuống bể ra

Ép: Chày đụng vào vật liệu

Nghiền: Chày xoay tròn

Cắt, xé: Vật liệu dai

Máy nghiền bi - tuỳ theo tốc độ của máy mà chúng ta có cơ chế khác nhau với cơ chế va đập là
chính.

Tuỳ vào tốc độ: Nếu như tốc độ vừa chậm - nghiền. Tốc độ nhanh khiến chất ly tâm và rơi xuống
- va đập.

Máy nghiền bi theo cơ chế va đập thì chỉ nghiền ở một mức độ nhất định, muốn tăng thêm năng
suất thì phát triển nó thêm. Điều đó cũng tương tự với cối chày, mỗi loại cối sẽ có một mức độ
nghiền nhất định, phụ thuộc vào bề mặt của vật liệu sử dụng.

Trường hợp nghiền, bột tốt thì không cần tá dược dính, nếu không tốt thì phải thêm tá dược.

Bột + Tá dược + Dính

1. Tạo hạt khô


a. Compat -> Phiến

b. Compress -> Viên

c. Extaude -> Sợi

Từ viên muốn ra cốm thì vẫn nghiền.

2. Tạo hạt nóng chảy


Tá dược dính là những tá dược có khả năng nóng chảy (PD + PV) nung 70 độ C thì chảy sau đó
để nguôi thành khối rồi nghiền ra

3. Tạo hạt ướt

Còn có khác phương pháp tạo hạt khác nhưng trong công nghiệp thì chủ yếu 3 loại trên, các loại
nano thì chỉ dùng trong nghiên cứu

Dung môi thường dùng là nước


Ưu điểm: Dễ kiếm, đơn giản, rẻ tiền, ít độc tính

Nhược điểm: Tham gia các phản ứng thuỷ phân, môi trường thuận tiện cho vi sinh vật phát triển,
nhiệt độ bay hơi cao (khó sấy khô)

Vì vậy, thay bằng dung môi khác: Ethanol, isopropanol, choloform,… Nhưng khuyến cáo không
nên xài, nếu xài thì kiểm tra dư lượng còn lại sau khi xài.

Dung môi cho vào nhiều hay ít? (Nguyên tắc cho vừa đủ)

Cho nhiều thì sấy dễ xảy ra yếu tố cốm chai, rất cứng, nên cho vừa đủ.

Cho vừa đủ, muốn kiểm tra bằng cách nắm lại, thả ra thì nó vẫn giữ hình dạng, lấy ngón cái bấm
90 độ vào thì vụn ra (chưa đủ), in ngón tay (dư), bấm bể ra thành khối hạt lớn (vừa đủ). Có thể
dùng máy đo (Lực moment xoắn)

Nhiều chất lỏng, lực moment giảm, quá nhiều

Vừa phải chất lỏng, lực moment giữ nguyên

Trạng thái mao dẫn, hình thành đủ cầu nối để kết hợp các hạt lại với nhau, đảm bảo sự chắc
chắn của hạt. Tạo hạt bằng sôi.

Thổi khối hợp lơ lửng, phun tá dược dính -> hạt bột dính -> dung môi đồng thời bay hơi.

Tạo hạt để làm gì?


a. Tăng độ chảy

b. Tăng khả năng chịu nén

c. Tăng khối lượng riêng

d. Giảm sự phân li không đều

Viên nén: khi có lực tác động của máy ép, bột chảy sắp xếp lại, biến dạng và hình thành nên viên

Các hạt tiến gần lại với nhau (mức độ phân tử) -> xảy ra lực tĩnh điện (tách điện tử ra khỏi hạt
nhân, năng lượng rất lớn) hoặc hình thành lên lực Vandewal -> hạt lạnh

Các hạt tiến gần sinh nhiệt do lực ma sát -> nóng chảy -> nguột hoặc cầu nối rắn -> hạt nóng

Tăng khối lượng riêng -> thể tích giảm (dễ bảo quản, vận chuyển), giảm thể tích bề mặt (giảm hút
ẩm, bền hơn,…), nặng lên (khả năng bay bụi, ô nhiễm chéo giảm, an toàn cho người vận hành)

Cốm hạt và bột phân ly. VD: bột có 6 hạt thì 6 hạt đi 6 hướng, nếu hạt thì 2 hạt dính vào nhau
thành 3 hạt lớn, giảm phân li không đều. Phải ray sàng, xát hạt

Xác định kích thước bột hạt bằng rây: MESH - số lỗ mắc rây trên một đơn vị chiều dài inch

Cơ chế rây sàn:


a. Rây đứng yên: để rây đứng yên dùng chổi quét

b. Rây chuyển động: lắc rây

3 loại rây quy định (micromet, số, đơn vị MESH)

Khác nhau ở khối lượng riêng -> trộn cất màu, trộn chênh lệch thể tích, trộn đồng lượng

Đồng lượng thường thì tính theo thể tích chứ không phải tính theo số lượng, nghĩa là cùng một
lượng thể tích.

Không thể cho đầy, cho khoảng 1/3 hoặc 60-65% chứ không cho đầy -> máy không thể trộn
được.

Nước trong vật liệu được phân ra thành:


a. Nước vật lý: Nước thông thường

b. Nước hoá lý: Hiện tượng hấp phụ nước

c. Nước hoá học: Muối ngậm nước theo liên kết cho nhận (Sp3d2 -> 6 điểm)

Các cách loại nước (Làm khô vật liệu):


a. Kiểu hoá học (Adic sulfuric đậm đặc, P2O5, Vôi bột - phù hợp lượng nước nhỏ 50%<)

b. Vật lý (Hấp phụ - phù hợp lượng nhỏ, Sấy - nên sử dụng khi còn lại cắn sau khi cô, Ép - cho
đến khi hết dịch, Cô cạn, cô áp suất giảm hoặc là cô quay - tăng bề mặt thoáng để nước
phải bay hơi, sản phẩm đặc thì phải ép, lỏng quá thì cô, Ly tâm - lấy tủa thì đũa khuấy hoặc
rotor góc và rotor văng còn ly tâm lấy dịch thì bỏ vào máy, ly tâm làm nước bắn ra thu dịch)

Thiết bị A quay 5000 lần, thiết bị B quay 7000 lần, máy nào mạnh hơn? - Phụ thuộc vào bán kính
của máy ly tâm, số vòng quay, bao nhiêu lần gia tốc trọng trường.

Nhiệt lượng và nhiệt độ là khác nhau (Wow học quá trời mới để ý)

Nhiệt lượng được hiểu là phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất đi trong quá trình truyền
nhiệt, phụ thuộc vào 3 yếu tố:

a. Khối lượng của vật

b. Sự tăng lên của nhiệt độ

c. Chất cấu tạo nên vật

Quy luật truyền nhiệt: Nhiệt lượng truyền từ cao sang thấp đến khi đạt cân bằng trong một môi
trường thích hợp

Cách thức hoặc phương thức truyền nhiệt:


a. Dẫn truyền: Nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này
sang vật khác bằng hình thức dẫn nhiệt (Cô, nung,..)

b. Đối lưu: Sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng và chất khí, đó là hình thức truyền nhiệt chủ
yếu của chất lỏng và chất khí (Phương pháp Sấy tầm sôi)

c. Bức xạ: Sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng (Phương pháp sấy bằng sóng điện từ,
bức xạ nhiệt, đèn halogen, hồng ngoại)

Phân loại theo 3 cách truyền nhiệt hoặc trạng thái của vật liệu sấy:

a. Tĩnh

b. Tịnh tiến

c. Xáo động

Halogen không tốt bằng tia hồng ngoại, chiếu tia thì hơi nước bay hơi lên, đặt trên cái cân, hàm
lượng giảm, khối lượng trước sau khi cân (Cơ chế cân sấy ẩm hồng ngoại) - ứng dụng tính độ
ẩm dược liệu

Sấy tiếp xúc (đốt nóng, đun trực tiếp) - Chất lỏng khô, sền sệt nhưng có hạn chế, mặt dưới tiếp
xúc nhiều hơn nên dễ bị cháy nếu không đảo đều. Vật liệu tĩnh thì sẽ có hạn chế, bám vào trục
quay, có trục quay tròn, chế vật liệu sệt lên thì tiếp xúc với hơi nước trực tiếp bay đi, khô lại (Sấy
trực tiếp dù có biến đổi hình dạng)

Cao thì đưa về áp suất giảm, đảm bảo độ kín, dễ tiệt trùng (Bao bì thuốc tiêm, nhiệt tố,..) Không
khí nóng 300 độ C vẫn tiệt trùng được.

(Khay + Lọc + Không khí sạch) -> không khí nóng -> được sấy -> khối bột tách hơi ẩm

Nếu bột đặc quá sẽ không len hết, khí đi ra thì cho trở lại để giảm năng lượng, không kín, dùng
sấy dung môi hữu cơ sẽ gây cháy nổ, dù nhanh nhưng cũng dễ làm cốm chai lại

Cải tiến bằng cách sấy tầng sôi:

Nguyên tắc hoạt động: Thổi tung nguyên liệu bằng khí nóng trong bồn có sự chênh áp. Máy
giúp đảm bảo độ đồng đều về độ ẩm của nguyên liệu, giảm thiểu thời gian sấy

Sấy phân tán hoặc sấy phun

Nguyên lý:
- Chất rắn thường được thu nhận trong một ống có dạng hình trụ hoặc nơi có dạng hình xoáy
(ly tâm)

- Dòng chất lỏng đầu vào được phun qua vòi phun thành dòng hơi nóng và hóa hơi tại đây

- Chất rắn được hình thành khi chất lỏng rời khỏi các giọt

- Đầu phun thường được sử dụng để tạo thành các giọt nhỏ nhất có thể, tối đa hóa sự truyền
nhiệt và tốc độ hóa hơi nước

- Kích thước hạt có thể trong phạm vi từ 20 đến 180um tùy thuộc vào đầu phun

- Có 02 kiểu đầu phun chính: đầu phun áp xuất cao đơn cho chất lỏng đơn (50 đến 300 bars) và
đầu phun chất lỏng kép (hai đầu phun): một đầu phun chất lỏng để làm khô và đầu phun thứ 2 là
khí nén (áp suất khí khoảng 1 đến 2 bars)

- Máy sấy phun có thể làm khô sản phẩm rất nhanh so với các máy khác. Chúng cũng biến một
dung môi (hoặc dạng bùn) thành bột khô chỉ trong một bước, giúp đơn giản hóa quy trình và cài
thiện biên lợi nhuận

- Trong sản xuất dược phẩm, sấy phun được sử dụng để sản xuất các chất rắn vô định hình
bằng cách phân tán đồng nhất các thành phần Dược phầm hoạt tính thành một nền polymer.
Trạng thái này sẽ đưa các hợp chất hoạt động (thuốc) ở trạng thái năng lượng cao hơn, từ đó
tạo điều kiện cho gia vị thuốc khuếch tán trong cơ thể bệnh nhân

https://maykhoahoc.com/may-say-phun-nguyen-ly-ung-dung.html

* Đối tượng sấy cũng rất quan trọng


Tạo ra bột hạt thì phải dùng rây, có một thông số phải kiểm soát (Dãi phân bố cỡ hạt)

Hạt nhỏ: Khả năng phân li, chảy kém, chịu nén kém

Hạt lớn: Khối lượng không đồng đều (Do lỗ trống giữa các hạt)

Số liệu: Độ ẩm tới hạn nhất định (phải đạt được)

You might also like